Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hệ quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

HUỲNH MẪN ĐẠT

HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HỦY PHÁN QUYẾT
TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH MẪN ĐẠT
Khóa: 41 MSSV: 1653801011029
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Từ Thanh Thảo

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được


thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Từ Thanh Thảo, đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng
Tác giả

năm 2020


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
BLTTDS
GĐT

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Giám đốc thẩm

HĐTT

Hội đồng trọng tài

PQTT

Phán quyết trọng tài


Luật mẫu UNCITRAL
Luật TTTM
Nghị quyết số 01

Luật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế của
UNCITRAL năm 1985, được sửa đổi năm 2006
Luật Trọng tài thương mại năm 2010
Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng
3 năm 2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao

Pháp lệnh 2003
TAND
TP HCM
TT

Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh
Tái thẩm

TTTT

Thỏa thuận trọng tài

VIAC

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam
International Arbitration Centre)



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI ................................................................................................. 6
1.1

Khái niệm và bản chất của việc hủy phán quyết trọng tài ......................6

1.1.1

Khái niệm phán quyết trọng tài ..............................................................6

1.1.2

Khái niệm hủy phán quyết trọng tài .......................................................7

1.1.3

Bản chất của việc hủy phán quyết trọng tài ............................................8

1.2

Pháp luật điều chỉnh thủ tục hủy phán quyết trọng tài .........................11

1.2.1

Pháp luật về tố tụng dân sự ...................................................................11

1.2.2


Pháp luật về trọng tài thương mại .........................................................12

1.3

Trình tự, thủ tục và căn cứ hủy phán quyết trọng tài............................13

1.3.1 Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và thẩm quyền giải quyết yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài ..............................................................................13
1.3.2

Trình tự, thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ...............................15

1.3.3

Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ..............17

1.3.4

Căn cứ hủy phán quyết trọng tài ...........................................................21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI, BẤT CẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .................. 27
2.1

Hệ quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài .................................27

2.1.1


Hệ quả pháp lý khi hủy một phần phán quyết trọng tài ........................27

2.1.2

Hệ quả pháp lý khi hủy toàn bộ phán quyết trọng tài ...........................30

2.2 Bất cập trong vấn đề hoàn trả lại phí trọng tài trong trường hợp phán
quyết trọng tài bị hủy ..........................................................................................33
2.2.1 Thực tiễn và quy định pháp luật về vấn đề hồn phí trọng tài sau khi
phán quyết trọng tài bị hủy .................................................................................33
2.2.2 Hướng xử lý đối với u cầu hồn lại phí trọng tài khi phán quyết trọng
tài bị hủy .............................................................................................................36
2.3 Bất cập về cơ quan giải quyết lại tranh chấp khi phán quyết trọng tài
bị hủy .....................................................................................................................37
2.3.1 Quy định của pháp luật về cơ quan giải quyết lại tranh chấp khi phán
quyết trọng tài bị hủy..........................................................................................37
2.3.2 Sự bất cập của quy định pháp luật về cơ quan giải quyết lại tranh chấp
sau khi phán quyết trọng tài bị hủy ....................................................................38


2.3.3

Thực tiễn về cơ quan giải quyết lại tranh chấp sau khi phán quyết trọng

tài bị hủy .............................................................................................................40
2.3.4

Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về cơ quan giải quyết lại tranh chấp

sau khi phán quyết trọng tài bị hủy ....................................................................41

2.3.5

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .............................................................42

2.4 Bất cập trong quy định pháp luật về cơ chế xem xét lại quyết định giải
quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của tòa án ..........................................43
2.4.1 Quy định pháp luật về cơ chế phúc thẩm đối với quyết định giải quyết
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của tòa án ......................................................43
2.4.2 Quy định pháp luật về cơ chế giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết
định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của tòa án .............................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 54
TỔNG KẾT.............................................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang ngày trở
thành phương thức giải quyết tranh chấp được các doanh nghiệp lựa chọn. Theo thống
kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), vào năm 2019, riêng VIAC
đã thụ lý 274 vụ tranh chấp, tăng 52,2% so với tổng số vụ tranh chấp được thụ lý
trong năm 2018 (tổng số 180 vụ); Trong đó, số vụ tranh chấp trong nước là 231 vụ,
chiếm 84,3%, và số vụ tranh chấp có yếu tố nước ngồi là 43 vụ, chiếm 15,7%. Tổng
trị giá tranh chấp (bao gồm cả trị giá đơn kiện lại) là 7.292.763.704.652 VNĐ (~ 7,3
nghìn tỷ đồng). Trong đó, (i) trị giá bình qn 1 vụ là 26.910.567.176 VNĐ (~ 26,9
tỷ đồng) và (ii) trị giá tranh chấp lớn nhất là 2.981.568.205.450 VNĐ (~ 3 nghìn tỷ
đồng)1.
Phương thức giải quyết bằng trọng tài ngày càng được ưa chuộng là bởi vì
những ưu điểm của nó. Khi giải quyết bằng trọng tài các bên sẽ đảm bảo được tính

bảo mật của vụ tranh chấp, thủ tục giải quyết nhanh gọn, các bên được chọn trọng tài
viên, địa điểm phân xử, phán quyết trọng tài (PQTT) là chung thẩm... Tuy nhiên, bên
cạnh những ưu điểm trên, khi các bên giải quyết bằng trọng tài, các bên có thể phải
đối mặt với nguy cơ PQTT bị hủy. Đặc biệt tình trạng hủy PQTT trong giai đoạn Luật
trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) điều chỉnh có tỷ lệ tăng hơn so với giai
đoạn Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh 2003). Số liệu thống kê
của Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đã minh chứng rõ
nét cho nhận định đó. Từ 01.01.2011 tới ngày 31.3.2015, Tòa đã thụ lý 57 đơn yêu
cầu liên quan tới phán quyết của trọng tài thương mại, giải quyết 53 yêu cầu, trong
đó có 38 yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Tòa đã thụ lý và chấp nhận 6 trường hợp
hủy phán quyết trọng tài chiếm khoảng 25% số đơn yêu cầu hủy phán quyết2. Trong
năm 2018-2019, theo các quyết định của tòa án được cơng bố trên Cổng thơng tin của
TAND tối cao, thì có khơng ít phán quyết trọng tài đã bị hủy3. Như vậy, thực tiễn hủy
PQTT ở Việt Nam hiện tại vẫn đang tồn tại và có xu hướng tăng.

1

Báo cáo hoạt động Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt năm 2019.

Hủy phán quyết trọng tài, do đâu?, cập nhật ngày 14/9/2015.
Theo: />Truy cập ngày: 05/06/2020.
2

Kiều Anh Vũ (2019), Nguy cơ phán quyết trọng tài thương mại bị hủy, Thời báo Kinh tế Sài gòn Online. Nguồn:
truy cập lần cuối ngày
05/06/2020.
3

