Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Pháp luật về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công lập nghiên cứu trường hợp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.24 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIM CƢƠNG

PHÁP LUẬT VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU
TẠI BỆNH VIỆN CƠNG LẬP: NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIM CƢƠNG

PHÁP LUẬT VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU
TẠI BỆNH VIỆN CƠNG LẬP: NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Kinh tế
Hướng nghiên cứu
Mã số: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. VIÊN THẾ GIANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn “Pháp luật về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công lập: Nghiên cứu trƣờng hợp thành phố
Hồ Chí Minh” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”) là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Những nội dung và số liệu
nêu trong luận văn là chính xác, trung thực, được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, tuân
thủ đúng nguyên tắc và chưa được công bố trong bất kỳ bài nghiên cứu khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả

Nguyễn Kim Cƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT - ABSTRACT
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU TẠI BỆNH VIỆN
CÔNG LẬP ........................................................................................... 10
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP ............................. 10
1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc trưng, chức năng của bệnh viện công
lập ............................................................................................. 10
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh tại bệnh viện công lập ...................................................... 16
1.2. BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁM
BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YÊU TẠI CÁC BỆNH VIỆN
CÔNG LẬP .................................................................................... 21
1.2.1. Khái niệm về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu
cầu tại bệnh viện công lập ........................................................ 21
1.2.2. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu
cầu tại bệnh viện công lập ........................................................ 25
1.2.3. Mối liên hệ giữa cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo
yêu cầu và sứ mệnh của bệnh viện công lập ........................... 26
1.2.4. Mức độ ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh theo yêu cầu đến chức năng công của bệnh viện công lập27
1.3. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁM
BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU TẠI BỆNH VIỆN
CÔNG LẬP .................................................................................... 29


1.3.1. Quy định pháp luật chung về cung cấp dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công lập ........................ 29
1.3.2. Quy định đối với bệnh viện cơng lập có cung cấp dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu yêu cầu ..................................... 33
1.3.3. Quy định về kế hoạch hoạt động, tổ chức hoạt động thực hiện

cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh
viện công lập ............................................................................ 35
1.3.4. Quy định pháp luật về phương thức đầu tư để cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công lập .... 40
1.3.5. Quy định về hoạt động tài chính trong tổ chức cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công lập .... 54
1.3.6. Quy định pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra cung cấp
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công
lập ............................................................................................. 61
CHƢƠNG 2 - THỰC THI PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP
DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU TẠI
CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................... 67
2.1. THỰC TIỄN CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA
BỆNH THEO YÊU CẦU TẠI CÁC BỆNH VIỆN CƠNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................... 67
2.1.1. Tình hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các
bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ........ 67
2.1.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện cơng lập
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 68
2.1.3. Đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
theo yêu cầu tại các bệnh viện cơng lập thành phố Hồ Chí Minh71
2.1.4. Những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công lập75


2.2. CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN NHẰM HOÀN THIỆN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU TẠI CÁC

BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ..................................................................................... 76
2.2.1. Hoàn thiện các quy định về xây dựng giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện cơng lập ................. 76
2.2.2. Hồn thiện các quy định về tổ chức quản lý cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công lập78
2.2.3. Hoàn thiện quy định về sử dụng doanh thu từ dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện cơng lập ........ 79
2.2.4. Hồn thiện các quy định về phương thức liên doanh liên kết ... 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BV:

Bệnh viện

BVCL:

Bệnh viện cơng lập

CSSK:


Chăm sóc sức khỏe

ĐVSNCL:

Đơn vị sự nghiệp công lập

DVYT:

Dịch vụ y tế

KBCB:

Khám bệnh, chữa bệnh

LDLK:

Liên doanh, liên kết

Luật KBCB:

Luật Khám bệnh, Chữa bệnh

Luật QLSDTSC: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
NSNN:

Ngân sách Nhà nước

TP.HCM:

thành phố Hồ Chí Minh


TSCĐ:

Tài sản cố định

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHH:

Xã hội hóa

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
BOO: Build-Own-Operate: Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh
BOT:

Build-Operate-Transfer: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BT:

Build-Transfer: Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao

BTL:

Build-Transfer-Lease: Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ

DBOD: Design-Build-Operate-Deliver: Hợp đồng Thiết kết - Xây dựng - Kinh
doanh - Cung cấp
O&M: Operate and Manage: Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý

PPIP:

Public-private integrated partnership: Quan hệ đối tác tích hợp cơng tư

PPP:

