Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của đồng bào dân tộc cơtu thuộc xã a tiêng, huyện tây giang, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG


NGUYỄN LAN ĐÀI

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CƠTU
THUỘC XÃ ATIÊNG, HUYỆN TÂY GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM

Đà Nẵng, 5 – 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG


NGUYỄN LAN ĐÀI

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CƠTU
THUỘC XÃ ATIÊNG, HUYỆN TÂY GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM

Ngành: Sƣ phạm Sinh
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Đào

Đà Nẵng, 5 – 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Đà Nẵng, tháng 4/2015
SVTH

Nguyễn Lan Đài


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới
các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng
nói chung và các thầy cơ giáo Khoa Sinh – Mơi trƣờng nói
riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức,
kinh nghiệm và các kỹ năng quý giá trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
Nguyễn Thị Đào đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hƣớng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp. Em xin
cảm ơn thầy Nguyễn Huy Bình, thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn em
làm đề tài Nghiên cứu khoa học – là nền móng của đề tài Khóa
luận Tốt nghiệp này.

Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, ông,
bà trong cộng đồng dân tộc Cơ Tu tại xã Atiêng, đặc biệt là
Ơng Bríu Pố (xã Lăng) huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã
cung cấp thơng tin và nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành đề

tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
đóng góp ý kiến, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Khóa luận Tốt
nghiệp này.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................. 2
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
CÂY THUỐC ................................................................................................................. 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới ................................ 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ................................ 6
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................... 10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 10
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 13
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 14
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................................................ 14
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................................................. 14
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 14
2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 15
2.5.1. Phƣơng pháp phỏng vấn .................................................................................. 15
2.5.2. Phƣơng pháp khảo sát ngoài thực địa .............................................................. 25

2.5.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu ............................................................................... 26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC DO NGƢỜI CƠ
TU SỬ DỤNG TẠI XÃ ATIÊNG, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM....... 17
3.2. PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY THUỐC DO NGƢỜI CƠ TU SỬ
DỤNG TẠI XÃ ATIÊNG, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ................... 27
3.3. DANH SÁCH CÁC LỒI CÂY CĨ TÊN TRONG SÁCH ĐỎ ........................ 32


3.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY
THUỐC .......................................................................................................................... 33
3.5. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI
NGUYÊN CÂY THUỐC ............................................................................................... 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 39
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Danh mục các loài cây thuốc đƣợc ngƣời Cơ Tu sử dụng tại xã
Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.


18

Bảng 3.2
Bảng 3.3

Thống kê số lƣợng họ, chi, loài cây thuốc trong các ngành.
Thống kê số lƣợng họ, chi, loài cây thuốc của ngành Hạt kín.

27
28

Bảng 3.4

Thống kê số lƣợng lồi cây thuốc trong các họ.

28

Bảng 3.5

Sự phân bố các loài thuốc theo sinh cảnh

29

Bảng 3.6

Sự đa dạng về các bộ phận của cây đƣợc sử dụng lam thuốc

30


Bảng 3.7

Thơng kê các lồi cây thuốc đƣợc ngƣời Cơ Tu chữa theo nhóm
bệnh

31

Bảng 3.8

Các lồi cây thuốc có tên trong sách Đỏ Việt Nam – Phần Thực vật

33

Bảng 3.9

Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của ngƣời Cơ Tu.

33

Bảng 3.10

Mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của ngƣời Cơ Tu

34

Bảng 3.11

Thái độ của ngƣời Cơ Tu đối với việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây
thuốc


35


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với lãnh thổ nằm trải dài từ Bắc tới Nam trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, Việt
Nam là nƣớc đƣợc thế giới đánh giá cao về sự phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên
nhiên động – thực vật, có ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học cũng nhƣ kinh tế cao, đặc
biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam nói chung và trong các cộng đồng dân tộc
thiểu số nói riêng.
Từ trƣớc đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các cây thuốc và vị
thuốc để chữa trị các loại bệnh nhƣ: Gs. Đỗ Tất Lợi (1999) trong cuốn “Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây con để làm thuốc [13]; Sách “Cây thuốc Việt
Nam” của Lƣơng y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc; Tiến sĩ Võ Văn Chi (1997)
có cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” ghi 3200 cây thuốc trong đó có cả các lồi cây
thuốc nhập nội [8][9]… Theo tài liệu của Viện dƣợc liệu (2000) thì Việt Nam có đến
3830 lồi cây làm thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật [5]. Nhƣng con số này có thể đƣợc
nâng lên vì kiến thức của đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chƣa đầy đủ hay
còn bỏ ngõ.
Thực tế cho thấy nguồn tài nguyên dƣợc liệu đã đƣợc 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt
Nam sử dụng trong chăm sóc, phịng cũng nhƣ chữa trị và bồi bổ sức khỏe, mỗi dân tộc
lại có một cách sử dụng cây thuốc khác nhau. Tuy khơng có lý thuyết âm dƣơng, hàn
nhiệt, ngũ hành, lục khí nhƣ y học cổ truyền Trung Quốc, hoặc nhƣ y học cổ truyền chính
thống Việt Nam, nhƣng từ lâu đời họ đã hình thành tập quán sử dụng thực vật, có những
quan điểm riêng trong cách trị bệnh, có những cây thuốc quý báu và kinh nghiệm chữa
bệnh rất hay mà chúng ta chƣa từng biết đến. Trong khi đó hiện nay, do nhiều biến động
lớn về nguồn tài nguyên cây thuốc cũng nhƣ nền văn hóa các dân tộc thiểu số, đặc biệt
thời kỳ mở cửa phát triển kinh tế hàng hóa, trƣớc sự xâm nhập ồ ạt của “thuốc tây” với
nhiều ƣu thế: tiện sử dụng, tác dụng nhanh đã làm nhiều ngƣời xem nhẹ giá trị chữa bệnh
bằng những loại thuốc từ cây cỏ. Mặt khác, vì nhiều lý do mà các ơng lang, bà mế, những

ngƣời biết cây thuốc và làm thuốc trong các cộng đồng dân tộc cũng chƣa đƣợc chú ý,
chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc khai thác cây thuốc đi đôi với bảo tồn và
truyền nghề cho các thế hệ sau. Chính vì vậy, hiện nay những cây thuốc quý đang đứng
trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng; sự thất truyền những tri thức y học bản địa quý báu, mà
khơng phải dân tộc nào cũng có, là điều tất yếu. Trên thế giới, nhiều nƣớc phát triển ở các
nƣớc Âu - Mỹ đã để mất nền y học cổ truyền dân tộc bản địa của họ là một minh chứng.
1


