Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp tại tổng c ty rau quả nông sản vegetexco việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 114 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VÕ THỊ PHƯƠNG NHUNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
RAU QUẢ ĐĨNG HỘP TẠI TỔNG CƠNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN
VEGETEXCO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2012


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VÕ THỊ PHƯƠNG NHUNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
RAU QUẢ ĐĨNG HỘP TẠI TỔNG CƠNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN


VEGETEXCO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 31 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, năm 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này, tác giả đã nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau
Đại học, Bộ mơn Tài chính kế tốn – Trường Đại học Lâm Nghiệp, Tổng công
ty Rau quả, nông sản. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan
tâm giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn
với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và có những đóng
góp cho luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ của gia đình, cảm ơn những
nhận xét, đóng góp ý kiến và sự động viên của bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, tính tốn là trung thực và được
trích dẫn rõ ràng.
Tác giả


Võ Thị Phương Nhung


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Mục lục ...................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................... v
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Danh mục các hình .................................................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
2.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KDXK NÔNG SẢN...... 4
1.1. Cơ sở lý luận về kinh doanh xuất khẩu nông sản .......................................... 4
1.1.1 Vai trị của xuất khẩu nơng sản .................................................................. 4
1.1.2 Đặc điểm của các mặt hàng nông sản xuất khẩu ........................................ 6
1.1.3. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu trong Doanh nghiệp ........................ 8
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp .......................................................................... 8
1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp.......................................................................... 8
1.1.3.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác ............................................................ 8
1.1.3.4. Xuất khẩu uỷ thác ............................................................................ 9
1.1.3.5. Phương thức mua bán đối lưu ......................................................... 9

1.1.3.6. Phương thức mua bán tại hội chợ triển lãm ................................... 9
1.1.3.7. Xuất khẩu tại chỗ ........................................................................... 10
1.1.3.8. Tạm nhập tái xuất (Re-Exportation) ............................................. 10
1.1.3.9. Chuyển khẩu(Switch- Trade) ......................................................... 10
1.1.4. Nô ̣i dung hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh xuấ t khẩ u trong doanh nghiê ̣p ............. 10
1.1.4.1. Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường xuất khẩu ........................ 11
1.1.4.2. Lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu ..................................... 12
1.1.4.3. Lập kế hoạch xuất khẩu ................................................................. 13


iii

1.1.4.4. Giao dịch và kí kết hợp đồng......................................................... 13
1.1.4.5. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu ..................................................... 15
1.1.4.6. Thực hiện hợp đồng, khiếu nại và giải quyết khiếu nại ................ 16
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh XK trong DN ............. 18
1.1.5.1 Các nhân tố khách quan ................................................................. 18
1.1.5.2 Các nhân tố chủ quan ..................................................................... 20
1.2 Thực tiễn kinh doanh xuất khẩu nông sản .................................................... 21
1.2.1 Trên thế giới ............................................................................................. 21
1.2.2 Tổng quát về xuất khẩu nông sản của Việt Nam ..................................... 24
1.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu nơng sản ở Việt Nam .................................. 24
1.2.2.2 Cơ cấu nhóm hàng nông sản xuất khẩu ......................................... 24
1.2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam .................... 27
1.2.2.4. Những lợi thế và thách thức trong XKNS của Việt Nam ............... 29
CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 32
2.1 Đặc điểm cơ bản của Tổng công ty RQNS(VEGETEXCO)….……………32
2.1.1 Giới thiệu chung về VEGETEXCO ......................................................... 32
2.1.1.1 Thông tin chung về VEGETEXCO ................................................. 32

2.1.1.2 Quá trình thành lập và phát triển của VEGETEXCO .................... 32
2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD của VEGETEXCO ..................... 35
2.1.2 Kết quả HĐSXKD của VEGETEXCO trong những năm gần đây .......... 40
2.1.2.1 Tình hình sản xuất nơng – cơng nghiệp ......................................... 40
3.1.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng cơng ty .......................... 42
2.1.2.3 Tình hình xuất - nhập khẩu............................................................. 44
2.1.3 Đánh giá các mặt hoạt động khác của Tổng cơng ty............................... 46
2.1.4 Những khó khăn, tồn tại trong HĐSXKD của VEGETEXCO ................ 50
2.1.5 Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới ................... 50
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 51
2.2.1 Phương pháp kế thừa ................................................................................ 51
2.2.2 Khảo sát thực tiễn tại cơ sở sản xuất ........................................................ 51
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 52
2.2.4 Phương pháp phân tích SWOT ................................................................ 53
2.2.5. Phương pháp chuyên gia ......................................................................... 54
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 55


