Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Rèn luyện kĩ năng làm các dạng câu hỏi đọc hiểu trong đề thi tốt nghiệp THPTQG môn ngữ văn cho học sinh trường THPT thạch thành 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.91 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Đề mục
1. Mở đầu
1.1.L í do chọn đề tài
1.2 .Mục đích nghiên cứu

Trang
2
3

1.3.Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

3

2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nhận diện các loại văn bản đọc hiểu thường gặp trong đề thi
Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
2.3.2. Các dạng câu hỏi cụ thể và kĩ năng trả lời
2.3.2.1. Dạng câu hỏi nhận biết
2.3.2.2. Dạng câu hỏi thông hiểu
2.3.2.3. Dạng câu hỏi vận dụng
2.3.3. Bài tập vận dụng
2.3.3.1. Dạng câu hỏi đọc hiểu liên quan đến văn bản nghệ thuật
2.3.3.2. Dạng câu hỏi đọc hiểu liên quan đến văn bản nhật dụng


2.4.Hiệu quả mang lại sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3.Kết luận, kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO............

3-4
4-5
6-8

8-9
10
10-11
12-15
15-17
18
18-19
20

1


1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Đọc hiểu và dạy đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông là những vấn
đề được các nhà khoa học dạy Văn trong và ngoài nước quan tâm từ nhiều năm nay.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong dạy học đổi mới theo hướng phát
triển năng lực học sinh trong nhà trường ở bộ môn Văn. Đây cũng là giải pháp cải
thiện năng lực đọc của học sinh và tìm kiếm các biện pháp hình thành thái độ sáng
tạo và hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương một cách tích cực, năng động
cho các em. Tuy vậy theo GS Trần Đình Sử: “Dạy văn là dạy cho học sinh (HS)
năng lực đọc, kỹ năng đọc để HS có thể đọc - hiểu bất cứ văn bản (VB) nào cùng

loại... Điều này càng có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong thời đại ngày nay, khi sự giao
lưu văn hóa quốc tế được gia tăng, khi điều kiện tiếp xúc các nguồn VB được mở
rộng hơn bao giờ hết. Quốc gia nào có nhiều người biết nắm bắt thơng tin, biết xử
lý thơng tin, thì đó sẽ là một quốc gia mạnh. Muốn cho quốc gia mạnh thì phải biến
xã hội của quốc gia đó thành xã hội học tập, ngay từ trên ghế nhà tr ường. Nhà
trường phải đào tạo mỗi học sinh thành một người đọc đích thực, đọc chủ động,
sáng tạo chứ không phải đào tạo một xã hội những người đọc a dua, chuyên ăn
theo, nói theo một số người nào đó. Điều này càng quan trọng hơn nữa, khi ngày
nay các phương tiện nghe nhìn đã cạnh tranh quyết liệt với thời gian đọc, thu hẹp
với thời gian đọc của mọi người”.
Hơn thế nữa, trong xu thế đổi mới dạy học văn ở nhà trường phổ thơng
hiện nay, đọc hiểu văn bản có ý nghĩa quan trọng giúp học sinh chủ động nắm bắt
các tri thức đa dạng về đời sống xung quanh và đời sống văn học. Đọc hiểu văn bản
cũng là một phần trong bài kiểm tra đánh giá của học sinh theo khung ma trận:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng để học sinh có thể phát huy năng lực tồn diện của
mình. Đối với học sinh trường THPT Thạch Thành 1 kiến thức phần đọc hiểu văn
bản được các thầy cô bộ môn trang bị thường xuyên qua các tiết học. Các em cũng
được rèn luyện kĩ năng làm các dạng câu hỏi đọc hiểu qua nhiều bài làm kiểm tra
và ôn tập.
Năm học 2020- 2021 tiếp tục chịu ảnh hưởng của đại dịch covid - 19, việc
ôn luyện kiến thức của học sinh lớp 12 trên cả nước nói chung và học sinh lớp 12
trường THPT Thạch Thành1 nói riêng ít nhiều bị xáo trộn. Một bộ phận học sinh
vẫn còn mơ hồ về kiến thức và kĩ năng làm bài nên kết quả chưa cao. Mặt khác,
phần đọc hiểu văn bản ở bài thi mơn Ngữ văn trong kì thi Tốt nghiệp THPT chiếm
tỉ lệ 30%. Đây cũng là phần quan trọng giúp học sinh có thể hồn thành bài viết của
2


mình và đạt kết quả cao. Làm thế nào để giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu văn
bản là trăn trở của nhiều giáo viên THPT nói chung, của tôi và các thầy cô bộ môn

