Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 phân biệt nghĩa của từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.4 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT
NGHĨA CỦA TỪ

Người thực hiện: Lê Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1 – TP Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2021

1


Mục lục
Trang
I. Mở đầu
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3


II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thực trạng việc dạy học về nghĩa của từ trước khi áp dụng sáng
3
kiến kinh nghiệm
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
16
III. Kết luận, kiến nghị
17
1. Kết luận
17
2. Kiến nghị
17

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
2


Hiện nay, giáo dục tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới tồn diện, đồng bộ
nội dung, chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu của bậc
Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học Trung
học cơ sở. Để thực hiện được mục tiêu này thì vai trị của người giáo viên đặc biệt
quan trọng. Dạy học sinh làm người và trang bị tri thức cho học sinh là hai cơng việc
song song. Chính vì thế địi hỏi mỗi giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù

hợp thông qua việc giảng dạy tất cả các mơn học trong nhà trường để đặt nền móng
vững chắc cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của xã hội. Vì vậy việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở
Tiểu học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học phân môn “Luyện từ và câu” ở
lớp 5 nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay đó là: “Dạy - học dựa vào
các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”. Phân môn “Luyện từ và
câu” trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học về Tiếng Việt, những kĩ năng
sử dụng Tiếng Việt để học sinh tự hồn thiện nhân cách của mình ở phương diện
ngơn ngữ và văn hóa. Học sinh cần học tốt mơn học này để có cơ sở học tốt những
mơn học khác, học sinh cần phải được học rất thiết thực nhằm phát triển kĩ năng
giao tiếp của mình. Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy việc tổ
chức dạy học phải được xây dựng thành hệ thống việc làm cho học sinh để các em tự
chiếm lĩnh kiến thức và hình thành phát triển được các kĩ năng cần thiết. Xây dựng
được một hệ thống bài tập tốt và tổ chức thực hiện chúng một cách hiệu quả có vai
trị quyết định đối với chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu.
Chương trình mơn Tiếng Việt lớp 5, phân mơn Luyện từ và câu phần nội dung
nghĩa của từ được tập trung biên soạn một cách khoa học và có hệ thống. Từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa là mảng kiến thức quan trong của
phân môn Luyện từ và câu. Qua thực tế giảng dạy, tơi nhận thấy các em học sinh dễ
dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng khơng khó khăn,
tuy nhiên giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì học sinh thường nhầm lẫn và khả
năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là khó đối với học sinh. Mặt khác, khi
dạy về nghĩa của từ ̣ hầu như giáo viên ít có sách tham khảo, chưa có nhiều tài liệu
đề cập đến vấn đề này. Trăn trở về vấn đề trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ
về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì thế, tơi đã
3



chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt nghĩa
của từ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích:
- Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa góp
phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh.
- Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tách được ý nghĩa từ vựng
của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ.
- Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong khi nói
hoặc viết, để từ đó các em sử dụng được vốn từ làm công cụ giao tiếp tư duy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp kiểm tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt là cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ
thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng biểu
cảm của ngôn ngữ, quy tắc hoạt động của ngôn từ), đồng thời hình thành cho học
sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngồi ra Tiếng Việt cịn là công cụ giao
tiếp và tư duy. Môn Tiếng Việt cịn trang bị cho học sinh một số cơng cụ để tiếp nhận
và diễn đạt mọi kiến thức khoa học. Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác.
Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện, là điều kiện thiết yếu của q trình
học tập. Chính vì thế, giáo viên phải có những phương pháp dạy học phù hợp với
đặc trưng của bộ môn, mặt khác phải có kiến thức Tiếng Việt dạy học phù hợp và
khơng ngừng học hỏi để nâng cao trình độ.

Trong chương trình mơn Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từ được
tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần luyện từ và câu. Nhiều năm liền
trong q trình dạy học, tơi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các
từ trái nghĩa, việc tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cũng khơng mấy vất vả, tuy
4


nhiên khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn
và khả năng phân biệt các từ đồng âm với từ nhiều nghĩa của học sinh không được
như mong đợi của cô giáo kể cả một số học sinh học tốt đơi khi cũng làm thiếu chính
xác. Vì từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành từ quy luật tiết kiệm của
ngơn ngữ - dùng ít kí hiệu nhưng biểu đạt được nhiều. Tuy nhiên chúng là hai lớp từ
khác nhau. Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên, do
chuyển nghĩa quá xa mà thành, do từ vay mượn trùng với từ sẵn có, do từ rút gọn
trùng với từ sẵn có, … Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều
nghĩa hình thành do cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Các
nghĩa của từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau. Nhưng cũng có khi cùng một hình
thức ngữ âm vừa có thể có hiện tượng đồng âm, vừa có thể có hiện tượng nhiều
nghĩa. Trăn trở về vấn đề này, qua những năm dạy lớp 5 tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm nhỏ về cách dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm
với từ nhiều nghĩa. Sau đây tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ ấy qua bài
viết: “Kinh nghiệm giuwps học sinh lớp 5 phân biệt nghĩa của từ”.” nhằm giúp
học sinh tháo gỡ những lầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, nhận diện các từ
đồng nghĩa, trá nghĩa.
2.2. Thực trạng việc dạy – học về nghĩa của từ trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chương trình Luyện từ và câu của lớp 5
* Thời lượng chương trình:
Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5 chương trình Tiếng Việt lớp 5,. Các em
được học khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh

phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu trong đó có các từ đồng âm. Bài luyện tập
về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng trong chương trình dành cho kiến
thức này cịn ít. Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh
được học khái niệm về từ nhiều nghĩa., Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang
nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nếu các nét nghĩa khác nhau của
một từ.
* Dạng bài tập của sách giáo khoa:
Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa rất ít. Duy nhất có 1 bài
tập (bài 1 trang 82 - TV5 - tập 1) có dạng phân biệt, nhận diện từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa. Như vậy số lượng bài tập thực hành giúp học sinh phân biệt từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa cịn q ít.
5


