Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quá trình hình thành và truyền bá của đạo hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.28 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1


GIỚI THIỆU CHUNG
Hồi giáo (tiếng Ả Rập: ‫ السلم‬al-'islām), còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam là một tôn
giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (tiếng Ả Rập:
Allah), và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa. Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn
1,8 tỷ người theo tương đương 24% dân số thế giới, họ có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất cả
các châu lục và họ thường được gọi là người Hồi giáo. Hồi giáo chiếm phần lớn dân số ở 50
quốc gia. Ngoài ra, quốc gia có đơng người Hồi giáo nhất hiện nay khơng phải là nước ở khu
vực Trung Đông như nhiều người vẫn tưởng, mà là Indonesia nước ở khu vực Đông Nam Á
với trên 180 triệu tín đồ chiếm 87% dân số của đất nước này. Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa
là lịng thương xót, tồn năng và độc nhất, và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các tiên tri,
thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên. Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh
Qur'an, được người Hồi giáo xem là lời nguyên văn của Thiên Chúa và các giáo lý, ví dụ
quy phạm của Muhammad. Vậy đạo Hồi được hình thành và phát triển như thế nào?

2


CHƯƠNG 1. Q TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẠO HỒI
1.1. Hồn cảnh lịch sử ra đời của đạo Hồi
Bán đảo Ả Rập là vùng tiếp xúc của ba châu Á – Âu – Phi. Về phương diện địa lí nó
là một cao ngun mênh mơng thình lình dựng đứng lên tới ba ngàn thước ở cách Hồng Hải
năm chục cây số, rồi hạ dần xuống về phía Đơng, qua những dãy núi hoang vu, tới vịnh Ba
Tư. Ở giữa bán đảo nổi lên vài ốc đảo có cỏ, làng mạc dưới bóng cây kè, với những giếng
nước không mấy sâu và chung quanh, bốn phía đều là cát mênh mơng trải dài tới mấy trăm
cây số. Bốn chục năm tuyết mới đổ một lần. Ban đêm lạnh tới khơng độ (0°) cịn vào ban
ngày ánh nắng làm da cháy, máu muốn sôi lên. Vì khơng khí đầy cát nên người dân phải


dùng khăn để che như một lớp ngăn cách da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bỏng rát
và ngăn bụi khi khơng khí đầy cát làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt dân. Trên bờ biển,
thỉnh thoảng có những cơn mưa rào trút xuống, nên nơi đây có sự phát triển tốt nhờ vào đó.
Nhất là bờ biển ở phía Tây, trong miền Hedjaz, nơi có những thị trấn La Mecque và Médine.
Bán đảo nơi có những vương quốc cổ của Ả Rập có diện tích lớn mà đại bộ phận là thảo
nguyên và sa mạc, quanh năm hầu như khơng có mưa, điều kiện khí hậu tự nhiên khắc
nghiệt nên cư dân của vùng này sống chủ yếu bằng nghề du mục. Tuy vậy trên cả bán đảo
chỉ có vùng men ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú, đất đai có thể trồng trọt
được. Hơn nữa nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi nên Yêmen có
điều kiện phát triển về thương nghiệp. Vì vậy từ thế kỉ X đến thế kỉ VI TCN, ở đây đã thành
lập nhiều nhà nước cổ đại.
Ngoài Yêmen, vùng Hegiadơ (Hejaz) nằm dọc ven bờ biển Đỏ ở phía Tây bán đảo
cũng tương đối phát triển. Vùng này từ xưa vốn là cái cầu nối liền việc buôn bán giữa vùng
Địa Trung Hải với phương Đơng. Vì vậy, ở đây từ sớm đã xuất hiện một số thành phố, trong
đó quan trọng nhất là Mecca và Yatơrip. Đến đầu thế kỉ VII, cư dân các thành phố này vẫn
đang sống thành từng thị tộc hoặc bộ lạc. Tuy nhiên trong các bộ lạc đó, sự phân hóa giai
cấp đã hết sức rõ rệt. Tầng lớp quý tộc thị tộc đã trở thành những kẻ có đặc quyền và của cải.
Mỗi bộ lạc ở đây thơng qua nghi thức tế lễ có một thần bảo hộ riêng cho bộ lạc mình.
Bên cạnh những tiểu quốc ở Bắc và Nam, ngay cả trong những tiểu quốc đó nữa, trước thời
Hồi giáo, tổ chức chính trị là một tổ chức gia tộc gồm thị tộc và bộ lạc. Một bộ lạc mang tên

3


một ơng tổ chung tưởng tượng nào đó điển hình như bộ lạc Bani-Gassan, họ tự cho mình là
hậu duệ của Ghassan. Vì sự giao thơng khó khăn, cho nên các bộ lạc phải tự trị về kinh tế, và
giữ mang trong mình đặc điểm của địa phương đó hay đặc tính của riêng bộ lạc đó. Người Ả
Rập chỉ trung thành và có bổn phận đối với bộ lạc của họ, mà bộ lạc càng nhỏ thì lịng hy
sinh đối với bộ lạc càng lớn. Và mỗi bộ lạc hoặc thị tộc do một Sheik thống trị, vị này được
các đầu mục chọn ra từ một gia đình nhiều đời giàu có, có tài trí hoặc chiến đấu anh dũng

hơn các gia đình khác.
Các vùng trên bán đảo Ả Rập phát triển khơng đồng đều, có nơi vào năm 1000 TCN
đã bước sang chế độ chiếm hữu nô lệ, song có nơi đang cịn trong tình trạng cơng xã nguyên
thủy do đó dẫn đến đời sống cũng thấp kém nên người Ả Rập có tín ngưỡng đa thần giáo,
tơn thờ nhiều thần thánh từ các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, các vì sao, mây
gió mưa bão, sấm chớp,… đến các vật tự nhiên như tảng đá, gò đất, cây cỏ, khe suối, con
vật,… Họ cũng thờ ngẫu tượng, quỷ thần và tổ tiên. Đạo Do thái và đạo Cơ đốc thờ một thần
đã được truyền bá vào A rập. Xuất hiện phái Hary có khuynh hướng nhất thần luận, chỉ thờ
một thần duy nhất nhưng lại chưa có giáo nghĩa hồn chỉnh, chỉ chú trọng tu luyện cá nhân,
tuy nhiên sự tồn tại của nó cũng là yếu tố thúc đẩy sự ra đời của đạo Hồi. Điển hình nhất về
tín ngưỡng thờ thần là bộ lạc Koraichites (Cơraisit) sùng bái tự nhiên theo tín ngưỡng đa
thần và họ đã xây dựng một tòa cổ miếu, bên trong có một tảng vân thạch đen được người Ả
Rập tôn làm thần, họ thường đến đây bái lễ và quỳ hơn hịn đá thần.
Trung tâm của sự thờ phụng đó là thành phố Mecca - một thành phố thánh địa của các
bộ lạc Ả Rập. Giữa thành phố Mecca ở một hõm núi có thánh đường Kaaba là đền thờ chung
của tất cả các bộ lạc Ả Rập, bên trong có đặt khoảng 300 tượng thần. Hằng năm vào mùa
xuân tại đây lại tổ chức hội chợ gần thần miếu và người Ả Rập ở khắp bán đảo, kể cả dân du
mục và dân định cư kéo nhau đến văn cảnh đền, rước sách, nhảy múa và quỳ ơm hơn viên đá
đen (theo truyền thuyết thì trước kia hịn đá trắng, sau nhiễm tội ác của lồi người làm nó
thành đen; thực ra đây là một khối đá hắc thạch hay tảng vân thạch đen) tại thánh đường
Kaaba. Vì thế Mecca trở thành một thành phố thương mại sầm uất, có nhiều cửa hiệu và lái
bn giàu có nên nơi đây cũng được coi như là trung tâm thương nghiệp. Đỉnh điểm là đến
thế kỷ VI, thành phố Mecca bị người Ba Tư độc chiếm. Năm 525, người Bizantin chiếm lại.
Năm 575, người Ba Tư lại phản công, phá hủy thành phố. Mà vịnh Ba Tư là con đường biển

