Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ngầm khu vực thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.85 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HUY QUANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM KHU VỰC
THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HẢI HÒA

Hà Nội, 2020


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là của tơi, hồn tồn trung thực, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong Luật
Sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam.


Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày … tháng ... năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Huy Quang


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân
trong và ngồi trường.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Hải Hòa, giảng
viên Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường - Trường Đại học Lâm
nghiệp đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài
nguyên Rừng và Môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn tốt nghiệp của tơi
được hồn chỉnh hơn.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và
bạn bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2020
Học viên

Nguyễn Huy Quang



iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 3
1.1. Khái niệm chung về nước ngầm ............................................. 3
1.1.1. Khái niệm về nước ngầm ..................................................... 3
1.1.2. Phân loại nước ngầm ........................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm của nước ngầm .................................................... 4
1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm .................... 7
1.3. Các nghiên cứu về nước ngầm ở Việt Nam ........................... 10
1.4. Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực nghiên
cứu ............................................................................................ 11
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................ 13
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................... 13
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................ 13
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................... 13
2.2.2. Phạm vi địa điểm nghiên cứu .............................................. 13
2.2.3. Phạm vi về thời gian ........................................................... 13
2.2.4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu ............................................ 13



iv

2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................... 14
2.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng nước ngầm tại khu
Tân Xuân, Chiến Thắng và Tân Bình, TT Xuân Mai, huyện Chương
Mỹ, TP Hà Nội. ............................................................................ 14
2.3.2. Đánh giá chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu ..... 14
2.3.3. Đánh giá thay đổi chất lượng nước ngầm theo thời gian khu
Tân Xuân, Chiến Thắng và Tân Bình, TT Xuân mai, huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội. .......................................................................................... 14
2.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ngầm khu vực
nghiên cứu ......................................................................................... 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................... 15
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................ 15
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế .............................. 15
2.4.3. Phương pháp tổng hợp ....................................................... 18
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 19
3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................... 19
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................... 20
3.2.1. Phát triển kinh tế ................................................................ 21
3.2.2. Văn hóa - Xã hội ................................................................ 25
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
4.1. Thực trạng sử dụng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu ........ 29
4.2. Đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực nghiên cứu ............ 33
4.3. Sự thay đổi chất lượng nước ngầm theo yếu tố thời gian và
không gian ................................................................................ 40
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ngầm khu vực

nghiên cứu................................................................................. 46


v

4.4.1. Biện pháp kỹ thuật .............................................................. 46
4.4.2. Tăng cường biện pháp quản lý ............................................ 47
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BVMT
QCVN
Sở TN&MT
STT

Viết đầy đủ
Bảo vệ môi trường
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
Sở Tài nguyên và Môi trường
Số Thứ Tự


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các yêu cầu quan trắc đối với hiện trạng nước ngầm .................... 17
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu .................................................................................. 18
Bảng 4.1. Kết quả điều tra khảo sát khu Tân Bình ......................................... 29
Bảng 4.2. Kết quả điều tra khảo sát khu Chiến Thắng ................................... 31
Bảng 4.3. Kết quả điều tra khảo sát khu Tân Xuân ........................................ 32
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tháng 3 .................................... 33
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tháng 4 tại khu Tân Bình ........ 33
Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tháng 4 tại khu Tân Xuân ....... 34
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tháng 4 tại khu Chiến Thắng . 36
Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tháng 5 tại khu Tân Bình ........ 37
Bảng 4.9. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tháng 5 tại khu Tân Xuân ....... 38
Bảng 4.10. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tháng 5 tại khu Chiến Thắng 39


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Vị trí các tầng nước ngầm ................................................................. 4
Hình 2.1. Bản đồ vị trí các điểm quan trắc ..................................................... 17
Hình 3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu. .............................................................. 20
Hình 4.1. Độ cứng tồn phần trong nước ngầm khu Chiến Thắng ................. 40
Hình 4.2. Độ cứng tồn phần trong nước ngầm khu Tân Bình....................... 41
Hình 4.3. Độ cứng toàn phần trong nước ngầm khu Tân Xuân ...................... 41
Hình 4.4. Lượng Amoni trong nước ngầm khu Tân Xuân ............................. 42
Hình 4.5. Lượng Amoni trong nước ngầm khu Tân Bình .............................. 42
Hình 4.6. Lượng Nitrat trong nước ngầm khu Chiến Thắng. ......................... 43

