Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 148 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến NGƢT.PGS.TS Nguyễn
Văn Tuấn, ngƣời đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cho
tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của phòng Đào
tạo sau Đại học, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp, cùng các thầy, cô giáo trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện
cho tác giả có cơ hội đƣợc học tập, trau dồi nâng cao kiến thức trong suốt thời
gian vừa qua. Sau cùng là cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các thành viên
trong gia đình đã có những đóng góp quý báu, động viên về vật chất và tinh
thần để tác giả hoàn thành luận văn này.
Với thời gian và trình độ cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo, các Quý vị quan tâm và bạn bè đồng nghiệp.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế Nơng nghiệp với đề tài:
"Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình" đƣợc hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trƣờng Đại
học Lâm Nghiệp.
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Lê Việt Hùng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong


bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Việt Hùng

`


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ............................................................ vii
Đ T VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ L LU N V CƠ SỞ TH C TIỄN VỀ QUẢN L Đ
ĐIỀU ................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý đê điều ................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5
1.1.2. Phân loại và phân cấp hệ thống đê điều .................................................. 6
1.1.3. Đặc điểm của cơng trình đê điều và cơng tác quản lý đê điều ................ 7
1.1.4. Nội dung của công tác quản lý đê điều ................................................... 9
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý đê điều ............................ 15
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý đê điều ............................................ 20

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới .......................................... 20
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý đê điều ở Việt Nam .......... 23
Chƣơng 2 Đ C ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH NINH BÌNH V PHƢƠNG
PHÁP NGHI N CỨU..................................................................................... 26
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Ninh Bình ....................................................... 26
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 26
2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh ............................................ 32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 38


iv

2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ..................................... 38
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 39
2.2.3. Phƣơng pháp x lý, phân t ch số liệu .................................................... 40
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý đê điều ..................................... 40
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHI N CỨU ............................................................ 43
3.1. Khái quát về hệ thống đê điều tỉnh Ninh Binh......................................... 43
3.1.1. Các tuyến đê cấp II, cấp III ................................................................... 44
3.1.2. Các tuyến đê cấp IV .............................................................................. 44
3.1.3. Các tuyến đê cấp V ............................................................................... 44
3.2. Hệ thống cơ quan quản lý đê điều tại tỉnh Ninh Bình ............................. 51
3.3. Thực trạng cơng tác quản lý đê điều tỉnh Ninh Bình ............................... 53
3.3.1. Thực trạng các hoạt động quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ... 53
3.3.2 Đánh giá của ngƣời đƣợc khảo sát ......................................................... 69
3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý đê điều tại tỉnh Ninh Bình ....... 73
3.4.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................ 73
3.4.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................ 75
3.5. Những thành công, tồn tại trong công tác quản lý đê điều của tỉnh ........ 79
3.5.1. Những thành công ................................................................................. 79

3.5.2. Những tồn tại ......................................................................................... 82
3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại ........................................................................ 83
3.6. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đê điều tại tỉnh Ninh Binh .......... 86
3.6.1. Định hƣớng chung. ................................................................................ 86
3.6.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ... 87
KẾT LU N V KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 100
1. Kết luận ..................................................................................................... 100
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 101
T I LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

BD

Bồi Dƣỡng

CB

Cán bộ

CC

Công chức


CCB

Cựu chiến binh

CHQS

Chỉ huy quân sự

HVCH

Học viên cao học

KT- XH

Kinh tế - xã hội

NN

Nơng nghiệp

PCLB

Phịng chống lụt bão

QLĐ

Quản lý đê

QLĐĐ


Quản lý đê điều

PTNT

Phát triển nơng thơn

TKCN

Tìm kiếm cứu nạn

TKCNCH

Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ

TMDT

Tổng mức đầu tƣ

XD

Xây dựng

XHH

Xã hội hóa

UBND

Ủy ban nhân dân



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

2.1

Hiện trạng s dụng đất tỉnh Ninh Bình năm 2015

30

2.2

Dân số ở tỉnh Ninh Bình năm 2015

32

2.3

Cơ cấu lao động tỉnh Ninh Bình năm 2015

33

2.4
3.1

3.2
3.3
3.4

Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình qua 3 năm 20132015
Khái quát về hệ thống đê tỉnh Ninh Bình
Tiêu chuẩn phòng chống lũ của các tuyến đê cấp IV, V tỉnh Ninh
Bình.
Phân cấp các tuyến đê tỉnh Ninh Bình
Tổng hợp các dự án tu bổ đê điều thƣơng xuyên từ năm 2013 đến
năm 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

37
43
55
56
59

3.5

Tổng hợp các dự án thủy lợi hồn thành

60

3.6

Bảng hệ số an toàn của các cấp đê

62


Kết quả đánh giá của ngƣời dân và cán bộ xã về chất lƣợng công
3.7

tác quản lý đê điều, đã đƣa vào s dụng và các tuyến đê đƣợc

70

hƣởng lợi
3.8

Kết quả đánh giá của các cán bộ QLĐ chuyên trách về chất lƣợng
công tác quản lý đê điều

72


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

STT

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Tuyến đê n Phụ - tả sơng Hồng


5

1.2

Đê biển Bình Minh II, Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

8

1.3

Đê biển Afsluitdijk – Hà Lan

21

2.1

Bản đồ hành ch nh tỉnh Ninh Bình

28

3.1

Đê Hữu sơng Đáy tại vị tr Km73

44

3.2

Kè Chất Thành trên đê Hữu sông Đáy


45

3.3

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Ninh Bình

52

3.4

Dựng lán, xây nhà vi phạm hành lang bảo vệ đê.