4


duy nhất nối liền Ấn Độ với Địa Trung Hải, mất con đường này, nền thương nghiệp sẽ bị
chết theo, các nhà bn sẽ thừa cơ nâng hàng hóa tới giá cắt cổ. Các tầng lớp trong xã hội

đều có nhu cầu xây dựng một Nhà nước dân tộc thống nhất, thu hồi lại các bãi chăn nuôi, đất
đai màu mỡ và con đường bn bán. Có nhà nước để thống nhất các bộ lạc, mà muốn làm
được điều đó cần phải bãi bỏ hết các tơn giáo tín ngưỡng khác nhau của các bộ lạc để thiết
lập một tôn giáo thống nhất, tôn thờ một thần tối cao duy nhất.
Cùng với đó A Rập đối mặt với các nguy cơ xã hội như phân chia giai cấp trong nội
bộ các thị tộc ngày càng gay gắt và sự xâm nhập và uy hiếp của ngoại tộc khiến các tầng lớp
trong xã hội tìm mọi cách để thốt ly khỏi tình trạng cùng cực. Và chính sự tồn tại của nhiều
bộ lạc đã góp phần gây ra những cuộc chiến tranh tương tàn lẫn nhau để tranh giành đất đai,
nguồn nước, gia súc, mục trường, ốc đảo, …
Trong điều kiện và bối cảnh đó, đạo Hồi đã ra đời, do Muhammad sáng lập. Kinh
sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an. Đạo Hồi đã liên minh các bộ lạc lại với nhau và xây
dựng lên một đất nước thống nhất
1.2. Quá trình phát triển của đạo Hồi
Muhammad bắt đầu truyền giáo ở Mecca nhưng chịu sự khủng bố của bọn quý tộc
mà phải rời sang Yatơrep vào ngày 16-7-622 theo lời mời của thành phố Yatơrep – nơi chống
đối lại và có hiếm khích với thành phố Mecca. Thành phố này từ đó đổi tên thành Medina có
nghĩa là “Thành phố của nhà Tiên tri” hay “Nơi trú ngụ của Sứ giả”. Chúng đã chế giễu,
chửi bới, dọa nạt, định bắt giết ông khiến cho việc truyền bá không mấy suôn se và trong
suốt khoảng thời gian truyền giáo tại Mecca ơng chỉ thu được 52 tín đồ. Trong đó có vợ ơng
(bà Khaditgia), bố vợ Abu Bếc, con rể Ali và hai người bạn Ôma và Ôtma nhữn người sau
đó đã kế nghiệp tư tưởng của Muhammad làm Khalifah (caliphate, khalifah, khilafat hay
khalip; tiếng Ả Rập: ‫خلةفة‬
‫ خ‬khilāfah) – có nghĩa là “người thay mặt Sứ giả” tức là Giáo chủ
của đạo Hồi hay được hiểu là người kế tục của Muhammad
Năm 630, Muhammad kéo quân đến Mecca và thành công trong cuộc chinh chiến tôn
giáo. Chỉ trong một năm, tất cả các nhà thờ đã quy thuận đạo Hồi. Năm 639 (17 năm sau)
khi Khalip Ôma xây dựng lịch đạo hồi đã lấy ngày 16-7 làm ngày nguyen đán và năm 622
làm năm bắt đầu kỉ nguyên Hồi giáo. Năm 632, Muhammad tạ thế, người kế thừa ông là
Caliph (thay mặt tiên tri) thâu tóm quyền lực vào tay mình thành thủ lĩnh quốc gia giáo hợp


5


nhất. Từ đời Caliph thứ hai, người Ả Rập bắt đầu các cuộc “Thánh chiến” chống dị giáo, tổ
chức di cư dân đạo Hồi tới những vùng đất đai màu mỡ
Theo các hoạt động quân sự và buôn bán, đạo Hồi được truyền bá rộng rã ra ngoài
phạm vi bán đảo Ả Rập thậm chí truyền sang Trung Quốc. Năm 651, sứ thần Hồi giáo yết
kiến Đường Cao Tông (đây là cuộc viếng thăm sớm nhất còn được ghi chép lại)
Trong quá trình hình thành, đạo Hồi đã tiếp thu nhiều yếu tố của các tôn giáo khác
như: giữ lại nhiều nét của các thần thánh mà bộ tộc Ả Rập ở phía Bắc đã thờ, đó là thánh
Taalia. Theo tưởng tượng của những người Ả Rập sống ở thời kì trước khi có đạo Hồi thì
thánh Taalia có nhiều nét chung với các thánh của tôn giáo khác, chẳng hạn như Allah rất
giống Jéhovah của đạo Do thái, giống đức Cha của đạo Thiên Chúa. Đạo hồi cũng tiếp thu
cả những truyền thuyết về sáng tạo thế giới, những quan niệm về thần linh, ma quỷ và tin
tưởng rằng linh hồn là bất tử, sau khi chết người ta sẽ sống lại ở kiếp khác. Đạo Hồi không
giống nhiều tôn giáo khác ở chỗ tuyệt đối không thờ tượng thần, vì họ quan niệm rằng Allah
tỏa khắp mọi nơi, khơng có hình tượng nào có thể thể hiện được Allah
Trong thời kì đầu, đạo Hồi chống những tập quán của xã hội nguyên thủy như quan
niệm hẹp hòi về thị tộc, bộ lạc, tập quán nợ máu phải trả bằng máu, báo thù có tính chất thị
tộc, thờ thần tượng, đa thần giáo. Thừa nhận chế độ nộ lệ, chế độ một chồng nhiều vợ, hạ
thấp vai trò của phụ nữ, chủ trương bảo vệ việc buôn bán và chế độ tư hữu tài sản. Tuy vậy,
đạo Hồi kêu gọi mọi người đồn kết, khơng chém giết lẫn nhau, các bộ tộc Ả Rập coi nhau
như anh em, hô hào phải hết sức giúp đỡ người nghèo, nhất là bà góa và trẻ mơ cơi.
Thời Muhammad, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán đảo Ả Rập. Sau đó cùng với quá
trình chinh phục của Ả Rập, đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban
Nha. Và trong quá trình ấy, đạo Hồi đã chia thành hai giáo phái chính là phái Xumu và phái
Siít (Shiite). Sau khi Muhammad qua đời, từ năm 632 đến 661, ở Ả Rập có 4 Khalifah được
lần lượt bầu ra là Abu Bekr (632-634), Ôma (634-644), Ôman (644-656) và Ali (656-661).
Một số tín đồ cho rằng chỉ có Ali, em con chú và con rể của Muhammad mới xứng đáng
được cử làm Khalifah, còn những người khác vì khơng phải là dịng dõi của tiên tri nên

khơng hợp pháp. Bộ phận đó đã tạo thành một phe chính trị gọi là Siít (Shiite nghĩa là đảng
phái), sau này trở thành một giáo phái quan trọng của đạo Hồi. Phái Xumu là phái Hồi giáo

