Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU HÀNG GIÀY DA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY DA XUẤT KHẨU LUMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.93 KB, 47 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
2
PHẦN I: NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU
4
1.1 Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu
4
1.1.1 Căn cứ vào luật Thương Mại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ 4
Nghĩa Việt Nam
1.1.2 Căn cứ vào các nghị định, thông tư khác
5
1.1.3 Các điều kiện kinh doanh chuẩn của hiệp hội giao nhận kho
7
vận Việt Nam
1.1.4 Căn cứ vào tình hình, kế hoạch sản xuất của công ty
14
1.2 Cơ sở thực tế
19
1.2.1 Order của khách hàng
19
1.2.2 Kểt quả nghiên cứu thị trường
20
1.2.3 Kểt quả phân tích tài chính
29
PHẦN II – TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
33
2.1 Lựa chọn hình thức giao dịch
33


2.2 Gửi thư chấp nhận Order của đối tác
34
2.3 Đối tác gửi thư xác nhận:
35
2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng
35
2.4.1 Kí kết hợp đồng ngoại thương
36
2.4.2 Tiến hành sản xuất:
40
2.4.3 Thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu
40
2.4.4 Làm các thủ tục thơng quan hàng hóa
41
2.4.5 u cầu người nhập khẩu mở L/C và kiểm tra L/C
41
2.4.6 Giao hàng cho người vận tải và thông báo cho người nhập
43
khẩu
2.4.7 Lập bộ chứng từ thanh tốn
43
2.4.8 Kiến nghị, khiếu nại và thanh lí hợp đồng
44
2.5 Sơ đồ Tổ chức thực hiện hợp đồng
45
KẾT LUẬN
46

Sinh viên : Phạm Thị Mai


1

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng tồn cầu hố và khu vực hố bùng
nổ thì Việt Nam lại càng cần mở cửa để hoà nhập với sự phát triển của quốc tế,
tránh tụt hậu. Càng mở cửa, hồ nhập thì hơn bao giờ hết, ngoại thương lại càng
khẳng định vị trí quan trọng của mình. Tại Việt Nam, sau khi nền kinh tế chuyển
sang kinh tế thị trường đã có những chuyển biến tốt đẹp và giành được nhiều
thành quả to lớn trong lĩnh vực này. Cùng với xu hướng mở cửa của nền kinh tế
thế giới, đất nước ta cũng đã từng bước hoà nhập nền kinh tế trong nước với nền
kinh tế trong khu vực và toàn cầu. Chỉ trong một thời gian ngắn các doanh
nghiệp đã kịp thời thâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối
tác nước ngoài làm tăng nhanh tỷ trọng xuất nhập khẩu góp phần vào sự phát
triển kinh tế chung của cả nước.
Trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng như
nhiều nước đang phát triển khác gặp vô vàn khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại. Nhưng do xác định được tầm quan trọng của thương mại quốc tế và
xác định đây là hoạt động cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển,
Chính phủ đã tạo mọi điều kiện cho các hoạt động thương mại diễn ra thuận lợi.
Trong những năm qua, nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước, nền kinh tế nước
ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước trên mọi lĩnh vực, các văn bản pháp luật được ban hành đã tạo
điều kiện tối đa để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tất cả các
ngành nghề trong khuôn khổ của pháp luật.
Hoạt động xuất khẩu được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đóng vai trò

to lớn đối với sự phát triển của quốc gia và được Đảng, nhà nước dành cho
những ưu tiên. Qua đó tận dụng, phát huy những ưu thế của mình, biến những
mặt mạnh đó thành sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Những ngành xuất khẩu
Sinh viên : Phạm Thị Mai

2

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
mũi nhọn của Việt Nam đã đem lại nhiều lợi ích to lớn như gạo, dầu khí, hàng
dệt may, nông sản, lâm sản, thủy sản; các loại mặt hàng chủ yếu là hồ tiêu, cao
su, cà phê… Đặc biệt không thể không nhắc đến giày dép, một trong những mũi
nhọn xuất khẩu của Việt Nam, có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Trong
những năm qua, ngành sản xuất giày dép đã khai thác tốt những tiềm năng, thế
mạnh sẵn có để phát triển, sản lượng khơng chỉ đáp ứng được nhu cầu trong
nước mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia, châu lục khác nhau trên thế giới, đóng
góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định và
phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới của Việt Nam.
Hòa cùng với xu hướng vận động đó của nền kinh tế, cũng như được sự
khuyến khích sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của Chính phủ, Cơng ty cổ phần
giày da xuất khẩu LUMA đã nắm bắt những cơ hội sản xuất, kinh doanh, đã tiến
hành hoạt động sản xuất xuất khẩu, trên cơ sở liên doanh với các nhà đầu tư Đài
Loan, được đầu tư quy trình máy móc hiện đại, trên cơ sở nhập khẩu các nguyên
vật liệu cần thiết cùng với đội ngũ lao động có giá cả cạnh tranh, cơng ty đã chủ
động tìm kiếm đối tác trên các thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
Dưới đây là phương án xuất khẩu mặt hàng giày da theo đơn đặt hàng từ một
đối tác tại thị trường Đức, trên cơ sở tính tốn các chi phí và doanh thu, giá cả
hợp lí, việc thực hiện đơn hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho cơng ty, đóng góp vào

thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất của ngành
nói riêng và nên kinh tế nói chung. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần như sau:
Phần 1: Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu
Phần 2: Tổ chức thực hiện phương án

Sinh viên : Phạm Thị Mai

3

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

PHẦN 1: NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT
KHẨU
1.1 Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu
Phương án xuất khẩu được lập dựa trên các cơ sở sau:
1.1.1 Căn cứ vào luật Thương Mại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng
hóa với nước ngồi:
- Xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoăc được
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào điều 3 – chương II về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu
Mọi thương nhân theo quy định của pháp luật, cụ thể
+ Đối với thương nhân Việt Nam khơng có vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngồi
Trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng
hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được
xuất khẩu, nhập khẩu hang hóa khơng phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh
doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy
quyền của thương nhân.
+ Đối với thương nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty và
chi nhánh cơng ty nước ngồi tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại
thuộc phạm vi điều chỉnh tại Chi tiết thi hành Luật thương mại Việt Nam, ngoài
Sinh viên : Phạm Thị Mai

4

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
việc thực hiện các quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP, còn thực hiện theo
các quy định khác của pháp luật có liên quan vâ các cam kết của Việt Nam trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập (Bộ trưởng
Bộ Thương Mại Việt Nam cơng bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh
thương mại của thương nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài).
- Căn cứ vào điều 4 – Chương II về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất
khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý
chuyên ngành.
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về
kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng,

phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chun ngành trước khi
thơng quan.
+ Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng
xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa
khơng thuộc quy định tại các khoản 1, 2 điều này, chỉ phải làm thủ tục thông
quan tại Hải quan cửa khẩu.
1.1.2 Căn cứ vào các nghị định và thông tư khác.
Theo nghị định 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23/01/2006 về chi tiết thi
hành luật thương mại thì: 8 nhóm háng cấm xuất khẩu khỏi Việt Nam (bao gồm
hàng hóa xuất khẩu mậu dịch, phi mậu dịch, xuất khẩu mậu biên…)
(1) Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết
bị kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phịng cơng bố danh mục và ghi mã số HS đúng
trong biểu thuễ xuất nhập khẩu).
(2) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tồn dân, sở hữu của tổ
chức chính trị xã hội (Bộ văn hóa- Thơng tin hướng dẫn thực hiện, cơng bố danh
mục và ghi mã số HS đúng trong biểu thuế xuất nhập khẩu)

Sinh viên : Phạm Thị Mai

5

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
(3) Các lọa van hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành tại Việt Nam
(Bộ Văn hóa- Thơng tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số
HS đúng trong biểu thuế xuất nhập khẩu)
(4) Gỗ tròn, gỗ xẻ gỗ rừng tự nhiên trong nước (Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng

trong biểu thuế xuất nhập khẩu)
(5) Động vật thực vật hoang quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng thuộc
nhom IA-IB theo quy định tại Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của
Chính phủ, và động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm trong sách đỏ mà Việt
Nam đẫcm kết với các tổ chức quốc tế (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong biểu thuế
xuất nhập khẩu)
(6) Các lồi thủy sản q hiếm (Bộ thủy sản cơng bố danh mục và ghi mã
số HS đúng trong biểu thuế xuất nhập khẩu)
(7) Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã
sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước (Bộ Thương mại và ban cơ yếu
Chính phủ hướng dẫn thực hiện)
(8) Hóa chất độc bảng I được quy định trong cơng ước cấm vũ khí hóa
học (Bộ cơng nghiệp cơng bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong biểu thuế
xuất nhập khẩu)
Theo đó mặt hàng giày da khơng thuộc nhóm hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập
khẩu qua cửa khẩu, biên giới hải quan Việt Nam, khơng thuộc nhóm hàng hóa
phải xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của bộ Cơng Thương theo Nghị định
này.
Ngồi ra căn cứ vào:
- Luật Hải Quan được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thong qua ngày
29/06/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2006 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Hải Quan.
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy
định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, kiểm sát hải quan.
Sinh viên : Phạm Thị Mai