Văn trường THPT Thạch Thành 1.
Vì những lí do trên người viết mạnh dạn triển khai đề tài sáng kiến kinh
nghiệm: Rèn luyện kĩ năng làm các dạng câu hỏi đọc hiểu trong đề thi Tốt
nghiệp THPTQG môn Ngữ văn cho học sinh trường THPT Thạch Thành 1.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm hướng tới rèn kĩ năng làm các dạng câu hỏi đọc hiểu môn Ngữ
văn trong đề thi Tốt nghiệp cho học sinh THPT. Từ đó giúp học sinh có niềm u
thích hứng thú, hăng say với bộ môn Ngữ văn, tự tin làm bài thi đạt kết quả cao. Đề
tài cũng hướng đến giúp giáo viên có thêm tài liệu hỗ trợ trong việc đổi mới
phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy ơn thi Tốt nghiệp mơn Văn
nói riêng cho học sinh THPT.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 12, cụ thể là học sinh lớp 12A1, 12A4 trường THPT Thạch
Thành 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm người viết sử dụng các phương pháp:
nghiên cứu tài liệu, khảo sát thu thập thông tin, so sánh đối chiếu, thảo luận vấn
đáp, khảo sát thực nghiệm.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đọc hiểu là một khái niệm có phạm trù rất rộng và khó đưa ra một khái niệm
chung cụ thể, nhưng có thể hiểu rằng: Đọc hiểu là một hoạt động đọc tiếp cận văn
bản và có những thu nhận, phản hồi từ những thơng tin văn bản. Từ đó hình thành
những kĩ năng, năng lực và phẩm chất khác nhau cho người đọc. Điều này cũng
chứng tỏ rằng đọc hiểu là một phương pháp dạy học mới, tích cực .
Chú ý đến kĩ năng hành động trong quá trình đọc hiểu PGS. TS Phạm Thị Thu
Hương đưa ra khái niệm: “Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình người đọc kiến
tạo nghĩa của văn bản đó thơng qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác”.
Nhấn mạnh đến kết quả thu nhân được PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh lại có cách hiểu:
“Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết

thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính
mình”. PISA cũng có cách hiểu riêng về vấn đề này: “Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử
dụng, phản hồi và chiếm lĩnh các văn bản viết nhằm đạt được những mục đích, phát
3


triển tri thức và tiềm năng cũng như tham gia vào đời sống xã hội của mỗi cá
nhân”. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong “Kĩ năng đọc hiểu Văn” cho rằng: “ Đọc
hiểu là một phạm trù khoa học có khái niệm và lí thuyết của nó. Đọc hiểu sinh
thành từ hoạt động đọc nhưng khơng vì thế mà xem nó như một phương pháp như
phương pháp đọc diễn cảm, cũng không nên quan niệm đọc hiểu là một giai đoạn
đọc”. Trong chương trình Ngữ văn THPT đọc hiểu văn bản rất quan trọng nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới giảng dạy môn Ngữ văn được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Đỗ Ngọc Thống, trong Chương trình Ngữ văn trong nhà tường phổ thông Việt
nam và hướng phát triển sau 2015 cho rằng: “Tư tưởng quan trọng của CT Ngữ
văn sau 2000 là chuyển từ phương pháp giảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn
bản. Đó là một bước tiến trong phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thơng”.
Khi nói đến năng lực và kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể GS
Nguyễn Thanh Hùng cũng khẳng định “Năng lực của con người có được là nhờ sự
lao động thường xuyên, lâu dài, cần mẫn đầy hứng thú, nói đến năng lực đọc hiểu
là nói đến năng lực ngôn ngữ của con người”.
Như vậy đọc hiểu văn bản trong nhà trường cấp THPT có cơ sở lí luận rõ
ràng. Ở sáng kiến kinh nghiệm này người viết đề cập tới dạng bài đọc hiểu văn bản
nhằm phát huy năng lực đọc hiểu và kĩ năng làm bài của học sinh trước nhiều loại
văn bản khác nhau.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế dạy và học trong các nhà trường hiện nay cho thấy đọc hiểu văn bản ở
môn Ngữ văn đã và đang được triển khai trên diện rộng đáp ứng nhu cầu đổi mới
giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học. Song song với
việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá đến nay cũng đã

thay đổi, thay vì kiểm tra nội dung chúng ta chuyển sang kiểm tra năng lực và
phẩm chất được hình thành trong quá trình học cho học sinh. Đổi mới kiểm tra
đánh giá môn Ngữ văn trong nhà trường THPT cũng đã được cụ thể hóa bằng ma
trận đề kiểm tra bao gồm phần đọc hiểu văn bản. Phần đọc hiểu này chiếm khoảng
40 % số điểm của bài kiểm tra định kì. Trong đề thi học kì học kì và đề thi THPT
Quốc Gia phần đọc hiểu văn bản cũng chiếm 30% số điểm. Trong 2 - 3 năm trở lại
đây đọc hiểu văn bản cũng được một số tỉnh thành đưa vào đề thi học sinh giỏi với
khoảng 25% số điểm.

4


Thực tế trên cho thấy phần đọc hiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong bài
kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh theo hướng mới. Nó thực sự là khâu đột
phá trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn. Tuy vậy, các
bước triển khai đọc hiểu văn bản trong dạy học Văn vẫn chưa đạt được kết qua tối
ưu vì nhiều lí do.
Về phía giáo viên: một số giáo viên tiếp cận với tiến trình đổi mới cịn chậm;
một số giáo viên còn lung túng trong việc truyền đạt cho học sinh kĩ năng trả lời
từng dạng câu hỏi đọc hiểu theo các cấp độ do phương pháp chưa phù hợp; một số
khác lại chưa quan tâm đầy đủ đến học sinh trong q trình làm bài…
Về phía học sinh: Trong những năm gần đây do sự phát triển vượt bậc của
công nghệ thông tin và những chuyển biến cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng mới,
học sinh khơng cịn say mê. Hứng thú học môn Ngữ văn. Mặt khác trong quá trình
luyện các câu hỏi đọc hiểu văn bản các em cịn thiếu tập trung, lười suy nghĩ nên
chưa có kĩ năng trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản một cách đầy đủ nhất.
Thực tế dạy đọc hiểu văn bản ở trường THPT Thạch Thành 1 cụ thể ở lớp
12A1 và lớp 12A4 cũng còn tồn tại một số biểu hiện trên. Dù đây là hai lớp chọn,
đặc biệt lớp 12A4 là lớp khối D số 1 của nhà trường nhưng vẫn có một số học sinh
ít hứng thú với học tập, chưa nắm chắc kiến thức, chưa nắm vững kĩ năng làm bài,