Hình 4.7. Lượng Nitrat trong nước ngầm khu Tân Bình ................................ 43
Hình 4.8. Lượng Nitrat trong nước ngầm khu Tân Xuân ............................... 44
Hình 4.9. Lượng Sắt trong nước ngầm khu Tân Xuân ................................... 44
Hình 4.10. Lượng Sắt trong nước ngầm khu Tân Bình .................................. 45
Hình 4.11. Lượng Sắt trong nước ngầm khu Chiến Thắng ............................ 45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là một loại tài nguyên quý giá và được coi là vĩnh cửu. Khơng có
nước thì khơng có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ
yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử
dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thơng
vận tải, chăn ni thủy sản… Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên
UNESCO lấy ngày 23/III làm ngày nước thế giới. Tài nguyên nước là lượng
nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh
quyển. Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước
mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”. Nước có hai thuộc tính cơ bản đó là gây lợi và gây hại.
Nước là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song nó
cũng gây ra những hiểm hoạ to lớn không lường trước được đối với con
người. Những trận lũ lớn có thể gây thiệt hại về người và của thậm chí tới
mức có thể phá huỷ cả một vùng sinh thái. Tài nguyên nước là một thành
phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài người tức là cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ mà tài nguyên nước ngày càng được bổ sung
trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên thủy, tài nguyên nước chỉ
bó hẹp ở các khe suối, khi con người chưa có khả năng khai thác sông, hồ và

các thủy vực khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển thì nước ngầm tầng sâu
mới trở thành tài nguyên nước. Và ngày nay với các công nghệ sinh hóa học
tiên tiến thì việc tạo ra nước ngọt từ nước biển cũng không thành vấn đề lớn.
Tương lai các khối băng trên các núi cao và các vùng cực cũng nằm trong tầm
khai thác của con người và nó là một nguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn.
Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm không phải là vô tận,


2

tức là sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó khơng
phụ thuộc vào mong muốn của con người. Tài nguyên nước được đánh giá
bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng và động thái của nó. Lượng là
đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một lãnh thổ.
Chất lượng nước là các đặc trưng về hàm lượng các chất hoà tan trong nước
phục vụ yêu cầu dùng nước cụ thể về mức độ lợi và hại theo tiêu chuẩn đối
tượng sử dụng nước. Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của
các đặc trưng nước theo thời gian 10 và không gian. Đánh giá tài nguyên
nước là nhằm mục đích làm rõ các đặc trưng đã nêu đối với từng đơn vị lãnh
thổ cụ thể. Biết rõ các đặc trưng tài nguyên nước sẽ cho chúng ta phương
hướng cụ thể trong việc sử dụng, qui hoạch khai thác và bảo vệ nó.
Xuân Mai - thị trấn ngoại thành Hà Nội đang trong quá trình cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa. Nước sinh hoạt của người dân đóng vai trị quan
trọng trong q trình cơng nghiệp hóa. Tuy nhiên, nước sinh hoạt của người
dân chủ yếu là nguồn nước ngầm do hệ thống cung cấp nước sạch chưa đáp
ứng kịp với hạ tầng dân cư. Do đó, vấn đề về chất lượng nước ngầm tại khu
vực đang rất được quan tâm và được coi là vấn đề cấp thiết để đánh giá chất
lượng nước sinh hoạt cũng như tốc độ phát triển của khu vực.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu đánh giá về chất lượng nước ngầm,
tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá tổng quát mà chưa có các