76

3.5

Kè đê ph a Biển – Đê biển Bình Minh II

78


1

Đ T VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt nam, trải qua mấy ngàn năm lịch s dựng nƣớc và giữ nƣớc
vƣợt qua mọi th thách ác liệt, chiến đấu và chiến thắng thiên tai lũ lụt. Câu
chuyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Nói lên một thực tế là đất nƣớc ta từ ngàn xƣa
luôn luôn bị nạn lũ lụt đe doạ, tán phá, vừa nói lên cách trị thuỷ từ ngàn xƣa
của ông cha ta là lũ lên phải ném đá ném đất (đắp đê) để ngăn chặn lũ và ca

ngợi cuộc chiến đấu dũng cảm chống thiên tai của dân tộc ta.
Do phù xa bồi đắp ở Bắc bộ, dần dần hình thành vùng đồng bằng rộng
lớn. Nhƣng hàng năm nƣớc lũ lên xuống không sao sản xuất đƣợc. Ơng cha ta
đã có sáng tạo đắp bờ ngăn lũ để ổn định đời sống và sản xuất: Nhờ đó cây lúa
nƣớc xuất hiện và phát triển. Từ khi có hệ thống đê điều đã tạo nên bƣớc
ngoặt, bƣớc nhảy vọt về sản xuất đó là nền sản xuất cây lúa nƣớc - Mà lịch s
gọi đó là nền văn minh lúa nƣớc hay cịn gọi là nền văn minh sơng Hồng. Nền
văn minh đó, khởi đầu từ ch nh những con đê.
Trải qua mấy ngàn năm chiến đấu với thiên tai, xây dựng hệ thống đê
điều, hệ thống đê điều ngày càng vƣơn dài tôn cao củng cố và tu bổ.
Từ khi có hệ thống đê điều, Nhà nƣớc phong kiến đã đặt ra chế độ phu
dịch để đắp đê chống lụt và đặt hệ thống quan lại chuyên quản lý đê điều.
Dƣới chế độ ta nhất là khi Cách mạng Tháng Tám thành công, cơng cuộc
phịng chống thiên tai lũ lụt, xây dựng tu bổ đê điều ngày càng đƣợc Đảng,
Bác Hồ quan tâm. Hệ thống đê điều cả nƣớc ngày càng đƣợc phát triển, tu bổ
củng cố.
Đê điều là loại cơng trình cơ sở hạ tầng đóng vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc phòng chống thiên tai lũ lụt bảo vệ an sinh kinh tế cho các quốc gia,
đặc biệt trong điều kiện biến đổi kh hậu ngày càng diễn biến phức tạp và gia


2

tăng bất lợi. Việt Nam là 1 trong 5 nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của biến
đổi kh hậu từ đó vai trị của cơng tác quản lý đê điều ngày càng đƣợc quan
tâm và là nhiệm vụ trọng tâm trong cơng tác phịng chống thiên tai hiện nay,
đặc biệt là ở Ninh Bình nơi có nhiều hệ thống đê biển, đê sông trọng yếu. Đây
là một trong những công việc đƣợc Nhà nƣớc hết sức quan tâm ban hành
nhiều chủ trƣơng, ch nh sách và đầu tƣ nguồn vốn rất lớn cho công tác xây
dựng, bảo vệ và quản lý hệ thống đê điều trên cả nƣớc trong đó có tỉnh Ninh

Bình.
Trên thực tế, cơng tác quản lý đê điều là một nhiệm vụ có tầm quan trọng
to lớn trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Từ nhiều năm nay công
tác quản lý đê điều đƣợc quan tâm đặc biệt ở Ninh Bình do Ninh Bình là tỉnh
có đƣờng bờ biển dài và có nhiều hệ thống sông lớn chảy qua. Tuy vậy, trên
thực tế công tác quản lý đê điều cũng còn nhiều vấn đề khó khăn thách thức.
Trong đó đặc biệt là tình trạng đê điều bị xâm phạm do nhiều mục đ ch khác
nhau. Phân cấp quản lý còn chồng chéo, chƣa rõ ràng, đặc biệt là trong trong
việc x lý các vi phạm dẫn đến nhiều hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình đang bị xâm phạm, hƣ hại ảnh hƣởng đến an toàn của hệ thống đê điều
đe dọa đến sự an toàn của cộng đồng và các hoạt động kinh tế trong khu vực
vào các mùa mƣa bão. Ch nh vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn
với tên gọi: "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đê điều trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình " làm Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu t ng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác
quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh, luận văn đề xuất giải pháp nhằm góp phần
hồn thiện cơng tác quản lý đề điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời
gian tới.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đê điều.
- Đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý đề điều trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
- Chỉ ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý đê điều trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Đề xuất đƣợc một số giải pháp góp phần hồn thiện công tác quản lý
đê điều trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động quản lý đê điều trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. h

vi về n i dung

Công tác quản lý đê điều đƣợc nghiên cứu trên các kh a cạnh:
- Công tác quản lý quy hoạch đê điều.
- Công tác quản lý phân cấp đê điều
- Công tác quản lý kế hoạch tu bổ, duy tu và bảo dƣỡng đê điều.
- Công tác quản lý kỹ thuật và s dụng đê điều.
- Công tác quản lý ban hành các ch nh sách về đê điều.
- Công tác hộ đê, thanh tra và kiểm tra đê điều.
h

vi về th i gian và hông gian

* h m vi v th i gi n:
- Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập, nghiên cứu trong thời gian 3 năm gần
đây (2013-2015)
- Số liệu sơ cấp đƣợc điều tra khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng
4 đến tháng 7 năm 2016.
* h m vi v

h ng gi n: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.