lười suy nghĩ nên kết quả học tập chưa cao. Khảo sát thực tế học sinh làm phần đọc
hiểu trong bài kiểm tra Ngữ văn của hai lớp vào đầu năm học 2020 - 2021 như sau:
Lớp

Sĩ số

Điểm

%

2,53,0

Điềm

%

1,752,25

Điểm

%

1,01,5

Điểm

%

< 1,0


12A1

48

10

20,8

18

37,5

20

41,7

0

0

12A4

43

15

34,9

23


53,5

5

11,9

0

0

Nhìn vào kết quả khảo sát dễ nhận thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm từ 2,5 – 3,0
thấp , điểm 1,0-1,5 vẫn còn tồn tại . Xét ở mặt bằng chung tồn trường kết quả này
khơng đáng lo ngại nhưng ở hai lớp 12A1,12A4 trường THPT Thạch Thành1 thì
kết quả này chưa đạt yêu cầu,đặc biệt là lớp 12A4 phấn đấu đạt kết quả cao ở mơn
Ngữ văn trong kì thi Tốt ngiệp THPTQG để có cơ hội xét vào các trường đại học
tốp trên. Do đó điểm đọc hiểu của bài thi cần phải đạt đa số từ 2,5 đến 3,0 mà thực
tế khảo sát đầu năm kết quả còn thấp chưa đạt yêu cầu chỉ tiêu đặt ra. Những tồn tại
trên cho thấy rất cần đến một hệ thống kĩ năng làm các dạng câu hỏi đọc hiểu
5


thường gặp để học sinh có được kết quả cao trong quá trình học tập đồng thời phát
huy được năng lực đọc hiểu của bản thân các em.
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nhận diện các loại văn bản đọc hiểu thường gặp trong đề thi Tốt nghiệp
THPT môn Ngữ văn
Từ khi năm 2014 đến nay văn bản đọc hiểu được đưa vào đề thi TN THPT và
đề thi THPTQG ( kể từ năm 2015). Ở đề thi mỗi năm các văn bản được đưa vào
đều được lựa chọn theo các kiểu văn bản nhất định phù hợp với quá trình đổi mới
giáo dục theo hướng phát triển năng lực của người học. Ta có thể khảo sát để thấy

được mức độ phổ biến của kiểu văn bản được lựa chọn. Ở phần khảo sát này người
viết không đi sâu cung cấp kiến thức lí thuyết các văn bản mà kế thừa những
nghiên cứu trước đây để trực tiếp xác định dạng văn bản đọc hiểu trong các đề thi.
Tác giả đưa ra một số dẫn chứng minh hoạ:
*Văn bản đọc hiểu được chọn đưa vào đề thi TN THPT môn Ngữ văn năm 2014
Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Ọuốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt
giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt
Nam, có những hành động hung hăng càn phá lực lượng thực thi pháp luật Việt
Nam. vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, theo công ước Hiệp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Tnrớc tình hình đỏ, trái tim của hơn 90 triệu
người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiểu bào Việt Nam ở nước ngồi,
nhân dân tiến bộ, u chuộng hịa bình trên thế giới ln mong ngóng hướng về
biển Đơng, hướng về Hồng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi
từ hiện trường vụ việc.
Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong
mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở mước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong
quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyển thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh
mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình
hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra
trên Biến Đơng để có hành động phù hợp.
6


(Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lịng u nước - Nguyễn Thế Hanh, (Báo Giáo dục &
Thời đại số 116 ra ngày 15. 05. 2014)
Văn bản xoay quanh sự kiện Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn
khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam
đồng thời cho thấy tinh thần u nước, đồn kết đồng sức đồng lịng của nhân dân
ta nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đây là vấn đề chủ quyền biển đảo với những
thông tin thời sự cập nhật. Theo lí thuyết các văn bản có thề xác định đây là văn

bản nhật dụng.
*Văn bản được chọn đưa vào đề thi THPTQG môn Ngữ văn năm 2018
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi khơng cịn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà khơng cịn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
........................
tiềm lực cịn ngủ n...”
Tp. Hồ Chí Minh 1980 - 1982(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng - Cát trắng
Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Đọc văn bản ta nhận ra hình thức là một văn bản thơ trữ tình. Chỉ với yếu tố
này ta cũng có thể xác định rõ đây là một văn bản nghệ thuật.
*Văn bản được chọn đưa vào đề thi THPTQG mơn Ngữ văn năm 2019
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
…………………………..
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
( Trước biển–Vũ Quần Phương,Thơ Việt nam 1945-1985,NXB Văn học 1985,tr391)
*Văn bản được chọn đưa vào đề thi TN THPTQG môn Ngữ văn năm 2020(Lần 1)
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người
chúng ta biết tầm quan trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn
tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua
nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng
khơng với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với
mùa đơng dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ rà
7