nghiên cứu chi tiết tại một khu vực nhất định.
Xuất phát từ lý do đó, học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ngầm khu vực thị trấn
Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội” nhằm đưa ra đánh giá chi tiết
về các thông tin chất lượng nước cũng như sự biến đổi chất lượng nước
theo mùa và đề xuất các biện pháp xử lý và sử dụng bền vững tài nguyên
nước ngầm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm chung về nước ngầm
1.1.1. Khái niệm về nước ngầm
Nước ngầm hay còn được gọi là nước dưới đất, là thuật ngữ chỉ loại nước
nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt
của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thơng với nhau.
Một thành tạo đá hoặc các dạng tích tụ vật liệu khơng cố kết được gọi
là tầng chứa khi nó chứa và có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng
được. Độ sâu của khơng gian có mặt khe nứt hoặc lỗ rỗng trong đá, mà ở đó
bắt đầu bão hịa nước hồn tồn thì được gọi là mực nước ngầm. Nước dưới
đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống. Nơi xuất lộ tự nhiên
của nước thường là tại các sông suối. Nếu sông suối này chảy vào vùng bị
đóng kín thì tạo ra các vùng đất ngập nước, và tại vùng sa mạc thì có thể hình
thành các ốc đảo.
Nước ngầm thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và
công nghiệp qua các giếng khai thác nước. Ngành nghiên cứu sự phân bố và
vận động của nước dưới đất được gọi là địa chất thủy văn.

1.1.2. Phân loại nước ngầm
Tùy theo nhu cầu sử dụng, nước ngầm được chia thành các loại sau:
- Theo độ sâu nước ngầm:
+ Nguồn nước ngầm nằm sâu < 50 m;
+ Nguồn nước ngầm nằm sâu < 50 m.
- Theo điều kiện của nguồn nước:
+ Nước ngầm có nguồn nước theo dạng nước dâng;
+ Nước ngầm có nguồn nước theo dạng nước đổ.


4

- Theo bề mặt chứa nước:
+ Nước ngầm trong tầng chứa nước;
+ Nước ngầm trong mạng lưới chứa nước.
- Theo điều kiện kiến tạo địa chất;
+ Nước ngầm ở tầng chứa nước trong điều kiện vỉa ổn định;
+ Nước ngầm ở tầng chứa nước trong điều kiện vỉa không ổn định.
- Theo bản chất lỗ hổng trong tầng đá chứa nước:
+ Nước ngầm trong đá hoa;
+ Nước ngầm trong đá vơi.
- Theo các đặc tính thủy lực:
+ Nước ngầm có bề mặt tự do;
+ Nước ngầm tĩnh.
- Theo vị trí các tầng nước:
+ Nước ngầm tầng trên;
+ Nước ngầm tầng dưới;
+ Nước ngầm tầng dưới có áp.

Hình 1.1. Vị trí các tầng nước ngầm

1.1.3. Đặc điểm của nước ngầm
Đặc tính chung về thành phần, tính chất của nước ngầm là nước có độ
đục thấp, nhiệt độ và các thành phần hóa học ít thay đổi, nước khơng có oxy
hóa trong mơi trường khép kín là chủ yếu, thành phần của nước có thể thay


5

đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ô nhiễm khác nhau. Những thay đổi
này liên quan đến sự thay đổi lưu lượng của lớp nước sinh ra do nước mưa.
Thành phần, tính chất nước ngầm phụ thuộc vào nguồn gốc, cấu trúc
địa tầng của khu vực và chiều sâu của lớp nước ngầm… Trong nước ngầm
không chứa rong, tảo là yếu tố dễ gây ô nhiễm nguồn nước nhưng chúng lại
chứa các tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình
phong hóavà sinh hóa trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hóa
tốt, mưa nhiều hoặc bị ảnh hưởng của nguồn thải thì trong nước ngầm dễ bị ơ
nhiễm bởi các chất khóang hồ tan, các chất hữu cơ. Bản chất địa chất của
khu vực ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm vì nước ln
tiếp xúc với đất đá trong đó nó có thể lưu thơng hoặc bị giữ lại. Giữa nước và
đất ln hình thành nên sự cân bằng về thành phần hóa học, vì vậy thành phần
của nước thể hiện thành phần của địa tầng khu vực đó. Tuy vậy, nước ngầm
có một số đặc tính chung là: độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hóa học ít
thay đổi theo thời gian, ngồi ra nước ngầm thường chứa rất ít vi khuẩn, trừ
trường hợp nguồn nước bị ảnh hưởng của nước bề mặt.
Trong nước ngầm thường khơng có mặt oxi hồ tan nhưng có hàm
lượng CO2 cao, thường có hàm lượng sắt tổng cộng với các mức độ khác
nhau, từ vài mg/l đến 100 mg/l hoặc lớn hơn, vượt xa tiêu chuẩn cho phép với
nước ăn uống sinh hoạt (tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng sắt trong
nước ăn uống sinh hoạt là 0,3 mg/l, đối với khu vực đô thị là 0,5 mg/l đối với
khu vực nơng thơn). Do đó, cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Một