4

4. N i dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đê điều
- Thực trạng về công tác quản lý đê điều tại tỉnh Ninh Bình
- Các nhân tố ảnh hƣởng tới cơng tác quản lý đê điều tại tỉnh Ninh Bình
- Giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý đê điều tại tỉnh Ninh Bình


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ L LU N V CƠ SỞ TH C TIỄN VỀ QUẢN L Đ ĐIỀU
1.1. Cơ sở l luận về c ng tác quản l đê điều
ts

hái niệ

cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm v đê đi u
Đê hay còn gọi là đê điều là một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài
dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển hoặc các loại đê nhân tạo tạm thời để ngăn
nƣớc ngập một khu vực cụ thể[1]. Đê điều có bao gồm đê tự nhiên và đê nhân tạo.
1.1.1.2. Khái niệm v đê tự nhiên
Đê tự nhiên là loại đƣợc hình thành do sự lắng đọng của các trầm t ch
trong sơng khi dịng nƣớc này tràn qua bờ sơng thƣờng là vào những mùa lũ.
Khi tràn qua bờ, vận tốc dòng nƣớc giảm làm các vật liệu trong dòng nƣớc

lắng đọng theo thời gian nó sẽ cao dần và cao hơn bề mặt của đồng lụt (khu
vực bằng phẳng bị ngập lụt) [1].

Hình

: Tuyến đê n hụ tả sơng Hồng


6

1.1.1.3. Khái niệm v đê nhân t o
Đê nhân tạo là đê do con ngƣời tạo ra để ngăn ngập lụt. tuy nhiên, chúng
cũng có thể là làm hẹp dịng chảy làm cho dòng nƣớc chảy nhanh hơn và dâng cao
hơn[1]. Đê có thể đƣợc tìm thấy dọc theo bờ biển, nơi mà các cồn cát không đủ
chắc hoặc dọc theo sông, hồ và các vùng đất lấn biển để bảo vệ ph a trong bờ khi
có các đợt nƣớc dâng cao. Hơn thế nữa, đê đƣợc xây dựng còn với mục vây để
ngăn không cho nƣớc ngập một khu vực cụ thể (nhƣ khu dân cƣ).
Đê nhân tạo có thể là loại vĩnh c u hoặc tạm thời đƣợc xây dựng để
chống lũ trong trƣờng hợp khẩn cấp. Trong trƣờng hợp khẩn cấp loại đê tạm
thời đƣợc dựng lên trên đỉnh của đê hiện hữu.
1.1.2. h n lo i và ph n c p hệ th ng đê điều
1.1.2.1. hân o i đê đi u
Đê đƣợc phân loại thành đê sông, đê biển, đê c a sông, đê bối, đê bao
và đê chuyên dùng[7].
- Đê sông : Là những đê có tác dụng bảo vệ cho một khu vực nằm trong
lƣu vực các con sông.
- Đê biển : Là những đê đắp dọc theo bờ biển; có tác dụng chắn sóng,
ngăn mặn tràn vào đồng ruộng. Cũng có nhiều đê biển không ở dọc bờ biển
mà nằm sâu trong nội địa hoặc nằm dọc các c a sơng có tác dụng ngăn mặn,
chống sóng nên cịn gọi là đê ngăn mặn.

- Đê c a sông : Là đê ngăn cách vùng đƣợc bảo vệ ven c a sông khỏi bị
ngập lụt do lũ từ cả ph a sông lẫn ph a biển, là đê chuyển tiếp giữa đê sông với
đê biển hoặc bờ biển.
- Đê bối : là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở ph a sông của đê sông.
- Đê bao : là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.
- Đê chuyên dùng : là đê bảo vệ cho một loại đối tƣợng riêng biệt.


7

1.1.2.2. hân

p hệ th ng đê đi u

Đê đƣợc phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V
theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp. Tiêu ch để phân cấp đê bao gồm: Số
dân đƣợc đê bảo vệ, tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội,
đặc điểm lũ, bão của từng vùng, diện t ch và phạm vi địa giới hành ch nh, độ
ngập sâu trung bình của các khu dân cƣ so với mực nƣớc lũ thiết kế, lƣu lƣợng
lũ thiết kế[15].
1.1.3. Đặc điể

của cơng trình đê điều và công tác quản lý đê điều

1.1.3.1. Đặ điểm ủ

ng trình đê đi u

Đê điều là cơng trình ngăn lũ. Nhƣng những yếu tố tạo nên lũ lụt lại vô
cùng phức tạp phụ thuộc vào vị tr địa lý, địa hình, kh hậu, thời tiết và cả tác

