Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Pháp luật về đánh giá tác động môi trường thực tiễn từ các nhà máy nhiệt điện vĩnh tân tại tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH TỒN

PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN TỪ CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Bình Thuận – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH TỒN

PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN TỪ CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Hướng dao tạo: Ứng dụng
Mã số: 83800107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ ANH

Bình Thuận – Năm 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn trên là q trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Tồn
bộ các dữ liệu, số liệu sơ cấp và thứ cấp được đề cập trong nội dung luận văn do
chính tơi tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu và rút ra và liên hệ với tình hình thực tế
của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại Bình Thuận.
Bình Thuận, ngày 02 tháng 4 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Minh Toàn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TĨM TẮT – ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ........................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................ 3
4. Câu hỏi nghiên cứu. .............................................................................................. 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ........................................................... 5
8. Kết cấu của luận văn. ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI

VỚI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................... 7
1.1. Một sốnội dung cơ bản của pháp luật về đánh giá tác động môi trường ...... 7
1.1.1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường. .....................................................8
1.1.2. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường..................................................13
1.1.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về báo cáo đánh giá tác động mơi
trường. ....................................................................................................................15
1.1.4. Qui trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. ..................................25
1.2. Khái quát về đánh giá tác động môi trường đối với nhà máy nhiệt điện. .. 46
1.2.1. Nhà máy nhiệt điện là đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường. ....................................................................................................................46


1.2.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường của các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam. ................................................48
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ... 51
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN - TỈNH
BÌNH THUẬN ......................................................................................................... 51

2.1. Khái quát về các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại tỉnh Bình ThuậnError! Bookmark no
2.2.Thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các nhà máy nhiệt
điện Vĩnh Tân. ......................................................................................................... 51
2.2.1. Trình tự lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các nhà máy nhiệt
điện tại tỉnh Bình Thuận. .......................................................................................51
2.2.2. Tình hình thực hiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà
máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã được phê duyệt. ........................................................56
2.3. Những hạn chế về đánh giá tác động tại các nhà máy nhiệt điện. ............... 59
2.3.1. Những hạn chế của pháp luật trong lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường. ....................................................................................................................59

2.3.2. Những hạn chế từ phía các cơ quan quản lý nhà nước trong lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường và giai đoạn quản lý sau khi lập báo cáo đánh giá
tác động mơi trường. ..............................................................................................62
2.3.3. Những hạn chế trong q trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt. .....................................................................................63
2.4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về báo cáo đánh giá tác động môi
trường. ...................................................................................................................... 64
2.4.1. Các giải pháp hoàn thiện các quy định chung về đánh giá tác động mơi
trường. ....................................................................................................................64
2.4.2. Các giải pháp hồn thiện các quy định về lập và thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường. ..............................................................................................66
2.4.2.1. Công tác lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy
định hiện hành. ...................................................................................................66


2.4.2.2. Một số giải pháp để hồn thiện cơng tác lập, thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường. ....................................................................................67
2.4.2.3. Hồn thiện quy trình thẩm định.............................................................70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CRT


: Chất thải rắn

DA

: Dự án

ĐDSH

: Đa dang sinh học

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

HĐNĐ

: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MT

: Môi trường

PL

: Pháp luật


PLMT

: Pháp luật môi trường

QĐPL

: Quy định pháp luật

QLNN

: Quản lý nhà nước

QPPL

: Quy phạm pháp luật

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

UBMTTQ

: Ủy ban Mặt trận tổ quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân



TĨM TẮT
Đánh giá tác động mơi trường là cơng cụ để thực hiện bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Đánh giá tác động môi trường nhằm xác định, dự báo, ngăn
ngừa những ảnh hưởng tiềm năng đến môi trường, xã hội và sức khoẻ con người, và
cũng là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện giải pháp phòng ngừa; đảm
bảo gắn sự phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực
tiễn cho thấy, việc áp dụng pháp luật còn nhiều vướng mắc, hạn chế; hiện tượng vi
phạm pháp luật vẫn diễn ra phổ biến với tính chất và mức độ khác nhau. Bằng
phương pháp nghiên cứu luật học, phương pháp nghiên cứu phân tích tác giả đã nêu
lên được các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam.
Tại các nhà máy nhiệt điện điện Vĩnh Tân thuộc tỉnh Bình Thuận, tác giả nhận thấy
vẫn cịn nhiều bất cập trong q trình thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi
trường. Qua đó, tác giả đã nêu lên một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về đánh giá tác động mơi
trường.
Từ khóa: Tác động mơi trường, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, tỉn Bình
Thuận


ABSTRACT

Environmental Impact Assessment is a tool used to realize the environmental
protection and sustainable development. Environmental Impact Assessment aims to
identify, predict and prevent potential impacts on the environment, society and
human health. It is also one of the most effective tools for implementing a
preventive measure; ensuring to association of socio-economic development with
the environmental protection. However, the practice show that the application EIA
provisions still have many problems and limitations. Violation is still popular
various kinds and degrees. By using the method of jurisprudence research, the
method of analytical research method, I have presented the provisions of the law on