6


chính thống, họ thừa nhận cả 4 Khalifah đầu tiên đều là những người kế thừa hợp pháp
Muhammad, đa số tín đồ Hồi giáo theo phái này.
Ngày nay đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới, đã thành quốc giáo của 24
nước như: Indonesia, Malaysia, Afghanistan, Bangladesh, Pakistan, Iran, …
1.3. Đôi nét về Muhammad
Muhammad sinh năm 570 tại Mecca (Makkah), xuất thân từ dòng Qureysh và là cháu
cố của tộc trưởng Hashim – vì vậy có khi tên ông được viết một cách trang trọng là Abu lQasim Muhammad ibn “Abd Allāh al-Hashimi al-Qurashi”. Muhammad là con đầu lịng của
đức ơng Abd-Allah (cũng thường viết là Abdullah) và đức bà Aminah. Người Trung Đơng và
Ấn-Âu vốn khơng có tục kiêng húy, ngược lại cịn có truyền thống lấy tên những người mình
quý mến đặt cho con, nên tên của Muhammad và tên các thân nhân của ông đều thông dụng
ngày nay. Cha của Muhammad là một thương nhân nghèo, trên một chuyến đi buôn xa, lâm
bệnh và từ trần vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ con ông từ đó được ông nội ông cấp dưỡng.
Mẹ ông là người có học vấn và có sáng tác một số bài thơ, vẫn còn giữ được đến ngày nay.
Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Ơng được ơng nội đưa về ni. Ơng
nội ông tuổi cũng đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ơng hai năm. Kế đó, ơng được ni
nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib. Ông Abu Talib cũng là người thừa kế chức quản lý
đền Al Haram.
Muhammad sống giản dị, khơng thích xa hoa, khơng rượu bia. Thức ăn hằng ngày chỉ
có bánh lúa mạch, dầu gồi, sữa, mật ong và nước lã như người bình dân Ả Rập thường ăn.
Ơng làm mọi cơng việc trong nhà như đốt lửa, quét nhà, vắt sữa, vá quần áo, khâu giày,… Ơng
gia nhập một nhóm hiệp sĩ ở Mecca là nhóm Hilf al Fudul, nhiều lần bênh vực những người
cô quả bị cường hào ác bá ức hiếp. Là người rất tơn trọng lời nói, ơng được mọi người tặng
cho ngoại hiệu là Al-Amin ("người đáng tin cậy"). Như nhiều người dân Mecca, Muhammad
theo nghề buôn bán. Và cũng như phần đông người Mecca thời bấy giờ, ông không biết đọc và

viết.
Gặp năm đói kém, kinh tế thành Mecca bị suy thối. Bác ơng, ơng Abu Talib mới đề
nghị ơng làm việc cho một gố phụ giàu có là bà Khadija, để quản lý cho bà các chuyến
buôn hàng đường xa. Sau một thời gian làm việc cho bà Khadija, ông thành hôn với bà năm
ông được 25 tuổi. Phần nhiều các tài liệu nói rằng lúc ấy bà Khadija tuổi đã 40, nhưng theo

7


sách của Baladhuri thì lúc ấy bà chỉ mới 28. Tất cả tài liệu đều nói rằng sau đó hai người
sống với nhau hạnh phúc đến lúc bà Khadija qua đời, khoảng 24 năm sau. Sau năm 50 tuổi
ông mới lấy thêm vài vợ nữa để che chở cho họ.
Tương truyền khi 40 tuổi (năm 610) Muhammad vào hang nhỏ ở núi Xira một mình
tu luyện. Trong một đêm, thánh Allah (Allah chân chủ) đã cử thiên sứ Yibrail đến truyền đạt
thần dụ và lần đầu tiên “Khải thị” cho Muhammad chân lý của kinh Coran, khiến ông trở
thành “Thánh thụ mệnh”. Từ đó về sau, Muhammad tự xưng là sứ mệnh của “chân chủ”, bắt
đầu đi truyền bá đạo Hồi.
Những giáo điều căn bản của đạo Hồi trong buổi ban đầu gồm có: hãy noi gương các
vị thánh đời trước (Adam, Noah, Abraham, Moses, David, Jesus, v.v...) chỉ thờ phụng một
Đấng Thượng đế, và tránh xa việc cúng lạy các pho tượng, là tác phẩm của bàn tay con
người; hãy giúp đỡ người nghèo khó, cơ quả và tránh tích lũy tài sản, tránh cho vay nặng lãi;
hãy kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; đừng giết con thơ, nhất là con gái vì lo rằng khơng đủ
sức ni; hãy chăm lo làm điều thiện và giữ mình tránh tạo tội ác vì mọi hành động của mỗi
cá nhân đều được thiên thần ghi chép, đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng sẽ được tổng kết, ai
phần phước nhiều hơn phần tội sẽ được lên Thiên Đàng, và trái lại sẽ bị đọa Địa Ngục.
Người tín đồ đầu tiên là bà Khadija, vợ ông. Kế đến là người nô lệ vừa được ông trả
tự do tên là Zaid. Rồi ông làm một buổi tiệc mời thân bằng quyến thuộc đến nhà, và giới
thiệu về Islam. Sau buổi tiệc đó, có anh họ của ông là Ali, (con của ông Abu Talib) lúc ấy
mới 12 tuổi, tuyên bố theo đạo. Kế đến là người bạn chí thân của ơng, ơng Abu Bakar, một
doanh nhân giàu có. Ơng Abu Bakar (cũng thường viết là Abu Bakr) vừa theo đạo liền trả tự

do cho 8 người nơ lệ của ơng. Ơng cũng truyền đạo rất tích cực và ngay cả rể của thánh
Muhammad là ông Othman cũng theo đạo qua sự thuyết phục của ông.
Thấy giáo điều đạo Hồi đi ngược lại với tín ngưỡng cha ơng họ, và lợi tức kinh tế của
thành Mecca do các bộ lạc đến dâng hương cúng các tượng thần, nên một số người của dòng
Qureysh bắt đầu có phản ứng mạnh để ngăn chống sự phát triển của đạo Hồi. Hai người
chống đối mạnh nhất là hai người bác của thánh Muhammad: ông Abu Jahil và ông Abu
Lahab.
Nhưng theo chế độ thị tộc cổ Ả Rập, khi một người bị giết thì cả họ - những người
chung đầu ơng cố - có bổn phận phải báo thù, nên trong thời gian đầu nhóm đối lập khơng

8


dám giết ơng, và khơng dám giết những tín đồ thuộc dòng Qureysh ở Mecca. Họ thương
lượng với bác của ông là ông Abu Talib, người quản lý đền Al Haram và tìm nhiều biện pháp
mềm mỏng để ơng chấm dứt truyền đạo. Ông Abu Talib kiên quyết bảo vệ giọt máu của
người em trai quá cố, còn Muhammad quyết tiếp tục sứ mạng, nên các giải pháp thương
lượng không đạt được kết quả theo mong muốn giữa các phe lúc bấy giờ
Khi ông giảng đạo, họ châm biếm, chế nhạo, chửi rủa và ném đá. Họ đứng đón các bộ
lạc từ xa đến hành hương và dặn đừng đến nghe ơng. Điều này gợi sự tị mị nên có kết quả
trái lại. Một vài người ở xa theo đạo Hồi và về bộ lạc họ truyền đạo, nên tín đồ vùng xa ngày
càng đơng. Tuy nhiên, có lúc Muhammad khơng thể ra giảng trước cơng chúng được nữa vì
sự chế nhạo, ném đá và các cách tương tự. Nhưng sau khi có vài người dũng kiện thuộc
dịng Qureysh theo đạo và ra đứng bảo vệ thì ơng lại tiếp tục.
Năm 619, Abu Talib - người đã nuôi nấng thánh Muhammad từ lúc còn thơ, và người
đã cương quyết bảo vệ ông trước phe bảo thủ, qua đời (lúc giờ ông Abu Talib đã hơn 80
tuổi). Vài hôm sau lại đến lượt bà Khadija từ trần. Các nhà viết tiểu sử gọi năm này là "năm
buồn" trong đời ông. Năm này cơng cuộc truyền đạo cũng gặp nhiều khó khăn. Lúc bấy giờ
quyền quản lý đền Al Haram được về tay ông Abu Lahab, một trong hai người chống đối
quan trọng nhất của ông, nhưng ông Abu Lahab lại tỏ vẻ hịa hỗn hơn.