động của con ngƣời.
Thời tiết kh hậu (mƣa, bão, lũ) phụ thuộc vào vị tr địa lý của Quốc gia
hay vùng lãnh thổ, các dịng hải lƣu nóng, lạnh của các đại dƣơng. Việt nam ở
vùng cận nhiệt đới, tiếp giáp với Thái Bình Dƣơng, do vậy, theo tổ chức kh
tƣợng Thế giới, Việt nam là một trong mƣời trung tâm bão lũ: Bão mạnh, mƣa
lớn và sóng thần.
Khi xẩy ra mƣa lớn khả năng gây lũ lớn hay nhỏ, nhanh hay chậm phụ
thuộc vào địa hình của từng lƣu vực. Đối với những lƣu vực có độ dốc lớn,
thảm thực vật che phủ t thì khi có mƣa lớn lƣợng nƣớc tập trung nhanh
thƣờng xẩy ra lũ lớn đột ngột, lũ lên rất nhanh - Thƣờng gọi là lũ quét, gây tai
hoạ khủng khiếp. Gần đây rừng đầu nguồn bị tàn phá, thảm thực vật bị thu
hẹp nên thƣờng xẩy ra lũ qt.
Các dịng sơng trong khu vực thƣờng đƣợc nối với nhau tạo thành hệ
thống, lũ của dịng sơng này sẽ chảy sang dịng sơng khác do vậy do có lũ ở 1
lƣu vực thì lƣu vực khác cũng chịu ảnh hƣởng.


8

Cơng trình đê điều lại là cơng trình bằng đất, chịu tác động của thiên tai
nên độ bền vững thấp. Có thể tóm tắt các đặc thù cơng trình đê điều nhƣ sau:
- Cơng trình đê điều là cơng trình theo tuyến dài, nhiều tuyến liên quan
nhau tạo thành hệ thống.
- Cơng trình đê điều là cơng trình đất, chất đất đắp ở mỗi vùng khác
nhau, lại chịu ảnh hƣởng của mƣa lũ nên độ bền vững thấp.
- Cơng trình đê điều xa vùng dân cƣ thì khó khăn cho công tác hộ đê nên
đi qua hoặc gần vùng dân cƣ thì dễ xẩy ra các vi phạm về đê điều.
- Các tuyến đê thƣờng rất dài, nên khó khăn trong cơng tác quản lý, bảo vệ.

Hình


: Đê biển Bình

1.1.3.2. Đặ điểm ủ

inh II, Huyện Ki

Sơn, tỉnh Ninh Bình

ng tá quản lý đê đi u

Nhƣ phần trên đã nói, ơng cha ta đã sáng tạo ra những con đê để chống lũ
và cũng là mở đầu cho nền văn minh lúa nƣớc. Chàng Sơn Tinh là tƣợng
trƣng cho nhân dân chiến đấu với lũ lụt, bảo vệ đê điều.
Các triều đại phong kiến Việt nam đều đặt ra các chức quan lại và chế độ
phu dịch để xây dựng, quản lý và bảo vệ đê điều. Đặc biệt vua Lê Thánh Tông
đã đƣa vào bộ luật Hồng đức những điều khoản về bảo vệ đê điều, đặt ra


9

những chức quan gọi là Hà đê sứ chuyên trách công tác đê điều. Giao cho
quan lại các trấn, các tổng, chức dịch làng, xã có trách nhiệm trong việc tu bổ
và quản lý đê điều. Đầu tƣ thóc gạo cho dân đắp đê, s phạt rất nặng quan lại
không hoàn thành kế hoạch đắp đê và nhất là đê vỡ dễ gây ngập lụt.
Sau cách mạng tháng 8 thành công, Đảng Bác Hồ, Nhà nƣớc ta đặc biệt
quan tâm đến công tác đê điều, ngày 10/11/1945 Hồ Chủ tịch đã chủ toạ một
phiên họp Ch nh phủ bàn về việc tu s a đê điều, ngày 22/5/1946 Bác Hồ đã ra
sắc lệnh thành lập Uỷ ban trung ƣơng hộ đê. Sau này trở thành ngày truyền
thống Phòng chống thiên tai Việt nam. Ngày 28/5/1948 Hồ Chủ Tịch ký sắc

lệnh số: 194 - SL thành lập Uỷ ban bảo vệ đê điều các cấp (Tiền thân Bộ Thuỷ
lợi sau này); ngày 18/6/1949 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số: 68 SL quy định
quản lý và bảo vệ đê điều. Nhà nƣớc ta cũng đã ban hành các Bộ luật, văn bản
pháp quy về quản lý đê điều. Xây dựng bộ máy quản lý đê điều từ Trung ƣơng
đến cơ sở.
Quản lý về đê điều vừa đòi hỏi t nh chuyên ngành, vừa đòi hỏi t nh đa
ngành. Phải xây dựng hệ thống thông tin về sự biến động thời tiết toàn cầu,
thời tiết khu vực và từng vùng trong cả nƣớc, x lý thông tin để nâng cao chất
lƣợng dự báo, cảnh báo, phục vụ điều hành chỉ đạo chỉ huy phòng ngừa lũ lụt.
Quản lý quy hoạch hợp lý vùng dân cƣ ở các vùng phân lũ, chậm lũ và thƣờng
xuyên chịu tác động của lũ lụt. Quản lý quy hoạch phát triển rừng đầu nguồn,
kết hợp với quy hoạch dân cƣ vùng đầu nguồn. Ngồi ra cịn phải áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật hiện đại trong quản lý đê điều.
1.1.4. N i dung của công tác quản lý đê điều
Đê điều là cơng trình an tồn quốc gia, cơng tình đặc biệt quan trọng để
chống lũ lụt bảo vệ t nh mạng tài sản công dân, bảo vệ sản xuất, một trong
những yếu tố quan trong cho sự phát triển ổn định.
Trong nhiều năm qua theo sự phát đi lên của đất nƣớc Nhà nƣớc ta đã
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý Nhà nƣớc về