Public-private partnership: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư


TÓM TẮT
“Pháp luật về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu
tại bệnh viện công lập: Nghiên cứu trƣờng hợp thành phố Hồ Chí Minh”
Các bệnh viện cơng lập thuộc sở hữu tồn dân cung cấp dịch vụ công về
khám bệnh, chữa bệnh cho nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân. Mặt khác, với
nhu cầu dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân ở các thành phố lớn, đặc biệt ở
thành phố Hồ Chí Minh trong khi nguồn ngân sách Nhà nước cho y tế có giới hạn,
các bệnh viện cơng lập được phép thực hiện xã hội hóa thơng qua cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bên cạnh thực hiện nhiệm vụ cơng. Tuy nhiên,
điều này có thể bị lạm dụng để mở rộng dịch vụ, vơ tình thu hẹp dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh thông thường dẫn đến bất bình đẳng cho người có thu nhập thấp
khó có thể tiếp cận các dịch vụ y tế căn bản vốn được cung cấp bởi các bệnh viện
công lập. Nghiên cứu những quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện quy
định pháp luật về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh
viện cơng cập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết, chỉ ra một số bất cập
của dịch vụ này. Qua đó, một số kiến nghị trong Luận văn giúp góp phần hồn thiện
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ này tại các bệnh viện cơng lập.
TỪ KHĨA: Xã hội hóa y tế, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, tự
chủ bệnh viện, bệnh viện công lập, tài sản công, những dịch vụ công.



ABSTRACT
"Laws on providing on-demanded medical examination and treatment
services in public hospitals: a case of Ho Chi Minh City"
Public hospitals being owned by the entire people have the task of providing
public medical examination and treatment services to meet people's basic and
essential needs. On the other hand, due to the need of people about providing highquality healthcare services in big cities, especially in Ho Chi Minh City, while state
budget spending on health is limited, together with performing public duties, public
hospitals are allowed to implement medical socialization through providing ondemanded medical examination and treatment services. However, this can be
exploited to expand them and simultaneously shrinks public meidcal examination
and treatment services, which may lead inequality for low-income people who are
unable to access these services that are obviously provided by public hospitals. It is
necessary to study legistrations as well as the practices of implementing
legistrations on the provision of on-demanded medical examination and treatment
services at public hospitals in Ho Chi Minh city and point out their shortcomings.
Thereby, some recommendations on the thesis possibly help improve the efficiency
of law enforcement on these services in public hospitals.

KEY WORDS: Medical socialization, on-demanded medical examination
and treatment services, hospital automony, public hospital, public assets, public
services.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi người, l
à tài sản chung của quốc gia. Chăm sóc sức khỏe của người dân là nền tảng
căn bản để phát triển kinh tế xã hội, chính trị và văn hóa. Chính vì lẽ đó, mục tiêu
phát triển y tế ln được các chính phủ ưu tiên hàng đầu. Nhiều chính sách phát

triển y tế được ban hành nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người
dân, nâng cao quyền được chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế một cách công bằng,
hiệu quả.
Trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa trước năm 1990, Nhà nước Việt Nam
rất coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân nên tập trung phát triển y tế là một trong
những mục tiêu quốc gia trọng yếu. Nhà nước đã bao cấp lĩnh vực y tế và là thành
phần duy nhất cung cấp dịch vụ y tế cho người dân. Hàng năm, Nhà nước dành một
khoản ngân sách lớn chi cho y tế từ trung ương đến địa phương. Mặt tích cực của
nó là đảm bảo phúc lợi xã hội của mọi người dân trong việc tiếp cận dịch vụ y tế
công bằng. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, cung cấp phúc lợi dịch vụ y tế một
cách công bằng trong khi giá cả cho dịch vụ y tế ngày càng tăng cao đã trở thành
thách thức lớn. Giảm gánh nặng tài chính, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe là những vấn đề nổi bật. Từ
khoảng đầu năm 1990, cải cách y tế đã bắt đầu diễn ra đánh dấu sự tham gia của
khu vực tư nhân với sự ra đời của các cơ sở y tế tư nhân đã làm thay đổi phần nào
vai trị của chính phủ trong việc giảm áp lực bao cấp y tế. Điều này giúp thay đổi
nhận thức và quan niệm của xã hội về các nhóm dịch vụ y tế mà trước đây được
Nhà nước cung cấp. Mặc dù, có sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực y tế
thì các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thông qua hệ thống các cơ sở y tế gồm các
bệnh viện công lập vẫn giữ nhiệm vụ trọng yếu và chiếm tỷ lệ lớn trong việc cung
cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đến với người dân. Bệnh viện công lập do
Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các
nhiệm vụ chi thường xuyên. Chi ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động chăm


