Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.36 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

-----

PHAN THỊ THÙY TRANG

YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH THẦN KÌ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

-----

YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH THẦN KÌ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
GVC. PGS.TS. Lê Đức Luận
Người thực hiện:
Phan Thị Thùy Trang


(Khóa 2011 – 2015)

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu có trong bài là hồn tồn trung thực và
chưa từng được ai cơng bố ở bất kỳ khóa luận nào khác
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phan Thị Thùy Trang

1


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo: PGS.TS Lê
Đức Luận, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện thuận
lợi để tơi có thể hồn thành tốt q trình nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phan Thị Thùy Trang

2



MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước nhỏ bé, phải chịu nhiều ách áp bức, đô hộ từ các
tập đoàn phong kiến phương Bắc cho đến bọn thực dân, đế quốc phương tây. Trải
qua hàng ngàn năm lịch sử oai hùng, đất nước ta vẫn gìn giữ được những nét đẹp
văn hóa từ bao đời nay. Trong vơ vàn những nét đẹp văn hóa mà ơng cha ta đã cố
cơng gìn giữ, chúng ta khơng thể khơng nhắc tới kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,
đây là một trong những nét đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc được tích góp từ
những thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Kho tàng truyện cổ tích của dân tộc như
là một minh chứng sống giúp con cháu thế hệ sau hiểu rõ hơn về những giá trị tinh
thần quý báu của những thế hệ đi trước. Dù cuộc sống ngày càng đổi thay và lịch
sử có nhiều thay đổi mạnh mẽ thì những giá trị của truyện cổ tích vẫn khơng bị
phai mịn theo năm tháng mà ngược lại nó lại càng được tơn vinh thêm, khẳng
định thêm và mãi trường tồn theo năm tháng. Truyện cổ tích là nơi để nhân dân
gửi gắm những suy nghĩ, chiêm nghiệm của họ về cuộc sống, về nhân sinh. Ở đó,
những triết lí ở hiền lành gặp lành, ác giả ác báo, hay người tốt sẽ ln có kết cục
tốt đẹp, người xấu thì sẽ bị quả báo,… được đề cao mạnh mẽ, nó như là một kim
chỉ nam xuyên suốt toàn bộ nội dung làm cho truyện cổ tích thấm đượm giá trị
nhân văn cao cả.
Văn học dân gian ra đời khi nền khoa học kĩ thuật còn chưa được thai nghén,
cũng là khi mà những hiện tượng thiên nhiên hay những hiện tượng trong đời sống
chưa được lí giải tường minh, cho nên văn học dân gian vẫn cịn mang màu sắc
duy tâm đậm nét, có nghĩa là họ giải thích những hiện tượng đó thơng qua những
thế lực siêu nhiên mà họ tin là có thực. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp

3


trong truyện cổ tích những hình ảnh của thần tiên có phép thần thơng biến hóa hay

những con vật, con người mang trong mình sức mạnh siêu nhiên… Những câu
chuyện mang đầy màu sắc thần kỳ, huyền ảo, huyền thoại đều được gọi chung là
truyện cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích thần kỳ chính là một bộ phận của truyện cổ
tích. Truyện cổ tích thần kỳ mang những đặc điểm riêng biệt khác xa so với những
loại truyện cổ tích khác trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Một đặc điểm dễ
nhận thấy nhất của truyện cổ tích thần kỳ đó chính là truyện cổ tích ln có yếu tố
huyền thoại, thần kỳ. Những yếu tố huyền thoại, huyễn hoặc có trong truyện cổ
tích thần kỳ sẽ là một minh chứng rõ ràng nhất cho sức sáng tạo tuyệt vời của các
tác giả dân gian.
Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kỳ là một đề tài rộng mở cho
người nghiên cứu tìm tịi và phát hiện ra những nét độc đáo, mới lạ, làm phong
phú thêm những cơng trình nghiên cứu về văn học dân gian. Việc nghiên cứu về
yếu tố huyền thoại sẽ là dịp để chúng ta hiểu rõ hơn những đặc trưng thi pháp
truyện cổ tích thần kỳ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học dân gian được xem là một trong những là cội nguồn của mọi nền
văn học. Được ra đời từ rất sớm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, văn học dân
gian Việt Nam cho đến nay vẫn lưu giữ được những tinh hoa văn hóa dân tộc,
đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển chung của bộ mặt nền văn học.
Do đó, cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn học dân gian ở
nhiều khía cạnh khác nhau.
Tác giả Chu Xn Diên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn học dân
gian như: Văn học dân gian Việt Nam, Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học,
Mấy vấn đề văn hóa văn học dân gian Việt Nam… Theo đó, ơng cho rằng truyện

4


cổ tích chủ yếu phản ảnh nhận thức của nhân dân về cuộc sống trong xã hội đương
thời, với những xung đột khó tránh khỏi, đồng thời nói lên những quan điểm đạo

đức, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân.
Tác giả Đinh Gia Khánh cũng đã nghiên cứu về văn học dân gian với chuyên
luận Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám đã mở
ra một hướng tìm hiểu mới về văn học dân gian thông qua truyện cổ tích, ngồi ra
chun luận đã đề cập đến các vấn đề của truyện cổ tích như thi pháp, tâm lí sáng
tác và lưu truyền truyện cổ tích trong dân gian.
Các nhà nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam cũng đã cố công sưu tầm,
biên soạn nên các tuyển tập, các tác phẩm về truyện cổ tích. Trong số đó phải kể
đến tác giả Nguyễn Đổng Chi với cơng trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Tác giả đã phân truyện cổ tích thành ba dạng: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ
tích thế sự và truyện cổ tích lịch sử. Hay cuốn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam
tập 2 – quyển 1 và tập 2 – quyển 2 của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn
Quốc Gia – Viện Văn học đã sưu tầm hàng trăm mẩu truyện cổ tích dân gian của
nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Việc nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta thật sự nở rộ từ năm 1960 khi
các nhà xuất bản lần lượt cho ra đời các bộ giáo trình văn học dân gian. Bộ giáo
trình Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian, Đinh Gia Khánh và Chu
Xuân Diên làm rõ đặc điểm của thể loại truyện cổ tích thơng qua việc so sánh
truyện cổ tích với thần thoại. Với những đặc điểm này có thể giúp người nghiên
cứu nhận diện thể loại truyện cổ tích một cách chuẩn xác hơn.
Về truyện cổ tích thần kỳ, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu như trong
bài viết Nhận diện truyện cổ tích thần kỳ người Việt của PGS.TS Lê Đức Luận
đăng trên tạp chí Khoa học và Cơng nghệ - Đại học Đà Nẵng số 4(27)2008. Tác