Khoảng năm 620 có vài người Yathrib (Thành phố Yathrib nằm cách Mecca khoảng
450 km về phía bắc) theo đạo, trở về truyền giảng được thành công lớn. Năm 621, tại đồi
Aqaba ở Mecca, Muhammad lần lượt gặp hai phái đồn người Yathrib. Tại đây, hai nhóm
người này đã thề trung thành với đạo và với ông. Họ cũng sẵn sàng đón tiếp những người bị
bách hại ở Mecca và mời ông sang thành phố họ cư trú. Sau hai cuộc hội thề này, nhiều tín
đồ Islam ở Mecca dần dần trốn sang Yathrib. Thấy đây là một đe dọa cho kinh tế và tín
ngưỡng của họ, phe bảo thủ của tộc Qureysh lại nhóm họp và tìm ra một ý kiến mới: mỗi chi
của tộc Qureysh sẽ cử ra một thanh niên, đứng canh trước nhà Muhammad, chờ ơng bước ra
thì đồng xơng đến hạ sát, và như vậy những ai muốn báo thù cho ông sẽ là vì ln lý, khơng
thể nào hướng sự trả thù đến tất cả các chi trong bộ tộc. Muhammad thốt được cạm bẫy
này. Ơng cùng ơng Abu Bakar trốn ra khỏi Mecca, và sau mấy tháng vừa đi vừa ẩn trú, họ
đến được Yathrib.

9


Năm 630 có bộ lạc Banu Bakr đồng minh của Mecca đánh nhau với bộ lạc Khuza'ah
đồng minh của Medina. Phe bảo thủ Mecca giúp bộ lạc Banu Bakr. Muhammad coi là họ đã
xé bỏ hòa ước Hudaibiya qua hành động đó, nên chuẩn bị hưng binh, nhưng giữ bí mật
khơng nói là sắp đi đâu. Thủ lĩnh phe bảo thủ Mecca là ơng Abu Sufyan lo ngại, đích thân
đến Medina điều đình, nhưng bị giữ lại khơng cho về. Muhammad đem 10.000 quân đến
Mecca. Phe bảo thủ Mecca hoang mang vì năm trước hai tướng giỏi nhất của họ là Khalid
bin Walid và Amr bin Al Ass đã bỏ đi Medina theo đạo Hồi. Nay lại khơng có thủ lĩnh Abu
Sufyan quyết định, nên đa số ngồi im không kháng cự. Sau khi ở lại Mecca vài tuần sắp xếp
các công việc, ông trở về Medina.
Năm 632 Muhammad về Mecca hành hương lần cuối. Ngày 9 tháng 12 âm lịch Ả
Rập, theo nghi thức hành hương, các tín đồ quy tụ ở đất Arafat, ngoại ô Mecca, để cầu
nguyện. Tùy tài liệu, số tín đồ có mặt đơng 90.000, 100.000 hoặc 140.000 người. Thánh
Muhammad đứng trên một đỉnh núi con là núi Từ Bi (Ar-Rahman). Mỗi khoảng cách xa xa
có một người khỏe giọng lặp truyền lại từng câu ơng nói để mọi người đều nghe rõ. Ơng

nhắc lại những tín điều quan trọng, dặn dị mọi người hãy cố gắng theo lời truyền dạy của
Kinh Qur’an, và tuyên bố là sứ mạng truyền đạo Hồi của ông nay đã hoàn tất.
Mặc dù là lãnh tụ của một quốc gia rộng lớn, nhưng thánh Muhammad vẫn sống giản
dị, ở nhà cửa sơ sài. Ơng khơng địi hỏi sự phục dịch, tự tay xách nước giếng khi cần tắm
rửa. Ông thường nhịn chay, và tránh trong một bữa ăn hai thứ thịt. Trong thời gian bà
Khadija cịn sinh tiền, ơng chỉ một vợ một chồng. Sau khi bà Khadija qua đời khoảng một
năm thì ơng tục huyền với một góa phụ, và sau đó thành hơn với mấy người nữa, đều là góa
phụ hay đã ly dị chồng, ngoại trừ cơ Aisha con ơng Abu Bakar, trong những tình huống đặc
biệt.
Về sau sức khỏe ông kém dần. Vài lần thấy mình khơng đủ sức dẫn lễ cầu nguyện
ngày 5 lần ở thánh đường, nên ông nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ thay. Ơng kiểm lại tài sản, có
chút ít đất đai thì ơng để lấy h lợi cho gia đình, cịn 7 đồng dinar thì bố thí cho người
nghèo. Ơng cũng còn thanh gươm trị giá mấy đồng tiền vàng gởi cho người rể út là Ali, và
một chiếc áo giáp nằm ở một hiệu cầm đồ người Do Thái ở Medina.

10


Ông qua đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập, cũng là sinh nhật của ơng. Đã có nhiều
người có khuynh hướng thờ phụng ơng như một vị thần linh khi ơng cịn sinh tiền, nên ơng
Abu Bakar mới tun bố:
“Hỡi dân chúng! Nếu ai tơn thờ Muhammad thì hãy biết rằng Muhammad đã chết. Cịn ai
tơn thờ Allah thì Allah vẫn hằng sống và khơng bao giờ chết!”
Thi hài ông được an táng trong khuôn viên thánh đường gần nhà, nay gọi là thánh
đường Al-Nabawi (Thánh Đường Thiên Sứ). Sau thánh đường mở rộng, phần mộ ông nay
nằm trong toà đại điện.
1.4. Kinh Qur’an
1.4.1. Lai lịch
Kinh Qur’an là kinh điển thần thánh duy nhất của Đạo Hồi, là nguồn gốc chế độ tín
ngưỡng và tơn giáo của đạo Hồi, là nguyên tắc căn bản của pháp lý đạo Hồi, và lập pháp nhà

nước Ả Rập, là chuẩn mực tối cao để chỉ đạo mọi hành vi cá nhân và đời sống xã hội
Muslim. Từ Koran tiếng Ả Rập có nghĩa là tụng niệm, truyền giảng.
Theo truyền thuyết thì Kinh Qur’an chính là lời phán truyền của thánh Ala được lưu
giữ trên 7 tầng mây, được thiên thần Capeli truyền lại cho vị sứ giả cao cả Mohammed. Kinh
được khải thị trong suốt 23 năm truyền giáo của Mohammed Chương Hòn Máu được khải
thị đầu tiên. Cứ mỗi lần khải thị một số tiết hoạch một số tiết có chương ngắn (chương đầu
gồm 7 tiết trong đó có chương dài nhất là chương 6 gồm 165 tiết).
Lúc đầu kinh được ghi chép lộn xộn trên da thú, xương bả vai cừu… Sau khi
Mohammed qua đời, dưới thời kỳ Khalifa tức người kế nghiệp đầu tiên Abu Bekr, những tín
đồ thuộc kinh phần lớn đã hy sinh trong chiến trận. Lo sợ kinh bị thất truyền Abu Bekr đã ra
lệnh cho một số đệ tử còn thuộc kinh thu thập và chỉnh lý lại rồi do đích thân Abu Bekr cất
giữ. Đến khi Abu qua đời Khalifa thứ hai Omar tiếp tục bảo quản kinh. Sau khi ông mất, vợ
con ông tiếp tục cất giữ. Đến đời Khalifa thứ 3 Osman, để tránh tình trạng tam sao thất bản,
ơng ra lệnh chép lại bộ kinh do vợ con Omar cất giữ thành 7 bản, phân phát cho các thành
phố và hủy bỏ tất cả các dị bản khác. Bộ kinh được gọi là bản gốc hoặc bản Osman.
1.4.2. Nội dung
Toàn bộ Kinh Qur’an gồm 30 quyển, 114 chương, 6236 tiết. Tên cũng như thứ tự các
tiết do Mohammed sắp xếp. Thứ tự các chương là do độ dài ngắn, chương dài trước chương

