Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.97 KB, 13 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 64-76

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG SOẠN GIÁO ÁN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Vũ Thị Ngọc Tú

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.

Đặt vấn đề

Bước sang thế kỉ XXI, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, đặc biệt là
cơng nghệ thơng tin đã có tác động to lớn tới hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia.
Hệ thống giáo dục sẽ khơng cịn đơn thuần là từ phía nhà trường. Hệ thống kiến
thức nhà trường trang bị cho học sinh dần không thoả mãn với nhu cầu học tập và
rất dễ bị lạc hậu. Lượng thông tin phải luôn được đổi mới, người học phải thường
xuyên được trang bị bổ sung các thơng tin mới. Trước tình hình đó, Nghị quyết số
40/2000/QH10 của Quốc Hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, Chỉ thị
58- CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ, Chỉ thị 29/2001/CT-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo [1] đã
chỉ rõ mục tiêu tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vai trị của cơng nghệ
thơng tin trong tiến trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước.
Vì vậy, cùng với hiện đại hóa giáo dục, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào
quá trình dạy học và đặc biệt trong thiết kế bài giảng là cần thiết để nâng cao chất
lượng dạy và học hiện nay. Đối với quá trình giáo dục, sự đa dạng và phong phú của


các phần mềm dạy học, cơng nghệ thơng tin có thể trợ giúp đắc lực cho quá trình
soạn giáo án dạy học bởi những lí do sau đây [2]:
Thứ nhất, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho
nhiều hình thức dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt; dạy học từ xa; học dựa
trên công nghệ web; học điện tử;... đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao
của các thành phần khác nhau trong xã hội.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho
máy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau
của quá trình dạy học.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng sử dụng công nghệ thông tin khi soạn
giáo án của sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp khắc phục,
64


Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...

chúng tôi tiến hành khảo sát “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn
giáo án của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội”.

2.
2.1.

Nội dung
Đối tượng và khách thể nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong soạn giáo án của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
* Khách thể nghiên cứu: Với đề tài này chúng tôi điều tra, khảo sát trên 240
sinh viên năm thứ 4 của các khoa: Tốn, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.


2.2.

Một số quan niệm về giáo án có sử dụng cơng nghệ thơng
tin

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức, thống nhất về loại giáo án
này. Có thể bắt gặp nhiều tên gọi như: “giáo án số hố”, “giáo án có kết nối (trực
tuyến/ngoại tuyến)”, “giáo án điện tử”. . . Tất cả các cách gọi tên giáo án như trên
mới chỉ thể hiện ở hình thức chứ chưa nêu được bản chất của nó. Về bản chất, giáo
án sử dụng cơng nghệ thơng tin có thể hiểu theo hai cách [3]:
- Như một “sản phẩm” điện tử được số hóa (giáo trình điện tử, giáo án điện
tử, hồ sơ dạy học. . . ) được thiết kế, tổ chức theo ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định.
Sản phẩm này có thể dùng độc lập hoặc tích hợp với các bài giảng truyền thống
hiện nay.
- Như một “quá trình” dạy học được điện tử hóa, số hóa. Q trình dạy học
này cho phép người học, người dạy và nội dung tri thức tương tác với nhau trong
mơi trường số hóa (thường là mạng Internet, đĩa CD – Rom) ở mọi lúc, mọi nơi.
Giáo án điện tử về cơ bản khác với giáo án truyền thống ở những điểm sau:
- Không bị giới hạn bởi khơng gian và thời gian.
- Mềm dẻo, có thể tương tác được.
- Tạo ra môi trường học tập bình đẳng, phù hợp với các đối tượng khác nhau.
- Tạo ra khả năng tích hợp mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học.
- Tạo ra sự thay đổi căn bản trong quan niệm về vị trí, vai trị của người dạy,
người học...
Theo chúng tơi, giáo án điện tử là một tổ hợp sản phẩm và các dịch vụ, hoạt
động của người dạy (được thiết kế nhờ ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông
tin) và người học nhằm giải quyết những mục tiêu dạy học, đảm bảo tính tồn vẹn
và thống nhất của q trình dạy học.