2.2.2.Thực trạng việc dạy của giáo viên
Kinh nghiệm thực tế giảng dạy, qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, tôi
nhận thấy:
Bản thân giáo viên Tiểu học phải dạy nhiều môn học không chuyên sâu về
một bộ môn nên kiến thức cũng chưa nắm sâu nhất là kiến thức phần nghĩa của từ
trong Tiếng Việt ở lớp 5. Việc giáo viên giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa thường gặp nhiều khó khăn, bởi phần kiến thức đưa vào trong chương
trình chỉ ở mức độ đơn giản. Phần nghĩa của từ mới dùng ở khái niệm, thông qua
các bài tập thực hành giúp học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức. Chương trình chưa
chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Do
vậy đôi khi giáo viên cũng cảm thấy lúng túng, nhầm lẫn trong các trường học phức
tạp.
Bên cạnh những khó khăn về chun mơn của giáo viên thì thời gian để trao
đổi chun mơn cịn ít bởi trong một buổi sinh hoạt chun mơn cịn nhiều vấn đề
cần thảo luận thống nhất.Chính vì vậy vấn đề đầu tư chuyên sâu kĩ càng cho kiến
thức từ đồng âm , từ nhiều nghĩa chưa có sự đầu tư thích đáng nên hiệu quả giờ dạy

chưa cao.
2.2.3. Thực trạng việc học của học sinh.
*Phần kiến thức từ nhiều nghĩa đối với các em cịn khó, cịn trừu tượng:
Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về từ đồng âm học sinh tiếp thu và
làm bài nhanh hơn khi học và làm bài tập về từ nhiều nghĩa, có lẽ bởi từ nhiều nghĩa
trừu tượng hơn. Đặc biệt, khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng
âm, các từ có quan hệ nhiều nghĩa với nhau trong một số văn cảnh thì đa số học sinh
lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. Lúc đầu, khi đang còn dạy tách bạch từng bài
về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi thấy phần lớn các em làm bài trong vở bài tập
tương đối đạt yêu cầu.
* Vốn từ và vốn hiểu biết của các em còn hạn chế:
Khi học phần từ nhiều nghĩa, việc xác định nghĩa chuyển đối với các em là rất
khó bởi vốn hiểu biết về nghĩa của từ có giới hạn. Các nét nghĩa chuyển, mối quan
hệ giữa nghĩa chuyển và nghĩa gốc, các em khó phân biệt tìm ra nét chung. Dạng bài
tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, học sinh còn lung túng.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÂN BIỆT NGHĨA CỦA TỪ
2.3.1. Giúp học sinh nắm vững khái niệm cơ bản về từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa
6


Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa,
trước hết giáo viên yêu cầu học sinh hiểu và thuộc ghi nhớ( khái niệm) của bài học.
Tâm lí học sinh thích làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc
lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Chính vì thế, tơi thường cho học sinh
nắm khái niệm bằng những hình thức, cách làm như sau:
Bước 1: Hướng dẫn phân tích ngữ liệu phần nhận xét để tiếp cận với khái
niệm.
Khi học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm, giáo viên tổ
chức các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học sinh

phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa. Ở bước làm này, tất cả các đối tượng học sinh đều thực
hiện xâm nhập yêu cầu ngữ liệu qua các phương pháp dạy học: Hỏi đáp, thảo luận
nhóm, nêu vấn đề, quan sát…
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự tổng hợp và nắm nội dung phần ghi nhớ.
Ở bước này, giáo viên có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm,
nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ. Tâm lí học sinh làm những
bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc lòng, ngại viết các đoạn, bài cần
yếu tố tư duy. Biết vậy tôi thường cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối
tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhóm đơi, có lúc thi đua xem ai nhanh
nhất, ai đọc tốt. Cách làm này tôi đã cho các em thực hiện ở các tiết học trước đó (về
từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) do đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn
cách tổ chức như trước mà thực hiện.
Bước 3: Củng cố việc nắm khái niệm ở phần luyện tập
Chuyển sang phần luyện tập, giáo viên tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học
để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Sau mỗi bài tập giáo viên
lại củng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội dung bài học, liên hệ thực tế và
liên hệ tới các kiến thức đã học của phân mơn LTVC nói riêng và tất cả các mơn
học nói chung.
Ví dụ: Dạy khái niệm từ đồng âm tiết 10- tuần 5
Bước 1: HDHS phân tích ngữ liệu phần nhận xét để tiếp cận khái niệm từ
đồng âm.
Bài 1,2: Viết các câu lên bảng:
Ông ngồi câu cá.
Đoạn văn này có năm câu.
7


- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:
+ Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?

+ Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì ?
+ Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên.
- Từ những phần câu hi trờn,hc sinh s nm c:
Câu (1): câu cá : bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ (thờng có mồi)
buộc ở một đầu sợi dây.
Câu (2): câu văn : đơn vÞ cđa lêi nãi …
- Giáoviên kết luận về câu trả lời bài tập phần nhận xét.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự tổng hợp và nắm nội dung phần ghi nhớ.
GV khẳng định từ câu trong 2 câu trên là từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là từ như thế
nào ?
- Câu hỏi này thường chú trọng đến đối tượng học sinh hoàn thành tốt trả lời được.
- Sau khi học sinh kết luận tự rút ra được khái niệm, giáo viên cho học sinh học
thuộc luôn khái niệm (ghi nhớ): Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng
khác hẳn nhau về nghĩa (theo SGK TV5 – tập 1 – trang 51)
- Cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ để các em dễ hiểu và dễ nhớ.(2 y: giống âm
nhưng khác nghĩa)
Bước 3: Củng cố việc nắm khái niệm từ đồng âm ở phần luyện tập
Phần bài tập thực hành luyện tập: Xác định nghĩa của từng cặp từ : Hòn đá và đá
bóng
- Phần này, tơi cho học sinh mức hồn thành sử dụng từ điển Tiếng Việt để nắm
nghĩa từ. Sau khi các em giải thích xong, giáo viên cần sử dụng đồ dùng dạy học,
tranh ảnh minh hoạ nhằm giúp học sinh dễ dàng phân biệt nghĩa của từ: đá trong
hòn đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hịn; đá trong đá
bóng là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bong vào khung thành
đối phương.

8


hịn đá


đá bóng
Từ việc luyện tập, các em lại ghi nhớ sâu khái niệm về từ đồng âm một lần nữa.
Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện theo
quy trình các bước:
Bước 1: Hướng dẫn phân tích ngữ liệu phần nhận xét để tiếp cận với khái niệm từ
đồng âm hoặc từ nhiều nghĩa.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự tổng hợp và nắm nội dung phần khái niệm đồng âm
hoặc từ nhiều nghĩa..
Bước 3: Củng cố việc nắm khái niệm ở phần luyện tập
Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ và
câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:
- Phương pháp hỏi đáp
- Hình thức học cá nhân
- Phương pháp giảng giải
- Thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan
- Tổ chức trò chơi
- Phương pháp luyện tập thực hành
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giống nhau về âm (nói đọc giống nhau, viết cũng
giống nhau). Làm thế nào để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa ? Vậy mấu chốt của vấn đề là phải làm cho học sinh hiểu đúng bản chất kiến
thức. Điểm khác nhau cơ bản từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là :
+ Từ đồng âm với nhau thì ln ln đồng âm trong tất cả mọi hoàn cảnh sử dụng.
Các từ đồng âm bao giờ cũng khác hẳn nhau về nghĩa. Bản thân mỗi từ đều mang nét
nghĩa riêng biệt, khơng thể tìm được một nét nghĩa chung nào giữa các từ.
+ Từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa.
Để đạt được mục đích của biện pháp này, tơi đã thực hiện theo các bước sau :

Bước 1 : Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ cần xét tới
Khi chưa biết từ trong bài là địng âm hay nhiều nghiã thì giáo viên cần :
- Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh nêu cách hiểu của mình về nét nghĩa của từ trong
bài mà các em có được từ vốn sống hiểu biết của mình.
- Nếu có trường hợp học sinh do vốn từ ngữ hạn chế, tôi cho các em sử dụng từ điển
Tiếng Việt để tra.
9


- Nếu mức độ học sinh chưa nắm rõ trên từ điển, tơi cho học sinh quan sát hình ảnh
thể hiện nghĩa của từ cần tìm hiểu (hình ảnh thơng qua phương tiện dạy học dưới
dạng bài giảng điện tử powerpoin.)
Bước 2 : Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt nghĩa gốc nghĩa chuyển.
Khi gặp hai hoặc nhiều nghĩa của từ trong văn cảnh, muốn biết từ đó dùng theo
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh thông qua cách nhận
biết trực quan như sau:
- Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc tính
chất, hành động cụ thể, mà các em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó
được dùng theo nghĩa gốc.
- Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc
hành động, tính chất mà các em khơng thể cảm nhận bằng giác quan thì từ đó được
dùng theo nghĩa chuyển.
- Từ nhiều nghĩa, trong đó chỉ có một nghĩa gốc, các nghĩa khác là nghĩa chuyển,
nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối quan hệ với nghĩa gốc, nghĩa chuyển được suy ra
từ nghĩa gốc. Các từ mang nghĩa chuyển thì thường có thể nêu nghĩa bằng cách thay
thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ)
Ví dụ: Dạy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong bài tậpTiết 16- Tuần 8
Ví dụ : Từ “đường” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghía?
- Từ “đường” (1) trong “đường rất ngọt”
- Từ “đường” (2) trong “đường dây điện thoại”

- Từ “đường” (3) trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp”
Bước 1: Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ cần xét tới là từ « đường »
- Để có được kết luận đúng, trước hết giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu nghĩa của
các từ “đường” (1) “đường” (2), “đường” (3) là gì?
- Giáo viên u cầu giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có
vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, tôi luôn chú
trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức tích lũy cho
mình vốn sống .
- Khơng phải đối tượng học sinh nào cũng có vốn sống , vốn từ phong phú nên số
học sinh không huy động được vốn từ của mình có thể cho các em sử dụng tra từ
điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện pháp giải nghĩa từ.
Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy:
10