10

đê điêù. Những văn bản đó tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng tu bổ và
quản lý đê điều trong những năm qua góp phấn quan trọng trong việc phòng
chống lũ lụt bảo vệ nhân dân, phát triển sản xuất.
Theo quy định của Pháp lệnh về đê điều và các văn bản pháp quy khác,
quản lý Nhà nƣớc về đê điều gồm những nội dung cơ bản sau[37]:
1.1.4.1.


ng tá quản ý qu ho h đê đi u

Nhà nƣớc thống nhất quản lý về quy hoạch, lập kế hoạch quản lý, định
hƣớng phát triển đê điều. Quy hoạch đê điều phải đặt trong định hƣớng phát
triển kinh tế xã hội của cả nƣớc.
Quy hoạch đê điều là lĩnh vực hết sức quan trọng và khoa học. Trên hết
phải tiến hành điều tra khảo sát tất cả các yếu tố tự nhiên địa hình, dịng chảy
của từng lƣu vực, từng vùng và cả nƣớc. Điều tra khảo sát địa hình, lƣu vực
trên cơ sở những số liệu thống kê nhiều năm (Khoảng từ 40 - 50 năm) để t nh
toán khả năng xảy ra lũ lụt. Và t nh mức độ lũ lụt thì khả năng ngập lụt tới
đâu, mức nƣớc lũ dâng tới đâu. Từ đó xác định các vùng bảo vệ, các tuyến đê
và quy mơ của nó.
Quy hoạch đê điều phải gắn với quy hoạch sản xuất và quy hoạch dân cƣ.
Trong quy hoạch đê điều phải tạo đƣợc sự thống nhất, đồng bộ. Quy
hoạch một địa phƣơng phải nằm trong lƣu vực, quy hoạch một lƣu vực phải
nằm trong quy hoạch tổng thể khu vực. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc sự khập
khiễng trong quy hoạch.
Theo các văn bản quy định của Nhà nƣớc, quy hoạch đê điều có thể phân
ra nhƣ sau:
- Quy hoạch tổng quan đê điều là quy hoạch định hƣớng phát triển đê
điều theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế nƣớc ta đang trong
thời kỳ đổi mới phát triển, do vậy yêu cầu bảo vệ, chống lũ lụt các khu vực
dân sinh, kinh tế ngày càng phải đƣợc tăng cƣờng.


11

Quy hoạch tổng quan mang t nh chất định hƣớng, quy hoạch tổng quan là
quy hoạch cả Quốc gia, hoặc hiều Tỉnh, hoạch một hệ thống đê, (V dụ:
Quy hoạch tổng quan hệ thống đê sông Hồng; Quy hoạch tổng quan đê

Biển miền Bắc...)
- Quy hoạch đê điều: Trong phạm vi một Tỉnh, một huyện hoặc một xã,
quy hoạch đê 1 dịng sơng.
- Quy hoạch phân lũ: Phân lũ là cho lũ tràn vào một vùng nào đó để bảo
vệ an toàn cho một vùng khác quan trọng hơn - Khi vùng quan trọng phải bảo
vệ có nguy cơ vỡ đê (Ví dụ: hân ũ vào Hà Tâ để bảo vệ n toàn ho Hà
Nội). Quy hoạch phân lũ là việc rất khó khăn và phức tạp bởi chẳng ai muốn
lũ lụt đổ vào làng quê mình. Nhƣng phân lũ cũng ch nh là công tác bảo vệ đê
điều, nhƣng thật cần thiết, cấp bách mới tiến hành phân lũ Nhà nƣớc quản lý
việc phân lũ.
- Phân lũ vào nhiều tỉnh phải do Ch nh phủ duyệt và quyết định.
- Phân lũ vào nhiều huyện phải do Bộ trƣởng hoặc UBND tỉnh
quyết định.
- Phân lũ vào nhiều xã phải do UBND huyện quyết định.
- Quy hoạch chuyên ngành: Do những yêu cầu cụ thể, có thể xây dựng
quy hoạch đắp đê chuyên ngành: Qui hoạch đê cho việc bảo vệ một vùng thuỷ
hải sản, qui hoạch đê cho việc bảo vệ một khu vực quốc phòng, bảo vệ một
nhà máy. Nhà nƣớc thống nhất quản lý việc xây dựng và duyệt qui hoạch.
- Quy hoạch tổng quan đê điều do Ch nh phủ phê duyệt.
- Quy hoạch đê điều một vùng, liên tỉnh do Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn duyệt.
- Quy hoạch khác do chủ tịch UBND tỉnh duyệt theo sự uỷ quyền của bộ
trƣởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.