iv

3.1 Thực trạng hoạt động KDXK RQĐH tại Tổng công ty RQNS ................... 55
3.1.1 Sản phẩ m và thi ̣trường xuấ t khẩ u RQĐH của Tổng công ty .................. 55
3.1.1.1 Sản phẩm rau quả đóng hộp xuấ t khẩu của Tổng công ty ............. 55
3.1.1.2 Thi ̣ trường xuấ t khẩu rau quả đóng hộp của Tổng cơng ty............ 58
3.1.2 Công tác tổ chức quản lý KDXK rau quả đóng hộp của Tổng cơng ty ... 59
3.1.2.1 Tở chức quản lý kinh doanh xuấ t khẩu tại công ty mẹ ................... 59
3.1.2.2 Nội dung công tác kinh doanh xuất khẩu của Tổng cơng ty .......... 60
3.1.2.3 Các hình thức xuất khẩu nông sản, rau quả tại Tổng công ty ....... 65
3.1.3 Kế t quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh XK RQĐH của Tổng công ty ................. 66
3.1.3.1 Kế t quả HĐ KDXK RQĐH của Tổng công ty theo mặt hàng ........ 66

3.1.3.2 Kế t quả HĐ KDXK RQĐH của Tổng công ty theo thị trường ....... 69
3.1.3.3 Kế t quả HĐ KDXK RQĐH của TCT theo hình thức XK…………..72
3.1.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động KDXK RQĐH của Tổng công ty .............. 74
3.1.4.1 Chỉ tiêu doanh thu hoạt động KDXK RQĐH ................................. 74
3.1.4.2 Chi phí hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả đóng hộp .......... 77
3.1.4.3 Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp ........................ 79
3.1.4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp........... 81
3.2 Những thành cơng và tồn tại trong hoạt động XK RQĐH của Tổng công ty
RQNS trong những năm qua .............................................................................. 84
3.2.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động XK rau quả đóng hộp......... 84
3.2.2 Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục trong hoạt động XK RQĐH ..... 85
3.2.3. Phân tích SWOT cho hoạt động XK RQĐH của Tổng công ty .............. 87
3.3 Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả đóng
hộp tại Tổng cơng ty rau quả, nơng sản trong những năm tới .......................... 93
3.3.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm ................................................................... 93
3.3.2 Nhóm giải pháp về thị trường .................................................................. 97
3.3.3 Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý xuất khẩu ........................................ 99
3.3.4 Một số giải pháp khác ............................................................................ 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 104


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt


Chữ đầy đủ

1

HĐ KDXK

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu

2

HĐVT

Hội đông thành viên

3

NSTP

Nông sản thực phẩm

4

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

5

KDXK


Kinh doanh xuất khẩu

6

KS

Khống sản

7

RQĐH

Rau quả đóng hộp

8

SXKD

Sản xuất kinh doanh

9

TPCB

Thực phẩm chế biến

10

TPXK


Thực phẩm xuất khẩu

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

13

XNK

Xuất nhập khẩu

14

XK

Xuất khẩu


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

Tên bảng
GDP cả nước và tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng của Việt
Nam trong giai đoạn 2005-2010
Kim ngạch một số mặt hàng NSXK của Việt Nam
Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Tổng hợp tình hình sản xuất nơng – cơng nghiệp của Tổng
cơng ty qua 3 năm (2009-2011)
Tổng hợp tình hình SXKD của Tổng cơng ty thơng qua một
số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm (2009-2011)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Tổng cơng ty qua 3 năm
(2009-2011)
Tổng hợp tình hình xuất - nhập khẩu của Tổng công ty qua 3
năm (2009-2011)
Mục tiêu các chỉ tiêu chính về SXKD của Tổng công ty đến
2015
Cơ xấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng rau quả đóng hộp
xuất khẩu
Cơ cấu kim ngạch XK RQ đóng hộp theo thị trường
Cơ cấu kim ngạch XK RQĐH theo hình thức XK
Doanh thu xuất khẩu rau quả đóng hộp của Tổng cơng ty qua
3 năm (2009-2011)
Chi phí xuất khẩu rau quả đóng hộp của Tổng cơng ty qua 3
năm (2009-2011)
Lợi nhuận xuất khẩu rau quả đóng hộp của Tổng công ty qua
3 năm (2009-2011)
Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp
của Tổng công ty qua 3 năm (2009-2011)
So sánh tỷ suất ngoại tệ XK với tỷ giá hối đối
Tóm tắt kết quả phân tích SWOT hoạt động kinh doanh xuất
khẩu rau quả đóng hộp của Tổng cơng ty

Trang
25
26
27
28
41
43
44

45
51
67
70
73
76
78
80
82
83
92


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
2.1

Tên hình
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty Rau quả, nông
sản Việt Nam

