Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận môn PPDH Tự nhiên xã hội ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.33 KB, 20 trang )

MƠN KHOA HỌC
I.Quan điểm xây dựng chương trình:
- Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành các chủ đề: Con người
và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật, Con người và môi
trường.
II. Cấu trúc sách giáo khoa mơn Khoa học
- Cách trình bày chung của bộ sách
+ Khổ sách: SGK có kích thước là 17 x 24 cm
+ Cách trình bày:
Kênh hình: Được tăng lên một cách đáng kể so với bộ SGK cũ. Chức
năng của kênh hình khơng đơn thuần làm nhiệm vụ minh hoạ cho kênh chữ mà
nó cịn làm nhiệm vụ cung cấp thông tin hoặc làm nhiệm vụ chỉ dẫn hoạt động
học tập cho học sinh và cách tổ chức dạy học cho giáo viên thơng qua các kí
hiệu:
“Kính lúp”: Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
“Dấu chấm hỏi”: Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời.
“Cái kéo và quả đấm”: Yêu cầu học sinh thực hiện trị chơi học tập.
“Bút chì”: u cầu học sinh vẽ nhũng gì đã học.
“Ống nhịm”: u cầu học sinh làm nhiệm vụ thí nghiệm thực hành.
“Bóng đèn tỏa sáng”: Bạn cần biết.
+ Kênh chữ: Gồm một hệ thống câu hỏi và những “lệnh” yêu cầu học
sinh làm việc, thực hiện các hoạt động học tập để tự chiếm lĩnh tri thức. Các
lớp 2 và 3 và nhất là trong môn Khoa học kênh chữ được tăng cường làm
nhiệm vụ cung cấp thông tin. Đặc biệt ngôn ngữ giao tiếp trong SGK cũng
hoàn toàn đổi mới. cuốn sách được coi là người bạn của học sinh. Vì vậy, cách
xưng hơ với học sinh là “bạn”.
- Cách trình bày một chủ đề
Có một trang riêng để giới thiệu chủ đề bằng hình ảnh thể hiện nội dung
cốt lõi của chủ đề. Mỗi chủ đề được trình bày bằng màu sắc và kí hiệu riêng để
phân biệt với chủ đề khác. Đây là điểm hoàn toàn mới so với bộ SGK cũ.
1




- Cách trình bày một bài
Trong SGK mỗi bài học được trình bày gọn trong 2 trang mở liền nhau,
giúp học sinh dễ dàng theo dõi và có cái nhìn hệ thống tồn bài học. Tiến trình
mỗi bài học được sắp xếp theo một logic hợp lí. Thể hiện:
+ Bài học có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu học sinh làm thực hành hoặc
liên hệ thực tế rồi mới đến quan sát các hình ảnh trong SGK để phát hiện
những kiến thức mới.
+ Có thể bắt đầu bằng việc học sinh quan sát tranh ảnh trong SGK hay
quan sát ngồi thiên nhiên, học ngồi hiện trường để tìm ra những kiến thức
mới rồi mới tới những câu hỏi nhằm áp dụng những điều đã học được vào thực
tế cuộc sống.
+ Kết thúc bài, học sinh được củng cố lại những điều đã học bằng nhiều
hình thức khác nhau như trị chơi, vẽ hình.... mà khơng đơn thuần chỉ trả lời
câu hỏi. Ngoài ra, ở phần kết thúc của một số bài còn yêu cầu học sinh sưu tầm
các tranh ảnh, mẫu vật để làm phong phú thêm những kiến thức đã được học
trên lớp.
III.Phân phối chương trình Mơn Khoa học (Lớp 4 và 5)
Chủ đề

Con
người và
sức khỏe

Lớp 4

Lớp 5

- Sự trao đổi chất của cơ thể

người với môi trường (cơ thể
người sử dụng những gì từ mơi
trường và thải ra mơi trường
những gì).

- Sự sinh sản, sự lớn lên và phát
triển của cơ thể người; Vệ sinh
học sinh gái, trai.

- Một số chất dinh dưỡng (chất
bột, chất đạm, chất béo,
vitamin, chất khống, …) có
trong thức ăn và nhu cầu dinh
dưỡng của cơ thể. Ăn uống khi
đau ốm.
- An toàn, phòng chống bệnh
tật và tai nạn: Sử dụng thực
phẩm an tồn (rau sạch, thực
2

- An tồn và phịng chống bệnh
tật và tai nạn: Không sử dụng
các chất gây nghiện; Sử dụng
thuốc an tồn; Phịng tránh một
số bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết,
viêm
não,
viêm
gan,
HIV/AIDS); phòng chống xâm

hại trẻ em; Phòng tránh tai nạn
giao thông.


