Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố là đã chết trở về theo pháp luật hôn nhân và gia đình – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ KIM OANH

HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG BỊ
TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT TRỞ VỀ THEO PHÁP LUẬT
HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ KIM OANH

HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG BỊ
TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT TRỞ VỀ THEO PHÁP LUẬT
HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành:

Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số:

60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả Luận văn

Đỗ Kim Oanh


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS 2015


Bộ luật dân sự năm 2015

Luật HN&GĐ 2014

Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI MỘT BÊN
VỢ HOẶC CHỒNG BỊ TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT TRỞ VỀ
1.1. Khái niệm chung về hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Toà
án tuyên bố là đã chết trở về ........................................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm thời kỳ hôn nhân ............................................................ 7
1.1.2. Khái niệm hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án
tuyên bố là đã chết trở về ............................................................................. 9
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc
chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về ................................................ 11
1.2. Pháp luật điều chỉnh hệ quả pháp lý khi một người bị tuyên bố là đã
chết ...................................................................................................................................... 12
1.2.1. Điều kiện tuyên bố cá nhân chết.................................................... 12
1.2.2. Hệ quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân là đã chết .................... 21
1.3. Pháp luật điều chỉnh hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa
án tuyên bố là đã chết lại trở về................................................................................ 25
1.3.1. Điều kiện hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết ......... 25
1.3.2. Hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là
đã chết lại trở về......................................................................................... 28
1.3.2.1. Về quan hệ hôn nhân ................................................................... 28

1.3.2.2. Quan hệ giữa cha mẹ và con ........................................................ 30
1.3.2.3. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng ................................................ 34


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 38
Chương 2.THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI MỘT BÊN
VỢ HOẶC CHỒNG BỊ TÒA ÁN TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT
TRỞ VỀ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
2.1. Thực tiễn giải quyết hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa
án tuyên bố chết trở về ................................................................................................. 39
2.1.1. Những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết hệ quả pháp lý
khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố chết trở về ....................... 39
2.1.2. Một số vụ việc thực tế....................................................................... 47
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hệ quả pháp lý khi một bên
vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố chết trở về ..................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 59
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi một cá nhân bị tuyên bố chết, sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả pháp lý
khác nhau, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều chủ thể khác trong các mối
quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hơn nhân gia đình nói riêng. Chính vì vậy,
khi Tịa án ra quyết định tuyên bố một cá nhân chết, thì phải xem xét trên nhiều
khía cạnh, nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể loại trừ
trường hợp vì nhầm lẫn sai sót hay vì một ngun nhân khách quan nào đó mà
sau khi quyết định của Tịa án có hiệu lực, thì người bị tun bố chết quay trở về.

Thực tế nhiều vụ việc đã xảy ra như vậy và trong trường hợp này, mọi việc sẽ trở
nên vơ cùng phức tạp. Dự đốn trước được điều đó, các nhà làm luật đã quy định
trong BLDS cũng như Luật HN&GĐ về cách thức giải quyết vấn đề trên.
Sự tồn tại của mỗi cá nhân bao giờ cũng nằm trong mối liên quan với
nhiều cá nhân trong cộng đồng xã hội. Vì thế, khi thiếu vắng sự hiện diện của họ
sẽ làm thay đổi quá trình tồn tại và phát triển của các quan hệ mà họ đang tham
gia. Khi cá nhân chết thì tư cách chủ thể của họ hồn tồn chấm dứt trong thực
tế. Vì vậy, các quan hệ pháp luật mà họ tham gia đương nhiên chấm dứt (hoặc có
sự xáo trộn về chủ thể).
Trong thực tế, có nhiều trường hợp cá nhân vắng mặt quá lâu ngày mà
không thể xác định là họ cịn sống hay đã chết. Tình trạng này làm gián đoạn các
quan hệ mà họ đang tham gia và ảnh hưởng tới quyền lợi của chính họ cũng như
quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Cụ thể trong mối quan hệ
vợ chồng, khi một bên vợ hoặc chồng “vắng mặt” lâu ngày trong cuộc hôn nhân
của mình thì sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là khơng thể duy trì đời sống hạnh
phúc, ảnh hưởng đến người chồng, vợ còn lại và con cái cũng như những người


2

liên quan. Nhằm duy trì trật tự của các quan hệ pháp luật hoặc chấm dứt một số
quan hệ pháp luật mà người tham gia đã vắng mặt quá lâu ngày, góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích của các chủ thể, việc nghiên cứu đề tài “Hệ quả pháp lý khi một
bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết lại trở về theo pháp luật hơn
nhân và gia đình – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu về đề tài của luận văn có thể thấy việc tuyên bố một người là
đã chết và hệ quả pháp lý khi người đó trở về thì tình hình nghiên cứu được thể
hiện như sau: Trước khi có BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, Nhà nước ta