6

Lớp KTN49-ĐH



ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Nghị Định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính Phủ quy định chi
tiết thi hành luật thuế xuất nhập khẩu.
- Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 về hướng dẫn thi hành thuế
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư 114/2005/TT-BTC ban hành ngày 15/12/2005 về hướng dẫn kiểm
tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Nghị định 155/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2005 của Chính Phủ về
việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Quyết định 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 về việc ban hành quy trình thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Quyết định có hiệu
lực thi hành ngày 01/06/2006
…..
1.1.3 Các điều kiện kinh doanh chuẩn của hiệp hội giao nhận kho vận
Việt Nam
1.1.3.1. Những quy tắc chung
1. Các điều kiện kinh doanh chuẩn dưới đây được gọi tắt là CĐKKDC sẽ
được áp dụng cho tất cả các dịch vụ được tiến hành, thực hiện hoặc đưa ra bởi
công ty đang hoạt động như những người giao nhận vận tải kể cả trong trường
hợp công ty này đưa ra vận đơn hoặc một chứng từ nào khác chứng tỏ hợp đồng
chuyên chở giữa một bên không phải là công ty với khách hàng hoặc chủ hàng.
2. Trong trường hợp công ty hoạt động như người vận tải, những qui định
của chứng từ được phát hành bởi hoặc nhân danh công ty mang nội dung vận
của vận đơn, dù chuyển nhượng được hay khơng, sẽ là bắt buộc và trong trường
hợp có xung đột các điều kiện, thì những qui định của chứng từ đó vẫn bao trùm
lên các điều kiện của CĐKKDC trong phạm vi xung đột.
3. Đối với các dịch vụ liên quan đến thủ tục hải quan, thuế, giấy phép, tài
liệu lãnh sự, giấy chứng nhận xuất xứ, giám định, các loại giấy chứng nhận và

các dịch vụ tương tự hoặc ngẫu nhiên. Công ty luôn luôn chỉ được coi là hành
động như một đại lý và không bao giờ được coi là người ủy thác.

Sinh viên : Phạm Thị Mai

7

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
1.1.3.2 Định nghĩa
Trong những điều kiện kinh doanh chuẩn này:
4. “Công ty” – là hội viên của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam,
người đứng ra đảm nhận cung cấp những dịch vụ.
5. Những “điều kiện” là toàn bộ những cam đoan, diều khoản, điều kiện
ghi trong CĐKKDC.
6. “Khách hàng” là bất kì một cá nhân, hay bất kì một cơng ty, tổng cơng
ty và xí nghiệp, hoặc một tổ chức.
7. “Chủ” là chủ hàng gồm cả người gửi hàng và người nhận hàng và bất
kì một cá nhân nào khác có quyền hoặc sẽ có quyền lợi đối với hàng hóa và bất
kì ai hoạt động nhân danh những người vừa nêu trên.
8. “Hàng hóa” bao gồm hàng hoặc container không do công ty hoặc nhân
danh công ty cung cấp, hoặc một phần của chúng mà công ty cung cấp dịch vụ.
9. “Hàng nguy hiểm” là hàng được nêu trong “Luật hàng nguy hiểm hàng
hải quốc tế” do Tổ chức tư vấn hàng hải quốc tế (IMO) phát hành và công bố.
10. “Các chỉ dẫn” là sự liệt kê những yêu cầu riêng biệt của khách hàng.
1.1.3.3 Nghĩa vụ của công ty
11. Công ty sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình với sự quan tâm, mẫn cán và
trình độ xét đốn hợp lí.

12. Cơng ty sẽ thực hiện các dịch vụ của mình trong khoảng thời gian hợp
lí trừ khi có thỏa thuận riêng trước đó bằng văn bản như là chỉ dẫn cho công ty.
13. Tùy thuộc vào CĐKKDC và trong trường hợp cụ thể về quyền tự
quyết dành cho công ty dưới đây, công ty sẽ làm tất cả các bước hợp lí nhằm
thực hiện các hướng dẫn của khách hàng mà công ty đã chấp nhận.
14. Nếu tại thời điểm bất kì nào đó trong q trình thực hiện, cơng ty cân
nhắc hợp lí và thấy có lí do thích đáng vì những lợi ích của khách hàng để làm
khác với bất kì chỉ dẫn nào của khách hàng, thì cơng ty được phép làm như vậy
mà sẽ khơng phải gánh chịu thêm bất kì trách nhiệm nào khác trong hậu quả của
việc làm đó.