2

sóc sức khỏe tăng dần theo từng năm (trong vịng 3 năm 2018, 2019, 2020 lần lượt
là 13,654.865 triệu, 14.161.175 triệu, 15.272.805 triệu đồng), chiếm khoảng 2%
tổng chi toàn xã hội.1

Trong những năm qua, ngành y tế đã tăng cường đầu tư các trang thiết bị y tế
hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị y khoa như CTScanner, Pet-Ct, sử dụng robot trong phẫu thuật, trong khám bệnh, chữa bệnh nhằm
giúp người dân trong nước được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơng nghệ cao, được
chăm sóc sức khỏe một cách tốt ở nhiều bệnh viện công lập như kỹ thuật ghép gan,
kỹ thuật ghép tế bào gốc... Tuy nhiên, dự toán ngân sách nhà nước chi cho y tế trên
đầu người tại Việt Nam vào khoảng 150,000 đồng/người vào năm 2019 (dân số
Việt Nam năm 2019 là 96.208.984 triệu người).2 Với chi phí này chỉ có thể đáp ứng
được những dịch vụ y tế căn bản, dịch vụ y tế nói chung, trang thiết bị, cơ sở vật
chất nói riêng khơng thể đáp ứng được nhu cầu của người có thu nhập cao. Theo
thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm người Việt Nam có điều kiện kinh tế cao chi 2 tỷ đơ
la Mỹ để ra nước ngồi điều trị.3
Trước bối cảnh cần phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người
bệnh, đòi hỏi nhu cầu đầu tư cho y tế ngày càng một lớn nhưng do nguồn ngân sách
cho y tế có giới hạn, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật
nhằm huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư vào y tế. Cụ thể là việc xã hội hóa
cơng tác khám bệnh, chữa bệnh chính thức được đề cập trong Luật Khám bệnh,
Chữa bệnh năm 2009, cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định
15/2015/NĐ-CP), sử dụng tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp
công lập (Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14), Nghị quyết số
19/NQ-TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 20-NQ/TW về
1

Cổng thơng tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số liệu ngân sách nhà nước. <
[Ngày truy cập: 25/8/2020].
2
Ủy ban quốc gia Asean 2020. Thơng cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019. <
/>,%2C%20chi%E1%BA%BFm%2050%2C2%25.>. [Ngày truy cập: 25/8/2020].
3
Lan Anh, 2019. Bệnh viện cơng có thể thu 4 triệu đồng/ngày giường. < >. [Ngày truy cập: 25/8/2020].



3

tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới… Điều này đánh dấu bước ngoặc lớn trong việc Nhà nước khuyến khích,
huy động và tạo điều kiện cho tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xã hội
hóa y tế bằng nhiều hình thức khác nhau ở các bệnh viện công lập. Chẳng hạn, cơ
chế tự chủ tài chính, liên doanh, liên kết giữa bệnh viện cơng lập và tư nhân, tận
dụng các nguồn lực công mà sử dụng chưa hết cơng suất, xây dựng mơ hình cung
cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao cho những người có
nhu cầu. Nhìn chung, cung cấp các dịch vụ y tế thơng qua các hình thức nêu trên
không những đáp ứng được nhu cầu của những người có nguyện vọng tham gia
dịch vụ y tế cao hơn mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước có
được từ nguồn thu này, góp phần tăng nguồn vốn đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh các mặt tích cực của nó đem lại, việc minh
bạch tài sản cơng trong suốt q trình thực hiện xã hội hóa ở các bệnh viện cơng có
nguy cơ ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa và hiệu quả của chủ trương này. Điều này có
thể dẫn đến việc lợi dụng xã hội hóa để tận thu các dịch vụ, mở rộng và tăng chi đầu
tư phát triển mơ hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo u cầu và vơ tình chung
thu hẹp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông thường dẫn đến sự bất bình đẳng cho
những người có thu nhập thấp khó có khả năng tiếp cận được các dịch vụ y tế căn
bản vốn được cung cấp bởi các bệnh viện công lập.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và với mong muốn tìm hiểu nghiên cứu pháp luật
về xã hội hóa dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viện công lập, cụ thể là các
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về
cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công lập:
Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn với mục đích
làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu


4

Một là, lý luận về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại
bệnh viện công lập chưa đầy đủ, một số vấn đề lý luận còn chưa được rõ ràng, cần
được bổ sung.
Hai là, pháp luật Việt Nam về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo
u cầu tại bệnh viện cơng lập cịn hạn chế và vẫn cịn một số bất cập cần được
hồn thiện.
Ba là, thực trạng áp dụng pháp luật về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh theo yêu cầu ở các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
cịn bộc lộ những điểm hạn chế cần khắc phục.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
theo yêu cầu tại bệnh viện công lập là gì?
Thứ hai, thực thi pháp luật về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo
yêu cầu tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra
như thế nào? Có những bất cập nào cần được hoàn thiện?
Thứ ba, pháp luật Việt Nam hiện hành cần phải hoàn thiện như thế nào và
cần thực hiện biện pháp gì để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cung cấp dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công lập, đáp ứng các yêu
cầu điều chỉnh pháp luật đối với thực tiễn cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
theo yêu cầu tại các bệnh viện công lập?
3. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, qua tìm hiểu có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về chất lượng
dịch vụ nói chung, xã hội hóa dịch vụ y tế, hợp tác đầu tư công – tư trong lĩnh vực y

tế, tuy nhiên chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quản lý
nhà nước về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện
công lập. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá, tác giả đã tìm hiểu một số cơng trình
nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài luận văn tác giả đang nghiên cứu như
sau:


5

- Giáo trình: quản lý nhà nước về văn hóa – giáo dục - y tế của Học Viện
hành chính quốc gia xuất bản do Nguyễn Thu Linh làm chủ biên, năm 2004. Theo
đó, giáo trình đã đề cập đến vai trò quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về y
tế nhằm tạo tiền đề cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức trách,
nhiệm vụ đã được quy định.
- Nghiên cứu của Ngơ Tồn Định “Đổi mới cơ chế quản lý bệnh viện công –
xã hội hóa các hoạt động khám, chữa bệnh, trong Chu Văn Thành Chủ biên “Dịch
vụ công và xã hội hóa dịch vụ cơng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004. Nghiên cứu nêu rõ quan điểm đổi mới
cơ chế quản lý bệnh viện bằng cách hình thức của xã hội hóa các hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh là điều cần làm.
- Nghiên cứu của Đặng Khắc Ánh “Hợp tác công – tư và vận dụng vào cải
cách khu vực công ở Việt Nam”, năm 2018. Bài báo nghiên cứu đề cập đến hình
thức xã hội hóa y tế thông qua hợp tác đầu tư công – tư (giữa khu vực nhà nước và
nhà đầu tư tư nhân) trong việc liên doanh, liên kết đầu tư các máy móc, trang thiết
bị y tế tại các bệnh viện công lập và hợp tác trong khám bệnh, chữa bệnh cho người
bệnh có bảo hiểm y tế.
- Luận văn thạc sỹ của Võ Quốc Trường “Hợp tác công – tư trong lĩnh vực y
tế”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011.
Luật văn nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến thiết lập hình
thức hợp tác đầu tư cơng - tư trong lĩnh vực y tế để người dân dễ dàng tiếp cận các

dịch vụ y tế có chất lượng đảm bảo và một số đề xuất cho phát triển hoạt động này
hiệu quả. Một số điểm mới của đề tài là chỉ ra các mặt tích cực và tiêu cực trong
hợp tác đầu tư công tư và đánh giá chúng để từ đó đưa ra một số đề xuất các hình
thức hợp tác đầu tư cơng tư phù hợp nhằm giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho y
tế địa phương.
Hiện nay, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu quản lý của nhà nước đối
với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện cơng lập. Do vậy,
trên cơ sở đó, tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật về cung cấp dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công lập và thực thi pháp luật về


6

cung cấp dịch vụ này trong các bệnh viện công lập, cụ thể là trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, nội dung, đặc
điểm của việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện
công lập, đồng thời làm rõ thực thi pháp luật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ này tại
các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, có một
vài kiến nghị tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về cung cấp
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện cơng lập trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường
và nhu cầu của xã hội.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công lập, thực thi pháp luật
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh
viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Về phương diện lý thuyết, tác giả tập trung làm rõ việc cung cấp dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công lập (bệnh viện công lập thuộc hệ
thống các bệnh viện công do Nhà nước thành lập có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
công về khám bệnh, chữa bệnh); chỉ cách thức điều chỉnh bằng pháp luật đối với
việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện cơng lập,...
Về khía cạnh thực tiễn, tác giả tập trung đánh giá thực trạng pháp luật về cung
cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện cơng lập trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những bất cập quy định pháp luật về lĩnh vực
này và từ đó đưa ra các đề xuất nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về cung cấp


7

dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.


