Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Công tác quản lý của kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm thạch an cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.87 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG BẾ PHÚ
Tên đề tài:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA KIỂM LÂM ĐỊA BÀN THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG, TẠI HẠT KIỂM LÂM
THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG BẾ PHÚ
Tên đề tài:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA KIỂM LÂM ĐỊA BÀN THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ QLBVR, TẠI HẠT KIỂM LÂM THẠCH AN,
TỈNH CAO BẰNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K46 – QLTNR – N03

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018


Giảng viên hướng dẫn

: TS. Dương Văn Thảo

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân em, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là q trình điều tra trên
thực địa hồn tồn trung thực và khách quan.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

TS. Dương Văn Thảo

Hoàng bế Phú


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã

nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, bạn bè và gia
đình. Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cám ơn trân thành đến quý
Thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em suốt thời
gian học tập, rèn luyện tại trường vừa qua. Và đặc biệt trong học kỳ này với
sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các Thầy cơ thì em đã hồn thành khóa
thực tập tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Hạt Kiểm Lâm
huyện Thạch An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong việc thu thập,
tìm tài liệu, cũng như cho em những lời khuyên quý giá để bài báo cáo của
em có được những số liệu cập nhập, đầy đủ và chính xác nhất.
Đặc biệt em xin chân thành cám ơn TS Dương Văn Thảo đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập vừa qua và cũng là người giải đáp
những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực ngành cũng như toàn bộ những kiến
thức liên quan khác để em hồn thành tốt khóa thực tập này. Do trình độ lý
luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân em còn quá nhiều hạn chế
nên trong quá trình thực tập, cũng như quá trình làm báo cáo thực tập khó
tránh khỏi được những sai xót, rất mong các thầy cơ bỏ qua và đóng góp thêm
những ý kiến để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và kiến thức của em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô. Chúc các thầy cô
luôn luôn hạnh phúc, tràn ngập niềm vui và dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu
dắt thêm nhiều thế hệ học trò như chúng em đến với những bến bờ tri thức.
Em xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Hoàng Bế Phú


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Lực lượng cán bộ hạt kiểm lâm Huyện Thạch An ......................... 30
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ
rừng (2013 – 2017).......................................................................................... 33
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật của Hạt kiểm lâm Thạch
An (2013-02017) ............................................................................................. 36
Bảng 4.4. Tổng hợp công tác kiểm tra kiểm soát lâm sản giai đoạn .............. 36
Bảng 4.5. Theo dõi diễn biến rừng tại khu vực nghiên cứu............................ 38


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hạt kiểm Lâm Thạch An .............................. 27
Hình 4.2: Tang vật tịch thu được đưa về Hạt kiểm lâm.................................. 37
Hình 4.3: cuộc họp giao ban hàng tuần của Hạt kiểm lâm Thạch An ............ 40


v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ, cụm từ đầy đủ

Từ, cụm từ viết tắt

1


BVR

Bảo vệ rừng

2

ĐVHD

Động vật hoang dã

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

HTX

Hợp tác xã

5

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

6


LS

Lâm sản

7

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

8

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

9

QLRPH

Quản lý rừng phòng hộ

10

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

11


THCS

Trung học cơ sở

12

THPT

Trung học phổ thông

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15

VPQĐ

Vi phạm quy định



vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................ v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của cơng việc sinh viên trực tiếp thực hiện ....................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện .................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1. Tổng quan tài liệu về vấn đề thực hiện...................................................... 4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển lực lượng kiểm lâm ......................... 4
2.1.2 Các tài liệu về lĩnh vực thực hiện trong nước ......................................... 5
2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập ...................................................................... 9
2.2.1. Các điều kiện thực tế của huyện Thạch An ............................................ 9
2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội của huyện Thạch An ..................... 11
2.2.3. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp ............................................................. 20
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................. 24
3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện ............................................................... 24
3.2. Nội dung thực hiện................................................................................... 24
3.3. Các bước thực hiện .................................................................................. 25
3.3.1. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ...................................... 25
3.3.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý
lâm sản theo quy định của pháp luật ............................................................... 25
3.3.3. Tuyên truyền vận động và hướng dẫn người dân ................................. 26
3.3.4. Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng,Kiểm kê rừng ................. 26
Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ................................. 27