đặc điểm khác cần quan tâm là pH trong nước thường khá thấp, nhiều nơi pH
giảm đến 3 - 4 (do hàm lượng CO2 cao), không thuận lợi cho việc xử lý nước.
Các đặc tính của nước ngầm:
* Nhiệt độ của nước ngầm tương đối ổn định;
* Độ đục thường thay đổi theo mùa;


6

* Độ màu: Thường thì khơng có màu, độ màu gây ra do chứa các chất
của acid humic;
* Độ khóang hóa thường khơng thay đổi;
* Sắt và mangan thường có mặt với các hàm lượng khác nhau;
* CO2 thường xâm thực với hàm lượng lớn;
* Ơxi hồ tan thường khơng có;
* H2S thỉnh thoảng có mặt trong nước ngầm;
* NH4+ thường có mặt trong nước ngầm;
* Nitrat, Silic có hàm lượng đơi khi cao;
* Ít bị ảnh hưởng bởi các chất vơ cơ và hữu cơ;
* Clo có thể bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng tuỳ theo khu vực;
* Vi sinh vật: Thường có vi khuẩn.
Đặc điểm thứ nhất: Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất
và nham thạch: nước ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ
bé của đất, nham thạch; là chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn
nhỏ bé giữa các hạt đất, đá; nước ngầm có thể tạo ra các tia nước nhỏ trong
các tầng ngấm nước; thậm chí nó có thể tạo ra khối nước ngầm dày trong các
tầng đất, nham thạch. Thời gian tiếp xúc của nước ngầm với đất và nham
thạch lại rất dài nên tạo điều kiện cho các chất trong đất và nham thạch tan
trong nước ngầm. Như vậy, thành phần hóa học của nước ngầm chủ yếu phụ
thuộc vào thành phần hóa học của các tầng đất, nham thạch chứa nó.

Đặc điểm thứ hai: Các loại đất, nham thạch của vỏ quả đất chia thành
các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng, lớp đó có thành phần hóa học khác nhau.
Giữa các tầng, lớp đất, nham thạch thường có các lớp khơng thấm nước. Vì
vậy nước ngầm cũng được chia thành các tầng, lớp khác nhau và thành phần
hóa học của các tầng lớp đó cũng khác nhau.
Đặc điểm thứ ba: Ảnh hưởng của khí hậu đối với nước ngầm không
đồng đều.


7

Nước ngầm ở tầng trên cùng, sát mặt đất chịu ảnh hưởng của khí hậu.
Các khí hồ tan trong tầng nước ngầm này do nước mưa, nước sông, nước
hồ… mang đến. Thành phần hóa học của nước ngầm của tầng này chịu ảnh
hưởng nhiều của thành phần hóa học nước mặt do đó cũng chịu ảnh hưởng
nhiều của khí hậu.
Trái lại, nước ngầm ở tầng sâu lại ít hoặc khơng chịu ảnh hưởng của
khí hậu. Thành phần hóa học của nước ngầm thuộc tầng này chịu ảnh hưởng
trực tiếp của thành phần hóa học tầng nham thạch chứa nó.
Đặc điểm thứ 4: Thành phần của nước ngầm không những chịu ảnh
hưởng về thành phần hóa học của tầng nham thạch chứa nó mà cịn phụ thuộc
vào tính chất vật lý của các tầng nham thạch đó.
* Ở các tầng sâu khác nhau, nham thạch có nhiệt độ và áp suất khác
nhau nên chứa trong các tầng nham thạch đó cũng có nhiệt độ và áp suất
khác nhau.
* Vì vậy, nước ngầm ở các tầng rất sâu có thể có áp suất hàng ngàn
N/m2 và nhiệt độ có thể lớn hơn 100oC.
Đặc điểm thứ 5: Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng của sinh vật nhưng
chịu ảnh hưởng nhiều của vi sinh vật.
Ở các tầng sâu do khơng có Oxy và ánh sáng nên vi sinh vật yếm khí