11


ngắn ở sau. Chương mở đầu là trường hợp ngoại lệ, tuy ngắn nhưng được xếp lên trên đầu.
Các chương tiết Mecca và các chương tiết Medina khác hẳn nhau về nội dung và phong
cách. Các chương Mecca nói về thời kỳ Mohammed gian khổ thành lập tôn giáo mới. Các
chương tiết phần lớn đều ngắn gọn, sáng sủa.
Nội dung chủ yếu đề cập đến các giáo lý hồi giáo, tuyên bố thánh Ale là đấng sáng
tạo duy nhất. Các tín đồ Hồi Giáo, nếu làm đúng lời thánh Ala dạy sẽ được báo đáp trên
thiên đường. Nếu không sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nơi địa ngục. Các chương Medina
được khải thị trong thời kỳ Đạo Hồi phát triển thuận lợi. Phần lớn đều rất dài, lập luận ơn

hịa. Chủ yếu trình bày các giáo pháp của Đạo Hồi.
Bên cạnh việc trình bày các nghi lễ thờ cúng trai giới, triều bái cịn nói đến việc cấm
rượu chè, cờ bạc, ăn thịt súc vật chết… hoặc những đạo luật dân sự, hình sự về tội giết người
ăn trộm, ly hơn… Kinh Qur’an cịn viện dẫn nhiều truyền thuyết thần thoại, ngơn ngữ…
nhằm mục đích truyền giáo. Các tín đồ Hồi Giáo coi Kinh Qur’an như vật linh thiêng, thần
thánh, nó đã thâm nhập vào đời sống con người và trở thành di sản văn hóa quý báu.
1.4.3. Ý nghĩa
Về mặt ngôn ngữ: Kinh Qur’an đã làm cho ngôn ngữ A rập thống nhất và được bảo
tồn. Sau khi Đạo Hồi được xác lập, cùng với sự khuyên trương đối ngoại của các đời
Khalifa, sự hình thành đế quốc A rập, sự truyền bá tôn giáo, ngôn ngữ A rập, ngôn ngữ kinh
điển dùng trong Kinh Qur’an được quy định thành ngơn ngữ chính của các địa phương và
quốc gia bị chinh phục. Sự ra đời của Kinh Qur’an thúc đẩy sự phát triển của văn hóa A rập
– Hồi Giáo.

Al-Fatiha – chương đầu của Thiên kinh Qur’an với 7 câu.

12


Về mặt văn hóa: Các tín đồ Hồi Giáo muốn hiểu rõ ý nghĩa, nội dung và hình thức
diễn đạt của kinh văn đã đi sâu nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ pháp tu từ của ngôn ngữ A rập
tiêu chuẩn. Ngồi ra cịn một số người ra cơng thu thập các bài thơ, ngạn ngữ, sâm ký… biên
soạn thành sách, cơ sở quý giá cho việc nghiên cứu văn học cổ đại A rập.
Về nghệ thuật: Kinh Qur'an cũng là nguồn cảm hững cho nghệ thuật Hồi giáo và đặc
biệt là cái gọi là thư pháp Qur'an.Thiên kinh Qur'an không bao giờ được trang trí với những
hình ảnh mang tính tượng trưng, nhưng nhiều Qur'an được trang trí bằng các hoa văn trang
trí bên lề của trang, hoặc giữa các dòng hay đoạn đầu của surah. Những câu xướng Islam cịn
xuất hiện trong rất nhiều phương tiện truyền thơng khác, trên các tòa nhà và trên các đối
tượng mọi các kích cỡ, chẳng hạn như đèn trong thánh đường, các đồ bằng kim loại, gốm sứ
và các trang thư pháp trong những muraqqa hoặc album. Nội dung Kinh Qur’an vô cùng

phong phú chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử, truyền thuyết là nguồn cảm hứng dạt dào
cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn, họa sĩ…

Chữ khắc Qur'an, Thánh đường Bara Gumbad,

13


Trang Qur'an được viết bằng vàng và có đường
viền bằng mực nâu có dạng nằm ngang. Điều
này thực là đáng khen và thích hợp với nghệ
thuật thư pháp Kufi cổ điển, phổ biến trong thời
sơ kỳ Abbas.

Thư pháp thế kỷ 18. Bảo tàng Brooklyn
Nghệ thuật trang trí trong Qur'an thời Ottoman.

14


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tại bán đảo Ả Rập, do hoàn cảnh lịch sử cũng như nhiều biến cố và nhu cầu cấp thiết
xảy ra tại nơi đây như:
- Sự bất đồng quan điểm về tín ngưỡng, mỗi bộ tộc đều có một tín ngưỡng và tơn thờ

thần thánh khác nhau
- Sự phân chia giai cấp trong nội bộ các thị tộc, bộ lạc
- Sự tồn tại của nhiều bộ lạc đã gây ra những cuộc chiến tranh tương tàn lẫn nhau để
tranh giành đất đai, nguồn nước, gia súc, mục trường, ốc đảo, …
- Sự xâm nhập và uy hiếp của ngoại tộc gây đe dọa

Từ các yếu tố trên mà các tầng lớp trong xã hội đều có yêu cầu xây dựng một nhà nước
thống nhất. Trong điều kiện và bối cảnh đó đạo Hồi ra đời.
Đạo hồi do Muhammad sáng lập, cuộc đời ông trải qua nhiều gian nan, trắc trở để tới
được con đường truyền đạo và ông đã dành cả cuộc đời mình trọ vẹn cống hiến cho lí tưởng
xậy dựng và truyền bá đạo Hồi tới tất cả mọi người. Muhammad đã làm được điều đó tới
giây phút cuối cùng của cuộc đời mình. Trong quá thình truyền đạo thì Kinh Qur’an là cuốn
sách hướng dẫn thiêng liêng mà Thượng đế truyền lại cho ông, là nguồn gốc căn bản cho
đức tin và hành động của mỗi người đạo Hồi và được coi là kiệt tác hoàn hảo nhất trong văn
học Ả Rập cổ điển. Đó là cơng cụ đắc lực giúp đỡ ơng trong quá trình truyền đạo của mình