ng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cắn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa,
nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các lồi thực vật
lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn
ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như
đổt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chủng sẽ lại trỗi dậy...
Quả thật là mn lồi trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong
từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định. Sống hết mình
cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì lồi người
chủng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ
cây mng thú.
- (Trích Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường, Inamori Kazuo, NXB Lao
động, 2020, tr. 103-104)
Có thể tổng hợp nhận diện văn bản đọc hiểu ở đề thi chính thức mơn văn TN
THPT và THPTQG các năm theo bảng dưới đây. Đây cũng là cơ sở để người viết
lựa chọn văn bản đọc hiểu ở phần sau.
Năm
Văn bản
2014
Nhật dụng
2018
Văn bản : Nghệ thuật( Thơ)
2019
Văn bản 2: Nghệ thuật( Thơ)
2020
Nhật dụng
Ta dễ dàng nhận thấy các văn bản trong phần đọc hiểu được đưa vào trong
cấu trúc đề thi TN THPT môn Ngữ văn đều là những văn bản thuộc hai dạng: Văn
bản thơ thuộc kiểu văn bản văn học (văn bản nghệ thuật) và văn bản nhật dụng
thuộc kiểu văn bản thông tin(kể các các năm trước đó).

2.3.2. Các dạng câu hỏi cụ thể và kĩ năng trả lời
2.3.2.1.Dạng câu hỏi nhận biết
*Nhận diện: Câu hỏi nhận biết trong phần đọc hiểu ở đề thi TN THPT thường đưa
ra yêu cầu thí sinh chỉ ra các phương thức biểu đạt, phong cách chức năng ngơn
ngữ, các hình thức ngơn ngữ, biện pháp tu từ, thao tác lập luận, kiểu liên kết hay
các lỗi diễn đạt …
- Các kiến thức cần nắm vững

8


- Kiến thức về phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt; phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật; phong cách ngơn ngữ khoa học; phong cách ngơn ngữ chính
luận; phong cách ngơn ngữ báo chí; phong cách ngơn ngữ hành chính.
- Kiến thức về các phương thức biểu đạt: Phương thức tự sự, phương thức miêu tả,
phương thức biểu cảm, phương thức thuyết minh, phương thức hành chính cơng vụ
- Kiến thức về các thao tác lập luận: Thao tác lập luận phân tích, thao tác lập
luận bình luận, thao tác lập luận so sánh, thao tác lập luận bác bỏ
- Kiến thức về các phương thức trần thuật
+Trần thuật từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện xuất hiện trực tiếp
+Trần thuật từ ngôi thứ ba, ngừoi kể chuyện giấu mình
+Trần thuật từ ngơi thứ ba người kể chuyện giấu mình trong những điểm nhìn lời
kể, giọng điệu của nhân vật
- Kiến thức về các biện pháp tu từ
+ Biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, phóng đại ( nói
q), nói giảm nói tránh, điệp từ, điệp ngữ
+Biện pháp tu từ về ngữ âm: Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
+ Phép tu từ cú pháp: Đảo ngữ, tương phản đối lập, liệt kê, câu hỏi tu từ, phép
chêm xen, phép lặp cú pháp
- Kiến thức về các thể thơ Việt Nam: Thể lục bát, thể song thất lục bát, các thể ngũ

ngôn Đường luật, các thể thất ngôn Đường luật .Thể thơ hiện đại: Thơ tự do thể
thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, thơ văn xi
- Kiến thức về các hình thức lập luận của đoạn văn: Diễn dịch, Quy nạp, Song
hành, Móc xích, Tổng phân hợp
*Kĩ năng trả lời câu hỏi:+ Nếu là dạng câu hỏi về tìm thơng tin đối tượng thì cần
tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ văn bản
Bước 2: Tìm từ ngữ, hình ảnh biểu đạt đối tượng ở trong văn bản.
Lưu ý: Trong văn bản thơ, các phương thức biểu đạt thường là biểu cảm, miêu tả,
tự sự. Trong đó, biểu cảm giữ vai trị là phương thức chính. Đề bài ít khi ra vào
phương thức hành chính – cơng vụ
- Ở phong cách ngơn ngữ : Có những văn bản có sự giao thoa giữa hai phong cách
ngôn ngữ, nên trả lời cả hai phong cách
9