65


Vũ Thị Ngọc Tú

2.3.
2.3.1.

Kết quả nghiên cứu
Mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án
Bảng 1. Các mức độ sử dụng công nghệ thông tin
trong soạn giáo án

Các mức độ

Thường xuyên
SL
%
47
19.6

Thỉnh thoảng
SL
%
122
50.8

Hiếm khi
SL
%

69
28.8

Không bao giờ
SL
%
2
0.8

Qua bảng số liệu cho thấy sinh viên của 6 khoa đã sử dụng công nghệ thông
tin khi soạn giáo ở mức thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ cao nhất (50.8%), ở mức hiếm khi
chiếm 28.8%, ở mức thường xuyên chiếm 19.6%, cũng có 0.8% số sinh viên không
bao giờ sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án. Điều này chứng tỏ sinh
viên chưa ứng dụng nhiều công nghệ thông tin, các phần mềm dạy học trong soạn
giáo án.
Cụ thể mức độ sinh viên có sử dụng cơng nghệ thơng tin của các khoa được
thể hiện ở bảng sau:
Các mức độ
Khoa
Toán
Vật lý
Hoá học
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lý

Bảng 2. Mức độ sử dụng CNTT của các Khoa
Thường
SL
5

7
6
10
9
10

xun
%
13.5
17.5
15.0
25.0
22.5
25.0

Thỉnh thoảng
SL
%
17
42.5
24
60.0
20
50.0
20
50.0
20
50.0
21
52.5


Hiếm
SL
18
9
12
10
11
9

khi
%
45.0
22.5
30.0
25.0
27.5
22.5

Khơng bao giờ
SL
%
0
0.0
0
0.0
2
5.0
0
0.0

0
0.0
0
0.0

Để hiểu thêm vì sao một số sinh viên chỉ thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử
dụng công nghệ thông tin, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số em sinh
viên của khoa Hóa học. Các em cho biết: Do các em ít có cơ hội được học một cách
bài bản hệ thống các phần mềm ứng dụng trong dạy học nên không biết cách sử
dụng những phần mềm đó vào việc soạn giáo án cụ thể. Phần lớn các em biết được
là do tự học và tự tìm hiểu nghiên cứu nên các em không thường xuyên ứng dụng
vào việc soạn giáo án.
Với những em thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án
thì cho biết: Các em có niềm đam mê, hứng thú với những phần mềm ứng dụng
trong dạy học nên các em thường xuyên sử dụng khi soạn giáo án. Tìm hiểu về các
phương tiện khi soạn giáo án, chúng tôi thu được kết quả như sau:
66


Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...

Bảng 3. Các phương tiện khi soạn giáo án ở từng khoa
Khoa
Toán
Vật lý
Hoá học
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lý


Các phương tiện cơng nghệ thơng tin khi soạn giáo án
Bài trình bày
Truy cập
Thiết kế trang Xây dựng ấn
đa phương tiện
Internet
Web
phẩm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
2.5
22
55.0
1
2.5
2
0.5
3
7.5
23
57.5
1
2.5

6
15.0
5
12.5
22
55.0
8
20.0
4
10.0
1
2.5
19
47.5
9
22.5
11
27.5
0
0
19
47.5
10
25.0
10
25.0
1
2.5
20
50.0

12
30.0
8
20.0

Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ giữa các khoa sử dụng các phương tiện công
nghệ thông tin khi soạn giáo án giữa các khoa có sự chênh lệch khơng đáng kể.
Nhưng ở từng phương tiện cụ thể thì có sự chêch lệch khá rõ ràng thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 4. Các phương tiện sử dụng trong soạn giáo án điện tử

Các phương tiện
Bài trình bày đa phương tiện
Truy cập Internet
Thiết kế trang Web
Xây dựng ấn phẩm