vii

4.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Hạt kiểm lâm Thạch An. ... 27
4.1.1. Cơ cấu tổ chức của Hạt kiểm lâm Thạch An ........................................ 27
4.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hạt Kiểm lâm Thạch An ... 30
4.2. Kết quả nghiên cứu về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ rừng.... 33
4.3. Kết quả kiểm tra giám sát xử lý vi phạm pháp luật ................................. 36
4.4. Kết quả công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong khu vực ....... 38
4.5. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp tổ chức thực hiện công tác kiểm
lâm địa bàn tại khu vực hạt Kiểm lâm Thạch An ........................................... 39
4.5.1. Một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện công việc của Kiểm lâm
địa bàn ............................................................................................................. 39
4.5.2. Một số giải pháp tổ chức thực hiện công tác kiểm lâm địa bàn tại khu
vực hạt Kiểm lâm Thạch An ........................................................................... 41
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của cơng việc sinh viên trực tiếp thực hiện
Rừng được xem là lá phổi xanh của trái đất, rừng có vai trị rất quan
trọng trong việc điều hịa khí hậu, duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng
sinh học trên hành tinh chúng ta, ngồi ra rừng cịn đem lại lợi ích vơ cùng to
lớn về kinh tế. Tuy nhiên, diện tích rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng

kéo theo thiên tai, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần xuất và cường độ ngày càng tăng.
Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một yêu
cầu, nhiệm vụ khơng thể trì hỗn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vơ cùng to lớn địi hỏi mỗi cá nhân, tổ
chức, các cấp, các ngành trong cả nước nhận thức được vai trị và nhiệm vụ
của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng.
Những năm trở lại đây, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở
nước ta đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện ở nhiều
Chương trình, Dự án đã được đầu tư và các cơ chế chính sách đã được ban
hành, tạo động lực để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng. Thạch An là huyện miền núi, vùng cao biên giới nằm ở phía Đơng
Nam tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên là 690,45 km2, cách trung tâm tỉnh
39 km; Phía Đơng giáp với huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung
Quốc); Phía Tây giáp với huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam giáp với
huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn; Phía Bắc giáp với Thành phố Cao Bằng và
huyện Hồ An tỉnh Cao Bằng. Có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 01 Thị
trấn, trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (vùng 3), 03 xã, thị trấn
thuộc vùng 2. Huyện có 01 xã biên giới là xã Đức Long tiếp giáp với huyện
Long Châu, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 5,2 Km và
01 lối mở (cửa khẩu tiểu ngạch Nà Lạn - Đức Long) đã và đang được đầu tư
xây dựng để giao thương hàng hoá với huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây -


2

Trung Quốc. lợi ích từ kinh tế rừng được khẳng định, công tác bảo vệ, phát
triển rừng ngày càng được xã hội hóa. Để thực hiện chủ trương xã hội hóa
cơng tác bảo vệ rừng, Ngày 04/10/2007 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN, quy định về
nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn xã (thay thế Quyết định số

105/2000/QĐ-BNN ngày 17/10/2000), với phương châm "Kiểm lâm bám dân,
bám rừng, bám chính quyền cơ sở” để tham mưu giúp chính quyền cơ sở thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số
23/NĐ-CP ngày 23/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ
và phát triển rừng. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực Kiểm lâm địa bàn xã,
làm thay đổi căn bản công tác bảo vệ rừng, chuyển hoạt động kiểm tra, kiểm
sốt trong khâu lưu thơng sang tổ chức bảo vệ rừng tận gốc, giám sát nơi tiêu
thụ, chế biến lâm sản; nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng
cao nhận thức của nhân dân để tham gia bảo vệ và phát triển rừng, giúp người
làm kinh tế rừng yên tâm đầu tư góp phần làm tăng độ che phủ của rừng.[1]
Kiểm lâm địa bàn có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển
rừng ,để bổ trợ cho những kiến thức đã học tại trường và để hiểu rõ hơn công tác
quản lý bảo vệ rừng của kiểm lâm địa bàn nên tôi đã chọn đề tài“Công tác quản
lý của kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm vụ QLBVR tại hạt kiểm lâm Thạch
An Cao bằng ”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu công việc sinh viên trực tiếp thực hiện
- Xác định được quá trình tổ chức và kết quả tuần tra và xử lý các hành
vi vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng
- Đánh giá được thực trạng và vai trò hoạt động của Kiểm lâm địa bàn
huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Kiểm lâm địa bàn góp phần phát triển tài nguyên rừng .


