Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.54 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA
NHÀ ĐẦU TƯ Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA
NHÀ ĐẦU TƯ Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẾN TRE

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN NGÃI

Đồng Nai, 2014


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất (KCN, KCX) được hình thành và phát
triển xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc quy hoạch các vùng
tập trung phát triển công nghiệp, vùng lãnh thổ kinh tế gắn với các cơ chế, chính
sách đặc thù nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, phát triển vùng phục vụ
mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX đã đạt được những kết quả
quan trọng. Tính đến cuối tháng 12/2011, cả nước đã có 283 KCN, KCX được thành
lập trên 58 tỉnh, thành phố. KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của
các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với các chính sách ưu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và
thủ tục hành chính giản đơn, các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi. Tính đến cuối tháng 12 năm
2011, các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngồi cịn
hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt
27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của

cả nước, trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm
gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp cả nước.
Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký vào các
KCN, KCX đạt 6,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,3 tỷ USD; tương đương
44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả nước trong năm 2011.
KCN, KCX đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá
trị lâu dài, góp phần hiện đại hố hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Các KCN,
KCX có đóng góp khơng nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao
giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế qua đó góp phần chuyển dịch cơ


2

cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực,
nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động.
Các KCN được triển khai và thực hiện nhanh chóng trong phạm vi cả nước
trong suốt 20 năm qua, đã làm thay đổi nhanh bộ mặt xã hội từ nông thôn đến thành
thị. Trong các KCN được triển khai thì Bến Tre tiến hành thực hiện các dự án công
nghiệp và dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp. Hiện nay Bến Tre đang là tỉnh thu hút đầu tư công nghiệp và dịch vụ, kèm
theo đó là sự cải cách các thủ tục đầu tư tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư khi đến
đầu tư tại tỉnh. Tuy nhiên, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre vẫn cịn
gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là tỷ lệ diện tích lấp đầy chưa cao. Nhận diện
được một cách khoa học các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN là
thách thức của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách.
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao sự hài lịng của nhà đầu tư ở các Khu
cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre” nhằm khảo sát tìm hiểu về môi trường đầu
tư, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, khi các nhà đầu tư hài lòng đầu tư
vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các

giải pháp tăng độ hài lòng của các nhà đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đầu tư của KCN
tạo sức lan tỏa thu hút các nhà đầu tư vào KCN.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát
Nhận diện môi trường đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre, hiệu quả
thu hút đầu tư – các yếu tố làm cho nhà đầu tư hài lòng khi đầu tư vào đây.
Khám phá các yếu tố về mơi trường đầu tư có khả năng làm gia tăng mức độ
hài lòng của các nhà đầu tư tại các KCN tỉnh Bến Tre. Từ đó tạo sức lan tỏa thu hút
nhiều nhà đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư vào các KCN
trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


3

Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư
vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lịng của
các nhà đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đầu tư của KCN cũng như tạo sức lan tỏa thu
hút nhiều nhà đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Là sự hài lòng của nhà đầu tư ở các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về nội dung: Mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ hài
lòng của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2012 trở về
trước để làm cơ sở lý luận và thực tiễn. Các số liệu thứ cấp qua các năm đã được

công bố trên các phương tiện truyền thông, báo cáo tổng kết từ Công ty Kinh doanh
hạ tầng KCN, Ban quản lý KCN, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre; Các đề tài đã thực
hiện; Sách, báo, tạp chí, tài liệu, hội thảo, internet...
Số liệu sơ cấp sử dụng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài được tiến hành
khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ
tháng 10 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014. Nghiên cứu thu thập nhằm xây dựng và
phát triển hệ thống khái niệm/thang đo lường và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành
xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát.
- Giả thuyết nghiên cứu
Việc nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các
KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre thơng qua đánh giá mức độ hài lịng của các nhà đầu
tư trên giả thuyết chính là các nhân tố mơi trường đầu tư sẽ tác động tích cực đến
khả năng thu hút đầu tư vào các KCN và đầu tư sẽ gia tăng khi nhà đầu tư hài lòng
với các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Dựa trên giả thuyết này đề tài sẽ xác định


4

các dữ liệu nghiên cứu liên quan đến biến giải thích – biến độc lập, biến mục tiêu –
biến phụ thuộc – là sự hài lòng của các nhà đầu tư.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
* Lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ
Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thì chất lượng là tồn bộ những đặc tính của
một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công
bố hay tiềm ẩn.
Chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được – trong nghiên
cứu này khách hàng là nhà đầu tư và địa phương là nhà cung cấp dịch vụ đầu tư.
* Lý thuyết tiếp thị địa phương
Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương được nghiên cứu trước đây cho thấy yếu

tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 3 nhóm chính:
Cơ sở hạ tầng.
Chế độ chính sách đầu tư.
Môi trường làm việc và sinh sống.
- Thực trạng đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre
Đánh giá thực trạng mơi trường đầu tư, tình hình thu hút đầu tư tại các KCN
trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư mà nhà đầu tư quan
tâm.
- Giải pháp đề xuất
Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các chính sách - giải pháp nên được quan tâm
nhằm thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ
KCN thường được xây dựng trên các vùng có nhiều đất trống, các nhà máy
xây dựng trong khu được tập trung theo chiều dọc, do đó chi phí đầu vào và đầu ra
của DN sẽ hạ thấp vì các nhà máy thường xây dựng sát cạnh nhau, đầu ra của nhà
máy này cũng là đầu vào của nhà máy kia. Ngoài ra, các DN khi đầu tư vào KCN sẽ
giảm được nhiều chi phí như: mua đất, xây dựng đường dây tải điện, đường giao
thông vận tải vào nhà máy, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn.
Lợi thế của việc sản xuất tập trung tại các KCN so với phát triển phân tán là tận
dụng được lợi thế quy mô, tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản
lý môi trường, đồng thời cung cấp các dịch vụ thuận lợi.
Theo Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005