Số lượng
11
125
41
41

Tỷ lệ (%)
4.6
52.1
17.1
17.1

Sự chênh lệch nhiều được thể hiện ở phương tiện truy cập Internet chiếm

52.1%, cịn các phương tiện khác như bài trình bày đa phương tiện (4.6%), thiết kế
trang Web (17.1%), xây dựng ấn phẩm (17.1%). Điều đó cho thấy khai thác thơng
tin trên mạng Internet là phương tiện được các em sử dụng nhiều nhất, bởi vì sử
dụng Internet đem lại nội dung thông tin phục vụ cho việc soạn giáo án một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc sử dụng các phương tiện khi soạn giáo án thì các em cũng sử
dụng một số phần mềm dạy học để áp dụng vào từng bài soạn cụ thể như sau:
Các phần
mềm

Bảng 5. Các phần mềm
M.Powerpoint
SL
21

%
8.8

Các phần mềm
chuyên ngành
%
SL
%
25.4
68
28.3

M.Encatar

Pc fact


Violet

SL
54

SL
8

SL
61

%
22.5

%
3.3

Trong các phần mềm được sử dụng trong soạn giáo án thì các em sử dụng các
phần mềm chuyên ngành ở mức độ cao nhất (28.3%), sau đó là phần mềm Violet
67


Vũ Thị Ngọc Tú

(công cụ soạn thảo dành cho giáo viên) chiếm 25.4%, M. Encatar chiếm 22.5%. Sở
dĩ các em sử dụng phần mềm chuyên ngành ở mức độ cao là do phần mềm này có
nhiều ứng dụng thiết thực vào trong bài soạn giáo án, còn các phần mềm khác chỉ
mang tính hỗ trợ tương tác.
2.3.2.


Mức độ vận dụng các phương tiện khi soạn giáo án trong bài dạy

Bảng 6. Việc sử dụng các phương tiện của sinh viên trong bài dạy
Nội dung
Sử dụng sách giáo khoa như
tài liệu hướng dẫn giảng dạy
cơ bản
Sử dụng các câu hỏi định
hướng để thiết kế bài học
Sử dụng Internet để hỗ trợ
thêm cho việc xây dựng các
hoạt động trong bài học
Sử dụng máy tính để quản lý
lớp học
Sử dụng cơng nghệ thơng tin
để trình bày bài học cho HS
Yêu cầu học sinh xem xét và
chỉnh sửa bài làm
Yêu cầu học sinh trình bày
công việc trước lớp
Yêu cầu học sinh làm các bài
tập có sử dụng Internet
Yêu cầu học sinh thực hiện
các dự án theo nhóm
Yêu cầu học sinh tự chọn chủ
đề nghiên cứu riêng
Yêu cầu học sinh sử dụng
công nghệ thông tin để học
các kĩ năng tư duy bậc cao

(như phân tích, xây dựng giả
thuyết, tư duy phê phán)

Chưa
thực hiện
(%)

Dưới 50%
số bài (%)

Trên 50%
số bài (%)

Hơn 80%
số bài (%)

16.3

26.7

20.8

35.8

6.5

20.3

40.7


32.5

18.3

54.6

20.8

6.3

48.3

33.3

10.8

7.5

42.1

40.4

14.2

3.3

20.4

33.3


32.5

13.8

22.9

41.3

29.2

6.7

38.8

32.5

20.8

7.9

30.0

43.8

19.6

6.7

33.3


47.5

15.8

3.3

42.1

38.3

14.2

5.4

Số liệu trên cho thấy:
- Chủ yếu sinh viên sử dụng sách giáo khoa như tài liệu hướng dẫn giảng dạy
cơ bản.
68


Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...