đã ban hành một số văn bản quy định về việc quân nhân bị mất tích trong chiến
tranh; trường hợp này được coi như quân nhân đã chết: Quyết định số 193/CP
ngày 02/8/1978 của Hội đồng Chính phủ quy định về chính sách đối với cán bộ,
chiến sĩ và đồng bào ở miền Nam đã tham gia kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ đến nay chưa rõ tin tức; Quyết định số 301/CP ngày 20/9/1980 của Hội đồng
Chính phủ bổ sung tiêu chuẩn liệt sỹ và thương binh, bổ sung chính sách đối với
thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ. Đây là hai quyết định được ban hành
phù hợp với tình hình chính trị xã hội thời điểm đó để kịp thời giải quyết những
trường hợp đặc biệt trong chiến tranh. Sau này khi BLDS 2005 và hiện tại là
BLDS 2015 ra đời thì vấn đề hệ quả pháp lý khi một người bị tuyên bố là đã chết
lại trở về đã được quy định rõ ràng và cụ thể hơn. Tuy nhiên xét về góc độ Luật
HN&GĐ thì tình hình nghiên cứu đề tài hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc
chồng bị tuyên bố là đã chết lại trở về thì các cơng trình nghiên cứu chun sâu
cịn khá ít, có thể đưa ra một số cơng trình như Luận văn Thạc sĩ Luật học “Các
trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014”, Chu
Minh Khôi, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015, bài đăng trên Tạp chí như


3

“Tuyên bố chết đối với cá nhân và giải quyết hậu quả khi họ còn sống trở về”,
ThS. Phạm Minh Tuyết, Tạp chí Luật học số 02/2000.
Ngồi ra cịn có các giáo trình chun khảo như “Giáo trình Luật Hơn
nhân và gia đình” của Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Những quy định
chung về Luật Dân sự” của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, “Giáo
trình Luật Dân sự tập 1” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện chủ biên, “Giáo trình
Luật dân sự Việt Nam tập 1” do PGS.TS Vũ Thị Hồng Vân chủ biên.
Một số công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề thủ tục tuyên bố một
người đã chết theo quy định của pháp luật như Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thủ
tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết trong Tố tụng

dân sự Việt Nam” của Nguyễn Văn Tiến, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thủ tục
giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với một cá nhân theo
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân
huyện Đơng Anh” của Hồng Xn Hiếu bài viết “Xác định thời điểm trong
trường hợp tuyên bố một người đã chết theo quy định của pháp luật dân sự” của
Lê Hồng Hải đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp số 09/2004.
Đi sâu hơn vào việc giải quyết hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng
bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về, cụ thể là về các vấn đề liên quan đến quan
hệ tài sản, quan hệ cha mẹ con, quan hệ vợ chồng,…được đề cập đến trong các
công trình sau: Nguyễn Thị Hồng Vân (2016), Chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Đèo Thị Thiết (2016), Áp dụng
pháp luật trong giải quyết các vụ án xác định cha, mẹ, con trên địa bàn tỉnh Sơn
La, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Văn Cừ,
Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,


4

Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật
dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015, Nxb. Tư pháp.
Những tài liệu nêu trên đây chủ yếu đi vào nghiên cứu và phân tích hệ quả
pháp lý khi một người bị Tòa án tuyên bố chết lại trở về dưới góc độ Luật Dân
sự và Tố tụng dân sự, bàn về trình tự thủ tục xét đơn yêu cầu tuyên bố chết, yêu
cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố chết, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế của
pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên về các cơng trình khoa học chun sâu
tìm hiểu dưới góc độ Luật HN&GĐ 2014 thì cịn khá ít bởi Luật HN&GĐ mới ra
đời được hơn 2 năm, nếu có thì cũng chỉ được nhắc đến trong phạm vi hẹp.
Chính vì vậy, thơng qua luận văn nghiên cứu về đề tài này sẽ góp một phần hữu
ích cho ngành Luật học có thêm một tài liệu chính thống để tham khảo, tranh

luận và đánh giá.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu, phân tích các nhóm đối tượng của việc giải quyết hệ
quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết lại trở về, cụ thể là
về quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ tài
sản giữa người bị tuyên bố chết trở về với những người có liên quan,….theo
pháp luật hơn nhân và gia đình 2014. Đồng thời, nghiên cứu về thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật trong hoạt động xét xử, thực tiễn thi hành án.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị
tuyên bố là đã chết trở về theo pháp luật dân sự nói chung và theo pháp luật hơn
nhân gia đình nói riêng. Cũng trong khuôn khổ luận văn chỉ tập trung đi vào tìm
hiểu pháp luật của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều chỉnh về vấn
đề này mà khơng bao gồm các quan hệ có yếu tố nước ngoài.


