Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

tham luan boi duong Ngu van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.13 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THAM LUẬN "</b>

<i><b> TRAO ĐỔI MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG BỒI DƯỠNG NGỮ</b></i>


<i><b>VĂN 9 THI THPT"</b></i>



<i><b>Người trình bày: Nguyễn Đức Dân</b></i>


<i><b>Đơn vị: Trường THCS Thuỷ Mai</b></i>



<i><b>Kính thưa các thầy cô giáo lãnh đạo và chuyên viên phịng GD - ĐT Hương Sơn!</b></i>


<i><b>Kính thưa các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bồi dưỡng học sinh lớp 9 các trường</b></i>
<i><b>THCS trong toàn huyện!</b></i>


Hôm nay tôi rất vui mừng vì được đại diện cho bộ phận chun mơn của trường THCS Thuỷ Mai trình
bày tham luận về vấn đề nâng cao chất lượng bồi dưỡng môn NV9 để thi vào THPT.


Kính thưa các đồng chí!


Như các đồng chí đã biết trong những năm hoc gần đây học sinh trường THCS Thuỷ Mai đã đạt được
kết quả khá cao môn Ngữ Văn 9 trong kỳ thi lên THPT. Hôm nay, đến với diễn đàn này xin được trao đổi
với các đồng nghiệp một số vấn đề trong ôn tập, bồi dưỡng Ngữ văn 9, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, và cũng
để chúng tôi tiếp thu thêm kinh nghiệm từ các trường bạn.


<b>Chúng tôi đã chú trọng một số khâu trong q trình bồi dưỡng, ơn tập như sau: </b>
<b>1. Nắm được trình độ của học sinh</b>:


- Ưu điểm, nhược điểm của từng em.


- Bồi dưỡng tình yêu văn học. Hiểu được những bài học cuộc sống mà mỗi tác phẩm văn học gửi gắm.


<b>2. Phân loại HS theo nhóm</b>: có thể phân nhóm theo trình độ học sinh.
- Khá để đạt điểm cao.



- TB đạt điểm khá.


- Yếu nhưng có ý thức học, có khả năng tiến bộ bồi dưỡng để đạt được điểm trung bình, có thể lên được cấp
3.


Hoặc phân nhóm dự theo đặc thù của từng loại học sinh.
- Nhóm học sinh yếu về kĩ năng viết bài.


- Nhóm học sinh cần trau dồi về kiến thức.


- Nhóm học sinh cần rèn luyện về chữ viết, phương pháp trình bày.


<b>3.Cơng tác dạy.</b>


- Dạy học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, bám chuẩn.


- Sau mỗi bài dạy cho học sinh câu hỏi ôn tập và bài tập về nhà.


- Khoanh vùng trọng tâm mỗi bài học và cho học sinh những dạng đề thường gặp đối với nội dung bài
học.


- Cho học sinh một đề cương ôn tập cụ thể, chi tiết, bám sát nội dung kiến thức cơ bản.


- Kiểm tra thường xuyên mức độ học ở nhà của các em bằng cách kiểm tra phần học thuộc về kiến thức và
kiểm tra kĩ năng viết các bài tập nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Gợi hứng thú học tập cho học sinh bằng cách cho các em tự trình bày các kiến thức mình học được sau
mỗi bài vào một cuốn sổ nhỏ, yêu cầu các em trình bày sạch sẽ, các kiến thức có sự phân loại, dễ tìm, để
các em làm tài liệu ôn tâp vào cuối năm học. Cuốn tài liệu nhỏ này cần sự hướng dẫn và kiểm tra của giáo
viên; Học sinh tự viết bài của mình lên bảng.



- Vừa khuyến khích học tập vừa tạo áp lực học tập cho học sinh, cần gia hạn thời gian nhất định cho học
sinh để yêu cầu các em học được các câu hỏi trong đề cương, tuỳ vào trình độ từng học sinh mà yêu cầu cao
hay thấp, số lượng câu phải học nhiều hay ít.


- Sớm cho học sinh tiếp xúc với các kiểu, dạng đề thi.


- Cho học sinh thử làm một số đề thi giáo viên sưu tầm trong những năm gần đây.
- Chia thành mảng kiến thức để ôn tập: Theo kiểu loại văn bản, hoặc theo đề tài.


- Hướng dẫn học sinh tìm đọc tham khảo các tài liệu. Không nên đọc tràn lan, khơng có trọng tâm. Một số
tài liệu ơn tập cơ bản như "Bồi dưỡng Ngữ văn 9", "Những bài văn chọn lọc lớp 9" của NXB giáo dục, Tài
liệu ôn thi tuyển sinh của Sở GD - ĐT Hà Tĩnh ban hành trong những năm gần đây.


- Chú trọng đặc biệt đến kĩ năng diễn đạt, kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, xây dựng đoạn văn, kĩ năng liên
kết các đoạn trong bài văn.


- Tăng cường kiến thức về mặt ngữ pháp cho học sinh (nhiều học sinh có kiến thức nhưng kĩ năng diễn đạt
kém).


- Rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng tự luận, tập tự viết đoạn, viết bài hoàn chỉnh. Sau mỗi bài viết, giáo viên
dành thời gian chấm, nhận xét, sữa chữa.


- Rèn luyện chữ viết và cách trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ cho học sinh.
4. Một số kiến nghị đề xuất:


- Các cấp lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn nữa đến cơng tác bồi dưỡng, ngồi việc theo dõi chun mơn
cần quan tâm động viên giáo viên những khó khăn trong quá trình bồi dưỡng.


- Nên giao lưu đề thi giữa các trường cụm, đặc biệt là các trường trọng điểm với các trường có quy mơ nhỏ,


chất lượng chưa cao.


Trên đây là một vài trao đổi về kinh nghiệm bồi dưỡng môn Ngữ văn của chúng tôi với các đồng chí.
Những kinh nghiệm này mới áp dụng trong điều kiện, hồn cảnh riêng của trường chúng tơi. Chắc chắn
cách thức này của chúng tơi cịn phải bàn nhiều nữa, chúng tơi rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý của
các đồng nghiệp. Để trong năm học này và trong những năm học tới chúng ta sẽ có một bộ cẩm nang cho
giáo viên và học sinh trong toàn huyện bồi dưỡng, ơn thi mơn Ngữ văn nói riêng và các môn thi của các em
học sinh lớp 9 nói chung đạt kết quả cao hơn trong kỳ thi lên THPT.


<i><b>Xin chân thành cảm ơn!</b></i>


<i>Sơn Thuỷ, ngày 11 tháng 4 năm 2012.</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×