Sinh viên : Phạm Thị Mai

8

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
15. Khi sử dụng quyền tự quyết của mình như CĐKKDC cho phép, công
ty sẽ thực hiện sao cho phù hợp với quyền lợi của khách hàng.
16. Nếu sau khi hợp đồng đã được thỏa thuận các trường hợp hoặc hồn
cảnh nào đó xảy ra mà theo nhận định của cơng ty nó có thể làm mất khả năng
thực hiện toàn bộ hay một phần những hướng dẫn của khách hàng thì cơng ty
phải từng bước hợp lý thơng báo cho khách hàng biết và xin những hướng dẫn
thêm.
1.1.3.4 Nghĩa vụ của khách hàng
17. Khách hàng bảo đảm rằng anh ta là chủ hàng hoặc là người đại diện
được ủy quyền của chủ hàng và anh ta được ủy quyền để chấp nhận, và sẽ chấp
nhận CĐKKDC này không chỉ cho chính anh ta mà cịn như đại lý nhân danh

của chủ hàng.
18. Khách hàng bảo đảm rằng anh ta có sự hiểu biết hợp lí về những vấn
đề liên quan đến sự điều hành kinh doanh của anh ta, bao gồm nhưng không giới
hạn các điều kiện mua bán hàng hóa và tất cả những vấn đề khác có liên quan.
19. Khách hàng sẽ cung cấp những chỉ dẫn đầy đủ và khả thi.
20. Khách hàng bảo đảm rằng sự mơ tả hàng hóa chi tiết và đầy đủ, cẩn
thận và chính xác.
21. Khách hàng bảo đảm rằng hàng hóa được đóng gói và ghi nhãn đúng
trừ khi cơng ty đã chấp nhận những chỉ thị có liên quan đến dịch vụ này.
22. Khách hàng sẽ không giao hoặc buộc công ty phải giải quyết hoặc xử
lý hàng nguy hiểm, trừ khi có thỏa thuận trước và rõ ràng bằng văn bản.
23. Khách hàng sẽ phải bồi thường cho cơng ty đối với tồn bộ trách
nhiệm, tổn thất, hư hỏng và các chi phí phát sinh bởi việc cơng ty đã hành động
theo đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc bởi bất kì sự vi phạm nào của khách
hàng về bất kỳ sự bảo đảm nào nêu trong CĐKKDC hoặc bởi sự cẩu thả của
khách hàng.
24. Khách hàng phải trả cho công ty bằng tiền mặt hoặc như đã thỏa thuận
mọi khoản tiền ngay khi đến hạn thanh toán mà khơng được khấu trừ hoặc trì
hỗn vì bất kì một khiếu nại, một phản tố chéo hay một sự trừ cấn nào.
Sinh viên : Phạm Thị Mai

9

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
1.1.3.5 Thực hiện hợp đồng
A. KHI CÔNG TY LÀ ĐẠI LÝ:
25. Trong phạm vi mà công ty chỉ hoạt động như là một đại lý, thì cơng ty

khơng được làm hoặc dự định làm bất kỳ một hợp đồng nào với khách hàng về
chuyên chở, bảo quản hoặc quản lý hàng hóa cũng như bất kỳ một dịch vụ nào
liên quan đến hàng hóa mà chỉ đơn thuần hành động nhân danh khách hàng
trong việc đạt được những dịch vụ đó bằng cách lập các hợp đồng với bên thứ
ba mà các quan hệ trực tiếp thực tế được thiết lập giữa khách hàng và bên thứ ba
này.
26. Công ty sẽ không chịu trách nhiệm về những hành động và sơ suất của
các bên thứ ba nêu ở Điều 25 ở trên và cũng không chịu trách nhiệm đối với mọi
rủi ro hoặc sự thiếu mẫn cán hoặc lỗi lầm nào đó phát sinh dù cố ý hay khơng
của các đại lý của bên thứ ba hoặc với người kí hợp đồng liên quan tới lô hàng
được giao nhận, dù họ là người vận tải đường bộ, đường biển hay đường không
hoặc là người quản lý kho hàng hay một người bất kì nào khác.
27. Khi hoạt động như một đại lý, công ty được ủy quyền của khách hàng
để tham gia vào các hợp đồng nhân danh khách hàng và làm mọi việc mà khách
hàng bị ràng buộc bởi các hợp đồng này và hành động về mọi phương diện dù
có trệch khỏi các chỉ dẫn của khách hàng.
28. Cơng ty chỉ giao những hàng hóa theo các hợp đồng, các điều khoản,
điều kiện và qui định của các cá nhân, các công ty hoặc những người được ủy
quyền khác nhau theo quyền sở hữu của họ hàng có thể được chuyển.
29. Khách hàng sẽ bảo vệ, bồi thường và không làm tổn hại cho công ty
đối với mọi trách nhiệm, mất mát, hư hỏng và các chi phí phát sinh bởi các hợp
dồng được ký kết theo các yêu cầu của khách hàng như ở Điều 27 và 28.
B. KHI CÔNG TY LÀ NGƯỜI ỦY THÁC:
30. Trong phạm vi công ty ký hợp đồng như một người ủy thác để thực
hiện những yêu cầu của khách hàng, công ty sẽ đứng ra nhận thực hiện hoặc với
danh nghĩa của mình đảm bảo thực hiện các yêu cầu của khách hàng, và theo
các qui định của CĐKKDC, công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về những mất mát,
Sinh viên : Phạm Thị Mai