5

4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Với đề tài hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã
chết lại trở về, luận văn cần làm rõ được những vấn đề lý luận có liên quan trong
BLDS là luật gốc và đặc biệt là Luật HN&GĐ với tư cách là Luật chuyên ngành
như: Điều kiện và hệ quả pháp lý của việc tuyên bố chết; hệ quả pháp lý của việc
hủy bỏ quyết định tuyên bố chết khi người bị Tòa án tuyên bố chết trở về; chỉ ra
những vướng mắc, bất cập và đưa ra những kiến nghị giải pháp về việc xây dựng
hoàn thiện pháp luật về hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án
tuyên bố chết trở về.
5. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề tài, việc nghiên cứu được tiến

hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về xây dựng luật
pháp.
Bên cạnh đó, luận văn còn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, đối chiếu, so
sánh, khảo sát, sử dụng kết quả xét xử thực tiễn,…nhằm làm sáng tỏ các vấn đề
trong nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về vấn đề hệ
quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết lại trở về theo
pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Thơng qua những nghiên cứu và phân
tích đánh giá của luận văn có thể thấy ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn do
luận văn mang lại như sau:


6

Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu một cách tổng thể về lý luận và thực tiễn
về hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết lại trở về,
làm rõ được quy định của pháp luật dân sự nói chung cũng như pháp luật hơn
nhân và gia đình nói riêng quy định về vấn đề này.
Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã rút ra được một số những
khó khăn vướng mắc đang gặp phải trong thực tiễn áp dụng pháp luật do những
quy định của luật chưa thật sự rõ ràng và đầy đủ dẫn đến tình trạng có nhiều cách
hiểu và áp dụng khác nhau. Chính vì vậy trong khuôn khổ luận văn cũng đã đề ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, tạo ra một khung pháp lý chuẩn để
việc giải quyết vấn đề này được thuận tiện dễ dàng hơn.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn gồm có 02 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng
bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về
Chương 2: Thực tiễn giải quyết hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng
bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật


7

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI MỘT BÊN VỢ HOẶC
CHỒNG BỊ TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT TRỞ VỀ
1.1.

Khái niệm chung về hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Toà
án tuyên bố là đã chết trở về

1.1.1. Khái niệm thời kỳ hơn nhân
Theo khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 thì thời kỳ hôn nhân là
“khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn
đến ngày chấm dứt hôn nhân”.
Thời kỳ hôn nhân được hiểu là khoảng thời gian mà quan hệ vợ chồng cịn
tồn tại, tức là hơn nhân được pháp luật thừa nhận. Thời điểm bắt đầu thời kỳ hơn
nhân được tính như sau:
Theo thủ tục đăng ký kết hôn, ngày đăng ký kết hơn sẽ được tính từ ngày
hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào
sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn. Ngày này cũng là ngày tổ chức
đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam nữ để họ trở
thành vợ chồng. Đó chính là thời điểm bắt đầu thời kỳ hơn nhân.

Luật HN&GĐ 2014 cịn quy định những trường hợp “đặc biệt” và cách
xác định thời kỳ hôn nhân của từng trường hợp được bắt đầu và kết thúc vào thời
điểm nào. Cụ thể:
Trong trường hợp kết hôn trái pháp luật thì khoản 2 Điều 11 Luật
HN&GĐ 2014 có quy định: “Trong trường hợp tại thời điểm Tịa án giải quyết
yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hơn đã có đủ các điều
kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận
quan hệ hơn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ


8

thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này”. Như vậy,
nếu tại thời điểm có u cầu hủy mà các bên kết hơn trái pháp luật đã đáp ứng đủ
điều kiện kết hôn mà Luật quy định, cuộc sống hơn nhân hạnh phúc, có con và
tài sản chung thì khơng nhất thiết phải áp dụng pháp luật một cách máy móc là
tuyên hủy quan hệ hơn nhân đó, mà Tịa án có thể cơng nhận quan hệ hơn nhân
của họ nếu có u cầu. Như vậy, thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân trong
trường hợp này được tính từ ngày đăng ký kết hơn, hay chính là từ thời điểm các
bên khơng cịn vi phạm điều kiện kết hôn nữa.
Trường hợp đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền, theo quy định tại
Điều 13 Luật HN&GĐ 2014 thì trong trường hợp việc đăng ký kết hơn khơng
đúng thẩm quyền khi có u cầu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy
bỏ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và
yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Trong trường hợp này, thời kỳ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký
kết hơn trước, vì kể từ thời điểm đó đã tồn tại quan hệ hôn nhân.
Trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng theo quy định tại Điều 14
Luật HN&GĐ 2014 và hướng dẫn xử lý tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi

hành một số quy định của Luật HN&GĐ thì nam, nữ có đủ điều kiện kết hơn
theo quy định của Luật HN&GĐ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng
đăng ký kết hơn thì khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Vì
vậy, quan hệ hơn nhân trong trường hợp này được xác lập từ thời điểm đăng ký
kết hôn, tức là thời kỳ hôn nhân của vợ chồng trong trường hợp này được xác
định từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Thời kỳ hôn nhân trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố là đã chết mà sau đó người bị Tòa án tuyên bố chết trở về và


9

theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan thì Tịa án
ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Khi Tòa án ra
quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng
của người đó chưa kết hơn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục
kể từ thời điểm kết hơn, thời kỳ hơn nhân được tính từ thời điểm kết hơn. Trường
hợp người vợ hoặc người chồng cịn sống đã kết hơn với người khác thì quan hệ
hơn nhân sau của họ vẫn được pháp luật thừa nhận.
Thời điểm chấm dứt hơn nhân được xác định khi có các sự kiện sau:
Chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết. Như vậy, ngày một trong hai bên
vợ, chồng chết được xác định là ngày chấm dứt hôn nhân, xác định theo ngày
thực tế vợ hoặc chồng chết được ghi trong giấy chứng tử.
Chấm dứt hơn nhân khi có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng
là đã chết. Việc xác định ngày nào là ngày chấm dứt hôn nhân được xác định
theo quy định tại Điều 71 BLDS 2015.
Chấm dứt hôn nhân do ly hôn. Ngày chấm dứt hôn nhân sẽ là ngày bản án
xử cho ly hơn hoặc quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn của Tịa án có hiệu
lực pháp luật. Do vậy, đối với bản án sơ thẩm có thể chưa có hiệu lực pháp luật
ngay và đương sự có quyền kháng cáo. Trường hợp này, thời kỳ hơn nhân cịn

tiếp tục kéo dài cho đến khi hết thời hạn kháng cáo, mà đương sự không kháng
cáo, Viện kiểm sát nhân dân không kháng nghị hoặc cho đến khi có bản án ly
hơn tại cấp phúc thẩm.
1.1.2. Khái niệm hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên
bố là đã chết trở về
Khi một trong hai bên vợ, chồng chết thì quan hệ hơn nhân chấm dứt.
Dưới góc độ pháp luật, sự kiện chết của một cá nhân có thể là cái chết tự nhiên
và cũng có thể là cái chết pháp lý (Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã


10

chết). Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng trong trường hợp này là
một hậu quả tất yếu. Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng, bản chất của
hôn nhân được thể hiện ở sự chia sẻ các giá trị vật chất và tinh thần giữa vợ
chồng với nhau. Khi sự chia sẻ không thể thực hiện được do một trong hai bên
vợ chồng chết, thì khơng có lý do gì để hơn nhân giữa họ tiếp tục tồn tại. Chính
vì vậy, đối với pháp luật, khi một trong hai bên vợ chồng chết, thì quan hệ hôn
nhân giữa họ đương nhiên chấm dứt. Sự đương nhiên chấm dứt hôn nhân trong
trường hợp này được hiểu là khơng địi hỏi phải tiến hành những thủ tục đặc biệt
nào làm chấm dứt hơn nhân. Nói cách khác là bên chồng (vợ) cịn sống khơng
phải tiến hành thủ tục đăng ký việc chấm dứt hôn nhân này tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, mà chỉ cần thực hiện hành vi khai tử cho bên vợ (chồng) đã chết
theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch mà thôi.
Sau khi một bên vợ (chồng) chết, người chồng (vợ) còn sống được giữ lại
những quyền và lợi ích nhân thân của họ vốn được hình thành từ sự kiện kết hơn
như: quốc tịch, nơi cư trú,… Vấn đề tài sản thì giải quyết theo quy định của pháp
luật: một bên vợ (chồng) chết, nếu có u cầu thì tài sản chung của vợ chồng
được đem chia, phần tài sản của người đã chết được chia theo quy định của pháp
luật về thừa kế. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.