hoạt động mạnh, chi phối nhiều nên thành phần hóa học của nước ngầm. Vì
vậy, thành phần hóa học của nước ngầm chứa nhiều chất có nguồn gốc vi
sinh vật.
1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
* Chất thải công nghiệp
Các ngành công nghiệp đang sản xuất với một lượng lớn chất thải có
chứa các chất độc hại có thể gây ơ nhiễm nghiêm trọng đến mơi trường và ơ
nhiễm khơng khí cũng như nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến con người
chúng ta. Các chất thải công nghiệp này chứa các hóa chất độc hại như chì,


8

thủy ngân, lưu huỳnh, amiang, nitrat và rất nhiều các chất độc hại khác. Rất
nhiều ngành công nghiệp đã không có hệ thống xử lý nước thải mà thải trực
tiếp ra ngồi mơi trường (các đường ống cống, các con sơng…) và sau đó ra
biển. Chính nguồn chất thải bẩn này đã khiến nguồn nước đổi màu sắc cũng
như nhiệt độ và gây nguy hiểm cho các sinh vật có trong nguồn nước.
* Chất thải và nước thải
Nước thải và nước cống đang là nguồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến
nguồn nước của các con sông và biển. Trong các nguồn nước thải này có rất
nhiều vi khuẩn và các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe của con người.
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm của nhiều
người dân. Ai cũng biết các sinh vật có trong nguồn nước có thể gián tiếp
hoặc trực tiếp gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho người và động vật, khi
các loài động vật nhỏ tiếp xúc, có thể gây mầm bệnh, và khi mầm bệnh này
tái phát có thể gây ra rất nhiều bệnh khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến
chúng ta. Ví dụ: Phổ biến nhất mà bất cứ ai đều biết đó là bệnh sốt rét.
* Rác thải
Mỗi ngày, các hộ gia đình cung cấp một lượng lớn rác thải như cao su,

thủy tinh, nhựa, giấy, nhôm… và rất nhiều trong số đó được thải trực tiếp ra
ngồi mơi trường (dĩ nhiên là chúng tơi chỉ nói đa số chứ không đánh đồng tất
cả) ảnh hưởng trực tiếp đến đất cũng như các con sông, suối… Các loại rác
thải này có thể mất từ nửa tháng đến 200 năm để có thể tự phân hủy. Khi các
chất thải này rơi xuống nước, chúng không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà
còn gây hại khá nghiêm trọng cho các loại động vật sống trong nước.
* Quá trình đốt nhiên liệu
Khi chúng ta di chuyển ngoài đường bằng các phương tiện như xe máy,
ơ tơ… các q trình đốt cháy xăng dầu đã tạo ra một lượng khói bụi đáng kể
trong khơng khí, khi có mưa thì các khí độc có trong khơng khí sẽ chảy theo


9

nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước. Ngồi ra, q trình đốt
các nhiên liệu này tạo ra các chất carbon dioxide thải trực tiếp ra ngồi mơi
trường, dẫn đến sự nóng lên tồn cầu.
* Phân hóa học và thuốc trừ sâu
Phân hóa học và thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng để bảo vệ cây
trồng khỏi cơn trùng và vi khuẩn, chúng khá hữu ích cho sự phát triển của
cây trồng.
Tuy nhiên, các hóa chất này khi tiếp xúc với nguồn nước thì lại gây ra
rất nhiều nguy hiểm cho cả động vật và thực vật. Khi trời mưa hoặc khi tưới
nước cho cây trồng, các hóa chất này sẽ chảy theo nguồn nước ra các con
suối, sông… ảnh hưởng tiêu cực đến các loại động vật có trong nguồn nước.
* Rị rỉ các đường cống
Một sự rị rỉ nhỏ ở các đường ống thóat nước cũng có thể gây ơ nhiễm
nguồn nước ngầm và khiến cho người dân sống quanh đó khơng thể sử dụng
nguồn nước ngầm đó để uống được nữa. Ngồi ra, khi các đường ống rò rỉ
này trở nên nghiêm trọng hơn mà khơng được sửa chữa kịp thời, nước rị rỉ