12

1.1.4.2. Công tác quản ý phân

p đê đi u


Đê đƣợc phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V
theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp. Tiêu ch để phân cấp đê bao gồm: Số
dân đƣợc đê bảo vệ, tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội,
đặc điểm lũ, bão của từng vùng, diện t ch và phạm vi địa giới hành ch nh, độ
ngập sâu trung bình của các khu dân cƣ so với mực nƣớc lũ thiết kế, lƣu lƣợng
lũ thiết kế. Từ công tác phân cấp đê chúng ta mới có cơ sở để phân cấp về
quản lý đê sao cho có hiệu quả và phù hợp với nội dung về quản lý nhà nƣớc
của các cơ quan, đơn vị từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
1.1.4.3.

ng tá quản ý

ho h tu b , du tu, bảo d

ng đê đi u

Trên cơ sở định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và tình
hình thực tiễn, Nhà nƣớc dành tỷ lệ th ch đáng để đầu tƣ cho công tác xây
dựng tu bổ đê điều, kế hoạch xây dựng và tu bổ đê bằng bất cứ nguồn vốn nào
cũng phải theo quy hoạch chung và kế hoạch đó phải đƣợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Và phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng chỉ tiêu bảo vệ đê điều.
Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ đê điều những vùng trọng điểm, đầu tƣ tu bổ những
tuyến đê bị hƣ hỏng do lũ lụt gây ra. Đầu tƣ lấn biển những vùng đất mới......
Trong việc tiến hành xây dựng kế hoạch tiến hành xây dựng kế hoạch dài
hạn 5 năm ÷ 10 năm, kế hoạch hàng năm.
Công tác duy tu, bảo dƣỡng Đê điều: Việc đầu tƣ tu bổ, bảo dƣỡng đê
điều phải tuân theo quy hoạch đê điều, quy định của pháp luật về đầu tƣ và
quy định của pháp luật về xây dựng. Hoạt động tu bổ, bảo dƣỡng đê điều phải
tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và các quy định khác của pháp

luật có liên quan. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo
thẩm quyền việc tu bổ, bảo dƣỡng đê điều trong phạm vi cả nƣớc; kiểm tra,
theo dõi việc thực hiện theo đúng quy chuẩn kỹ thuật về đê điều. Uỷ ban nhân
cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đầu tƣ


13

tu bổ, bảo dƣỡng đê điều trên địa bàn. Hàng năm ngân sách trung ƣơng đầu tƣ
tu bổ, bảo dƣỡng cho các tuyến đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III, hỗ trợ
cho các tuyến đê cấp IV và cấp V. Ngân sách địa phƣơng đầu tƣ tu bổ, bảo
dƣỡng cho mọi cấp đê trên địa bàn.
1.1.4.4.

ng tá quản ý ỹ thuật đê đi u và sử dụng đê đi u.

Nhà nƣớc thống nhất về quản lý kỹ thuật đê điều. Để quản lý kỹ thuật về
đê điều Nhà nƣớc đã ban hành các quy trình quy, quy phạm về kỹ thuật đê
điều nhƣ: Quy phạm thiết kế đê, quy phạm đắp đất đầm nén, quy phạm thiết
kế kè và nhiều văn bản hƣớng dẫn kỹ thuật khác. Các quy trình quy phạm về
đê điều đƣợc áp dụng thống nhất trong cả nƣớc. Nhà nƣớc khuyến kh ch áp
dụng tiến bộ kỹ thuật về công tác xây dựng tu bổ, quản lý đê điều, trong đó kể
cả những kết quả nghiên cứu ở trong nƣớc cũng nhƣ những tiến bộ khoa học
của Thế giơ .
Đê điều ngoài việc ngăn lũ còn đƣợc kết hợp một số việc khác nhƣ sau:
Làm đƣờng giao thông, bến cảng, cầu tầu... Nhƣng an toàn đê điều phải đƣợc
ƣu tiên hàng đầu. Ngày nay để phát triển kinh tế, trong phạm vi bảo vệ đê đã
xuất hiện nhiều cơng trình nhƣ: Các khu đô thị mới, các khu dân cƣ mới, các
công trình cảng...Nhà nƣớc quản lý việc cấp giấy phép cho các cơng trình xây
dựng trong phạm vi bảo vệ đê điều và hành lang thốt lũ. Những cơng trình

đƣợc cấp giấy phải chấp hành nghiêm ngặt những yêu cầu về kỹ thuật nhằm
đảm bảo an toàn cho đê điều.
Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, cơng
trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.... Hành lang
bảo vệ đê đƣợc quy định đối với từng cấp đê cụ thể hoặc khu vực mà tuyến đê
đi qua. Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định.


14

1.1.4.5.

ng tá quản ý b n hành á

hính sá h v đê đi u

Nhà nƣớc ban hành nhiều chế độ ch nh sách về đê điều. Các chế độ
ch nh sách đó thuộc các nhóm sau:
- Ch nh sách về đầu tƣ cho đê điều.
- Ch nh sách đối với những ngƣời trực tiếp tham ra lao động tu bổ
đê điều.
- Ch nh sách đối với nhân dân vùng phân lũ.
- Ch nh sách đối với nhà dân, các công trình phải di chuyển để bảo vệ
an tồn đê điều.
- Ch nh sách đối với việc huy động nhân lực, vật tƣ, phƣơng tiện
cứu hộ đê.
Các ch nh sách trên thƣờng xuyên đƣợc Nhà nƣớc điều chỉnh, bổ xung
s a đổi cho phù hợp với tình hình mới.
1.1.4.6. Cơng tác bảo vệ, hộ đê, th nh tr đê đi u.