Trường hợp hôn nhân chấm dứt do một bên vợ (chồng) bị Tòa án tuyên bố
là đã chết cũng phát sinh hệ quả pháp lý giống như trong trường hợp vợ (chồng)
chết tự nhiên.
Thủ tục và các quy định về việc tuyên bố một người là đã chết tuân theo
quy định của BLDS và BLTTDS.
Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật
thì quan hệ hôn nhân của họ đương nhiên chấm dứt, người vợ (chồng) cịn lại có
quyền kết hơn với người khác. Tuy nhiên, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì


11

khơng có quyền kết hơn với người khác, dù người đó biết hoặc khơng biết về
quyết định của tịa án tuyên bố họ là người đã chết.
Vậy khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì pháp luật phải quy
định quyền và nghĩa vụ của họ trong các mối quan hệ gia đình và xã hội mà họ
phải thực hiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ và những người có
liên quan. Từ đó có thể rút ra khái niệm hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc
chồng bị tuyên bố là đã chết lại trở về như sau: “Hệ quả pháp lý khi một bên vợ
hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết lại trở về là những vấn đề pháp lý điều chỉnh
về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản liên quan đến bản thân người bị tuyên
bố là đã chết trở về và giữa người đó với những chủ thể khác có liên quan nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và các chủ thể đó”.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị
Tòa án tuyên bố là đã chết trở về
Luật HN&GĐ 2014 đã có những thay đổi tiến bộ so với Luật HN&GĐ
2000 khi quy định rõ hơn về hệ quả pháp lý trong trường hợp một bên vợ hoặc
chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về. Nếu như trước đây, Luật HN&GĐ
2000 chỉ có một điều luật điều chỉnh về vấn đề này thì Luật HN&GĐ 2014 đã bổ
sung thêm các điều luật giải quyết từng vấn đề cụ thể phát sinh khi một bên vợ

hoặc chồng bị tuyên bố chết trở về, mà chủ yếu là tập trung vào quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản.
Hệ quả pháp lý khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết
lại trở về được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác định quan hệ hơn
nhân giữa người bị Tịa án tun bố chết trở về với người còn lại, xác định quan
hệ giữa cha mẹ và con, và quan hệ tài sản của người đó với những người có liên
quan.


12

Việc quy định hệ quả này còn nhằm xác định các quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lý của người bị tuyên bố chết trở về với người chồng hoặc vợ của
họ, với con đẻ (con nuôi) và với những người có liên quan trong một số quan hệ
pháp luật khác ở những lĩnh vực khác nhau.
Ngồi ra, đây cịn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về hôn nhân cũng
như tài sản trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân.
1.2.

Pháp luật điều chỉnh hệ quả pháp lý khi một người bị tuyên bố là đã
chết

1.2.1. Điều kiện tuyên bố cá nhân chết
Chế định tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết là một chế định
đặc biệt của BLDS Việt Nam. Tuyên bố cá nhân chết sẽ đồng thời kéo theo một
loạt các hậu quả pháp lý khác. Chính vì vậy, nhằm duy trì trật tự các quan hệ
pháp luật hoặc chấm dứt một số quan hệ pháp luật mà người tham gia đã vắng
mặt lâu ngày, góp phần đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khác, các nhà làm
luật đã quy định việc tuyên bố một người là đã chết tại Chương III, Mục 5 BLDS
2015. Cụ thể là trong các điều luật sau:

Về điều kiện tuyên bố cá nhân là đã chết được quy định tại Điều 71 BLDS
2015. Theo đó, Điều 71 quy định điều kiện để tuyên bố một cá nhân đã chết như
sau: 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định
tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tịa án có hiệu
lực pháp luật mà vẫn khơng có tin tức xác thực là cịn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc
mà vẫn khơng có tin tức xác thực là còn sống;


13

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn
hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn khơng có tin tức xác thực là cịn sống,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và khơng có tin tức xác thực là cịn sống;
thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác
định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú
theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Có thể nói, việc tuyên bố cá nhân chết là một chế định đặc biệt nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và các chủ thể liên quan. Việc tuyên bố
một cá nhân đã chết sẽ làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lý quan trọng, nên để
giảm bớt những hạn chế và sai sót trong một số trường hợp mà cá nhân mất tích
vẫn cịn sống nhưng lại bị Tịa án tuyên bố là đã chết, trước khi ra quyết định
tuyên bố một người đã chết, Tòa án phải xem xét đầy đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, điều kiện về thời gian: đã qua thời hạn nhất định mà cá nhân đó
khơng có tin tức cịn sống hay đã chết.