10


Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
hư hỏng đối với hàng hóa xảy ra trong thời gian kể từ khi hàng được công ty
nhận để chuyên chở cho đến khi hàng được giao.
31. Bất kể những qui định khác trong CĐKKDC, nếu chứng minh được
rằng việc mất mát hoặc hư hỏng hàng đã xảy ra, thì trách nhiệm của công ty sẽ
được xác định theo các qui định trong bất kỳ một công ước quốc tế hoặc luật
quốc gia, mà những qui định đó:
a. Khơng thể bị loại bỏ bởi hợp đồng riêng, có hại cho người khiếu nại, và
sẽ được áp dụng nếu người khiếu nại đã ký một hợp đồng riêng rẽ và trực tiếp
với người cung cấp thực tế những dịch vụ đối với dịch vụ hoặc cung đoạn vận
chuyển nơi đã xảy ra tổn thất, hư hỏng và nhận được bất kỳ chứng từ cụ thể nào
như là bằng chứng mà nó phải được phát hành nếu như Công ước quốc tế hay
Luật quốc gia đó được áp dụng.
32. Bất kể những điều kiện khác được qui định trong CĐKKDC nếu có
thể chứng minh đượcrằng việc mất mát hư hỏng hàng hóa xảy ra ở trên biển
hoặc nội thủy, thì trách nhiệm của công ty sẽ được giới hạn theo như qui định
của Luật Hàng hải Việt Nam và công ty được hưởng mọi sự che chở, miễn trách
hoặc giới hạn trách nhiệm qui định đối với việc chuyên chở theo Bộ luật nói
trên. Sự dẫn chiếu Bộ luật nói trên đối với việc chuyên chở bằng đường biển sẽ
được coi là bao gồm cả sự dẫn chiếu đối với việc chuyên chở bằng nội thủy và
luật trên sẽ được giải thích phù hợp.
C. VẬN CHUYỂN BẰNG HÀNG KHƠNG:
Nếu cơng ty hoạt động như người ủy thác đối với việc vận chuyển hàng
hóa bằng hàng khơng, trách nhiệm của cơng ty sẽ được xác định theo những qui
định trong Bộ luật hàng không dân dụng Việt Nam.
1.1.3.6 Trách nhiệm chung và giới hạn trách nhiệm

33. Trừ những qui định khác trong CĐKKDC, công ty sẽ klhông chịu
trách nhiệm đối với bất kỳ mất mát, hư hỏng nào phát sinh bởi:
a. Hành động hoặc sự sơ suất của khách hàng hoặc chủ hàng hay bất kỳ
người nào hoạt động nhân danh họ.

Sinh viên : Phạm Thị Mai

11

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
b. Đã làm theo đúng những hướng dẫn của khách hàng, chủ hàng hay bất
kỳ người nào được ủy quyền trao hướng dẫn đó cho cơng ty.
c. Việc đóng gói và ghi nhãn hàng hóa khơng phù hợp với trừ trường hợp
dịch vụ này do chính cơng ty thực hiện.
d. Xử lý, xếp lên, xếp đặt hay dỡ hàng hóa do khách hàng, chủ hàng hoặc
bất kì người nào nhân danh họ.
e. Khuyết tật bên trong của hàng hóa.
f. Các cuộc nổi loạn, bạo động , đình cơng, bế xưởng, ngừng làm việc hay
gây rối của công nhân dù với bất kỳ lý do nào.
g. Bất kì một nguyên nhân nào xảy ra với công ty mà không thể tránh
được hoặc những hậu quả của nó mà cơng ty khơng thể ngăn cản được bởi sự
mẫn cán hợp lý.
34. Bất kể những qui định khác trong CĐKKDC, công ty sẽ không chịu
trách nhiệm về những mất mất hư hỏng xảy ra đối với tài sản bản thân nó khơng
phải là hàng hóa, những mất mát, hư hỏng hệ quả hay gián tiếp, mất lợi nhuận,
chậm trễ hoặc trệch đường.
35. Trừ những điều khác đã qui định trong CĐKKDC, trách nhiệm của