3

- Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong tổ chức tuần tra và xử lý các
hành vi vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng và giải pháp tổ chức thực hiện
công tác kiểm lâm địa bàn tại khu vực hạt Kiểm lâm



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tài liệu về vấn đề thực hiện
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển lực lượng kiểm lâm
Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của rừng, ngày 11/9/1972,
Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng
và được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa cơng bố theo sắc lệnh số
147/LCT. Tại điều 16 của Pháp lệnh quy định “nay thành lập lực lượng
chuyên trách bảo vệ rừng gọi là Kiểm lâm nhân dân”. Lực lượng Kiểm lâm
Việt Nam chính thức ra đời từ đây. Do yêu cầu nhiệm vụ công tác của từng
thời kỳ, lực lượng Kiểm lâm Việt Nam đã có nhiều lần thay đổi về tổ chức:
Giai đoạn 1 (từ 1973 - 1979): Lực lượng Kiểm lâm nhân dân được tổ
chức theo Nghị định số 101/CP, ngày 21/5/1973 của Hội đồng Chính phủ.
Giai đoạn này lực lượng Kiểm lâm nhân dân được tổ chức thành hệ thống
thống nhất trong ngành Lâm nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện, đặt dưới
sự chỉ đạo của Tổng cục Lâm nghiệp (từ tháng 5/1973 đến tháng 7/1976) và
Bộ Lâm nghiệp (từ tháng 7/1976 đến 1979)
Giai đoạn 2 (từ 1980 – 5/1994): Lực lượng Kiểm lâm được tổ chức
theo quy định của Nghị định số 368/CP, ngày 08/10/1979 của Hội đồng
Chính phủ, đây là giai đoạn tổ chức kiểm lâm không thống nhất và không
thành hệ thống từ Trung ương đến cấp huyện và không biệt lập với các đơn vị
kinh doanh lâm nghiệp như Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng đã quy định.
Giai đoạn 3 (từ tháng 5/1994 đến tháng 10/2006): Lực lượng Kiểm
lâm được tổ chức theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và những quy
định của Nghị định số 39/CP, ngày 18/5/1994 của Chính phủ. Tên gọi của lực
lượng Kiểm lâm nhân dân được đổi thành lực lượng Kiểm lâm, Chi cục Kiểm
lâm thuộc UBND cấp tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương quản lý.



5

Giai đoạn 4 (từ tháng 10/2006 đến nay): Lực lượng Kiểm lâm được
tổ chức theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số
119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ, Chi cục Kiểm lâm trực
thuộc Sở Nơng nghiệp & PTNT quản lý.
2.1.2 Các tài liệu về lĩnh vực thực hiện trong nước
Công việc của kiểm lâm địa bàn rất quan trọng trong việc bảo tồn sự đa
dạng của động, thực vật tại địa phương. Xây dựng các phương án, kế hoạch
quản lý và bảo vệ rừng phù hợp, kết hợp hướng dẫn và tuyên truyền người
dân trồng và chăm sóc cây để phủ xanh đồi núi trọc… Vai trò của kiểm lâm
địa bàn là Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo
vệ rừng; xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng ở cộng
đồng dân cư. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền cơ sở và sự
tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng, hỗ trợ nâng cao
đời sống người dân.
Thực hiện tốt công tác theo dõi cập nhật diển biến tài nguyên rừng,
kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản; hướng
dẫn, kiểm tra các tổ chức hộ gia đình và cá nhân trong việc gây nuôi động vật
hoang dã theo qui định. Kiểm lâm địa bàn có điểm mạnh là thường xuyên tiếp
xúc với nhân dân, nắm bắt được các đối tượng thường xuyên phá rừng để vận
động ký cam kết không vi phạm hoặc phân loại đối tượng để tham mưu cho
chính quyền có biện pháp xử lý phù hợp. Kiểm lâm địa bàn đã áp dụng nhiều
biện pháp như phối hợp tổ chức các đợt tuần tra, truy quét ở các điểm phá
rừng, bao chiếm đất rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng
đất lâm nghiệp ngồi quy hoạch, đề nghị cấp có thẩm xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng.
Theo công bố hiện trạng rừng năm 2016 của Bộ NN&PTNT, hiện cả

nước còn hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên. Ngày 16/5, Bộ NN&PTNT có văn
bản số 1819 cơng bố hiện trạng và số liệu diện tích rừng cả nước tính đến thời