Trang
37

2.2

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty mẹ


38

3.1

Một số sản phẩm nhóm đồ hộp, lọ của Tổng cơng ty

55

3.2

Hình ảnh sản phẩm Paste cà chua

56

3.3

Hình ảnh dứa và cà chua cơ đặc

56

3.4

Một số hình ảnh về sản phẩm Puree

57

3.5

Sơ đồ quy trình thực hiện cơng tác kinh doanh xuất khẩu


60

3.6
3.7

Biểu đồ tỷ trọng các loại sản phẩm trong tổng kim ngạch xuất
khẩu rau quả đóng hộp
Biểu đồ cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

68
71


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
Việt Nam là một nước nơng nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí
địa lý, về đất đai, lao động, khí hậu và các điều kiện sinh thái khác cho phép
nước ta phát triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành, đa canh
với nhiều loại nơng sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn.
Rau quả là cây có giá trị cao của nền nơng nghiệp Việt Nam, đồng thời có
giá trị với nền văn hóa, xã hội và mơi trường sinh thái của đất nước. Tiềm năng
sản xuất rau quả là một trong các mảng tài nguyên của nông nghiệp Việt Nam.
Điều kiện tự nhiên cho phép nước ta trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới, á
nhiệt đối và một số rau quả gốc ôn đới, vụ mùa thu hoạch kế tiếp nhau nhiều
tháng trong năm. Do vậy, khai thác rau quả là khai thác một nguồn lợi có giá trị
của đất nước, phục vụ nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của đời sống nhân dân.
Thấy được lợi thế của ngành rau quả, trong những năm qua Đảng và Nhà
nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành. Được sự quan tâm

và chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cơng ty
rau quả Việt Nam đã phát huy tồn bộ khả năng sản xuất của mình cũng như
hoạt động kinh doanh để không ngừng mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu các sản phẩm rau quả sang nhiều nước trên thế giới và hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Đảng cà Nhà nước giao cho.
Để khắc phục nhược điểm của nhóm sản phẩm rau quả tươi sống là nhanh
chóng giảm sút chất lượng sau khi thu hoạch, ngành sản xuất rau quả chế biến đã
ra đời. Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn nhưng cơng tác chế biến cũng đã góp
phẩn to lớn cho hoạt động xuất khẩu, tạo được nhiều chủng loại hàng hóa đặc
trưng. Phát triền sản xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến, phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu đã trở thành một trong những mục tiêu của chương trình Cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn nước ta.
Tổng cơng ty Rau quả, nông sản là doanh nghiệp nhà nước hàng đầu
chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất, nhập khẩu rau, quả, nông sản
với kim ngạch xuất khẩu rau, quả hàng năm chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch
xuất khẩu rau, quả của Việt Nam. Trong giá trị xuất khẩu rau quả của Tổng công


2

ty thì giá trị xuất khẩu của mặt hàng rau quả chế biến vẫn còn ha ̣n chế , chưa
tương xứng với tiề m năng, hiêụ quả đạt được chưa cao. Viê ̣c nghiên cứu các giải
pháp thúc đẩ y hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh xuấ t khẩ u rau quả chế biến của Tổ ng công
ty là hế t sức cấ p thiế t.
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu nơng
sản nói chung và rau quả chế biến nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp tại Tổng cơng ty rau quả, nông
sản – Vegetexco Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiêụ quả hoạt động xuất khẩu rau quả
đóng hộp tại Tổng công ty rau quả, nông sản.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu nông
sản ở Việt Nam
- Đánh giá được thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp tại Tổng
cơng ty rau quả, nông sản.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu
quả xuất khẩu rau quả đóng hộp tại Tổng cơng ty rau quả, nông sản.
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả chế biến tại Tổng công ty rau
quả, nông sản.
- Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung vào nghiên cứu tình hình xuất khẩu rau quả đã qua chế biến và
đóng hộp, lọ. Hiện nay, rau quả đóng hộp xuất khẩu của Tổng cơng ty bao gồm
các loại: dứa, mận nước đường, vải nước đường, dưa chuột muối, cà chua đóng
lọ, ngơ và đậu hà lan.
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về xuất khẩu nông sản trên thế giới và Việt Nam
- Đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rau quả, nông
sản.


3

- Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp tại Tổng công ty rau quả,
nông sản.
- Giải pháp đẩy đẩy mạnh và nâng cao hoạt động xuất khẩu rau quả đóng hộp
tại Tổng cơng ty.

Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tôi, nhằm
củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời qua phân tích thực trạng hoạt động xuất
khẩu rau quả đóng hộp của Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam những
năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu rau quả chế biến nói riêng và nơng sản nói chung trong tương lai.
L ̣n văn được thực hiện với mục tiêu cơ bản là trên cơ sở nghiên cứu,
đánh giá hiêṇ tra ̣ng hoa ̣t động kinh doanh xuấ t khẩ u rau quả đóng hộp của Tở ng
cơng ty, sẽ đưa ra những giải pháp chủ yế u góp phầ n đẩ y ma ̣nh và nâng cao hiêụ
quả kinh doanh xuất khẩ u rau quả chế biến cho Tổ ng công ty.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
1.1. Cơ sở lý luận về kinh doanh xuất khẩu nơng sản
1.1.1 Vai trị của xuất khẩu nông sản
Xuất khẩu là hoạt động khai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong
phân công lao động quốc tế nhằm mục đích thu lợi nhuận. Với xu hướng tự do
hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế thì xuất khẩu là một trong những yếu
tố quan trọng tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Xuất khẩu tạo điều kiện
cho Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế làm
giàu cho đất nước, xã hội. Có thể xem xét vai trị của xuất khẩu nơng sản trên hai
góc độ cả vi mơ và vĩ mơ.
 Vai trị đối với nền kinh tế:
Nơng sản là một nhóm hàng hóa xuất khẩu của nước ta, do vậy, có thể
nói, vai trị của xuất khẩu nơng sản cũng chính là vao trị của xuất khẩu.

Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước. Đối với mọi quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay thì
bước đi thích hợp nhất là phải cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước để khắc
phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. Tuy nhiên q trình cơng
nghiệp hố phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
Bởi vậy, xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn quan trọng nhất. Xuất
khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến quy mơ tốc độ tăng trưởng
của hoạt động nhập khẩu.
- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát
triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã
và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các
quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.


5

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định
sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia.
+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chun mơn hố, tăng cường hiệu quả sản
xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên mơn hố sản xuất phát triển cả về
chiều rộng và chiều sâu.
+ Xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia, điều hoà về
cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
- Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết cơng ăn việc làm, cải

thiện đời sống nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ
kinh tế đối ngoại.
 Vai trò đối với các doanh nghiệp:
Xuất khẩu nông sản cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu của
doanh nghiệp, có thể nói, vai trị của xuất khẩu nơng sản cũng chính là vai trò
của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của
doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà cịn có mặt
ở thị trường nước ngồi.
- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó
nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
- Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập
khẩu, cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tịi và phát triển các mặt
trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm
nhập.
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải ln ln đổi mới và hồn thiện
cơng tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ
của chu kỳ sống của một sản phẩm.


6

- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị
tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân
buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá
xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản
phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn

lực.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động
và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng
thêm lợi nhuận.
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ
buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngồi dựa trên cơ sở đơi bên cùng
có lợi.
1.1.2 Đặc điểm của các mặt hàng nơng sản xuất khẩu
- Các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên
như các điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, nguồn nước… Hay nói
cách cụ thể hơn thì điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cây trồng
và ảnh hưởng đến giá cả, nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự
nhiên thuận lợi, phù hợp thì cây trồng sẽ được phát triển tốt, cho năng suất cao
và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu dẫn tới cả năng suất và chất lượng đều giảm.
- Các mặt hàng nông sản mang tính thời vụ: việc sản xuất, thu hoạch
thường được tiến hành theo mùa vụ rõ ràng cụ thể với từng loại cây và từng khu
vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tạo điều kiện thuận
lợi cho việc trồng, chăm sóc của con người cũng như sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng, do đó chất lượng, giá cả có sự biến động nhất định với từng loại
nông sản theo từng mùa vụ. Vào chính vụ thì chất lượng đồng đều, số lượng lớn,
phong phú về chủng loại giá cả vì thế mà cũng sẽ rẻ hơn. Nếu trái vụ hoặc thời
tiết không thuận lợi thì hàng nơng sản khan hiếm chất lượng không đồng đều, giá
sẽ cao hơn.
- Hàng nông sản mang tính phân tán: mỗi loại cây khác nhau phù hợp với
điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau do đó sẽ trồng và phát triển ở những vùng
khác nhau như cây chè thường phù hợp với điều kiện thời tiết đất đai của các tỉnh


