Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn vật lý, hóa học, sinh học thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG

THÁI THỊ THÙY TRANG

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MƠN
“VẬT LÝ, HĨA HỌC, SINH HỌC” - THCS

Đà Nẵng - Năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG

THÁI THỊ THÙY TRANG

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MƠN
“VẬT LÝ, HĨA HỌC, SINH HỌC” – THCS

Ngành: Sư phạm Sinh học

Người hướng dẫn: ThS.NCS. Trương Thị Thanh Mai

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa


từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Thái Thị Thuỳ Trang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Th.S. NCS. Trương Thị
Thanh Mai, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tơi có thể hồn thành khố luận
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Sinh – Mơi
trường, các bạn trong nhóm làm khóa luận Phương pháp đã giúp đỡ tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình làm khố luận.
Tơi xin cảm ơn các em sinh viên lớp 12SS, lớp 13SS (trong nhóm NCKH )
khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình
hợp tác, hỗ trợ tơi trong q trình điều tra thực trạng về dạy học tích hợp tại các
trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tác giả

Thái Thị Thuỳ Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................2
3. GIẢ THIẾT KHOA HỌC .......................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4

1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................4
1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................4
1.1.2. Ở Việt Nam ...............................................................................................5
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................7
1.2.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp ...................................................7
1.2.2. Các mức độ tích hợp kiến thức trong DH ................................................8
1.2.3. Quan điểm về sự tích hợp các mơn học....................................................9
1.2.4. Sự cần thiết dạy học tích hợp .................................................................10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................11
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ........................................11
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................11
2.1.2. Khách thể nghiên cứu .............................................................................11
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................11
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................11
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .........................................................11
2.3.2. Phương pháp điều tra cơ bản ..................................................................12
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ý kiến chuyên gia...........................................12
2.3.4. Phương pháp thống kê toán học .............................................................12
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................13
3.1. Phân tích thực trạng dạy học tích hợp ở các mơn khoa học tự nhiên LýHoá- Sinh ở THCS ................................................................................................13
3.1.1. Mục đích điều tra ....................................................................................13
3.1.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................13
3.1.3. Địa điểm khảo sát ...................................................................................13


3.1.4. Kết quả khảo sát .....................................................................................13
3.2. Kết quả phân tích chương trình sách giáo khoa mơn Vật lý- Hố học- Sinh
học- THCS hiện nay .............................................................................................17
3.3. Quy trình xây dựng chủ đề ............................................................................19

3.4. Kết quả xây dựng chủ đề tích hợp liên mơn Lý- Hố- Sinh ..........................19
3.4.1. Ví dụ minh hoạ .......................................................................................20
3.4.2. Kiểm tra- đánh giá .................................................................................31
3.5. Khảo sát ý kiến về mức độ khả thi.................................................................32
3.5.1. Mục đích khảo sát ý kiến ........................................................................32
3.5.2. Nội dung khảo sát ý kiến ........................................................................32
3.5.3. Kết quả khảo sát ý kiến ..........................................................................33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................34
1. Kết luận .............................................................................................................34
2. Kiến nghị...........................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................35


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVSK

Bảo vệ sức khoẻ

BVMT

Bảo vệ mơi trường

DH

Dạy học

DHTH

Dạy học tích hợp


GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KHTN

Khoa học tự nhiên

KHXH

Khoa học xã hội

KNS

Kĩ năng sống

NQ/TW


Nghị quyết/Trung ương

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Nguồn trang bị những kiến thức cơ bản về lí thuyết

16

DHTH

3.2

Các lĩnh vực kiến thức được GV tích hợp trong

17

chương trình dạy học
3.3

Kết quả xây dựng chủ đề tích hợp liên mơn LýHố- Sinh

21


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

3.1

Sơ đồ quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên mơn Lý-

21

Hố- Sinh
3.2


Chế tác đá gây ơ nhiễm bụi ngày càng nghiêm trọng

33

3.3

Sử dụng bừa bãi nước axit tẩy rửa sản phẩm

34


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ,
tri thức của lồi người đang tăng lên một cách nhanh chóng. Khơng những thơng tin
ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện cơng nghệ thơng tin, ngày
càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Bài toán
đặt ra cho ngành giáo dục là làm thế nào giải quyết được mâu thuẫn giữa lượng tri
thức gia tăng nhanh với thời lượng dạy học không thay đổi. Câu trả lời chỉ có thể là
đổi mới phương thức dạy học. Trong đó dạy học tích hợp là một hướng đổi mới mà
nhiều trên thế giới thực hiện.
Vấn đề đổi mới giáo dục đã được đưa vào nghị quyết đại hội Đảng IX, X, XI
và được thể chế hoá bằng luật giáo dục. Tại Nghị quyết số 2 -NQ/T
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ

Đại hội

I, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn

2 12- 2 2 đã ác định các nguyên tắc của chương trình sau 2 1 trong đó có đề

cập đến T ch hợ n i

ng m t c ch hợ l t ỳ th o c c giai đo n h c tậ

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang triển khai các hoạt động nghiên cứu để chuẩn bị
cho việc đổi mới chương trình, SGK sau năm 2 1 . Chương trình, SGK sau năm
2 1 có u hướng tích hợp liên mơn các mơn học như Lý, Hố, Sinh thành mơn
Khoa h c tự nhiên; tương tự các môn Sử, Địa, Giáo dục Đ o đức và cơng dân tích
hợp thành mơn Khoa h c xã h i theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho
người học.
Trong đổi mới phương thức dạy học, dạy học tích hợp được xem là một
trong những u hướng đổi mới làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục phù
hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục. Bộ GD-ĐT đang triển khai các hoạt động
nghiên cứu để chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, SGK sau năm 2 1 . Tuy
nhiên, việc xây dựng chương trình và SGK theo quan điểm tích hợp vẫn cịn là vấn
đề chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Ở THCS và THPT tích hợp mơn học
cịn đang được nghiên cứu thử nghiệm trong phạm vi hẹp, mà chưa được triển khai
đại trà. Tích hợp chỉ mang tính chất tự phát, GV tự tìm hiểu là chính. Bộ giáo dục
và đào tạo cũng đã tổ chức cuộc thi về xây dựng các chủ đề tích hợp liên mơn theo
hướng dẫn tại công văn số 4188/BGDĐT –GDTrH ngày 07/08/2014. Tuy nhiên,

1


mỗi một chủ đề GV tích hợp với quá nhiều mơn học khác nhau khơng đảm bảo tích
hợp liên mơn. Để tránh sự trùng lặp kiến thức, nâng cao kiến thức tổng hợp cho HS
để giải quyết các vấn đề thực tiễn, phát huy năng lực dạy học theo hướng tích hợp
của GV nhằm nâng cao chất lượng dạy học thì cần xây dựng các chủ đề đảm bảo
tích hợp liên mơn.
Sinh học là mơn học có nội dung kiến thức liên quan nhiều đến các môn học

khác, đặc biệt là các mơn Vật lý, Hố học. Sinh học, Vật lý, Hố học có nhiều thuận
lợi để tích hợp liên mơn với nhau. Nhiều bài trong chương trình Sinh học ở THCS
có thể tích hợp với Vật lý và Hố học. Tuy nhiên, vì các mơn học vẫn mang tính
chất riêng rẻ cho nên có nhiều kiến thức bị trùng lặp với nhau. Việc tích hợp một
cách hồn tồn (tích hợp liên mơn hay tích hợp un mơn) để tạo ra một mơn khoa
học mới có thể gặp nhiều khó khăn.Vấn đề đặt ra hiện nay là phải xây dựng các chủ
đề tích hợp liên mơn giữa các mơn học này.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí
nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Trước
bối cảnh đó và để chuẩn bị q trình đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thơng
sau năm 2 1 , cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển năng lực của người học.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: Xây dựng một số
chủ đề tích hợp liên mơn “

”- THCS.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phân tích nội dung kiến thức SGK Sinh học, Vật lý, Hố học THCS từ đó
ác định các chủ đề tích hợp liên môn.
- Xây dựng được một số chủ đề tích hợp liên mơn “ Vật l , Hố học, Sinh
học” ở THCS.

2



3. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được các chủ đề tích hợp liên mơn Vật lý, Hố học, Sinh học
ở THCS thì sẽ tránh được sự trùng lặp kiến thức, liên kết các mơn học có kiến thức
liên quan với nhau, GV có thể dạy học theo các chủ đề tích hợp, nâng cao kiến thức
tổng hợp cho HS để giải quyết các vấn đề thực tiễn, phát huy năng lực của HS.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.1. Trên thế giới
Vào những năm 8 của thế kỉ
tế, chính trị, khoa học, văn hoá,

trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về kinh

. Khái niệm tích hợp đã được ác định một cách

đầy đủ và vững chắc trong các cơng trình triết học và khoa học khác. Ở Nga, vào
thế kỉ

quá trình tích hợp có thể chia thành 3 giai đoạn kế tiếp nhau dựa trên chất

lượng phát triển - Giao thời của thế kỉ
đến năm

- Nhà trường lao động; - Từ những năm


- Mối quan hệ liên môn; Từ những năm 8 đến

- Tích hợp [2].