công ty, trong mọi trường hợp, đối với bất kỳ sự cẩu thả hay lỗi lầm hoặc mọi sự
cố hay sự việc khác dù xảy ra thế nào, và bất kể nguyên nhân gây ra mất mát, hư
hỏng không giải thích được, sẽ khơng vượt q như qui định tại điều 8
Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 đối với công ty kinh
doanh dịch vụ logistics hoặc tại điều 24 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19
tháng 10 năm 2009 đối với công ty kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức.
36.a. Việc bồi thường sẽ được tính tốn trên cơ sở tham chiếu trị giá hàng
hóa ghi trên hóa đơn cộng với tiền cước vân chuyển và tiền bảo hiểm nếu đã trả.
36.b. Nếu khơng có trị giá hàng hóa theo hóa đơn, việc bồi thường sẽ
được tính tốn theo trị giá loại hàng đó tại nơi và thời gian mà hàng được giao
cho khách hàng hoặc chủ hàng hoặc những người được quyền thừa hưởng hoặc
người do khách hàng chỉ thị hoặc sẽ được giao như vậy. Trị giá của hàng hóa sẽ
được ấn định theo theo giá thị trường hiện hành, hoặc, nếu khơng có giá trao đổi
Sinh viên : Phạm Thị Mai

12

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
hàng hóa hoặc giá thị trường hiện hành, sẽ tham chiếu giá trị thông thường của
loại hàng cùng loại và cùng chất lượng.
37. Bằng sự thỏa thuận đặc biệt bằng văn bản và thanh tốn chi phí thêm,
có thể địi cơng ty bịi thường cao hơn nhưng khơng vượt q trị giá hàng hóa
hoặc trị giá đã thỏa thuận, tùy chọn loại nào thấp hơn.
38.a. Công ty sẽ được giải phóng khỏi mọi trách nhiệm trừ khi:
(i) Cơng ty hoặc đại lý nhận được thông báo về mọi khiếu nại trong vịng
14 ngày (khơng kể chủ nhật và các ngày lễ) kể từ ngày được qui định ở điều (b)
dưới đây.

(ii) Việc kiện tụng phải đưa ra tịa án thích hợp và công ty phải nhận được
thông báo bằng văn bản về việc này trong vòng 9 tháng kể từ ngày được qui
định ở điều (b) dưới đây.
38.b. (i) Ngày giao hàng, nếu là hư hỏng hàng hóa, ngày mà hàng lẽ ra
phải được giao nếu là trường hợp mất mát hàng hóa.
(ii) Ngày mà hàng lẽ ra phải được giao nếu là trường hợp chậm giao
hàng hoặc không giao hàng.
(iii) Trong mọi trường hợp khác, từ khi phát sinh khiếu nại.
1.1.3.7 Quyền cầm giữ hàng hố
39. Cơng ty có quyền cầm giữ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến
hàng hóa dưới sự sở hữu, giám sát hoặc kiểm soát của họ đối với mọi khoản tiền
nợ tại bất kì thời điểm nào của khách hàng hoặc chủ hàng, và cơng ty có quyền
bán hay định đoạt đối với hàng hóa hay các chứngtừ liên quan như một đai lý
của khách hàng, mọi chi phí sẽ do khách hàng chịu, công ty sẽ sử dụng các
khoản tiền thu được để thanh toán các khoản nợ trong 45 ngày thơng báo bằng
văn bản cho khách hàng, khoản tiền cịn lại sau khi thanh tốn nợ đối với cơng
ty và các chi phí bán hoặc định đoạt hàng hóa sẽ chuyển trả cho khách hàng và
khi đó cơng ty sẽ được giải phóng khỏi mọi trách nhiệm đối với hàng hóa hoặc
chứng từ.
40. Khi hàng hóa có dấu hiệu bị thối hoặc bị hỏng , thì quyền của cơng ty
về việc bán hoặc định đoạt đối với hànghóa sẽ phát sinh ngay khi bắt đầu có một
Sinh viên : Phạm Thị Mai

13

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
khoản nợ nào đó đối với cơng ty và chỉ phụ thuộc vào các bước hợp lí do cơng