Environmental Impact Assessment in Vietnam. At the Thermal Power Plants in
Vinh Tan Commune, Tuy Phong Dist., Binh Thuan Province (Vinh Tan Power
Station), the author realized that there have been still many shortcomings in the
process of implementing laws on Environmental Impact Assessment. Thereby, the
author gave some recommendations and solutions to improve the law and improve
the effectiveness of the implementation of the law on Environmental Impact
Assessment.
Keywords: Environmental impact, Vinh Tan thermal power plant, Binh
Thuan province.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một khái niệm pháp lý còn tương
đối mới so với các khái niệm pháp lý khác ở nước ta. Tuy nhiên so với nhiều nước
trên thế giới thì khái niệm này khơng mới, nó là một trong những cơ sở để các nước
quản lý hoạt động kiểm sốt mơi trường hữu hiệu. Cùng với q trình đổi mới, nền
kinh tế nước ta đã có những bước phát triển lớn, bên cạnh những thành tựu về khoa
học cơng nghệ, sản xuất cơng nghiệp thì tốc độ đơ thị hóa, xây dựng hạ tầng cũng
phát triển mạnh mẽ. Đi kèm với sự phát triển đó cũng khơng thể tránh khỏi các tác
động xấu đến môi trường. Hậu quả là tình trạng ơ nhiễm và suy thối nguồn nước, ơ
nhiễm đất, ơ nhiễm khơng khí cũng đã liên tục xảy ra, nhiều nơi bị ô nhiễm nặng tập
trung ở các đô thị, làng nghề, khu công nghiệp. Điển hình như các trường hợp đã bị
phát hiện, xử lý trong thời gian qua liên quan đến xả nước thải gây ô nhiễm như
trường hợp Công ty Vedan ở Vũng Tàu, Công ty Tung Kuang ở Hải Dương, Khu
công nghiệp Biên Hịa 1 ở Đồng Nai; xả thải bụi, khí thải gây ô nhiễm tại nhà máy
thép Dona Ý, Dona Úc tại Đà Nẵng; Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân tại Bình Thuận
và đặc biệt là vụ việc xả thải của Công ty Fomosa Hưng Thịnh tại Hà Tĩnh đã gây ra

thảm họa môi trường cho nhiều tỉnh miền Trung,… Qua các vụ việc liên quan đến
môi trường, chúng ta nhận thấy hậu quả để lại là rất lớn về sức khỏe con người,
thiệt hại kinh tế, môi trường đầu tư, niềm tin người dân… Bên cạnh việc lên án, xử
lý các hành động sai trái của chủ đầu tư các dự án thì dư luận thời gian qua ln đặt
câu hỏi về trách nhiệm của công tác quản lý trong đó có cơng tác quy hoạch dự án,
đánh giá tác động môi trường,…
Ở Việt Nam, ĐTM lần đầu tiên được quy định trong Luật bảo vệ môi trường
năm 1993 và tiếp tục được quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005, 2014.
ĐTM được xem là một khâu trong hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm, thực hiện ngun
tắc phòng ngừa trong các nguyên tắc của Luật bảo vệ môi trường. Các quy định của
pháp luật Việt Nam về ĐTM còn bộc lộ nhiều điểm yếu, hạn chế cần khắc phục, thể
hiện qua các nội dung quy định của pháp luật cịn có nhiều kẻ hở, nhiều vấn đề quy


2

định chưa hợp lý, tính cơ động khơng cao, sự tuân thủ các quy định của pháp luật
chưa tốt, chất lượng báo cáo ĐTM chưa cao, năng lực thẩm định ĐTM còn hạn chế,
hoạt động sau thẩm định còn yếu, sự tham gia của cộng đồng trong q trình ĐTM
cịn hình thức, một số nội dung ĐTM chưa được thực hiện…Để khắc phục được
những tồn tại nói trên đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTM ở Việt
Nam trong thời gian tới, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 đã được thơng qua.
Do đó, để hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật về đánh giá tác động mơi
trường cũng như tình hình thực tế áp dụng tại các nhà máy Nhiệt điện trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về
đánh giá tác động môi trường, thực tiễn từ các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân
tại tỉnh Bình Thuận” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Tính đến thời điểm này đã có nhiều đề tài nghiên cứu về ĐTM ở nhiều góc
độ khác nhau. Hiện nay, các tài liệu về ĐTM đang lưu hành ở nước ta chủ yếu là