Cho nên, cần phải có những biện pháp cũng nhƣ kế hoạch hành động cụ thể nhằm bảo tồn
nguồn tài nguyên cây thuốc và bảo tồn những tri thức y học dân tộc.
Atiêng là xã vùng cao của huyện miền núi Tây Giang, ngồi khu vực trung tâm thì xã
có diện tích che phủ rừng lớn, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là hệ thực vật với
nguồn dƣợc liệu rất đa dạng, ngƣời dân ở đây 95% là ngƣời dân tộc Cơ Tu, cuộc sống
chủ yếu dựa vào nƣơng rẫy, họ cũng đã biết sử dụng và truyền tai nhau những bài thuốc
dân gian nhƣ một bản sắc dân tộc. Tuy nguồn kiến thức này chƣa đƣợc khoa học công
nhận nhƣng qua việc sử dụng và kiểm nghiệm trên thực tế đã mang lại kết quả tốt hơn cả
sự mong đợi. Hiện nay việc duy trì và phát triển nguồn dƣợc liệu ở xã Atiêng cũng nhƣ
trong toàn huyện gặp khơng ít thách thức bởi sự tác động mạnh mẽ từ con ngƣời, từ các
hoạt động phát triển kinh tế nhƣ: đốt rừng, phá rừng làm rẫy, trồng cao su, khai thác
khoáng sản,... Việc chú trọng, bảo tồn và phát triển nguồn dƣợc liệu ở xã Atiêng là vấn
đề đáng quan tâm.
Vì vậy, nhằm góp phần vào cơng tác bảo tồn nguồn tri thức bản địa này của dân tộc
Cơ Tu và tài nguyên cây thuốc tại Xã Atiêng, chúng tôi đã chọn đề tài: “Điều tra nguồn
tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại xã Atiêng,
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu đề tài
- Xây dựng đƣợc danh mục các cây thuốc đƣợc đồng bào dân tộc Cơ Tu ở xã Atiêng
sử dụng để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.
- Phân tích đƣợc sự đa dạng của cây thuốc về thành phần lồi, bộ phận sử dụng, cơng

dụng và vùng phân bố.
- Xác định một số cây thuốc thuộc Sách đỏ.
- Tìm hiểu nguyên nhân tác động đến tài nguyên cây thuốc, đề xuất biện pháp bảo tồn.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần điều tra các lồi thực vật đƣợc ngƣời dân tộc Cơ Tu sử dụng làm thuốc,
góp phần bảo tồn những tri thức bản địa trong y học cổ truyền của ngƣời dân tộc Cơ Tu
nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các loài thực vật
đƣợc dùng làm thuốc.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới
Từ xa xƣa (vào năm 3216 hoặc 3080 TCN) Thần Nông – một nhà dƣợc học tài năng –
đã chú ý tìm hiểu tác động của cây cỏ đến sức khỏe con ngƣời. Ông đã dùng các loại cây
cỏ để thử nghiệm lên chính mình, bằng cách uống, nếm sau đó ghi lại những đặc điểm
biểu hiện mà ông cảm nhận đƣợc và tập hợp lại trong cuốn sách “Thần Nông bản thảo”
gồm 365 vị thuốc từ cây cỏ rất có giá trị.
Vào đầu thế kỉ thứ II Trung Quốc ngƣời ta đã biết dùng các loại cây cỏ để chữa bệnh:
dùng nƣớc chè đặc, rễ cây cốt khí củ (Polygonum cuspidatum); vỏ rễ cây táo tàu
(Zizyphus vulgris) để chữa vết thƣơng; dùng các loại Nhân sâm (Panax) để phục hồi ngũ
quan, trấn tĩnh tinh thần, chế ngự cảm xúc, chặn đứng kích động giải trừ lo âu, sáng mắt,
khai sáng trí tuệ, gia tăng sự thơng thái đƣợc sử dụng phổ biến từ lâu ở Trung Quốc.
Trƣơng Trọng Cảnh là một vị thánh trong Đông y. Vào thời Đông Hán Trung Quốc cách
đây 1700 năm, đã viết “Thƣơng hàn tập bệnh luận” chỉ các bệnh dịch và các bệnh về thời
tiết nói chung, đề ra các cách chữa trị bằng thảo dƣợc.
Cuốn “Cây thuốc Trung Quốc” (1985) đã liệt kê một danh lục các cây thuốc chữa

bệnh nhƣ rễ gấc (Momordica cochinchinensis) chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, hạt trị
sƣng tấy đau khớp, sốt rét, vết thƣơng tụ máu; cải xoang (Rorippa aquaticum (L)) giải
nhiệt, chữa lỡ miệng, chảy máu chân tay, chữa bƣớu cổ, ho lao,…; cây chè (Camellia
sinensis) làm hƣng phấn thần kinh, giảm mệt mỏi, kháng lị trực khuẩn; cây lẩu
(Psychotria rubro) toàn thân giã nhỏ chữa gãy xƣơng, tiêu sƣng, rửa mụn nhọt độc. Mới
đây trong luận án tiến sĩ của Teddy Yang Tatchi (Hông Kông) kết luận rằng catechin
trong chè xanh chƣa lên men chứa hoạt chất làm giảm lipit trong máu và làm giảm bệnh
tim mạch do cholesterol gây ra.
Vào thời Hán (năm 186 TCN) đã liệt kê ra 52 bài thuốc chữa bệnh từ các cây cỏ. Lý
Thời Trần trong tập “Bản thảo cƣơng mục” đã liệt kê 12000 vị thuốc xuất bản năm 1595
giúp cho việc lƣu truyền cách chữa bệnh bằng cây cỏ tới ngày nay.
Không chỉ ở Châu Á, việc sử dụng cây cỏ làm thuốc cũng xuất hiện tại các nƣớc Châu
Âu. Theo y học dân gian của Liên Xô con ngƣời đã sử dụng nƣớc sắc quả cây Bạch
Dƣơng (Bentula alba), vỏ cây sồi (Quecus robus) – Các nƣớc Nga, Đức đã dùng cây mã
đề (Plantogo major) sắc nƣớc hoặc giã lá tƣơi chữa trị vết thƣơng, viêm tiết niệu, sỏi
thận. Ở Bungary thì hoa hồng (Rosa sinensis) khơng chỉ là lồi hoa của tình u mà nó
3


