Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

REN LUYEN KI NANG SONG CHO HOC SINH NOI TRU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.54 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. HỌ VÀ TÊN, ĐỊA CHỈ, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA, CHUYÊN MÔN, CHỨC</b>
<b>VỤ, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU</b>


Họ và tên: Phạm Đức Toàn
Sinh ngày: 07/10/1957


Đơn vị công tác: Trường THCS Tà Long
Trình độ văn hóa: 10/10


Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán
Chức vụ: Hiệu trưởng


Nhiệm vụ chủ yếu: Quản lí chung


<b>II. TÊN SÁNG KIẾN: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NỘI</b>
TRÚ


<b>III. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN</b>
<b>III.1. Đặt vấn đê</b>


1. Lí do chọn đề tài


Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ
GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông.


Học sinh trường THCS Tà Long, ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi,
các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số (99%), trong đó có nhiều em từ các
bản xa như Chai, Ba ngày, A Đu, Tà Lao đến học tập và ở nội trú tại trường,
mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn
minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ


năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản
thân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại vận động hết
sức khẩn trương và chứa đựng nhiều ́u tố khơn lường địi hỏi thế hệ trẻ là
người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri
thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ
hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông
tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho c̣c sống cá nhân
và cợng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến đợng của hoàn cảnh.
Hiểu được vai trò quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh nói
chung và học sinh nội trú nói riêng, bản thân tôi là một người làm cơng tác quản
lí nhà trường đã và đang đưa ra rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú nhằm
triển khai sâu, rộng và có hiệu quả kỹ năng sống có giá trị nhân văn của học sinh
các dân tộc thiểu số.


Thực hiện chủ đề năm học: <i>“Tiếp tục đổi mới cơng tác quản lí và nâng cao</i>
<i>chất lượng giáo dục”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua xây dựng “Trường</i>
<i>học thân thiện, học sinh tích cực”. </i>


Trong năm học 2011 – 2012 tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: <i>Rèn luyện kĩ</i>
<i>năng sống cho học sinh nội trú.</i>


2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài


- Do điều kiện công tác nên đề tài này chỉ áp dụng giới hạn trong phạm vi
trường trung học cơ sở Tà Long; với đối tượng là học sinh nội trú trường THCS
Tà Long.


- Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất một số giải pháp


giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú.


<b>III.2. Cơ sở lí luận</b>


1. Quan niệm kĩ năng sống: Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên
hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:


+ Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,
…;


+ Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với
căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…;


+ Học để sống với người khác (learning to live together) gồm các kĩ năng xã
hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể
hiện sự cảm thông;


+ Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm
vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…


2. Phân loại kĩ năng sống: Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa
qua, kĩ năng sống thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các
nhóm sau:


a. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm
sự hỗ trợ, tự


trọng, tự tin, ...



b. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các KNS cụ
thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày
tỏ sự cảm thông, hợp tác,...


c. Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các KNS
cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thơng tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống
và hoạt động hàng ngày.


- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.


4. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho HS trong nhà trường phổ thông


a. Tương tác: Kĩ năng sống không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng
và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác.
Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện các
ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét
lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác.
Vì vậy, việc tổ chức các hoạt đợng có tính chất tương tác cao trong nhà trường
tạo cơ hội quan trọng để giáo dục kĩ năng sống hiệu quả.


b. Trải nghiệm: Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải
nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm
việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được
hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều
chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.



c. Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành trong “ngày mợt,
ngày hai” mà địi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay
<i>đổi hành vi. Do đó nhà giáo dục có thể tác đợng lên bất kì mắt xích nào trong chu</i>
trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi
hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái đợ.


d. Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là giúp người
học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người
học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Thay
đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không
đồng thời. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc
giá trị trước. Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các họat
động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho
học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái đợ và những hành vi trước đây,
thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.


e. Thời gian - môi trường giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi
nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục
được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các
tình huống “”thực” trong cuộc sống.


III.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.


1. Đối tượng nghiên cứu: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nội trú trường
THCS Tà Long.