5


giả cho rằng cổ tích thần kỳ chỉ là một tiểu loại trong loại cổ tích có yếu tố kỳ ảo.
Nhưng hiện nay, chúng vẫn được xếp chung cùng một đặc trưng thi pháp và phần
lớn các nhà nghiên cứu về Folklore Việt Nam đều cho loại truyện cổ tích thần kỳ

nằm trong truyện cổ tích. Bài viết đã đề xuất rằng trong loại cổ tích kỳ ảo có các
tiểu loại sau: cổ tích hoang đường, cổ tích thần kỳ và cổ tích hóa thân và mỗi nhóm
có thi pháp riêng. Trong cuốn Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích
người Việt ở Nam Trung Bộ, tác giả Nguyễn Định đã chỉ ra ba cách phân loại
truyện cổ tích khá nổi bật trong giới Folklore.
Cũng trong cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đế của truyện cổ tích qua truyện
Tấm Cám, tác giả Đinh Gia Khánh đã khẳng định vai trị của lực lượng thần kì
trong truyện cổ tích như sau: “yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là một thủ pháp nghệ
thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện. Tác giả dân gian cũng như thính giả
dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kỳ diệu ở trong
truyện không phải vì thực tâm tin – ít ra thì cũng khơng hồn tồn tin rằng những
sự kiện đó là có thật nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải
quyết những vấn đề mà trong thực tế xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn
như ý muốn, như ước vọng của nhân dân. Yếu tố kỳ diệu trong truyện cổ tích xét
cho kĩ khơng phải chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương tiện cẩn
thiết để cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của
mình”.
Trong cuốn Thi pháp của huyền thoại của tác giả E.M.Melentinsky đã bàn về
mối quan hệ giữa huyền thoại và truyện cổ tích thần kỳ “Truyện cổ tích thốt thai
từ huyền thoại, đó là một điều chắc chắn. Nhiều huyền thoại totem và đặc biệt là
các giai thoại huyền thoại về những kẻ láu lỉnh được phản ánh rộng rãi trong các
truyện cổ tích về lồi vật. Nguồn gốc huyền thoại rõ ràng là ở trong các cốt truyện

6


truyện cổ tích thần kỳ hết sức phổ biến kể về cuộc hôn nhân với sinh vật “thú tổ”
kỳ diệu, tạm thời từ bỏ lốt thú; người vợ kỳ diệu (ở các biến thể về sau là người
chồng) tặng người yêu của mình quà săn được…”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu yếu tố huyền thoại khảo sát trong cuốn Kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội và cuốn Tổng tập
văn học dân gian người Việt (2004), Tập 6, Truyện cổ tích thần kỳ, Nxb. KHXH,
Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp khảo sát, thống kê
-Phương pháp so sánh, đối chiếu
-Phương pháp phân tích tổng hợp
5. Bố cục luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung đề tài có ba
chương sau:
Chương 1: Khái quát chung về truyện cổ tích thần kỳ và quan niệm về yếu tố
huyền thoại
Chương 2: Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì được thể hiện qua
việc xây dựng nhân vật thần kỳ
Chương 3: Giá trị biểu đạt và phương thức nghệ thuật của yếu tố huyền thoại
trong truyện cổ tích thần kỳ

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VÀ QUAN
NIỆM VỀ YẾU TỐ HUYỀN THOẠI

1.1. Khái quát chung về truyện cổ tích và cổ tích thần kỳ

1.1.1. Khái niệm và phân loại truyện cổ tích
1.1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Được hình thành từ cuối thời kì ngun thủy, trải qua bao thăng trầm biến
thiên của lịch sử, truyện cổ tích vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Trước
cách mạng tháng Tám, tên gọi truyện cổ tích được hiểu theo một nghĩa rất rộng,
bao hàm toàn bộ kho tàng truyện cổ dân gian gồm thần thoại, truyền thuyết, ngụ
ngôn, truyện cười. Một số nhà nghiên cứu đã hiểu nôm na rằng: cổ tức là cũ, tích
là dấu vết để lại, cổ tích là những chuyện từ xưa cịn lưu truyền lại cho nên truyện
cổ tích còn được gọi là truyện cổ hay là truyện đời xưa. Nhà nghiên cứu cổ tích
Nguyễn Đổng Chi viết: “Khi nói đến mấy tiếng truyện cổ tích hay truyện đời xưa
chúng ta đều sẵn có quan niệm rằng đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy
các loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại.
Cũng vì thế xác định nội dung của từng loại truyện cổ tích này khác nhau để đi
đến phân loại truyện cổ tích vẫn là cơng việc hứng thú và ln ln có ý nghĩa…”.
Vì vậy, khi nhắc tới cụm từ truyện cổ tích thì có nghĩa là nó bao gồm nhiều loại
truyện khác nhau về đề tài, về đặc điểm nghệ thuật…
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa nghiên cứu văn học dân gian, dựa vào
đặc trưng riêng của từng nhóm truyện khác nhau, các nhà Folklore đã chia truyện
kể dân gian thành năm thể loại (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện

8


cười, truyện ngụ ngơn). Truyện cổ tích là loại hình văn học có lịch sử lâu đời, được
hình thành và tồn tại song song với quá trình phát triển của lồi người. Trải qua
nhiều thời kì khác nhau của xã hội, truyện cổ tích đã có mối quan hệ cực kì mật
thiết với các loại truyện kể dân gian khác, hiện tượng cổ tích hóa thần thoại, cổ
tích hóa truyền thuyết, cổ tích hóa ngụ ngơn và ngược lại đều hết sức phổ biến.
Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều truyện kể dân gian Việt Nam rất khó
xếp loại một cách rạch rịi. Nếu khơng hiểu rõ ngun nhân trên cũng nhưng khơng

tìm hiểu kĩ càng thì sẽ khiến chúng ta đơn giản hóa khái niệm và có cách hiểu
khơng đúng về truyện cổ tích. Mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định
nghĩa và đặc điểm về thể loại truyện cổ tích nhưng hiện tại các nhà nghiên cứu văn
học vẫn chưa có sự thống nhất chung về khái niệm truyện cổ tích. Định nghĩa
truyện cổ tích xuất hiện khá nhiều trong các cơng trình nghiên cứu điển hình như:
Lý luận văn học, Phương Lựu; Từ điển văn học, Đỗ Đức Hiểu; 150 thuật ngữ văn
học, Lại Nguyên Ân… Trong số đó phải kể đến cuốn Từ điển thuật ngữ văn học
của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, các tác giả đã đưa ra định nghĩa
về truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy sinh
từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức
năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những vấn đề khác nhau
của con người trong cuộc sống mn màu mn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài
sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và
đấu tranh xã hội quyết liệt” [9, tr.368]. Nhà nghiên cứu cổ tích Nguyễn Đổng Chi
thì cho rằng: “Truyện cổ tích là truyện được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng
nghệ thuật, đặc biệt là những điều tưởng tượng về thế giới thần kỳ, những câu
chuyện không quan hệ với những điều kiện của đời sống thực làm thỏa mãn người

9


nghe thuộc mọi tầng lớp xã hội ngay cả dù cho họ tin hay không tin vào những
điều được nghe kể” [3, tr.32].
Định nghĩa về truyện cổ tích cũng đã được in khá nhiều trong các giáo trình
của nhiều trường đại học. Theo Nguyễn Bích Hà trong Giáo trình văn học dân
gian, của Nxb Đại học Sư phạm thì “Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố
hoang đường kì ảo. Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân
hóa giàu nghèo, xấu tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình
bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lý tưởng và mơ ước của nhân dân lao
động về một xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc” [8, tr.75]. Trong Mấy vấn đề

về phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian, Hoàng Tiến Tựu đã đưa
ra định nghĩa về truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân
gian ra đời từ thời kỳ cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ cơng xã
ngun thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội;
nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời
sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người trong
phạm vi gia đình xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu kết hợp với các
thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân,
đáp ứng nhu cầu nhận thức thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những
thời kỳ, những hồn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp” [22, tr.42]
Thực sự, để tìm ra một “tiếng nói” chung, một khái niệm chuẩn xác nhất về
truyện cổ tích là một điều cực kì khó. Nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, truyện cổ
tích là một loại hình truyện kể dân gian được xây dựng dựa trên sự tưởng tượng
và hư cấu của quần chúng nhân dân, nó hướng vào những số phận, những vấn đề
cơ bản, những mâu thuẫn có tính chất phổ biến của xã hội có giai cấp. Truyện cổ

10


tích phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân lao động cũng như đáp ứng
được nhu cầu nhận thức và thị hiếu của nhân dân.
1.1.1.2. Phân loại
Nguyễn Đổng Chi trong cơng trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cho
rằng: “Nếu cần phải chia thì theo ý chúng tôi, nên chia ra làm ba loại sau đây:
truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích lịch sử”. Trái với ý kiến
trên, Hồng Tiến Tựu trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam chia
truyện cổ tích thành ba bộ phận chính là: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh
hoạt và truyện cổ tích lồi vật. Cùng chung ý kiến với giáo sư Hồng Tiến Tựu là
các tác giả Lê Chí Quế, Nguyễn Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong cuốn Giáo
trình văn học dân gian.

Trong Lịch sử văn học Việt Nam của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên lại
chia truyện cổ tích thành hai loại: cổ tích thế sự và cổ tích lịch sử. Cũng chia truyện
cổ tích thành hai loại, nhưng Đỗ Bình Trị trong cuốn Nghiên cứu tiến trình lịch sử
văn học Việt Nam lại chia thành: truyện cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt.
Nguyễn Định trong cuốn Yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết và truyện cổ tích người
Việt ỏ Nam Trung bộ đã chỉ ra 3 cách phân loại trọng cổ tích khá phổ biến trong
giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam như sau: “Cách thứ nhất chia truyện
cổ tích thành hai tiểu loại: 1. Truyện cổ tích thế sự, 2. Truyện cổ tích lịch sử; Cách
thứ hai chia truyện cổ tích thành 3 tiểu loại: 1.Truyện cổ tích thần kỳ (hoang
đường), 2. Truyện cổ tích thế sự ( sinh hoạt), 3. Truyện cổ tích lịch sử; Cách thứ
ba chia truyện cổ tích thành ba tiểu loại: 1.Truyện cổ tích lồi vật (truyện cổ tích
động vật), 2. Truyện cổ tích thần kì, 3. Truyện cổ tích sinh hoạt (cổ tích thế sự, cổ
tích thế tục, cổ tích hiện thực)”.