còn đƣợc sử dụng nhƣ một thảo dƣợc để chữa trị nhiều bệnh nhƣ làm tan huyết, chữa phù
thũng. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh trong cánh hoa hồng có chứa các chất
nhƣ tanin, glucosit, tinh dầu. Theo các nhà khoa học ở Viện hàn lâm Hoàng Gia Anh thì
trong chè xanh (Thea sinensit L.) có hợp chất của phenol là Gallatespigallocatechol
(GEGC) có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thƣ gan, dạ dày.
Từ lâu, ngƣời Pêru đã dùng hạt cây sen cạn (Tropaeolum maius) để chữa trị bệnh về
phổi và đƣờng tiết niệu. Ở Bắc Mỹ, từ những thế kỷ trƣớc thổ dân da đỏ đã biết dùng củ
cây Echinacea angustifolia chữa bệnh nhiễm khuẩn và thuốc chế từ củ cây này chữa trị
vết thƣơng mƣng mủ và vết rắn cắn. Và sau này (1950) Stoll và cộng sự đã tách đƣợc một
loại glucosit gọi là Echinacoit, kiềm chế đƣợc tụ cầu gây bệnh.
Cách đây khoảng 3000-5000 năm, ở Ấn Độ đã dùng phổ biến lá cây ba chẽn

(Desmodium tringulare) sao vàng sắc đặc để chữa kiết kị và tiêu chảy rất hiệu nghiệm.
Từ năm 400 TCN, Ngƣời Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết đến Gừng (Zingiber
officianle (Willd.) Rosc ) để chữa bệnh cúm, cảm lạnh, biếng ăn, viêm khớp. Thời cổ đại
xƣa các chiến binh Hy Lạp và La Mã đã biết dùng nhựa cây Lô Hội (Aloe vera) để làm
thuốc tẩy xổ.
Ngƣời Hy Lạp còn dùng rau mùi tây (Petroselinum crispum (Mill.) Nym.) để đắp lên
vết thƣơng cho mau lành. Dùng vỏ quả óc chó (Juglans regia L.) để chữa vết loét, vết
thƣơng. Gelien một nhà thuốc thời cổ đại Ai Cập đã dùng tỏi (Allium sativum L.) làm
thuốc chữa bệnh có tác dụng lợi tiểu, trị giun, giải độc, chữa hen suyễn và đau răng.
Cũng từ lâu ngƣời Haiti và Dominic (Trung Mỹ) dùng cây cỏ lào (Eupatorium
odoratum) làm thuốc đắp vào vết thƣơng bị nhiễm khuẩn để cầm máu, chữa đau nhức
răng, làm lành các vết loét lâu ngày không liền sẹo…
Ở vùng Đông Nam Á, ngƣời Malaysia dùng cây húng chanh (Coleus amboinicus) sắc
cho phụ nữ sau khi đẻ uống, lấy lá giã nhỏ vắt nƣớc cho trẻ uống trị sổ mũi, đau bụng, ho
gà. Trong chƣơng trình điều tra tài nguyên cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu
vực Đông Nam Á, Perry đã nghiên cứu và ghi nhận nhiều cây thuốc của y học cổ truyền
và đã kiểm chứng tổng hợp thành cuốn “Medicinal plant of East and Sountheast Asia”
1985 giới thiệu cây thuốc vùng Đông Nam Á. Các nhà khoa học trên thế giới đi sâu
nghiên cứu các cơ chế và các hợp chất hóa học trong cây cỏ. Tokin, Klain, Penneys đều
công nhận rằng hầu hết cây cỏ đều có tính kháng khuẩn, đây là một trong các yếu tố miễn
dịch tự nhiên, do các hợp chất hay gặp nhƣ: Phenolic, antoxyan, các dẫn xuất quinin,
alkaloids, heterozit, saponin. Theo Anon (1982) trong vịng 200 năm trở lại đây có ít nhất
4


121 hợp chất tự nhiên con ngƣời đã nắm đƣợc cấu trúc đƣợc chiết xuất từ các cây cỏ và
tổng hợp nên các loại thuốc chữa trị bệnh có hiệu quả. Ví dụ nhƣ cây Lơ hội, Gotthall
(1950) đã phân lập đƣợc chất glucosit barbaloin có tác dụng diệt vi khuẩn lao ở ngƣời.
Lucas và Lewis (1944) đã chiết xuất đƣợc từ Kim ngân (Lonicera tataria). Một hoạt chất
tiêu diệt đƣợc vi khuẩn gây tả lị, các nhà khoa học đã chiết xuất đƣợc Berberin từ cây

Hoàng liên (Coptis teeta) chữa bệnh đƣờng ruột. Lebeder nhận xét Berberin có tác dụng
đối với tụ cầu, liên cầu và trực khuẩn họ gà, trực khuẩn lị, thƣơng hàn và trực khuẩn lao.
Năm 1948 Shen-chi-shen phân lập đƣợc một hoạt chất odorrin từ cây hẹ ít độc đối với
động vật cao cấp nhƣng lại có tính kháng khuẩn mạnh. Trong cây hẹ cịn phát hiện ra
alaloids có tác dụng với vi khuẩn gram+, gram-, nấm. Trong nhiều loại ba gạc (Rauvolfia
spp) ngƣời ta chiết đƣợc chất resedpin, serpentin làm thuốc hạ huyết áp.
Vinblastin đƣợc chiết từ cây dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) vừa có tác
dụng hạ huyết áp vừa chống ung thƣ. Digitakin strophantin đƣợc chiết từ các loại sừng dê
(Steophanthus spp) đƣợc dùng làm thuốc trợ tim. Vài chục năm gần đây, các thành tựu
nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính của các hợp chất hóa học tự nhiên bằng con đƣờng tổng
hợp và bán tổng hợp và một số loại thuốc chữa trị bệnh có hiệu quả cao lần lƣợt ra đời.
Ở đảo quốc Cu Ba ngƣời ta đã dùng bột papain lấy từ cây đu đủ (Carica papaya) để
làm rụng hoại tử, kích hoạt tổ chức hạt ở vết thƣơng phát triển. Ở Campuchia, Malaysia
dùng cây hƣơng nhu tía (Ocimum sanctum L.) trị đau bụng, sốt rét; lá tƣơi ép lấy nƣớc trị
long đờm, giã nát đắp trị bệnh đau khớp. Tại vùng Á Đông, cách đây hơn 6000 năm
nhiều quốc gia biết dùng củ nghệ (Curcuma longa) làm chất màu gia vị, bảo quản thức ăn
tốt. Phụ nữ Philippin dùng củ nghệ chữa kinh nguyệt không đều; lá cùng với hoa chữa ho,
giun, giúp tiêu hóa tốt. Cây ngãi cứu (Artemisia vulgaris) dùng trị thổ huyết, chữa trực
tràng, chữa tử cung xuất huyết, còn chữa đau bụng, bế kinh, phụ nữ bị động thai. Những
cây mọc hoang phổ biến nhƣ cây bồ cu vẽ (Breynia fruticosa) sắc vỏ cây làm thuốc cầm
máu hoặc rắc bột chữa mụn nhọt và chữa vết lỡ loét chóng khỏi. Nhân dân Campuchia
dùng củ khoai sáp (Alocasi macrrhiza) chữa ghẻ, ngứa. Nhân dân Lào ngâm vỏ cây đại
(Plumeria rubdra) với rƣợu để chữa ghẻ lỡ. Dân Thái Lan dùng nhựa mủ cây đại cùng
với dầu dừa bơi ngồi da trị viêm khớp.
Gần đây theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có gần
20000 lồi thực vật (trong tổng số 250000 loài đã biết) đƣợc dùng làm thuốc hoặc dùng
hoạt chất của chúng để chế biến thuốc. Trong đó Ấn Độ có khoảng 6000 lồi, Trung
Quốc có 5000 lồi, vùng nhiệt đới Châu Mỹ hơn 1900 lồi thực vật có hoa. Theo số liệu
của WHO thì nhu cầu sử dụng cây thuốc ngày càng cao. Ở Trung Quốc hàng năm tiêu
5