Vật chất
và năng
lượng

phẩm tươi sống, thức ăn đồ
uống đóng hộp,…); Phòng một
số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa
chất dinh dưỡng; Phịng một số
bệnh lây qua đường tiêu hóa
(tiêu chảy, kiết lỵ); Phịng đuối
nước.
- Nước: Tính chất của nước, ba
thể của nước, sự chuyển thể,
vịng tuần hồn nước; Vai trị
của nước trong trong sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và
đời sống; Sự ô nhiễm nước;
Cách làm sạch nước; Sử dụng
nước hợp lý, bảo vệ nguồn
nước.
- Khơng khí: Tính chất, thành
phần của khơng khí; Vai trị của
khơng khí đối với sự sống, sự
cháy; Sự chuyển động của
khơng khí, gió, bão, phịng
chống bão; Sự ô nhiễm không

khí; Bảo vệ bầu không khí
trong sạch.
- Âm thanh: Các nguồn âm, sự
truyền âm, âm thanh trong đời
sống, chống tiếng ồn.
- Ánh sáng: Các nguồn sáng, sự
truyền sáng; Vai trị của ánh
sáng.
- Nhiệt: Cảm giác nóng, lạnh,
nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn
nhiệt: Vai trò của nhiệt.
3

- Đặc điểm và ứng dụng của một
số vật liệu thường dùng: tre,
mây song, kim loại (sắt, đồng,
nhôm) và hợp kim (gang, thép);
đá vơi; gốm (gạch, ngói); xi
măng; thủy tinh; cao su; chất
dẻo; tơ sợi.
- Sự biến đổi hóa học của một số
chất
- Sử dụng một số dạng năng
lượng: than đá; dầu mỏ; khí đốt;
Mặt trời; gió; nước; năng lượng
điện.


- Sự trao đổi chất của thực vật
Thực vật và động vật với mơi trường

và động (trong q trình sống, thực vật
và động vật sử dụng những gì
vật
từ mơi trường và thải ra mơi
trường những gì).
Mơi
trường và
tài
ngun
thiên
nhiên

- Sự sinh sản của cây xanh.
- Sự sinh sản của một số động
vật: sự đẻ trứng và đẻ con của
một số động vật.

Một số ví dụ về mơi trường và
tài ngun. Vai trị của môi
trường đối với con người. Tác
dụng của con người đối với môi
trường tự nhiên. Dân số và tài
nguyên. Một số biện pháp bảo
vệ môi trường.

IV.Đánh giá kết quả học tập môn Khoa học
1. Đánh giá kết quả học tập môn Khoa học
Để đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu
học nói riêng, việc đánh giá môn Khoa học cần được đổi mới một cách toàn
diện và đồng bộ trên những mặt sau:

- Đổi mới mục đích đánh giá kết quả học tập: Trước đây, mục đích của
việc đánh giá chủ yếu nhằm thu được nhận định về kết quả học tập của HS, để
phân loại học lực của HS về môn học. Hiện nay, ngoài mục tiêu trên, việc đánh
giá kết quả học tập của HS còn nhằm đề xuất những biện pháp cải tiến việc dạy
và học để nâng cao chất lượng học tập của HS.
- Đổi mới nội dung đánh giá kết quả học tập: Nội dung đánh giá bao gồm
3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên, trước đây thường chú trọng
đến đánh giá khả năng tái hiện kiến thức của HS. Hiện nay, còn quan tâm đến
khả năng sáng tạo, vận dụng kiến thức của HS.
- Đổi mới cách đánh giá: Hiện nay, cách đánh giá môn Khoa học vẫn
bằng điểm kết hợp với đánh giá bằng nhận xét và chú trọng đến việc đánh giá
từng cá nhân thông qua các hoạt động học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Đối với công cụ đánh giá: Kết hợp giữa câu hỏi tự luận với những câu
hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Hình thức đánh giá: Kết hợp giữa lời nhận xét và điểm số.
4


2. Một số hình thức kiểm tra
2.1. Kiểm tra nói
Là hình thức được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra thường xuyên, cung
cấp thông tin ngược để giáo viên nắm tình hình học tập của học sinh và kịp
thời điều chỉnh hoạt động dạy.
Kiểm tra nói chỉ thực hiện với một số lượng học sinh không nhiều nên
giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo:
- Nội dung câu hỏi phải là những kiến thức cơ bản của bài, với dung
lượng vừa phải, sát với trình độ học sinh. Học sinh có thể trả lời ngắn trong
mấy phút.
- Hình thức câu hỏi phải chính xác, rõ ràng và dễ xác định, dễ hiểu. Nên
chuẩn bị câu hỏi bổ sung để đánh giá chính xác hơn.

- Câu hỏi nêu ra cho tồn lớp suy nghĩ, sau đó chỉ định chọn lựa một số
học sinh trả lời. Khi các em trả lời cần có sự khuyến khích cần thiết, tránh cắt
ngang làm học sinh mất bình tĩnh.
2.2. Kiểm tra viết
Kiểm tra tự luận
Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm
Tổng hợp cả hai hình thức trên.