“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy
định của Chính phủ”. KCN là khu tách biệt, tập trung những nhà đầu tư vào ngành
công nghiệp mà nhà nước cần khuyến khích, ưu đãi. Như vậy, KCN có thể được
xem là sản phẩm của ngành dịch vụ, khách hàng là những DN đầu tư trong KCN.
Mơ hình ngoại tác của Romer và Lucas (2007), Trích theo Đinh Phi Hổ, Hà
Minh Trung tạp chí phát triển kinh tế [ 254, tr. 32] cho thấy các nhân tố tác động tới
hành vi đầu tư: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ phát triển của
hệ thống tài chính; (4) đầu tư cơng; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6) tình hình
phát triển cơng nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (7) mức ổn định về
môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (8) các quy định về
thủ tục; (9) mức độ đầy đủ về thông tin.


6

Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: thì chất lượng là tồn bộ những đặc tính của
một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công
bố hay tiềm ẩn.
Chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được – trong nghiên
cứu này khách hàng là nhà đầu tư và địa phương là nhà cung cấp dịch vụ đầu tư.
Đánh giá chất lượng dịch vụ được Parasuraman (1985), Trích theo Đinh Phi
Hổ, Hà Minh Trung tạp chí phát triển kinh tế [ 254, tr. 32] cho rằng chất lượng dịch
vụ phụ thuộc vào 5 thang đo: (1) Phương tiện hữu hình: sự thể hiện bên ngồi của cơ
sở vật chất, thiết bị, phương tiện truyền thông; (2) Tin cậy: khả năng thực hiện dịch
vụ đáng tin cậy, chính xác; (3) Đáp ứng: sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp
dịch vụ tạm thời; (4) Đảm bảo; (5) Sự cảm thơng.
Theo Dunning (1977), Trích theo Đinh Phi Hổ, Hà Minh Trung tạp chí phát
triển kinh tế [ 254, tr. 32] một DN chỉ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi hội tụ ba
điều kiện: (1) DN phải sở hữu một số lợi thế so với DN khác như quy mô, công

nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản
vơ hình đặc thù của DN; (2) Nội vi hóa: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ
của DN có lợi hơn là bán hay cho các DN khác thuê; (3) Sản xuất tại nước tiếp nhận
đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu.
1.1.2. Lý thuyết tiếp thị địa phương
Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương được nghiên cứu trước đây cho thấy yếu
tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 3 nhóm chính Nguyễn Đình Thọ (2005): (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Chế độ chính sách đầu tư; (3) Môi
trường làm việc và sinh sống. Nghĩa là, một địa phương cần phải duy trì và phát
triển một cơ sở hạ tầng cơ bản tương thích với mơi trường thiên nhiên (điện, nước,
thốt nước, thơng tin liên lạc, giao thơng vận tải). Cung cấp những dịch vụ cơ bản có
chất lượng đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của cơ quan
chính quyền địa phương, các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các
thơng tin cần thiết cho q trình đầu tư và kinh doanh). Tạo ra môi trường sinh sống


7

và làm việc có chất lượng cao (mơi trường tự nhiên, hệ thống trường học, đào tạo
nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt).
Khách hàng đầu tư thỏa mãn với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu
quả tại địa phương đó. Hiệu quả có thể được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy
theo mục tiêu của DN. Tuy nhiên, một cách tổng quát, công ty hoạt động có hiệu quả
khi nó đạt được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Một nhà đầu tư đạt được
mục tiêu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của họ cũng như giới thiệu cho
các công ty khác đầu tư tại địa phương.
1.1.3. Mơ hình nghiên cứu
Từ các lý thuyết về chất lượng dịch vụ, cơ sở lý thuyết về tiếp thị địa phương
chúng ta đã nhận diện được 7 yếu tố chính, Mơ hình nghiên cứu của đề tài được mơ
tả theo sơ đồ sau:


1- Cơ sở hạ tầng đầu tư
2- Mức độ tin cậy
3- Mức độ đáp ứng

Mức độ hài lòng
của nhà đầu tư

4- Sự đảm bảo
5- Sự cảm thông
6- Chi phí đầu vào cạnh tranh
7- Nguồn nhân lực
Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu của đề tài

 Cơ sở hạ tầng đầu tư: Sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, phương
tiện truyền thông gồm các quan sát:
1. Trụ sở văn phòng, trang thiết bị hiện đại, khang trang
2. Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu


8

3. Hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ
4. Hệ thống thơng tin liên lạc có thuận tiện
5. Hệ thống giao thơng có thuận lợi
6. Phí xử lý nước thải, chất thải có hợp lý
7. Hệ thống giao thơng nội khu và mảng cây xanh rất tốt
8. Nhà ở công nhân được đáp ứng đầy đủ
9. Dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng tốt
 Mức độ tin cậy: Khả năng thực hiện dịch vụ đáng tin cậy, chính xác như:
1. Công ty kinh doanh hạ tầng KCN thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư.