1



Khi PQTT bị hủy, đồng nghĩa với các quyết định trong PQTT về quyền và
nghĩa vụ của các bên tranh chấp khơng cịn được pháp luật cơng nhận, các bên trong
vụ tranh chấp sẽ khơng cịn nghĩa vụ tn theo các các quyết định này. Điều này đem
đến cho các bên những hệ quả không mong muốn. Những hệ quả các bên có thể phải
gánh chịu là sự lãng phí thời gian theo đuổi vụ kiện lại từ đầu, sự tốn kém về nhân
lực và tài lực bỏ ra cho vụ tranh chấp; Không chỉ tác động đến các bên trong vụ tranh
chấp, việc hủy PQTT cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của trọng tài viên nói riêng và
của trung tâm trọng tài nói chung, từ đây sẽ tạo nên tâm lý lo ngại khi giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài của các doanh nghiệp. Bên cạnh những hệ quả về khía cạnh kinh
tế, xã hội như trên, việc hủy PQTT chắc chắn sẽ kéo theo những hệ quả mang tính
pháp lý, ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của các bên.
Những hệ quả pháp lý cụ thể nào mà các bên cần lưu ý khi một PQTT bị hủy?
Pháp luật trọng tài Việt Nam hiện hành quy định như thế nào đối với những hệ quả
này? Cịn có những bất cập nào trong quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam chưa
thực sự phù hợp đối với hệ quả pháp lý mà các bên phải đối mặt? Đây là những vấn
đề sẽ phát sinh khi PQTT bị hủy, các bên sẽ cần có sự chuẩn bị về kiến thức pháp lý
mới có thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình sau khi PQTT bị hủy.
Từ thực trạng về tình hình hủy PQTT tại Việt Nam và những vấn đề pháp lý
đặt ra khi PQTT bị hủy chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Hệ quả pháp lý của
việc hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam” làm nội dung trọng tâm
nghiên cứu của tác giả trong khóa luận tốt nghiệp này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề “Hệ quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài” đã từng được đề
cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu (khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ...) và trong cả các bài viết tạp chí chuyên ngành. Điều này thể hiện hệ
quả của việc hủy PQTT là một vấn đề đang được quan tâm. Nhìn chung, các tác giả
đã nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý do việc hủy PQTT đem lại, tuy nhiên đến
nay chưa có một cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống về vấn đề này.

Trong quá trình thực hiện bài viết, tác giả có sử dụng đến những nguồn tài liệu
sau để tham khảo:
Khóa luận, luận văn, luận án
Một số cơng trình nghiên cứu pháp lý liên quan đến vấn đề trên như: Ngô Quốc
Lâm (2019), Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại - So sánh với pháp luật
2


Singapore và đề xuất hướng hồn thiện, Khóa Luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật
TP HCM; Nguyễn Thị Thảo Vy (2018), Hủy phán quyết trọng tài, Khóa luận tốt
nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật TP HCM; Tống Thị Lan Hương (2011),
Pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật
– Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Huỳnh Quang Thuận (2016), Thủ tục giải quyết
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Luật TP HCM; Phan Thông Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, Luận án
tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP HCM.
Nội dung nghiên cứu của các công trình trên liên quan đến nhiều vấn đề trong
hoạt động hủy PQTT, trong đó có cả hệ quả pháp lý khi PQTT bị hủy. Tuy nhiên, nội
dung chính được các tác giả tập trung phân tích xoay quanh các căn cứ để hủy PQTT.
Việc PQTT bị hủy có ảnh hưởng như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào căn cứ mà phán
quyết đó bị hủy. Do đó, nghiên cứu căn cứ hủy phán quyết trọng tài cũng chính là
kiến thức nền tảng cần nắm trước khi phân tích về các hệ quả pháp lý của việc hủy
PQTT.
Tạp chí khoa học:
Những bài viết nghiên cứu chuyên ngành mà tác giả đã tham khảo cho bài viết
có thể kể đến là: Trần Việt Dũng (2015), Hủy Phán quyết trọng tài, Tài liệu tọa đàm
do Trường Đại học Luật Tp. HCM, Tòa án Nhân dân Tp. HCM và VIAC tổ chức; Đỗ
Văn Đại, Làm thế nào để trọng tài là chỗ dựa của doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp - tháng 2/2008; Đỗ Văn Đại (2015), Hủy phán quyết trọng tài ở
Việt Nam: Bất cập và hướng hoàn thiện, Tài liệu tọa đàm về Hủy Phán quyết trọng

tài do Trường Đại học Luật Tp. HCM, Tòa án nhân dân Tp. HCM và VIAC tổ chức;
Tài liệu "Tọa đàm trao đổi nghiệp vụ giữa tòa án và trọng tài" ngày 17/5/2019, do
VIAC tổ chức tại Hà Nội; Huỳnh Quang Thuận (2016), “Hiệu lực pháp lý của quyết
định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong pháp luật Việt Nam (Kỳ I, II
và cuối cùng)”, số 17, 18 và 24, Tạp chí Tịa án nhân dân; Laurenc franc-Magnet and
Peter Archer (2020), Cour de cassation upholds decision to set aside an award
following an arbitrator’s non-disclosure, issued 24 March 2020, Resolution....
Các bài viết trên đều có nội dung về những vấn đề phát sinh sau khi PQTT bị
hủy. Đối với mỗi bài viết, các tác giả tập trung phân tích sâu về một hệ quả pháp lý
cụ thể khi phán quyết trọng tài bị hủy, có sự so sánh với pháp luật nước ngồi và có
dẫn chứng đến thực tiễn đối với từng hệ quả pháp lý cụ thể.
Sách:
3


Một số đầu sách mà tác giả đã nghiên cứu để tìm hiểu về vấn đề “Hệ quả pháp
lý của việc hủy phán quyết trọng tài” như: Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011),
Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật; Trần
Anh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb. Tư pháp; Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật Trọng
tài thương mại Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật
gia Việt Nam; Phan Thông Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, Nxb. Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam; Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), Tuyển tập các Bản
án, Quyết định của Tòa án về Trọng tài thương mại, Nxb. Lao động; Nigel Blackaby,
Constantine Partasides, Alan Redfern and Martin Hunter, Redfernd & Hunter on
International Arbitration, 6th edition (©Kluwer Law International; Oxford
University Press 2015); J William Rowley, Emmanuel Gaillard, Gordon E Kaiser
(2019), The Guide to Challenging and Enforcing Arbitration Awards, Nxb. Law
Business Research Ltd;....
Những quyển sách trên cung cấp hầu hết các kiến thức liên quan đến trọng tài
thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Trong đó, hệ

quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài cũng là một vấn đề được đề cập đến
trong những nội dung của các quyển sách trên.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu “Hệ quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài” nhằm tổng
kết, và đem lại cho người đọc cái nhìn tồn diện về những vấn đề pháp lý mà các bên
trong vụ tranh chấp có thể gặp phải sau khi một phán quyết trọng tài bị hủy. Bên cạnh
đó, tác giả sẽ tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành điều
chỉnh vấn đề hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài, chỉ ra các điểm bất cập, chưa
phù hợp với thực tiễn của các quy định này. Từ đó, tác giả đề xuất, kiến nghị các giải
pháp nhằm khắc phục những điểm bất hợp lý và hoàn thiện các quy định của pháp
luật trong tương lai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là chế định hủy PQTT. Trong đó, tác giả
tập trung nghiên cứu sâu vào những hệ quả pháp lý phát sinh từ việc hủy PQTT.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả phần lớn phân tích các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành điều chỉnh như thế nào đối với các vấn đề có thể phát sinh từ
việc hủy PQTT. Để sáng tỏ nội dung nghiên cứu, làm chặt chẽ các lập luận, tác giả
4


sẽ dẫn chứng đến các trường hợp cụ thể trên thực tế, có tham khảo đến pháp luật của
một số quốc gia khác trên thế giới. Nhưng nhìn chung, phạm vi nghiên cứu của tác
giả giới hạn ở việc phân tích, đánh giá quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về các
vấn đề phát sinh từ việc hủy PQTT; đưa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp với thực
trạng của Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Trong bài viết này, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản
như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp - hệ thống, phương pháp so sánh.
Thêm vào đó, tác giả có dẫn chứng và bình luận đối với một số các vụ việc trên thực