MƠN KHOA HỌC
5


I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong môn Khoa học, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
-Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản và phát triển của cơ
thể người; một số bệnh thông thường và truyền nhiễm, cách phòng tránh.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng
lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Về kỹ năng:
- Bước đầu hình thành các phương pháp học của các mơn học thực
nghiệm: quan sát, phán đốn, thí nghiệm và rút ra những kết luận khoa học.
-Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức
khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Biết phân tích, so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số
sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Về thái độ: Khơi dậy lòng ham hiểu biết khoa học và vận dụng kiến
thức vào đời sống.
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và

cộng đồng.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, có ý thức bảo vệ mơi trường.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MƠN KHOA HỌC
-Mơn Khoa học tích hợp kiến thức của các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh
học, giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống dưới dạng
chủ đề. Có 4 chủ đề:
+ Chủ đề "Con người và sức khoẻ"
+ Chủ đề "Vật chất và năng lượng"
+ Chủ đề "Thực vật và động vật"
+ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Tuy ở mức độ đơn giản nhưng kiến thức trong môn Khoa học được lựa
chọn từ những kiến thức thuộc các khoa học khác như: Cơ học, âm học, nhiệt
học, điện học, quang học, hoá học vô cơ và hữu cơ, thực vật, động vật. Do đặc
điểm nhận thức của học sinh tiểu học, các kiến thức khoa học chỉ dừng lại ở
mức độ vĩ mô mà chưa đi sâu vào cấu trúc vi mô của các chất. Các mối quan
6


hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng tự nhiên chỉ được nghiên cứu mặt
định tính mà chưa đi sâu về mặt định lượng.
- Nội dung được lựa chọn thiết thực, gần gũi, có ý nghĩa đối với học sinh,
giúp học sinh có thể vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.
- Chú trọng hình thành và phát triển các kỹ năng học tập các môn khoa
học thực nghiệm như quan sát, thí nghiệm thực hành.
- Chương trình được biên soạn theo hướng tích cực hố hoạt động nhận
thức của học sinh.
III. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA
HỌC
- Giáo viên cần nắm vững kiến thức của môn học và nội dung của từng
bài học cụ thể. Trên cơ sở đó xác định đúng chuẩn kiến thức mà học sinh cần

lĩnh hội.
- Các PPDH được sử dụng trong dạy học TN-XH như quan sát, thí
nghiệm, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận nhóm đều được sử dụng trong dạy học
môn Khoa học ở lớp 4,5. Tuy nhiên, thí nghiệm và quan sát vẫn là những
phương pháp dạy học đặc trưng của môn Khoa học. Việc sử dụng các PPDH
cần đặt ra yêu cầu cao hơn các lớp 1,2,3, đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy
trừu tượng cao hơn, học sinh hoạt động độc lập nhiều hơn, tăng cường các PP
thí nghiệm, thực hành. Các PPDH này cần được vận dụng một cách linh hoạt,
sáng tạo, phù hợp với đặc trưng của từng nhóm kiến thức, từng dạng bài.
-Tổ chức cho HS thực hiện các các hoạt động khám phá nhằm khêu gợi
sự tò mị khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em tiếp cận
với thực tế xung quanh.
- Tổ chức cho HS tập giải quyết những vấn đề đơn giản gắn liền với tình
huống có ý nghĩa để các em có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc
sống một cách phù hợp.
- Tăng cường tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giúp các em có cơ
hội được nói lên những ý kiến của mình, được rèn luyện khả năng diễn đạt,
giao tiếp và hợp tác trong học tập.
- Tăng cường cho HS làm việc với tranh ảnh, mẫu vật, làm các thí nghiệm
thực hành đơn giản để các em có thể chiếm lĩnh kiến thức từ các nguồn này.
- Khai thác, sử dụng các trò chơi khoa học nhằm gây hứng thú, phát huy
tính tích cực, sáng tạo của HS.

7


IV. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MÔN
KHOA HỌC
1. Chủ đề "Con người và sức khoẻ"
1.1. Mục tiêu

Chủ đề Con người và sức khoẻ nhằm giúp HS:
- Biết được một số kiến thức cơ bản, ban đầu về sự trao đổi chất, nhu cầu
dinh dưỡng, sự sinh sản và lớn lên của cơ thể người, cách phòng tránh một số
bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Biết ứng xử thích hợp trong một số tình huống liên quan đến vấn đề sức
khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng, qua đó rèn luyện cho HS một số kỹ
năng sống cần thiết.
-Tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, an tồn cho bản thân, gia đình,
cộng đồng.
1.2. Nội dung chủ đề:
a. Lớp 4: 17 tiết + 2 tiết ôn tập chủ đề
- Con người cần gì để sống?
-Trao đổi chất ở người.
-Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường
-Vai trò của chất đạm và chất béo
-Vai trị của vi-ta-min, chất khống và chất xơ
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
-Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
- Ăn nhiều rau quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
-Một số cách bảo quản thức ăn
- Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
-Phịng bệnh béo phì
-Phịng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
-Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
- Ăn uống khi bị bệnh
-Phòng tránh tai nạn đuối nước
8