ty tiến hành trong việc thông báo cho khách hàng về ý định bán hoặc định đoạt
hàng hóa trước khi cơng ty làm như vậy.
41. Cơng ty có quyền giữ lại hoặc địi lại các khoản hoa hồng mơi giới
được chia và các khoản thu nhập khác thông thường được giữ lại bởi hoặc được
chia cho người giao nhận vận tải.
1.1.3.8. Khiếu nại và trọng tài
42. Các khiếu nại đối với công ty sẽ có thời hiệu tố tụng trong vịng 9
tháng, trừ trường hợp công ty hoạt động như một người vận tải bằng đường biển
hoặc nội thủy và đứng tên mình lý phát vận đơn khi đó thời hiệu tố tụng của các
khiếu nại sẽ được xác định theo các qui định trên vận đơn. Thời hạn 9 tháng sẽ
bắt đầu kể từ ngày giao hàng cho người nhận được ghi trên hợp đồng hoặc, nếu
hàng không được giao kể từ ngày hợp đồng được ký kết.
43. Trường hợp có tranh chấp, các bên tranh chấp trước hết sẽ giải quyết
bằng thương lượng, nhưng nếu không thể giải quyết được bằng thương lượng,
các bên đồng ý đưa vụ việc ra hội đồng trọng tài do các bên tự chỉ định. Trường
hợp các trọng tài được lựa chọn không đồng ý với nhau, khi đó quyết định của
trọng tài tối cao do các trọng tài chỉ định sẽ là quyết định cuối cùng và ràng buộc
đối với các bên. Trong trường hợp theo luật định, tranh chấp bắt buộc phải đưa
ra tịa án giải quyết thì quyết định của tồ án là cuối cùng và ràng buộc đối với
các bên.
1.1.3.9. Quyền tài phán và luật áp dụng
44. CĐKKDC và bất kì một luật hoặc hợp đồng nào mà CĐKKDC áp
dụng sẽ được điều chỉnh theo Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
1.1.4 Căn cứ vào tình hình, kế hoạch sản xuất của công ty:
1.1.4.1 Giới thiệu chung về công ty
 Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phần giày da xuất khẩu LUMA
 Tên tiếng Anh: LUMA Coporation
Sinh viên : Phạm Thị Mai


14

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
 Tên viết tắt: LUMA
 Trụ sở chính: 1 Lạch Tray, Quận Ngơ Quyền, Thành phố Hải Phịng.
 Mã số kinh doanh 0012452366425 được cấp bởi Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư
thành phố Hải Phòng.
 Mã số tài khoản 2100201284362 tại Ngân Hàng Ngoại Thương thành phố
Hải Phòng - VIETCOMBANK.
 Điện thoại: (84 31) 38 641 386 - 38 660 564
 Fax

: (84 31) 38 641 386 - 38 660 564

Lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu
các mặt hàng giầy dép bằng da, giả da, vải, các sản phẩm chế biến từ da, giả da
và các nguyên liệu, phụ liệu khác… với thị trường xuất khẩu chính là EU, Nhật
Bản, Mêxico, Canada.
Cơng ty được thành lập vào tháng 3 năm 2000 dưới hình thức cơng ty cổ
phần liên doanh với Đài Loan và hoạt động dựa trên những quy định điều chỉnh
của Luật Doanh Nghiệp, Luật Thương Mại, Luật Dân Sự.

Sinh viên : Phạm Thị Mai

15

Lớp KTN49-ĐH



ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Cơ cấu công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau:
ĐẠI HỘI CỔ
ĐƠNG

BAN
KIỂM
SỐT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHĨ TỔNG GIÁM
ĐỐC 1

PHĨ TỔNG GIÁM
ĐỐC 2

Phịng tổ chức

Phịng Kinh
doanh xuất nhập
khẩu

Phịng kế tốn
Xí nghiệp giày da
LUMA
Trung tâm thời
trang


Cửa hàng

Phịng dự án kĩ
thuật cơng nghệ

Chi nhánh

1.1.4.2 Tình hình sản xuất kinh doanh cơng ty 2010 và phương hướng 2011
*) Giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt được hàng năm khoảng 130 150 tỉ đồng, sản xuất phục vụ cho thị trường trong nước 20% và đặc biệt là xuất
khẩu chiếm 80%.

Sinh viên : Phạm Thị Mai

16

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
*) Năm 2010 là năm có nhiều biến động mạnh về kinh tế xã hội đã có tác
động bất lợi đến sản xuất kinh doanh của công ty. Ngay từ cuối năm 2009 bước
sang năm 2010 chi phí đầu vào tăng mạnh (giá vật tư nguyên liệu, xăng dầu, vận
tải, BH-XH v.v… tăng từ 30% đến 50%), tiếp đến là lạm phát tăng cao, biến
động tỷ giá ngọai tệ, lãi suất vay tăng mạnh, cuối quý 3 chịu ảnh hưởng suy
thối kinh tế tồn cầu, thị trường chứng khốn sụt giảm, dự án thì đình trệ v.v…
Tất cả đã có những tác động xấu trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị năm 2010 được thể hiện theo
bảng kê dưới đây:

Chỉ tiêu thực
hiện
Doanh thu

Luma1

Luma2

Luma3

Luma4

22.25

20.45

44.55

36.45

92.9

64.8

87.8

95.1

7.6
59.2


6.5
67.2

13.12
83.4

11.02
89.4

1.515

1.192

1.787

1.967

108.2

91.6

108.3

109.3

1,792

1.792


1.916

2.204

89,6

89.6

95.8

110

(109 đồng)
% doanh thu
so kế hoạch
Lợi nhuận
% lợi nhuận
so kế hoạch
Lương BQ
(106 đồng)
% lương BQ
so kế hoạch
Thu nhập (106
đồng)
% thu nhập
so với kế
hoạch