thụ khoảng 700000 tấn dƣợc liệu, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỉ
USD vào năm 1986. Tổng giá trị về thuốc có nguồn gốc thực vật trên thị trƣờng Âu – Mỹ
và Nhật Bản vào năm 1985 là hơn 43 tỉ USD. tại các nƣớc có nền cơng nghiệp phát triển
tăng từ 335 triệu USD (1976) lên 551 triệu USD (19800. Còn ở Nhật Bản nhập khẩu
dƣợc liệu tăng 21000 tấn (1979) lên 22640 tấn (1980) tƣơng đƣơng 50 triệu USD. Ở Mỹ
4,5% tổng giá trị GDP (tƣơng đƣơng 75 triệu USD) thu đƣợc từ cây hoang dại làm thuốc
phục vụ cho nền y học cổ truyền.
Trên thế giới có rất nhiều loại cây thuốc q hiếm nhƣng do con ngƣời khai thác
khơng hợp lí, cây thuốc càng trở nên khan hiếm, nguy cơ chúng bị tuyệt chủng là khơng
tránh khỏi. Ƣớc tính từ năm 1990 đến năm 2020 sẽ có 5-10% số loại cây thuốc trên thế
giới sẽ bị biến mất và số lồi tuyệt chủng sẽ tăng lên 25% vào khoảng 2050.
Vì vậy song song với việc ngiên cứu sử dụng cây thuốc, vấn đề cấp bách là bảo tồn
các loại cây thuốc cần đặt ra cho tất cả các nƣớc. Tại hội nghị các nƣớc về bảo tồn quỹ
gen cây thuốc họp từ 21-27/3/1983 tại Chengmai (Thái Lan), hàng loạt các cơng trình
nghiên cứu về tính đa dạng các cây thuốc và sự sụt giảm nguồn gen của chúng trên toàn
thế giới đƣợc đặt ra cấp thiết.
Ngày nay, để bảo vệ, nâng cao sức khỏe con ngƣời và chống lại các bệnh tật trong đó
có bệnh nan y, thì càng nhiều cây thuốc và cách sử dụng chúng phải kết hợp giữa Đông
và Tây Y, giữa y học hiện đại và kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc. Vì vậy, việc khai
thác kết hợp với công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc là hết sức quan trọng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm tạo điều kiện cho thảm thực vật phát
triển phong phú và đa dạng là một trong những thuận lợi cho sự phát triển của nền y học
dân tộc. Trên 4000 năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, nền y học nƣớc nhà đã phát triển không
ngừng và ngày càng phong phú, đa dạng phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của ngƣời
dân. Ngay từ thời vua Hùng (2900 năm TCN) qua các văn tự Hán nơm cịn sót lại (Đại
Việt sử kí ngoại kí, Linh Nam chính quái liệt truyện) tổ tiên ta đã biết sử dụng cây cỏ để
chữa bệnh. Theo Long Uý chép lại vào đầu thế kỉ II TCN có hàng trăm vị thuốc từ đất

Giao Chỉ nhƣ: ý dĩ, hoắc hƣơng, sơn khƣơng, đậu khấu... đƣợc giới thiệu và sử dụng. Đời
nhà Trần (1225-1339) Phạm Ngũ Lão thừa lệnh Hƣng Đạo Vƣơng - Trần Quốc Tuấn xây
dựng một vƣờn thuốc lớn gọi là "Sơn dƣợc" để chữa bệnh cho qn sĩ, nay cịn di tích tại
một quả đồi thuộc xã Hƣng Đạo - Chí Linh - Hải Hƣng. Chu Tiên lần đầu tiên biên soạn