- Ôn tập
b. Lớp 5: gồm 19 bài+ 2 bài ôn tập
-Sự sinh sản
-Nam hay nữ
-Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
- Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
- Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
- Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
- Vệ sinh tuổi dậy thì
- Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện
- Dùng thuốc an tồn
- Phịng bệnh sốt rét
- Phịng bệnh sốt xuất huyết
- Phòng bệnh viêm não
-Phòng bệnh viêm gan A
- Phòng tránh HIV/AIDS
-Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
-Phòng tránh bị xâm hại
- Phịng tránh tai nạn giao thơng đường bộ.
-Ơn tập: Con người và sức khoẻ.
1.3. Phương pháp dạy học
Chủ đề " Con người và sức khoẻ" tích hợp kiến thức về cơ thể người,
về sức khoẻ và kỹ năng sống. Vì vậy, khi dạy học chủ đề này GV có thể sử
dụng các phương pháp, hình thức dạy học như: quan sát, thực hành, hỏi đáp,
giải thích, thảo luận cả lớp, thảo luận nhóm, đóng vai, trị chơi. Các phương
pháp dạy học này cần được vận dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào nội
dung của từng bài cụ thể.
Ví dụ: Khi dạy bài: "Trao đổi chất ở người"( Bài 3, Khoa học 4) GV có
thể tiến hành như sau:
-Cho HS quan sát hình 1,2,3,4 SGK và dựa vào kiến thức lớp 3 nhắc lại

tên của các hệ cơ quan: tiêu hố, tuần hồn, hơ hấp, bài tiết nước tiểu và chức
năng của chúng.
9


Trong số các cơ quan trên, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao
đổi chất giữa cơ thể với mơi trường bên ngồi?
-GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung
phiếu học tập như sau:
Phiếu học tập bài 3 "Trao đổi chất ở người"
1. Em hãy hoàn thành bảng sau:
Tên cơ quan trực tiếp thực
hiện quá trình trao đổi chất

Lấy vào

Thải ra

2. Hãy nêu những biểu hiện bên ngồi của q trình trao đổi chất và
những cơ quan thực hiện quá trình đó.
3. Cơ quan tuần hồn có vai trị gì trong q trình trao đổi chất?
- Các nhóm tiến hành thảo luận để hồn thành bài tập.
-Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc
-Trên cơ sở ý kiến của HS, GV rút ra kết luận:
Các cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất là: cơ quan hơ
hấp, tiêu hố, bài tiết nước tiểu. Các biểu hiện bên ngồi của q trình trao
đổi chất là: trao đổi khí, trao đổi thức ăn, bài tiết.
- GV giải thích vai trị của cơ quan tuần hồn trong q trình trao đổi
chất: Nhờ có cơ quan tuần hồn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ
được qua cơ quan tiêu hố) và ơxi (hấp thụ được từ phổi) tới tất cả các cơ quan

của cơ thể, đồng thời đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến
cơ quan bài tiết và đem khí các-bơ-nic đến phổi để thải chúng ra ngồi.
-Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao
đổi chất GV có thể cho HS chơi trị chơi" Ai nhanh, ai đúng?" GV phát cho
mỗi nhóm sơ đồ như hình 5 SGK. Các nhóm tiến hành thảo luận về mối quan
hệ giữa các cơ quan trong q trình trao đổi chất. Cách chơi: khi có hiệu lệnh
hết thời gian thảo luận, các nhóm thi nhau điền các từ đúng vào sơ đồ. Nhóm
nào nhanh, đúng và đẹp là thắng cuộc.

10


-Đại diện các nhóm lên trình bày mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá
trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
- Đối với một số bài có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống: GV có
thể sử dụng đóng vai để HS có thể được thực hành, rèn luyện các kỹ năng
sống.
Ví dụ: khi dạy bài 10. Thực hành: Nói "Khơng!" đối với các chất gây
nghiện (Khoa học 5)
GV có thể tổ chức cho các em đóng vai các tình huống để thực hành các
kỹ năng: kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đứng vững trước
sự lôi kéo của bạn bè, người xấu trước các chất gây nghiện.
Có thể tiến hành theo các bước:
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát h. 1,2,3 SGK nêu nội dung của các bức tranh.
GV: Các chất gây nghiện đều có tác hại rất lớn đến sức khoẻ con người
nhưng trong thực tế có nhiều người vẫn bị người khác rủ rê lôi kéo dùng thử và
bị nghiện.
Giả sử khi bị ai đó rủ hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng mà tuý chúng
ta sẽ làm gì?