tiễn, quyết định của tòa án về những vấn đề liên quan.
Đối với Chương 1: Tác giả sẽ khái quát những kiến thức chung nền tảng liên
quan đến chế định hủy PQTT, so sánh quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật
một số nước, và Luật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế của UNCITRAL năm
1985, được sửa đổi năm 2006 (Luật mẫu UNCITRAL), đồng thời dẫn chứng đến một
vài vụ việc để minh họa cho nội dung đề cập đến. Cuối cùng, tác giả sẽ hệ thống lại
những vấn đề chính yếu cần nắm rõ trước khi tiến hành nghiên cứu Chương 2.
Đối với chương 2: Tác giả tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành liên quan đến những hệ quả pháp lý phát sinh khi PQTT bị hủy. Cùng
với đó, tác giả liên hệ với các vấn đề xảy ra trên thực tế để rút ra những bất cập của
pháp luật hiện hành, đan xen vào so sánh kinh nghiệm nước ngồi để từ đó đề xuất
hướng hồn thiện cho các quy định pháp luật Việt Nam.
6. Bố cục khóa luận:
Khóa luận sẽ được trình bày qua 02 chương:
Chương 1: Khái quát chung về việc hủy phán quyết trọng tài thương mại
Chương 2: Hệ quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài, bất cập và
định hướng hoàn thiện pháp luật

5


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI
1.1

Khái niệm và bản chất của việc hủy phán quyết trọng tài

1.1.1 Khái niệm phán quyết trọng tài
Khi nghiên cứu vấn đề hủy phán quyết trọng tài, trước hết cần hiểu được định
nghĩa về PQTT. Vì thế, tại mục đầu tiên này, tác giả sẽ tập trung giải thích khái niệm

PQTT phải được hiểu như thế nào.
Trong các công ước quốc tế liên quan đến trọng tài, không có bất kỳ khái niệm
nào về “phán quyết trọng tài” được ghi nhận4. Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm
PQTT đã được quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM như sau: “Phán quyết trọng
tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp
và chấm dứt tố tụng trọng tài.” Theo định nghĩa này, PQTT trước hết phải là một
quyết định của Hội đồng trọng tài (HĐTT) trong quá trình tố tụng trọng tài. Tuy
nhiên, một quyết định của HĐTT chỉ được xem là một PQTT, khi quyết định đó phải
giải quyết toàn bộ các vấn đề nội dung tranh chấp mà HĐTT có trách nhiệm giải
quyết. Vì vậy, một vài quyết định của HĐTT trong quá trình tố tụng trọng tài khơng
giải quyết tồn bộ nội dung vụ tranh chấp thì khơng được xem là PQTT như: Quyết
định về thẩm quyền của HĐTT, Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, các quyết định chỉ dẫn về thủ tục tố tụng của HĐTT. Mặt khác, quyết định này
làm chấm dứt tồn bộ q trình tố tụng trọng tài nên khi ban hành PQTT, vụ tranh
chấp đó xem như đã kết thúc.
Như vậy, PQTT được xem như là điểm đến cuối cùng của vụ tranh chấp, các
yêu cầu khởi kiện của các bên được giải quyết toàn bộ trong PQTT. Theo khoản 1
Điều 14 tại Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 01) thì có hai loại quyết
định được xác định là PQTT, đó là: Quyết định của HĐTT cơng nhận hịa giải thành
giữa các Bên, quy định tại Điều 58 Luật TTTM, và PQTT được HĐTT ban hành khi
các Bên không hòa giải được về nội dung tranh chấp, quyết định này có các nội dung
quy định tại Điều 61 Luật TTTM5.

4

Nigel Blackaby, Constantine Partasides, Alan Redfern and Martin Hunter, Redfern & Hunter on International Arbitration,
6th edition (©Kluwer Law International; Oxford UniversityPress 2015), đoạn số 9.05.
Tưởng Duy Lượng, “Những quyết định nào của Hội đồng trọng tài được xác định là phán quyết trọng tài?”,
/>147758174, truy cập ngày 12/3/2020.

5

6


1.1.2 Khái niệm hủy phán quyết trọng tài
Trọng tài thương mại là một hình thức tài phán tư, hoạt động của trọng tài
thương mại cần được giám sát bởi một định chế để có thể phát huy hiệu quả. Tịa án
quốc gia là chủ thể mang quyền lực nhà nước, có quyền giám sát hoạt động xét xử
của trọng tài thông qua việc xem xét hủy PQTT.
Cơ chế hủy PQTT được thừa nhận ở nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, trong
đó nổi bật có Luật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế của UNCITRAL năm 1985,
được sửa đổi năm 20066. Luật mẫu UNCITRAL có sự ảnh hưởng lớn đến pháp luật
trọng tài trên thế giới. Đến nay Luật mẫu UNCITRAL đã được thông qua bởi 111
khu vực pháp lý, bao gồm các khu vực nổi bật về trọng tài thương mại như Hong
Kong và Singapore7. Luật mẫu UNCITRAL ghi nhận cơ chế hủy PQTT nhưng không
đưa ra khái niệm như thế nào là “hủy phán quyết trọng tài”. Thay vào đó, Luật mẫu
UNCITRAL đề ra các điều kiện để tòa án hủy PQTT tại Điều 34, bao gồm: có đơn
yêu cầu hủy PQTT, đơn yêu cầu được nộp trong thời hạn nhất định và PQTT thuộc
một trong các căn cứ bị hủy.
Pháp luật Việt Nam có cách ghi nhận về PQTT giống cách của Luật mẫu
UNCITRAL. Pháp luật Việt Nam không định nghĩa cụ thể “hủy PQTT” là như thế
nào, nhưng có đề ra các điều kiện để tịa án hủy một PQTT. Trong đó, điều kiện tiên
quyết để khởi động q trình tịa án xét u cầu hủy PQTT là có đơn yêu cầu của một
bên trong vụ tranh chấp8. Tuy vậy, tòa án chỉ xem xét hủy PQTT, khi Đơn yêu cầu
hủy PQTT được gửi đến tòa án trong thời hạn quy định tại Điều 69 Luật TTTM, và
PQTT đó rơi vào một trong các trường hợp bị hủy theo quy định tại khoản 2 Điều 68
Luật TTTM. Từ các quy định trên, có thể hiểu hủy PQTT là việc tòa án bác bỏ giá trị
pháp lý của PQTT khi có đơn yêu cầu hợp pháp của một bên trong vụ tranh chấp và
PQTT đó thuộc một trong các căn cứ bị hủy.

Lưu ý, khi định nghĩa “hủy PQTT” được pháp luật thế giới nói chung và pháp
luật Việt Nam nói riêng xây dựng bằng những quy định như trên, vấn đề phân biệt
khái niệm “hủy PQTT” và “khơng cơng nhận PQTT nước ngồi” cần được làm rõ.
Hai hành vi này đều có mục đích bác bỏ giá trị của PQTT, và căn cứ để tòa án ra
quyết định trong hai trường hợp này được pháp luật quy định là khá giống nhau. Cụ
Xem chương VII Luật mẫu UNCITRAL
J William Rowley, Emmanuel Gaillard, Gordon E Kaiser (2019), The Guide to Challenging and Enforcing Arbitration
Awards, Nxb. Law Business Research Ltd, tr. 23. Nguyên văn: “[...]The Model Law has been hugely influential. To date,
it (or legislation based on it) has been adopted in 111 jurisdictions, including major hubs of international arbitration such
as Hong Kong and Singapore.”
8 Khoản 1 Điều 68 Luật TTTM quy định: “Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.”
6
7