11


Trong q trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy phần lớn các nhà nghiên cứu
đều tán thành chia truyện cổ tích thành 3 tiểu loại chính: truyện cổ tích thần kỳ,
truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích lồi vật.
Truyện cổ tích thần kỳ là loại truyện tiêu biểu và quan trọng nhất của thể loại
truyện cổ tích. Ở loại truyện này luôn xuất hiện hai thế giới tồn tại song song, một
thế giới hiện thực và một thế giới kỳ ảo. Yếu tố thần kỳ đóng vai trị then chốt
trong truyện cổ tích thần kỳ, nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của cốt truyện.
Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực
lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột
trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu
yếu tố thần kỳ. Trong truyện cổ tích thần kỳ, các nhân vật thường bao gồm ba loại
chính : nhân vật chính diện hay phe thiện (như Thạch Sanh, cơng chúa, hồng tử,
Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, vợ Sọ Dừa…), nhân vật phản diện hay phe ác (như Lí

Thơng, Cám, mẹ Cám…) và các nhân vật thần kỳ hoặc vật báu có tác dụng kỳ diệu
(như Tiên, Bụt, Rắn thần, Chim thần, Đàn thần, Cung thần, Niêu cơm thần, Chiếc
gậy thần…).
Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự) là những truyện cổ tích khơng
có hoặc rất ít yếu tố thần kỳ. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với
người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên.
Vì vậy, yếu tố thần kỳ nếu có trong loại truyện này thì cũng chỉ giữ một vai trò rất
nhỏ khiến câu chuyện trở nên li kì hấp dẫn mà thơi (ví dụ truyện Sự tích chim hít
cơ, Sự tích con muỗi,…)
Truyện cổ tích lồi vật là những truyện kể dân gian hướng về sinh hoạt của
xã hội loài vật, lấy các loài vật làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải.
Truyện cổ tích lồi vật thường lấy những con vật gần gũi với con người để làm

12


nhân vật trung tâm như : con trâu, con khỉ, con chó, con sáo, con hổ… Truyện cổ
tích lồi vật là sự nhân cách hóa các con vật bắt nguồn từ quan niệm cổ xưa trong
thần thoại vừa là một biện pháp nghệ thuật phản ánh và nhận thức của con người
trong xã hội đương thời. Do đó, truyện cổ tích lồi vật vừa có nội dung sinh vật
học, vừa mang ý nghĩa sâu sắc. Ở Việt Nam, do những truyện cổ tích lồi vật
khơng được sưu tầm ghi chép sớm nên tính chất cổ xưa, hồn nhiên chất phác của
chúng khơng cịn ngun vẹn. Trong nền Folklore học nước ta hiện nay sự phân
biệt còn chưa rõ ràng. Đặc biệt truyện cổ tích lồi vật của ta có số lượng không
đáng kể cho nên tiểu loại này hầu như không mấy khi được nhắc tới trong nghành
Folklore học Việt Nam.
Tuy nhiên trong bài viết Nhận diện truyện cổ tích thần kỳ người Việt đăng
trên tạp chí Khoa học Cơng nghệ Đại học Đà Nẵng, tác giả Lê Đức Luận đã chỉ ra
những bất cập trong việc phân loại truyện cổ tích như trên. Bởi lẽ theo tác giả, việc
nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ chưa được phân giới rõ rệt, hay nói cách khác,

theo cách phân chia truyện cổ tích thành ba loại như trên, thì tất cả những truyện
cổ tích có yếu tố kỳ ảo đều được xếp vào loại cổ tích thần kỳ. Để phân giới loại
truyện cổ tích có yếu tố kỳ ảo, tác giả đã đưa ra 5 tiêu chí, dựa trên 5 tiêu chí đó,
tác giả đã chỉ ra 3 tiểu loại truyện có yếu tố kỳ ảo. Tiểu loại thứ nhất tác giả gọi
tên là cổ tích hoang đường, tiểu loại này nói về ma quỷ, tiên thoại, phật thoại, đây
là nhóm truyện thể hiện đề tài tín ngưỡng, tơn giáo. Tiểu loại thứ hai là cổ tích
thần kỳ, nhóm truyện này thể hiện lý tưởng xã hội của nhân dân “ở hiền gặp lành”.
Đây là nhóm truyện mà nhân vật chính là những người bình dân bất hạnh. Tiểu
loại thứ ba là cổ tích hóa thân, đây là nhóm truyện thể hiện những vấn đề nhân
sinh, thường bắt đầu bằng cụm từ “sự tích”. Từ những kiến giải trên, tác giả đi đến
kết luận cho rằng loại truyện cổ tích kỳ ảo có ba tiểu loại là: cổ tích hoang đường,

13


cổ tích thần kỳ, cổ tích hóa thân. Với việc xếp loại truyện cổ tích thần kỳ thuộc
vào cổ tích kỳ ảo, tác giả đã đi đến khẳng định: “Như vậy, truyện cổ tích có các
loại: cổ tích kỳ ảo, cổ tích sinh hoạt hay cổ tích hiện thực và cổ tích động vật” [14,
tr.70]. Việc phát hiện ra những bất cập trong cách phân loại truyện cổ tích thần kỳ
như trước nay của tác giả đã giúp giới nghiên cứu văn học dân gian có cái nhìn
mới về việc phân loại truyện cổ tích.
1.1.2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì
Trong nghiên cứu về văn học dân gian, có nhiều tác giả đã cho rằng
truyện cổ tích tuy khơng có cùng nguồn gốc với thần thoại nhưng nó lại
kế thừa nhiều chức năng, truyền thống của thần thoại, trong cuốn Văn hoá
dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, tác giả
Chu Xuân Diên đã viết rằng “Truyện cổ tích tuy khơng phải có nguồn
gốc trực tiếp từ thần thoại, nhưng kế thừa trực tiếp nhiều truyền thống
quan trọng của thần thoại”. Trong nhiều truyền thống quan trọng của thần thoại
mà truyện cổ tích kế thừa có yếu tố thần kỳ và yếu tố thần kỳ chủ yếu xuất hiện