8

- Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cung
cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện công lập từ năm 1989
đến nay.
Về không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật hiện hành về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại
bệnh viện công lập. Trong trường hợp cần thiết, các quy định đã hết hiệu lực thi
hành sẽ được viện dẫn nhằm làm sáng tỏ sự phù hợp của pháp luật hiện hành với

những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu, khi
cần, các quy định tương ứng của pháp luật cũng như kinh nghiệm thực thi pháp luật
của một số nước đã thực hiện thành công về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh theo yêu cầu ở các bệnh viện công lập.
5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau trong các chương, cụ thể như sau:
Một là, trong chương 1, Luận vân đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như
tổng hợp, phân tích, thống kê, diễn dịch, quy nạp, so sánh để làm rõ những vấn đề
lý luận về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện
công lập.
Hai là, trong chương 2, Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như
tổng hợp, phân tích, thống kê, diễn dịch, quy nạp, so sánh để đánh giá thực thi pháp
luật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các
bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một vài kiến nghị
hoàn thiện.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về phương diện khoa học, nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa trong việc góp
phần hồn thiện cơ sở lý luận khẳng định có nhu cầu hoàn thiện pháp luật về cung
cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu ở các bệnh viện công lập.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể chỉ ra những điểm hạn
chế của quy định pháp luật về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu


9

cầu ở các bệnh viện công lập. Trên cơ sở đó, có một số đề xuất thiết thực nhằm
khắc phục, hoàn thiện vấn đề. Do vậy, luận văn này sau khi hồn thành dự kiến có
ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được trình bày trong 2 chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
theo yêu cầu tại bệnh viện công lập.
Chương 2: Thực thi pháp luật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện cơng lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh và một số kiến nghị.


10

CHƢƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU
TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc trƣng, chức năng của bệnh viện công lập
1.1.1.1. Khái niệm về bệnh viện công lập
Theo từ điển Oxford, “Bệnh viện” là nơi chăm sóc và điều trị y tế cho những
người bệnh hay bị thương; “công cộng” hiểu theo nghĩa dành cho tất cả mọi người
là cung cấp cái gì đó để mọi người sử dụng bởi chính phủ; theo nghĩa thuộc về
chính phủ “cơng cộng” là các dịch vụ được cung cấp có kết nối với chính phủ. Như
vậy, bệnh viện cơng lập (BVCL) hiểu một cách đơn giản là nơi cung cấp các dịch
vụ chăm sóc và điều trị y tế của chính phủ hoặc có kết nối với chính phủ cho người
dân”.
Theo Hoa Kỳ, “Bệnh viện công lập là bệnh viện thuộc sở hữu của chính phủ
và có vai trị quan trọng trong mạng lưới chăm sóc sức khỏe (CSSK) an tồn trên
khắp Hoa Kỳ cung cấp các dịch vụ y tế cho những người bệnh có thể bị hạn chế
trong việc tiếp cận các cơ sở y tế khác”. Do vậy, các BVCL ở Hoa Kỳ thường cung
cấp các dịch vụ CSSK khơng hồn lại cho phần lớn người bệnh có thu nhập thấp,

khơng có bảo hiểm hoặc khơng thuộc chương trình hỗ trợ y tế chi trả.4
Ở Ấn Độ, các bệnh viện cơng lập (được gọi là bệnh viện Chính phủ) được
điều hành và tài trợ bởi Chính phủ nhằm cung cấp dịch vụ CSSK miễn phí cho cơng
dân tại bất kỳ cơ sở khám bệnh nào ở Ấn độ.5
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Bệnh viện công lập” được định nghĩa ngắn gọn
“Bệnh viện công lập là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập”.6 Sau
4

Taressa Fraze, Anne Elixhauser, Laurel Holmquist, Jayne Johann, 2010. Public hospitals in the United
States. Available at: < [Accessed 25
September 2020].
5
Public hospital. Available at: < [Accessed 25 September
2020].