7


thể, trong luật pháp quốc tế, các căn cứ để hủy PQTT tại Luật mẫu UNCITRAL đưa
ra hầu như là nguyên văn từ Điều V Công ước New York 1985 (căn cứ để tịa án từ
chối cơng nhận và cho thi hành PQTT)9, điều này được khẳng định trong vụ United
Mexican States v Metalclad Corp., 89 B.C.L.R.3d 359 (B.C S.Ct. 2001) khi tòa án đã
chỉ rõ các căn cứ để yêu cầu hủy PQTT tại Luật mẫu UNCITRAL được bắt nguồn từ
Điều V của Công ước New York 195810. Trong pháp luật Việt Nam, các căn cứ để
hủy PQTT và khơng cơng nhận PQTT nước ngồi cũng có sự giống nhau nhất định11.
Mặc dù vậy, hai thủ tục này không phải là một, trong khi yêu cầu hủy PQTT thường
được đặt ra tại tịa án nơi diễn ra q tình tố tụng trọng tài và là nỗ lực của bên thua
kiện để làm vơ hiệu hóa PQTT dựa trên những căn cứ pháp lý được quy định sẵn
trong pháp luật nơi diễn ra quá trình tố tụng trọng tài. Ngược lại, u cầu khơng cơng
nhận PQTT nước ngồi có thể được thực hiện tại bất kỳ nơi nào có thẩm quyền cho
thi hành PQTT, và thông thường sự thành công trong trong việc hủy PQTT sẽ là căn

cứ cho việc khơng cơng nhận PQTT12.
Từ những phân tích nêu trên, khái niệm “hủy phán quyết trọng tài” có thể được
khái quát như sau: Hủy phán quyết trọng tài là việc Tòa án ra quyết định bác bỏ giá
trị pháp lý của một PQTT (không bao gồm phán quyết của trọng tài nước ngồi), khi
có đơn u cầu hợp pháp của một bên trong vụ tranh chấp và có căn cứ xác định
PQTT đó thuộc một trong các trường hợp bị hủy theo luật định.
1.1.3 Bản chất của việc hủy phán quyết trọng tài
Từ định nghĩa và theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc hủy
PQTT có các bản chất sau:
Thứ nhất, theo pháp luật Việt Nam, việc Tịa án xem xét u cầu hủy PQTT
chính là thủ tục giải quyết việc dân sự tại tòa án13. Điều này được khẳng định cụ thể
tại khoản 3 Điều 414 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (“BLTTDS”) có nội dung về Những
việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án, đã ghi nhận thủ tục giải quyết yêu cầu Hủy phán quyết
9

J William Rowley, Emmanuel Gaillard, Gordon E Kaiser (2019), The Guide to Challenging and Enforcing Arbitration
Awards, Nxb. Law Business Research Ltd, tr. 23. Nguyên văn: “[...]In setting out the grounds on which an award may be
set aside, the Model Law lifts the wording almost verbatim from Article V of the New York Convention.”
10 Ngô Quốc Lâm (2019), Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại - So sánh với pháp luật Singapore và đề xuất hướng
hồn thiện, Khóa luậnLuận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. HCM, trTr. 9.
11 Xem Điều 459 BLTTDS và khoản 2 Điều 68 Luật TTTM.
12 Nigel Blackaby, Constantine Partasides, Alan Redfern and Martin Hunter, Redfern & Hunter on International Arbitration,
6th edition (©Kluwer Law International; Oxford UniversityPress 2015), đoạn số 10.05.
13 Theo Điều 361 BLTTDS, việc dân sự được định nghĩa là: Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng có tranh
chấp, nhưng có u cầu Tịa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
u cầu Tịa án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

8



trọng tài. Như vậy, pháp luật Việt Nam xem việc hủy PQTT chỉ là việc bác bỏ hoặc
công nhận giá trị pháp lý của một PQTT, không phải là thủ tục giải quyết tranh chấp
giữa các Bên tại tòa án. Tuy nhiên, hiện nay về mặt học thuật, cịn có quan điểm cho
rằng không nên xem hủy PQTT là thủ tục giải quyết việc dân sự tại tòa án14.
Thứ hai, việc hủy PQTT khơng phải là việc tịa án xem xét lại nội dung vụ tranh
chấp (quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp), mà tòa án chỉ xem xét lại các thủ
tục tố tụng trọng tài theo yêu cầu của Nguyên đơn hoặc Bị đơn.
Bản chất này của việc hủy PQTT được ghi nhận ở nhiều hệ thống pháp luật trên
thế giới. Ví dụ tại Hoa Kỳ, Tịa án rất hạn chế xem xét vấn đề nội dung (merits) của
các PQTT và chỉ hủy PQTT khi có những vi phạm về thủ tục trọng tài hay phán quyết
trái với các nguyên tắc nền tảng của pháp luật Hoa kỳ15. Trong vụ Hall Street. Assocs.,
L.L.C. v. Matel, Inc, Hall Street đã nộp đơn yêu cầu hủy PQTT tài với lý do trọng tài
đã áp dụng sai luật để giải quyết tranh chấp, tòa án tối cao liên bang Hoa Kỳ bác đơn
yêu cầu của Hall Street và khẳng định chỉ có Điều 10 của Đạo luật trọng tài liên bang
(Federal Arbitration Act - FAA) năm 1925 của Hoa Kỳ là căn cứ cho việc hủy hoặc
sửa đổi phán quyết của trọng tài16.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam có cùng quan điểm như trên, tại khoản 4 Điều
71 Luật TTTM quy định tòa án khi xét đơn yêu cầu chỉ được căn cứ vào các quy định
tại khoản 2 Điều 68 Luật này và tuyệt đối không được xét xử lại nội dung vụ tranh
chấp mà HĐTT đã giải quyết.
Các căn cứ hủy PQTT tại khoản 2 Điều 68 luật TTTM phần lớn là các căn cứ về
thủ tục tố tụng, duy nhất căn cứ trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là có
liên quan đến phần nội dung của vụ tranh chấp. Tuy nhiên căn cứ này khơng mang ý
nghĩa cho phép tịa án “xét xử lại” nội dung vụ tranh chấp. Tòa án chỉ ra quyết định
hủy hoặc không hủy PQTT dựa trên việc xem lại và đánh giá nội dung của PQTT đó
có trái với nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật Việt Nam khơng, tịa khơng được sửa
đổi phán quyết hay ra quyết định mới thay thế phán quyết của HĐTT.


Xem thêm Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án (tập 1), Nxb.
Hồng Đức - Hội Luật gia Hà Nội, tr. 698-709.
15 Helen Lavan, Michael J. Jedel and Robert Perkovich (2012), Vacating of Arrbitration Awards as Diminishment of
Conflict Resolution, Negotiation and Conflict Management Reserch, Vol. 5, Issue 1, tr. 29-48. Dẫn theo Trần Việt Dũng
(2015), tìm hiểu vấn đề hủy phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật và thực tiễn của một số quốc gia: bài học khinh
nghiệm cho Việt Nam, tài liệu tọa đàm về Hủy Phán quyết trọng tài do Trường Đại học Luật Tp. HCM, Tòa án Nhân dân
Tp. HCM và VIAC tổ chức, tr. 9.
16 Trần Việt Dũng (2015), tìm hiểu vấn đề hủy phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật và thực tiễn của một số quốc
gia: bài học khinh nghiệm cho Việt Nam, Tài liệu tọa đàm về Hủy Phán quyết trọng tài do Trường Đại học Luật Tp. HCM,
Tòa án Nhân dân Tp. HCM và VIAC tổ chức, tr. 16.
14