trong tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ. “Truyện cổ tích là truyện hư cấu có chủ
tâm và mang tính nghệ thuật” [23, tr.132]. Chức năng và đặc điểm nghệ thuật
ấy của truyện cổ tích biểu hiện khá rõ trong truyện cổ tích thần kỳ. Mang chức
năng nhận thức con người, nhận thức những quan hệ giữa con người với con
người... nên truyện cổ tích thần kỳ “hướng về đời sống xã hội, lấy con người
(chủ yếu là những người lao động nghèo khổ, lương thiện) làm nhân vật
trung tâm” [21, tr.63]. Nếu như các tác giả dân gian dùng lịch sử rồi huyền ảo nó
để thành thần thoại thì truyện cổ tích lại lại lấy thực tế xã hội, những điều gắn bó
gần gũi với con người, dưới óc sáng tạo, hư cấu kết hợp với những thủ pháp nghệ
thuật đặc thù để tạo nên một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích thần

14


kỳ chính là thế giới nghệ thuật mang đậm màu sắc huyền thoại trên cái cốt lõi hiện
thực xã hội.
Yếu tố thần kỳ chính là nét đặc trưng khơng thể thiếu của truyện cổ tích thần
kỳ, góp phần quan trọng tạo nên một thế giới cổ tích lấp lánh, mang vẻ đẹp kỳ diệu
và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với con người. Yếu tố thần kỳ này có cội nguồn từ trong
tín ngưỡng nhân dân thời nguyên thủy, trong truyện cổ tích thần kỳ các tác giả dân
gian mượn yếu tố thần kỳ để làm phương tiện hỗ trợ cho ước mơ của con người,
qua đó truyền đến cho con người một bài học giáo huấn nào đấy. Như chúng ta đã
biết, những hình tượng quái đản, hoang đường mang đậm tính siêu nhiên, huyễn
hoặc là nét đặc trưng sáng tác phổ biến của một thời kỳ tối cổ trong lịch sử. Văn
minh lồi người cịn đang ở mức sơ khai, chưa phát triển, lại bị mn nghìn nỗi
khủng khiếp của thiên nhiên vây bọc, họ chưa thể có cách nào để chống lại thiên
nhiên, ngự trị thiên nhiên và thiên nhiên được nhận thức "như là một lực lượng xa
lạ, vạn năng, ngoài tầm hiểu biết của con người". Trí tưởng tượng của dân gian
pha trộn với mê tín, hoang tưởng, đã gắn cho nhiều hiện tượng thiên nhiên những
quy mơ kỳ vĩ, những hình trạng qi lạ, và những hành vi phóng đại của nhân

cách... tạo nên một thế giới khác biệt, xa lạ với thế giới con người đang sống,
nhưng cũng chi phối thế giới đó một cách thần bí. Thơng qua cái tâm lý vừa hoảng
sợ trước thiên nhiên, lại vừa bị thiên nhiên trói buộc và quyến rũ, dần dần, trong
cuộc đấu tranh sinh tồn, con người ngày một nhích ra khỏi sự phụ thuộc vào tự
nhiên, có ý thức rõ hơn về sự tồn tại của mình thì những sản phẩm của trí tưởng
tượng của họ càng gần với thực tế mặc dầu thói quen ảo hóa vẫn gắn liền với sự
sáng tạo truyện kể. Càng bước vào xã hội văn minh thì thuộc tính xã hội của nhân
vật càng rõ hơn, tuy chưa phải thuộc tính tự nhiên đã mất hẳn đi. Nhân vật chính
và phụ của truyện cổ tích đã bớt vẻ kỳ quái dã man và đượm tính người hơn trước
15


- nó đã có thuộc tính xã hội. Khi hình thái xã hội nguyên thủy tan rã, những mâu
thuẫn trong gia đình, trong thị tộc, trong cơng xã giữa các nhóm người, giữa các
dân tộc, các quốc gia ngày một trở nên phiền phức, chồng chéo, thì yếu tố hoang
đường được lịng vào truyện cổ tích để tăng thêm sức kích thích, thỏa mãn ảo giác
của con người trước một thế giới mà nó ước mơ chinh phục nhưng vẫn đầy bất
ngờ và hiểm họa đối với nó. Yếu tố thần kỳ chính là điểm gỡ bỏ hết những nút thắt
mâu thuẫn, xung đột có trong truyện cổ tích thần kỳ, như trong truyện Người thợ
đúc và anh học nghề hay truyện Bốn cơ gái muốn lấy chồng hồng tử, thì ở nhiều
truyện khác “yếu tố này chỉ cịn là nét điểm xuyết cho bức tranh thế sự thêm hấp
dẫn (Sự tích đá Bà-rầu, Sự tích đá Vọng-phu); hoặc làm đường viền cho nhân vật
lịch sử thêm nổi bật (truyện Huyền Quang), làm chất xúc tác cho một nhóm địa
danh lịch sử vốn còn rời rạc trở thành câu chuyện dính kết chặt chẽ với nhau” [9,
tr.368 - 369].
1.2. Khái quát về yếu tố huyền thoại
1.2.1. Khái niệm huyền thoại
Huyền thoại được coi là chất liệu nghệ thuật không thể thiếu trong truyện kể
dân gian đặc biệt là loại hình truyện cổ tích thần kỳ. Khái niệm “huyền thoại”
trong văn học có biên độ nội hàm khái niệm co dãn khá rộng nên việc trả lời cho

câu hỏi “huyền thoại là gì” vẫn cịn là một vấn đề gây nhiều tranh luận. Có những
tác phẩm chỉ cần xuất hiện một ít yếu tố kỳ lạ, hoang đường cũng đã tạo nên những
ý kiến trái chiều về việc phân loại xem tác phẩm đó thuộc loại truyện kinh dị,
truyện huyền thoại hay truyện viễn tưởng… Để tránh việc nhầm lẫn trong việc
phân loại truyện một cách cụ thể chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là “huyền
thoại”.