- Câu chủ đề của văn bản có thể nằm ở đầu câu, có thề nằm ở cuối câu
2.3.2.2.Dạng câu hỏi thông hiểu
*Nhận diện: Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu thí sinh xác định nội dung chính
của văn bản hay một câu, một đoạn trong văn bản; yêu cầu lý giải một hình ảnh,
một câu thơ, câu văn theo quan điểm của tác giả. Dạng câu hỏi này thường được
biểu hiện cụ thể ở câu hỏi thứ 2 trong phần đọc hiểu văn bản ở đề thi TN THPT
môn Ngữ văn.
*Kĩ năng trả lời câu hỏi:
Bước 1: Xác định nội dung của văn bản ( trả lời câu hỏi; văn bản đề cập đến vấn
đề gì?)
Bước 2 : Xác định tình cảm, thái độ, tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản
( trả lời câu hỏi: Thái độ của tác giả như thế nào?)
+ Với dạng câu hỏi yêu cầu lý giải một hình ảnh, một câu thơ, câu văn theo quan
điểm của tác giả cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Đọc kĩ văn bản
Bước 2: Tìm thơng tin trong văn bản.
2.3.2.3. Dạng câu hỏi vận dụng
* Nhận diện: Câu hỏi vận dụng thường yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ
hay việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ … trong văn
bản; bày tỏ quan điểm thái độ, suy nghĩ hoặc liên hệ thực tế đời sống (liên hệ hiện
tượng nào và đưa ra giải pháp); nêu thông điệp, suy nghĩ, bài học…Dạng này
thường được đưa vào câu hỏi 3,4 trong phần đọc hiểu văn bản ở đề thi TN THPT
môn văn.
*Kĩ năng trả lời câu hỏi
 Kĩ năng với từng dạng câu hỏi
+ Với dạng câu hỏi yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ hay việc sử dụng
kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ … trong văn bản cần thực
hiện hai bước:
Bước 1: Xác định và chỉ ra hình ảnh, từ ngữ có sử dụng các phép tu từ
Bước 2: Phân tích hiệu quả tu từ về nội dung và nghệ thuật.
+ Với dạng câu hỏi yêu cầu lý giải một hình ảnh, một câu thơ, câu văn theo quan
điểm của mình cần thực hiện các bước sau:
Bước 1 : Giải thích từ ngữ khó (nếu có)
Bước 2 : Giải thích ý nghĩa của cả câu theo quan điểm của mình
10


+ Với dạng câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ trước một vấn đề nào đó cần thực hiện
theo 2 bước:
Bước 1: Nêu rõ quan điểm theo một trong ba hướng đồng tình, khơng đồng tình,
vừa đồng tình vừa khơng đồng tình.
Bước 2 : Lí giải vì sao đưa ra quan điểm đó một cách thuyết phục
+ Với dạng câu hỏi rút ra thông điệp, bài học, kinh nghiệm…cần thực hiện theo 2
bước

Bước 1: Chỉ ra thông điệp, bài học hay kinh nghiệm…
Bước 2: Giải thích vì sao rút ra thơng điệp, bài học hay kinh nghiệm… đó
+ Với dạng câu hỏi trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề hay hình ảnh,
hình tượng hiện tượng… đề cập tới trong văn bản cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Trình bày suy nghĩ tích cực về hình ảnh, hình tượng hay hiện tượng đó
Bước 2: Lí giải một cách thuyết phục ngun nhân vì sao có suy nghĩ đó (thường
xuất phát từ ý nghĩa của hình ảnh, hình tượng hay hiện tượng đề cập tới)
. *Nhận xét: Qua khảo sát nhanh học sinh trong các giờ tự chọn và hệ thống đối
chiếu các bài làm của học sinh lớp 12A1, 12A4 trong một số bài kiểm tra thường
xuyên đầu năm người viết nhận thấy ở câu hỏi này học sinh trả lời chưa đầy đủ.
Một số học sinh chỉ trả lời bước 1 và bỏ qua bước 2 lí giải nên hiệu quả chưa cao.
Ở dạng câu hỏi phân tích tác dụng của biện pháp tu từ học sinh chủ yếu nhấn mạnh
nội dung chưa đề cập tới tác dụng về mặt hình thức nghệ thuật. Một số học sinh còn
thiên về cảm nhận đoan thơ, câu văn. Ở dạng câu hỏi trình bày suy nghĩ về hình
ảnh, chi tiết học sinh cũng sa đà vào cảm nhận mà chưa lí giải tại sao một cách
thuyết phục. Nhìn chung ban đầu hầu hết học sinh đều đạt điểm chưa cao trong câu
hỏi này. Vì thế các giải pháp kĩ năng cụ thể như trên rất cần thiết để học sinh làm
bài hiệu quả hơn. Sau khi áp dụng các bước kĩ năng đã trình bày ở trên học sinh có
cải thiện về điểm số và từng bước nắm bắt kĩ năng làm bài, thuần thục trong việc
kết hợp kiến thức với kĩ năng để bài làm đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3.2.4. Bài tập vận dụng
Khung ma trận phần đọc hiểu môn văn trong đề thi TN THPTQG với các câu
hỏi nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu gồm 3 cấp độ: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng. Cụ thể:
Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng
11



Nhận biết

Thông Hiểu

Vận Dụng

I.

- Ngữ

- Nhận

- Khái quát chủ

- Nhận xét/ đánh

Đọc

liệu:

diện

đề/ nội

giá về tư tưởng/

hiểu


văn bản thể loại/

dung chính/ vấn

quan điểm/ tình

nhật

phương

đề

cảm/ thái độ của

dụng/

thức biểu

chính mà văn bản

tác giả thể hiện

văn bản đạt/ phong đề

trong văn bản.

nghệ

cách ngôn cập.


- Nhận xét về

thuật

ngữ của

một giá trị nội

- Hiểu được quan

văn bản… điểm/

dung/ nghệ thuật

- Chỉ ra

tư tưởng của tác

của văn bản.

chi tiết /

giả.