9


Trong thực tiễn xét xử, nguyên tắc này được tòa án rất tôn trọng và thường xuyên
vận dụng trong quá trình xét xử của mình. Ví dụ vụ việc trên thực tế, các Bị đơn trong
Vụ tranh chấp số 50/19 HCM được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam (VIAC) đã có đơn yêu cầu hủy PQTT đến TAND TP HCM. Trong đơn yêu cầu,
tại phần lý do yêu cầu hủy PQTT các Bị đơn có đưa ra ở mục số (7) và (8) lý do như
sau:(7) “Phán quyết trọng tài tính tiền phạt và bồi thường cả thời gian hợp đồng bị
chấm dứt” và (8) “Phán quyết trọng tài xác định sai về “Quyền tài sản”, sử dụng
thuật ngữ “quyền về tài sản phát sinh từ hợp đồng” khơng có trong Bộ luật Dân sự
2015”. Tại Quyết định số 1715/2019/QĐ-PQTT ngày 22 tháng 11 năm 2019 của
TAND TP HCM về việc hủy phán quyết trọng tài, tòa án đã xác định các lý do (7) và
(8) như trên thuộc về phần nội dung của vụ tranh chấp nên tòa án căn cứ khoản 4
Điều 71 Luật TTTM để khẳng định tịa khơng có quyền xét xử lại vấn đề này.
Từ các phân tích trên, có thể kết luận: Việc tòa án xem xét yêu cầu hủy PQTT
là xem xét các khiếu nại về các thủ tục tố tụng trọng tài mà không phải là thủ tục giải
quyết lại nội dung tranh chấp.

Thứ ba, việc hủy PQTT không phải là thủ tục xét xử phúc thẩm đối với PQTT.
PQTT là quyết định có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành17.
Như vậy, PQTT không thể là đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm18. Việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm tại tòa án và việc xem xét yêu
cầu hủy PQTT là hai thủ tục có bản chất khác nhau. Đối với thủ tục phúc thẩm, tịa
án có thể xét xử lại cả vấn đề nội dung và tố tụng của bản án sơ thẩm, và kết quả giải
quyết bằng một trong các quyết định tại Điều 308 BLTTDS (giữ nguyên bản án, sửa
bản án, hủy toàn bộ hoặc một phần bản án sơ thẩm...); Trong khi đó, khi hủy PQTT
thì tịa án khơng được xét xử lại nội dung của vụ tranh chấp (như phân tích ở trên),
và kết quả là hủy hoặc khơng hủy PQTT, trong trường hợp đặc biệt theo khoản 7 Điều
71 Luật TTTM, tịa án có thể tạo điều kiện cho HĐTT khắc phục sai sót tố tụng. Tịa
án cũng khơng được sửa nội dung phán quyết của HĐTT.
Từ hai luận điểm trên, có thể kết luận việc hủy PQTT của tịa án khơng thể được
xem là thủ tục phúc thẩm đối với PQTT đó.

Khoản 5 Điều 61 Luật TTTM quy định: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”
Thực tiễn giải quyết tại trọng tài cũng theo hướng này, điển hình trong Vụ tranh chấp số 118/19 HCM được giải quyết
tại VIAC, sau khi nhận được PQTT giải quyết vụ tranh chấp, Bị đơn đã có Thư kháng nghị gửi đến VIAC với yêu cầu hoãn
thực hiện PQTT và đề nghị Hội đồng trọng tài tra cứu và xem xét lại vụ việc. Hội đồng trọng tài trong trường hợp này đã
có Văn thư trả lời ý kiến trên của Bị đơn theo hướng căn cứ khoản 5 Điều 61 Luật TTTM không chấp nhận yêu cầu kháng
nghị của Bị đơn.
17
18

10


1.2

Pháp luật điều chỉnh thủ tục hủy phán quyết trọng tài


Pháp luật điều chỉnh thủ tục hủy PQTT là tập hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ liên quan đến thủ tục xem xét hủy Phán quyết Trọng tài tại tịa án.
Đó là các quan hệ giữa tòa án với các bên yêu cầu hủy PQTT; giữa tòa án với HĐTT,
tổ chức trọng tài... Đây là những quan hệ có liên quan đến nhiều vấn đề của hủy PQTT
đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh nhằm tạo khung pháp lý phù hợp cho việc giải
quyết yêu cầu hủy PQTT19.
1.2.1 Pháp luật về tố tụng dân sự
Xuất phát từ bản chất của việc hủy PQTT là việc dân sự tại tòa án để giải quyết
các khiếu nại về thủ tục tố tụng trọng tài (Xem “Bản chất của việc hủy Phán quyết
Trọng”tài" tại mục 1.1.3) nên pháp luật về tố tụng dân sự là pháp luật điều chỉnh thủ
tục giải quyết yêu cầu hủy PQTT.
Nguồn của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều loại như
Hiến pháp, BLTTDS, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân và các văn bản pháp luật khác, trong đó BLTTDS là nguồn chủ yếu và quan
trọng nhất20. Do đó, khi nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh việc hủy PQTT cần bắt
đầu từ các quy định trong BLTTDS.
Trong BLTTDS, các thủ tục của hủy PQTT không được quy định cụ thể mà
được viện dẫn đến pháp luật về trọng tài thương mại, điều này được khẳng định tại
Điều 415 BLTTDS21. Dù vậy, cách quy định này của BLTTDS không nên hiểu là
BLTTDS không điều chỉnh thủ tục giải quyết yêu cầu hủy PQTT. Cách điều chỉnh
hủy PQTT viện dẫn tại Điều 415 BLTTDS cần được hiểu theo hướng sau: “Trong
trường hợp pháp luật trọng tài thương mại quy định về thủ tục giải quyết các việc
dân sự liên quan đến hoạt động của Trọng tài thương mại Việt Nam thì áp dụng các
quy định đó. Nếu pháp luật trọng tài thương mại khơng có quy định thì thủ tục giải
quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt của Trọng tài thương mại Việt Nam được
thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015”22. Chẳng hạn, trong pháp luật trọng tài
thương mại khơng có quy định về trình tự thu thập tài liệu chứng cứ để giải quyết yêu
cầu hủy PQTT, khơng có quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng,... thì các quy


Phan Thơng Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 35.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, tr. 17.
21 Điều 415 BLTTDS quy định như sau: “Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động của Trọng tài thương
mại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam.”
22 Trần Anh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm
2015, Nxb. Tư Pháp, Tr. 881.
19
20

11


định về thu thập tài liệu chứng cứ, thay đổi người tiến hành tố tụng ở BLTTDS sẽ
được áp dụng.
Bên cạnh BLTTDS, trong pháp luật tố tụng dân sự còn có các loại nguồn khác
điều chỉnh việc hủy PQTT như: Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung
năm 2014; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,
nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành....
1.2.2 Pháp luật về trọng tài thương mại
Hủy PQTT là một chế định của pháp luật về trọng tài, do đó, nó sẽ chịu sự
điều chỉnh của pháp luật trọng tài thương mại.
Ngoài các quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS
như đã nêu trên đây, thủ tục xem xét yêu cầu hủy PQTT được quy định riêng bởi pháp
luật về trọng tài thương mại. Việc pháp luật xây dựng những quy định riêng cho thủ
tục hủy PQTT nhằm đảm bảo tính nhanh gọn của phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài, tránh trường hợp các bên lợi dụng việc hủy PQTT để kéo dài thời gian
thi hành PQTT.
Pháp luật trọng tài thương mại hiện hành có hai nguồn luật điều chỉnh thủ tục
hủy PQTT là Luật TTTM và Nghị quyết số 01. Nội dung của pháp luật trọng tài

thương mại điều chỉnh hủy PQTT bao gồm: Các quy định về căn cứ hủy PQTT; về
thẩm quyền của trọng tài và HĐTT; về thỏa thuận trọng tài vô hiệu; về quyền yêu cầu
hủy PQTT của các bên; về hình thức, nội dung và thời hạn nộp đơn yêu cầu hủy
PQTT; về quy trình, thủ tục hủy PQTT; về quyền và nghĩa vụ của bên u cầu hủy
PQTT; về tịa án có thẩm quyền hủy PQTT và những quy định về quyền, nghĩa vụ
của tòa án trong việc hủy PQTT....23
Bên cạnh hai nguồn trên, trong thời gian tới, có thể có các án lệ về trọng tài
thương mại sẽ được bổ sung trở thành một nguồn pháp luật trọng tài điều chỉnh chế
định hủy PQTT, điển hình là Dự thảo án lệ số 17/2019 đang được Hội đồng thẩm
phán tòa án nhân dân tối cao thảo luận để thông qua24, dự thảo án lệ này được xác lập
từ một quyết định về việc hủy PQTT của tòa án và nội dung án lệ liên quan đến việc
xác định sự tồn tại của TTTT, là một trong những căn cứ để hủy PQTT.