- Việc sử dụng hệ thống bộ câu hỏi để thiết kế bài học được sử dụng nhiều
thứ hai. Việc sinh viên biết xây dựng bộ câu hỏi định hướng để sử dụng trong các
bài học là rất tốt. Bởi vì vấn đề cốt lõi trong các phần mềm dạy học là xây dựng
bộ câu hỏi định hướng để phát triển tư duy bậc cao cho học sinh. Qua nội dung các
bài soạn của sinh viên cho thấy: sinh viên bước đầu đã chú ý thiết kế và sử dụng
các câu hỏi phát triển tư duy học sinh. Đó là những câu hỏi tái hiện (mức 1), hiểu
nội dung (mức 2), liên hệ thực tế và vận dụng (mức 3), và cuối cùng là câu hỏi tổng
kết bài ở mức độ tổng hợp kiến thức và vận dụng những hiểu biết thực tế của học

để trả lời. Nhìn chung các câu hỏi của sinh viên trong khi soạn giáo án mới chỉ là
những câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung mà chưa có câu hỏi khái quát.
- Trong soạn giáo án, sinh viên chưa khi nào yêu cầu học sinh sử dụng cơng
nghệ thơng tin tìm kiếm thơng tin, phát triển tư duy bậc cao, trình bày sản phẩm
và tự đánh giá chiếm tỷ lệ cao (42.1%).
- Bản thân sinh viên dùng Internet để hỗ trợ xây dựng các hoạt động trong
bài học ở mức dưới 50% cịn nhiều (54.6%), và chưa sử dụng cơng nghệ thơng tin
để trình bày bài học cho học sinh cũng cịn 42.1%.
2.3.3.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công nghệ thông tin
trong soạn giáo án

Theo ý kiến của những sinh viên đã vận dụng công nghệ thông tin trong soạn
giáo án có gặp những khó khăn như trong Bảng 7.
Nhìn vào cột "Rất tán thành" và "Đồng ý" có thể phân loại các khó khăn
thành nhóm những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công nghệ thông tin trong
soạn giáo án như sau:
* Yếu tố thời gian.
Khó khăn về thời gian là yếu tố được sinh viên xác định với tỉ lệ cao trong số
những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án,
cụ thể là:
- Khơng có đủ thời gian để trình bày trên lớp nếu sinh viên sử dụng các phần
mềm dạy học (70%).
- Khơng có đủ thời gian để chuẩn bị bài soạn (chiếm 66,7%).
Điều này là một thực tế vì thầy và trị phải hồn thành chương trình, nội dung
học tập q nặng. Chúng tơi tiến hành phỏng vấn một số giáo viên đã triển khai
bài dạy có sử dụng cơng nghệ thơng tin cho biết: Giáo viên phải đầu tư trước từ
2 đến 3 tuần để xây dựng kế hoạch bài dạy. Do đó, soạn giáo án có sử dụng cơng
nghệ thơng tin mất nhiều thời gian, nhưng đổi lại tác dụng của nó rất lớn.

* Cấu trúc chương trình dạy học, cách đánh giá kết quả học tập của
HS.
Điều làm cho sinh viên thấy: "Không dễ đưa các bài có sử dụng CNTT vào
69


Vũ Thị Ngọc Tú

trong chương trình của lớp mình dạy" (chiếm 57,8%) vì:
- Chương trình phổ thơng Việt Nam được thiết kế theo cấu trúc tuyến tính
theo chương, bài học (không theo chủ đề) nên không thuận lợi cho việc áp dụng
công nghệ thông tin vào bài soạn cụ thể. Đồng thời việc chỉ đạo thực hiện chương
trình SGK của các cấp quản lý GD còn cứng làm hạn chế tính sáng tạo của GV và
sự thiếu linh hoạt của cán bộ quản lý nhà trường.
Bảng 7. Những khó khăn sinh viên gặp
khi soạn giáo án có sử dụng CNTT
Khó khăn
Khơng có đủ máy tính
Điều kiện vào mạng chưa
thuận lợi
Khơng có đủ thời gian để
trình bày trên lớp
Thiếu kĩ năng sử dụng máy
tính
Thiếu sự động viên, khuyến
khích của nhà trường
Thiếu kĩ năng hoặc sự tự tin
để tích hợp các phương pháp
dạy học một cách có hiệu quả
Thiếu thời gian để chuẩn bị

bài soạn
Khơng dễ dàng để đưa các bài
có sử dụng cơng nghệ thơng
tin vào trong chương trình của
lớp mình dạy
Cách dạy này rất khác với
cách dạy hiện nay ở trường tôi