CHƯƠNG 2: SỰ TRUYỀN BÁ ĐẠO HỒI
15


2.1. Các giai đoạn truyền bá
Đạo Hồi xuất hiện, cùng với đó là sự bành trướng và phát triển mạnh mẽ vượt bậc,
dần dà trở thành một trong những đạo giáo hùng mạnh nhất trên toàn thế giới. Vượt qua biên
giới Ả Rập, các nhà chinh phục Hồi giáo đã mang theo đạo của mình du nhập vào các dân
tộc khác, bắt đầu cho một công cuộc truyền bá vĩ đại có sức ảnh hưởng to lớn và quan trọng
bậc nhất trong giới đạo giáo thế giới lúc ấy và cho đến nay.
Sự truyền bá của đạo Hồi trải qua dòng chảy của lịch sử với bao thăng trầm cùng
những dấu mốc vàng đáng nhớ nhưng tựu chung lại thì sự truyền bá của đạo Hồi ta có thể
chia làm ba giai đoạn như sau:
2.1.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ VII đến giữa thế kỷ VIII
Giai đoạn này gắn liền với quá trình Ả Rập xâm lược các nước khác trở thành một đế
quốc có lãnh thổ rộng lớn: phía Đơng đến Tây Bắc Ấn Độ, Trung Á; phía Tây đến Bắc Phi,
Tây Ban Nha. Họ đã mở rộng lãnh thổ ra khỏi bán đảo Ả Rập. Vào lúc đỉnh cao biên giới
của họ đã giáp với nhà Đường ở Trung Quốc khắp vùng Trung Đông, Bắc Phi và bán đảo
Iberia. Cụ thể: Trong vòng 10 năm (632-642) quân Hồi giáo Ả Rập đã chiếm bán đảo
Arabia, Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran. Trong 2 năm (648-649), quân

Hồi chiếm Carthage, Tunisia. Đội quân Hồi giáo lần đầu chiếm được một nước Châu Âu, đó
là Hy Lạp đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên. Sau đó người Hồi giáo Ả Rập mở cuộc chiến
tranh đánh Tây Ban Nha và chiếm trọn nước này – một nước Âu Châu rộng lớn và nổi tiếng
sùng đạo Công Giáo nhất bấy giờ sau 5 năm chinh chiến. Sự kiện cuối cùng trong giai đoạn
này vào năm 712, quân Hồi giáo chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn đạp tiến
quân đánh chiếm các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn rộng lớn
(nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây Trung Quốc - Quân Hồi bị quân nhà
Đường chặn lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á.
Những cuộc chinh phục này đem theo sự truyền bá đạo Hồi ra khỏi bán đảo Ả Rập.
Người dân ở những vùng bị chinh phục đã hình thành nên những tập tục mới mang nét đặc
trưng riêng của đời sống sinh hoạt xã hội Hồi giáo như: cùng ăn chay tháng Ramadan, cùng
kiêng kị (khơng uống rượu, khơng ăn thịt chó, thịt heo…), mặc những bộ y phục riêng
(thường có chiếc khăn trùm đầu, chiếc áo khoác dài và rộng, phụ nữ dùng mạng che mặt…),

16


tiếng Ả Rập được truyền bá và trở thành ngôn ngữ vơ cùng thiêng liêng. Cùng với đó, người
Ả Rập ở các vùng đất mới cịn tạo ra một khơng gian Hồi giáo rất ấn tượng với những thánh
thất mang kiến trúc độc đáo.
2.1.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ VIII đến năm 1050
Đây là một bước chuyển mình quan trọng, giai đoạn này bắt đầu bằng vịng tuần hồn
của sự sụp đổ và thay thế, Abu al-Abbass lật đổ triều Omayyad vào năm 750, lập triều
Abbassid, xác lập một triều đại mới, lấy Baghdad trên sông Tirge là Trung tâm hành chính
của đế quốc Ả Rập.Thời kì này được coi là thời kì hồng kim của thanh bình, thịnh trị và
văn minh nhưng cũng là thời kì mà thực quyền của các Caliph nằm trong tay người khác.
Điều này xảy ra kể từ lúc nhà Abbas đã quyết định lật đổ triều đại Omayyad, một bước đi tất
yếu khi nhà Omayyad đã dần rơi vào thế suy tàn nhưng cũng là một bước đi sai lầm của
người Ả Rập.
Do đó thời kì này đạo Hồi có một bước chuyển sang giai đoạn mới: vai trị chính nằm

trong tay người Ba Tư. Thậm chí người Ba Tư cịn muốn phủ nhận vị trí độc quyền của
người Ả Rập trong giai đoạn đầu về việc bảo vệ văn hóa, ngơn ngữ Hồi giáo khiến nền văn
hóa của Ả Rập khơng cịn giữ được thế độc tôn như trước mà dần dần bị lai tạo với cả nền
văn hóa Ba Tư và bị xa lánh bởi nhiều người Ả Rập ủng hộ họ.
Trung tâm Hồi giáo được đặt tại Baghdad là một nơi truyền thống văn hóa Ba Tư cổ
đại. Trung tâm Hồi giáo dần mang sắc diện mới, những kiến trúc từng lấy thánh thất Damas
làm tiêu chuẩn thì giờ đây Baghdad lại được lấy làm khuôn mẫu cho những thành phố, cung
điện sau này. Ngày càng xuất hiện thêm nhiều đô thị, ốc đảo, thành phố dọc theo hai con
sông lớn ở Lưỡng Hà. Trung tâm Hồi giáo nằm ở ngã tư đường buôn bán thế giới, là nơi gặp
gỡ của nhiều luồng văn minh khiến cho nó lúc này trở thành nơi giao thoa giữa sự hưng
thịnh của thương mại và đồng thời nét văn hóa xã hội cũng mang theo cả tính chất cổ điển
lẫn cả sự hỗn tạp trong đấy. Trung tâm Hồi giáo lúc này chính là mang trong mình cả 2
nhiệm vụ, vừa là giữ vai trị trung tâm, vừa là mơi giới giữa các nền văn minh thế giới.
Buôn bán tại Baghdad phát triển cộng thêm tiếng Ả Rập là công cụ giao tiếp phổ biến
nhất lúc bấy giờ làm cho việc truyền bá đạo Hồi đang thuận lợi lại càng thêm phần thuận lợi.

17


2.1.3. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIII
Đầu thế kỷ XI, người Turc vào được Ba Tư và tiếp nhận đạo Hồi. Sau đó, vị Caliph
đã mất quyền thống trị thế giới Hồi giáo vào tay các Sultan người Turc sau lần nhờ sự giúp
đỡ của người Turc để đánh đuổi và thoát khỏi thế lực của dịng họ Bui đang kiềm chế mình.
Người Turc tiếp tục bành trướng lãnh thổ thế giới Hồi giáo: phía Tây đến Áo; phía Đơng
sang tận Trung Quốc, Ấn Độ rồi tràn vào Indonexia; và phía Tây Nam xuống tận châu Phi.
Từ 1096 đến 1270, thế giới Hồi giáo được củng cố nhờ chiến thắng quân Thập tự Cơ
đốc giáo và giành được khu vực mộ thánh Jerusalem. Trung tâm Hồi giáo đã bốn lần bị quân
Mông Cổ tấn công, năm 1258 quân Mông Cổ chiếm Baghdad; năm 1260 chiếm Damas; từ
1380 đến 1400, quân Mông Cổ từ Trung Á tràn xuống Ấn Độ, kéo sang tận Syrie. Thế giới
Hồi giáo liên tiếp bị đe dọa, tưởng chừng bị tiêu diệt nhưng ngược lại, ảnh hưởng của đạo