các tài liệu dịch do Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc cung cấp cho Tổng
Cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT. Nghiên cứu đầu tiên về ĐTM ở Việt Nam là
quyển “Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận” (Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 1994); Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường ở Việt
Nam”, và quyển “Đánh giá tác động môi trường” của trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội vào đầu năm 1999; “Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác
động môi trường chung các dự án phát triển” đầu năm 2000; Bài viết “Nâng cao
hiệu quả cơng tác phịng, chống tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường” của Trung tướng Phạm Quý Ngọ đăng trên Tạp chí CAND số 8/2009;
“Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường của nước ta và một số giải pháp phòng
ngừa” của Tiến sĩ Trần Minh Hường đăng trên Tạp chí CAND số 6/2009; “Thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ mơi trường – Những khó khăn, bất
cập và đề xuất giải pháp” của Thạc sỹ Hồng Văn Vy, Phó chánh thanh tra Tổng
cục mơi trường, Bộ Tài ngun và Mơi Trường…Bên cạnh đó, có những cơng trình
nghiên cứu đã được các tổ chức thực hiện như Báo cáo đánh giá tác động môi


3

trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 của Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Báo cáo
đánh giá tác động môi trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 của Ban Quản lý dự
án nhiệt điện Vĩnh Tân. Các báo cáo này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
thẩm định, phê duyệt và chủ dự án cũng đã tiến hành triển khai…Tuy nhiên các bài
viết trên chỉ mới dừng lại ở những vấn đề mang tính khái qt chung về vấn đề mơi
trường hoặc tình hình nổi lên tại từng địa phương, từng dự án, chưa có tính hệ
thống, chưa khái qt thành lý luận dưới góc độ của một đề tài khoa học.
Như vậy, có thể thấy chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một
cách chuyên biệt, đầy đủ về “Pháp luật về đánh giá tác động môi trườngthực
tiễn từ các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân tại tỉnh Bình Thuận” nên việc nghiên

cứu đề tài này vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những biểu hiện đặc trưng mang tính pháp
lý của đánh giá tác động mơi trường để phân tích và đề xuất những kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định pháp luật về ĐTM ở
Việt Nam trên cơ sở phân tích quá trình hình thành và phát triển của khái niệm
ĐTM;
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam về ĐTM, kết hợp với
thực tiễn thực hiện tại các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân ở tỉnh Bình Thuận; từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
Trên cơ sở nền tảng nghiên cứu lý luận và thực tiễn các quy định pháp luật
về ĐTM của Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại
Bình Thuận, luận văn được thực hiện để trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1. Tại sao pháp luật quy định về báo cáo đánh giá tác động môi
trường?


4

Câu hỏi 2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ mơi trường có
liên quan đến hoạt động thu gom, xử lý tro, xỉ thảicủa các nhà máy nhiệt điện Vĩnh
Tân tại tỉnh Bình Thuận và được thể hiện như thế nào trong các báo cáo ĐTM của
các nhà máy đó?
Câu hỏi 3. Thực tiễn thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các
nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở tỉnh Bình Thuận như thế nào?
Câu hỏi 4. Có những bất cập gì trong việc áp dụng các quy định về báo cáo
ĐTM tại các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở tỉnh Bình Thuận và sẽ có những dự

báo, kiến nghị gì để thực hiện tốt hơn pháp luật về ĐTM?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu luận văn là pháp luật về đánh giá tác động môi trường
và thực tiễn áp dụng tại các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về pháp luật đánh giá tác động môi trường
và thực tiễn từ các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại tỉnh Bình Thuận. Từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hồn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về ĐTM tại các
nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở tỉnh Bình Thuận.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về ĐTM tại các
nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở tỉnh Bình Thuận từ năm 2014 đến 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, học viên sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phân tích luật viết: được sử dụng chủ yếu trong Chương I, II
để làm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến ĐTM nói chung và thực tiễn áp
dụng tại các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận nói riêng.
- Phương pháp phân tích tình huống pháp lý: Được sử dụng chủ yếu trong
Chương II để đánh giá việc thực hiện pháp luật về ĐTM trong hoạt động thu gom,