2. Phòng dịch vụ khách hàng của Cơng ty kinh doanh hạ tầng KCN có tư vấn rõ
ràng, chính xác
3. BQL KCN có kết quả trả lời đúng hẹn đối với các thủ tục hành chính
4. Phịng dịch vụ khách hàng của Cơng ty kinh doanh hạ tầng KCN luôn sẳn sàng hỗ
trợ nhà đầu tư
5. Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ nhà đầu tư
 Mức độ đáp ứng : Sẵn lòng, kịp thời giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ .
1. Thủ tục hành chính BQL KCN đơn giản nhanh gọn
2. Chính quyền địa phương trợ giúp chu đáo khi nhà đầu tư cần.
3. Văn bản pháp luật được triển khai nhanh đến nhà đầu tư.
4. Thủ tục hải quan nhanh gọn.
5. Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi).
 Sự đảm bảo: thể hiện trình độ chun mơn và lịch lãm của nhân viên, tạo niềm
tin cho khách hàng.
1. Trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của nhân viên Công ty kinh doanh hạ
tầng KCN tốt
2. Trình độ chun mơn và thái độ phục vụ của nhân viên BQL KCN tốt
3. Cơng ty kinh doanh hạ tầng KCN có giữ đúng hẹn với nhà đầu tư
4. BQL KCN có giữ đúng hẹn với nhà đầu tư
 Sự cảm thông: Thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách hàng.


9

1. Công ty kinh doanh hạ tầng KCN và BQL KCN có lắng nghe và chia sẻ
2. Cơng ty kinh doanh hạ tầng KCN và BQL KCN quan tâm giải quyết các đề nghị
yêu cầu của DN
3. Công ty kinh doanh hạ tầng KCN và BQL KCN có tổ chức các hội nghị gặp gỡ và
đối thoại với DN
4. Nhà đầu tư dễ dàng gặp gỡ để trao đổi, thảo luận với lãnh đạo Công ty kinh doanh

hạ tầng KCN và BQL KCN
 Chi phí đầu vào cạnh tranh:
1. Giá thuê đất, nhà xưởng có hợp lý
2. Giá điện, giá nước cước vận tải hợp lý
3. Chi phí lao động rẻ
4. Giá dịch vụ thông tin liên lạc cạnh tranh
 Nguồn nhân lực:
1. Nguồn lao động dồi dào
2. Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương.
3. Trình độ lao động đáp ứng nhu cầu của chúng tôi
4. Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt.
Mơ hình nghiên cứu như sau :
Y = β0+ β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4 + β5F5 + β6F6 +β7F7+ ε
Trong đó:
a) Y: mức độ hài lòng (biến phụ thuộc)
b) Fi: Các yếu tố ảnh hưởng (i= 1-7), biến độc lập
F1: Cơ sở hạ tầng đầu tư
F2: Mức độ tin cậy
F3: Mức độ đáp ứng
F4: Sự đảm bảo
F5: Sự cảm thơng
F6: Chi phí đầu vào cạnh tranh
F7: Nguồn nhân lực


10

c)  : sai số
Quá trình khảo sát được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
câu hỏi được thiết kế theo các thang đo (Cơ sở hạ tầng đầu tư, mức độ tin cậy, mức

độ đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thơng, chi phí đầu vào cạnh tranh, nguồn nhân lực,
mức độ hài lòng) với thang điểm Liker 5 mức độ.
Mức 1: hồn tồn khơng đồng ý;
Mức 2: không đồng ý;
Mức 3: trung lập;
Mức 4: đồng ý;
Mức 5: hoàn toàn đồng ý;
Sau khi xây dựng xong mơ hình nghiên cứu, thơng qua sự hỗ trợ của phần mềm
SPSS 18.0 quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 02 bước:
a. Sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA: Exploratory Factor
Ananlyis): để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo đánh giá
của nhà đầu tư cho là phù hợp. Xây dựng được hệ thống thang đo tin cậy của các yếu
tố ảnh hưởng.
b. Sử dụng phân tích hồi quy: để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa và vai
trị của từng yếu tố.
1.2 . TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Thực trạng các khu công nghiệp ở Việt nam
Hoạt động của các KCN những năm qua đã khẳng định đường lối, chủ trương
đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển
các KCN. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở rộng, mở mới liên tục thì bản thân việc quy
hoạch các KCN cũng làm phát sinh những vấn đề mới.
Trước tiên là vấn đề lãng phí nguồn lực
Nguồn lực, trước hết là đất đai, nguồn lực vật chất hữu hạn và cực kỳ quan
trọng của một quốc gia. Trong xu thế tất yếu của quá trình đơ thị hóa và phát triển
các KCN làm cho quỹ đất nói chung và quỹ đất nơng nghiệp nói riêng ngày càng thu
hẹp. Nhiều KCN có thể đặt tại những khu vực không phải là đất nông nghiệp, song


11


vì nhiều lý do khác nhau, các KCN lại được xây dựng trên những khu vực đất canh
tác (các KCN Hải Dương).
Có q nhiều KCN được hình thành nhưng khơng được “lấp đầy”, và để “lấp
đầy” (hình thức) các địa phương sẵn sàng cho thuê với giá rất rẻ. Đã có nhiều doanh
nghiệp thuê đất, sau một thời gian lại cho doanh nghiệp khác thuê lại với giá cao
hơn. Đây là ngun nhân dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các
địa phương, giữa các KCN, gây lãng phí xã hội. Nhiều địa phương đã tự ý ban hành
các chính sách ưu đãi thái quá “mời chào” các nhà đầu tư vượt quá quy định chung
của Chính phủ và các bộ, ngành để thu hút đầu tư, chấp nhận dùng ngân sách địa
phương bù lỗ, làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước.
Vấn đề thứ hai là tình trạng thiếu đồng nhất giữa quy hoạch ngành với quy
hoạch lãnh thổ
Cuộc chạy đua thành lập các KCN với mục đích là có KCN và hi vọng hưởng
lợi từ các KCN đang làm mất đi quy hoạch tổng thể, không gắn quy hoạch KCN với
quy hoạch ngành, vùng và quy hoạch lãnh thổ quốc gia, chưa xem xét đầy đủ tất cả
các yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn lực vật chất, tài nguyên, cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực,... để giải quyết tối ưu bài tốn quy hoạch. Tình hình đầu tư
phát triển các KCN không theo quy hoạch tổng thể, thiếu sự phối hợp giữa các địa
phương trong vùng nên đã không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng
cạnh tranh gay gắt làm hiệu quả hoạt động các KCN bị giảm sút.
Vấn đề thứ ba còn tồn tại là chưa thống nhất quan điểm phát triển kinh tế và
vấn đề xã hội
Một số địa phương (như Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai, Long An…) do
quy hoạch phát triển các KCN chưa hợp lý, sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất
có ưu thế đối với sản xuất nơng nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ
tầng kỹ thuật dẫn đến tình trạng các hộ nơng dân bị thu hồi đất, khơng có đất canh
tác, ảnh hưởng đến đời sống và gây tâm lý bất ổn trong nhân dân.