11

đó, thuật ngữ này được hồn thiện dựa trên các yếu tố và các căn cứ pháp lý để
nhận diện rõ nét hơn về BVCL. Theo đó, BVCL ở Việt Nam thuộc một trong các
hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) 7 được thành lập bởi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, được quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách
pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp
luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý
Nhà nước trong các lĩnh vực chuyên mơn y tế.8
Nhìn chung, thuật ngữ về BVCL giữa các quốc gia đều có điểm chung là chủ
thể thành lập hay quản lý đều thuộc chính phủ hay chính phủ giữ vai trò chủ đạo
trong cung cấp các dịch vụ CSSK cho người dân. Tùy thuộc vào các chính sách y tế
khác nhau của các quốc gia mà các dịch vụ CSSK cho người dân ở các BVCL được
cung cấp miễn phí trực tiếp, thơng qua chương trình hỗ trợ y tế hay thu một phần

phí DVYT. Hơn nữa, để hiểu rõ hơn về tính cơng lập đối với các BVCL ở Việt Nam
thì khơng đơn giản chỉ dừng lại ở “Chủ thể thành lập là Chính phủ” mà cần phải tìm
hiểu cụ thể hơn về một số yếu tố cấu thành của “tính chất cơng” này được quy định
ở một số văn bản pháp luật liên quan khác.
- Chủ thể thành lập và quản lý: BVCL thuộc hệ thống các cơ sở KBCB của
Nhà nước được phân cấp theo địa giới hành chính gồm các bệnh viện (BV) tuyến
trung ương, các BV tuyến tỉnh, các BV tuyến huyện và các trạm y tế xã. 9 Các
BVCL phải được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thống nhất
quản lý theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công
về KBCB. Theo đó, thành lập các BVCL thuộc trung ương thuộc thẩm quyền của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thành lập các
BVCL do địa phương quản lý thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp tỉnh. Đồng thời, thẩm quyền quản lý các BVCL thuộc tuyến trung

6

Khoản 1 Điều 2 về Quy chế thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập ban hành kèm theo Quyết định
số 44/2007/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế.
7
Khoản 3, Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 (Luật LBCB năm 2009).
8
Điều 2 Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh công lập (Nghị định 85/2012/NĐ-CP).
9
Khỏan 2, Điều 81 Luật KBCB năm 2009.


12


ương gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm quyền quản
lý các BV thuộc địa phương là Sở Y tế.10
- Nguồn gốc hình thành cơ sở hoạt động: Theo Luật quản lý, sử dụng tài Nhà
nước năm 2008 (hết hiệu lực), “tài sản nhà nước” là thuật ngữ chung dùng để chỉ
các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Theo đó, “Tài sản nhà nước là tài sản hình thành
từ ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý
của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ,
tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và
các tài sản khác do pháp luật quy định”.11 Tuy nhiên, khái niệm này trên thực tế
dường như không bao quát hết các vấn đề liên quan đến tài sản nhà nước. Nguyên
do vì khái niệm này chỉ phân định rõ nhiệm vụ quản lý về tài sản nhà nước và cung
cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong khi tài sản nhà nước
mang nghĩa rất rộng. Do vậy, Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (Luật
QLSDTSC năm 2017) đã thay khái niệm “Tài sản nhà nước” bằng “Tài sản
công”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật QLSDTSC năm 2017 định nghĩa
“Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch
vụ cơng, bảo đảm quốc phịng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu
hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng; tài sản được xác lập quyền sở
hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc NSNN, các quỹ tài chính
nhà nước ngồi ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên
khác.” Như vậy, với khái niệm “tài sản công” trong Luật QLSDTSC năm 2017 đã
có sự phân biệt các loại tài sản khác giúp quản lý, sử dụng tài sản công trong thực
tiễn thuận lợi hơn. Hơn nữa, khái niệm “tài sản cơng” cịn nhấn mạnh loại tài sản
này là tài sản chung của quốc gia mà bất kỳ công dân nào cũng có quyền bình đẳng
sử dụng, khơng phân biệt cá nhân hay tổ chức (Nhà nước hay tư nhân) đều có quyền
10

Khoản 2, Điều 2 Nghị định 85/2012/NĐ-CP.