5

xử lý chất thải của các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại Bình Thuận trong thời gian
qua như thế nào? Tại sao lại dẫn đến tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường
- Phương pháp thống kê và phân tích số liệu: Được sử dụng trong Chương II
để đánh giá kết quả thực hiện pháp luật ĐTM của các nhà máy từ khi đi vào hoạt
động sản xuất đến nay.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Được sử dụng chủ yếu trong Chương II để
đánh giá hiệu quả quản lý chất thải của các nhà máy và đề ra giải pháp nhằm giúp
các nhà máy thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật môi trường.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Xác định được tính cấp thiết của đề tài, tác giả sẽ cố gắng đến mức cao nhất
trong việc nghiên cứu đề tài này với cách tiếp cận từ tổng quan đến cụ thể để đạt kết
quả tốt. Luận văn này sẽ trình bày một cách tương đối có hệ thống những vấn đề về
sự ra đời và phát triển của khái niệm ĐTM, của các quy định phát luật về ĐTM
nhằm giúp cho việc tiếp cận và vận dụng các quy định của pháp luật về ĐTM một
cách khoa học.
Ngoài ra, việc áp dụng các quy định của pháp luật về ĐTM vào thực tiễn thời
gian qua tại Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, mang tính hình thức...Nên tác giả
sẽ tập trung vào phân tích những hạn chế này nhìn từ việc áp dụng vào hoạt động
của các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân ở tỉnh Bình Thuận, từ đó sẽ đưa ra một số
kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục được vấn đề này.
Với kết quả nghiên cứu, tác giả hy vọng luận văn có giá trị tham khảo nhất
định trước hết đối với những người quan tâm về vấn đề mơi trường; là nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích trong việc giảng dạy và học tập môn học Luật Môi trường
cũng như khả năng ứng dụng của luận văn vào thực tiễn và hoạt động quản lý nhà
nước về BVMT.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được trình bày trong 2 Chương, bao gồm:


6

Chương 1: Khái quát về đánh giá tác động môi trường đối với nhà máy nhiệt
điện
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện các

quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các nhà máy nhiệt điện Vĩnh
Tân - tỉnh Bình Thuận


7

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1.1. Một số vấn đề cơ bản về đánh giá tác động môi trường.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các nước Phương Tây bắt tay vào
công cuộc xây dựng kinh tế. Song hành cùng việc phát triển kinh tế là hậu quả từ
việc ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. BVMT cũng mới chỉ được nhắc
đến và đặt ra kể từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Ở thời
điểm này, vấn đề MT sống của con người trở thành một vấn đề chính trị có tầm
quan trọng trong xã hội, địi hỏi các Nhà nước phải có đường lối để định rằng tất cả
những kiến nghị quan trọng ở cấp Liên Bang về luật pháp, các DA và các quy định
hoạt động kinh tế, kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được Nhà nước chấp thuận phải
kèm theo một báo cáo tường tận về tác động đến MT. Bản hướng dẫn kèm theo luật
trình bày một cách chi tiết mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thực hiện báo cáo
ĐTM. Tiếp theo Hoa Kỳ, nhiều nước như Nhật Bản (1972), Canada, Australia
(1974), CHLB Đức (1975), Anh (1988) đã lần lượt ban hành những đạo luật hoặc
quy định ở mức độ chặt chẽ khác nhau về ĐTM1.
Trong những năm 1970-1980, một số nước đang phát triển đã ban hành
những quy định về ĐTM. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các nước như
Philippines (1977), Hàn Quốc (1981), Indonesia (1982), Thái Lan (1984),... đều đã
có những quy định chính thức hoặc tạm thời về ĐTM và đã thực sự tiến hành nhiều
báo cáo ĐTM cho các hoạt động phát triển của mình. 2
Có thể thấy từ khi ĐTM mới bắt đầu được thừa nhận và hình thành, đã có

nhiều quốc gia xem xét, áp dụng. Tuy nhiên, yêu cầu đối với ĐTM, thủ tục thực
hiện có sự khác biệt ở tầng quốc gia và thường thể hiện ở những nội dung sau: đối

Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ. 2009. ĐTM. Hà Nội : Nhà xuất bản Hà Nội, 2009. 10.

Tiểu luận pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Của sinh viên Nguyễn Khánh Linh
2


8

tượng phải thực hiện ĐTM; vai trò của cộng đồng trong ĐTM; thủ tục hành chính;
các đặc trưng lược duyệt.
Năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đầu tiên của Việt Nam được thông qua
và đề cập đến đánh giá tác động mơi trường, tuy cịn sơ khai. Sau đó, nội dung về
đánh giá tác động môi trường tiếp tục được quy định trong Luật bảo vệ môi trường
năm 2005 và Luật bảo vệ môi trường năm 2014. 3 Để hướng dẫn chi tiết việc lập
ĐTM, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm
2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi trường, có hiệu lực từ ngày
01 tháng 4 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 136/2018/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài ngun và mơi
trường, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2018 và Nghị định số 40/2019/NĐCP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ mơi trường, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
1.1.1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) là
một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi và có thể được xem xét dưới nhiều góc độ
khác nhau. Xét dưới góc độ quản lý, nó được coi là một biện pháp quản lý nhà nước

(QLNN) về mơi trường (MT), xét dưới góc độ khoa học, nó là những nghiên cứu về
mối liên hệ, những tác động biện chứng giữa các hoạt động phát triển và các khía
cạnh MT. Với tư cách là một khái niệm pháp lý, đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) là hệ thống các quan hệ pháp luật (PL) hình thành giữa cơ quan QLNN với

Đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, được thơng qua ngày 17/11/2020, và sẽ có hiệu lực từ
01/01/2022, vấn đề đánh giá tác động môi trường lại tiếp tục được ghi nhận và chỉnh sửa cho phù hợp hơn
3

với thực tiễn. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ sử dụng Luật bảo vệ môi trường
năm 2020 để so sánh, đối chiếu mà khơng phân tích sâu.