12


Nhiều KCN chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường khi tiến hành sản xuất, vi phạm các cam kết thực hiện các
biện pháp bảo vệ môi trường.
Kết cấu hạ tầng đắt đỏ, ứ đọng vốn, vướng mắc trong giải toả, đền bù đẩy giá
thuê đất lên cao. Mạng lưới KCN, KCX nặng tính cục bộ, khép kín trong địa giới
hành chính, xuất hiện sự cạnh tranh khơng lành mạnh. Tình trạng “Quy hoạch treo”,
“Dự án treo”, “đền bù treo ” đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh, dân mất đất
khơng có việc làm, mất lịng tin, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực khác trong xã hội.
Tình trạng các KCN được xây dựng theo “nhiệm kỳ”, tệ xin – cho vẫn còn phổ biến
trong việc phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt và đưa vào quy hoạch phát triển KCN ở
các địa phương, làm phá vỡ quy hoạch tổng thể phát triển KCN của cả nước và sự
thiếu các chuẩn mực để xây dựng một KCN của cơ quan Trung ương dẫn đến hiện
tượng các KCN được xây dựng theo kiểu phong trào, đầu tư tràn lan, dàn trải, kém
hiệu quả xảy ra ở rất nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch và việc xử lý
đơn khiếu kiện liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng bị bng lỏng và khơng
giải quyết kịp thời gây ra nhiều bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi. Chưa có cơ
chế kiểm tra, giám sát lại của người dân đối với cơ quan nhà nước nên tình trạng tham
nhũng, sách nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân của một bộ phận
không nhỏ cán bộ công chức là rất nghiêm trọng. Điều này thể hiện sự không công
bằng, minh bạch của chính sách, vừa khơng ngăn chặn được các tiêu cực xảy ra và
làm cản trở đến hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Vấn đề thứ tư là chưa kết hợp quy hoạch KCN và quy hoạch đơ thị
Tình trạng các KCN đã được xây dựng hoặc là ở trong lòng thành phố gây rất
nhiều khó khăn cho cơng tác bảo vệ mơi trường gây ách tắc giao thông, cung cấp
nhà ở, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, trường học cho người lao động và con em họ
hoặc được bố trí quá xa khu dân cư và các nguồn cung cấp dịch vụ nên khó khăn
trong việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.



13

Với nền kinh tế trong giai đoạn chuyển mình, quá trình mở rộng và tăng tốc
phát triển ln đi kèm với những vấn đề phát sinh từ sự vận động quá nhanh đó.
Việc xác định những vấn đề cần giải quyết, song song vừa phát triển vừa giải quyết
các vấn đề đó một cách hiệu quả sẽ có thể đảm bảo một nhịp độ tăng trưởng bền
vững, tránh được những hệ quả đáng tiếc sau tăng trưởng.
1.2.2. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây có liên quan
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về môi trường đầu tư và thu hút đầu tư ở các
KCN với những góc nhìn và tiếp cận khác nhau và cũng đã thu được nhiều kết quả
nhất định. Trong các nghiên cứu kể trên, có một số nghiên cứu gần với đề tài đáng
chú ý là các nghiên cứu sau:
Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005), thực hiện đề tài: “Điều tra đánh
giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động
các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển”. Đề tài đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa
phương và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để nhận
dạng, ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thỏa mãn của nhà đầu tư và phương
pháp phân tích vị trí đa hướng để xác định vị trí cạnh tranh của Tiền Giang trong khu
vực. Nghiên cứu 3 yếu tố môi trường đầu tư cơ bản là hạ tầng đầu tư; chế độ, chính
sách đầu tư; và mơi trường sống làm việc.
Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) do Cơ quan phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) năm
2005 - 2009, nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thông qua nghiên cứu
các yếu tố môi trường đầu tư mềm nhằm đánh giá năng lực điều hành kinh tế của các
địa phương. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009 gồm 09
yếu tố: (1) chi phí gia nhập thị trường; (2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử
dụng đất; (3) tính minh bạch và tiếp cận thơng tin; (4) chi phí và thời gian để thực
hiện các quy định của nhà nước; (5) chi phí khơng chính thức; (6) tính năng động và
tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (7) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) đào tạo lao động;

(9) thiết chế pháp lý, USAID - VCCI (2009). Trong các yếu tố thì các yếu tố: 3, 4 và
8 được đánh giá là các yếu tố tác động lớn; các yếu tố: 1, 5 và 6 được đánh giá có tác