Phan Thông Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 37.
Xem Dự thảo án lệ số 17
Nguồn: />23
24

12


1.3

Trình tự, thủ tục và căn cứ hủy phán quyết trọng tài

1.3.1 Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và thẩm quyền giải quyết yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài
a. Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài:
Căn cứ khoản 1 Điều 68 và khoản 1 Điều 69 Luật TTTM thì yêu cầu hủy
PQTT là quyền của một bên trong vụ tranh chấp. Theo Luật TTTM, tại khoản 4 Điều

3 có định nghĩa về “các bên tranh chấp” trong tố tụng trọng tài sẽ bao gồm nguyên
đơn và bị đơn. Vậy nên, nguyên đơn hoặc bị đơn là một bên trong vụ tranh chấp và
là chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu hủy PQTT. Do vậy, PQTT trong nhiều trường
hợp có thể liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của nhiều chủ thể khác, tuy nhiên
các chủ thể này không thể yêu cầu hủy PQTT.
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về vấn đề thỏa thuận từ bỏ
quyền yêu cầu hủy PQTT. Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới thì vấn đề
này đã được ghi nhận, ví dụ, tại Điều 51 Đạo luật Trọng tài Thụy Điển năm 1999 quy
định: “Trong trường hợp khơng có bên nào cư trú hoặc có địa điểm kinh doanh tại
Thụy Điển, thông qua một thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản loại trừ hoặc giới hạn
việc áp dụng các cứ hủy phán quyết trọng tài tại Điều 34”; Hoặc pháp luật Bỉ có quy
định tại khoản 3 Điều 1717 Bộ luật tố tụng dân sự Bỉ như sau: “Bằng một tuyên bố
rõ ràng trong TTTT hay thỏa thuận sau đó, các bên có thể loại trừ u cầu hủy PQTT
khi khơng có bên nào là cá nhân có quốc tịch Bỉ, thường trú tại Bỉ hoặc khơng bên
nào là pháp nhân có trụ sở chính hay chi nhánh tại Bỉ”. Pháp luật của Thụy sĩ25 và
Pháp26 cũng quy định theo hướng tương tự như trên. Nội dung các quy định trên đều
cho thấy thỏa thuận từ bỏ quyền yêu cầu hủy PQTT của các bên sẽ được công nhận
khi đáp ứng hai điều kiện: (i) Các bên có thỏa thuận rõ ràng về việc loại trừ quyền
u cầu hủy PQTT; (ii) khơng bên nào có nơi cư trú, thường trú hoặc có trụ sở kinh
doanh tại nước sở tại27. Tác giả cho rằng, vấn đề này chưa có nghiên cứu cụ thể tại
Việt Nam, do vậy cần có sự đánh giá tính hiệu quả để xem xét khả năng áp dụng tại
Việt Nam.

Khoản 1 Điều 192 Luật tư pháp quốc tế Thụy Sỹ 1987 có quy định: “Nếu hai bên khơng có cứ trú, thường trú, trụ sở tại
Thụy sỹ, họ có thể bằng một tuyên bố rõ ràng trong thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận bàng văn bản sau đó loại trừ bất
kỳ khiếu nại nào đối với thỏa thuận trọng tài; Họ cũng có thể loại trừ khiếu này đối với một lý do được nêu tại khoản 2
Điều 190”. Khoản 2 Điều 190 Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sỹ 1987 quy định về những căn cứ hủy PQTT.
26 Khoản 1 Điều 1522 BLTTDS Pháp quy định: “Bằng một thỏa thuận chuyên biệt, các bên có thể từ bỏ một cách rõ ràng
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ở bất kỳ thời điểm nào”.
27 Phan Thông Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 123.

25

13


Pháp luật đã ghi nhận quyền được phép yêu cầu hủy PQTT của các bên trong
vụ tranh chấp, nhưng không có nghĩa rằng các yêu cầu hủy PQTT đều được chấp
nhận. Theo quy định tại Điều 69 Luật TTTM, một bên chỉ có thể thực hiện được
quyền yêu cầu hủy PQTT của mình khi có đủ cơ sở để cho rằng PQTT được yêu cầu
hủy thuộc một trong những căn cứ hủy PQTT tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM. Pháp
lệnh 2003 đã không đặt ra điều kiện này đối với quyền yêu cầu hủy PQTT của các
bên, Điều 50 của Pháp lệnh 2003 cho phép các bên chỉ cần “khơng đồng ý với quyết
định trọng tài” thì có quyền làm đơn yêu cầu tòa án hủy PQTT. Điều này đã tạo điều
kiện cho các bên dễ dàng làm đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài với lý do đơn giản
là không đồng ý với quyết định trọng tài, đặc biệt nhằm mục đích để kéo dài thời hạn
thi hành quyết định, kịp thời tẩu tán tài sản28. Qua đây có thể thấy cách quy định này
của Luật TTTM là hợp lý, phòng ngừa được trường hợp các bên tùy tiện đưa ra yêu
cầu hủy PQTT.
b. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy PQTT:
Theo khoản 3 Điều 414 BLTTDS đã quy định hủy PQTT là việc dân sự liên
quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tịa án. Do đó, xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy PQTT chính là xác định
tịa án cụ thể nào có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy PQTT. Khi xác định tòa án
có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy PQTT cần phải xác định cấp tịa án có thẩm
quyền và xác định tịa án có thẩm quyền theo lãnh thổ.
Xác định thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ, căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 7
Luật TTTM, tịa án có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với yêu cầu hủy PQTT là Tòa
án cụ thể đã được các bên thỏa thuận lựa chọn hoặc trong trường hợp các bên khơng
có thỏa thuận thì tịa án có thẩm quyền là “Tịa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên
phán quyết trọng tài.” Như vậy, khi xác định tịa án có thẩm quyền theo lãnh thổ sẽ

ưu tiên xem xét đến thỏa thuận của các bên. Trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc
thỏa thuận của các bên khơng có hiệu lực, lúc này Tòa án nơi HĐTT đã tuyên PQTT
mới được xác định có thẩm quyền giải quyết. Theo điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị quyết
số 01, “Nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài” sẽ do HĐTT xác định
trong phán quyết hoặc được xác định theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh do các
bên nộp nếu HĐTT khơng xác định.
Đối với cấp tịa án có thẩm quyền hủy PQTT, căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật
TTTM thì “Tịa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” là cấp tịa có
Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, Nxb. Chính trị quốc gia - Sựsự
thật, tr. 325.
28