này sẽ chảy lên bề mặt và đây sẽ là nơi tuyệt vời để muỗi và côn trùng gây
bệnh sinh sản.
* Sự phát triển đô thị
Cùng với sự phát triển dân số do q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa thì các nhu cầu về nhà ở, thực phẩm, vải… cũng tăng cao một cách đáng
kể, chính những nhu cầu này đã đẩy vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra mạnh
mẽ hơn. Bên cạnh đó, sự gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu xã hội bằng
các loại phân bón để tạo ra nhiều thức ăn hơn, xói mòn đất do mất rừng, hoạt
động xây dựng được đẩy mạnh hơn rất nhiều, quá trình thu gom và xử lý rác
thải, nước thải không triệt để… đã làm cho q trình ơ nhiễm trở nên trầm
trọng hơn mỗi ngày.


10

* Rị rỉ ở các bãi chơn lấp
Các bãi chơn lấp là nơi mà một lượng lớn chất thải được thu gom từ
một vùng rộng lớn nào đó để xử lý, tại những vùng này, khơng khí sẽ có 1
mùi khủng khiếp. Khi trời mưa, các bãi chôn lấp này có thể bị rị rỉ và gây ơ
nhiễm nguồn nước ngầm một cách nghiêm trọng. Chúng cũng có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh, đặc biệt là các hộ dân sống xung
quanh các bãi chôn lấp rác thải này.
* Chất thải động vật
Việc hoạt động sản xuất chăn ni động vật như gà, lợn, bị… đã thải ra
ngồi mơi trường một lượng lớn chất thải từ phân động vật được thải ra các
con sông, suối. Khi trời mưa, lượng chất thải này được đưa đến các con sơng,
suối kết hợp các các chất độc hại khác có trong nguồn nước sẽ gây ra một số
căn bệnh như dịch tả, tiêu chảy, kiết lỵ… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
của con người cũng như động vật.
1.3. Các nghiên cứu về nước ngầm ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm phong phú về trữ lượng và
khá tốt về chất lượng. Nước ngầm ở Việt Nam tồn tại dưới nhiều dạng khác
nhau và tạo thành các tầng nước chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Do quá trình khai thác sử dụng chưa
hợp lý nên tài nguyên nước đang biến động mạnh mẽ. Một số điểm đã giảm
cả về trữ lượng và chất lượng. Nghiên cứu về vấn đề này tác giả Nguyễn Thị
Xoan năm 2014 đã có đề tài “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên và chất lượng
môi trường nước dưới đất tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở khoa học đinh hướng sử
dụng hợp lý”. Đề tài đã đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất, trữ
lượng và tiềm năng sử dụng của nguồn nước dưới đất tại tỉnh Bắc Ninh, đưa
ra các giải pháp sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ở tỉnh Bắc Ninh.
Để đánh giá các tác nhân gây tác động nguồn nước ngầm, hai tác giả
Nguyễn Đình Tiến và Phạm Đình Chuy năm 2007 đã có một nghiên cứu “Các


11

nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nước dưới đất vùng ven biển Thừa Thiên Huế”. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố có ý nghĩa quan trọng đến việc tác động
vào nguồn nước ngầm là lượng mưa, lượng bốc hơi, địa hình và các hoạt động
sử dụng nước của người dân. Trong đó lượng mưa là nhân tố đóng vai trị
quan trọng nhất đến việc cung cấp cho nguồn nước dưới đất, làm tăng trữ
lượng của nước. Lượng bốc hơi có vai trị ngược lại là làm giảm trữ lượng của
nước dưới đất. Nhân tố địa hình có tác động làm thay đổi đặc điểm thủy văn,
dẫn đến thay đổi trữ lượng và chất lượng của nước ngầm. Các hoạt động sử
dụng nước của người dân đã có tác động mạnh mẽ đến nguồn nước ngầm.
Chất lượng nước ngầm cũng được quy định tại các quy định sau:
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất;
- QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng
nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