Bảng 1: Tình hình kinh doanh của cơng ty năm 2010
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của công ty đạt được như sau:

- Tổng doanh thu đạt 123,7 tỉ đồng so với kế hoạch 140 tỉ đạt 80,82%.
- Lợi nhuận đạt 38,24 tỉ đồng
*) Bước vào năm 2011 công ty đánh giá năm nay là một năm sẽ gặp nhiều khó
khăn cho hoạt động của cơng ty khi tình hình kinh tế cả nước sụt giảm do khủng

Sinh viên : Phạm Thị Mai

17

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
hoảng toàn cầu tác động với những diễn biến phức tạp và thách thức hơn cả năm
2010, giá cả chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh.
- Ngành giầy da năm nay không đủ việc làm, giá thấp và không cạnh tranh do
bị áp thuế cao so với nước khác. Khách hàng cắt giảm thu hẹp sản xuất do tình
hình khủng hoảng. Công ty dự kiến phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất
kinh doanh năm 2011 như sau :
Doanh thu:
+ Từ sản xuất :
+ Từ kinh doanh nội địa:
+ Từ nguồn khác :
Lợi nhuận phấn đấu
+ Thu nhập bình quân người lao động:
+ Lao động bình quân :
+ Tổng quỹ tiền lương thu nhập :
Thực hiện chi trả cổ tức phấn đấu:

150 tỉ

120-130 tỉ
15-20 ti
5-15 tỉ
30 đến 40 tỉ
2.300.000 đồng/người/tháng
2000 người
58 tỉ đồng.
trên 5%/năm.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra trên, bên cạnh việc tiếp tục duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại bộ máy quản lí tránh lãng phí nguồn lực và
đặc biệt là giữ mối quan hệ làm ăn buôn bán lâu dài với các đối tác trong và
ngoài nước, các mối đặt hàng, các bạn hàng lâu năm, cũng không ngừng chủ
động tìm kiếm những đối tác mới, thiết lập các mối quan hệ làm ăn.
Sắp xếp lại để tận dụng khai thác các mặt bằng, mở rộng năng lực sản xuất
tại các đơn vị có điều kiện thuận lợi tăng năng lực sản xuất, trong đó có dự kiến
vay quỹ kích cầu của thành phố đầu tư mới 1 xí nghiệp mở rộng sản xuất. Hợp
tác khai thác kinh doanh với các đối tác trong điều kiện pháp luật cho phép để
tận dụng khai thác các mặt bằng còn trống. Mở rộng số điểm bán hàng hệ thống
kinh doanh nội địa để tăng doanh số, nâng cao hiệu quả và phát triển thương
hiệu.

Sinh viên : Phạm Thị Mai

18

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG


1.2 Cơ sở thực tế
1.2.1 Order của khách hàng: Công ty nhận được order từ công ty Amazon
(Đức ) nhập khẩu 300 000 đôi giày mũ da

ORDER
AMAZON Co., Ltd.
66 Hamburger street, Innenstadt-Ost
Dortmund city, Germany
Dortmund, 5th March. 2011
LUMA Corporation
1 Lach Tray, Ngo Quyen,
Haiphong, Vietnam
We are interested in a new model of leather shoes advertisement by you in
the current number of the “Fashion Leather footwear” and we would like to
inform you the detail of purchase condition and the price list that we could
order:
1) Luma boots
Product code: model F115
HS code: 6403.51.00.00
Description: calf leather uppers, fully lether lined, Goodyear welted leather sole
Unit price: 50 USD/Pair- FOB Hai phong -Incoterm 2000.
Quantity: 50 000 Prs.
Total price : 2 500 000 USD
Payment

: to be made by an irrevocable L/C at sight, against shipping.

As to delivery date we agree that they should be shipped 2 months after your
conformation of the order.

We are looking forwards to hearing from you soon.
Yours faithfully
Directer
Sinh viên : Phạm Thị Mai

19

Lớp KTN49-ĐH


ĐỒ ÁN MÔN HỌC – KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

1.2.2 Kểt quả nghiên cứu thị trường
1.2.2.1 Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam
*) Đánh giá chung.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy hết năm 2010,
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4%
Trong tháng 12/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi đạt 3,5 tỷ USD, tăng 6,3% .
Hết năm 2010, tổng trị giá xuất khẩu của khu vực FDI là 34,1 tỷ USD,
tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó:
- Giày dép các loại: trong tháng 12/2010 trị giá xuất khẩu đạt 563 triệu USD,
tăng 13,5% so với tháng 11/2010, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 lên
5,12 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước.
Dưới đây là bảng trị giá xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang một
số nước năm 2010:

Sinh viên : Phạm Thị Mai


20

Lớp KTN49-ĐH



×