14

động trung bình; các yếu tố cịn lại: 2, 7 và 9 được đánh giá có tác động yếu hơn đến
sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân. Và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được
tổng hợp từ các chỉ số thành phần có trọng số theo hướng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
tư nhân. Các yếu tố thành phần của PCI có thể được thay đổi theo thời gian cho phù
hợp với quá trình vận động của nền kinh tế đất nước. Kết quả nghiên cứu của VNCI
năm 2009 cho thấy có mối liên hệ giữa chất lượng điều hành kinh tế - thông qua chỉ
số PCI và kết quả kinh tế. Bằng cách cố định các nhân tố cơ sở hạ tầng (chất lượng
đường giao thông và chất lượng viễn thông), các yếu tố cơ cấu (quy mô dân số, mật
độ dân số và khoảng cách đến thị trường chính) và hiệu ứng khu vực (cho phép cố
định các nhân tố, các nhân tố kinh tế - xã hội và đặc thù khu vực). Trong mỗi phép
hồi quy, hệ số hồi quy của PCI chưa tính trọng số phản ảnh tác động của điều hành
kinh tế có giá trị khá lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể kết luận rằng, các
tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển doanh nghiệp
dân doanh và thịnh vượng hơn về kinh tế. Đối với tác động thu hút đầu tư từ kết quả
nghiên cứu cho thấy nếu một tỉnh cải thiện 1 điểm trong PCI chưa có trọng số sẽ có
thêm 3 nhà đầu tư có khả năng chọn tỉnh đó làm địa điểm đầu tư kinh doanh. Hạn
chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng mềm thông qua đánh giá năng
lực lãnh đạo địa phương và bỏ qua một số yếu tố môi trường đầu tư quan trọng khác.
Lương Hữu Đức năm 2007, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác
động đến cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài đã vận dụng lý thuyết
tiếp thị địa phương và chính sách cơng, sử dụng phân tích mơ tả so sánh giữa các địa
phương và phân tích hồi quy giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có trọng số
(WP – theo VCCI) với FDI theo đầu người với 9 chỉ số năng lực cạnh tranh với bộ
số liệu gồm 30 tỉnh thành điều kiện như Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có

quan hệ thuận chiều giữa năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút FDI. Tuy nhiên,
mơ hình dự báo chỉ giải thích được 39% FDI là do năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết
quả nghiên cứu các yếu tố thành phần của PCI cho thấy các nhân tố: tính năng động
của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lý, tính minh bạch và tiếp cận thơng tin và chi phí
thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước có tác động thu hút FDI. Các nhân


15

tố chính sách ưu đãi DN nhà nước và chi phí khơng chính thức có tác động giảm thu
hút đầu tư. Hạn chế của nghiên cứu là chưa định lượng được tổng các yếu tố tác
động đến cải thiện môi trường đầu tư, chỉ phân tích được các nhân tố mơi trường
mềm do đó mức độ giải thích khơng cao từ đó đưa ra khuyến nghị về chính sách
chưa sát với thực trạng với điều kiện của tỉnh. Trong nghiên cứu đầu tư tác giả cũng
chỉ xem xét đến nguồn FDI mà bỏ qua các thành phần đầu tư khác cũng rất quan
trọng như đầu tư trong nước và nhất là đầu tư của các DN địa phương. Việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng cần nên xuất phát
từ môi trường đầu tư của tỉnh và sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của
VNCI mang tính chất tham khảo, so sánh có thể sẽ cho kết quả xác thực hơn.
Kiều Công Minh năm 2008, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Tây Ninh”. Đề tài đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua các chỉ số đánh giá năng lực
cạnh tranh của VNCI, phương pháp so sánh mô tả và phương pháp chuyên gia để
đánh giá tổng quan vai trò dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở những
nước đang phát triển và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI về lý luận
và thực tiễn; phân tích các nhân nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Tây
Ninh; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI của
tỉnh Tây Ninh. Nghiên cứu đã phân tích, xác định được một số các yếu tố tác động
đến thu hút FDI bao gồm các nhân tố truyền thống (vị trí – khoảng cách đến thị
trường chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi) và các nhân tố mềm

(09 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần theo VNCI). Nghiên cứu cũng đề
xuất được một số giải pháp để thu hút FDI như: đề xuất phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Tây Ninh; nâng cao PCI; cải thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển các KCN; tăng cường xúc tiến đầu tư; đề xuất
giải pháp cịn mang tính chung chung, thiếu cụ thể do đó ít tính khả thi.


16

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
2.1.1. Giới thiệu chung về các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre
2.1.1.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh
Bến Tre
- Vị trí địa lý: Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long, có diện
tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao
Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba
Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86
km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và
phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đơng giáp biển Đơng.
- Khí hậu: tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 260C – 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đơng, nhưng Bến
Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ơn hịa, mát mẻ quanh năm… Đây là điều
kiện thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và du lịch của tỉnh.
- Tài nguyên đất: Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, với
nhiều loại đất như: đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất mặn. Sản xuất nông nghiệp của

tỉnh ngày càng mở rộng, nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng. Hơn
20 năm qua, bằng những nổ lực của mình, nhân dân Bến Tre cũng như cả vùng đồng
bằng Nam Bộ đã tiến hành nhiều cơng trình tháu chua rửa mặn, cải tạo đất đai nhằm
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hơn. Đất trên địa bàn tỉnh
Bến Tre được phân thành 3 nhóm chính:
Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 84% diện tích canh tác, chia làm 2 nhóm phụ:
Đất phù sa ngọt, chiếm khoảng 34% diện tích với 5 loại đất, tập trung ở phía Tây