( Một số học sinh đưa ra ý kiến của mình)
GV: Khi bị ai đó rủ rê sử dụng chất gây nghiện chúng ta cần phải cương
quyết từ chối.
-Trước hết cần nói rõ là mình khơng muốn làm việc đó.
-Nếu người kia vẫn rủ rê, các em hãy giải thích các lý do khiến chúng ta
quyết định như vậy.
-Nếu người kia vẫn cố tình lơi kéo tốt nhất là hãy tìm cách bỏ đi ra khỏi
nơi đó.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Đóng vai các tình huống
Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm tối da 6 HS), phát phiếu ghi tình
huống cho các nhóm (Mỗi nhóm 1 tình huống). Ví dụ:
Nhóm 1, 2: Tình huống 1: Cạnh nhà Nam có một anh thanh niên tên
Hùng. Anh Hùng nghiện thuốc lá. Một hôm anh rủ Nam hút thuốc lá với mình.
Nếu là Nam bạn sẽ ứng xử như thế nào?
11


* Nhóm 2, 3: Tình huống 2: Huy được đi dự đám cưới của anh họ. Trong
bữa tiệc có một số anh lớn hơn ép Huy uống rượu. Nếu bạn là Huy bạn sẽ ứng
xử như thế nào?
( Đồ dùng cần thiết để thực hiện: Bàn, ghế, trên bàn có bày một số bát đĩa,
cốc, vài chai bia, rượu. 3 thanh niên đang ngồi , Huy được xếp vào bàn này.
* Nhóm 4,5: tình huống 3: Một lần đi học về qua một khu vực vắng vẻ,
Sơn gặp 2 thanh niên đang tiêm chích ma tuý. Họ dụ dỗ và ép Sơn dùng thử.
Nếu là Sơn bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Các nhóm đọc kỹ tình huống, phân cơng vai, thảo luận về cách thể hiện.
Bước 3: Làm việc cả lớp
Từng nhóm lên đóng vai các tình huống được giao
Cả lớp nhận xét, chỉ ra được nhóm thể hiện các vai tốt nhất

GV biểu dương các nhóm.
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
-Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng
không?
Không, trên thực tế nhiều người biết rất rõ tác hại của các chất này nhưng
khi bị người khác rủ rê, lơi kéo và vì tị mị và khơng kiên quyết từ chối nên
vẫn bị nghiện.
Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu bị người khác doạ dẫm, ép buộc
sử dụng các chất gây nghiện?
Kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được
bảo vệ trước tác hại của các chất gây nghiện. Bản thân chúng ta cũng phải tôn
trọng những quyền đó của người khác. Mỗi người có một cách từ chối riêng,
song cái đích cần đạt được là nói "Khơng!" đối với những chất gây nghiện.
2. Chủ đề "Vật chất và năng lượng
2.1. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu
và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
- Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản
gần gũi với đời sống, sản xuất.
12


-Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.
2.2. Nội dung chủ đề
a. Lớp 4: 33 tiết + 2 tiết ôn tập chủ đề
-Nước: Tính chất của nước; ba thể của nước; vịng tuần hoàn nước trong
thiên nhiên; nước cần cho sự sống; nước bị ô nhiễm; một số cách làm sạch
nước; bảo vệ và tiết kiệm nước.

-Khơng khí: Sự tồn tại của khơng khí; các tính chất của khơng khí; các
thành phần của khơng khí; khơng khí cần cho sự sống; gió, phịng chống bão;
khơng khí bị ơ nhiễm, bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.
-Âm thanh: Các nguồn âm; sự lan truyền âm thanh; âm thanh trong cuộc
sống; chống tiếng ồn.
-Ánh sáng: Các nghuồn sáng; bóng tối; ánh sáng cần cho sự sống, ánh
sáng và việc bảo vệ đơi mắt;
-Nhiệt: nóng lạnh và nhiệt độ; vật dẫn nhiệt và cách nhiệt; các nguồn
nhiệt; nhiệt cần cho sự sống.
b. Lớp 5: 25 tiết + 2 tiết ôn tập và kiểm tra học kỳ I + 2 tiết ôn tập chủ đề
- Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: Tre, mây,
song; kim loại (sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép); đá vơi; gốm (gạch,
ngói); xi măng; thuỷ tinh; cao su; chất dẻo; tơ sợi.
-Sự biến đổi của chất: Sự chuyển thể của chất; hỗn hợp; dung dịch; sự
biến đổi hoá học.
- Sử dụng năng lượng: năng lượng; sử dụng năng lượng chất đốt; sử dụng
năng lượng gió và năng lượng nước chảy; sử dụng năng lượng điện; lắp mạch
điện đơn giản; an tồn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
1.3. Phương pháp dạy học
Chủ đề " Vật chất và năng lượng" tích hợp kiến thức của các lĩnh vực
khoa học thực nghiệm như Vật lý, Hoá học. Vì vậy, phương pháp dạy học đặc
trưng của chủ đề này là thí nghiệm, quan sát. GV có thể sử dụng phương pháp
quan sát, thí nghiệm kết hợp thảo luận nhóm và một số phương pháp khác. Cụ
thể:
- Đối với các bài về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường
dùng GV nên sử dụng phương pháp quan sát kết hợp thảo luận nhóm, hỏi đáp.
Đối tượng quan sát tốt nhất là các mẫu vật (như tre, mây song, kim loại, gốm,
xi măng, thuỷ tinh cao su...)
13