4.4

Không
đồng ý
(%)
7.7

3.3

13.3

3.3

55.6

24.4

3.3

21.1

5.6


50.0

20.0

7.7

15.4

11.0

54.9

11.0

13.0

37.0

13.0

30.4

6.5

5.6

41.1

14.4


34.4

4.4

3.3

26.7

3.3

55.6

11.1

6.7

24.4

11.1

45.6

12.2

8.0

36.4

15.9


29.5

10.2

Phản
đối (%)

Không
rõ (%)

Đồng ý
(%)

3.3

56.0

Rất tán
thành
(%)
28.6

* Yếu tố người dạy.
Khó khăn trong việc vận dụng cơng nghệ thơng tin thuộc về sinh viên được
họ xác định là:
- Thiếu kĩ năng hoặc tự tin để tích hợp các phương pháp dạy học có hiệu quả
(38,8%). Tỉ lệ sinh viên gặp khó khăn này là thấp nhất so với những khó khăn kể
trên. Qua phỏng vấn cho thấy những giờ sử dụng CNTT chưa đạt được kết quả như
mong muốn, sinh viên chưa tích hợp ý tưởng sư phạm và ý tưởng cơng nghệ một

cách hợp lý, hài hịa. Sinh viên còn lúng túng khi thiết kế hệ thống các câu hỏi phát
70


Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...

triển tư duy của HS.
* Yếu tố cản trở sinh viên không vận dụng công nghệ thông tin
trong việc soạn giáo án.
Điều này được phản ánh qua ý kiến của những sinh viên chưa vận dụng công
nghệ thông tin trong soạn giáo án thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 8. Lí do khơng sử dụng CNTT vào soạn giáo án
Lý do
Khơng có đủ máy tính
Khơng có phần mềm thích
hợp để sử dụng
Điều kiện vào mạng chưa
thuận lợi
Nhà trường đòi hỏi phải bám
sát theo chương trình khơng
thích hợp với việc tích hợp
CNTT
Bài học có sử dụng CNTT
khơng giúp HS đạt được mục
tiêu học tập của chương trình
hiện nay
Chưa đủ tự tin để sử dụng
một số những phương pháp
dạy học có sử dụng CNTT
Không thấy yên tâm trong

quản lý lớp nếu học sinh làm
việc với máy tính
Chưa thấy tự tin về kĩ năng sử
dụng máy tính của bản thân
Khơng có đủ thời gian để
chuẩn bị

2.0

Khơng
đồng ý
(%)
6.1

2,0

28.6

14.3

46.9

8.2

2.0

16.3

2.0


59.2

20.4

13.3

33.3

20.0

26.7

6.7

33.3

44.4

8.9

13.3

0.0

10.9

41.3

13.0


32.6

2.2

8.9

40.0

17.8

28.9

4.4

10.6

38.3

4.3

40.4

6.4

10.4

25.0

10.4


50.0

4.2

Phản
đối (%)

Khơng
rõ (%)

Đồng ý
(%)

0.0

69.4

Rất tán
thành
(%)
22.4

Nhìn vào các cột "rất tán thành" và "đồng ý" cho thấy các yếu tố cản trở
sinh viên không vận dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án được xếp theo thứ
tự từ cao xuống thấp như sau:
1. Khơng có đủ máy tính (81,8%).
2. Điều kiện vào mạng chưa thuận lợi (79,6%).
3. Chưa nhận được sự động viên và ủng hộ cần thiết từ phía nhà trường
(71,1%).
71