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện quan điểm tích
hợp trong dạy học ở những mức độ nhất định. Trong những năm
,

N SC

và 8 của thế kỉ

đã có những hội thảo với các báo cáo về việc thực hiện các quan

điểm tích hợp trong dạy học của những nước tới dự Pháp, Hoa Kì..v.v..Theo thống
kê của UNESCO, từ năm 1 6 đến năm 1

4 đã có 2 8 chương trình mơn khoa học

thể hiện quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp đến
tích hợp hồn tồn theo những chủ đề (trong số 3 2 chương trình được điều tra). Từ
năm 1 6 , đã có nhiều hội nghị quốc tế bàn về việc phát triển chương trình theo
hướng tích hợp. Năm 1 81, một tổ chức quốc tế đã được thành lập để cung cấp các
thơng tin về các chương trình mơn tích hợp (mơn Khoa học) nhằm thúc đẩy việc áp
dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế chương trình các mơn khoa học trên thế
giới [3].
Ở Australia, chương trình giáo dục tích hợp đã được áp dụng trong hệ thống
giáo dục Australia từ nhiều thập niên cuối thế kỉ


và đầu thế kỉ XXI [9]. Mục

tiêu của chương trình giáo dục tích hợp (tích hợp ngang và dọc) cho giáo dục phổ
thông Australia được ác định rõ như sau Chương trình gi o ục tích hợp là hệ
thống giảng d y tích hợ đa ngành, trong hệ thống đó tầm quan tr ng của việc phát
triển và ứng dụng kĩ năng được chú tr ng; quá trình d y h c tích hợp này bao gồm
việc d y, h c và kiểm tra - đ nh gi năng lực tiếp thu kiến thức cũng như ứng dụng
của HS phổ thông [8]. Ở Australia, Sinh học không phải là môn học riêng rẻ mà
được tích hợp liên mơn với mơn Vật Lý, Hố học thành mơn Khoa học; Văn, Sử,
Địa được tích hợp thành mơn Nghiên cứu ã hội; nội dung học tập của học sinh phổ

4


thơng gồm 8 lĩnh vực học chính thức Nghệ thuật; Tiếng Anh; Giáo dục thể chất;
Ngoại ngữ; Toán; Khoa học ( Lý, Hoá, Sinh); Nghiên cứu ã hội Văn, Sử, Địa) và
Môi trường; Công nghệ. Tổ chức như vậy sẽ giảm được số môn học trong nhà
trường [6]. Mặc dù tiếng Anh là ngơn ngữ chính thức ở Australia, nhưng trong thập
niên 60 của thế kỉ

, chương trình dạy học tích hợp các ngơn ngữ ngồi tiếng Anh

(Language Other Than English: LOTE) ở các trường phổ thông công lập và tư thục
của Australia bước đầu được triển khai, chủ yếu dạy tiếng Pháp và tiếng Ðức. Ðến
thế kỉ XXI, nhiều ngơn ngữ khác được đưa vào giảng dạy. Ví dụ, tại một truờng phổ
thông công lập tại tiểu bang Queensland, chương trình tích hợp dạy bằng tiếng Ðức
với ba mơn học chính là Tốn, Khoa học, Khoa học - Xã hội và Môi truờng cho các
lớp 8, , và 1 đã được đưa vào giảng dạy và đạt nhiều thành công [7].
Đối với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kì, Singapore, Anh,..Hiện nay
có u hướng tích hợp các mơn học truyền thống như “ Vật l , Hoá học, Sinh học”

thành mơn mới. Tuy nhiên, ở Cộng hồ liên bang Đức, Hà an, Thu Điển,..có u
hướng khác thực hiện quan điểm tích hợp nhưng khơng tạo mơn học mới [10].