9

các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển trong việc khảo sát và đánh
giá các tác động của các hoạt động phát triển đó đối với các yếu tố MT4.
ĐTM thực ra là một công việc mới, nhưng đã thu được những kết quả to lớn.
Nhiều người trong chúng ta tưởng đã hiểu rõ bản chất của cơng việc này, song có lẽ
mỗi người chỉ nắm bắt được một vài khía cạnh cơ bản của ĐTM. Một số điểm có
thể thống nhất được về cơng việc này đó là:5
“- ĐTM là q trình xác định khả năng ảnh hưởng đến MT xã hội và cụ thể
là đến sức khoẻ của con người. Từ đó đánh giá tác động đến các thành phần MT vật
lý, sinh học, kinh tế - xã hội nhằm giúp cho việc đưa ra quyết định một cách hợp lý
và logic.
- ĐTM còn cố gắng đưa ra biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động có
hại, kể cả việc áp dụng các biện pháp thay thế.”
Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ, bao quát về ĐTM. Có thể
nêu ra một số định nghĩa để chứng tỏ tính đa dạng của thuật ngữ này.
- ĐTM là một đánh giá cho tất cả những ảnh hưởng MT cũng như những ảnh

hưởng xã hội liên quan, có thể phát sinh từ một dự án (DA)6.
Định nghĩa này cho thấy ĐTM không chỉ xem xét những ảnh hưởng về mặt
MT tự nhiên (đất, nước, khơng khí,…) mà nó cịn xem xét những tác động đến mặt
xã hội (kinh tế, văn hoá, giáo dục,…). Như vậy, phạm vi yêu cầu ĐTM phải làm là
rất rộng, điều này là cần thiết nhưng nó rất phức tạp, khơng dễ thực hiện. Trong khi
đó, đối tượng có thể gây ra những ảnh hưởng cần xem xét, đánh giá thì định nghĩa
chỉ nêu một cách chung chung “một dự án” như vậy là quá hẹp. Định nghĩa lại
không đề cập đến các đối tượng có thể gây ra tác động lớn hơn, như một kế hoạch,
quy hoạch, một chương trình phát triển,…

4

Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật MT, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, trang 103.

Vũ Thị Duyên Thủy (2003), “Bàn về hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường”,
Tạp chí Luật học
5

6

United Nations development Programme, Incorporating Environmental Considerations (Chapter
3: Environmental Impact Assessment in Viet Nam). />

10

- ĐTM là một sự kiểm tra có hệ thống những hậu quả về MT của các DA,
các chính sách, các kế hoạch và chương trình7. So với định nghĩa trên, định nghĩa
vừa nêu thu hẹp phạm vi và mở rộng đối tượng cần xem xét. Nó đặt ra yêu cầu là
việc đánh giá các hậu quả về MT phải có tính hệ thống, tức là các yếu tố bị ảnh
hưởng phải được xem xét trong một thể thống nhất, từng loại tác động cần phải

được cân nhắc về mức độ, tầm quan trọng, các khía cạnh khơng gian, thời gian và
cả mối tương tác qua lại giữa chúng đối với MT. Tuy nhiên, định nghĩa chỉ xem
ĐTM như là một “sự kiểm tra” nên cũng không thể hiện đúng bản chất, vai trị của
ĐTM đó là xem xét, phân tích, đánh giá các tác động để dự báo các hậu quả về MT
có thể xảy ra nhằm hạn chế, ngăn ngừa chúng.
- ĐTM là một quy trình để xác định, dự báo và mô tả cái lợi và những hậu
quả của một sự phát triển được dự kiến bằng những thuật ngữ thích hợp. Để trở nên
có ích, việc đánh giá cần phải được truyền đạt bằng những thuật ngữ mà cộng đồng
và những người làm quyết định có thể hiểu được. Những cái lợi và hậu quả phải
được xác định trên cơ sở những tiêu chuẩn thích hợp với quốc gia có DA8.
Khác với hai quan điểm trên, định nghĩa này đã thể hiện được vai trò của
ĐTM cũng như những yêu cầu khi thực hiện ĐTM. Nó không phải là một công việc
độc lập mà là cả một quy trình với nhiều giai đoạn, nhiều bước thực hiện; mỗi giai
đoạn, mỗi bước lại được tiến hành khác nhau. Hơn nữa, quy trình này khơng những
dự báo hậu quả của tác động mà còn xác định cái lợi của các tác động đó nhằm cân
nhắc về mọi mặt để có quyết định hợp lý hơn. Đồng thời, quy trình này cịn phải
phù hợp với điều kiện của từng quốc gia và đảm bảo cho sự tham gia của cộng
đồng. Nhưng hạn chế của định nghĩa là không nêu rõ sẽ dự báo, đánh giá những mặt
lợi, hại trong lĩnh vực nào (mà ở đây cần quy định là những ảnh hưởng về MT). Đó
là chưa nói đến việc định nghĩa quá dài, khó nhớ.