Vũ Thị Ngọc Tú

4. Khơng có phần mềm thích hợp để sử dụng (55,1%).
5. Khơng có đủ thời gian để chuẩn bị (54,2%).
6. Chưa thấy tự tin về kĩ năng sử dụng máy tính của bản thân (46,8%).
7. Chưa đủ tự tin để sử dụng một số những phương pháp dạy học có sử dụng
CNTT (34,8%).
8. Nhà trường địi hỏi phải bám sát theo chương trình mà nó khơng thích hợp
với việc tích hợp cơng nghệ thơng tin (33,4%).
9. Khơng thấy yên tâm trong quản lý lớp nếu học sinh làm việc với máy tính
(33,3%).
- So sánh các khó khăn gặp phải của sinh viên đã vận dụng công nghệ thơng
tin với những khó khăn của những sinh viên chưa vận dụng công nghệ thông tin
cho thấy:
- Một số yếu tố khó khăn được cả 2 đối tượng xác định khá thống nhất với
nhau như:
+ Chưa có sự hỗ trợ cần thiết để vận dụng công nghệ thông tin:
+ Điều kiện trang thiết bị CNTT chưa đáp ứng.
- Một số yếu tố khó khăn chiếm tỉ lệ rất khác nhau ở 2 đối tượng này như:
+ Thiếu sự ủng hộ của nhà trường chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên
đã vận dụng:
+ Khơng có đủ thời gian để chuẩn bị chiếm tỉ lệ thấp hơn so với sinh
viên đã vận dụng.
Từ đó có thể thấy: đối với sinh viên chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong
soạn giáo án có 2 yếu tố: Năng lực sử dụng CNTT và các phương pháp trong việc sử
dụng các phần mềm dạy học của sinh viên còn hạn chế. Điều này cho phép khẳng
định: chất lượng đào tạo của trường ĐHSP và sự ủng hộ của trường phổ thông là 2
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sinh viên sử dụng công nghệ thông tin trong

việc soạn giáo án.
2.3.4.

Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án

Những sinh viên đã sử dụng CNTT vào soạn giáo án đã nhận thức/xác định
mục tiêu trong những bài học có tích hợp CNTT như trong Bảng 9.
Sinh viên xác định các mục tiêu tích hợp cơng nghệ thơng tin trong soạn giáo
án qua bảng số liệu ở mức “rất quan trọng” và “quan trọng” chiếm tỷ lệ cao. Điều
này thể hiện những định hướng tích cực của sinh viên đối với những bài học có tích
hợp cơng nghệ thơng tin. Trong thực tế, qua dự giờ môn phương pháp giảng dạy
của các em sinh viên cho thấy: Có những sinh viên dùng cơng nghệ thơng tin chỉ với
mục đích trình diễn bài giảng thay cho dùng phấn, bảng hoặc cao hơn là để minh
họa những mơ hình trừu tượng một cách dễ hiểu hơn. Sinh viên chưa có kĩ năng đặt
72


Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...

vấn đề đòi hỏi người học phải suy nghĩ tích cực, sáng tạo. Nhiều khi phần trình diễn
lướt qua nhanh quá, người học không kịp theo dõi, làm cho người học thụ động, lười
tư duy. Điều này cho thấy: giữa nhận thức về mục tiêu của bài dạy có sử dụng công
nghệ thông tin và kĩ năng thực hiện bài dạy cịn có khoảng cách.
Bảng 9. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án
Nội dung

Rất quan
trọng (%)

Quan

trọng (%)

Ít quan
trọng (%)

Khơng quan
trọng (%)

31.7

53.8

14.6

0

19.2

54.6

22.5

3.8

21.3
17.1

62.1
68.3


15.0
13.8

1.7
0.8

24.2

62.9

12.9

0

23.8

68.3

7.9

0

Nắm được nội dung của
bài học
Nâng cao khả năng sử
dụng máy tính
Biết làm việc theo nhóm
Biết làm việc độc lập
Có trách nhiệm với việc
học tập