1.4. Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề này tác giả Nguyễn Thu Hương đã có một
nghiên cứu với đề tài “Đánh giá chất lượng nước ngầm tại khu vực nghĩa
trang thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” đề tài đã
đánh giá được mức độ ô nhiễm chất lượng nước ngầm do các chất thẩm thấu
vào nguồn nước ngầm.
Một nghiên cứu năm 2017 của tác giả Nguyễn Đức Toàn với đề tài
“Đặc điểm mực nước ngầm và chất lượng nước ngầm khu vực Xuân Mai, Hà
Nội” tác giả đã chỉ ra các nhân tố có khả năng gây ô nhiễm và tác giả Đỗ Thị
Thu Phúc năm 2019 đã có đề tài “Biến động chất lượng nước và mực nước
ngầm tại khu vực Xuân Mai Chương Mỹ Hà Nội”. Đề tài đã đánh giá hiện
trạng tài nguyên nước trong khu vực về sự phân bố mực nước, biến động mực
nước ngầm. Ưu điểm của hai đề tài là đã đánh giá khái quát được sự biến
động của mực nước ngầm cũng như chất lượng nước ngầm trong khu vực.


12

Tuy nhiên, còn một số nhược điểm như chưa đánh giá chi tiết được một số
khu vực nhất định, mới chỉ đánh giá chủ quan dựa trên các kết quả phân tích
mà chưa có các đánh giá khách quan từ chính các hộ sử dụng nguồn nước
ngầm này. Chính điều này đã gây ra thiếu sót trong các q trình đánh giá về
chất lượng nguồn nước cũng như sự biến động chất lượng nguồn nước ngầm
theo mùa
Do đó, tơi đã chọn đề tài này và thực hiện đánh giá chi tiết một số khu
vực, lập các đánh giá từ các hộ sử dụng trực tiếp nguồn nước ngầm này để có
cơ sở vững chắc hơn từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nước ngầm khu vực.



13

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp
xử lý và nâng cao chất lượng nước ngầm khu vực huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng nước ngầm tại khu Chiến
Thắng, Tân Bình và Tân Xuân thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
- Đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực khu Chiến Thắng, Tân Bình
và Tân Xuân, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ngầm khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước ngầm tại khu vực nghiên cứu; các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng nước ngầm.
2.2.2. Phạm vi địa điểm nghiên cứu
Tập trung các địa điểm khu Chiến Thắng, Tân Xuân và Tân Bình thuộc
thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
2.2.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu đánh giá chất lượng nước 3 lần tại ba địa
điểm nghiên cứu, từ tháng 3/2020 đến 5/2020.
2.2.4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Để đánh giá chất lượng nước ngầm đề tài tiến hành lựa chọn 18 điểm
lấy mẫu cho ba khu vực nghiên cứu. Các địa điểm nghiên cứu được lựa chọn



14

theo phương pháp điển hình và ở những khu vực có hoạt động sử dụng nước
ngầm. Như vậy, tổng điểm lấy mẫu nước phân tích của đề tài dự kiến sẽ là 18
mẫu trong mỗi đợt. Mỗi mẫu nước sẽ tiến hành phân tích các thơng số mơi
trường quan trọng, gồm có hàm lượng Asen (As), Mangan (Mn), Nitrat
(NO3), Sắt (Fe), Độ cứng toàn phần (NH4+_N).
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng nước ngầm tại khu Tân
Xuân, Chiến Thắng và Tân Bình, TT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội
- Đánh giá thực trạng các hộ gia đình sử dụng nước ngầm theo từng
khu nghiên cứu: số lượng, tỷ lệ %, lượng nước sử dụng hàng ngày, mục đích
sử dụng.
- Các vấn đề liên quan đến chất lượng nước ngầm (mùi, màu, cặn...).
- Các phương pháp xử lý nước ngầm trước khi dùng cho mục đích sinh
hoạt (nếu có).
2.3.2. Đánh giá chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước dựa vào thông số vật lý: màu, mùi, vị.
- Đánh chất lượng nước ngầm theo thông số sinh học.
- Đánh chất lượng nước ngầm theo thơng số hóa học.
2.3.3. Đánh giá thay đổi chất lượng nước ngầm theo thời gian khu Tân
Xuân, Chiến Thắng và Tân Bình, TT Xuân mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
- Đánh chất lượng nước ngầm theo yếu tố thời gian.
- Đánh chất lượng nước ngầm theo yếu tố không gian.
2.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ngầm khu vực nghiên cứu
- Quy mơ hộ gia đình (khơng muốn dùng nước máy).
- Khuyến khích dùng nước máy.