Mọi tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm trong công tác bảo vệ Đê
điều. Khi phát hiện các hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe
dọa đến an tồn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần
nhất hoặc cơ quan nhà nƣớc quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn
và có biện pháp x lý.Khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sơng
có đê hoặc khi có báo động lũ từ cấp II trở lên đối với tuyến sông khác, Uỷ
ban nhân dân cấp xã nơi có đê phải huy động lực lƣợng lao động tại địa
phƣơng, phối hợp với lực lƣợng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh
gác và thƣờng trực trên các điếm canh đê, phát hiện và x lý kịp thời các sự
cố đê điều.
Cứu hộ đê là biện pháp khẩn cấp nhằm đảm bảo an tồn đê điều khi có
nguy cơ uy hiếp. Hộ đê phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong mùa mƣa bão
và phải cứu hộ kịp thời. Ch nh phủ chỉ đạo hộ đê trong cả nƣớc và trực tiếp


15

chỉ đạo hộ đê trong các trƣờng hợp đặc biệt. Uỷ ban nhân dân các cấp có
nhiệm vụ tổ chức hộ đê trong địa phƣơng mình và tham gia cứu hộ đê địa
phƣơng khác nếu đƣợc huy động. Để có thể tiến hành cứu hộ đê đạt hiệu qủa
cao, UBND các cấp phải tiến hành xây dựng các phƣơng án, dự kiến các tình
huống, nhất là đối với các trọng điểm xung yếu. Xây dựng lực lƣợng cứu hộ,
tổ chức tiến hành diễn tập cứu hộ đê. Trong trƣờng hợp cần thiết, UBND các
cấp có quyền huy động nhân dân, trƣng dụng vật tƣ, phƣơng tiện, dụng cụ để
cứu hộ đê. Mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngƣời đều có
trách nhiệm bảo vệ và hộ đê.
Cơng tác thanh tra giúp cơ quan quản lý thấy rõ thực trạng, tình hình
giúp cho việc quản lý đê điều đạt hiệu quả cao hơn. Công tác thanh tra và
kiểm tra đê điều do thanh tra Nhà nƣớc, thanh tra chuyên ngành thực hiện .
Nội dung kiểm tra thanh tra đê điều gồm có: Cơng tác quy hoạch đê điều;

Thanh tra tiến độ thực hiện công tác tu bổ đê điều hàng năm, thanh tra các
phƣơng án bảo vệ đê điều cứu hộ đê, thanh tra và s lý các vi phạm về đê
điều, thanh tra về thực hiện ch nh sách Nhà nƣớc về đê điều.
Công tác thanh tra đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hoặc từng đợt, hoặc
thanh tra giải quyết từng vụ việc cụ thể.
1.1.5

ác nh n t ảnh h

1.1.5.1. á nhân t

ng t i công tác quản lý đê điều

há h qu n

* Nhân t v th i ti t, thiên t i, ũ ụt:
Đây là các nhân tố khách quan ảnh hƣởng trực tiếp đến các cơng trình
đê điều và cơng tác quản lý Đê điều. Ngày nay dƣới ảnh hƣởng của biến đổi
kh hậu khiến cho thời tiết diễn biễn bất thƣờng khơng cịn theo quy luật,
trong đó số cơn bão, ATNĐ nhiều hơn về số lƣợng, bão mạnh, siêu bão xuất
hiện, lũ lụt xuất hiện nhiều hơn. Nƣớc biển, nƣớc sông dâng lên ảnh hƣởng rất
lớn đến các cơng trình đê điều cũng nhƣ công tác quản lý đê điều. Dƣới tác


16

động của dịng chảy nƣớc các cơng trình đê điều sẽ bị sói mịn cơ học, khi có
lũ lụt thì dịng nƣớc lại có gia tốc và áp lực rất lớn, có thể tàn phá hệ thống đê
điều gây nên hậu quả rất nghiêm trọng.
* Nhân t v đi u iện thiên nhiên:

Nhân tố về điều kiện thiên nhiên nhƣ địa hình, địa vật, địa chất, kh
tƣợng thủy văn nơi tuyến đê đi qua… Đây là những yếu tố ảnh hƣởng rất lớn
đến quy mô, kết cấu cũng nhƣ tuổi thọ của các cơng trình đê điều. Nếu khơng
nghiên cứu kỹ các tài liệu trên trong quá trình thiết kế tuyến đê sẽ gây ra các
hậu quả rất nghiêm trọng khi tuyến đê đi vào hoạt động. Nhân tố về điều kiện
thiên nhiên cũng ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình thi cơng các cơng trình đê
điều. Địa điểm xây dựng các cơng trình đê điều thƣờng là ngay cạnh lịng
sơng, bãi bồ ven biển…nơi ln bị nƣớc lũ uy hiếp nên việc x lý móng phức
tạp, tốn kém sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến cơng tác quản lý đê điều.
*Nhân t đi u iện inh t xã hội:
Sự hiểu biết về đê điều và vai trò của đê điều, sự quan tâm xây dựng, bảo
vệ, cứu hộ đê của cộng đồng có vai trị t ch cực, quan trọng và hiệu quả trong
công tác quản lý đê điều ở các địa phƣơng. Ngoài ra các hoạt động kinh tế nhƣ:
giao thông trên đê quá mức và quá trọng tải; xây dựng nhà c a, đƣờng xá, đổ
phế thải, chất thải vi phạm hành lang bảo vệ đê; các hoạt động kinh tế nhƣ đào
ao hồ, khai thác cát lịng sơng, bãi bồi ven sơng làm ảnh hƣởng đến chân đê;
phá hoại rừng đầu nguồn làm gia tăng dòng chảy trong sông về mùa lũ; phá
hoại rừng ngập mặn, cây chắn sóng bảo vệ đê; vận hành các cơng trình hồ chứa,
trạm bơm, cống, cơng trình phân lũ chậm lũ không đúng quy định;... luôn gây
ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến đê điều và công tác quản lý đê điều.
* Nhân t thể h và hính sá h:
Hệ thống thể chế và ch nh sách nhƣ các văn bản luật, các quy trình, quy
chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của Trung ƣơng và các địa phƣơng về quy hoạch