1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng mơn
học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu,
thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và
THCS. Trước đó, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức
độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân
môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy.
Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
ở nước ta được bắt đầu từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 (1979). Một ví dụ điển
hình cho cách tiếp cận trên là lần đầu tiên trong chương trình, các kiến thức về khoa
học với tên gọi là Tự nhiên và Xã h i được học từ lớp 1 đến lớp 5. Môn học Tự
nhiên và Xã h i trong chương trình cải cách giai đoạn I được cấu trúc gồm 7 chủ đề:
Gia đình, Trường h c, Q ê hương, Thực vật, Ð ng vật, Cơ thể người, Bầu trời và
Tr i đất. Giai đoạn II gồm 3 phân mơn: Khoa h c, Ðịa lí và Lịch sử. Phân môn
Khoa h c gồm các kiến thức thuộc các khoa học tự nhiên như Sinh h c, Vật lý, Hóa
h c, Ðịa l đ i cương [3].

5


Chương trình Tiểu học mới (2000), mơn Tự nhiên và Xã hội trong chương
trình cải cách giai đoạn I trước đây được cấu trúc gồm 7 chủ đề, nay được rút gọn
thành 3 chủ đề lớn. Số chủ đề trong mơn Khoa học chương trình mới) ở giai đoạn
II cũng có thể rút gọn từ 12 chủ đề trước đây, nay thành 4 chủ đề được xây dựng
theo kiểu đồng tâm. Ngồi ra, tính tích hợp cịn được biểu hiện rõ hơn trong chương
trình mới do việc kết hợp của môn Giáo dục sức khỏe vào hai môn Tự nhiên - Xã
h i và môn Khoa h c, và sự kết hợp 2 phân mơn Ðịa lí và Lịch sử cũng dựa trên cơ

sở tính tích hợp của 2 lĩnh vực kiến thức này. Sự tích hợp 2 phân mơn Ðịa lí và Lịch
sử tuy khơng được thể hiện rõ nét trong chương trình và SGK, nhưng phần hướng
dẫn thực hiện chương trình đã u cầu GV tích hợp hay liên hệ với các kiến thức
Ðịa lí khi dạy Lịch sử và ngược lại [3]. Từ đó cho thấy rõ tư tuởng tiếp cận tích hợp
trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng ở nước ta đã được quán triệt,
tính tích hợp ngày càng được đề cao trong dạy - học.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới giáo dục đã được đưa vào nghị
quyết đại hội Đảng I ,

,

I và được thể chế hóa bằng luật giáo dục. Bộ Giáo dục

và Đào tạo cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương, nhiều cơ quan khác của Đảng và
Nhà nước đã tích cực triển khai thực hiện chương trình hành động của chính phủ về
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục tại Nghị quyết số 2 -NQ/T

Đại hội Đảng

Cộng sản Việt Nam lần thứ I, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2 12- 2020
[6], đã ác định các nguyên tắc của chương trình sau 2 1 trong đó có đề cập đến
T ch hợ n i

ng m t c ch hợ l t ỳ th o c c giai đo n h c tậ . Tích hợp các

mơn học như Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa h c tự nhiên; tương tự các môn Sử,
Địa, Giáo dục Đ o đức và cơng dân tích hợp thành môn Khoa h c xã h i.
Trong những năm gần đây cũng đã có nhiều GV, giảng viên nghiên cứu thử
nghiệm về tích hợp liên mơn như đề tài nghiên cứu của TS. Cao Thị Thặng 2 1 )
“Nghiên cứu và thử nghiệm bước đầu m t số chủ đề tích hợp liên mơn Vật lý, Hố

h c, Sinh h c ở trường THCS ”. Đề tài này đã thử nghiệm dạy học một số chủ đề
tích hợp liên mơn Vật l , Hố học, Sinh học theo phương pháp dạy học dự án ở
trường THCS thực nghiệm thuộc viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Ngoài ra, TS.
Cao Thị Thặng cũng đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn đề xuất việc vận dụng