John Glasson, Riki Therivel, Andrew Chadwick (2004), Giới thiệu về đánh giá tác động môi
trường, Tài liệu Hội thảo.
7

Lê Thị Thu Hường (2001), PL Việt Nam về đánh giá tác động môi trường, Luận văn cử nhân luật,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 10.
8



11

- Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 1993 (Điều 2) đã đưa ra định nghĩa về
ĐTM như sau: “ĐTM là q trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến MT
của các DA, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), của các cơ sở sản xuất
kinh doanh, cơng trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, xã hội, văn hố, an ninh,
quốc phịng và các cơng trình khác, đề xuất các biện pháp thích hợp để BVMT”.
Theo định nghĩa này thì ĐTM được thực hiện thơng qua việc phân tích, đánh
giá các tác động có ảnh hưởng đến MT nhằm mục đích dự báo những hậu quả có
thể xảy ra cho MT. So với các định nghĩa khác thì xét về bản chất, định nghĩa này
đã cân nhắc đến những đặc tính pháp lý cơ bản của những khái niệm tương ứng trên
thế giới.
Tuy nhiên, định nghĩa này còn tương đối dài; cách hiểu về yếu tố tác động
chưa phù hợp. Theo định nghĩa này, ta thấy có 2 loại đối tượng phải thực hiện việc
ĐTM, đó là các DA và các cơ sở đang hoạt động. Đến nay, vẫn cịn có ý kiến cho
rằng Luật BVMT 1993 đã hiểu sai về thuật ngữ này với lý giải rằng PL các nước chỉ
quy định ĐTM đối với các DA mà không quy định ĐTM đối với các cơ sở đang
hoạt động. Ý kiến ngược lại được số đông chấp nhận cho rằng cách hiểu trong Luật
BVMT 1993 là hồn tồn chính xác và lý giải rằng các nội dung quan trọng nhất
của công việc ĐTM là xác định ảnh hưởng lên MT của các yếu tố tác động nhằm
tìm ra giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. Vấn đề khác nhau chỉ là ở chỗ các
nước coi yếu tố “tác động” nói trên chỉ là các DA sắp xảy ra, sắp được thực hiện
còn Luật BVMT 1993 ngồi các DA cịn có “yếu tố tác động” là cả các cơ sở hiện
đang hoạt động.
Cách hiểu như thế này hồn tồn trái với mục đích của hoạt động ĐTM là
ngăn ngừa, dự báo; tức là yếu tố tác động ở đây “sẽ xảy ra” và có nguy cơ tác động.
Do đó, định nghĩa trong Luật BVMT 1993 xem các cơ sở đang hoạt động cũng là
đối tượng phải ĐTM thực ra chỉ là cách để giải quyết những tồn đọng trong thực tế
áp dụng PL mà thôi. Quy định này là cách áp dụng cho phù hợp với thực tiễn của
Việt Nam vào thời điểm có nhiều cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng khi cịn là DA

chưa được ĐTM. Vì thế, cần phải xác định đúng bản chất của hoạt động ĐTM.


12

Khắc phục được hạn chế về mặt định nghĩa của Luật BVMT 1993 thì Luật
BVMT 2005 (Điều 3) và Luật BVMT 2014 (Điều 3) đã đưa ra định nghĩa về ĐTM
như sau: “ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của DA đầu tư cụ
thể để đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai DA đó”.
Từ sự phân tích trên, cần xác định các đặc điểm khi phân tích khái niệm
ĐTM như sau:
- ĐTM là một quá trình và là một khâu trong hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm
MT
Nói đến kiểm sốt ơ nhiễm MT là nói đến “q trình phân tích, dự báo, kiểm
tra, xử lý nhằm ngăn chặn việc gây ô nhiễm MT từ các nguồn gây ơ nhiễm”. Q
trình này bao gồm nhiều hoạt động từ phân tích, dự báo, đánh giá hiện trạng MT, dự
báo ô nhiễm MT trong tương lai đến hoạt động kiểm tra để chúng ta xử lý các chất
thải, xử lý các hành vi vi phạm PL trong việc kiểm sốt ơ nhiễm MT; nhằm mục
đích chung là ngăn chặn việc gây ô nhiễm MT từ các nguồn gây ô nhiễm. Và MT ở
đây chỉ nên hiểu bao gồm yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo như đã đề cập ở trên.
- Quá trình ĐTM phải gắn liền với việc dự liệu, phịng ngừa
Vì mục đích của ĐTM bao giờ cũng là lường trước những rủi ro mà yếu tố
tác động có thể gây ra cho MT. Điều này xuất phát từ hậu quả lâu dài và ảnh hưởng
sâu rộng của chất lượng MT đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người nếu cơng tác
ĐTM không được dự liệu trước hoặc dự liệu không đầy đủ. Ngược lại, mỗi bước,
mỗi khâu trong toàn bộ quá trình ĐTM được gắn liền với việc dự liệu, phịng ngừa
thì việc khắc phục những hậu quả (nếu có) từ sự tác động này sẽ phát huy hiệu quả
rất nhiều. Vì thế, các nhà nghiên cứu MT cho rằng “cách tiếp cận theo phương
châm phòng ngừa đang được ưu tiên và trở thành cách tiếp cận chủ yếu ở hầu hết
các nước phát triển”9.