17

xây dựng, khai thác, bảo vệ, cứu hộ đê điều luôn là những căn cứ và cơ sở quan
trọng giúp cho công tác quản lý đê điều đƣợc tốt hơn. Có thể nói trong thời gian
qua, cơng tác nghiên cứu, xây dựng và ban hành các hệ thống văn bản pháp luật

và quy định kỹ thuật trong lĩnh vực đê điều của nƣớc ta đã đƣợc đặc biệt quan
tâm và có nhiều chuyển biến tốt.
1.1.5.2. á nhân t
*

hủ qu n

ng tá qu ho h, đầu t xâ dựng và tu b đê đi u:

Công tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng và tu bổ đê điều hiện nay mặc dù
đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu từ nhƣng cũng bộc lộ nhiều vấn đề nhƣ công tác
quy hoạch ở từng tỉnh có đê điều và cho từng tuyến đê điều cịn chƣa tốt còn
chung chung chƣa đi vào cụ thể, hầu nhƣ chỉ tập trung quy hoạch nâng cấp các
tuyến đê hiện có, chƣa quy hoạch các tuyến đê mới bảo vệ các vùng mà hiện
nay dân cƣ sống ngoài đê cũ do nhiều tuyến đê cũ hiện nay đã ở sâu trong khu
dân cƣ do biển thoái, chƣa chú trọng đến điều chỉnh quy hoạch các tuyến đê
cho sát với thực tế. Trong công tác đầu tƣ xây dựng chƣa có sự thống nhất và
chuẩn hóa trong các tiêu chuẩn kĩ thuật, cấu kiện bảo vệ mái, kết cấu chân đê,
nhiều cơng trình trƣớc đây áp dụng nhiều loại cấu kiện và mái chƣa phù hợp.
*T

hứ bộ má và nhân ự quản ý đê đi u:

Công tác tổ chức cán bộ cịn chƣa bám sát theo tình hình cụ thể việc đào
tạo đa phần là lý thuyết thiếu thực tế vì thế nên đạt hiệu quả chƣa cao, thiếu
các khóa đào tạo tƣ duy và kĩ năng lãnh đạo tổ chức. Việc cập nhật các kiến
thức về chuyên môn và các kĩ năng về cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế điều
này ảnh hƣởng 1 phần đến chất lƣợng quản lý đê điều.
Tổ chức bộ máy quản lý đê điều chƣa thu hút đƣợc các cán bộ có năng
lực, tình trạng là cịn nhiều cán bộ chƣa tồn tâm tồn ý cho công việc, xao

nhãng dẫn đến chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ quản lý đê điều trong
điều kiện hiện nay có nhiều phức tạp.


18

Năng lực trình độ của 1 bộ phận cán bộ cịn hạn chế, kinh nghiệm thực tế
cịn t, mơi trƣờng làm việc trải trên diện rộng đan xen nhiều thế hệ tƣ tƣởng
còn cục bộ chậm đổi mới ảnh hƣởng đến công tác chủ đạo và điều hành quản
lý đê điều.
Trong bộ máy quản lý đê điều tinh thần đấu tranh phát hiện sai phạm cịn
hạn chế, cịn tình trạng bao che cho các tổ chức các nhân vi phạm trong lĩnh
vực đê điều của 1 bộ phận các cán bộ đê điều, dẫn đến công việc chƣa giải
quyết dứt điểm, chƣa động viên đƣợc cấp dƣới làm việc hiệu quả ch nh điều
này cũng làm cho hiệu quả quản lý đê điều còn hạn chế.
*

ng tá t

hứ sử dụng và bảo vệ đê đi u:

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội ở nƣớc ta trong những năm
gần đây gây nhiều khó khăn cho cơng tác tổ chức s dụng và bảo vệ đê điều
do nhu cầu s dụng đất ngày càng tăng khiến những tình trạng s dụng đất
trong phạm vi bảo vệ đê, bãi sông, lịng sơng ngày càng nghiêm trọng gây ảnh
hƣởng lớn đến an tồn đê điều và khả năng thốt lũ của các sông từ trung
ƣơng đến địa phƣơng, hầu nhƣ hiện nay công tác đê điều ở khu vực này chỉ là
xem xét các vi phạm mới phát sinh khiến công tác đê điều hiện nay gặp nhiều
khó khăn. Ngồi ra còn do ý thức của ngƣời dân chƣa cao trong việc chấp
hành các quy định về đảm bảo hành lang an tồn đê điều cũng gây khó khăn

cho việc bảo vê đê. Thêm vào đó là việc x lý các vi phạm cịn chƣa triệt để
khiến tình trạng vi phạm tái diễn nhiều lần.
*

ng tá xử ý á vi ph m v đê đi u:

Tình trạng vi phạm Luật Đê điều ở nhiều địa phƣơng chƣa đƣợc ngăn
chặn và x lý kịp thời; không t lãnh đạo huyện, xã, phƣờng chƣa nhận thức
đầy đủ về trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ đê điều
nên thiếu sự quan tâm chỉ đạo. Thậm ch ch nh quyền một số địa phƣơng cịn
có biểu hiện né tránh giải quyết các vụ vi phạm mà lực lƣợng quản lý đê phát


×