Theo điều kiện trên, ta có thể thấy được, Tịa án chỉ tuyên bố cá nhân chết
nếu qua thời hạn luật định mà vẫn khơng có tin tức xác thực là họ còn sống. Đối
với mỗi trường hợp cụ thể thì sẽ có thời hạn khác nhau. Khoản 1, Điều 71 BLDS
quy định rõ về điều này:
Trong trường hợp tuyên bố chết với cá nhân mất tích: nếu đã qua thủ tục
tun bố mất tích, thì qua thời hạn là ba năm kể từ ngày tun bố mất tích của
Tịa án đối với cá nhân đó có hiệu lực pháp luật.


14

Trong trường hợp tuyên bố đã chết đối với người mất tích nhưng chưa qua
thủ tục tuyên bố mất tích: nếu cá nhân bị mất tích trong chiến tranh thì phải qua
năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà khơng có bất cứ tin tức nào về việc
người đó cịn sống hay khơng thì mới được u cầu Tịa án tun bố chết. Trong
trường hợp mất tích sau tai nạn, thảm họa hoặc thiên tai thì thời hạn đó là một
năm sau khi thảm họa, thiên tai đó chấm dứt và khơng có bất kì tin tức gì về việc
người đó cịn sống hay đã chết.
Đối với trường hợp tuyên bố đã chết đối với người biệt tích lâu ngày mà
chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải đáp ứng điều kiện về thời hạn là qua
năm năm kể từ ngày, tháng, năm biết được tin tức cuối cùng của người đó về sự
sống cịn của họ. Theo từ điển Hán-Việt, “biệt tích” là “hồn tồn mất tăm hơi,
tung tích”. Thời điểm biệt tích là ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó,
nếu khơng xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời điểm biệt tích được
tính từ ngày đầu tiên của tháng có tin tức cuối cùng, nếu khơng xác định được
ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời điểm biệt tích được tính từ ngày đầu tiên
của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng. Như vậy, tính từ thời điểm biệt tích, phải
sau năm năm thì các cá nhân liên quan mới có quyền u cầu Tịa án ra quyết
định tuyên bố chết với một người và thỏa mãn thời hạn đó thì Tịa án mới có thể
ra quyết định tuyên bố cá nhân chết.

Về mặt không gian: BLDS Việt Nam không quy định về phạm vi nơi có
tin tức cuối cùng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/HĐTP ngày
19/10/1990 của Tòa án nhân dân tối cao xác định khơng gian của nơi có tin tức
cuối cùng là nơi cư trú cuối cùng của người đó.
“Nơi cư trú cuối cùng” của người biệt tích là nơi cuối cùng mà nguyên
đơn, người yêu cầu biết được người đã biệt tích thường xun sinh sống tại đó
trước khi họ biệt tích.


15

Xác định nơi cư trú cuối cùng của cá nhân biệt tích bị tuyên bố chết là cơ
sở để tính thời hạn năm năm cho việc Tòa án ra quyết định tun bố chết. Trong
trường hợp người khơng có tin tức sống tại nơi cư trú cuối cùng của họ đã q
năm năm, nhưng nếu có căn cứ chính xác về việc người đó đã xuất hiện ở địa
phương khác thì ngày mà họ xuất hiện ở địa phương đó được coi là thời điểm để
bắt đầu tính thời hạn.
Ví dụ trong trường hợp: Ông Nguyễn Văn A là người có hộ khẩu thường
trú ở Nghệ An. Từ ngày 26/4/2000 ông bỏ nhà ra đi và người nhà ông không
nhận được bất cứ tin tức nào liên quan đến sự sống cịn của ơng A. Chính vì vậy,
đến ngày 26/4/2005 những người có liên quan u cầu Tịa án tun bố ơng A là
người chết. Tuy nhiên, trong q trình thụ lí vụ án trên, do có nguồn tin xác thực
chứng minh được việc ơng A có mặt tại thành phố Đà Nẵng vào ngày
06/11/2004 nên Tịa án khơng thể ra quyết định tuyên bố chết đối với ông A.
Trong trường hợp này, thời hạn năm năm không phải được xác định từ ngày ông
A bỏ nhà ra đi là ngày 26/4/2000 đến ngày 26/4/2005 mà thời hạn đó được xác
định từ ngày 06/11/2004 đến ngày 06/11/2009. Nếu trong thời hạn từ ngày
06/11/2004 đến ngày 06/11/2009 khơng có bất cứ tin tức nào nữa xác thực việc
ơng A cịn sống và xuất hiện ở một địa điểm nào đó thì sau ngày 06/11/2009 nếu
các cá nhân liên quan yêu cầu Tịa án mới có thể ra quyết định tun bố chết đối