6

điểm cuối năm 2016. Tính đến ngày 31/12/2016, cả nước có 14.377.682 ha
rừng. Trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 10.242.141 ha; rừng trồng:
4.135.541 ha. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ cả nước là
13.631.934 ha – độ che phủ tương ứng là 41,19%.
Như vậy, so với năm 2015, diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che
phủ cả nước đã tăng hơn 110.000 ha (tính đến ngày 31/12/2015, diện tích
rừng để tính độ che phủ toàn quốc là hơn 13,520 triệu ha, độ che phủ là
40,84%).
Mặc dù diện tích rừng được ghi nhận có tăng lên nhưng chất lượng
rừng lại là vấn đề cần được bàn tới. Năm 1945, diện tích rừng cả nước được
ghi nhận là 14,3 triệu ha, thì đến năm 1995, do rừng tự nhiên bị lấn chiếm,
chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác quá mức, nên diện tích chỉ cịn
8,25 triệu ha. Tính riêng trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995,
diện tích rừng tự nhiên của cả nước giảm 2,8 triệu ha. Theo báo cáo Hiện
trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 của Bộ TN&MT: “Điều đáng
lo ngại là chất lượng rừng tự nhiên tiếp tục giảm. Tuy độ che phủ rừng có xu
hướng tăng nhưng chủ yếu là rừng trồng với mức đa dạng sinh học thấp, trong
khi rừng tự nhiên với mức đa dạng sinh học cao nhưng tỷ lệ bảo tồn còn rất
thấp. Trong giai đoạn 1990 – 2013, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều
tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng hàng năm của diện tích rừng trồng cao hơn
khoảng 6 lần tốc độ phục hồi của rừng tự nhiên”.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, nguyên
nhân chính khiến rừng tự nhiên của Việt Nam bị suy giảm diện tích trong
nhiều thập kỷ qua là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác

quá mức lâm sản[12]
Trong nước các hoạt động bắt và xử lý các vi phạm về luật bảo vệ &
phát triển rừng, hoạt động điều tra số lượng diện tích rừng bị cháy, diện tích
rừng bị phá, nghiên cứu các vấn đề và nguyên nhân dẫn đến cháy rừng,…


7

Những cơng việc khơng ít những hiểm nguy xảy đến. Có rất nhiều cơng văn
và văn bản của Đảng và Nhà nước dành cho các trạm kiểm lâm từ cấp tỉnh
đến cấp xã nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và trách nhiệm đã được giao
Để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép,
nhiều Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đã được ban hành.
Ngày 01 tháng 4 năm 2005 Luật số: 29/2004/QH11 - Bảo vệ và phát
triển rừng có hiệu lực thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, là
tiền đề để ban hành các văn bản dưới luật tiếp theo: Nghị định số:
09/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 01 năm 2006 Quy định về
phòng cháy chữa cháy rừng [4]; Nghị định số: 119/2006/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 16 tháng 10 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm [5];
Nghị định số: 159/2007/QĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 10 năm 2007 về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng, quản lý rừng và quản lý
lâm sản [6]
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có Quyết định số 3569/QĐBNN-TCCB ngày 31/12/2010 về phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cơng chức Kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2011-2015 [2]
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số
40/2015/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
01/2012/TT-BNNPTNT. Về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra
nguồn ngốc lâm sản [3]
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 về
Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của

Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.[8]
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016
Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.[10]


8

Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản [7]
Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng [11]
Để hoàn thành trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao không
chỉ là sự nỗ lực của các cán bộ kiểm lâm tại địa bàn mà còn nhờ sự giúp đỡ
của dân quân và người dân địa phương.
Công việc của kiểm lâm địa bàn rất quan trọng trong việc bảo tồn sự đa dạng
của động, thực vật tại địa phương. Xây dựng các phương án, kế hoạch quản lý
và bảo vệ rừng phù hợp, kết hợp hướng dẫn và tuyên truyền người dân trồng
và chăm sóc cây để phủ xanh đồi núi trọc… Vai trò của kiểm lâm địa bàn là
Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây
dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng ở cộng đồng dân
cư. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền cơ sở và sự tham gia của
các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng, hỗ trợ nâng cao đời sống
người dân.
Thực hiện tốt công tác theo dõi cập nhật diển biến tài nguyên rừng,
kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản; hướng
dẫn, kiểm tra các tổ chức hộ gia đình và cá nhân trong việc gây nuôi động vật
hoang dã theo qui định. Kiểm lâm địa bàn có điểm mạnh là thường xuyên tiếp
xúc với nhân dân, nắm bắt được các đối tượng thường xuyên phá rừng để vận