Trần Hùng. 2020. Tài sản công theo quy định của luật quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017.
[Ngày truy cập: 10/8/2020].
11


13

sử dụng đúng mục đích đặt ra của loại tài sản này. Sử dụng tài sản công phải gắn
liền với quản lý và giữ gìn tài sản được sử dụng trong lâu dài. Song song đó, pháp
luật cũng nghiêm cấm các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm
đoạt tài sản công làm tài sản của riêng mình, từ đó u cầu sử dụng đúng mục đích
của tài sản cơng, hiệu quả, tiết kiệm.12 Những phân tích ở trên khẳng định rằng cơ
sở hoạt động của BVCL thuộc tài sản công, được Nhà nước giao để sử dụng vào
mục đích cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế phục vụ nhân dân.
- Nguồn tài chính hoạt động: các BVCL hoạt động chủ yếu bằng ba nguồn tài
chính chủ yếu gồm NSNN, thu từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và viện phí trực tiếp
từ người bệnh. Tuy nhiên, nguồn tài chính bằng NSNN cấp hàng năm vẫn là nguồn
chính yếu ở hầu hết các BVCL ở Việt Nam, đặc biệt là các BV có chi cho hoạt động
thường xuyên nhiều hơn nguồn thu hoạt động sự nghiệp.
Như vậy, BVCL hay cịn gọi là BV cơng là BV thuộc sở hữu của tồn dân do
chính phủ thành lập, đại diện và thống nhất quản lý, hoạt động chủ yếu bằng nguồn
ngân sách do Nhà nước cấp để cung cấp các dịch vụ KBCB công cho mọi người
dân.
1.1.1.2. Phân loại bệnh viện cơng lập
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, việc phân loại BVCL cơ bản căn cứ
vào hai tiêu chí sau:
- Theo tuyến hoạt động: BVCL được phân thành 4 tuyến gồm:13
+ BV tuyến trung ương là các BV do Bộ Y tế quản lý, do các Bộ, các ngành
quản lý.
+ BV tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ BV tuyến huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.
+ BV tuyến xã, phường do các Sở Y tế quản lý.
Phân loại BV theo tuyến là cách phân loại theo địa giới hành chính bao gồm
BV tuyến trung ương, BV tuyến tỉnh, BV tuyến huyện và BV tuyến xã minh chứng
12

Điều 10, Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 (Luật QLSDTCC năm

2017).
13

Khoản 2, Điều 81, Luật KBCB năm 2009


14

cho hệ thống các BVCL được thành lập trải dài khắp cả nước nhằm giúp người dân
dễ dàng tiếp cận với các DVYT công do Nhà nước cung cấp.
- Theo cơ chế đảm bảo hoạt động tài chính, các BVCL được phân thành 4
nhóm:14
+ Nhóm 1 là những BVCL có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí
hoạt động thường xun và kinh phí đầu tư phát triển.
+ Nhóm 2 là các BVCL tự đảm bảo được toàn bộ nguồn kinh phí hoạt động
thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp.
+ Nhóm 3 là các BVCL đảm bảo được một phần kinh phí cho hoạt động
thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp.
+ Nhóm 4 là các BVCL được đảm bảo toàn bộ hoạt động thường xuyên
bằng nguồn NSNN cấp do có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc khơng có nguồn thu.
Mỗi 03 năm, các BVCL đã được đăng ký, phân loại theo nhóm được xem xét
đánh giá phân nhóm lại cho phù hợp dựa trên mức độ hoạt động ổn định và phát

triển. Trường hợp các BVCL sau khi được phân loại mà có nguồn thu hoặc nhiệm
vụ chi biến động dẫn đến mức tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên thay
đổi cơ bản thì được xem xét điều chỉnh việc phân loại trước thời hạn.
Việc phân nhóm các BVCL dựa vào mức độ phụ thuộc NSNN của các
BVCL, có nghĩa là mức độ tự chủ tài chính đảm bảo kinh phí cho cả hoạt động
thường xuyên và đầu tư phát triển của các BVCL. Mặt khác, việc phân loại theo các
nhóm khơng làm mất đi hay làm mờ nhạt đi sự hiện diện quản lý của Nhà nước
hoặc tách rời hệ thống BVCL mà ngược lại tăng thêm vai trò giám sát của Nhà
nước về hoạt động của các BVCL, đồng thời sẽ có những hỗ trợ kịp thời khi có sự
biến động hay thay đổi nhằm đảm bảo các BVCL luôn giữ được nhiệm vụ cung cấp
các dịch vụ công cho người dân. Như vậy, việc phân nhóm theo mức độ tự chủ tài
chính này khơng phụ thuộc vào việc phân tuyến của các BVCL và làm giảm đi vai
trò giám sát của Nhà nước đối với các BVCL cơng sau khi được phân loại theo
nhóm.