Từ “đường” (1): chỉ một chất có vị ngọt.
Từ “đường” (2) chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc.
Từ “đường” (3) chỉ lối đi cho các phương tiện, người, động vật.
- Nếu từ điển một số em khơng có hay céc em chưa hiểu cụ thể thì tơi cho quan sát
hình ảnh của 3 từ đường trong 3 ví dụ trên.
Bước 2: Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt nghĩa gốc nghĩa chuyểncủa từ « đường »
- Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc các
em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Dựa
vào điều này, các em sẽ chỉ ra từ “đường” (3) trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn
nhịp” mang nghĩa gốc.
- Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng có nét
nghĩa chung với nghĩa gốc thì ở đây các em sẽ thấy được từ “đường” (2) chỉ dây
dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc.
Với hai bước trong biện pháp trên, các em biết kết quả sẽ là :
Từ “đường” (1) và từ “đường” (2) có nghĩa hồn tồn khác nhau, khơng có nét nghĩa

chung – kết luận hai từ này là từ đồng âm
Tương tự như trên từ “đường (1) và từ “đường” (3) cũng hoàn toàn khác nhau về
nghĩa nên hai từ nay cũng là từ đồng âm
Từ “đường” (2) và từ “đường” (3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở của
từ “đường” (3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ “đường” (2) có nghĩa truyền đi theo
vệt dài (dây dẫn). Như vậy từ “đường (3) là nghĩa gốc, còn từ “đường” (2) là nghĩa
chuyển – kết luận “đường” (2) và “đường” (3) là từ nhiều nghĩa
2.3.3. Xây dựng phương pháp dạy về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Trong quá trình dạy học các bài Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, ngoài việc chuẩn
bị kế hoạch lên lớp chu đáo, chi tiết cùng với vốn từ ngữ phong phú của gaios viên
thì bản thân giáo viên khi thực hiện tiết dạy cần kết hợp linh hoạt các phương pháp,
hình thức dạy học tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ và câu và vận dụng
các phương pháp, hình thức dạy học như:
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực hành.
a. Dạy dạng bài hình thành kiến thức mới

- Hình thức học cá nhân.
- Thảo luận nhóm.
- Tổ chức trị chơi.

11


Khi dạy bài Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, giáo viên cần thực hiện theo quy trình
các bước
Bước 1: Cho học sinh nhận biết, phân tích ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản
chất của từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.

Bước 2: Rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nêu khái niệm
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lấy thêm ví dụ về các trường hợp từ đồng
âm hay từ nhiều nghĩa.
Qua việc học sinh tự lấy thêm ví dụ, giáo viên có thể nắm bắt được mức độ hiểu bài
của học sinh và có thể giúp các em giải quyết các trường hợp các em còn nhầm lẫn
giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Bước 4: Luyện tập, củng cố kiến thức thông qua các bài tập.
Trong chương trình sách giáo khoa, bài từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài “từ
đồng âm”. Để giúp học sinh tránh sự nhầm lẫn từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì
ngay khi dạy bài Từ đồng âm, giáo viên có thể đưa thêm ví dụ về các trường hợp
khơng phải đồng âm để các em nhận xét.
Ví dụ : Dạy bài Từ nhiều nghĩa
Bước 1: Cho học sinh nhận biết, phân tích ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản
chất của từ nhiều nghĩa.
- Ở bước này, thông thường tôi thường sử dụng biện pháp dạy học : hỏi đáp, giảng
gải, trực quan.
Bài tập1 phần nhận xét : HS tìm hiểu nghĩa của các từ : tai, răng, mũi với các nét
nghĩa.
A- Từ
B- Nghĩa
Tai
a/ Bộ phận ở hai bên đầu người hoặc động vật dùng để nghe.
Răng
b/ Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giũ
và nhai thức ăn.
Mũi
c/ Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương
sống, dùng để thở và ngửi.
Bài tập 2 Phần nhận xét: Từ việc nắm nghĩa ở bài tập 1, việc thực hiện bài tập 2 là dễ
dàng với học sinh thông qua biện pháp trực quan, học sinh được quan sát hình ảnh :

răng chiếc cào, mũi thuyền rẽ nước, tai của chiếc ấm. Nghĩa của các từ tai, răng,
mũi không giống ở bài tập 1.
- Giáo viên hỏi : Nghĩa của từ răng, tai,mũi ở bài tập 1 và 2 có gì giống nhau ?
Đây là một câu hỏi để các em bắt đầu tiếp cận với nét nghĩa chung của 2 bài tập trên
nên tôi yêu cầu học sinh phải thảo luận để rút ra điểm giống nhau :
12


+ Răng : đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp thành hàng.
+ Tai : Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như tai người.
+ Mũi : Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhơ ra phía trước.
Bước 2: Rút ra các đặc điểm của từ nhiều nghĩa và nêu khái niệm :
- Giaos viên: như vậy các Nghĩa các từ tai, răng, mũi ở bài tập 1 là nghĩa gốc.
Nghĩa các từ tai, răng, mũi ỏ bài tập2 là nghĩa chuyển.
- Học sinh tổng hợp rút ra được khái niệm từ nhiều nghĩa và nắm được nghĩa gốc,
nghĩa chuyển.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lấy thêm ví dụ về các trường hợp từ
nhiều nghĩa.
Qua việc học sinh tự lấy thêm ví dụ, giáo viên có thể nắm bắt được mức độ hiểu bài
của học sinh và có thể giúp các em giải quyết các trường hợp các em còn nhầm lẫn
giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Đối tượng các em hoàn thành tootslaays ví dụ về từ nhiều nghĩa( chỉ các bộ phận
của người : Từ tay Ví dụ : Tay ghế, tay áo, tay bị đau đều là từ nhiều nghĩa
Bước 4: Luyện tập, củng cố kiến thức thông qua các bài tập.
Bài tập :Xác định nghĩa từ ăn trong câu nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
a) Bữa tối, nhà em thường ăn cơm muộn.
b) Xe này ăn xăng quá!
c) Mẹ tôi là người làm công ăn lương.
Để củng cố kiến thức qua bài tập luyện tập, tôi yêu cầu học sinh dựa vào dấu hiệu
vào mức độ cụ thể, trừu tượng để thực hiện bài tập:

- Ăn: chỉ hoạt động từ đưa thức ăn vào miệng. Hành động “ăn” trong câu a, là hành
động cụ thể (dùng miệng để ăn) Từ “ăn” trong câu a, được dùng theo nghĩa gốc.
- Ăn: chỉ hoạt động tiêu thụ năng lượng để máy móc hoạt động. Hành động “ăn”
trong câu b, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu b, được
dùng theo nghĩa chuyển.
- Hành động ăn trong câu c, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn”
trong câu c, được dùng theo nghĩa chuyển.
Như vậy, từ “ăn” nào chỉ hành động cụ thể (dùng miệng để ăn) thì từ đó được
dùng theo nghĩa gốc. Từ “ăn” chỉ hành động (không dùng miệng) là những từ dùng
theo nghĩa chuyển.
Khi dạy bài từ nhiều nghĩa, sau khi học sinh đã nắm được khái niệm cũng như
đặc điểm cửa từ nhiều nghĩa, giáo viên có thể cho học sinh tìm ra những điểm giống
13


nhau và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, đồng thời có thể đưa thêm ví
dụ giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Nội dung
này, tôi thực hiện vào phần củng cố tiết học.
Ví dụ:
- Từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao?
Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường – một chỉ vàng
Ở bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định
kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau khi
học sinh trả lời giáo viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp trên có quan hệ đồng
âm vì nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp hoàn toàn khác nhau, khơng có quan
hệ về nghĩa.
b. Dạy dạng bài Luyện tập
Ở dạng loại hình tiết Luyện tập kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa( chủ
yếu là từ nhiều nghĩa), tôi thường sử dụng các phương pháp thảo luận, trò
chơi,phương pháp loại trừ, sử dụng từ điển Tiếng Việt, sử dụng phiếu học tập… và

các phương tiện dạy học như : ti vi, máy chiếu. Với những phương pháp, phương
tiện dạy học đổi mới này sẽ giúp học sinh nắm kiến thức , kĩ năng cơ bản, kiến thức
kĩ năng nâng cao được dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Trong tiết luyện tập, mục đích quan
trọng là củng cố khắc sâu cho học sinh trong quá trình thực hành bài tập theo từng
đối tượng học sinh- giáo viên cần cá thể hóa trình độ học sinh trong tiết học.
- Đối với đối tượng học sinh đạt mức hoàn thành : Các em cần được tiếp xúc và
thực hiện tốt các bài nhận diện và hiểu kiến thức một cách trực tiếp.
Ví dụ : Bài1 ( tiết Luyện tập từ nhiều nghĩa) : Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp
cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A.
A
B
1. Bé chạy lon ton trên sân
a. Hoạt động của máy móc
2. Tàu chạy băng băng trên đường ray b. Khẩn trương tránh những điều không
3. Đồng hồ chạy đúng giờ
may sắp xảy đến
4. Dân làng khẩn trương chạy lũ
c. Sự di chuyển nhanh của phương tiện
giao thông
d. Sự di chuyển nhanh bằng chân.
Đáp án: 1-d, 2-c, 3-a, 4-b
Đối với những bài tập trên, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để nối
những cụm từ hoặc câu với nghĩa thích hợp ở những trường hợp dễ nhận thấy trước.
14


Trường hợp khó cịn lại nếu học sinh chưa hiểu nghĩa các em có thể vận dụng cả
phương pháp loại trừ.
Để nhận diện được một từ nào đó có phải là nghĩa chuyển được hiểu rộng từ
nghĩa gốc của từ đó hay khơng.

Đối với đối tượng học sinh tiếp thu nhanh ở mức hoàn thành tốt : Giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm ra những nét giống nhau trong ý nghĩa của các từ. Nếu từ đó
có nét giống so với nghĩa ban đầu thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. Các từ
chạy ở câu 2,3,4 là nghĩa chuyển và tìm ra nét nghĩa chung nhất của từ chạy
Nếu từ đó có nghĩa hồn tồn khác xa với nghĩa ban đầu thì từ đó là từ đồng âm.
2.3.4. Xây dựng, bổ sung hệ thống bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, ngoài các bài tập
trong sách giáo khoa, giáo viên cần xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh khắc
sâu kiến thức của từng bài. Các bài tập này giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh
trong các tiết Thực hành Tiếng Việt. Với cùng một ngữ liệu song giáo viên có thể
chủ động đưa ra yêu cầu phù hợp với từng giai đoạn học tập hay phù hợp với từng
nhóm đối tượng học sinh giúp học sinh khắc sâu kiến thức, giúp học sinh tháo gỡ
những nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa góp phần làm giàu thêm vốn từ
cho học sinh.
Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ
Bài tập dạy bài: Từ đồng âm
Bài tập: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau:
Cánh đồng (1) – tượng đồng (2) – một nghìn đồng (3)
Bài tập này, giáp viên giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ “đồng” ở mỗi trường học:
“đồng” (1) chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng, dùng để cấy, trồng trọt. “đồng” (2) là
kim loại; “đồng” (3) là đơn vị tiền tệ Việt Nam.
- Nghĩa của các từ “đồng” trong các trường hợp trên hoàn toàn khác nhau, vậy chúng
là những từ đồng âm.
Bài tập dạy bài: Từ nhiều nghĩa
Bài tập 2: Tìm từ có thể thay thế từ “ăn” trong các câu sau:
- Cả nhà ăn tối chưa?
- Loại ô tô này ăn xăng lắm
- Tàu ăn hàng ở cảng
- Ông ấy ăn lương rất cao