động ký cam kết không vi phạm hoặc phân loại đối tượng để tham mưu cho
chính quyền có biện pháp xử lý phù hợp. Kiểm lâm địa bàn đã áp dụng nhiều
biện pháp như phối hợp tổ chức các đợt tuần tra, truy quét ở các điểm phá
rừng, bao chiếm đất rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng
đất lâm nghiệp ngồi quy hoạch, đề nghị cấp có thẩm xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng.


9

2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập
2.2.1. Các điều kiện thực tế của huyện Thạch An
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thạch An là huyện miền núi, vùng cao biên giới nằm ở phía Đơng Nam
tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên là 690,45 km2, cách trung tâm tỉnh 39
km; Phía Đơng giáp với huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc);
Phía Tây giáp với huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam giáp với huyện
Tràng Định tỉnh Lạng Sơn; Phía Bắc giáp với Thành phố Cao Bằng và huyện
Hồ An tỉnh Cao Bằng. Có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 01 Thị trấn,
trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (vùng 3), 03 xã, thị trấn thuộc
vùng 2. Huyện có 01 xã biên giới là xã Đức Long tiếp giáp với huyện Long
Châu, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 5,2 Km và 01 lối
mở (cửa khẩu tiểu ngạch Nà Lạn - Đức Long) đã và đang được đầu tư xây
dựng để giao thương hàng hoá với huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
2.2.1.1.2. Địa hình, địa thế
- Địa hình
Địa hình của huyện Thạch An nói chung và khu vực thuộc đối tượng
kiểm kê nói riêng chủ yếu là núi đất và núi đá chia cắt mạnh bởi hệ thống các
con suối, độ cao trung bình so với mặt biển là 400 m. Điểm cao nhất 700 m là

đỉnh núi đá.
- Địa thế
Các khu vực tương đối bằng phẳng dọc theo ven suối được sử dụng chủ
yếu để thâm canh lúa, ngô…
2.2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu
Huyện mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm phân thành
2 mùa, mùa mưa và mùa khô.


10

+Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
+ Tháng 4 và tháng 10 hàng năm là tháng chuyển giao mùa.
- Thuỷ văn
+ Lượng mưa trung bình trong năm đạt 1.200mm.
+ Nhiệt độ trung bình là 200C, cao nhất là 350C, thấp nhất là 30C.
+ Độ ẩm khơng khí từ 75% - 80%.
a. Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt từ hệ thống các sông suối, ao, hồ,
đập trên địa bàn huyện là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân trong vùng.
b. Nguồn nước ngầm: Qua thăm dò khảo sát địa vật lý cho thấy nguồn
nước ngầm còn hạn chế, ngay tại vị trí khả quan nhất cũng chỉ cho lưu lượng
1 lít/s ở độ sâu 100m.
2.2.1.1.4. Địa chất thổ nhưỡng
a. Địa chất
Đặc điểm địa chất tỉnh Cao Bằng nói chung và của huyện Thạch An nói
riêng phản ánh trầm tích phát triển có tuổi từ PALEOZOI(Pz) tới
KAINOZOI(Kz).