- Rút ra bài học

hình ảnh/

- Hiểu được ý


về tư tưởng/

biện pháp nghĩa/ tác

nhận thức/trình

tu từ, ...

dụng của việc sử

bày quan điểm

nổi bật

dụng

của bản thân về

trong văn

thể loại/ phương

một vấn đề đặt

bản.

thức

ra trong văn bản.


số

biểu đạt/ từ ngữ/
chi tiết/hình ảnh/
biện pháp tu từ,...
trong văn bản.
- Hiểu được một
số nét
đặc sắc về nghệ
thuật
theo đặc trưng thể
12


loại
(thơ/truyện/kịch/k
í...)
hoặc một số nét
đặc sắc về nội

Tổng

Số câu
Số
điểm

2

dung của văn bản.
1


1

4

1.0

1.0

1.0

3.0

2.3.2.4.1.Dạng câu hỏi đọc hiểu liên quan đến văn bản nghệ thuật (Thơ)
Tác giả đưa ra các bài tập,yêu cầu học sinh thảo luận,trả lời câu hỏi.
Ví Dụ Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
“Giấc ngủ vội, manh chiếu cói trên sân
Thở qua khẩu trang, áo quần bảo hộ
Anh nằm đó, chị nằm đó… - sau những chuyến xe đêm mệt nhoài phụng sự
Những chuyến xe mang nặng nghĩa đồng bào

Khi đất nước cần, chúng ta siết vai nhau
Người góp của, người góp cơng thầm lặng
Một chút nhỏ nhoi với tâm thành hiến tặng
Dìu nhau qua phút gian khó ngọt tình

Giấc ngủ vùi thơm hương nắng bình minh
Thức dậy hôm nay – những thiên thần đất Việt
Chiến trường khơng tiếng súng
Vững lịng và lạc quan.

13


Xin gửi về anh chị triệu triệu niềm tin
Những người lính áo trắng trên tuyến đầu chống dịch
Những chiến sĩ hết mình phục vụ đồng bào để những ngày cách ly vẫn ngập tràn
hạnh phúc
Những bác lái xe, những cô lao cơng, những chiến sĩ biên phịng…

Chẳng kể hết được trăm nghìn người đã góp sức góp cơng
Chỉ biết tồn dân một lòng biết ơn và trân quý
Đất nước kinh tế cịn nghèo, nhưng chưa bao giờ nghèo tình nghèo nghĩa
Hạnh phúc của một người – là hạnh phúc của cả quốc gia.

Dịch bệnh rồi sẽ qua
Những bài ca ở lại
Bài hát về những người biết sống cuộc đời của một đóa hoa, cho tháng ngày thơm
mãi
Dưới mặt trời nở những cánh tâm an”.
(“Dịch bệnh rồi sẽ qua, những bài ca ở lại” - Lương Đình Khoa)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Những thiên thần đất Việt được đề cập tới trong bài thơ là ai?
Câu 3.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Xin gửi về anh chị triệu triệu niềm tin
Những người lính áo trắng trên tuyến đầu chống dịch
Những chiến sĩ hết mình phục vụ đồng bào để những ngày cách ly vẫn ngập tràn
hạnh phúc
Những bác lái xe, những cô lao công, những chiến sĩ biên phịng…
Câu 4. Em có đồng ý với tác giả khi ông cho rằng: “ hạnh phúc của một người - là
hạnh phúc cả quốc gia” hay khơng? Vì sao?

Đáp án
14


Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 2: Những thiên thần đất Việt được đề cập đến trong bài thơ là: Bác sĩ, chiến sĩ,
những bác lái xe, những cô lao công
Câu 3: Biện pháp liệt kê những hình ảnh: Những người lính áo trắng trên tuyến
đầu chống dịch, những bác lái xe, những cô lao cơng, những chiến sĩ biên phịng
-Tác dụng: Nhằm cụ thể hóa và biểu dương các lực lượng tham gia đẩy lùi dịch
bệnh Covid - 19 đồng thời nhấn mạnh tinh thần đoàn kết chung tay đẩy lùi dịch
bệnh của nhân dân ta. Biện pháp liệt kê cũng gúp cho đoạn thơ giàu hình ảnh, nhịp
điệu, hấp dẫn, lơi cuốn sự chú ý của người đọc.
Câu 4: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân theo một trong ba hướng: Đồng
ý, không đồng ý, vừa đồng ý vừa không đồng ý.
- Lí giải vì sao đưa ra quan điểm đó một cách thuyết phục
- Gợi ý: Vấn đề đặt ra trong câu hỏi là vấn đề tích cực do vậy nên trả lời đồng ý.
Bởi mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, mỗi người là một mắt xích của quốc gia.
Ý thức hạnh phúc của một người là hạnh phúc của quốc gia là khi ta biết gắn bổn
phận của cá nhân với số phận của cộng đồng. Hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc
của quốc gia hòa làm một sẽ thúc đẩy sợi dây kết nối cộng đồng, đẩy lùi bệnh dịch
và hướng về một cuộc sống tốt đẹp.
2.3.2.4.2.Dạng câu hỏi đọc hiểu liên quan đến văn bản nhật dụng
Tác giả đưa ra các bài tập,yêu cầu học sinh thảo luận,trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Nhu cầu về khẩu trang y tế tăng vọt, mặt hàng này trở nên khan hiếm. Rất
nhiều cửa hàng dược phẩm đã tăng giá loại hàng này lên gấp nhiều lần để kiếm lời
bất chính. Tình hình “căng” đến mức trong cuộc họp trực tuyến sáng ngày
1/2/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải yêu cầu: “Từ giờ phút này trở đi,
nếu người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ nhà thuốc nào tăng giá bán (khẩu