6


cuốn "Bản thảo cƣơng mục toàn yếu" là cuốn sách thuốc đầu tiên của nƣớc ta đƣợc xuất
bản năm 1429.
Thế kỉ XIII hai danh y nổi tiếng đƣơng thời là Phạm Công Bân và Tuệ Tĩnh đã từng
nêu quan điểm "Nam dƣợc trị Nam nhân" nghĩa là dùng thuốc nam chữa bệnh cho ngƣời
Việt Nam. Ông để lại cho đời nhiều cuốn sách qúi tập hợp những bài thuốc hay, những
kinh nghiệm qúi nhiều phƣơng pháp chữa bệnh cứu ngƣời bằng thuốc nam. Tuệ Tĩnh
biên soạn bộ "Nam dƣợc thần hiệu" gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam trong đó có 241
vị thuốc có nguồn gốc thực vật và 3932 phƣơng thuốc để trị 184 chứng bệnh của 10 khoa
lâm sàng. Ơng cịn viết cuốn "Hồng nghĩa Giác tự y thƣ" tóm tắt cơng dụng của 130 lồi
cây thuốc cùng 13 phƣơng gia giảm và cách chữa trị cho các chứng bệnh. Trong "Nam
dƣợc thần hiệu" có mơ tả và ghi tác dụng chữa bệnh của nhiều cây thuốc nhƣ: tô mộc
(Caesalpinia sappan) bổ huyết; thanh hao (Artemisia apiacea) chữa sốt, lị.... sử quân tử
(Quisqualis indica L.) sát khuẩn, chữa tả lị; sầu đâu (Brucea javanica) sát trùng, trị đau
ruột non; cây lá móng (Lawsonia inermis) chữa viêm đƣờng hô hấp... bạc hà (Mentha
arvensis) chữa sốt, nhức đầu. Tuệ Tĩnh đƣợc coi là một danh y kì tài trong lịch sử y học
nƣớc ta, là "vị thánh thuốc nam". Ông chủ trƣơng lấy "Nam dƣợc trị nam nhân". Tuy
nhiên sách q của ơng về sau bị qn nhà Minh thu hết chỉ còn lại "Nam dƣợc thần
hiệu", "Tuệ Tĩnh y thƣ", "Thập tam phƣơng gia giảm", "Thƣơng hàn tam thập thất trùng
pháp". Sau Tuệ Tĩnh đến thời Lê Dụ Tơng có Hải Thƣợng Lãn Ơng - tên thật là Lê Hữu
Trác ở thế kỉ XVIII - cũng là một danh y nổi tiếng. Ông đã kế thừa, tổng kết và phát triển
tƣ tƣởng của Tuệ Tĩnh trong việc dùng thuốc nam để trị bệnh. Ông là ngƣời am hiểu y
học, sinh lí học, đọc nhiều sách thuốc. Trong 10 năm khổ cơng tìm tịi nghiên cứu, ơng

viết ra cuốn "Lãn Ơng tâm lĩnh" hay "Y tơn tâm lĩnh" gồm 66 quyển đề cập tới nhiều vấn
đề về y dƣợc. Nhƣ "Y huấn cách ngân", "Y lý thân nhân", "Lý ngơn phụ chính", "Y
nghiệp thần chƣơng" xuất bản năm 1772. Trọng bộ sách này ngoài sự kế thừa "Nam dƣợc
thần hiệu" ơng cịn bổ sung thêm 329 vị thuốc mới. Trong quyển "Lĩnh nam bản thảo"
ông đã tổng hợp đƣợc 2854 bài thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian. Ông còn mở
trƣờng đào tạo y sinh, truyền bá tƣ tƣởng và hiểu biết mới về y học. Ông đƣợc xem là ông
tổ của nghề thuốc Việt Nam.
Cùng thời với Hải Thƣợng Lãn Ơng cịn có 2 trạng ngun là Nguyễn Nho và Ngô
Văn Tĩnh đã biên soạn bộ "Vạn phƣơng tập nghiêm" gồm 8 quyển xuất bản năm 1763.
Vào thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788-1883) có tập "Nam dƣợc", "Nam dƣợc chí
danh truyền", "La kê phƣơng dƣợc"... của Nguyễn Quang Tuân ghi chép 500 vị thuốc
nam trong dân gian dùng để chữa bệnh. Tập "Nam dƣợc tập nghiêm quốc âm" của
7


Nguyễn Quang Lƣợng viết về các loại bài thuốc nam đơn giản thƣờng dùng. Nguyễn
Đình Chiểu với cuốn "Ngƣ tiều vấn đáp y thuật" mô tả nhiều bài thuốc và thuật chữa
bệnh của Nam bộ. "Nam thiên đức bảo toàn thƣ" của Lê Đức Huệ mô tả 511 vị thuốc
nam và cách chữa bệnh. Trần Nguyên Phƣơng đã mô tả công dụng của trên 100 bài thuốc
trong cuốn "Nam bang thảo mộc" (1858). Thời kì 1884 - 1945 dƣới ách đô hộ của thực
dân Pháp, việc nghiên cứu cây thuốc gặp nhiều khó khăn. Duy chỉ có một số nhà thực vật
học, dƣợc học ngƣời Pháp nghiên cứu nhƣng với mục đích chính là khai thác tài
ngun. Điển hình là các nhà dƣợc học nổi tiếng nhƣ Erevost, Petelot,
Perrot Hurrier đã xuất bản bộ "Catalogue des produits de L'indochine" (1928 1935) trong đó tập V (Produits medicanaux, 1928) đã mơ tả 368 cây thuốc và vị thuốc.
Đến năm 1952 Petelot bổ sung và xây dựng thành bộ "Les plantes medicinales du
Cambodge, du Laos et du Viet Nam" gồm 4 tập thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc có ở ba
nƣớc Đông Dƣơng.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với phƣơng châm của Đảng ta "Tự lực
cánh sinh, tự cung tự cấp" phong trào dùng thuốc nam đã đƣợc phát huy vai trò to lớn của
các bài thuốc dân gian đƣợc nghành y tế đã xây dựng nên các "Toa căn bản", chữa bệnh

bằng 10 vị thuốc thông thƣờng đƣợc phổ biến rộng rãi.
Sau khi nƣớc nhà giành độc lập Đảng và Bác Hồ rất quan tâm đến việc chữa bệnh cho
nhân dân bằng thuốc nam. Bác Hồ đã phát động phong trào "Nhà nhà trồng thuốc nam,
ngƣời ngƣời dùng thuốc nam". Ngày 27/2/1955 trong thƣ của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
hội nghị ngành y tế, ngƣời đã đề ra đƣờng lối xây dựng nền y học Việt Nam là "khoa học,
dân tộc, đại chúng" kết hợp giữa y học cổ truyền của dân tộc và y học hiện đại. Mạng
lƣới y học từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc thành lập, viện y học dân tộc ra đời để đào
tạo y, bác sỹ đông y, thành lập các bệnh viện y học dân tộc, các hội đông y mục đích sƣu
tầm thuốc nam, tổ chức điều tra, phân loại, tìm hiểu dƣợc tính, thành phần hố học, lập
bản đồ dƣợc liệu trong cả nƣớc và sản xuất các loại thuốc từ nguồn gốc cây cỏ trong tự
nhiên.
Viện dƣợc liệu của bộ Y tế cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dƣợc liệu trên toàn
quốc đã điều tra ở 2795 xã thuộc 351 huyện, thị xã của 47 tỉnh. Kết quả nghiên cứu đƣợc
đúc kết trong "Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam", "Danh lục cây thuốc Việt Nam",
"Tập atlas cây thuốc" đã công bố danh sách về cây thuốc từ 1961 - 1972 ở miền Bắc là
1114 loài, từ 1977 - 1985 ở miền Nam là 1119 loài. Tổng hợp trong cả nƣớc đến năm
1985 trong cả nƣớc có 1863 lồi và dƣới lồi thuộc 1033 chi, 136 họ, 101 bộ, 17 lớp, 11
ngành và mỗi loài giới thiệu công dụng, cách sử dụng.
8