17

Bắc của tỉnh. Đất được hình thành từ trầm tích sơng Cửu Long, có độ phì từ khá đến
cao, khu vực ven sông được phù sa bồi đắp hàng năm, thích hợp canh tác lúa và
trong điều kiện lên liếp có phổ thích nghi khá rộng (rau màu, cây lâu năm, cây ăn
trái); Đất phù sa nhiễm mặn, chiếm khoảng 50% diện tích, hình thành từ trầm tích
pha sơng biển, tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển (Bình Đại, Thạnh Phú, Ba
Tri) … trong đó, loại đất phù sa nhiễm mặn ít và mặn trung bình đang được cải tạo
từng bước theo quy hoạch phát triển thủy lợi, có độ phì từ trung bình đến khá và có
nhiều triển vọng thâm canh nơng nghiệp, thích nghi với nhiều loại cây trồng như:
lúa, dừa, mía, cây ăn trái… Các loại đất phù sa mặn nhiều thích hợp cho việc phát
triển rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ.
Nhóm đất phèn chiếm khoảng 9,4% diện tích, phân bố rải rác trên tồn địa
bàn tỉnh. Đất hình thành trong điều kiện bồi lắng chậm trên môi trường yếm khí giàu
hữu cơ tại vùng bưng, trũng, sơng cổ. Hiện đang được cải tạo để canh tác các loại
cây như: lúa, mía, dừa,… và một phần cịn hoang hóa.
Nhóm đất cát chủ yếu là đất giồng cát, chiếm khoảng 6,8% diện tích, được
phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh, tập trung nhiều nhất tại các huyện Ba Tri, Mỏ
Cày, Thạnh Phú, Bình Đại. Đất được hình thành trong quá trình biển lùi của vùng
châu thổ sơng Cửu Long, phổ thích nghi rộng đối với cây trồng cạn; tuy nhiên do sa
cấu nhiều cát, nghèo hữu cơ nên đất giồng cát có độ phì và khả năng giữ nước kém.

- Tài ngun nước: tỉnh Bến Tre có 4 con sơng lớn chảy qua là: Mỹ Tho, Ba
Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Những con sơng này giữ một vai trị quan trọng trong
đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh
hoạt và nơng nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hịa khí hậu. Hệ thống
sơng, rạch trong tỉnh cịn là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới
giao thông đường thủy và thủy lợi.
- Tài nguyên động vật, thực vật: Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu
ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang
đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn
và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như: cá vược, cá dứa, cá bạc


18

má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm,…đây là nguồn nguyên liệu vô
cùng phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển. Là tỉnh
có 3 huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, rừng phòng hộ ở các huyện
đang được bảo vệ nhằm ổn định vành đai rừng phòng hộ ven biển, thông qua việc
trồng mới và quản lý lâm sản xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Năm 2010, Bến Tre
đã trồng mới 72 ha rừng, chăm sóc 336 ha và bảo vệ 3.461 ha.
- Về vị trí kinh tế: tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam là thành phố Hồ Chí Minh (86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao lưu
kinh tế từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi trục QL.1A
từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu Long, đồng thời do
điều kiện địa thế cù lao bị sơng rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ, nên mức
độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư của Bến Tre tương đối thấp so với các tỉnh
trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các trục đường bộ quan trọng (QL.60,
QL.57, ĐT.883, ĐT.885, ĐT.887, ĐT.888) chỉ có giá trị giao lưu kinh tế nội tỉnh là
chính; các tuyến giao thơng đối ngoại trước đây đều bị cách ly tương đối thông qua
các bến phà Rạch Miễu (QL.60 đi Mỹ Tho hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam), phà Cổ Chiên (QL.60 đi Trà Vinh) và phà Đình Khao (QL.57 đi Vĩnh Long);
đến năm 2009, cầu Rạch Miễu hoàn thành đã tạo điều kiện kết nối tỉnh Bến Tre với
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cầu Cổ Chiên vẫn đang được xây dựng nhằm kết
nối liền tuyến giữa Bến Tre với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, về đường thủy, tỉnh Bến Tre lại khá thuận lợi với hệ thống 4 sơng
chính hướng ra biển Đơng (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên) và
hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp ba cù lao, là các trục giao thông đối ngoại quan
trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu
Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù, hiện
nay Bến Tre được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ yếu với các
thế mạnh về kinh tế dừa, chăn nuôi đại gia súc (đứng hàng đầu vùng đồng bằng
sông Cửu Long), kinh tế vườn (hàng thứ 2 sau Tiền Giang), kinh tế biển (đứng hàng


19

thứ 3 về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với trên 20.000 ha vùng lãnh hải thuộc
đặc quyền của tỉnh) và cịn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn đặc thù.
Tuy nhiên các lĩnh vực kinh tế cơng thương nghiệp trên địa bàn tỉnh cịn kém phát
triển.
Tồn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá
thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực. Bến Tre đã hình thành Khu công nghiệp
Giao Long và Khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án đầu
tư vào tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sơng
nước. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại - du
lịch phong phú, đa dạng ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng
trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu
Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra
tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc

đảo”, nhanh chóng hịa nhập với các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, tạo đà phát
triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phịng cho tồn vùng.
- Về xã hội: tỉnh Bến Tre có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong
độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy
nghề. Hàng năm tỉnh đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động,
tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Bến Tre hiện có 31 trường trung học với
40.000 học sinh, trong đó có khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp
hàng năm và khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng.
- Đường bộ: hệ thống giao thơng đường bộ của tỉnh có vị trí đặc biệt trong
khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Bến Tre nối liền thành phố Hồ Chí
Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây
đang được đầu tư nâng cấp, cầu Rạch Miễu đã khánh thành và đưa vào sử dụng, rút
ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Cầu Hàm Lng hồn thành nối
liền cù lao Bảo và cù lao Minh, cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh đang được
xây dựng khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế của địa phương, gắn kết
kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các vùng kinh tế trọng điểm