trang y tế), thì khơng cần thanh tra xuống làm việc, Bộ Y tế rút giấy phép ngay lập
tức cửa hiệu đó. Đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức”. Kết quả là hơn 1.200 hiệu
thuốc trên toàn quốc đã bị xử phạt với số tiền hàng tỷ đồng. Thế nhưng ngay trong
những ngày bị dịch viêm phổi cấp hoành hành, đã có những việc làm mang đầy ý
nghĩa của nhiều tổ chức, cá nhân trên dải đất hình chữ S: Phát khẩu trang y tế
miễn phí cho người dân để phịng bệnh. Đó là chuỗi cửa hàng dược phẩm số 66
15


phố Chùa Láng (quận Đống Đa, TP Hà Nội), … Anh Dương Đại Dũng, đã phát
miễn phí hàng ngàn khẩu trang y tế cho người dân. Đó là đơn vị chuyển phát
nhanh Viettelpost, bỏ tiền ra mua hàng ngàn khẩu trang để cấp phát cho dân. Đó
là ban quản lý chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) cấp
miễn phí hơn 1 vạn khẩu trang y tế cho du khách đến chùa dịp đầu xuân. Rồi thành
phố Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và rất nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước…
cũng có hàng chục địa chỉ phát khẩu trang miễn phí.
Cổ nhân có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chiếc khẩu trang y
tế có giá trị chỉ vài ngàn bạc, không bằng một chén nước chè ở quán nước vỉa hè.
Nhưng trong trận dịch này, những kẻ bất lương đã đội giá lên vài ba chục lần. Việc
đội giá này khơng chỉ là hành vi móc túi người dân một cách trái pháp luật, vơ
nhân đạo, thậm chí là một tội ác, mà còn gieo rắc tâm lý hoang mang cho xã hội.
Đối nghịch với cảnh đó, việc phát khẩu trang miễn phí cho người dân của những tổ
chức, cá nhân nói trên là một hành động vơ cùng đẹp đẽ và nhân văn, thể hiện tấm
lòng “bầu ơi thương lấy bí cùng”, tấm lịng “lá lành đùm lá rách”, tấm lòng
nhường cơm sẻ áo những lúc hoạn nạn, đã được cha ông ta xây dựng và dày công
vun đắp từ hàng ngàn năm qua. Những tấm khẩu trang tuy giá trị nhỏ nhoi, nhưng
đã làm ấm lòng những người được nhận, làm giảm nguy cơ lây bệnh, nhiễm bệnh
của hàng ngàn người trên cả nước.
(Theo Tình người giữa dịch viêm phổi cấp - Vũ Hữu Sự)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Tác giả đã phê phán hiện tượng nào và tuyên dương hiện tượng nào được
nêu trong văn bản?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu tục ngữ được nhắc đến trong văn bản?
Câu 4: Bản thân anh/chị sẽ hành động như thế nào để mọi người cùng chung tay
đẩy lùi đại dịch Covid - 19?
Đáp án:
Câu 1: Phong cách ngơn ngữ báo chí.
Câu 2:
- Tác giả đã phê phán hiện tượng:
+ Nhu cầu về khẩu trang y tế tăng vọt, mặt hàng này trở nên khan hiếm. Rất nhiều
cửa hàng dược phẩm đã tăng giá loại hàng này lên gấp nhiều lần để kiếm lời bất
chính.

16


+ Việc đội giá này không chỉ là hành vi móc túi người dân một cách trái pháp luật,
vơ nhân đạo, thậm chí là một tội ác, mà cịn gieo rắc tâm lý hoang mang cho xã hội.
- Tuyên dương hiện tượng: nhiều tổ chức, cá nhân trên dải đất hình chữ S: Phát
khẩu trang y tế miễn phí cho người dân để phòng bệnh.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu tục ngữ được nhắc đến trong văn bản:
- Các câu tục ngữ được nhắc đến trong văn bản: “một miếng khi đói bằng một gói
khi no”; “bầu ơi thương lấy bí cùng”; “lá lành đùm lá rách”
- Tác dụng: Làm văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, tăng sức thuyết phục, lập luận
chặt chẽ, có chiều sâu. Qua đó tác giả đã đề cao truyền thống cao đẹp của dân tộc,
đề cao tình người và sự cao thượng trong lúc khó khăn hoạn nạn.
Câu 4: Bản thân em sẽ chung tay đẩy lùi đại dịch bằng cách:
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu được mức độ nguy hiểm của virus Corona, mức
độ lây lan, khả năng lây lan.
- Tuyên truyền mọi người tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang đúng cách