với ông A.
Thứ hai, phải thông qua thủ tục thơng báo tìm kiếm.
Trước khi các cá nhân liên quan yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố đã
chết đối với một người nào đó thì họ có thể u cầu Tịa án ra thơng báo tìm
kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (nếu cá nhân biệt tích sáu tháng liền) theo
quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Xuất phát từ ý nghĩa của việc thông báo
tìm kiếm là tìm kiếm nhằm xác định lại lần cuối về tin tức người biệt tích trước


16

khi Tòa án ra quyết định về số phận pháp lý của họ đồng thời nâng cao tính xác
thực, khách quan, chính xác trong quyết định của Tịa án nên đó là thủ tục bắt
buộc khi Tịa án giải quyết u cầu tun bố một người mất tích. Vì vậy, khi giải
quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết mà chưa thơng qua thủ tục tun bố
mất tích (đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1
Điều 71 BLDS năm 2015) thì thơng báo tìm kiếm cũng là thủ tục bắt buộc. Đối
với trường hợp người đã bị tuyên bố mất tích nhưng sau ba năm kể từ ngày quyết
định tuyên bố mất tích của Tịa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn khơng có tin tức
gì để xác định người đó cịn sống và có u cầu tun bố người đó đã chết thì
vẫn phải tiến hành thơng báo thủ tục tìm kiếm. Vì có thể có trường hợp, trong
khoảng thời gian ba năm đó rất có thể người bị Tịa án tun bố mất tích xuất
hiện nhưng vì lý do nào đó mà họ và những người liên quan khơng u cầu Tịa
án hủy tun bố mất tích (Ví dụ như trường hợp cá nhân liên quan biết người bị
tuyên bố mất tích xuất hiện nhưng giấu giếm, để khi tun bố chết khơng phải
tính lại thời hạn khi người đó xuất hiện nhằm mục đích hưởng thừa kế). Việc
thông báo phải diễn ra công khai trên các phương tiện thơng tin đại chúng, báo
đài…
Như vậy, có thể thấy được việc thơng báo tìm kiếm là thủ tục bắt buộc nếu
muốn tuyên bố một cá nhân chết khi chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích là bắt

buộc. Đối với người đã tuyên bố mất tích, sau ba năm, kể từ ngày quyết định
tuyên bố mất tích của Tịa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn khơng có tin tức cịn
sống thì BLDS khơng quy định có bắt buộc phải thơng qua thủ tục thơng báo tìm
kiếm hay không. Tuy nhiên để đảm bảo cho sự khách quan, chính xác xét thấy
việc thơng báo tìm kiếm rất cần thiết và nên tiến hành để tránh một số trường
hợp đã nêu ở trên.
Thứ ba, phải có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.


17

Tại khoản 1, Điều 71 BLDS 2015 đã quy định về việc tuyên bố một người
đã chết, trong đó có điều kiện về việc phải có người có quyền, lợi ích liên quan
yêu cầu và phải thỏa mãn các điều kiện nhất định thì Tịa án mới có thể ra quyết
định tun bố mất tích: “Người có quyền, lợi ích liên quan có thể u cầu Tịa án
tun bố một người đã chết trong các trường hợp sau đây:…”.
Tính tới thời điểm hiện tại, BLDS chưa có giải thích cụ thể thế nào là
người có quyền, lợi ích liên quan. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu: Người có
quyền, lợi ích liên quan là người có mối quan hệ nào đó với người bị yêu cầu
tuyên bố đã chết hoặc mất tích (quan hệ dân sự, quan hệ lao động, quan hệ hơn
nhân gia đình), và lợi ích của họ trực tiếp bị ảnh hưởng trong trường hợp cá nhân
vắng mặt. Như chúng ta đã biết, khi một cá nhân bị tuyên bố chết thì đồng nghĩa
với việc tư cách chủ thể của họ bị chấm dứt hoàn toàn. Việc đó sẽ tác động trực
tiếp đến những người có liên quan với họ về quyền lợi, về nhân thân. Việc một
người vắng mặt q lâu cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến những người đó.
Mục đích của việc tun bố chết với cá nhân là gì? Đó là tạo ra cơ sở pháp
lý cho việc những người có quyền, lợi ích liên quan bảo vệ quyền lợi của mình.
Ví dụ như: Chủ nợ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết khi họ biệt tích
lâu ngày nhằm thu hồi khoản nợ từ tài sản của người đó để lại theo quy định của
pháp luật; Vợ hoặc chồng có quyền u cầu Tịa án tun bố chồng hoặc vợ