6


quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình Giáo dục phổ thông của Việt
Nam sau 2015.
Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức cuộc thi về xây dựng các chủ đề tích
hợp liên mơn theo hướng dẫn tại công văn số 4188/BGDĐT –GDTrH ngày
07/08/2014. Tuy nhiên, mỗi một chủ đề GV tích hợp với quá nhiều mơn học khác
nhau khơng đảm bảo tích hợp liên mơn. Chẳng hạn như Bài thi đoạt giải A của các
GV Trần Thị Lợi, Nguyễn Thị Hiếu Thảo, Nguyễn Thị Thu Thủy về dạy học theo
chủ đề tích hợp Vận dụng kiến thức liên mơn Hố h c, Địa lí 7, Cơng nghệ và tích
hợp bảo vệ mơi trường để giảng d y bài "Ơ nhiễm mơi trường". Các GV đã tích
hợp cả Hố học, Địa lí 7, Cơng nghệ bảo vệ môi trường trong 1 chủ đề nhưng chưa
đảm bảo tích hợp liên mơn các mơn học Khoa h c tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh ); Khoa
h c xã h i (Sử, Địa, Giáo dục công dân) mà Bộ GD-ĐT đề ra. Ngồi ra, dạy học
tích hợp vẫn mang tính chất tự phát, GV tự tìm hiểu là chính, các kiến thức liên
quan giữa các môn học với nhau vẫn chưa được xây dựng thành các chủ đề tích
hợp. Do đó với đề tài này chúng tơi sẽ bước đầu xây dựng các chủ đề tích hợp liên
mơn Vật lý, Hoá học, Sinh học THCS cho HS nhằm giúp HS có thể vận dụng kiến
thức tổng hợp để giải quyết vấn đề thực tiễn.

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp [5]
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những ho t đ ng, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành m t khối chức năng T ch hợ có nghĩa

là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợ ”
Theo từ điển Giáo dục học: Tích hợ là hành đ ng liên kết c c đối tượng
nghiên cứu, giảng d y, h c tập của cùng m t lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng m t kế ho ch d y h c”
Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh:
Integration với nghĩa

ác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở

những bộ phận riêng lẻ.
Theo từ điển Anh- Anh (Oxford

Advanced

earner’s Dictionary), từ

Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng
thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.

7


Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng,
dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho
con người phát triển thiếu hài hồ, cân đối. Tích hợp cịn có nghĩa là thành lập một
loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường
vốn có.
Trong dạy học ( DH) các bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp
các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “ môn học” mới

hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của mơn học.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc
ác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình
mơn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm tích cực về q trình học tập và q trình DH.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của
người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết
các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực châu Á và trên thế
giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đem lại
hiệu quả nhất định.

1.2.2. Các mức độ tích hợp kiến thức trong DH
Tích hợp (Integration): Là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức
giáo dục và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với
nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài
học. Trong mức độ này, nội dung chủ yếu của bài học hay một phần nội dung mơn
học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục.
Kết hợp (Infusion)- hay còn gọi là lồng ghép giáo dục trong nội dung môn
học Chương trình mơn học được giữ ngun, các vấn đề giáo dục được lựa chọn
rồi lồng ghép vào chương trình mơn học ở chỗ tích hợp sau mỗi bài, mỗi chương,
hay hình thành một chương riêng. Trong mức độ này, một số nội dung của bài học
hay một phần nhất định của nội dung mơn học có liên quan trực tiếp với nội dung
giáo dục.

8


Liên hệ Permeation) Chương trình mơn học được giữ ngun. Ở hình thức
này, các kiến thức giáo dục khơng được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức
bài học ở chỗ thuận lợi, GV có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với

nội dung nào đó của giáo dục hướng nghiệp vào bài giảng trên lớp dưới hình thức
các ví dụ khi phân tích một cách hợp lí. Trong mức độ này, ở một số phần nội dung
của mơn học, bài học, các ví dụ, bài tập, bài làm

là một dạng vật liệu để giúp liên

hệ một cách hợp lí với nội dung giáo dục.

1.2.3. Quan điểm về sự tích hợp các mơn học [4]
Theo d’Hainaut 1 88), có bốn quan điểm tích hợp khác nhau đối với các
môn học.
+ Quan điểm “đơn môn” Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.
+ Quan điểm “đa mơn” Tích hợp một nội dung hay một vấn đề trong các
mơn học khác nhau theo góc độ mà các mơn học đó cho phép.
+ Quan điểm “liên môn”