15


- Câu làm như vậy dễ ăn đòn lắm
- Da cô ấy ăn nắng quá
- Hồ dán không ăn
- Hai màu này rất ăn với nhau
- Rễ tre ăn ra tới ruộng
- Mảnh đất này ăn về xã bên
- Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam.
Với các bài tập trên, sau khi học sinh đã học cả 2 bài từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa, giáo viên có thể thay đổi yêu cầu, nâng cao mức đội của bài tập, giúp học sinh
khắc sâu kiến thức, khắc phục những nhầm lẫn về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hay phân biệt từ nhiều nghĩa
Bài tập 1: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước, chiếu, kén
Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là hai
câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau.
VD: - Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm
- Bố mẹ em cũng đang bàn chuyện cưới vợ cho anh trai.
Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa
Bài tập 1: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những
từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau?
- Giá vàng (1) nước ta tăng đột biến
- Tấm lòng vàng (2)
- Ơng tơi mua một bó vàng (3) lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.
Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ “vàng” rồi xác
định mối quan hệ giữa chúng.
Từ “vàng” (1) và “vàng” (2) có quan hệ là từ nhiều nghĩa, từ “vàng” (3) từ “vàng”
(1) có quan hệ là từ đồng âm
Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho

Bài tập 1: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A.
A
B
1. Bé chạy lon ton trên sân
a. Hoạt động của máy móc
2. Tàu chạy băng băng trên đường ray b. Khẩn trương tránh những điều không
3. Đồng hồ chạy đúng giờ
may sắp xảy đến
4. Dân làng khẩn trương chạy lũ
c. Sự di chuyển nhanh của phương tiện
giao thông
16


d. Sự di chuyển nhanh bằng chân.
Đáp án: 1-d, 2-c, 3-a, 4-b
Đối với những bài tập trên, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để nối
những cụm từ hoặc câu với nghĩa thích hợp ở những trường hợp dễ nhận thấy trước.
Trường hợp khó cịn lại nếu học sinh chưa hiểu nghĩa các em có thể vận dụng cả
phương pháp loại trừ.
Ở cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có mặt cả bốn dạng bài tập trên. Tuy
vào từng thời điểm, tùy từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể đưa ra mức yêu
cầu khác nhau.
b. Cách bổ sung các dạng bài cho học sinh
* Đối với tiết dạy chính khóa: Ngồi hệ thống bài tập của SGK , tôi bổ sung
dạng bài tập phân biệt nghĩa của từ , dạng nối từ với nghĩa đã cho và dạng đặt câu
để phân biệt nghĩa. Áp dụng loại hình bài tập này để thực hiện sau khi rút ra kiến
thức mới ( kiểm tra việc nắm khái niệm phần ghi nhớ của học sinh) và đưa vào phần
củng cố cuối tiết học thường ấp dụng cho đồng loạt các đối tượng học sinh trong lớp
nhất là các học sinh ở mức hoàn thành.

- Đối với đối tượng học sinh năng khiếu : Tôi cho các em hoàn thành hết số
lượng bài tập của sách giáo khoa (Tiết 10- tuần 5 : Bài từ đồng âm). Ở bài tập 3,4
của tiết này, đối tượng học sinh năng khiếu phải nêu được tác dụng của từ đồng âm.
* Đối với tiết Tiếng Việt củng cố: Mục đích của tiết học thực hành giúp
củng cố kiến thức theo chuẩn cho học sinh và nâng cao cho đối tượng năng khiếu.
- Đối với đối tượng học sinh ở mức độ hoàn thành : Đưa hệ thống dạng bài
tập Phân biệt quan hệ từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để các em nắm sâu và hiểu bản
chất về nghĩa của từ. Ở tiết này, tôi tập trung dạy dạng nhận diện, phân biệt nghĩa
của từ.
Ví dụ : Những từ cánh, chân, lưng trong bài thơ sau đây được dùng với nghĩa gốc
hay nghĩa chuyển?
Bên nay là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm lành xanh mát bóng cây
Song xa trắng cánh buồm bay lưng trời.
(Các từ in đậm trong các trường hợp trên được dùng với nghĩa chuyển

17


- Đối với đối tượng học sinh hoàn thành tốt: Cũng nhận diện và hiểu về nghĩa của
từ nhiều nghĩa, tôi không yêu cầu nhận diện trực tiếp mà yêu cầu các em phải qua
bước hiểu thày thế được từ với mức độ cao hơn
Bài tập 1: Tìm từ có thể thay thế từ “ăn” trong các câu sau:
- Cả nhà ăn tối chưa?
- Loại ô tô này ăn xăng lắm
- Tàu ăn hàng ở cảng
- Ông ấy ăn lương rất cao
- Câu làm như vậy dễ ăn đòn lắm
- Da cô ấy ăn nắng quá