16


Huyền thoại là một thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa và nội dung của nó thay đổi
khơng ngừng. Thuật ngữ này vốn bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là muthos, sau được
gọi là mythe hay mythologie trong tiếng Pháp. Khái niệm “huyền thoại” đã được
xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau trong và ngồi nước: Trong
cuốn Yếu tố kì ảo trong cuốn Harry Potter của J.K.Rolling đã phân tích rằng “từ
“mythologie” (thần thoại) vốn được cấu thành từ sự kết hợp của “mytho” (hoang
đường, kì ảo) và “logie” (cái lý tính, minh xác, rõ ràng). Nó cũng có ý nghĩa tương
tự với từ Fantastique, là sự kết hợp giữa những cái khơng mang tính chân thực, chỉ
tuân theo quy luật của trí tưởng tượng như cái kỳ quặc, quái dị, siêu nhiên, huyễn
hoặc, hư ảo… (supernormal) và những cái bình thường (normal)” [1, tr.11]. Trong
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã đồng nhất huyền thoại với thần
thoại “đó là tồn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc
những con người, những lồi vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người
thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới
tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh)
của họ” [9, tr.298 – 299]. Trong khoa học về huyền thoại, huyền thoại thường
được định nghĩa là những truyện kể thiêng liêng, giải thích thế giới và con người
đã hình thành và có được dạng tồn tại hiện nay như thế nào. Huyền thoại theo
nghĩa đó thường được hiểu là “những truyện về các vị thần, các nhân vật được
sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong

thời gian ban đầu (thời gian khởi nguyên), tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên
và văn hoá” [7; tr.74]. Huyền thoại được ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch
sử truyện dân gian các dân tộc, khi mà con người chưa tìm thấy ánh sáng của văn
minh khoa học kĩ thuật cho nên huyền thoại chính là thành quả của trí tưởng tượng

17


con người để nhằm lí giải những hiện tượng đời sống xung quanh. “Có những cách
giải thích, định nghĩa khá đơn giản, nôm na và ngắn gọn về huyền thoại như: huyền
thoại kể “một sự kiện chưa từng bao giờ xảy ra để nói về một điều tồn tại từ xa
xưa” (sử gia La Mã cổ đại Salluste); kể “một sự kiện đã xảy ra trong thời khai
thiên lập địa” (Mircea Eliade); huyền thoại là “truyện hoang đường từ xa xưa, qua
đó thể hiện một cách tượng trưng quan niệm về thế giới” (Từ điển Encarta), là
“truyện hoang đường truyền từ đời nọ qua đời kia, trái với truyền thuyết có tầm
hạn hẹp (nó gắn với một địa điểm chẳng hạn), huyền thoại có khuynh hướng mang
ý nghĩa phổ quát (vũ trụ, siêu hình hoặc nhân loại) hay huyền thoại là một câu
chuyện hoang đường tự kể ra” [19, tr. 23]… Như vậy, xung quanh khái niệm
“huyền thoại” thì đã có nhiều cách lí giải khác nhau.
Thực sự, đã có quá nhiều ý kiến, quan điểm được đưa ra nhằm làm rõ huyền
thoại là gì. Qua việc tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về huyền thoại, tơi
cũng xin đưa ra quan điểm của mình về huyền thoại để làm cơ sở cho việc triển
khai đề tài. Tôi cho rằng huyền thoại là một sản phẩm của trí tưởng tượng con
người, được tạo ra (chiếm lĩnh hiện thực) bằng cách đưa những yếu tố hoang
đường kì ảo vào tác phẩm làm cho ranh giới giữa cái cụ thể và cái mơ hồ khơng
cịn được tách biệt rõ ràng.
Thực ra yếu tố huyền thoại đã xuất hiện từ rất sớm trong dịng chảy của văn
học nhân loại. Nó bắt nguồn từ truyền thống Folklore kết tinh từ ngàn đời và mở
đầu bằng các loại truyện kì ảo như cổ đại như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ

tích… Trong loại truyện cổ tích thì tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ là tiểu loại mang
đậm yếu tố huyền thoại nhất. Tính hoang đường, huyễn hoặc được thể hiện rõ qua
nhân vật, sự việc, các tình tiết… trong truyện cổ tích thần kỳ. Các nhân vật mang
yếu tố huyền thoại thường là thần linh như Tiên, Bụt, Phật…. Có những cái tên