7


miền núi phía Bắc trong khi đó cây cà phê lại thích hợp với mơi trường đất đỏ
bazan của các tỉnh Tây Nguyên như Đắc lắc, Lâm Đồng… Mặt khác, hàng nông
sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân nhưng sức tiêu
thụ lại tập trung ở thành phố và các khu công nghịêp tập trung. Phương thức lưu
thông hàng nông sản là phân tán - tập trung, nơng thơn - thành thị vì vậy việc bố
trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù
hợp với đặc điểm nói trên.
- Các mặt hàng nơng sản có tính tươi sống: hàng nông sản phần lớn là các
động thực vật tươi sống, dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất. Hơn nữa chủng loại, số
lượng chất lượng cũng rất khác nhau khi thu mua cần đặc biệt lưu ý phân loại,
chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh doanh phù hợp
đặc điểm của từng loại. Thu mua, vận chuyển phải nhanh chóng, kịp thời tránh
hao tổn.
- Hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, chất lượng
của nó tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên yêu cầu về chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng và quy định chặt chẽ
trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay chất lượng đã trở thành
công cụ cạnh tranh khá hiệu quả và để xâm nhập vào các thị trường khó tính thì
địi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết
mà thị trường đó đặt ra.
- Hàng nông sản gồm nhiều chủng loại và chất lượng của từng mặt hàng
cũng rất khác nhau. Mỗi loại hàng khác nhau có tính chất, đặc điểm khác nhau,
sinh trưởng và phát triển trong các điều kiện không giống nhau thu hoạch và chế
biến theo những cách thức riêng nên chất lượng cũng khó đồng đều, ngay trong
mỗi mặt hàng thì chất lượng cũng đã được quy định thành rất nhiều loại khác
nhau.
Hàng nơng sản có những nét đặc trưng riêng ảnh hưởng lớn đến sản xuất
và tiêu thụ cũng như xuất khẩu. Tìm hiểu những đặc trưng của hàng nơng sản từ
đó đưa ra các phương thức kinh doanh phù hợp là một cách để tăng cường tính

cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo xuất khẩu thành công trên thị trường thế giới.
Hàng nông sản rất phong phú, chú trọng chất lượng sản xuất tiêu thụ ở khắp mọi


8

nơi, quan hệ cung cầu rất phức tạp vì vậy kinh doanh hàng nông sản cần nắm
vững quy luật luân chuyển của chúng.
1.1.3. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu trong Doanh nghiệp
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu do một doanh nghiệp trong
nước trực tiếp xuất khẩu hàng hoá cho một doanh nghiệp nước ngồi thơng qua
các tổ chức của chính mình.
 Ưu điểm:
- Giảm bớt được các chi phí trung gian từ đó tăng thu nhập cho doanh
nghiệp.
- Biết được nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các phương án kinh
doanh phù hợp.
 Nhược điểm:
- Chi phí để giao dịch trực tiếp cao.
- Rủi ro trong kinh doanh lớn vì khơng có điều kiện nghiên cứu các thơng
tin kĩ về bạn hàng.
- Trình độ kĩ thuật nghiệp vụ của các cán bộ tham gia xuất khẩu phải cao.
1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu phải thông qua một người thứ ba, người này là trung gian.
 Ưu điểm:
- Giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh như: mở rộng kênh phân
phối, mạng lưới kinh doanh.

- Giảm các chi phí trong q trình giao dịch.
 Nhược điểm: bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào người trung
gian, đặc biệt là khơng kiểm sốt được người trung gian.
1.1.3.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác
Xuất khẩu gia công uỷ thác là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị
ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí
nghiệp gia cơng, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị
được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác.


9

 Ưu điểm:
- Dựa vào vốn của người khác để kinh doanh thu lợi nhuận.
- Rủi ro ít và chắc chắn được thanh toán.
- Nhập được những trang thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây
dựng cơ bản.
 Nhược điểm:
Giá gia công rẻ, khách hàng không biết đến người gia cơng, khơng nắm
được nhu cầu thị trường vì vậy nên không thể điều chỉnh sản phẩm kinh doanh
phù hợp.
1.1.3.4. Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu
đóng vai trị trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và
làm thủ tục xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng phần trăm theo lợi
nhuận hoặc một số tiền nhất định, theo thương vụ hay theo kì hạn. Hình thức này
có thể phát triển mạnh khi doanh nghiệp đại diện cho người sản xuất có uy tín và
trình độ nghiệp vụ cao trên thị trường quốc tế.
1.1.3.5. Phương thức mua bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp

chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi
với nhau có giá trị tương đương, người ta còn gọi phương thức này là xuất khẩu
liên kết hoặc phương thức hàng đổi hàng.
Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát
triển, các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương
pháp hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được
rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương
thức này là thời gian trao đổi (thanh toán trên thị trường) lâu, do vậy không kịp
tiến độ sản xuất mất cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh hoạt
(cứng nhắc).
1.1.3.6. Phương thức mua bán tại hội chợ triển lãm
Hội chợ là một thị trường hoạt động định kì, được tổ chức vào một thời
gian và một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem


10

trưng bày hàng hố của mình và tiếp xúc với người mua để kí hợp đồng mua
bán.
Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế
hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật. Triển lãm liên quan chặt chẽ
đến ngoại thương tại đó người ta trưng bày các loại hàng hố nhằm mục đích
quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay ngồi các mục đích trên, hội
chợ triển lãm cịn trở thành nơi để giao dịch kí kết hợp đồng cụ thể.
1.1.3.7. Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hố không di chuyển
ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hoặc doanh
nghiệp bán sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước. Ngày nay hình
thức này càng phổ biến rộng rãi hơn nhưng nhược điểm là các doanh nghiệp bán
hàng sẽ thu được lợi nhuận ít hơn nhưng nó cũng có nhiều thuận lợi là các thủ

tục bán hàng, quản lí được rủi ro, hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, tốc độ
quay vòng sản phẩm nhanh hơn.
1.1.3.8. Tạm nhập tái xuất (Re-Exportation)
Tạm nhập tái xuất là loại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây
đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Với hình thức này, ngược chiều
với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền
nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
1.1.3.9. Chuyển khẩu(Switch- Trade)
Trong đó hàng hố đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Lợi
thế của hình thức này là hàng hố được miễn thuế xuất khẩu.
1.1.4. Nội dung hoaṭ động kinh doanh xuấ t khẩ u trong doanh nghiê ̣p
Kinh doanh thương mại quốc tế là hoạt động thương mại phức tạp hơn
nhiều so với kinh doanh thương mại nội địa bởi nhiều lý do: bất đồng ngôn ngữ,
hệ thống luật pháp, phong tục tập quán, thói quen tâm lý... rất khác nhau. Hoạt
động xuất khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khúc, từ điều
tra thị trường, lựa chọn thị trường xuất khẩu... cho đến khi hàng hoá chuyển đến
cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua hồn tất các thủ tục thanh tốn.
Đó là cả một quá trình phức tạp cần phải được nghiên cứu đầy đủ kĩ lưỡng, đặt


11

chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm
bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ và kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng
trong nước.
Nội dung của hoạt động xuất khẩu bao gồm những nghiệp vụ cơ bản sau:
1.1.4.1. Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường xuất khẩu
 Phân tích tình hình ở nước có thể nhập hàng
Đây là bước nghiên cứu quan trọng trước khi doanh nghiệp xuất khẩu

muốn đi sâu vào nghiên cứu nhà nhập khẩu ở nước đó. Trước hết cần phải
nghiên cứu xem diện tích nước nhập khẩu là bao nhiêu, dân số như thế nào, chế
độ chính trị xã hội, tài nguyên kinh tế của nước đó như thế nào, tốc độ phát triển
kinh tế, tình hình tài chính, tiền tệ, chính sách nhập khẩu ra sao…
 Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng
của người tiêu dùng từ đó mới có thể lựa chọn mặt hàng phù hợp để xuất khẩu,
phải nghiên cứu kĩ thêm nhu cầu đó về mặt hàng gì lớn nhất? Có thường xun
hay khơng, đó có phải là nhu cầu tiềm năng không?
 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp cần phải xem xét kĩ có bao nhiêu doanh nghiệp khác cung
cấp hàng hố giống doanh nghiệp của mình vào thị trường đó, thị phần của họ là
bao nhiêu, mục tiêu và phương hướng của họ là gì? quy mơ có lớn khơng? nguồn
tài chính như thế nào? lợi thế cạnh tranh, vị thế và uy tín của doanh nghiệp đó…
từ đó đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, ngoài ra doanh nghiệp cần phải
nghiên cứu cả sản phẩm thay thế.
 Nghiên cứu giá cả hàng hoá
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá. Giá cả là một yếu tố cấu thành
thị trường, nó ln ln biến đổi và thay đổi khôn lường do chịu sự tác động của
nhiều nhân tố. Trong kinh doanh việc xác định giá cả là việc làm hàng đầu vì nó
ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bn bán
ngoại thương thì giá cả càng khó xác định hơn. Bởi vì giá cả ln ln biến đổi
mà hợp đồng ngoại thương lại thường kéo dài. Vì vậy làm thế nào để khơng bị
thua lỗ là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng nếu không sẽ bị
thất bại.


12

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá thế giới.