Phát triển được năng
lực và những kĩ năng cơ
bản

Bên cạnh những mục tiêu sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án,
cịn có những tác động từ các bài dạy đến học sinh thể hiện ở bảng sau:
Bảng 10. Tác động của các bài dạy có sử dụng cơng nghệ thơng tin
Nội dung
Khuyến khích và tham gia
tích cực vào bài học
Đáp ứng được nhu cầu học
tập của học sinh
Làm việc với nhau nhiều
hơn trước
Hiểu nội dung bài sâu hơn
Khả năng trao đổi giữa
người dạy và người học
nhiều hơn
Có thể trình bày các ý kiến
một cách tự tin hơn
Tự lập hơn trong việc học
tập
Thể hiện tính sáng tạo hơn

Rất tán
thành
(%)

Đồng ý
(%)


Không rõ
(%)

Không đồng
ý (%)

24.2

53.3

12.1

10.4

7.5

72.9

15.8

3.8

14.6

73.0

9.0

3.4


18.3

42.1

30.0

9.6

12.9

60.8

18.3

7.9

16.7

54.6

21.3

7.5

7.9

70.8

16.3


5.0

23.8

51.7

18.8

5.8

73


Vũ Thị Ngọc Tú

Có khả năng đánh giá cơng
việc của mình
Tự tin và có kĩ năng sử
dụng máy tính hơn

17.1

63.8

14.2

5.0

25.4


55.0

15.8

3.8

Theo ý kiến của sinh viên ở Bảng 10 có thể phân loại các tác động của bài
học có sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án theo các phương diện và xếp
theo thứ tự như sau:
- Tư duy bậc cao ở học sinh được phát triển thể hiện ở các chỉ số như: học
sinh được khuyến khích và tham gia tích cực vào bài học (77.5%); học sinh thể hiện
tính sáng tạo hơn (75.5%); học sinh hiểu nội dung của bài sâu hơn (60.4%), học
sinh có thể trình bày các ý kiến một cách tự tin hơn (71.3%). Những tác động này
phản ánh chất lượng giờ học được nâng cao.
- Về hoạt động học tập của học sinh: Học sinh làm việc với nhau nhiều hơn
trước (87.6%) đồng thời các em đã tự lập hơn trong học tập (78.7%). Những tác
động này làm cho môi trường lớp học và phong cách học của học sinh thay đổi.
- Về kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin: học sinh đã tự tin và có kĩ năng sử
dụng máy tính hơn (80.4%).
Ngồi ra, sau những giờ dạy có sử dụng cơng nghệ thơng tin trong soạn giáo
án, các em cịn thu được những kết quả như sau:
Bảng 11. Kết quả thu được sau những giờ dạy
có sử dụng CNTT trong soạn giáo án
Nội dung
Kiến thức
Cách thức tổ chức dạy học
Kĩ thuật sử dụng các phương
pháp, phương tiện dạy học


Rất nhiều
(%)
14.2
16.3
18.8

48.8
49.6

Tương đối
nhiều (%)
37.1
34.2

55.8

25.4

Nhiều (%)

Qua bảng số liệu cho thấy, việc soạn giáo án có sử dụng cơng nghệ thơng tin
giúp hầu hết các em thu được kết quả về kiến thức, cách thức tổ chức dạy học, kĩ
thuật sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học ở mức “rất nhiều”, “nhiều” là
chiếm tỷ lệ cao.
Tóm lại, qua nguồn thơng tin thu được ở bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn, có
thể khái quát thực trạng ứng dụng CNTT trong soạn giáo án của sinh viên trường
ĐHSP Hà Nội như sau:
1. Thiếu trang thiết bị về công nghệ thông tin, mỗi khoa chỉ được trang bị
nhiều nhất là một phòng máy và một phịng học chất lượng cao, khơng đáp ứng
74



Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...