- ĐTM phải đi đôi với việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động

Vũ Thu Hạnh (2004), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT
tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, trang 39.
9


13

Từ chỗ dự liệu được những tác động thì phải có biện pháp giảm thiểu tác
động. Mục đích của cơng việc này là tìm kiếm những phương thức tiến hành tốt
nhất, nhằm loại bỏ hoặc tối thiểu hoá các tác động có hại và phát huy sử dụng tối đa
những tác động có lợi đồng thời đảm bảo cho cộng đồng (hoặc cá thể) khơng phải
chịu chi phí vượt q lợi ích, lợi nhuận do DA mang lại hoặc họ nhận được.
Để đạt được mục đích này, các biện pháp giảm thiểu tác động phải được thực
hiện đúng thời điểm và cách thức như được nêu trong báo cáo ĐTM.
Như vậy, chúng ta có thể“ĐTM là việc phân tích, dự báo, nhận diện, lượng
hóa các tác động đến MT của DA đầu tư phát triển, đề ra các biện pháp kiểm soát,
giảm thiểu các tác động xấu đến chất lượng MT sống, cảnh quan thiên nhiên, các
hệ sinh thái tự nhiên và các loài sinh vật”. Cách hiểu này cũng gần như cách hiểu
theo Luật BVMT 2014. Định nghĩa như vậy vừa ngắn gọn, lại bao quát được bản
chất của hoạt động ĐTM. Tuy nhiên, đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển thì trong Luật BVMT 2005, 2014 lại xem đó là “đánh giá MT chiến
lược”. Việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững là một
dạng của ĐTM mà Luật BVMT 1993 đã từng đề cập.
1.1.2. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường.
Qua phân tích mục đích của ĐTM ta thấy rõ ý nghĩa to lớn của nó trong sự
phát triển chung của nhân loại, thể hiện ở chỗ ĐTM là công cụ quản lý MT quan
trọng. Song, nó khơng nhằm thủ tiêu, loại trừ, gây khó dễ cho phát triển KT-XH

như nhiều người nghĩ mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế và
BVMT. Hoạt động ĐTM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, điều này thể hiện ở những
phương diện sau đây:
- ĐTM giúp chúng ta xem xét nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là công nghệ
xử lý chất thải và giám sát MT.
ĐTM có thể tiến hành theo nhiều phương án của hoạt động phát triển, so
sánh lợi hại của các tác động theo những phương án đó, trên cơ sở đó kiến nghị việc
lựa chọn một phương án phù hợp cả yêu cầu phát triển và BVMT. Chính vì thế,


14

ĐTM góp phần loại trừ hoặc hạn chế các tác động xấu của DA tới MT. ĐTM không
xem xét các DA một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong xu thế phát triển chung của
khu vực, của quốc gia và rộng hơn là toàn thế giới. Khi đánh giá một DA cụ thể,
bao giờ cũng xét thêm các DA, phương án thay thế, nghĩa là xét đến các DA có thể
cho cùng đầu ra, nhưng có cơng nghệ sử dụng khác nhau hoặc đặt ở vị trí khác. Hơn
nữa ở mỗi một khu vực ln có chất lượng MT “nền”, mà khi đặt DA vào cần phải
cân nhắc kỹ, tránh gây tác hại tích lũy ở mức độ cao cho một khu vực.
- ĐTM sẽ góp phần cung cấp các tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết
định phát triển, giúp kết hợp các mặt công tác trong BVMT trong thời gian dài.
Trước kia, khi xem xét để đưa ra các quyết định phát triển, chúng ta thường
chủ yếu dựa vào sự phân tích hợp lý, khả thi và tối ưu của các điều kiện kinh tế, kỹ
thuật, còn các yếu tố MT thường bị bỏ qua hoặc không được coi trọng đúng mức.
ĐTM sẽ giúp các cơ quan phê duyệt DA đưa ra được các quyết định đúng đắn để
đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển và BVMT. Mọi tác động được tính đến khơng
chỉ qua mức độ mà cịn theo khả năng tích lũy, khả năng kéo dài theo thời gian.
- ĐTM giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn
đồng thời góp phần ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các cơ sở, chủ DA.
Các đóng góp của cộng đồng trước khi DA được đầu tư, hoạt động có thể

nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Nó góp phần nâng cao
trách nhiệm của các cấp quản lý, các chủ DA đến việc BVMT. Đồng thời ĐTM liên
kết được các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, nhằm giải quyết công việc
chung là đánh giá mức độ tác động MT của DA, giúp cho người ra quyết định chọn
được DA phù hợp với mục tiêu BVMT. ĐTM cũng phát huy được tính cơng khai
của việc lập, thực thi DA và ý thức của cộng đồng trong việc tham gia ĐTM nói
riêng và BVMT nói chung.
Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng của q trình ĐTM đó là
hoạt động giám sát sau khi đã triển khai thực hiện DA. Hoạt động này giúp cho cơ
quan có thẩm quyền xem xét trong hoạt động của mình, cơ sở có vi phạm những gì
mà họ đã cam kết trong báo cáo ĐTM đã được xét duyệt hay không. Việc thực hiện


15

ĐTM tốt có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng trong tương lai. Thông qua
các kiến nghị của ĐTM thì việc sử dụng tài nguyên sẽ được xem xét một cách thận
trọng hơn, giảm được nguy cơ và sự đe dọa của suy thoái MT ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và hệ sinh thái.
Chính vì những mục đích và ý nghĩa nêu trên nên ĐTM được xem như một
trong những cơng cụ mang tính thủ tục quan trọng nhất trong lĩnh vực BVMT.
ĐTM thường là một yêu cầu trước khi những kế hoạch phát triển được cơ quan
QLNN có thẩm quyền thơng qua. Nếu cơ quan QLNN có thẩm quyền khơng chấp
thuận, DA phát triển cũng sẽ bị từ chối triển khai.

1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
Các đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Luật BVMT 2014, chia đối tượng lập Báo cáo đánh

giá tác động mơi trường ra làm 03 nhóm:
- “Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”;
-“Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di
tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng”;
- “Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường”.
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 thì các đối
tượng phải lập ĐTM được chia thành các nhóm dự án cụ thể và được liệt kê cụ thể
tại Phụ lục II của Nghị định này (được sửa đổi bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP). Có
thể khái quát như sau:
- “Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc
hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ”;
- “Dự án làm mất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; chuyển


16

đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa và Dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; dự án có sử
dụng đất của khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc khu danh lam thắng cảnh đã
được xếp hạng cấp quốc gia”;
“Nhóm các dự án về xây dựng: Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô
thị, các khu dân cư (có diện tích từ 5ha trở lên); Dự án xây dựng mới hoặc cải tạo hệ
thống thốt nước đơ thị, thốt nước khu dân cư, nạo vét kênh mương, lịng sơng, hồ
(Có chiều dài cơng trình từ 10 km trở lên đối với dự án xây dựng mới hoặc cải tạo
hệ thống thốt nước đơ thị, thốt nước khu dân cư, Có diện tích khu vực nạo vét từ
5 ha đối với các dự án nạo vét kênh mương, lòng sơng, hồ hoặc có tổng khối lượng
nạo vét từ 50.000 m³ trở lên); Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp,

khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và
các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác (tất cả); Dự án xây dựng siêu thị, trung
tâm thương mại (Có diện tích sàn từ 10.000 m2 trở lên); Dự án xây dựng chợ hạng
1, 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn (tất cả); Dự án xây dựng cơ sở khám
chữa bệnh và cơ sở y tế khác (Từ 50 giường trở lên); Dự án xây dựng cơ sở lưu trú
du lịch, khu dân cư (Cơ sở lưu trú du lịch từ 50 phòng trở lên; Khu dân cư cho 500
người sử dụng hoặc 100 hộ trở lên); Dự án xây dựng khu du lịch; khu thể thao, vui
chơi giải trí, sân golf (Có diện tích từ 10 ha trở lên); Dự án xây dựng nghĩa trang, cơ
sở hỏa táng (Có diện tích từ 20 ha trở lên đối với nghĩa trang; Tất cả đối với hỏa
tán); Dự án xây dựng trung tâm huấn luyện quân sự, trường bắn, cảng quốc phòng,
kho tàng quân sự, khu kinh tế quốc phịng (tất cả); Dự án xây dựng có lấn biển (Có
chiều dài đường bao ven biển từ 1.000 m trở lên hoặc diện tích lấn biển từ 5 ha trở
lên)”;
“Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở
sản xuất xi măng, sản xuất clinke (tất cả các dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng;
Sản xuất clinke công suất từ 100.000 tấn clinke/năm trở lên); Dự án đầu tư xây
dựng cơ sở sản xuất gạch, ngói, tấm lợp fibro xi măng (Cơng suất từ 100 triệu viên
gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên hoặc 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm trở


×