Ví dụ: Khi dạy Bài 24: Đồng và hợp kim của đồng (Khoa học 5)
Để tìm hiểu tính chất của đồng GV có thể chia học sinh thành các nhóm.
Các nhóm tiến hành quan sát các dây đồng (hoặc các mẩu đồng) và mơ tả màu
sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng. Có thể so sánh dây đồng với
dây thép.
Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
quan sát của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. Trên cơ sở kết quả quan sát
của các nhóm, GV đưa ra kết luận: Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, khơng
cứng bằng sát, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
- Đối với các bài về tính chất, đặc điểm của các chất (nước, khơng khí,
ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, tính chất lý học, hố học của chất): phương pháp
dạy học chủ đạo là thí nghiệm. GV có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm
kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: thảo luận nhóm, hỏi đáp, quan
sát, giải thích với các mức độ khác nhau:
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ hoặc đọc phần mơ tả thí nghiệm trong
SGK, sau đó HS thảo luận và đưa ra dự đốn kết quả thí nghiệm và giải thích
rút ra kết luận.
- GV làm mẫu, hướng dẫn HS làm theo
-GV giao nhiệm vụ, giúp đỡ HS từng bước tiến hành thí nghiệm thơng
qua phiếu học tập hoặc chỉ dẫn bằng lời.
-GV giao nhiệm vụ, HS tự mình tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi,
hướng dẫn khi cần thiết.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà GV hướng dẫn HS
học tập theo phương pháp thí nghiệm với các mức độ cho phù hợp.
Đặc biệt, GV có thể vận dụng dạy học nêu vấn đề để dạy các bài có sử
dụng phương pháp thí nghiệm.
Ví dụ: khi dạy bài 32 " Khơng khí gồm những thành phần
nào?"( KH4) GV có thể tiến hành như sau:
GV nêu vấn đề (kết hợp giới thiệu bài học): Người đầu tiên trên thế

giới đã phát hiện các thành phần chính của khơng khí là nhà hố học ngươì
Pháp tên là Lavơđiê. Ơng đã xác định được các thành phần của khơng khí như
thế nào? Khơng khí là do một chất khí hay nhiều chất khí tạo thành? Bài học
hơm nay bằng các thí nghiệm chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều này.
Giải quyết vấn đề bằng cách tiến hành thí nghiệm: Trước khi làm thí
nghiệm GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, trình bày cách lắp đặt thí nghiệm và
14


cách thí nghiệm. HS phán đốn hiện tượng xảy ra theo câu hỏi của GV: hiện
tượng gì sẽ xảy ra nếu ta úp cốc thuỷ tinh lên cây nến đang cháy?(cây nến tắt
hay khơng tắt?)
GV biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát diễn biến thí nghiệm, nhận
xét, giải thích hiện tượng xảy ra qua hệ thống câu hỏi của GV:
- Hiện tượng đã xảy ra như thế nào? (so sánh với những phán đốn
của HS)
- Vì sao cây nến đang cháy lại bị tắt?
- Sau khi cây nến tắt em có nhận xét gì về mực nước trong cốc và
ngồi cốc?
- Vì sao nước lại dâng lên trong cốc?
- Vì sao nước khơng dâng lên chiếm tồn bộ thể tích của cốc?
GV giảng: điều đó chứng tỏ trong cốc cịn một chất khí nữa chưa cháy
hết. Người ta đã xác định chất khí đó là ni tơ, khí ni tơ khơng duy trì sự cháy.
Qua thí nghiệm trên ai có thể rút ra kết luận gì về các thành phần
của khơng khí?
Trên cơ sở ý kiến của HS, GV đưa ra kết luận chung: khơng khí gồm
hai thành phần chính: đó là khí ơxi và khí nitơ, khí ơxi duy trì sự cháy, khí nitơ
khơng duy trì sự cháy.
- Ngồi ra, khi dạy chủ đề "Vật chất và năng lượng" GV có thể khai thác,
sử dụng các trị chơi khoa học nhằm gây hứng thú học tập, khơi dậy ở HS trí tị