20

phía Nam, để tiềm năng kinh tế - văn hóa - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và
phát triển mạnh mẽ.
- Đường thủy: Tỉnh Bến Tre có hệ thống sông rạch phát triển với 4 nhánh
sông lớn của hệ thống sông Tiền là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông
và Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300 km. Ngồi ra, cịn hệ thống kênh rạch nối
các sông lớn với nhau thành mạng lưới sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn
2.367 km. Tổng lưu lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên đến 30 tỷ
m3/năm trong đó mùa lũ chiếm 80%.
Sơng Mỹ Tho (sông Tiền): chạy suốt theo chiều dọc của tỉnh, chiều dài
khoảng 83 km, lưu lượng mùa lũ khoảng 6.480 m3/s; mùa kiệt 1.598 m3/s.

Sông Ba Lai: tổng chiều dài khoảng 59 km, lưu lượng mùa lũ khoảng 240
m3/s, mùa kiệt 59 m3/s.
Sơng Hàm Lng: có chiều dài khoảng 71 km, là con sông lớn nằm trọn vẹn
trong địa giới tỉnh Bến Tre, lịng sơng rộng và sâu, lưu lượng lớn nhất so với các
sông khác; vào mùa lũ lưu lượng khoảng 3.360 m3/s, mùa kiệt khoảng 828 m3/s.
Sông Cổ Chiên: nằm về phía Nam của tỉnh, có chiều dài khoảng 82 km, là
ranh giới tự nhiên giữa Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Lưu lượng mùa
lũ khoảng 6.000 m3/s; mùa kiệt khoảng 1.480 m3/s.
Các con sơng có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thơng đường thủy
khơng chỉ của tỉnh mà cịn của cả khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi ra, cịn
nhiều kênh rạch chính nối các sơng lớn trên với nhau thành một mạng lưới chằng
chịt với 46 kênh rạch chính có tổng chiều dài trên 300 km; trong đó quan trọng nhất
là các kênh Giao Hịa (Châu Thành - Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ
Cày), Băng Cung, Eo Lói, Khém Thuyền (Thạnh Phú), Bến Tre, Sơn Đốc (Thành
phố Bến Tre - Giồng Trôm), Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào (Ba Tri),…
- Bưu chính viễn thơng: Bến Tre đã xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt thêm
nhiều trạm BTS 2G và 3G; đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều dự án hiện đại
về công nghệ, mở rộng về dung lượng đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm tới, Bưu chính viễn thơng Bến Tre sẽ tiếp tục có những


21

sách lược, hướng đi phù hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững, phát triển
nguồn nhân lực, tập trung xây dựng lực lượng cán bộ khoa học có trình độ và năng
lực quản lý, quyết giữ vững vai trị chủ lực trong lĩnh vực bưu chính viễn thơng trên
địa bàn tỉnh…
- Cấp thoát nước: Hệ thống xử lý và cấp nước tập trung đủ cho nhu cầu sinh
hoạt của người dân thành phố và trung tâm các huyện. Hiện tại, Cơng ty cấp thốt
nước Bến Tre có hai nhà máy ở xã Sơn Đông (thành phố Bến Tre) và xã Hữu Định
(huyện Châu Thành), công suất 32.000 m3/ngày đêm và nhà máy cấp nước Chợ

Lách, công suất 1.000 m3/ngày đêm. Với công suất này, hàng năm Công ty cung cấp
trên 7 triệu m3 nước cho những hộ dân vùng đô thị và lân cận.
- Điện lực: những năm gần đây, ngành điện đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để
xây dựng nhiều cơng trình trọng điểm như: trạm 220 kV Bến Tre – 2 x 125 MVA
đường dây 220 kV Mỹ Tho – Bến Tre, đường dây 110 kV Mỏ Cày – Chợ Lách,
đường dây 110 kV Vĩnh Long – Chợ Lách, trạm 110 kV Chợ Lách và dự kiến cơng
trình trạm 110 kV Bình Đại, trạm 110 kV Thạnh Phú, đường dây 110 kV Giồng
Trơm – Bình Đại, Mỏ Cày – Thạnh Phú đưa vào vận hành trong các năm 2012 và
2013.
2.1.1.2. Tiềm năng và cơ hội hợp tác phát triển
Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có nhiề u lơ ̣i thế trong giao
thương như: với một hệ thống sơng ngịi chằng chịt rất thuận lợi cho giao thông
đường thủy. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được nâng cấp, cầu Rạch
Miễu và cầ u Hàm Luông đã khánh thành và đưa vào sử dụng đã rút ngắn đáng kể
thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Năm 2011, cầ u Cổ Chiên đã khởi công xây
dựng nối liền Bế n Tre và tỉnh Trà Vinh, đây sẽ là động lực phát triển kinh tế của
vùng, là các trục giao thông quan trọng gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, tỉnh Bến Tre
có 03 cảng cá, 01 cảng gần Khu công nghiệp Giao Long và 01 cảng bốc xếp hàng
hóa trên sơng Hàm Lng.