- Hồ dán không ăn
- Hai màu này rất ăn với nhau
- Rễ tre ăn ra tới ruộng
- Mảnh đất này ăn về xã bên
- Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam.
Với các bài tập trên, sau khi học sinh đã học cả 2 bài từ đồng âm và từ nhiều nghĩa,
giáo viên có thể thay đổi yêu cầu, nâng cao mức đội của bài tập, giúp học sinh khắc
sâu kiến thức, khắc phục những nhầm lẫn về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
* Một số nội dung nâng cao: Trường hợp dùng từ đồng âm để chơi chữ
Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, bài “Dùng từ đồng âm để chơi chữ”
đã được cắt bỏ theo chương trình giảm tải, tuy nhiên ngồi các tiết dạy chính khóa,
nếu có điều kiện, giáo viên có thể cho học sinh làm quen với dạng bài tập này, giúp
làm phong phú vốn từ của học sinh và khắc sâu hơn kiến thức về từ đồng âm.
* Đối với việc hướng dẫn tự học ở nhà
Hướng dẫn các em hệ thống dạng bài tập về từ nhiều nghĩa phân biệt nghĩa( ở
hai mức độ cho HS tiếp thu chưa nhanh và bộ phận lớn học sinh cịn lại cần được
nâng cao).Ví dụ :
Bài tập 1: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước, chiếu, kén
Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là hai
câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau.
VD: - Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm
- Bố mẹ em cũng đang bàn chuyện cưới vợ cho anh trai.
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “đứng”
Đứng: Nghĩa 1: ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền
18


Nghĩa 2: Ngừng chuyển động
Giáo viên có thể gợi ý nghĩa 1, nói tới một tư thế của người hoặc động vật. Nghĩa 2
nói tới trạng thái của một đồ vật hiện tượng, dựa vào gợi ý đó học sinh có thể đặt

câu.
Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ
Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại
Bài tập 3: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ cân hãy đặt một câu
- Dụng cụ đo khối lượng (câu là danh từ)
- Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân (cân là động từ)
- Có hai phía nang bằng nhau, khơng lệch (cân là tính từ)
2.3.5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh dễ hiểu và nhớ nội
dung kiến thức, kĩ năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Hoạt động ngoại khóa bao giờ cũng đem đến cho học sinh sự hứng thú. Mục
đích học tập được truyền tải qua hoạt động này giúp các em đến với kiến thức một
cách tự nhiên và tự nguyện để các em nắm kiến thức một cách dễ hiểu. Xét về kiến
thức nghĩa của từ ,học sinh tiểu học nắm nghĩa của từ là một vấn đề rất khó khăn và
trừu tượng. Chính vì vậy, tơi nghĩ tạo sân chơi cho các em để HỌC -VUI, VUIHỌC, kiến thức vào đầu các em một cách dễ dàng và được khắc sâu hơn qua các
hoạt động . Một số hoạt động ngoại khóa mà trường Điện Biên I đã tổ chức để hỗ trợ
các em trong phần kiến thức từ đồng âm, từ nhiều nghĩa :
- Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt ( Khối 4, 5) phạm vi khối.
- Chương trình Rung chng Vàng
- Chương trình vịng quay kì diệu.
- Chương trình giải đố sự phong phú của Tiếng Việt.
- Chương trình nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thơng.
Ở hoạt các động này, tôi đã sử dụng một số trường hợp dùng từ đồng âm để
chơi chữ, nắm các từ loại để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Về từ nhiều
nghĩa thì các em có thể quan sát một số hình ảnh( là các bộ phận, hoạt động) để nêu
từ đặc trưng của nhóm hình ảnh đó.
Các hoạt động ngoại khóa trên là thế mạnh trong hoạt động vuành mạnh được
tổ chức thường xuyên trong nhà trường từ 3-4 năm trở lại đây.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
2.4.1. Hiệu quả đối với học sinh:


19


Điều thấy rõ ở các em là sự hứng thú học tập, sự tìm tịi và hiểu về nghĩa của từ.
Kiến thức và từ đồng âm và từ nhiều nghĩa các em đã nắm được và biết cách phân
biệt dựa trên một số dấu hiệu như đã nêu trên.
2.4.2. Hiệu quả đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua thực tế thực nghiệm một số biện pháp dạy học nói trên, bản thân tơi và các
đồng nghiệp đã năm rõ hơn về kiến thức, nguồn gốc của từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa. Trong q trình giảng dạy, tơi tự nhận thấy bản thân đã tích cực đổi mới trong
phương pháp day học loại kiến thức này. Tuy thời gian thực hành dạy học Tiếng Việt
trên lớp khơng có nhiều như trước đây nữa nhưng với những hình thức, biện pháp
được áp dụng như trên, chúng tôi thấy dạy kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
khơng cịn lung túng nữa. Thực hiện , áp dụng sáng kiến này, chúng tơi đã góp phần
cho trường Tiểu học Điện Biên I nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc viết sáng kiến kinh nghiệm là một hoạt động phát huy được óc sáng tạo của
giáo viên giúp cho giáo viên luôn sát sao học sinh, nắm được thực trạng, nguyên
nhân kết quả học tập của các em để từ đó giúp các em học tập tiến bộ hơn.Thực hiện
tốt việc viết sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy mơn Tiếng Việt. Ngồi ra đây cịn là hoạt động góp phần vào sự nghiệp:
Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
Trong đề tài sáng kiến này, tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm
công việc mà tôi đã đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua đó là:
- Tìm hiểu ngun nhân học sinh thường gặp khó khăn phân biệt từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa.
- Giúp học sinh nắm vững khái niệm kiến thức từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Xây dựng pương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa( với hai loại hình tiết
dạy : Dạng xây dựng kiến thức mới và dạng ôn tập)