được nhu cầu học tập của sinh viên.
2. Sinh viên thiếu kĩ năng tin học cơ bản và khả năng khai thác thông tin trên
mạng. Một số sinh viên thiếu động lực vì khi thiết kế giáo án có sử dụng cơng nghệ
thơng tin địi hỏi tốn thời gian và công sức.
3. Điều đáng quan tâm hơn cả là do chưa hiểu biết đúng về bản chất của đổi
mới phương pháp và mục tiêu sử dụng CNTT, nên một sinh viên đã coi việc sử
dụng CNTT là đổi mới phương pháp.
Trên cơ sở khái quát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi đưa
ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng Công nghệ thông tin trong
soạn giáo án của sinh viên:
1. Nâng cao nhận thức quán triệt việc sử dụng công nghệ thông tin trong thiết
kế bài giảng điện tử nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Làm cho mọi sinh viên
trong trường quen với khái niệm công nghệ thông tin, xem công nghệ thông tin là
một nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động của mình.
2. Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật cho các đơn vị (khoa/bộ mơn,
phịng ban, trung tâm...). Các thiết bị kĩ thuật được trang bị phải đồng bộ và ưu
tiên cho những thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.
3. Tổ chức các lớp tập huấn sử dụng thiết bị kĩ thuật cho sinh viên. Các lớp
này phải đi vào thực chất, kết hợp lí thuyết và thực hành, đảm bảo nâng cao hiểu
biết và kĩ năng sử dụng các thiết bị kĩ thuật trong dạy học.
4. Xây dựng các “hạt nhân” về sử dụng công nghệ thông tin trong sinh viên, cụ
thể là đào tạo các “chuyên gia sinh viên” về thiết kế giáo án điện tử trong dạy học.
Chính từ các chuyên gia này mà kinh nghiệm và hiểu biết về công nghệ thông tin,
xây dựng giáo án điện tử được nhân rộng ra cho sinh viên các khoa trong trường.

3.


Kết luận

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án hiện nay không phải
xuất phát từ nhu cầu bù đắp cho một sự thiếu hụt nào đó về kiến thức cũng như
phương pháp dạy học, mà nhằm góp phần tạo mơi trường giáo dục và dạy học mới
nhằm phát huy hiệu quả của quá trình dạy học.
Trong bối cảnh hiện nay của việc tồn cầu hố và sự phát triển của nền kinh
tế tri thức, việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là không thể thiếu. Vì
vậy, đề tài nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào soạn giáo án đang là nhu cầu tất yếu của chính sinh viên Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội nói riêng và các trường đại học nói chung.
Do những ưu thế của công nghệ thông tin ứng dụng vào việc soạn giáo án,
trong khi chờ đợi các giải pháp mang tính vĩ mơ của việc ứng dụng cơng nghệ thơng
tin vào giáo dục (đại chúng hoá đào tạo từ xa, dạy học điện tử, số hoá, lớp học ảo...),
75


Vũ Thị Ngọc Tú

nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta có thể mạnh dạn triển khai
bước đầu việc tích hợp cơng nghệ thơng tin vào việc soạn giáo án. Thông qua các
bài soạn điện tử (như là một sản phẩm và quá trình), người dạy và người học sẽ trở
nên “mạo hiểm” hơn khi đi tìm những giá trị mới, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học mới, chính họ sẽ trở thành những người “học suốt đời”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chỉ thị số 58-CT-TU ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
[2] Microsoft, 2006. Dùng Cơng nghệ thông tin để cải tiến việc dạy và học. Nxb

Giáo dục.
[3] Lê Công Triêm và Nguyễn Đức Vũ, 2006. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Nxb Giáo dục.
ABSTRACT
The actual situation of Information Technology application
in students’ lesson planning of Hanoi National University of Education.
With education modernization, the transfer of Information Technology in education, especially in designing lesson plans which is necessary to improve quality
of modern teaching and study.
Through the collected information in a question table combining interview,
the actual situation of information technological application in students’ writing of
lesson plans in Hanoi National University of Education is specified as follows:
- Lack of Information Technology facilities. Each faculty is equipped with only
one a high quality computer room and study room which is not satisfactory for
students’ study demand.
- The students lack basic informatics skill and capacity of information exploitation provided by internet. Some students lack motivational power because the
design of lesson plans using Information Technology must make up a lot of time and
energy.
- A matter of great interest is the failure to have a clear knowledge of the nature
of innovating methods and goals in using Information Technology, some students
regard IT information technology use as a method innovation.

76



×