- Nhân tố chu kì.
- Nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia.
- Nhân tố cạnh tranh.
- Nhân tố lạm phát.
- Nhân tố thời vụ.
- Nhân tố xung đột xã hội, đình cơng, thiên tai, bạo loạn,… xác định giá cả
hợp lí giúp cho các doanh nghiệp giảm rủi ro, an tồn và có lãi.
1.1.4.2. Lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu
 Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Khi muốn xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải xác định các tiêu chuẩn
của thị trường đó để tránh được rủi ro.
- Tiêu chuẩn chung:
+ Về chính trị: đó là sự nghiên cứu những bất trắc về sự ổn định chính
trị, sự thuận lợi hay khó khăn về thể chế chính trị.
+ Về địa lí: khoảng cách xa gần, khí hậu, tháp tuổi, phân bố dân cư trên
lãnh thổ.
+ Về kinh tế: tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trong nước trên
đầu người, những thoả thuận để tham gia kí kết.
+ Về kĩ thuật: những khu vực phát triển và có triển vọng phát triển.
- Tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ.
+ Phần của sản xuất nội địa
+ Sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam trên các thị trường.
+ Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn.
Những tiêu chuẩn này sau đó phải được cân nhắc, điều chỉnh tuỳ theo mức
quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp.
 Lựa chọn đối tác xuất khẩu
Lựa chọn đối tác xuất khẩu có căn cứ khoa học là điều quan trọng để thực hiện
thắng lợi hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, những tiêu chuẩn lựa chọn như:
- Về mặt pháp lí: có đăng kí kinh doanh, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép thành lập, được quyền tham gia kí kết hợp đồng ngoại

thương.


13

- Về mặt kinh tế kĩ thuật: nên chọn những doanh nghiệp có vốn lớn, vững
chắc về tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật. Có tín nhiệm trên thị trường, làm ăn
nghiêm túc lâu dài.
Doanh nghiệp có thể tìm hiểu đối tác xuất khẩu thông qua tiếp xúc trực
tiếp, qua hội chợ triển lãm, báo chí, ngân hàng, hoặc các bạn hàng đáng tin
cậy…để tránh sai lầm trong lựa chọn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
1.1.4.3. Lập kế hoạch xuất khẩu
Sau khi nghiên cứu và phân tích kĩ, nắm bắt được thời cơ và cơ hội kinh
doanh thì doanh nghiệp phải lên kế hoạch xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu đề ra
thì doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch cần phải dựa vào các bước:
Bước 1: Đánh giá thị trường và thương nhân mà doanh nghiệp có ý định
xuất khẩu.
Bước 2: Lựa chọn thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt được.
Bước 4: Đề ra giải pháp thực hiện.
1.1.4.4. Giao dịch và kí kết hợp đồng
Để tiến tới kí kết hợp đồng mua bán với nhau, hai bên mua và bán thường
phải qua một quá trình giao dịch, thương lượng về các điều kiện giao dịch. Trong
buôn bán quốc tế, những bước giao dịch chủ yếu thường diễn ra như sau:
 Hỏi giá (inquiry)
Về phương diện pháp luật thì đây là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch.
Nhưng xét về phương diện thương mại thì đây là đây là việc người mua đề nghị
người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng.
Nội dung của một hỏi giá có thể gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số
lượng, thời gian giao hàng mong muốn… Giá cả mà người mua có thể trả cho

mặt hàng đó thường được người mua giữ kín, nhưng để tránh mất thời gian hỏi
đi hỏi lại người mua nêu rõ những điều kiện mà mình mong muốn để làm cơ sở
cho việc quy định giá: loại tiền, hình thức thanh tốn, điều kiện giao hàng…
Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá. Người hỏi giá
thường hỏi nhiều nơi nhằm nhận được nhiều bản chào hàng khác nhau để so
sánh lựa chọn bản chào hàng phù hợp nhất. Tuy nhiên nếu người mua hỏi giá


14

quá nhiều nơi sẽ gây ảo tưởng là nhu cầu q căng thẳng, điều đó khơng có lợi
cho người mua.
 Phát giá hay chào hàng (offer)
Luật pháp coi đây là lời đề nghị kí kết hợp đồng và như vậy phát giá có
thể do người bán hoặc người mua đưa ra nhưng trong bn bán thì phát giá lại là
chào hàng, là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định muốn bán hàng của mình.
Trong chào hàng người ta nêu rõ tên hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, giá
cả…. Trong tường hợp hai bên đã có quan hệ mua bán với nhau hoặc có điều
kiện chung giao hàng điều chỉnh thì chào hàng có khi nêu nội dung cần thiết cho
giao dịch, những điều kiện còn lại sẽ áp dụng như hợp đồng đã kí trước đó.
Có hai loại chào hàng: chào hàng cố định (firm offer) và chào hàng tự do
(free offer).
 Đặt hàng
Là lời đề nghị kí hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới
hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng người mua yêu cầu về hàng hoá định mua và
tất cả những nội dung cần thiết cho việc kí hợp đồng. Trong thực tế người ta chỉ
đặt hàng có quan hệ thường xuyên. Vì vậy người ta thường nêu trong đặt hàng
ngắn gọn xúc tích hơn. Cịn những điều khoản khác áp dụng như hợp đồng
trước.
 Hoàn giá (counter offer)