14


quyền đối với các hoạt động trọng tài tại khoản 1 và 2 Điều này (khoản 1 và 2 Điều
7 là xác định tịa án có thẩm quyền theo lãnh thổ); Thêm vào đó, khoản 1 Điều 5 Nghị
quyết số 01 chỉ cho phép các bên được phép thỏa thuận chọn một trong các Tòa án
nhân dân cấp tỉnh tại Việt Nam để yêu cầu hủy PQTT. Điều này cho thấy, cấp tịa án
có thẩm quyền hủy PQTT bắt buộc phải là TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, các bên khơng có quyền thỏa thuận cấp tịa án trong trường hợp này. Nói cách
khác, nếu các bên thỏa thuận tịa án có thẩm quyền là tịa cấp huyện thì thỏa thuận
khơng có hiệu lực, tịa án có thẩm quyền trong trường hợp này vẫn là tòa án cấp tỉnh29.
Từ các lẽ trên có thể rút ra kết luận: Việc giải quyết yêu cầu hủy PQTT thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, tại nơi HĐTT
tuyên PQTT30 hoặc tại nơi các bên có thỏa thuận.
1.3.2 Trình tự, thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Theo Điều 68 và Điều 69 Luật TTTM, q trình xem xét hủy PQTT tại tịa án
bắt đầu kể từ khi có đơn yêu cầu hợp lệ của các bên. Đơn yêu cầu hợp lệ là đơn yêu
cầu được gửi đến tòa án trong một thời hạn nhất định, có đủ các nội dung theo luật

định và kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy PQTT là có căn
cứ.
a. Thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Điều 69 Luật TTTM đã quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận
được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội
đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Tồ án có thẩm quyền u cầu huỷ
phán quyết trọng tài. Như vậy, khoảng thời gian mà pháp luật cho phép các bên thực
hiện quyền yêu cầu hủy PQTT của mình là 30 ngày kể từ ngày nhận được PQTT.
Cần lưu ý, theo Điều 69 Luật TTTM, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận
được PQTT các bên muốn yêu cầu hủy PQTT phải “làm đơn gửi Tòa án”. Để xác
định đơn yêu cầu hủy PQTT được gửi đến tòa án còn hay hết thời hạn phải dựa vào
thời điểm các bên gửi đơn yêu cầu đến Tòa án (gửi đơn bằng phương thức bưu chính
hoặc nộp trực tiếp). Trong trường hợp các bên làm đơn trong thời hạn nhưng hành vi
Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án (tập 1), Nxb. Hồng Đức Hội Luật giá Hà Nội, tr. 726.
29

Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị quyết số 01, trường hợp nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài được
tiến hành ở nước ngồi thì Tịa án có thẩm quyền là Tịa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bị đơn tại Việt Nam. Trường
hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngồi thì Tịa án có thẩm quyền là Tịa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của
nguyên đơn.
30

15


gửi đơn đến Tòa án lại diễn ra sau thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được PQTT thì
đơn u cầu của các bên sẽ khơng được Tịa án thụ lý31. Trong thực tiễn xét xử đã
từng có một vụ việc tương tự, tại Quyết định số 1198/2008/QĐST-KDTM ngày 11 –
8 – 2008 của TAND TP HCM liên quan đến đơn yêu cầu hủy Quyết định trọng tài

của Công ty Plantation Grown Timbers Ltd Việt Nam32, Tòa án đã xác định Công ty
Plantation làm đơn vào ngày 07/11/2007 là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được Quyết định trọng tài nhưng lại gửi đơn đến Tòa án vào ngày 08/11/2007 tức là
trễ hơn 01 ngày so với thời hạn cho phép, do đó Tịa đã căn cứ Điều 50 Pháp lệnh
200333, không chấp nhận xem xét đơn yêu cầu của Công ty Plantation (quy định về
thời hạn yêu cầu hủy PQTT tại Điều 50 Pháp lệnh 2003 và Điều 69 Luật TTTM có
nội dung giống nhau).
Trường hợp trong thời hạn luật định xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến các
bên không thể gửi đơn yêu cầu đến tịa án đúng hạn thì pháp luật đã dự liệu khơng
tính thời gian có sự kiện bất khả kháng vào thời hạn yêu cầu hủy PQTT34.
b. Đơn yêu cầu hủy PQTT và các tài liệu kèm theo đơn yêu cầu
Đơn yêu cầu hủy PQTT là văn bản chính thức của một bên để yêu cầu tòa án
hủy PQTT. Theo Điều 70 Luật TTTM, đơn yêu cầu hủy PQTT phải có các nội dung
chủ yếu được liệt kê tại khoản này: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên và địa chỉ của các
bên yêu cầu; yêu cầu và căn cứ hủy PQTT.
Bên cạnh đơn yêu cầu hủy PQTT với các nội dung cơ bản như trên, khi gửi
yêu cầu hủy PQTT đến tịa án, người có u cầu cịn phải gửi kèm theo các tài liệu,
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Điều 69 Luật
TTTM đã quy định các bên có quyền u cầu tịa án hủy PQTT nếu có đủ căn cứ
chứng minh PQTT thuộc một trong các trường hợp bị hủy theo khoản 2 Điều 68. Do
đó, khi gửi đơn yêu cầu hủy PQTT, các bên cần kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng
minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, điều này hạn chế việc tùy tiện u cầu hủy
PQTT nhằm mục đích hỗn thi hành PQTT của một bên và cịn giúp tịa án có cơ sở
giải quyết đơn yêu cầu hủy PQTT của các bên theo đúng thời hạn mà Luật TTTM
quy định, hạn chế kéo dài vụ việc.

Phan Thông Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 130.
Nguồn: Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), Nxb. Lao động, Tuyển tập các Bản án, Quyết định của Tòa án về Trọng
tài thương mại, tr. 73 -74.
33 Điêu 50 Pháp lệnh 2003 quy định: “Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có

bên khơng đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định
trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.”
34 Khoản 2 Điều 69 Luật TTTM quy đinh: “Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện
bất khả kháng khơng được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.”
31
32

16


1.3.3 Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Hủy PQTT là việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án như đã phân tích
tại mục 1.3.1 trên. Vì thế, trình tự, thủ tục giải quyết u cầu hủy PQTT chính là các
cơng việc tịa án cần thực hiện trong quá trình giải quyết yêu cầu hủy PQTT. Pháp
luật trọng tài thương mại quy định về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu hủy PQTT
từ giai đoạn sau khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu, còn thủ tục thụ lý đơn yêu cầu hủy
PQTT sẽ do luật chung về tố tụng tại tòa án là BLTTDS điều chỉnh35.
a. Thông báo đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Theo Khoản 1 Điều 71 Luật TTTM, sau khi đơn yêu cầu hủy PQTT được tòa
án thụ lý, tịa án cần phải “thơng báo ngay” cho các chủ thể sau: trung tâm trọng tài
đã ban hành PQTT hoặc các trọng tài viên của HĐTT vụ việc giải quyết tranh chấp
đó; các bên trong vụ tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Quy định này đảm bảo
cho các chủ thể có liên quan biết về việc PQTT đang có nguy cơ bị hủy, và có thể
chuẩn bị để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, thông báo cho viện
kiểm sát cùng cấp nhằm thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử tại tòa án.
Tuy nhiên, cách quy định chung chung tòa án phải “thông báo ngay” là chưa rõ ràng
về thời hạn. Do đó, tác giả nhận thấy thật sự cần thiết bổ sung một thời hạn cụ thể
(chẳng hạn như 03 đến 05 ngày làm việc) mà tịa án có nghĩa vụ thực hiện thủ tục gửi
thông báo thụ lý đơn yêu cầu hủy PQTT đến các chủ thể nêu trên.
b. Thành lập Hội đồng xét đơn và chuẩn bị mở phiên họp giải quyết đơn yêu cầu

hủy phán quyết trọng tài
Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật TTTM, việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy
PQTT sẽ được thực hiện bởi một Hội đồng gồm 03 thẩm phán do Chánh án tòa án
nơi thụ lý đơn yêu cầu chỉ định trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày thụ lý. Trong 03
thẩm phán này, một người sẽ là chủ tọa theo sự phân cơng của Chánh án tịa án. Hội
đồng giải quyết đơn yêu cầu hủy PQTT được gọi là Hội đồng xét đơn. So với Pháp
lệnh 2003, Luật TTTM đã có tiến bộ về cách đặt tên của Hội đồng giải quyết đơn yêu
cầu hủy PQTT, Pháp lệnh 2003 gọi Hội đội này là “Hội đồng xét xử”, điều này gây
hiểu nhầm về bản chất của yêu cầu hủy PQTT, Hội đồng xét xử chỉ xuất hiện trong
thủ tục giải quyết vụ án dân sự, trong khi đó, bản chất của yêu cầu hủy PQTT là việc
giải quyết việc dân sự. Với cách gọi “Hội đồng xét đơn” như trong Luật TTTM đã
thể hiện đúng bản chất của thủ tục xem xét hủy PQTT và giúp quy định pháp luật
được thống nhất.
35