mị, lịng ham hiểu biết khoa học.
Ví dụ: Khi dạy bài 38- 39: Sự biến đổi hoá học (Khoa học 5) GV có thể
tổ chức cho HS thực hiện trị chơi "Bức thư bí mật" để các em có thể hiểu rõ
hơn về sự biến đổi hố học dưới tác dụng của nhiệt.
-Chuẩn bị: Một nhóm một quả chanh (hoặc một ít dấm), một que tăm,
một mảnh giấy, diêm, nến.
-Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến
nhúng đầu tăm vào nước chanh (hoặc dấm) rồi viết chữ lên tờ giấy và để khơ,
sau đó hơ gần ngọn nến và quan sát chữ viết trên tờ giấy (Lưu ý: không hơ
giấy quá gần ngọn lửa để phịng cháy, hoặc có thể hơ giấy gần của sổ, nơi có
nhiều ánh sáng để quan sát).
Kết thúc trò chơi: GV nhận xét, đặt câu hỏi cho cả lớp: Điều kiện gì đã
làm cho dấm (nước chanh) đã khơ trên giấy biến đổi hố học?
15


3. Chủ đề " Thực vật và động vật"
3.1. Mục tiêu
Sau khi học xong chủ đề HS có thể:
- Biết được sự trao đổi chất, sự sinh sản và phát triển của thực vật, động
vật.
- Biết quan sát, biết phân tích, so sánh để rút ra được những mối quan hệ
giữa động vật và thực vật.
-Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
3.2. Nội dung của chủ đề:
Lớp 4
- Thực vật cần gì để sống?
- Nhu cầu nước của thực vật
-Nhu cầu chất khống của thực vật
- Nhu cầu khơng khí của thực vật

-Trao đổi chất ở thực vật
- Động vật cần gì để sống?
-Trao đổi chất ở động vật
-Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
-Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Ôn tập thực vật và động vật
-Ôn tập và kiểm tra cuối năm.
b. Lớp 5:
-Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
- Sự sinh sản của thực vật có hoa
- Cây con mọc lên từ hạt
- Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
- Sự sinh sản của động vật
- Sự sinh sản của côn trùng
- Sự sinh sản của ếch
- Sự sinh sản và nuôi con của chim
16


- Sự sinh sản của thú
- Sự nuôi và dạy con của một số lồi thú.
- Ơn tập Thực vật và động vật.
3.3. phương pháp dạy học
Chủ đề "Thực vật, động vật" nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản, ban đầu về nhu cầu trao đổi chất và sự sinh sản của động vật và
thực vật. Vì vậy, phương pháp dạy học chủ yếu của chủ đề này là quan sát, thí
nghiệm, thực hành. GV có thể sử dụng kết hợp chúng với các phương pháp
khác như thảo luận nhóm, hỏi đáp, giải thích, trị chơi. Cụ thể:
- Đối với các bài về ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đối với đời sống
của thực vật, động vật, sự sinh sản của thực GV có thể sử dụng phương pháp

thí nghiệm, thực hành. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong
dạy học kiến thức về sinh học trong chủ đề "Thực vật, động vật" có điểm khác
với kiến thức về vật lý, hố học trong chủ đề "Vật chất và năng lượng". Các thí
nghiệm trong dạy học chủ đề này thường được tiến hành trong một khoảng
thời gian nhất định, có thể là một vài tuần, thậm chí lâu hơn. Điều này phụ
thuộc vào sự tăng trưởng, phát triển của thực vật, động vật.
Ví dụ: Khi dạy bài 57 Thực vật cần gì để sống? (Khoa học 4)
-Mục tiêu của bài học là: HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trị
của nước, chất khống, khơng khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật, đồng
thời nêu được những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
GV yêu cầu HS chuẩn bị theo nhóm 5 lọ (hoặc 5 lon sữa bị), trong đó 4
lọ đựng đất màu, 1 lọ đựng sỏi đã rửa sạch; các cây đậu hoặc cây ngơ được
gieo trước khi có bài học khoảng 3-4 tuần, một lọ keo dán (hoặc sơn).
- Cách tiến hành:
+GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng
thí nghiệm, hướng dẫn các nhóm đọc các mục quan sát và thí nghiệm trong bài
để biết cách làm.
+Các nhóm tiến hành đặt các cây đậu (hoặc ngô) vào 5 lọ đã chuẩn bị,
đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn ở trang 114SGK, viết nhãn và ghi tóm
tắt điều kiện sống của cây đó rồi dán vào từng lọ (ví dụ: cây 1: đặt trong phịng
tối, tưới nước thường xun, cây 3: để nơi có ánh sáng nhưng không tưới
nước...).
+GV yêu cầu đại diện một số nhóm nhắc lại cơng việc các em đã làm và
trả lời câu hỏi về điều kiện sống của từng cây được trồng ở các lọ.
17


+ GV hướng dẫn HS làm phiếu để theo dõi sự phát triển của các cây đậu
(hoặc ngô) như sau:
Phiếu theo dõi thí nghiệm