22

Tỉnh Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bến Tre
và 8 huyện: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình
Đại, Chợ Lách, Thạnh Phú, với 164 xã, phường và thị trấn. Ngày 02/9/2009, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bến Tre trực
thuộc tỉnh Bến Tre, đây là động lực để thúc đẩy kinh tế của tỉnh khởi sắc trong thời
gian không xa. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình

quân đầu người năm 2009 là 790 USD, chỉ số năng lực ca ̣nh tranh năm 2010 đứng
thứ 10/63 tỉnh, thành cả nước.
Nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là tài nguyên đất nông
nghiệp. Năm 2010, diê ̣n tích đấ t nông nghiê ̣p của tỉnh là 179.672ha, chiế m 76,11%
diê ̣n tić h đấ t tự nhiên, trong đó diện tić h trồ ng cây ăn trái là 32.023ha, sản lươ ̣ng là
318.469 tấ n, diê ̣n tić h trồ ng mía là 5.865ha, sản lươ ̣ng đa ̣t 460.056 tấ n, diện tić h
trồ ng cây dừa là 51.560 ha, sản lượng đạt 420 triệu trái/năm và lớn nhất nước. Từ
dừa có thể làm ra nhiều sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú, được thị trường
trong nước và quốc tế ưa chuộng. Bến Tre có thế mạnh về kinh tế thủy sản, với
65km chiều dài bờ biển và diện tích các huyện ven biển nên thuận lợi cho đánh bắt
và nuôi trồng thủy hải sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm,
cua, cá, mực, nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự nhiên. Năm 2010, sản lượng đánh bắt là
122.608 tấn, sản lượng nuôi trồng 168148 tấn. Lực lươ ̣ng thương nghiê ̣p phát triể n
khá nhanh, tồn tỉnh hiện có 2.886 doanh nghiệp và 44.000 hộ kinh doanh cá thể
đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực, thu hút trên 100.000 ngàn lao đô ̣ng với thu
nhâ ̣p ổ n đinh.
̣
Trong năm 2010, ngành công nghiê ̣p trên đà phát triể n, giá tri ̣ sản xuấ t công
nghiê ̣p đa ̣t 3.710 tỷ đồ ng, trong đó doanh nghiê ̣p trong nước đa ̣t 3.359,5 tỷ đồ ng,
doanh nghiê ̣p có vố n đầ u tư nước ngoài đa ̣t 350,5 tỷ đồ ng, sản phẩ m chủ yế u là thuỷ
hải sản, các sản phẩ m chế biế n từ dừa, thủ công mỹ nghê ̣. Bến Tre đã hình thành
Khu cơng nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu
hút được 41 dự án, trong đó vố n đầ u tư trực tiế p nước ngoài có 23 dự án, vố n đầ u tư
trong nước có 18 dự án, đế n nay đã có 38 dự án đã đi vào hoa ̣t đô ̣ng ổ n đinh,
̣ 03


23

đang xây dựng. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9.074,76 tỷ đồng (quy đổi) của 18 dự

án trong nước với tổng vốn đầu tư là 2.500,77 tỷ đồng và 23 dự án FDI với vốn đăng
ký 318 triệu USD. Hai Cu ̣m công nghiê ̣p mới hin
̀ h thành là Cu ̣m công nghiê ̣p Phong
Nẫm, huyê ̣n Giồ ng Trôm và Cu ̣m công nghiê ̣p Ba Tri, huyê ̣n Ba Tri. Tổ ng mức bán
lẻ hàng hoá và dich
̣ vu ̣ đa ̣t 15.200 tỷ tăng 21,28% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh hiê ̣n có
175 chơ ̣ bao gồ m 01 chơ ̣ cấ p I, 8 chơ ̣ cấ p II và 166 chơ ̣ cấ p III và chơ ̣ ta ̣m. Ngoài hê ̣
thố ng chơ ̣ truyề n thố ng, loa ̣i hình thương ma ̣i hiê ̣n đa ̣i cũng đang từng bước hình
thành với các dự án: Trung tâm thương ma ̣i Bình Đa ̣i, Ba Tri và Châu Thành.
Tổ ng kim nga ̣ch xuấ t khẩ u đạt 230 triệu USD, tăng 22,15% so với cùng kỳ,
kim ngạch nhập khẩu đạt 65 triệu USD, tăng 19,46% so với cùng kỳ, mă ̣t hàng xuấ t
khẩ u chủ yế u là thuỷ hải sản, hàng may mă ̣c, các sản phẩ m từ dừa, hàng nông sản,
thủ công mỹ nghê ̣. Thi ̣ trường xuấ t khẩ u của các sản phẩ m Bế n Tre đã có mă ̣t trên
80 nước và vùng lãnh thổ , trong đó Thi ̣ trường châu Á, châu My,̃ EU và châu Phi.
Tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước. Trên lĩnh
vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại - dịch vụ phong phú, đa
dạng ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng trưởng kinh tế của địa
phương trong thời gian tới.
Trong những năm gầ n đây, Bế n Tre đã ban hành nhiề u chính sách ưu đaĩ đầ u
tư trên các liñ h vực kinh tế . Đă ̣c biê ̣t là tin̉ h dành nhiề u ưu đaĩ cho các nhà đầ u tư
trong và ngoài nước. Với những lơ ̣i thế về giao thương và tiề m năng kinh tế hiê ̣n có,
Bế n Tre luôn mở rô ̣ng vòng tay mời go ̣i và hân hoan chào đón các nhà đầ u tư trong
và ngoài nước đế n Bế n Tre hơ ̣p tác mở rô ̣ng giao thương để cùng phát triể n, sẳ n sàng
ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i để các đố i tác triể n khai thực hiê ̣n các dự án có hiê ̣u quả.
2.1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020
a. Quan điểm phát triển
Phát huy nội lực và sử dụng tốt mọi nguồn lực, tập trung khai thác có hiệu
quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu
quả và bền vững, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường;
tiếp tục thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bến Tre đến 2020



×