Đỗ Tất Lợi (1969) cho xuất bản bộ "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" giới
thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật và khống vật. Ông tiếp tục
nghiên cứu bổ sung về cây thuốc lần tái bản thứ 11 (2003) gồm 792 loài cây thuốc đƣợc
mơ tả hình thái, phân bố, thành phần hố học và cơng dụng chữa các nhóm bệnh khác
nhau.
Võ Văn Chi (1976) trong luận văn tiến sĩ đã thống kê đƣợc 1360 loài cây thuốc thuộc
192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Đến năm 1991 trong báo cáo tham gia hội thảo
quốc gia về cây thuốc lần 2 tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh tác giả đã giới thiệu một danh
sách các loại cây thuốc Việt Nam với 2280 loài thuộc 254 họ trong 8 ngành. Năm 1996

trong "Từ điển cây thuốc Việt Nam" ông đã giới thiệu 3200 lồi cây thuốc, mơ tả tỉ mỉ về
hình thái, các bộ phận sử dụng và các đơn thuốc đi kèm. Tác giả còn nghiên cứu cây
thuốc ở một số địa phƣơng nhƣ "Cây thuốc của tỉnh Lâm Đồng"(1982), "Danh lục cây
thuốc vùng núi huyện Ninh Sơn và vùng biển huyện Tuy Phong tỉnh Thuận Hải" (1984),
"Hệ cây thuốc Tây Nguyên" (1985), "Cây thuốc Đồng Tháp Mƣời" (1987), "Cây
thuốc An Giang" (1991). Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng và cộng sự đã xuất bản cuốn
"Sổ tay cây thuốc Việt Nam"(1980) và "Tài nguyên cây thuốc Việt Nam"(1993) đã thống
kê hàng năm có khoảng 300 loại cây thuốc đƣợc khai thác và sử dụng ở các mức độ khác
nhau trong tồn quốc.
Năm 1994 trong cơng trình nghiên cứu cây thuốc Lâm Sơn - Lƣơng Sơn - Hà Sơn
Bình, Nguyễn Nghĩa Thìn đã giới thiệu 112 loại thuộc 50 họ. Năm 1990 - 1995 trong hội
thảo quốc tế lần thứ 2 về dân tộc sinh học tại Côn Ninh - Trung Quốc tác giả đã giới thiệu
lịch sử nghiên cứu dân tộc dƣợc học và giới thiệu 2300 loài thuộc 1136 chi, 234 họ, 6
ngành thực vật có mạch bậc cao ở Việt Nam đƣợc sử dụng làm thuốc và giới thiệu hơn
1000 bài thuốc thu thập đƣợc ở Việt Nam.
Sử dụng cây thuốc trong y học dân tộc ở Việt Nam đang có nhiều triển vọng phát
triển, nó là nguồn công nghiệp dƣợc, chiết xuất các hợp chất để làm thuốc. Chỉ tính riêng
trong vịng 20 năm lại đây đã có 701 loại thuốc chính thức đƣợc sản xuất đại trà. Một số
cây đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ: Thanh Cao (Artemisia annua L.), Vằng đắng
(Coscinium fenestratum), sừng dê (Strophanthus divaricatus), Ba gạc (Rauvolfia
tetraphylla) phục vụ tốt nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Nhiều cây thuốc đã đƣợc
nghiên cứu hoạt chất của chúng, chứng minh tác dụng dƣợc lý và đã trở thành mặt hàng
xuất khẩu. Một số hoạt chất đã đƣợc chiết xuất nhƣ rutin, strophantin, berberin,
palmatin, L- etrahydopalmatin, tremisinin, đã đựơc chế biến thành nhiều loại thuốc khác
nhau có hoạt tính chữa bệnh tốt. Theo cơng bố của Trần Ngọc Ninh (1994), Lê Trần Đức
9


(1995) ngành hoá dƣợc Việt Nam đã bắt đầu chiết đƣợc hợp chất Taxol từ lồi Thơng Đỏ
(Taxus sp.) mọc một số nơi ở nƣớc ta có tác dụng chống ung thƣ.

1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Atiêng là xã nằm ở khu vực trung tâm của huyện Tây Giang, về phía Tây Bắc của
tỉnh. Là xã huyện lị và là điểm định hƣớng phát triển thành lập thị trấn Atiêng, trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Tây Giang.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 6.436 ha, đƣợc chia thành 6 thơn: R’bhƣớp, Z’rƣợt,
Aching, Ahu, Tàvàng, Agrồng.
Ranh giới hành chính xã đƣợc xác định nhƣ sau:
-

Phía Đơng giáp xã Bhalêê và xã Dang huyện Tây Giang.

-

Phía Tây Giáp nƣớc CHDCND Lào.

-

Phía Nam giáp xã Lăng, huyện Tây Giang.

-

Phía Bắc giáp xã Anơng, huyện Tây Giang.

Hình 1. Sơ đồ vị trí xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
10


b. Khí hậu

Atiêng nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc
khu vực Đông Trƣờng Sơn, với các đặc trƣng chủ yếu sau:
- Nhiệt độ trung bình hằng năm: 220C
- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm: 8-100C
- Nhiệt độ cao nhất: 380C
- Nhiệt độ thấp nhất: 80C
- Lƣợng mƣa trung bình năm: 2.650mm.
- Độ ẩm khơng khí trung bình: 86,5%.
- Sƣơng muối thƣờng xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm.
- Có 2 mùa rõ rệt, mùa khơ từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 2
năm sau.
- Hƣớng gió: chịu ảnh hƣởng của hai hƣớng gió chính:
+ Gió mùa Đơng - Bắc: Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa đơng
thƣờng mƣa nhiều và mang theo khơng khí lạnh, lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất vào
tháng 9 và 10.
+ Gió mùa Tây – Nam: hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9. Từ tháng 5 đến tháng 7
thƣờng xuất hiện gió phơn Tây – Nam (gió Lào), thời tiết nóng và khô.
- Lũ lụt: thƣờng xuất hiện vào các tháng 9,10,11 gây ngập úng diện tích đất sản xuất
của nhân dân ở các khu vực ven sơng, suối.
c. Địa hình
Xã Atiêng mang nét đặc trƣng của địa hình núi cao (chiếm trên 80%), bị chia cắt
mạnh bởi hệ thống sông, suối dày đặc. Xen lẫn giữa các dãy núi liên tiếp là các thung
lũng nhỏ, các vùng đất sản xuất nơng nghiệp, các khu dân cƣ. Địa hình có xu hƣớng thấp
dần từ Tây sang Đông, gồm 3 dạng địa hình chính sau:
- Địa hình gị đồi: chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên tồn xã, độ cao trung bình từ
100-200m, có dạng đồi núi bát úp nhấp nhơ.
- Địa hình dạng bậc thang: chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên tồn xã, phân bố dọc
ven sơng, suối, khu trung tâm xã và rãi rác các thôn.