+ Trong PALEOZOI(Pz) hình thành chủ yếu là đá phiến thạch anh –
Mica, đá phiến mica, đá sét silic, đá vôi sét, đá vôi…
+ Trong MEZOZOI(Mz) các trầm tích phát triển hạn chế hơn, chỉ có
mặt các trầm tích cuội sạn kết, bột kết, cát kết bột, ngồi ra cịn có đá vơi sét,
đá phiến sét…
+ Trong KAINOZOI(Kz) phần lớn các trầm tích Neogen(N) hoặc Đệ
Tứ (Q). Thành phần chủ yếu là các trầm tích đầm lầy, hồ gồm các dạng cuội
kết, cát kết, bột kết xen sét kết, sạn, sỏi.
b. Thổ nhưỡng


11

Từ các yếu tố về khí hậu thời tiết, địa chất và thực vật đã tạo nên thổ
nhưỡng của vùng các nhóm đất thuỷ thành, bán thuỷ thành và địa thành,
những nét chính cơ bản của các dạng đất như sau:
- Đất địa thành: Gồm các loại đất chính như sau:
+ Đất Feralít mùn trên núi trung bình phân bố ở độ cao trên 400 500m: Đất phát triển trên đá mácma axít kết tinh chua độ PH từ 4,5 - 6,0 trầm
tích và biến chất hạt mịn, hạt thơ, tầng thảm mục dày, có hàm lượng mùn từ
trung bình.
+ Đất Feralít phát triển trên phiến thạch đất sét hoặc phiến thạch mica,
đá Granít vùng núi thấp, tầng từ dày đến trung bình, thành phần cơ giới từ thịt
trung bình đến thịt nặng.
+ Đất Feralít màu vàng xám, vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét,
phiến thạch mica, Granít, cuội kết, đất hỗn hợp vùng đồi. Tầng đất từ trung
bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
- Đất thuỷ thành và bán thuỷ thành: Được hình thành do phù sa của
Sơng suối và sản phẩm xói mịn của đồi núi tích tụ lại ở các thung lũng, khe,
suối. Nhóm này có đặc điểm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, hàm
lượng dinh dưỡng từ trung bình đến giàu, đất tơi xốp.

Nhìn chung đất đai khu vực trên địa bàn huyện có đặc điểm tầng đất
trung bình đến dầy, kết cấu tốt cịn tính chất đất rừng. Đây là yếu tố rất thuận
lợi để phát triển nông lâm nghiệp, quyết định đến năng suất cơ cấu cây trồng
của huyện.
2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội của huyện Thạch An
2.2.2.1. Dân số, dân tộc, lao động
- Dân số toàn huyện 30.986 người tương ứng với 7.509 hộ, nhân khẩu
bình quân 4,1 người/hộ; mật độ dân số 44,88 người/km2. Trong đó tổng số
nam 15.429 người; số nữ là 15.557 người. Gồm 05 thành phần dân tộc: Kinh,
Tày, Nùng, Mơng và Dao; Có 04 thành phần dân tộc thiểu số trong đó: Dân


12

tộc Tày chiếm 44,3%, Nùng chiếm 38,7%, Mông chiếm 0,4%, Dao chiếm
13,6% và dân tộc khác chiếm 3%.
- Dân cư phân bố không đồng đều, đồng bào các dân tộc huyện Thạch
An sống quần tụ lâu đời, có nơi sống xen canh, xen cư ở tất cả các xã, thị trấn;
Nhân dân các dân tộc có truyền thống đồn kết, giúp đỡ nhau trong lao động
sản xuất, chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và
xây dựng quê hương đất nước; mỗi dân tộc có sắc thái, bản sắc văn hố riêng,
góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam; nhân dân
các dân tộc huyện chủ yếu là sống ở vùng nông thôn (chiếm trên 90%), lao
động chủ yếu là nông nghiệp.
Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, lực lượng trẻ chiếm 50%[9]
2.2.2.2. Thực trạng về kinh tế
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện đã không ngừng tăng
trưởng nền kinh tế bình quân hàng năm tăng 11,8%/năm. Thu nhập bình quân
đầu người 590 USD/người/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009

đạt 14.775 tấn, thu ngân sách trên địa bàn 5,2 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm
3,5%/năm.
b. Ngành Nông nghiệp
Nền nông nghiệp của huyện chủ yếu là độc canh cây lương thực, sản
xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành sản
xuất chính của huyện, nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong
huyện. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện,
ngành nơng nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và thu được kết quả
nhất định. Sản xuất nông nghiệp của huyện có sự phát triển đáng kể, bước đầu
thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất
tập trung, thâm canh tăng năng xuất.