18


nhân vật gắn với hiện tượng tự nhiên mà con người khơng thể giải thích được như:
thần Mưa, thần Sấm, thần Gió… Chúng ta có thế hiểu rằng trong truyện cổ tích
thần kỳ ln có một thế giới khác tồn tại song song với thế giới thực của con người,
đó là thế giới nằm trong trí tưởng tượng, biểu trưng cho yếu tố huyền thoại trong
truyện cổ tích thần kỳ. Thế giới hoang đường kỳ ảo kia không những là sự lí giải
cho những hiện tương xung quanh cuộc sống lồi người mà đó cịn là niềm tin của
con người vào những chân lí đạo đức “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”…
Trong cuốn Yếu tố kì ảo trong Harry Potter của J.K.Rowlling của Nguyễn Hoàng
Tuệ Anh đã viết rằng “Đặc trưng của cái kì ảo giai đoạn này chính là thường “diễn
ra trong một thế giới ở đó sự say đắm là tất nhiên và kì dị là một nguyên tắc”
(Roger Caillois) và nó có nhiệm vụ tái tạo lại các sự vật, hiện tượng lịch sử bằng
những huyền thoại đầy tính ẩn dụ và biểu trưng. Như vậy, văn học kỳ ảo cổ đại
gắn liền với niềm tin chất phác, ngây thơ tuyệt đối của con người vào các thế lực
siêu nhiên. Nó thể hiện ở nhu cầu, khát vọng nhận thức, cải tạo, chinh phục thế
giới ở mức độ sơ khai, đơn giản” [1, tr.11-12]. Có thể nói rằng, chính những yếu
tố huyền thoại có trong truyện cổ tích thần kỳ là sợi dây kết nối giữa con người
với thế giới siêu nhiên, giữa hiện thực cuộc sống với thế giới tâm linh.
1.2.2. Các loại yếu tố huyền thoại truyện cổ tích
Với tài năng cũng như trí tưởng tượng siêu việt của con người, các tác giả
dân gian đã sáng tạo nên một kho tàng truyện cổ tích thần kỳ rất đỗi phong phú và
đa dạng. Vì vậy, đọc tác phẩm, ta như lạc vào một thế giới của sự lạ lùng, huyễn
hoặc, đầy kì bí, hấp dẫn, đa nghĩa của mn hình vạn trạng các yếu tố huyền thoại

và yếu tố đó được thể hiện dưới hai hình thức sau: các yếu tố liên quan tới thần
linh và yếu tố biến hóa.

19


Yếu tố liên quan tới thần linh là những yếu tố khơng có thực trong thực tế
như Thần Linh, Bụt, Phật, Tiên, Ma Quỷ, Diêm Vương… Loại yếu tố này rất đa
dạng và phong phú, có thể chia thành ba bộ phận dựa trên tính chất của nhân vật:
đầu tiên là những yếu tố huyền thoại liên quan tới thần linh chuyên đi cứu giúp
người tốt, lương thiện, trừng trị kẻ ác như là Tiên, Bụt, Phật, Thần. Thứ hai là
những yếu tố thần linh thường xuyên đi gây hại, gây khó khăn cho con người như
là Ma Quỷ, các loại Yêu Tinh (Trăn Tinh, Mãng Xà, Hồ Tinh,…). Cuối cùng là
yếu tố huyền thoại mang tính chất trung gian trong câu chuyện như Chim thần
trong truyện Cây khế hay bầy khỉ trong truyện Hà rầm hà rạc, các yếu tố này chỉ
là yếu tố trung lập, không nghiêng hẳn về phía ác hay phái thiện.
Yếu tố biến hóa có nghĩa là sự biến hóa từ người thành các con vật, đồ vật
hay cây cối như trong truyện Trầu cau, người anh, người em và người chị dâu vì
đi tìm nhau đến sức cùng lực kiệt mà từ con người biến thành các cây cối, đồ vật,
người em thì biến thành tảng đá, người anh thì biến thành cây cau, người chị dâu
thì biến thành cây trầu. Trong truyện Tấm Cám cũng có yếu tố biến hóa này, mụ
dì ghẻ cùng Cám năm lần bảy lượt hãm hại Tấm, ở lần hãm hại thứ nhất, Tấm chết
biến thành con chim vàng anh, đến lần thứ hai thì Tấm biến thành cây xoan đào,
kế đến thì Tấm biến thành khung cửi và cuối cùng Tấm biến thành cây thị. Yếu tố
biến hóa làm cho truyện cổ tích thần kỳ mang đậm tính chất huyễn hoặc, kỳ ảo,
tạo sự hấp dẫn, ly kỳ đối với bạn đọc.
1.2.3. Vai trò của yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kỳ
Thế giới trong truyện cổ tích là thế giới cổ tích, vậy thì thế giới cổ tích khác
với thế giới hiện thực ở điểm nào? Thế giới cổ tích được hình thành trên chất nền
hiện thực, được hư cấu qua đầu óc sáng tạo của con người. Đỗ Bình Trị đã viết về


20


vai trò ấy của yếu tố huyền thoại như sau: “Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc
đáo của trí tưởng tượng dân gian. Thế giới ấy có mối quan hệ như thế nào với thực
tại? Ta đều biết trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế. Điều
này hết sức hiển nhiên không chỉ với truyện cổ tích sinh hoạt mà ngay cả với
truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích về lồi vật. Nhưng những yếu tố của thực
tế ấy đã được trí tưởng tượng dân gian cải biến thành một thứ vật liệu, đem nhào
nặn trong một chất phụ gia đặc biệt gọi là hư cấu (hay hư cấu kỳ ảo), để xây dựng
nên một thế giới khác với thế giới thực tại mà ta gọi bằng thế giới cổ tích” [20,
tr.7]. Thế giới cổ tích khơng bao giờ có thật, thế giới đó chỉ do trí tưởng tượng của
con người vẽ ra mà thơi.
Yếu tố huyền thoại có vai trị to lớn, khơng thể thiếu trong sự phát triển tình
tiết, giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện. Với chức năng nhận thức con
người, nhận thức xã hội, hướng con người tới những hành vi, những mối quan hệ
tốt đẹp, yếu tố huyền thoại đã góp phần khơng nhỏ giúp cho truyện cổ tích làm
trịn được chức năng trên. Sự can thiệp của lực lượng huyền thoại vào việc giải
quyết xong đột trong truyện cổ tích thần kỳ góp phần tạo nên đặc điểm cấu tạo cốt
truyện cổ tích thần kỳ. Khảo sát các truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu sau: Tấm Cám,
Cây khế, Thạch Sach, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc, Cây tre trăm đốt, Ai mua hành tơi, ta
sẽ thấy: “xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ luôn luôn được giải quyết nhờ sự
can thiệp của các lực lượng thần kỳ. Nhân vật chính ít nhiều có tính chất thụ động”
[20, tr.14].
Như chúng ta đã biết, yếu tố huyền thoại có nguồn gốc từ thế giới quan thần
linh của người sáng tác, nó mang sứ mệnh lớn lao về ước mơ được sống trong một
thế giới công bằng, cái tốt luôn chiến thắng cái xấu, cái thiện đánh bại cái ác của