14

Điều 3, Nghị định 85/2012/NĐ-CP.


15

1.1.1.3.

Đặc trưng cơ bản của bệnh viện cơng lập

BVCL có hai đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, BVCL do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. Tùy vào
tuyến hay địa giới hành chính, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực tiếp ra quyết định thành lập. Vì vậy, các BVCL

hoạt động còn phải tuân theo cơ chế và quy định của các cơ quan Nhà nước và cơ
quan chủ quản.
Thứ hai, BVCL hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận. Các dịch vụ do BVCL
cung ứng thường mang tính phúc lợi xã hội cao, vì mục đích đem đến lợi ích chung
lâu dài cho người dân trong CSSK được Nhà nước giao phó. Bên cạnh đó, Nhà
nước cho phép các BVCL thu các loại phí, lệ phí, viện phí để bù đắp một phần hay
tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật nhằm giảm bớt
gánh nặng cho NSNN.
Các đặc trưng trên khẳng định các BVCL có vai trị như xương sống trong hệ
thống y tế của quốc gia trong công tác CSSK của người dân mang đậm tính phúc lợi
xã hội cao. Các BVCL có nhiệm vụ cung cấp phần lớn dịch vụ KBCB cho người
dân nhằm đảm bảo cho tất cả người dân đều được hưởng chế độ CSSK tốt với chi
phí hợp lý và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
1.1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện công lập
BVCL là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến KBCB (cả ngoại trú và nội trú)
theo các chế độ, chính sách nhà nước quy định, với các nhiệm vụ sau:15
Một là, khám bệnh, chữa bệnh. BVCL là nơi tiếp nhận mọi người bệnh được
chuyển đến hoặc đến cấp cứu, KBCB (cả ngoại trú và nội trú) theo chế độ chính
sách Nhà nước quy định.
Hai là, cơ sở đào tạo cán bộ y tế: BVCL là nơi để đào tạo thực hành cho các
cán bộ y tế. Đồng thời, nơi đây có tổ chức đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế trong
và ngồi BV để nâng cao trình độ chun mơn.

15

Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/91997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế bệnh
viện.


16


Ba là, nơi tiến hành nghiên cứu về y học: BV là nơi tổ chức thực hiện các đề
tài nghiên cứu khoa học về y học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
vào công tác KBCB và CSSK của người bệnh.
Bốn là, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: hệ thống các BVCL
được tổ chức hoạt động theo tuyến chun mơn, theo đó các BVCL tuyến trên có
trách nhiệm hỗ trợ các BVCL tuyến dưới trong triển khai, chuyển giao các kỹ thuật,
phác đồ điều trị…hướng đến nâng cao chất lượng công tác KBCB.
Năm là, phòng bệnh. Song song với KBCB, phòng bệnh là nhiệm vụ quan
trọng của BV.
Sáu là, hợp tác quốc tế: các BVCL trong quá trình hoạt động và phát triển
được khuyến khích hợp tác với các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài
nhưng phải tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước.
Bảy là, quản lý kinh tế trong BVCL: các BVCL có sử dụng NSNN cấp cho
hoạt động của đơn vị phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả. Hơn nữa, các BVCL cần
phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà nước về nguồn thu, chi, từng
bước hạch tốn chi phí KBCB
Trong số các nhiệm vụ chính của BVCL thì nhiệm vụ về quản lý kinh tế
trong BVCL được quan tâm nhất hiện nay. Đây là nhiệm vụ cốt lõi để xem xét
phân loại nhóm BVCL trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, giảm phụ thuộc
NSNN chi cho hoạt động thường xuyên theo chính sách xã hội hóa y tế hiện nay.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại
bệnh viện công lập
CSSK là nhu cầu căn bản thiết yếu của người dân. Người dân không chỉ
quan tâm CSSK cho bản thân mà cịn cho gia đình, không chỉ lúc bị bệnh mà ngay
cả lúc khỏe mạnh. Các dịch vụ về KBCB luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của
người dân nhằm đảm bảo những nhu cầu của người dân và cộng đồng được đáp ứng
kịp thời.
1.1.2.1.


Khái niệm về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện công lập

Tổ chức Y tế thế giới không đưa ra định nghĩa về “Dịch vụ y tế” nhưng lại
làm rõ thuật ngữ này ở dạng liệt kê. Theo đó, “Dịch vụ y tế ở các BV bao gồm tất


×