ây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số

mơn học với nhau nhưng vẫn có phần mang tên riêng của từng môn học.
+ Quan điểm “ uyên môn” Xây dựng môn học mới từ các chủ đề liên quan
đến khoa học tự nhiên, đến cuộc sống mà HS cần tìm hiểu.
Theo sự phân tích của các nhà nghiên cứu về giáo dục, DHTH cần hướng tới
quan điểm “ iên môn” và quan điểm “

uyên môn”. Những quan điểm dạy học

này khơng chỉ nhằm rút gọn thời lượng trình bày tri thức của nhiều môn học mà
quan trọng hơn là tập dợt cho HS cách vận dụng tổng hợp tri thức vào thực tiễn, vì
để giải quyết một vấn đề thường phải huy động kiến thức của nhiều môn học.
Để tích hợp các mơn học một cách thiết thực, có hiệu quả cần vận dụng

những cách khác nhau và thường tích hợp theo 2 nhóm lớn:
Nhóm 1 Đưa ra các ứng dụng cho nhiều mơn học.
Nhóm 2: Phối hợp các q trình học tập của nhiều mơn học.
Nhóm thứ hai tiến a hơn nhóm thứ nhất vì nó dẫn đến sự thống nhất của
hai môn học theo những nguyên lí sau:
+ Các mơn học được tích hợp hồn tồn đó là sự khái qt hố hoặc hệ thống
hố quan điểm liên môn áp dụng cho những môn học đủ gần nhau về bản chất hoặc
mục tiêu, hoặc những môn học có những đóng góp bổ sung cho nhau.

9


+ Các môn học cần được phát triển theo một logic nhằm làm cho HS lập
được tập hợp khái niệm.

1.2.4. Sự cần thiết dạy học tích hợp [1]
- Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ
với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn
cội... Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp
các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà
hiện nay đang ngày càng uất hiện các mơn khoa học “liên ngành”.
- Trong q trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ
năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại
rất cần chuẩn bị cho HS để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống;
do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thơng qua các mơn học.
- Qua việc tổ chức dạy học tích hợp, các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác
nhau được đặt trong 1 bối cảnh gần nhau, liên quan với nhau. Nội dung kiến thức
thuộc các lĩnh vực khác nhau được nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học
sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học.


10


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG À K ÁC

T Ể NG IÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung kiến thức SGK Sinh học, Vật lý, Hố học THCS.
- Quy trình, cách thức xây dựng các chủ đề tích hợp liên mơn Vật lý, Hố
học, Sinh học.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Q trình dạy học các chủ đề tích hợp liên mơn Vật lý, Hố học, Sinh học ở
THCS.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học tích hợp.
- Phân tích nội dung kiến thức SGK Sinh học, Vật lý, Hố học THCS từ đó ác
định các chủ đề tích hợp liên mơn.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài thông qua các bài dự thi về xây dựng
một số chủ đề tích hợp liên mơn do sở giáo dục Đà Nẵng tổ chức và điều tra thực
trạng về dạy học tích hợp ở THCS.
- Thiết lập quy trình, cách thức xây dựng các chủ đề tích hợp liên mơn Vật lý,
Hố học, Sinh học.
- Xây dựng các chủ đề tích hợp liên mơn.
- Thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính khả thi.


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài như
Các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới căn bản
và toàn diện nền giáo dục; các tài liệu về giáo dục học; các tạp chí giáo dục năm
2009-2012 và các tài liệu liên quan.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức SGK Sinh học, Vật lý, Hoá học THCS.

11


2.3.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu điều tra về xây dựng một số chủ
đề tích hợp liên mơn “ Vật l , Hoá học, Sinh học” tại các trường THCS trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn GV, các nhà quản lý giáo dục nhằm thu thập thông
tin về xây dựng một số chủ đề tích hợp liên mơn “ Vật l , Hoá học, Sinh học” tại
các trường THCS.
- Xin ý kiến của các chuyên gia về cơ sở khoa học, phương pháp nghiên cứu
và cách thức xây dựng một số chủ đề tích hợp liên mơn “ Vật l , Hoá học, Sinh
học” tại các trường THCS.
- Trao đổi kinh nghiệm với các GV đã giảng dạy theo hướng tích hợp liên
mơn các mơn học.

2.3.4. Phương pháp thống kê toán học
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê Toán học dùng trong khoa học
giáo dục (Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010).
- Phân tích kết quả điều tra để có cơ sở đánh giá hiệu quả hướng nghiên cứu

của đề tài.

12


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. P â í
Lý- Hố-

ự rạ g dạy
ởT C

í

ợp ở

mơ k

a



ê

3.1.1. Mục đích điều tra
Điều tra khảo sát được tiến hành nhằm mục đích điều tra thực trạng dạy học
tích hợp ở các mơn khoa học tự nhiên Lý- Hoá- Sinh THCS và thực trạng về nội
dung, chương trình SGK mơn Vật lý, Hố học, Sinh học- THCS hiện nay. Từ đó, đề
xuất giải pháp thích hợp để DHTH đạt được hiệu quả cao.