Xem Điều 363 và Điều 364 BLTTDS.

17


Sau khi được thành lập, Hội đồng xét đơn phải mở phiên họp giải quyết yêu
cầu hủy PQTT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được chỉ định. Và ít nhất 07 ngày
trước khi mở phiên họp, Hội đồng xét đơn phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng
cấp nghiên cứu để tham dự phiên họp xét đơn yêu cầu hủy PQTT của tòa án36. Như
vậy, Hội đồng xét đơn phải chuẩn bị xét đơn yêu cầu hủy PQTT và ra quyết định mở
phiên họp trong thời hạn 23 ngày kể từ khi được thành lập37, so với thời gian chuẩn
bị xét đơn yêu cầu của các việc dân sự khác (04 tháng)38 thì Luật TTTM đã rút ngắn
khoản thời gian này đi rất nhiều. Điều này được cho là hợp lý vì sẽ hạn chế việc các
bên lợi dụng thủ tục hủy PQTT nhằm trốn tránh, kéo dài việc thi hành PQTT. Tuy
nhiên trên thực tế khoảng thời gian giới hạn như trên chưa thực sự được tịa án tn

theo và cũng khơng có cơ chế nào khắc phục việc vi phạm về thời hạn này của tịa
án. Ví dụ trong vụ việc giữa Cơng ty PORTUNUS, LLC và Công ty XNK Việt Ngư,
ngày 02/4/2013 TAND TP HCM đã nhận được Đơn yêu cầu hủy PQTT của Công ty
XNK Việt Ngư nhưng mãi đến ngày 08/01/2015, TAND TP.HCM mới ra Quyết định
số 32/2015/QĐ-PQTT không hủy PQTT39. Như vậy, từ ngày tòa án nhận được đơn
yêu cầu đến ngày ra quyết định không hủy PQTT là gần 02 năm – dài hơn rất nhiều
so với khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật TTTM, điều này dẫn đến
thực tế là PQTT phải tạm hoãn thi hành trong thời gian gần 02 năm, dẫn đến bên
thắng kiện khơng được hưởng những quyền lợi mà mình đáng phải có trong thời gian
dài như thế.
c. Thành phần tham gia phiên họp giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài
Thành phần tham dự phiên họp giải quyết yêu cầu hủy PQTT bao gồm: các
bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có) và viện kiểm sát cùng cấp; trường hợp
các bên vắng khơng có lý do chính đáng mặc dù đã được triệu tập hợp lệ hoặc rời
phiên họp mà không được Hội đồng xét đơn chấp thuận thì phiên họp vẫn được tiếp
tục40.

Khoản 2 Điều 71 Luật TTTM quy định: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu
phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng
cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu
cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.”
37 Phan Thông Anh (2016), Hủy phán quyết trọng tài, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 149.
38 Xem khoản 3 Điều 437 BLTTDS.
39 Quyết định số 32/2015/QĐ/PQTT về việc hủy PQTT trong vụ tranh chấp giữa Công ty PORTNUNUS, LCC và Công ty
Xuất Nhập khẩu Việt Ngư ngày 08/01/2015 của TAND TP HCM.
40 Khoản 3 Điều 71 Luật TTTM quy định như sau: “Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật
sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn
vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà khơng được Hội
đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.”

36

18


Hướng giải quyết trong trường hợp các bên tranh chấp vắng mặt tại phiên họp
giải quyết yêu cầu hủy PQTT như khoản 3 Điều 71 Luật TTTM41 gây ra sự mâu thuẫn
với quy định khác của Luật này. Cụ thể, theo khoản 5 Điều 71 Luật TTTM cũng quy
định trường hợp bên tranh chấp (nhưng rõ hơn là bên có yêu cầu hủy PQTT) đã được
triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không
được Hội đồng xét đơn chấp thuận thì tịa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ việc xét
đơn yêu cầu hủy PQTT. Như vậy, đã có sự mâu thuẫn về hướng xử lý trong trường
hợp bên tranh chấp là bên có yêu cầu hủy PQTT vắng mặt theo khoản 3 Điều 71 và
khoản 5 Điều 71 Luật TTTM. Theo tác giả, khoản 3 Điều 71 Luật TTTM cần được
bổ sung nhằm làm rõ bên tranh chấp trong trường hợp này là bên tranh chấp khơng
có u cầu, trường hợp bên tranh chấp có yêu cầu vắng mặt thì cần xử lý như quy
định tại khoản 5 Điều 71 Luật TTTM. Bởi vì sự vắng mặt của bên có yêu cầu, đồng
nghĩa với việc đã từ bỏ quyền u cầu hủy PQTT của mình, nên tịa án cần ban hành
quyết định đình chỉ xem xét yêu cầu hủy PQTT hơn là vẫn tiếp tục tiến hành phiên
họp giải quyết yêu cầu hủy PQTT của một chủ thể đã từ bỏ quyền. Thực tiễn xét xử
tòa án cũng theo hướng nếu người yêu cầu vắng mặt thì sẽ ra quyết định đình chỉ xét
đơn yêu cầu hủy PQTT, tại Quyết định số 926/2016/QĐ-ĐCPQTT ngày 08/9/2016
của TAND TP HCM, tịa án xét thấy Bị đơn là Cơng ty TNHH Đầu tư và Phát triển
HQ, cũng chính là người yêu cầu hủy PQTT (PQTT số 07/13 HCM được giải quyết
bởi VIAC) đã vắng mặt nên tòa căn cứ khoản 5 Điều 71 Luật TTTM ra quyết định
đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hủy PQTT trong trường hợp này.
d. Tạm đình chỉ việc xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Trong quá trình xem xét đơn yêu cầu hủy PQTT, nhằm giảm thiểu khả năng
các PQTT bị hủy, pháp luật trọng tài Việt Nam đã ghi nhận một cơ chế cho phép tạm
ngừng việc xét đơn yêu cầu hủy PQTT để HĐTT đã ban hành PQTT có cơ hội khắc

phục những sai sót về tố tụng, từ đó loại bỏ đi căn cứ hủy PQTT. Cơ chế này được
quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật TTTM và được hướng dẫn tại khoản 2, 3 Nghị
quyết số 01. Cơ chế này trong pháp luật Việt Nam cũng được tìm thấy trong pháp
luật trọng tài của hầu hết các nước trên thế giới, ví dụ như tại Phần 68(3) Đạo luật

Khoản 3 Điều 71 Luật TTTM quy định: Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các
bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc
đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà khơng được Hội đồng chấp thuận
thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
41

19


×