Hồi lại càng được mở rộng. Trong suốt mấy thế kỷ tiếp, Trung Á trở thành một trong những
trung tâm quan trọng của đạo hồi. Và sự xuất hiện của người Turc, đặc biệt vào thời
Ottoman là thời kỳ phát triển quan trọng của lịch sử đạo Hồi.
2.2. Nội dung truyền bá
2.2.1. Năm trụ cột của Hồi giáo
Năm trụ cột của Hồi giáo còn được biết đến là năm nghi lễ quan trọng nhất trong đạo
Hồi. Cũng như các tôn giáo độc thần khác, đạo Hồi cũng có những nghi lễ tơn giáo riêng
biệt được giáo hội quy định và các tín đồ phải tuân hành một cách nghiêm túc và đồng nhất.
Khi thực hiện các nghi lễ này, các tín đồ phải tập trung chú ý và phải hết sức chân thành, nếu
thiếu một trong hai thì coi như mọi nghi lễ sẽ bị coi là vơ ích.
Năm trụ cột của Hồi giáo bao gồm: công khai tuyên xưng một Thiên Chúa là Allah;
cầu nguyện năm lần một ngày; bố thí cho kẻ nghèo; ăn chay trong tháng Ramadan; hành
hương tới thánh địa Mecca.
Bất cứ tín đồ Hồi giáo nào cũng phải công khai tuyên xưng một Thiên Chúa là Allah
và tin rằng ngồi Allah ra khơng có một Thiên Chúa nào khác. Đồng thời tín đồ phải cơng
khai tun xưng Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa thì mới nhận lãnh được ơn Chúa.
Mỗi ngày, tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần vào các thời điểm: lúc rạng đông,
đúng ngọ, sau trưa, lúc mặt trời lặn và lúc nửa đêm. Khi cầu nguyện Allah, phải quay mặt về
phía thánh địa Mecca.

18


Bố thí cho kẻ nghèo được coi là một thứ thuế tơn giáo và do chính phủ trực tiếp thu,
tuy vậy người nộp thuế vẫn có quyền đóng nhiều hay ít tùy theo khả năng và hồn cảnh
riêng của mình.
Trong suốt tháng Ramadan (tháng 9 âm lịch Hồi giáo), người theo đạo Hồi cần nhịn
ăn, nhịn uống trong suốt thời gian ban ngày, người ăn chay chỉ được phép ăn một cách từ tốn
sau khi mặt trời lặn. Tuy nhiên việc ăn chay cũng có một số ngoại lệ, đối với xứ có nhiệt độ
cao, người già và thiếu nhi hoặc người bị đau yếu đều được miễn ăn chay; tại các xứ kỹ

nghệ, cần nhiều nhân công làm việc, các tín đồ chỉ cần ăn chay vài ngày trong tháng. Trong
suốt tháng Ramadan không ai được uống rượu, làm tình hoặc hút thuốc.
Theo quy định của Hồi giáo, mỗi giáo dân cần thực hiện hành trình hành hương về
thánh địa Mecca ít nhất một lần trong đời bằng chính kinh phí của bản thân mình. Sau khi
hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là ‘Haj’ hoặc ‘Haji’, họ nhận về
sự thỏa mãn về tinh thần và sự kính trọng trong cộng đồng Hồi giáo.
2.2.2. Giáo nghĩa cơ bản của đạo Hồi
Giáo nghĩa đạo Hồi gồm 3 bộ phận cấu thành: tín ngưỡng tơn giáo, nghĩa vụ tơn giáo
và thiện hành.
Đạo Hồi có 6 tín ngưỡng gọi là ‘lục tín’ đó là: tin chân thánh (tin rằng ngồi thánh
Allah khơng cịn vị thần nào khác, đây là nền tảng, hạt nhân tín ngưỡng của đạo Hồi); tin
thiên sứ (tin rằng có nhiều thiên sứ, mỗi thiên sứ cai quản một công việc); tin kinh điển (tin
rằng bộ kinh Qur’an là bộ kinh thần thánh, từ đó xây dựng uy quyền tuyệt đối của kinh
Qur’an); tin sứ giả (tôn sùng Muhammad – sứ giả và nhà tiên tri của đấng Allah); tin kiếp
sau và tin tiền định.
Nghĩa vụ tơn giáo mà các tín đồ phải thực hành có 5 mục (cũng có thể nói đây là 5 trụ
cột quan trọng của đạo Hồi): niệm (tức là tụng niệm ‘thanh châm ngôn’ bằng cả nội tâm và
lời nói); lễ (tức là lễ bái – mỗi ngày lễ bái 5 lần); trai (thực hành tháng ăn chay Ramadan);
khóa (giao nạp thiên khóa – một loại thuế tơn giáo); triều (hành hương về Mecca).
Thiện hành – Đạo Hồi có một số quy định về phương diện cuộc sống thường ngày, đó
là sự chú trọng về xu hướng thanh khiết, trong sạch: về mặt ăn uống, không ăn thịt súc vật
chết, tiết lợn, và những loại gia súc, gia cầm giết mổ chưa tụng tên thánh Allah; cấm uống

19


rượu, đánh bạc, cấm gian dâm, cấm giết người,…. Những quy định đó đã trở thành phong
tục tập quán truyền thống của nhiều dân tộc tín ngưỡng đạo Hồi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Quá trình truyền bá đạo Hồi kéo dài trong suốt 6 thế kỷ, đây là một khoảng thời gian
dài gắn liền với các cuộc chinh chiến mở rộng, bành trướng lãnh thổ. Nhưng cũng chính
khoảng thời gian này đã giúp cho sự truyền bá đạo Hồi được phát triển một cách rộng rãi.
Đạo Hồi được lan rộng ra rất nhiều quốc gia, nhiều lục địa trên thế giới, và nó vẫn giữ
được những giáo nghĩa cơ bản (tín ngưỡng tôn giáo, nghĩa vụ tôn giáo và thiện hành), những
nghi lễ quan trọng . Những giáo nghĩa và những nghi lễ đó đã trở thành một phần của con
người Hồi giáo, họ thực hành những điều đó hằng ngày và họ có một đức tin tuyệt đối vào
thánh Allah tối cao. Kinh Qur’an là lời nói thiên khải cuối cùng của Thượng Đế, nó giải
quyết tất cả các vấn đề liên quan đến con người; đồng thời nó cịn đưa hướng dẫn và những
răn dạy dành cho một xã hội cơng bằng, những hành vi đúng mực. Vì thế, Kinh Qur’an được
truyền bá đi khắp các nơi, các tín đồ Hồi giáo đọc kinh Qur’an và coi nó là nguồn gốc căn
bản cho đức tin và hành động của họ.

20


CHƯƠNG 3: ĐẠO HỒI Ở VIỆT NAM
3.1. Sự du nhập đạo Hồi vào Việt Nam
Đạo Hồi ngày nay đã nhanh chóng trở thành một trong hai tơn giáo lớn nhất trên thế
giới với tốc độ tăng trưởng tín đồ rất cao và hiện hữu tại mọi vùng, miền, mọi châu lục. Tồn
thế giới có khoảng 1,57 tỷ tín đồ Hồi giáo và số lượng tín đồ này chiếm tới 23% dân số tồn
cầu. Tín đồ Hồi giáo hiện diện ở tất cả 5 lục địa lớn trên thế giới thì có tới hơn 60% trong số
họ tập trung ở châu Á và khoảng 20% sinh sống tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Tuy là
một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, cộng đồng Hồi giáo chỉ chiếm một tỷ lệ
rất thấp so với toàn thể dân số Việt Nam (0.075%).
Người theo đạo Hồi ở Việt Nam chủ yếu là người dân tộc Chăm, tuy vẫn còn nhiều ý
kiến khác nhau nhưng đạo Hồi được tin rằng được du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ
X – XIV bằng con đường hịa bình qua những thương nhân Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư. Với số tín
đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhưng phải đến thế kỷ XVII, sau khi
Champa bị Việt Nam thơn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với người Chăm do tình

hình chiến tranh liên miên và thất bại, vương triều dần suy yếu và niềm tin giảm dần vào đạo
Hinđu nên đạo Hồi đã bám rễ một bộ phận người Chăm cho đến tận bây giờ.
Từ thế kỷ X, thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, Hồi giáo đã
được du nhập vào Vương quốc Chămpa và gây ảnh hưởng nhất định tới đời sống tâm linh
người Chăm. Nhưng tại thời gian này, Hồi giáo vẫn chưa phải là tôn giáo chính thống của
người Chăm do lịng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ
đã trở thành truyền thống lâu đời trong xã hội Chămpa.
Sau năm 1470, một bộ phận người Chăm đã tiếp xúc với những tín đồ Hồi giáo ở các
nước láng giềng: Malaysia, Indonesia,…sau khi tìm hiểu về Hồi giáo ở các nước đó, họ đã
bỏ tơn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo và họ quay về nước, truyền lại cho
đồng bào mình. Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và
chính thời điểm này sự giao hồ giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo
mới của người Chăm, đó là đạo Bàni.
Năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị quân
của An Dương - Campuchia đánh bại phải rút chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu

21


Đốc - An Giang ngày nay) mang theo quân lính và người Chăm, người Mã lai theo Hồi giáo,
lúc đó nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập các đội qn để giữ biên giới. Từ đó hình
thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm - đạo Islam.
Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng
giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm bn bán của
Nam bộ. Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo.
Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao
thương với bên ngồi ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người
Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đơng hơn. Ngồi ra, trong khoảng thời gian từ
năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín
ngưỡng Hồi giáo là những thương nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm

buôn, qn ăn. Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TP.
Hồ Chí Minh cho tới ngày nay.
3.2. Đặc điểm của Hồi giáo ở Việt Nam
Ở nước ta, cộng đồng cư dân Chăm theo Hồi giáo mang tính đặc thù rõ nét, được chia
thành 2 dòng khác nhau người ta thường gọi là Chăm Islam (Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh,
An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh theo Hồi giáo chính thống, khơng bị pha trộn với phong tục,
tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia và
Malaysia) và Chăm Bàni (Hồi giáo vùng Ninh Thuận, Bình Thuận là Hồi giáo khơng chính
thống, đượm sắc thái của yếu tố sinh hoạt và tôn giáo bản địa. Các lễ thức được tiếp biến cho
phù hợp với chế độ gia đình mẫu hệ và các lễ liên quan đến chu kỳ đời sống của con người
và các lễ thức nơng nghiệp, khơng có liên hệ với Hồi giáo thế giới.), số lượng tín đồ Hồi
giáo là khoảng hơn 72.000 người cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước với
những đặc điểm sau đây:
- Truyền thống gắn bó và đồng hành cùng dân tộc

+ Việt Nam chủ yếu chỉ có người Chăm theo Hồi giáo.
+ Vì vậy, Hồi giáo gắn bó với dân tộc Chăm, mà cư dân Chăm là một dân tộc có nền
văn hố đa dạng và phong phú; có truyền thống yêu nước, gắn kết với dân tộc và
cách mạng, đã có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào Chăm Hồi giáo
luôn phát huy bản sắc văn hố và truyền thống đồn kết, u nước gắn bó với cộng

22


đồng các dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập
dân tộc.
- Tính chính thống của Hồi giáo có thay đối
+ Bởi tác động của bản sắc văn hố dân tộc vùng Đơng Nam Á, trong đó nền tín
ngưỡng, tơn giáo bản địa cổ Bàlamôn chiếm địa vị chủ yếu.

+ Sự tác động này được gọi là q trình “Chăm hố”.
Như khi nghiên cứu, để chinh phục thế giới Ảrập và bành trướng thế lực, Hồi
giáo chủ trương mở rộng “đất thánh” bằng các cuộc thánh chiến, với khẩu hiệu
“Thanh gươm, vó ngựa, kinh Qur'an”. Nhưng khi Hồi giáo truyền bá xuống phía
Đơng bị cản trở bởi đại dương nên không thể tiến hành thánh chiến mà các giáo sĩ
truyền đạo thông qua thương thuyền theo con đường mậu dịch để truyền bá và phát
triển Hồi giáo ở vùng này. Chúng ta có thể khẳng định khi Hồi giáo truyền bá xuống
phía Đơng đã chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi bản sắc văn hố truyền thống lâu đời của
vùng Á Đơng và tín ngưỡng cổ Bàlamôn với chế độ mẫu hệ, làm cho tính cách Hồi
giáo phải biến đổi phù hợp với nền văn hóa bản địa.
- Tính quốc tế của Hồi giáo

+ Hồi giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ đơng nhất thế giới, đang trong xu thế của
q trình “Hồi giáo hoá thế giới”.
+ Hơn nữa, thế giới đang đứng trước nguy cơ xung đột sắc tộc và tôn giáo trong
mối quan hệ “tồn cầu hố”.
+ Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế theo phương châm “Việt Nam là
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và
phát triển”.
+ Các tôn giáo ở Việt Nam, nhất là Chăm Hồi giáo đã, đang và sẽ tiếp tục chịu sự
tác động nhiều mặt của Hồi giáo thế giới.
+ Theo đó, một số sinh hoạt tơn giáo truyền thống của Hồi giáo vốn mang tính
quốc tế nay được mở rộng. Nó vừa là nhu cầu, vừa là đặc điểm phổ biến đang phát
triển.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

23



Có thể thấy Hồi giáo được du nhập vào nước ta khơng q sớm và khi mới du nhập
vào thì không gây ra nhiều sức ảnh hưởng tới đời sống tâm linh của nhân dân. Hồi giáo chỉ
trở nên phát triển vào thế kỷ XIII và vẫn cịn là tơn giáo chính của dân tộc Chăm thời điểm
hiện tại. Hồi giáo cũng mang lại những ảnh hưởng to lớn đối với những tín đồ người Chăm ở
Nam Bộ. Tín ngưỡng đã trở thành một nhu cầu hàng đầu để cộng đồng người Chăm nơi đây
tồn tại và phát triển. Chính vì thế trong đời sống tinh thần, người Chăm hướng về thế giới
tâm linh, tín ngưỡng và xem đó là một chỗ dựa tinh thần, là chuẩn mực đạo đức trong ứng
xử, là sợi dây liên kết cộng đồng. Ngoài những đặc điểm của Hồi giáo nói chung thì Hồi
giáo ở Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng biệt và đó là những điều tạo nên bản sắc văn
hóa của người Chăm trong quá trình ‘hội nhập’ với cộng đồng các dân tộc ở Nam Bộ cũng
như thế giới.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình
1. Đặng Đức An [Chủ biên], Đặng Thanh Tịnh [Biên soạn], Đặng Thanh Toán [Biên soạn]:
Những mẩu chuyện lịch sử thế giới tập 1, NXB Giáo dục, 2012
2., Nguyễn Gia Phu [Chủ biên] , Đỗ Đình Hãng [Tác giả], Nguyễn Văn ánh [Tác giả], Trần
Văn La [Tác giả]: Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, 2006
3. TS. Trần Đăng Thao, Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Hồng Điệp, Nguyễn Quang Thái,
Nguyễn Trình, Tạ Phú Chinh, Việt Hoa, Ngọc Hoan với sự cộng tác của GS. Nguyễn Gia
Phu: Bộ thông sử thế giới vạn năm 2 tập, có tranh minh hoạ T.1, NXB Văn hóa – Thơng tin,
Hà Nội, 2000
4. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo: Lịch sử văn
minh thế giới, NXB Giáo dục, 2014
Website
1. />2. />3. />ao_o_Viet_Nam;

4. />5. />
25


×