11



d. Thủy văn
Atiêng có hệ thống khe sơng, suối khá phong phú với các sông, suối lớn nhƣ: sông A
Vƣơng, suối M’lóoc, suối Tr’lêê,…
Sơng Avƣơng: bắt nguồn từ đồi núi phía Nam chảy qua địa phận xã dài khoảng 9km,
rộng trung bình 20-30m, lịng sơng hẹp và dốc, lƣu lƣợng mƣa biến đổi theo mùa, mùa lũ
thƣờng gấp đơi dịng chảy mùa khơ.
Ngồi ra, trên địa bàn xã cịn có một số khe suối lớn cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nông dân.
e. Thổ nhưỡng
Theo số liệu điều tra, khảo sát thổ nhƣỡng, trên địa bàn xã có 5 loại đất sau:
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): chiếm 57,3% diện tích đất tự nhiên, tập
trung chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây của xã, pH từ 4,5-5,0, lớp mùn ở tầng mặt tƣơng
đối khá, tầng dƣới trung bình hoặc nghèo hơn. Loại đất này thích hợp cho phát triển trồng
cây lâu năm, cây lâm nghiệp.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Hs): chiếm 18,64% tổng diện tích tự nhiên,
tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi phía tây, phân bố rải rác ở vùng có độ cao từ 700m 1.300m. Địa hình cao, dốc, hiểm trở nên xói mịn mạnh. Tầng đất thƣờng mỏng khoảng
120-150cm, hàm lƣợng mùn khá cao (>5%), đất thƣờng có màu vàng, có phản ứng chua,
mức độ bão hịa bazơ thấp.
- Đất nâu tím trên đất sét (Fe): chiếm 12,43% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ
yếu ở phía Đơng của xã, đƣợc hình thành trên phiến đá sa thạch và đá phiến thạch, có
màu nâu tím, tầng dày ở độ sâu từ 70-100 cm, có nơi tầng dày có độ sâu trên 100cm,
thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỷ lệ đá lẫn từ 10-30%. Loại đất này có khả năng phát triển
lâm nghiệp.
- Đất dốc tụ (D): chiếm 1,8% tổng diện tích tự nhiên, đƣợc hình thành do sự bào
mịn, rửa trơi từ vùng cao xuống vùng trũng, tầng dày nhiều hữu cơ, độ phì khá. Đất dốc
tụ thƣờng hỗn tạp, phẫu diện ít phong hóa, có tỷ lệ đá lẫn từ 10-30%, thành phần cơ giới
thịt nhẹ, đất có phản ứng chua.
- Đất phù sa đƣợc bồi (Pb): chiếm 9,32% tổng diện tích tự nhiên, đƣợc hình thành do

sự bồi lắng phù sa của sông, suối bồi đắp và sản phẩm dốc tụ từ các đồi núi mang xuống,
thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, hàm lƣợng mùn trung bình đến khá và giảm theo
độ sâu.
12


1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân cư
Toàn xã có 2.604 ngƣời, trong đó: Nam chiếm tỷ lệ 50,31% với 1.310 ngƣời; Nữ
chiếm tỉ lệ 49,69% với 1.294 ngƣời.
Dân cƣ phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung đơng tại khu Trung tâm hành
chính huyện, dọc theo tuyến ĐT 606, mật độ dân số bình quân 2,5 ngƣời/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn ở mức thấp so với mặt bằng chung toàn huyện: 1,45%
b. Dân tộc
Xã có 10 thành phần dân tộc cùng sinh sống. Chiếm đa số là đồng bào dân tộc thiểu
số C’tu: 67,74%, tiếp đến là dân tộc Kinh: chiếm 30,76%, còn lại là các dân tộc: Mƣờng,
Tày, Thái, Cơdong,…: chiếm 1.50%.
c. Lao động và nguồn nhân lực
Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 1.715 ngƣời, tham gia vào hoạt động kinh tế
với tỷ lệ ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lƣợt là: 35,71% 13,27% - 51,02%.
Lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động thủ cơng đơn giản, chƣa có
trình độ, tay nghề cao nên hiệu quả lao động thấp.

13


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cả cây thuốc mọc tự nhiên và đƣợc trồng mà cộng đồng ngƣời dân tộc Cơ Tu tại
xã Atiêng đã và đang sử dụng theo kinh nghiệm truyền thống.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.3. Thời gian nghiên cứu
- Tổng quan và viết đề cƣơng nghiên cứu: tháng 8 năm 2014.
- Khảo sát thực địa: từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015:
Đợt 1: Từ ngày 1/9/2014 – 5/9/2014
Đợt 2: Từ ngày 3/12/2014 – 7/12/2014.
Đợt 3: Từ ngày 30/1/2015 – 3/2/2015
- Từ ngày 2/4/2014 – 30/4/2015: Xử lí số liệu và hoàn thành luận văn.
- Từ ngày 1/5/2015 – 10/5/2015: Bảo vệ luận văn
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra và lập danh mục các loài cây thuốc tại xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh
Quảng Nam.
- Tìm hiểu các bộ phận dùng làm thuốc, công dụng và kinh nghiệm sử dụng các lồi
cây thuốc đó để chữa các bệnh khác nhau của ngƣời dân tộc Cơ Tu ở xã Atiêng.
- Tìm hiểu sự phân bố các lồi cây thuốc theo sinh cảnh trên địa bàn nghiên cứu.
- Xác định các cây thuốc có trong Sách đỏ Việt Nam.
- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xuất các biện
pháp bảo tồn.