2. Phương pháp nghiên cứu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong nghiên cứu lí luận ta dựa vào những lí thuyết đã được khẳng định, những


thành tựu của nhân loại trên nhiều lĩnh vực khác nhau, những văn kiện chỉ đạo
của Đảng và nhà nước liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để xem xét vấn đề và
tìm ra những giải pháp hợp lí, có sức thút phục, xây dựng mợt lí thuyết mới, bổ
sung hoàn chỉnh cụ thể hoá lí thuyết cũ.


b. Phương pháp kiểm chứng, đánh giá tổng kết thực hiện: Trên cơ sở kiểm
chứng, đánh giá các thông tin thu lượm được sẽ hình dung được thực trạng, đặc
điểm hoạt động của học sinh một cách tương đối chính xác. Từ đó có phương
hướng điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình của tập thể học sinh.
c. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: Dựa trên kết quả điều tra thống kê
lại, so sánh và tổng hợp để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp thích
hợp để giáo dục học sinh.


Thông thường những phương pháp nghiên cứu trên được kết hợp với nhau
làm cho các kết quả thu được vừa có sức thuyết phục về mặt lí luận vừa có ý
nghĩa thực tiễn.


III.4. Nội dung nghiên cứu


1. Thực trạng của vấn đề đặt ra, sự cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài
Tổng số học sinh ở nội trú tại trường THCS Tà Long hiện có 13 em
+ Chia theo giới tính: 8 nam, 5 nữ


+ Chia theo độ tuổi: 1em đang học lớp 8, 5 em đang học lớp 7, 7em đang
học lớp 6.


Các em là con em thuộc 4 thôn Ba ngày, Chai, A Đu 1 và A Đu 2 thuộc xã Tà
Long, ở cách xa trường hơn 10km, giao thông đi lại khó khăn, cách đồi, cách
suối. 13 em đều là con của các gia đình thuộc diện hộ nghèo, kinh tế gia đình còn
rất nhiều khó khăn.



Qua nhiều năm làm cơng tác quản lí tại trường THCS Tà Long, tôi nhận thấy:
nhìn chung các em chưa có các kĩ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi do chưa
được tiếp cận hoặc do ý thức tự học hỏi chưa cao. Các em đến ở nội trú tại
trường mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn
chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết
vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự
phục vụ bản thân.


2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú trường trung học cơ sở
Tà Long.


a. Những kĩ năng sống cơ bản cần rèn luyện cho học sinh nội trú trường THCS
<i>Tà Long: Các nhóm kĩ năng được xếp theo thứ tự ưu tiên</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Kĩ năng tự phục vụ: Từ những việc nhỏ như mắc màn trước khi đi ngủ, gấp
chăn màn gọn gàng vào buổi sáng, tắm rửa và giặt áo quần mỗi ngày, nấu ăn
hằng ngày hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng và nhớ gia đình ...


- Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản
thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với
hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác
ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý
tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn
khi cần thiết.


Kĩ năng giao tiếp giúp các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh
cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp các
em có mối quan hệ tích cực với nguời khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ


tích cực với các thành viên trong gia đình - là nguồn hỗ trợ quan trong cho các
em; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố
rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống.


- Kĩ năng quản lý thời gian: Kĩ năng quản lý thời gian là khả năng các em biết
sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc
trọng tâm trong một thời gian nhất định.


Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu
và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp
lực công việc.


Quản lý thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng trong nhóm kĩ năng
làm chủ bản thân. Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành
công của cá nhân và của nhóm.


- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với
bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin
về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.


Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày
tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết
vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực và
lạc quan trong cuộc sống.


Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra
quyết định, đảm nhận trách nhiệm.


- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân
biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn


để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống.


Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các em cần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có.


+ Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết
nào đó.


+ Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải
quyết đó.


+ So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Hành động theo quyết định đã lựa chọn.


+ Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và
giải quyết vấn đề sau.


- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.


Kĩ năng hợp tác là khả năng các em biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và
cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nội trú.


Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công
việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần
và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công
việc chung.


Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:



+ Tơn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những
quyết định chung, những điều đã cam kết.


+ Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các
thành viên khác trong nhóm.


+ Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng
thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người
trong nhóm.


+ Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm
vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong
quá trình hoạt động.


+ Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng
mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt đợng chung.


+ Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản
phẩm do nhóm tạo ra.


- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn
đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các
em không tự tìm kiếm sự hỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia
sẽ.


Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau:
+ Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp: đầy đủ, rõ ràng, ngắn


gọn.


Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ các em có thể nhận được những lời
khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống
của mình; đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt
được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời
sẽ giúp các em không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp,
giúp các em có cách nhìn mới và hướng đi mới.


<i> b. Một số biện pháp rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cơ bản trên.</i>


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh nội trú tại trường
nói riêng rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả gia đình, nhà trường và các tổ
chức xã hội. Về phía nhà trường, để việc giáo dục các kĩ năng sống nêu trên cho
học sinh nội trú đạt hiệu quả cao, trong năm học 2011 – 2012 tôi đã có các biện
pháp sau:


- Chỉ đạo giáo viên bộ môn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong
quá trình học tập. Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục
ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng
sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục.


- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đổi mới nội dung sinh hoạt lớp theo định hướng:
Tổng kết, đánh giá thi đua xây dựng kế hoạch; Tổng kết thi đua và sinh hoạt theo
chủ đề; Thảo luận chuyên đề/chủ điểm; Giao lưu đối thoại với người trong cuộc;
Tổ chức các hội thi. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận
thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con
em về kĩ năng sống.



- Chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội:


+ Có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung rèn
luyện các kĩ năng như đã nêu ở phần trên.


+ Gắn việc rèn luyện kĩ năng sống với những nội dung cụ thể của Phong trào
thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như: trang trí lớp học,
trồng và chăm sóc cây quanh sân trường, trồng và chăm sóc bồn hoa, vệ sinh và
dâng hương nghĩa trang liệt sĩ xã, …


+ Tổ chức một số hoạt động giành riêng cho học sinh nội trú: Đêm trung thu,
ngày quốc tế thiếu nhi, tổng vệ sinh nơi ở, thăm nhà giáo La Hữu Hải đã nghĩ
hưu nhân ngày 20/11, thắp hương tưởng nhớ thầy Hồ Đức Quang - nguyên hiệu
trưởng trường THCS Tà Long ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

bài cũ, hướng dẫn nghiên cứu bài mới, các đoàn viên được phân công cần hình
thành ở học sinh thói quen làm việc khoa học, có kế hoạch và đúng giờ giấc.
- Chỉ đạo Đoàn và Đội trong nhà trường phối hợp tổ chức các hội thi văn nghệ
nhân các ngày 20/11 và 26/03.


- Chỉ đạo giáo viên phụ trách lao động: Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức
với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng và chăm sóc cây trên sân trường,
bồn hoa, vườn trường. Qua đó học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi
quét, , tưới cây, tỉa lá,...; thông qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao
động


- Tổ chức cho học sinh ngoại khóa, tham quan học tập tại khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrông. Yêu cầu viết bài thu hoạch và nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm.



- Tổ chức ngày pháp luật ...


- Phân công cô Hồ Thị Thu Hiền, là giáo viên ở nội trú và là người dân tộc thiểu
số chịu trách nhiệm chính quản lí nếp ăn, nếp ở của các em. Hướng dẫn, giáo dục
các em những kỹ năng tối thiểu nhất như: Cách chào hỏi các thầy cô, cán bộ
công nhân viên trong nhà trường, cách xưng hô, cách giao tiếp không nói trống
không, không dùng từ địa phương…cách sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở khoa học, sạch
sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cách hịa mình trong c̣c sống tập thể, cách tự học tập
thể và đặc biệt cách tôn trọng bản sắc của mỗi dân tộc trong cuộc sống cộng
đồng đa sắc màu dân tộc…


Do biết tiếng địa phương và là người năng nỗ, nhiệt tình, dễ gần, thương yêu
học sinh hết mình nên được học sinh tin yêu.


III.5. Kết quả nghiên cứu


Qua một quá trình vừu nghiên cứu lí luận vừa đề xuất giải pháp vừa áp dụng
vào thực tế tại trường THCS tà Long bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả
quan, tác động lớn đến kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Để thấy được
kết quả mà sáng kiến mang lại, sau đây tôi đưa ra kết quả rèn luyện về hạnh kiểm
và học tập của các em học sinh lớp 7,8 ở nội trú tại trường trong năm học 2010 –
2011 và kết quả học kì I năm học 2011-2012:


Kết quả rèn luyện năm học 2010 - 2011


STT Họ và tên HS <sub>Giỏi Khá T.Bình Yếu</sub>Học lực <sub>Tốt</sub> <sub>Khá T.Bình Yếu</sub>Hạnh kiểm
1


2
3


4
5
6
7


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Kết quả rèn luyện học kì I năm học 2011 - 2012


STT Họ và tên HS Học lực Hạnh kiểm


Giỏi Khá T.Bình Yếu Tốt Khá T.Bình Yếu
1


2
3
4
5
6
7


<i>Tổng</i>
III.6. Kết luận


Tóm lại để rèn luyện cho học sinh nội trú là người dân tộc thiểu số hình thành
các kỹ năng như: kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn
đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ
bản thân… người làm cơng tác quản lí cần huy động sự chung tay, chung sức của
tất cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Đặc biệt cần xác định được các
kĩ năng sống cơ bản cần hình thành cho các em và đưa ra được các giải pháp
giúp học sinh có được các kĩ năng đó.



Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp
cơng sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Đề tài “Rèn kỹ năng sống cho học sinh nội trú” được viết với mong muốn thực
hiện tốt nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện tốt phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện.


IV. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN


- Đây là lần đầu tiên sáng kiến được áp dụng tại trường THCS Tà Long.


- Xác định được các kĩ năng sống cơ bản cần rèn luyện cho học sinh nội trú
trường THCS Tà Long giúp ban giám hiệu cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường có định hướng đúng đắn trong công tác quản lí, chỉ đạo củng
như giảng dạy.


- Đề xuất được mợt số biện pháp rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cơ bản
trên.


VI. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHẬN RỘNG


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Bước đầu áp dụng tại trường sở tại đã mang lại kết quả tốt. Được cán bộ,
giáo viên và nhân viên trong nhà trường, chính quyền địa phương, học sinh và
phụ huynh ghi nhận và đánh giá cao.


- Các giải pháp đưa ra là phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lí, tình hình học sinh
nợi trú tại trường THCS Tà Long nói riêng (Là trường có số học sinh người dân
<i>tộc thiểu số Vân Kiều chiếm trên 95%)</i> và hầu hết các trường trên địa bàn huyện
nói chung.



- Có thể phổ biến và nhân rộng trong toàn huyện, đặc biệt là các trường thuộc
tuyến đường 14, huyện Đakrông (Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Bung,
<i>A Ngo, A Vao).</i>


<i> Tà Long, ngày 20 tháng 04 năm 2012</i>
NGƯỜI THỰC HIỆN


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TT Tên tác giả <sub>xuất bản</sub>Năm Tên tài liệu Nhà xuất<sub>bản</sub>
1 Đặng Thị Chúc 1998 Hình thành và phát triển <sub>nhân cách học sinh</sub> Giáo dục
2 Nguyễn Kế Hào 2006 Tâm lí học lứa tuổi và tâm<sub>lí học sư phạm</sub> <sub> Sư phạm</sub>Đại học
3 Nguyễn Quang Uẩn 2006 Tâm lí học đại cương <sub> Sư phạm</sub>Đại học


4 Đỗ Long 1999


Yếu tố sinh học và yếu tố
xã hội trong sự phát triển
tâm lí người



KHXH-ĐHSP
5 P.M.Iacơpxơn 1977 Đời sống tình cảm của học<sub>sinh</sub> Giáo dục


4 2011 Nhiệm vụ năm học PGD


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

MỤC LỤC


I. HỌ VÀ TÊN, ĐỊA CHỈ, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA, CHUYÊN MÔN, CHỨC



VỤ, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU...1


II. TÊN SÁNG KIẾN...1


III. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN...1


III.1. Đặt vấn đề...1


1. Lí do chọn đề tài...1


2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài...2


III.2. Cơ sở lí luận...2


III.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu...3


1. Đối tượng nghiên cứu...3


2. Phương pháp nghiên cứu...3


III.4. Nội dung nghiên cứu...4


1. Thực trạng của vấn đề đặt ra, sự cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài..4


2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú trường trung học cơ
sở Tà Long...4


<i>a. Những kĩ năng sống cơ bản cần rèn luyện cho học sinh nội trú trường </i>
<i>THCS Tà Long...4</i>



<i>b. Một số biện pháp rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cơ bản trên.</i>7
III.5. Kết quả nghiên cứu...8


III.6. Kết luận...9


IV. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN...9


VI. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHẬN RỘNG...9


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CỢNG HỊA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ĐỀ TÀI</b>
<b>Năm học: 2011 - 2012</b>


<b>I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường ………</b>
1. Tên đề tài: ………
………
………...………
2. Họ và tên tác giả: ……….
3. Chức vụ: ………..
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài:


a) Ưu điểm: ………..
………
………
b) Hạn chế: ………..
………
………
5. Đánh giá, xếp loại:



Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường: ………...
………
thống nhất xếp loại: ……….


<b>Những người thẩm định </b> <b> Chủ tịch HĐKH</b>
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
………


………
………


<b>II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH phòng GD&ĐT Đakrông</b>


Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH phịng GD&ĐT Đakrơng thống
nhất xếp loại: ……….


<b>Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH</b>


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
……….


</div>

<!--links-->

×