- Xây dựng hệ thống bài tập từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bổ sung vào tiết dạy trên
lớp hay hoạt động ngoại khóa hoặc hướng dẫn tự học.
Bản thân tơi cũng nhận thấy khi giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa thì việc áp dụng các giải pháp trên là hợp lí đối với học sinh.
3.2. Kiến nghị

20


* Đối với nhà trường: Bộ phận quản lí chuyên môn nhà trường cần tổ chức hội
thảo các chuyên đề tiếng việt nhằm giúp giáo viên tháo gỡ những vướng mắc trong
quá trình giảng dạy, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung kiến thức thích hợp
đưa vào trong mỗi tiết dạy nếu thấy thực sự cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học.
* Đối với giáo viên:
- Là một giáo viên, bản thân mỗi chúng ta nên thường xuyên tự học, tự bồi
dưỡng, những gì mình băn khoăn trăn trở nhất thì mình càng cần đầu tư thời gian
nghiên cứu, học hỏi để thấu hiểu ngọn ngành.
- Để dạy có hiệu quả các nội dung về nghĩa của từ, chúng ta nên tích luỹ cho
mình những kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu về từ, trau dồi vốn từ phong phú,
học hỏi các phương pháp, biện pháp dạy học có hiệu quả của đồng nghiệp.
- Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với đối tượng HS. Trong đời sống hàng ngày,
nên để ý đến một số hiện tượng về từ như đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa,
trái nghĩa để có thêm tư liệu dạy học.
- Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa, các tài liệu dạy học để thấy sự thống
nhất và phát triển trong các kiến thức về phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa ở
lớp 5. Nhờ phân tích chương trình, giáo viên nắm được hệ thống kĩ năng làm bài tập
thực hành phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Xác định được mục đích, nhiệm vụ của tiết học và mục đích của từng bài tập quan
hệ với mục đích của tiết học. Xác định tốt mục đích của từng bài tập, từng tiết học sẽ

chi phối quá trình dạy học từ khâu soạn bài đến từng bước lên lớp của giáo viên, chi
phối việc lựa chọn câu hỏi, cách thức giao bài tập, tổ chức hoạt động cho học sinh.
- Chỉ ra các thao tác cần thực hiện mục đích là giúp cho học sinh chọn lọc những ý
chính để đưa vào bài tập thực hành, gạt bỏ những cái phụ. Dự tính những khó khăn,
những lỗi của học sinh; dẫn dắt đưa phương án đê học sinh phát huy cao hơn. Từ đó
đảm bảo 100% học sinh hoàn thành bài tập trở lên.
- Soạn giáo án: bài soạn càng đúng đắn, càng chi tiết thì càng đảm bảo sự thành cơng
của giờ dạy.
- Lên lớp: Trong giờ dạy phải ln có thái độ khích lệ, động viên, thông cảm. Luôn
nhấn mạnh vào những mặt thành cơng của học sinh để học sinh có hứng thú trong
học tập.
- Để đạt hiệu quả trong bài tập thực hành phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
cho học sinh lớp 5 đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng giáo viên đứng lớp. Nó khơng
21


chỉ phụ thuộc vào hệ thống bài tập hay câu hỏi mà còn phụ thuộc vào sự tổ chức tốt
giờ học, sự linh hoạt mềm dẻo của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy đồng
thời tiến hành một cách bài bản, thường xuyên, có hệ thống trong từng tiết học.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 1 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan SKKN trên là do tôi
tự viết, không coppy của người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Hà

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Trần Ái (2004), Phương pháp dạy môn Tiếng Việt Tiểu học, NXB Giáo dục
Việt Nam.
2. Lê Phương Nga (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học - Phương
pháp dạy học Tiếng Việt, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ Cao đẳng Sư
phạm và Sư phạm 12 + 2, NXB Giáo dục.
3. Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh (2005), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5,
NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Lê Phương Nga (chủ biên) (2006), Tiếng Việt 5 nâng cao, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2004), Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 5, NXB
Giáo dục.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả:
Lê Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Điện Biên 1

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc
thành tiếng cho học sinh lớp 3-

2.


Phân môn Tập đọc
Một số biện pháp giúp học sinh
lớp 4-5 chữa bài trong tiết trả bài

3.

tập làm văn.
Một số giải pháp sử dụng kênh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
B

2003-2004

Phịng GD&ĐT
TP Thanh Hóa

B

2008-2009

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C


2012-2013

Cấp đánh giá
xếp loại (Phịng,
Sở, Tỉnh...)
Phịng GD&ĐT
TP Thanh Hóa

Năm học
đánh giá xếp
loại

23


hình trong dạy học phân mơn Lịch
4.

sử lớp 4.
Một số giải pháp giúp học sinh
tránh nhầm lẫn từ nhiều nghĩa và

5.

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

từ đồng âm
Một số giải pháp giáo dục An tồn Phịng GD&ĐT
TP Thanh Hóa

giao thơng cho học sinh lớp 4-5

C

201116-2011̃7

B

2018-2019

trườngTiểu học Điện Biên I.

24



×