- Giám sát đánh giá thường xuyên chất nước ngầm (định kỳ 1 lần/03
tháng).


15

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống với mục đích nhằm làm
rõ tình trạng nghiên cứu, những gì đã làm được và những gì cịn tồn tại. Kết
quả tổng hợp tài liệu là cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ và hệ phương pháp
nghiên cứu phù hợp với vùng làm luận văn.
Thu thập tài liệu là phương pháp khơng thể thiếu trong q trình nghiên
cứu, giúp học viên thu thập được những tài liệu quan trọng từ các đề tài, dự
án, bài báo khoa học về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa hình địa mạo,
địa chất cũng như các tài liệu liên quan đến đề tài.
Các thông tin thứ cấp được thu thập trực tiếp từ UBND các huyện, xã
thực hiện dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh liên quan đến dự án,
tập trung vào:
- Các điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, điều kiện thủy văn…;
- Các điều kiện kinh tế - xã hội qua niên giám thống kê, các báo cáo về
kết quả tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng
trên địa bàn các xã thực hiện dự án trong những năm gần nhất…
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
a) Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa được học viên thực hiện nhằm mục đích kiểm chứng
lại những thông tin thứ cấp đã thu thập được và tìm ra những thơng tin mới,
cung cấp cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu. Thơng qua nghiên cứu
thực địa nhằm khảo sát phạm vi nghiên cứu, xác định mức độ phạm vi đánh giá
chất lượng nguồn nước ngầm khu vực.

Học viên đã tham gia quá trình khảo sát thực địa khu vực, lịch khảo sát
cụ thể như sau:


16

- Khảo sát khu Tân Bình ngày 16/03/2020;
- Khảo sát khu Tân Xuân ngày 17/03/2020;
- Khảo sát khu Chiến Thắng ngày 18/03/2020.
b) Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu nhằm xác định vị trí các điểm đo và lấy mẫu
thơng số mơi trường, phục vụ cho việc phân tích và đánh giá chất lượng
hiện trạng môi trường nước ngầm của từng khu. Trong đó, có 18 tổ thuộc
03 khu có các hộ dân sử dụng nước ngầm qua. Học viên tiến hành lấy 18
mẫu (01 mẫu/tổ) để tiến hành đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực.
Phương pháp lấy mẫu tuân theo các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, như:
- Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009) về
Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) về Chất
lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
Học viên đã tham gia quá trình quan trắc, thu mẫu hiện trạng môi
trường nước ngầm, bao gồm: mẫu nước ngầm. Toàn bộ mẫu quan trắc được
bảo quản và gửi về phịng phân tích của Trung tâm tư vấn và Truyền thông
môi trường để xử lý mẫu theo quy định hiện hành.
Thời gian thực hiện quan trắc, thu mẫu nước ngầm như sau:
- Lần 1: Lấy mẫu quan trắc vào ngày 18/03/2020;
- Lần 2: Lấy mẫu quan trắc vào ngày 21/04/2020;

- Lần 3: Lấy mẫu quan trắc vào ngày 11/05/2020;
Số lượng mẫu quan trắc và các chỉ tiêu, phương pháp quan trắc được
thể hiện trong Bảng 2.1 và các Hình 2.4, Hình 2.5 và Hình 2.6 sau đây:


×