giúp bảo vệ sức khỏe của mình và của mọi người.
- Kêu gọi mọi người chung tay vì cộng đồng, cùng sát cánh chống lại căn bệnh
nguy hiểm.
- Lên án, phê phán các hành động tung tin giả nhằm gây hoang mang dư luận hoặc
tăng giá các thiết bị y tế, lương thực để trục lợi.
- Không đưa tin thất thiệt gây hoang mang dư luận. Bình tĩnh trước dịch bệnh.
*KẾT LUẬN:
Sau khi áp dụng các kĩ năng trên vào làm các bài tập vận dụng ở hai dạng
văn bản thường gặp nhất trong đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, học sinh có
tiến bộ rõ rệt, điểm số được nâng lên. Học sinh cũng có hứng thú học mơn văn hơn.
Học sinh từ thụ động, lười biếng, sợ môn Ngữ văn trở nên có hứng thú say mê hơn
trong quá trình học tập. Các em tích cực chủ động nắm bắt và vận dụng thuần thục
kĩ năng để làm bài hiệu quả. Học sinh yếu cũng khơng cịn tình trạng ỷ lại vào các
bạn khác trong quá trình luyện tập vận dụng.
2.4.Hiệu quả mang lại sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau một năm áp dụng phương pháp rèn kĩ năng trả lời các dạng câu hỏi đọc
hiểu văn bản cho học sinh lớp 12A1,12A4 người viết thu được kết quả bước đầu
với những chuyển biến rõ rệt từ học sinh.
- Học sinh dễ dàng nắm bắt kĩ năng trả lời các dạng câu hỏi đọc hiểu trong đề
kiểm tra, đề thi Tốt nghiệp THPT.
17


- Học sinh có thể vận dụng thuần thục kiến thức và kĩ năng làm phần đọc hiểu
để nâng cao kết quả trong các bài kiểm tra môn Ngữ văn đặc biệt là bài thi thử Tốt
nghiệp THPT môn Văn (Đề của sở GD&ĐT Thanh Hóa-Tháng 4/2021)
Cụ thể:
Kết quả
Lớp


Sĩ số

Điểm

%

2,53,0
12A1

48

20

Điểm

%

1,752,25
41,7

20

Điểm

%

1,01,5
41,7

8


Điểm

%

< 1,0
16,6

0

0

12A4
43
35
81,4
8
18,6
0
0
0
0
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Tôi nhận thấy đề tài này đã mang lại những hiệu quả thiết thực như sau:
Giúp giáo viên mơn Ngữ văn có những định hướng cơ bản trong việc dạy ôn
thi THPT quốc gia mơn ngữ văn phần ĐỌC HIỂU,từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục môn Ngữ văn cho học sinhtrong nhà trường.
Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên môn Ngữ văn và đổi
mới kiểm tra đánh giá mơn học.

Góp phần nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia môn Ngữ văn trong phạm
vi nhà trường.
Giúp học sinhlàm bài tốt hơn phần nghị luận văn học, các em học sinhcó
những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc làm bài kiểm tra, thi.
* Tuy nhiên ,Việc đưa ra những giải pháp trên cũng chỉ là một trong số các
phương pháp tích cực, sẽ cịn rất nhiều phương pháp hay có thể áp dụng trong q
trình ơn thi THPTQG nói chung,phần ĐỌC HIỂU nói riêng đó tùy thuộc vào thực
tế địa phương ,đặc điểm học sinhđể có thể có được phương pháp hiệu quả nhất,
nâng cao chất lượng ôn thi cho các em.
2.Kiến nghị:
Đối với sở GD&ĐT Thanh Hóa :nắm bắt kịp thời chỉ đạo của Bộ GD về
việc tổ chức thi THPTQG để giáo viên và học sinh có định hướng ơn tập ngay từ
đầu năm học mới;tổ chức hoặc công bố nhiều hơn đề thi thử THPTQG theo hướng
đề minh họa của Bộ GD để học sinh làm quen cấu trúc đề thi, rèn luyện kĩ năng tìm
hiểu đề và có những định hướng đúng đắn khi làm bài.
18


Đối với BGH trường THPT Thạch Thành 1:nắm bắt kịp thời ý kiến chỉ
đạo của Bộ GD và sở GD Thanh Hóa về kì thi TN THPTQG ở từng năm học,;quan
tâm, đôn đốc việc dạy và học của giáo viên và học sinh, đặc biệt là các giáo viên
đang trực tiếp giảng dạy và các học sinh học khối 12; thường xun tổ chức các kì
thi khảo sát ,có sự so sánh đánh giá về chất lượng qua mỗi đợt để giáo viên kịp
thời bổ sung kiến thức cũng như kĩ năng làm bài cho các em nhằm nâng cao hiệu
quả trong kì thi TN THPTQG.
Đối với giáo viên: Ln trau dồi kiến thức, nắm bắt kịp thời ý kiến chỉ đạo
của cấp trên,nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy,nắm bắt tình hình cụ thể của từng
học sinh để đưa ra phương pháp phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Hồng, tuyển tập thơ Người đàn bà qua hai mùa tóc, NXB Hà Nội, 2014
2. Đỗ Ngọc Thống, Chương trình Ngữ văn trong nhà tường phổ thông Việt Nam
và hướng phát triển sau 2015, Tạp chí giáo dục tháng 12/2012
3. Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập Lâm Thị Mỹ Dạ, NXB Hội Nhà văn, 2011
19


4. Nguyễn Trọng Hồn, Dạy đọc hiểu văn bản mơn Ngữ văn trung học cơ sở,
NXB Đại học sư phạm, 2012.
5. Nguyễn Trọng Hồn, Tạp chí giáo dục số 143-kì 1- 8/2006
6. Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB Đại học sư phạm,2012.
7. Một số tài liệu sưu tầm trên intenet
8. Phạm Thị Thu Hương, Một số chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường
phổ thông, NXB Đại học sư phạm,2012.
9. Trần Đình Sử, Đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong nội dung và phương pháp
dạy văn, Báo văn nghệ, 2003.
Thạch Thành, ngày 16/5/2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Người viết sáng kiến

Trần Thị Hồng Duyên

20




×