13

Thành phần tham gia sản xuất nông nghiệp gồm: nhà nước hỗ trợ phát
triển sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình là người trực tiếp sản xuất.
Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp: Đã đạt được
một số tiến bộ về giống nên giá trị sản xuất nơng nghiệp có nâng lên, đặc biệt
là giá trị sản xuất từ cây mía, cây thạch đen. Mức độ cơ giới hóa trong sản
xuất nơng nghiệp đã và đang dần phát triển, tuy nhiên do điều kiện địa hình,
kinh tế khó khăn nên việc cơ giới hố trong sản xuất nông nghiệp chưa được
phổ biến.
- Về trồng trọt: Từ năm 2010 đến năm 2014 Diện tích canh tác ổn định
và sản lượng lương thực đạt như sau
Năm 2010: Tổng sản lượng lương thực đạt 15.171tấn.
Năm 2014: Tổng sản lượng lương thực đạt 14.442 tấn.
So sánh tổng sản lượng lương thực năm 2010 so với năm 2014 giảm
4,8%, nguyên nhân do người dân chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực
có hạt sang diện tích trồng mía ngun liệu vì huyện Thạch An nằm trong

vùng nguyên liệu mía cung cấp cho nhà máy đường Phục Hòa.
Căn cứ điều kiện thổ nhưỡng của địa phương huyện đã xác định những
cây trồng hàng hóa: Mía, Thạch đen, Đỗ tương, Thuốc lá và cây hồi.
Sản phẩm chủ yếu từ các loại cây trồng qua các năm như sau
Cây lúa: năm 2010 sản lượng thu được là 9.311 tấn, năm 2014 là 8.328
tấn, giảm 10,5 %
Cây ngô: năm 2010 sản lượng thu được là 5.860 tấn, năm 2014 là 5.976
tấn, tăng 2,0%
Cây mía: năm 2010 sản lượng thu được là 6.689 tấn, năm 2014 là
13.373 tấn, tăng 100%
Cây Thạch đen: năm 2010 sản lượng thu được là 1.399 tấn, năm 2014
là 1500 tấn, giảm 7,2 %.


14

Cây Hồi: diện tích năm 2012 là 2.200 ha, sản lượng đạt từ 2.300 tấn, năm
2014 sản lượng thu được là 2.530 tấn, tăng 10%.
Cây Đỗ tương: năm 2010 sản lượng thu được là 135 tấn, năm 2012 là
152 tấn, tăng 12,5%.
Sản phẩm nơng sản là: ngơ, lúa, mía, thạch đen, đỗ tương... đã mở rộng
thị trường tiêu thụ trong và ngồi huyện, ngồi tỉnh trong đó cả thị trường
Trung Quốc.
- Về chăn nuôi: Vật nuôi chủ yếu trong những năm qua là: trâu, bò,
ngựa, lợn và các loại gia cầm. Phát triển đàn bị là sản xuất chính được coi là
sản xuất hàng hóa. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm được phát triển
như sau:
Năm 2010, tổng đàn bị có 3.061 con, đến năm 2014 là 2.760 con, giảm
9,8%. Tổng đàn trâu năm 2010 có 14.360 con, đến năm 2014: 8.958 con, giảm
37,6%. (Nguyên nhân tổng đàn trâu, bò giảm: Do trâu, bò bị chết rét, một phần

do người dân chuyển đổi sử dụng máy nông nghiệp tăng năng suất lao động)
Tổng đàn lợn năm 2010 có 31.134 con, đến năm 2014 là 30.338 con,
giảm 2,6%.
Tổng gia cầm năm 2010 có 191.396 con, đến năm 2014 là 242.106 con,
tăng 26,5%.
c. Ngành Công nghiệp và Xây dựng
Trong giai đoạn 2010 - 2015, huyện đã chú trọng khuyến khích phát
triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
qn trung bình tồn huyện đạt từ 10 đến 13%, tỷ trọng cơ cấu kinh tế đến
năm 2015: Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng chiếm 32%, tăng 8% so với năm
2010. Ứng dựng cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp ngày một tăng, năm
2010 trên địa bàn huyện có 1.886 máy cày bừa đến năm 2015 tăng lên 3.332 máy.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước khó khăn đã tác
động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành công nghiệp, tiểu thủ


15

công nghiệp trên địa bàn, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 5
năm ( 2010 – 2015) giảm 2%/năm.
d. Dịch vụ
- Thương mại và dịch vụ
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho du lịch và phát triển thương mại, dịch
vụ ăn uống, nhà nghỉ



×