14


2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp phỏng vấn
a. Phương pháp phỏng vấn tực tiếp
- Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn với các đối tƣợng phỏng vấn: ngƣời dân,
ngƣời thƣờng xuyên đi rừng, ngƣời đi hái thuốc, ngƣời đã nghiên cứu về cây thuốc nhằm

biết đƣợc sự có mặt các loài cây thuốc trong khu vực, thu thập những thơng tin cần thiết
và thành phần lồi, mức độ phong phú.
b. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu
Ngoài phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chúng tơi cịn dùng phiếu để phỏng vấn. Đối
tƣợng phỏng vấn cũng chính là những ngƣời dân ở xã Atiêng, đặc biệt hơn đó là những
ngƣời hái thuốc, ngƣời trồng cây thuốc tại vƣờn, ngƣời am hiểu về cây thuốc để điều tra
thành phần, bộ phận sử dụng và vùng phân bố của cây thuốc ở đây.
2.5.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
a. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
- Khảo sát tổng thể để xác định các tuyến nghiên cứu và tiến hành thu mẫu theo các
tuyến đó.
- Dụng cụ thu mẫu: cặp thực địa, sổ ghi chép, bút, thƣớt, nhãn ghi số hiệu, dao cắt
cây, máy ảnh.
- Nguyên tắc thu mẫu:
+ Chọn mẫu thật đẹp, mỗi mẫu cố gắng lấy đƣợc càng nhiều bộ phận của cây càng tốt,
đặc biệt với cây thân thảo thì lấy tồn cây.
+ Có thể lấy nhiều mẫu của cùng một cây để tiện phân loại.
+ Các mẫu cùng một cây thì ghi cùng một số hiệu.
+ Ghi chép các đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, đồng thời ghi chép tên địa
phƣơng mà ngƣời dân đã gọi và vùng phân bố của chúng.
+ Thu mẫu và đặt mẫu vào giấy báo để mang về xử lí.
b. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu
- Mang mẫu về chúng tơi xử lí ngay: rửa sạch, cắt tỉa cho đẹp và phù hợp kích thƣớc,
kẹp vào giữa 2 tờ báo sao cho các đặc điểm của cây dễ quan sát nhất.
15


- Xếp 10 – 15 mẫu lại với nhau rồi dùng vật nặng ép xuống.
- Phơi nắng bó mẫu, thay báo thƣờng xuyên cho đến khi khô, những ngày đầu tiên
phải thay báo thƣờng xuyên để báo không bị hƣ hại, và cần tránh những nguyên nhân làm

hƣ mẫu nhƣ thời tiết hoặc sâu mọt. Nếu mẫu hƣ thì phải đi nhiều lần để lấy thêm nhiều
mẫu khác.
- Để bảo quản mẫu đƣợc lâu, sau khi mẫu khô sẽ đƣợc sử lí bằng cồn và đồng sunphat
để ngăn ngừa nấm mốc. đổ cồn ra thau men rộng, hòa tan đồng sunphat vào cho đến khi
dung dịch bão hòa. Cho mẫu vào ngâm từ 5 – 10 phút rồi đem sấy lại cho khơ.
- Lên tiêu bản: mẫu đƣợc đính trên giấy Croqui cỡ 29 x 41, chú ý cách xếp mẫu cho
đẹp và có dán nhãn ở góc bên dƣới về bên phải
c. Phương pháp giám định tên cây thuốc
- Phƣơng pháp so sánh hình thái.
- Trong quá trình giám định, sử dụng khóa phân loại của Phạm Hồng Hộ (1991,
1992, 1993). Ngồi ra cịn tra cứu thêm: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ
Tất Lợi (2006) [1], [15], [17]; Từ điển cây thuốc Việt Nam (1996) [2].
d. Phương pháp lập danh mục
Sau khi định loại thì tiến hành lập danh mục.
- Danh mục đƣợc sắp theo từng chi, từng họ theo cách sắp xếp của Brummitt (1992)
[22].
- Trật tự các loài thực vật trong phạm vi từng chi, các chi trong từng họ đƣợc sắp xếp
theo thứ tự Anphabet.
- Danh mục lập trên cơ sơ các mẫu vật thu thập đƣợc.
2.5.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Sử dụng phần mền Excel để xử lí số liệu.

16


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra thành phần loài cây thuốc do ngƣời Cơ Tu sử dụng tại xã A
Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Qua q trình điều tra và sử lí số liệu, chúng tôi thu đƣợc 150 mẫu, khi giám định
thống kê đƣợc 75 loài cây thuốc thuộc 69 chi 50 họ.

Trong danh mục, các cây thuốc đƣợc sắp xếp theo từng chi, từng họ theo cách xếp của
Brummitt (1992), trật tự các loài trong từng chi, các chi trong từng họ theo thứ tự A, B,
C,…[24].
Tổng các loài thực vật thống kê đƣợc đƣợc phân bố trong các taxon thuộc 4 ngành
thực vật bậc cao có mạch nhƣ sau:
- Ngành Thông đá (Lycopodiophyta).
- Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta).
- Ngành Hạt trần (Gymnosper matophyta).
- Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta).
Mội lồi ghi đầy đủ tên khoa học, tên phổ thông, tên địa phƣơng, nơi phân bố, bộ
phận dùng làm thuốc và công dụng.

17


Bảng 3.1. Danh mục các loài cây thuốc được người Cơ Tu sử dụng tại xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
TÊN VIỆT
TÊN ĐỊA
PHÂN BỘ PHẬN
STT TÊN KHOA HỌC
CÔNG DỤNG
NAM
PHƢƠNG
BỐ
DÙNG
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

(6)
(7)
NGÀNH
A. LYCOPODIOPHYTA
THÔNG ĐÁ
1. Lycopodiaceae
1

Lycopodium clavatum L.
2. Selaginellaceae

2

Selaginellia tamariscina (Beauv.)
Spring
B. POLYPODIOPHYTA

3

5

6

Thông đá

Quyển bá

R

Cả cây


Kiết lị

Quyển bá

B, R

Cả cây

Cầm máu

Ta cơi

S

Thân, rễ

Nơn mửa, tiêu chảy,
cầm máu

Góc

R

Cả cây

Sốt rét, cầm máu

Hy cong


R, S

Dong chƣi

R

NGÀNH
DƢƠNG XỈ
Họ Móng ngựa

Angiopteris evecta (Forst.) Hoffin.

Móng ngựa lá to

Diplazium esculentum (Retz) Sw.
(Hemionitis esculenta Retz)

Nha nhây

Họ Quyển bá

3. Angiopteridaceae

4. Athyriaceae
4

Họ Thơng đất

Họ Rau dớn
Rau dớn


5. Dicksomiaceae

Họ Cẩu tích

Cibotium barometz

Cẩu tích

6. Polypodiaceae

Họ Ráng

Drynaria fortunei

Cốt tối bổ
18

Cầm máu

Thân

Bổ xƣơng khớp, bổ
máu


×