3.1.2. Nội dung khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành dựa trên phiếu điều tra. Quá trình khảo sát
được tiến hành từ tháng 8/ 2 14 đến tháng 1 /2 14 trên hơn 2

GV bộ mơn Lý,

Hố, Sinh ở 18 trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nội dung điều tra bao gồm:
+ Hiểu biết của GV về DHTH
+ Việc vận dụng quan điểm tích hợp trong q trình dạy học
+ Thái độ của GV đối với định hướng tích hợp liên mơn Lý- Hố- Sinh đối
với định hướng tích hợp các mơn Sinh học, Vật lý, Hố học trong môn khoa học tự
nhiên.

3.1.3. Địa điểm khảo sát
Điều tra khảo sát được tiến hành tại 18 trường THCS trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng. Ngồi ra, chúng tơi tiến hành phân tích 73 chủ đề đạt giải cấp thành phố
tại cuộc thi “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
và dạy học các chủ đề tích hợp” của các GV bộ mơn Vật lý, Hoá học, Sinh học cấp
THCS.

3.1.4. Kết quả khảo sát
a. Thực trạng hiểu biết của GV về DHTH và việc v n dụ g qua đ ểm
tích hợp trong quá trình dạy h c
Qua kết quả điều tra về tình hình dạy học tích hợp đối với GV Vật lý, Hoá
học, Sinh học của 18 trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy: Có
khoảng 1% GV đã được tiếp cận với cơ sở lí thuyết liên quan đến DHTH. 9% còn

13



lại cho rằng bản thân chưa hiểu biết nhiều về DHTH, con số này liên quan đến các
GV trẻ mới nhận nhiệm sở. Kết quả tìm hiểu về nguồn trang bị những thông tin và
kiến thức DHTH cho GV được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nguồn trang bị những kiến thức cơ bản về lí thuyết DHTH
Nguồn trang bị

Số phiếu

Tỉ lệ %

Tại cơ sở đào tạo nơi GV học Cao đẳng hoặc Đại học

9

3,57

Từ chương trình tập huấn, bồi

Bộ giáo dục tổ chức

24

9,52

dưỡng GV THCS

Sở giáo dục tổ chức

81


32,10

Phòng giáo dục tổ chức

121

48,01

7

2,77

10

3,97

Trường sở tại tổ chức
Hoàn toàn do tự tìm hiểu

Từ bảng 3.1 cho thấy những kiến thức cơ bản về lí thuyết dạy học tích hợp
chủ yếu được trang bị từ các chương trình bồi dưỡng và tập huấn do Bộ, Sở và
Phòng GD-ĐT

2,4%) tổ chức. Trong đó Phịng đóng vai trị quan trọng chiếm

48,01%.
Bên cạnh những nguồn trang bị kiến thức nói trên, 46,03% ý kiến cho rằng
để hiểu biết hơn nhiều về DHTH thì các GV phải tìm hiểu từ nhiều nguồn thơng tin
khác nhau. Điều đó cho thấy rằng, vấn đề đổi mới trong công tác giáo dục thu hút

sự quan tâm nhiều từ phía GV. Mặc dù GV đã tiếp cận nhiều về lí thuyết DHTH tuy
nhiên khi hỏi về lí thuyết tích hợp liên môn chỉ 44,3% GV định nghĩa được khái
niệm, trong khi đó có đến 40% GV nhầm lẫn với khái niệm un mơn, đa mơn.
Điều đó cho thấy rằng GV hiểu về vấn đề DHTH khá mơ hồ, chung chung, chưa cụ
thể, rõ ràng.
Qua trao đổi thông tin với GV về vấn đề vận dụng việc DHTH vào bài dạy,
74.8% GV cho biết họ đã từng thực hiện các bài dạy trên lớp theo hình thức này,
chủ yếu ở mức độ liên hệ (63,5%) hoặc tích hợp bộ phận (38,3%). 13% GV không
để ý từ trước đến giờ bài dạy của mình có tích hợp hay khơng, có thể tích hợp
nhưng mang tính chất tự phát, 12,2% GV ( chủ yếu là GV Lí, Hố) hồn tồn
khơng vận dụng dạy học tích hợp trong q trình dạy mà chỉ dạy toàn kiến thức