21



con người. Yếu tố huyền thoại còn giữ thêm vai trị phát triển cốt truyện. Bằng lí
thuyết hình thái học của Prop, khảo sát đặc điểm cấu tạo cốt truyện cổ tích thần kỳ
Việt, một số nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã đưa ra những nhận
định sau: theo Trần Đức Ngơn thì “sự tiếp nhận vật thần kỳ, Prop chia thành chín
nhóm, trong tài liệu cố tích Việt chỉ có năm nhóm, cịn bốn nhóm khơng xuất hiện.
Tài liệu cổ tích thần kỳ Việt cũng cho thấy những biệt loại khơng có trong bảng
kê của Prop” [18, tr.21 - 23]. Trong cơng trình Cổ tích thần kỳ người Việt, đặc
điểm cấu tạo cốt truyện, Tăng Kim Ngân viết: “Tài liệu của Prop được ông khái
quát thành chín nhóm. Tài liệu nghiên cứu của chúng tơi cho thấy sự xuất hiện của
tám nhóm với tần số ba mươi chín lần… Ngồi tám nhóm trùng hợp với những
nhóm khái qt của Prop, tài liệu của chúng tơi cịn thấy xuất hiện một nhóm loại
khác khơng có trong tài liệu của Prop. Chúng tơi gọi đó là nhóm biệt loại và kí
hiệu Z v ” [17, tr.105 - 106]. Chỗ gặp nhau của hai nhà nghiên cứu là bằng lí thuyết
hình thái học truyện cổ tích của Prop, khảo sát yếu tố thần kỳ trong cấu tạo cốt
truyện cổ tích thần kỳ Việt, đã tìm ra một cách cụ thể nét tương đồng và dị biệt về
cấu tạo cốt truyện giữa truyện cổ tích thần kỳ Việt và truyện cổ tích thần kỳ thế
giới. Điều đó đã giúp chúng ta có cơ sở thực sự khoa học để đi tới nhận định: yếu
tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ là một trong những yếu tố quan trọng biểu
hiện cái riêng của truyện cổ tích từng dân tộc trong cái chung của truyện cổ tích
tồn thế giới. Điểm chung của vai trò phát triển cốt truyện của yếu tố huyền thoại
của mọi truyện cổ tích thần kỳ là ở chỗ nếu khơng có yếu tố huyền thoại thì cốt
truyện kết thúc sớm hơn hiện có và khơng giống như hiện có. Thí dụ khơng có Bụt
xuất hiện và bày cho nhặt bống về ni thì truyện Tấm Cám khơng thể tiếp tục
phát triển được, khơng có cung thần xuất hiện thì truyện Thạch Sanh sẽ khơng thể
có kết cục phát triển như hiện có… Tuy nhiên do yêu cầu của cốt truyện, hay nói

22



cách khác do ý đồ sáng tạo của tác giả dân gian khác nhau nên vai trò của yếu tố
kỳ diệu trong truyện cổ tích thần kỳ khơng phải ở mọi truyện đều giống nhau. Có
thể thấy rõ rằng cổ tích thần kỳ có hai kiểu kết thúc khác nhau cho nên yếu tố
huyền thoại được sử dụng trong hai quan hệ khác nhau với cốt truyện.
Cách kết thúc có hậu: Đây là cách “kết thúc lãng mạn” theo mong muốn của
nhân dân lao động nói chung, mong muốn của tác giả cổ tích nói riêng. Với cách
kết thúc này cái xấu bị trừng phạt, cái tốt được bảo vệ, kẻ ác bị tiêu diệt, người
lương thiên được hưởng hạnh phúc. Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tiễn
xã hội xưa, khi cổ tích ra đời. Sự trái ngược của xã hội bấy giờ là ở chỗ đã biến
cái hiển nhiên thành cái không tồn tại để cuối cùng nhân dân lao động đã phải tái
tạo lại thành cái khả nhiên trong cổ tích. Bởi lý do đó khi thể hiện cái khả nhiên
tạo ra kết thúc có hậu trong cổ tích thần kỳ tác giả dân gian đã phải sử dụng tối đa
vai trò của yếu tố huyền thoại. Bởi thế ở loại cổ tích này mọi xung đột xã hội được
giải quyết nhờ yếu tố thần kỳ và trong địa hạt của cái thần kỳ.
Cũng phải nói thêm rằng truyện cổ tích sinh hoạt cũng có kết thúc có hậu như
cổ tích thần kỳ chỉ có điều để thực hiện được cốt truyện kiểu này tác giả dân gian
đã thay thế yếu tố kỳ diệu bằng yếu tố ngẫu nhiên, bằng trí tuệ nhân vật trung tâm
chính diện và thông thường là bằng sự kết hợp cả hai yếu tố này.
Cách kết thúc khơng có hậu (hay còn gọi là kết thúc bi kịch): với cách kết
thúc này tác giả dân gian hầu như trung thành với hiện thực khách quan, bởi vậy
loại truyện này có tác dụng tố cáo xã hội rất lớn. Ở bộ phận truyện này nhân vật
thiện sau khi đã thể hiện đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của mình lại khơng được
hưởng hạnh phúc xứng đáng thỏa đáng mà phải nhận cái chết rất thảm thương để
lại sự thương tiếc vô hạn hoặc sự cảm phục sâu sắc của người nghe cổ tích. Do kết
thúc gần với hiện thực khách quan nên ở loại truyện này tác giả dân gian không
23



×