mình đã chết nếu người đó mất tích, biệt tích q lâu nhằm giải quyết các thủ tục
ly hôn theo các điều khoản được quy định trong Bộ luật Dân sự hay luật hơn
nhân gia đình nhằm tìm hạnh phúc mới. Những người được thừa kế có quyền
u cầu Tịa án tuyên bố người để lại thừa kế đã chết nếu người đó biệt tích q
lâu để được hưởng thừa kế…
Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Tịa án chỉ thụ lý
vụ việc khi có đơn khởi kiện, đơn u cầu. Chính vì vây, chỉ khi có yêu cầu của


18

người có quyền và lợi ích liên quan thì Tịa án mới có thể căn cứ vào những cơ
sở của pháp luật và thực tiễn của vụ việc để ra quyết định tuyên bố một người đã
chết.
Thứ tư, chỉ tuyên bố cá nhân đã chết đối với người không nằm trong tình
trạng bị truy nã theo lệnh của cơ quan điều tra.
Có thể nói đây là một trường hợp đặc biệt khi tuyên bố một người là đã
chết. Trong trường hợp này, mặc dù có yêu cầu của người có quyền và lợi ích
liên quan, đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện và thời hạn được quy định tại
khoản 1, Điều 71 BLDS 2015 thì Tịa án cũng có thể khơng ra quyết định tun
bố chết. Điều này xuất phát từ thực tiễn trong đời sống xã hội, đó là: cá nhân
phạm tội, gây nguy hại nghiêm trọng cho xã hội nhưng đã bỏ trốn sau khi thực
hiện hành vi phạm tội của mình để trốn tránh sự trừng trị của pháp luật. Như
chúng ta đã biết, trong Bộ luật Hình sự quy định về thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy
định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật Hình sự thì thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự được quy định như sau: Năm năm đối với các tội phạm ít

nghiêm trọng; Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; Mười lăm năm đối
với các tội phạm rất nghiêm trọng; Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
Trong thực tế, nhiều người phạm tội, nhất là sau khi phạm tội rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng sau khi thực hiện hành vi của mình liền bỏ trốn.
Việc bỏ trốn này đa phần là tạo nên tình trạng biệt tích, hồn tồn khơng có tin
tức gì về sự sống cịn của họ. Trong tình huống này, quyền và lợi ích hợp pháp


19

của những người liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Để bảo vệ quyền lợi của mình,
những người đó thường u cầu Tòa án tuyên bố cá nhân đã bỏ trốn kia đã chết.
Tuy nhiên, hiện nay Tịa án thường khơng dám tuyên bố một người đã chết trong
trường hợp người đó bị truy nã, bởi vì việc tun bố cá nhân chết sẽ trở thành
căn cứ đình nã. Bời vì quyết định truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã
chết, bị bắt hoặc có quyết định đình nã của cơ quan điều tra. Một khi tuyên bố
chết thì quyết định truy nã đó ngay lập tức hết hiệu lực, khi đó,cơ quan điều tra
sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc điều tra phá án hay khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, có thể thấy, trong trường hợp cá nhân đang bị truy nã thì việc
tun bố chết khơng nên tiến hành. Bởi vì việc đó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả cũng
như tạo ra nhiều ảnh hưởng khơng tốt đến q trình điều tra phá án và khởi tố vụ
án hình sự.
Ngồi ra, so với BLDS 2005 thì Điều 71 BLDS 2015 cịn bổ sung thêm
một quy định “3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải
được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã
chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Ngoài những điều kiện
đủ nêu trên đây thì việc tuyên bố một người là đã chết còn phải đáp ứng được
điều kiện cần đó là phải tn thủ đúng trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết được quy định

tại các điều từ Điều 391 đến Điều 393 BLTTDS 2015. Theo đó, để Tịa án tun
bố một người là đã chết, cần có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan và tài liệu chứng cứ kèm theo để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là
đã chết thuộc trường hợp theo quy định của BLDS gửi đến Tịa án có thẩm
quyền.
Việc chuẩn bị xét đơn u cầu tuyên bố một người là đã chết được thực
hiện trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời


×