Hoàn giá là việc mặc cả về giá cả hoặc các điều kiện giao dịch. Khi người
mua nhận được chào hàng, không chấp nhận hồn tồn chào hàng đó mà đưa ra
một số đề nghị mới thì đề nghị mới này là trả giá (bid). Khi có sự trả giá, chào
hàng trước coi như bị huỷ bỏ. Trong buôn bán quốc tế, mỗi lần giao dịch thường
trải qua nhiều lần trả giá mới kết thúc. Như vậy hoàn giá bao gồm nhiều trả giá.
 Chấp nhận (acceptance)
Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng mà
phía bên kia đưa ra, khi đó hợp đồng được giao kết. Một hợp đồng muốn có hiệu
lực về mặt pháp luật thường phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phải được chính người nhận giá chấp nhận.
- Phải đồng ý hồn tồn vơ điều kiện mọi nội dung của chào hàng (đặt
hàng)


15

- Phải chấp nhận trong thời gian có hiệu lực của chào hàng.
- Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra đề nghị.
 Xác nhận (confirmation)
Hai bên mua và bán sau khi đã thống nhất thoả thuận với nhau về các điều
kiện giao dịch, có khi cần thận trọng ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho đối
phương. Đó là văn kiện xác nhận văn kiện đó cho bên gửi bán gọi là các nhận
bán hàng, do bên mua gửi gọi là xác nhận mua hàng.
1.1.4.5. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ các hoạt động từ đầu tư sản xuất
kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng, thực
hiện hợp đồng vận chuyển bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hố có
đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu.
Trong hoạt động thương mại công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu có sự
khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiêp thương mại.

Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong
kinh doanh mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu,
đây là một hệ thống nghiệp vụ mà các tổ chức ngoại thương, trung gian kinh
doanh hàng hoá xuất khẩu thực hiện.
Cơng tác tạo nguồn nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng xuất khẩu,
đến việc thực hiện hợp đồng, uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung công tác tạo nguồn :
- Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch thu mua của doanh nghiệp.
- Tổ chức mua sắm vật tư.
- Tổ chức vận chuyển vật tư về doanh nghiệp.
- Tiếp nhận và bảo quản vật tư về số lượng và chất lượng.
- Tổ chức cấp phát vật tư trong nội bộ doanh nghiệp
Công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu rất quan trọng đặc biệt đối với
doanh nghiệp sản xuất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, thực
hiện hợp đồng xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ làm ăn
lâu dài.


16

1.1.4.6. Thực hiện hợp đồng, khiếu nại và giải quyết khiếu nại
 Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là một giải pháp quan trọng của nhà nước quản lí
xuất khẩu. Vì thế sau khi kí hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép
xuất khẩu để thực hiện hợp đồng đó. Ngày nay nhiều nước đã bỏ bớt số mặt hàng
cần phải xin giấy phép xuất khẩu.
Mỗi giấy phép xuất khẩu chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh đồ xuất
khẩu một hoặc một số mặt hàng sang một nước nhất định chuyên chở bằng một
phương thức vận tải và giao tại một cửa khẩu nhật định.
 Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu thường qua các bước sau đây:
- Thu gom hàng và bao bì hàng xuất khẩu.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu.
- Hiệu, chú thích về hàng xuất khẩu.
 Kiểm tra chất lượng
Trước khi giao hàng xuất khẩu người xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra
hàng về phẩm chất về số lượng, trọng lượng, bao bì. Việc kiểm nghiệm và kiểm
dịch được tiến hành ở cơ sở và cửa khẩu. Kiểm nghiệm ở cơ sở do tổ chức kiểm
tra chất lượng sản phẩm tiến hành, kiểm dịch thực vật do phòng bảo vệ thực vật
tiến hành... Trong trường hợp có tổn thất phải mời cơ quan giám định giấy tờ lập
biên bản nếu bị thiếu hoặc mất mát phải có biên bản kết tốn nhận hàng với tàu,
nếu có đổ vỡ phải có biên bản đổ vỡ hư hỏng.
 Thuê tàu
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu
chở hàng được tiến hành dựa vào các căn cứ sau đây:
- Điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương (incoterm)
- Đặc điểm hàng mua bán.
- Điều kiện vận tải.
 Mua bảo hiểm
Việc mua bảo hiểm là rất cần thiết trong một hợp đồng ngoại thương nhằm
giảm thiểu các rủi ro về hàng hoá. Nghĩa vụ mua bảo hiểm do bên bán hoặc bên


×