Ngày bắt đầu.............
Ngày
Cây 1

Cây 1

Cây 1

Cây 1

Cây 1

GV hướng dẫn HS tiếp tục chăm sóc các cây đậu hàng ngày theo đúng
hướng dẫn và quan sát, ghi chép những biểu hiện của chúng vào bảng trên để
hiểu rõ hơn vai trị của nước, chất khống, khơng khí, ánh sáng đối với đời
sống thực vật.
-Đối với các bài về sự sinh sản của thực vật, động vật: GV có thể sử dụng
các phương pháp quan sát, thực hành. GV có thể sử dụng vật thật làm đối
tượng quan sát cho HS (nhất là các bài về sự sinh sản của thực vật).
Ví dụ: Khi dạy bài 51: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa (Khoa học
5) GV có thể cho HS quan sát hoa râm bụt và hoa sen, hoa mướp mà các em
mang đến lớp, chỉ ra được:
-Đâu là nhị (nhị đực) và nhuỵ (nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen
- Đâu là hoa mướp đực, đâu là hoa mướp cái
Trên cơ sở kết quả quan sát của HS, GV chính xác hố kiến thức bằng
cách chỉ rõ nhị, nhuỵ, hoa đực, hoa cái của các loại hoa mà các vừa quan sát.
Để giúp HS phân biệt được hoa lưỡng tính, hoa đơn tính GV có thể tổ
chức cho HS thực hành quan sát theo nhóm các bộ phận của các bơng hoa mà
các em sưu tầm được, chỉ rõ đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái), tiếp
đến, GV yêu cầu HS phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả

nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ theo bảng:
Hoa có cả nhị và
Hoa chỉ có nhị (hoa
Hoa chỉ có nhuỵ (hoa
nhuỵ
đực)
cái)

Sau khi các nhóm trình bày kết quả làm việc GV chốt lại: Hoa là cơ quan
sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ
quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa
số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
18


4. Chủ đề "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên"
4.1. Mục tiêu
Sau khi học xong chủ đề này HS có thể:
-Hiểu được khái niệm môi trường, tài nguyên, mối quan hệ giữa chúng với con
người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ mơi trường
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
4.2. Nội dung chủ đề
- Mơi trường
- Tài ngun thiên nhiên
-Vai trị của mơi trường tự nhiên đối với con người
-Tác động của con người đến môi trường rừng
-Tác động của con người đến môi trường đất
-Tác động của con người đến môi trường khơng khí và nước
-Một số biện pháp bảo vệ mơi trường

-Ơn tập: Mơi trường và tài ngun thiên nhiên
4.3. Phương pháp dạy học
Chủ đề "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên" được dạy ở lớp 5, gồm 7 bài
mới và 2 bài ôn tập. Khi dạy chủ đề này GV có thể sử dụng các phương pháp dạy
học như: quan sát, thảo luận cả lớp, thảo luận nhóm, điều tra để giúp HS hiểu rõ hơn
vai trị của mơi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với con người, tác động của con
người đến mơi trường. Từ đó, giúp các em có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc
bảo vệ mơi trường.
Ví dụ Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường (Khoa học 5)
Mục tiêu của bài học:
Sau bài học này HS có thể:
-Xác định dược những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng
đồng và gia đình.
-Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần bảo vệ mơi
trường.
-Để chuẩn bị cho tiết học này GV có thể yêu cầu các nhóm HS sưu tầm một số
tranh, ảnh, thơng tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.

19


-Để giúp HS xác định được những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc
gia, cộng đồng, gia đình, GV có thể tổ chức cho HS quan sát các hình trong SGK,
đọc ghi chú, thảo luận từng cặp để tìm xem mỗi hình ứng với ghi chú nào. Một số
HS trình bày, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến, GV chốt lại một số biện pháp bảo vệ
môi trường.
-Tiếp đến GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ mơi trường
nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào (quốc gia, cộng đồng, gia đình).
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ mơi
trường?

-GV tổ chức cho các nhóm trình bày tranh ảnh, thông tin về các biện pháp bảo
vệ môi trường mà các em sưu tầm được .
Trên cơ sở kết quả làm việc của học sinh, GV rút ra kết luận chung: Bảo vệ môi
trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm
vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa ruổi, công việc và nơi
sống đều có thể góp phần bảo vệ mơi trường.
Tóm lại, trong q trình dạy học mơn Khoa học, GV cần vận dụng linh hoạt
các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Do đặc trưng của môn
Khoa học, các phương pháp dạy học chủ đạo vẫn là thí nghiệm, thực hành, quan sát.
GV cần vận dụng kết hợp chúng với các phương pháp dạy học khác, nhất là các
phương pháp dạy học mới như thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS, rèn cho các em kỹ năng học tập các môn khoa học thực nghiệm.

20



×