14


trong SGK. Kết quả các lĩnh vực được GV tích hợp trong quá trình DH được thể
hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. C c lĩnh vực kiến thức được GV tích hợ trong chương trình

y

h c
STT Lĩnh vực
tích hợp


Số

Hố
(%)


lượng
1

Giáo dục

Số

Sinh
(%)

lượng

Số

(%)

lượng

Tổng
Số

(%)

lượng

24

9,52


10

3,96

153

60,71

187

74,20

77

30,55

0

0

25

9,92

102

40,47

0


0

0

0

69

27,38

69

27,38

19

7,54

0

0

14

5,55

33

13,09


34

13,49

45

17,86

57

22,62

136

53,97

0

0

0

0

85

33,73

125


33,73

mơi
trường và
BĐKH
2

Năng
lượng

3

Dân sốkế hoạch
hố gia
đình

4

Đào tạo
nghề

5

Kỹ năng
sống

6

Giáo dục
giới tínhSKSS


ĩnh vực mà GV thường tích hợp nhiều nhất trong q trình dạy học đó
chính là Giáo dục mơi trường và Biến đổi khí hậu (74,20%), trong đó đặc biệt được
tích hợp nhiều trong môn Sinh học (60,71%). Đối với GV Vật l , lĩnh vực được tích
hợp nhiều nhất là vấn đề năng lượng (30,55%) trong tổng số 40,47% GV tiến hành
dạy học tích hợp. Đa số GV cho rằng, hầu hết các môn học trong nhà trường phổ
thông đều phù hợp với việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS (53,97%). Việc

15


lồng ghép đào tạo nghề chủ yếu được GV bộ mơn Vật lý, Sinh học thực hiện trong
q tình dạy học chính khố (13,09%). Ngồi ra, một số GV cịn tích hợp các kiến
thức về giáo dục giới tính- sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục giảm nhẹ rủi ro
thiên tai,...cho HS nhằm trang bị cho các em các kiến thức bảo vệ cá nhân và cộng
đồng.

b. Thực trạng về

độ của G đối vớ đị

ướng tích hợp liên mơn

Lý- Hố- Sinh
Theo định hướng đổi mới giáo dục sau năm 2 1 , đối với các môn khoa học
tự nhiên như Vật lý, Hoá học, Sinh học ở THCS đang có u hướng tích hợp liên
mơn và xây dựng thành các chủ đề tích hợp. Qua điều tra khảo sát, 80,9% GV nhận
thấy việc tích hợp liên mơn Vật lý, Hố học, Sinh học trong chương trình THCS là
cần thiết và 77,4% cho rằng định hướng này hoàn toàn khả thi trong thực tiễn dạy
học ở trường phổ thông.

Mặc dù đã bước đầu có sự trang bị kiến thức và kỹ năng về DHTH nhưng
37% GV cho rằng vẫn còn hoang mang trước định hướng đổi mới này. Nguyên
nhân chủ yếu do chưa có chương trình, SGK cụ thể cho nên rất khó hình dung được
chương trình dạy học

1.3%). Điều này cho thấy, SGK vẫn được coi là chủ chốt

trong quá trình giảng dạy của GV. Tất cả nội dung dạy học đều được GV bám sát
vào nội dung SGK và bám chuẩn. Từ đó, dẫn đến thụ động và giảm tính sáng tạo
của GV. Ngồi ra, 20% GV cho rằng định hướng đổi mới khơng rõ ràng cịn chung
chung cũng là một lí do quan trọng.
Một số nguyên nhân khác làm cho GV chưa thực sự tự tin trong việc dạy học
tích hợp do: Bản thân chưa có các đợt tập huấn, bồi dưỡng GV theo hướng DHTH
4 ,6%), cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho DHTH chưa đảm bảo (29,6%).
Vừa qua, Sở GD-ĐT cũng đã tổ chức cuộc thi “ Vận dụng kiến thức liên mơn
để giải quyết các tình huống thực tiễn và d y h c các chủ đề tích hợ ”, 87,6% GV
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia với rất nhiều chủ đề khác nhau, một số
chủ đề đã được giải cấp thành phố và cấp quốc gia. Tuy nhiên, mỗi một chủ đề GV
tích hợp với quá nhiều môn học khác nhau và không theo định hướng tích hợp các
mơn Vật lý- Hố học- Sinh học trong môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử- Địa lý
– Giáo dục công dân trong môn Khoa học xã hội mà bộ GD-ĐT đã đưa ra. Qua

16


×