Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện sóc sơn, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

CẤN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ
ĐẠO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH KHU RỪNG PHÒNG HỘ
HUYỆN SĨC SƠN, HÀ NỘI
CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MƠI TRƢỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VƢƠNG VĂN QUỲNH

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.


Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Cấn Văn Sơn


ii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo hƣớng dẫn: GS.TS. Vƣơng Văn Quỳnh
Các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hƣớng
dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình tơi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã
ln quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Cấn Văn Sơn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................II
MỤC LỤC ....................................................................................................... III

DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. V
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 2
1.1. Trên thế giới....................................................................................................2
1.1.1. Du lịch ở các hệ sinh thái rừng....................................................... 2
1.1.2. Tác động của du lịch đến các hệ sinh thái rừng và tài nguyên thiên
nhiên nói chung ......................................................................................... 4
1.1.3. Những giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến
các hệ sinh thái rừng và môi trường nói chung ........................................ 5
1.2. ở Việt Nam...................................................................................................10
1.2.1. Du lịch đến các vườn quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam ......... 10
1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch đến môi trường ở
vườn quốc gia và các hệ sinh thái rừng .................................................. 12
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến hệ sinh thái rừng ở Hà Nội16
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................22
2.1.1. Mục tiêu chung của đề tài ............................................................. 22
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 22
2.2. Ý nghĩa của đề tài .........................................................................................22
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................22


iv

2.3.1. Hiện trạng tài ngun rừng phịng hộ Sóc Sơn cho mục đích du
lịch ........................................................................................................... 22
2.3.2. Đánh giá thực trạng áp dụng những nguyên tắc chỉ đạo trong

quản lý du lịch ở rừng phịng hộ Sóc Sơn ............................................... 22
2.3.3. Nghiên cứu đề xuất bổ sung nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch
ở Sóc Sơn ................................................................................................. 23
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................23
2.4.1. Phương pháp luận ......................................................................... 23
2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin ..................................... 24
CHƢƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 26
3.1. Hiện trạng tài ngun rừng phịng hộ Sóc Sơn cho mục đích du lịch ......26
3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng cho mục đích du lịch ở Sóc Sơn ....... 26
3.1.2. Hoạt động du lịch ở rừng phịng hộ Sóc Sơn................................ 33
3.2. Tình trạng áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Sóc Sơn 44
3.2.1. Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch được ban hành bởi
các cơ quan có thẩm quyền ..................................................................... 44
3.2.2. Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch được áp dụng tại Sóc
Sơn ........................................................................................................... 54
3.2.3. Tồn tại của áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở
Sóc Sơn .................................................................................................... 59
3.3. Đề xuất bổ sung và chỉnh sửa những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch
ở Sóc Sơn .............................................................................................................69
3.3.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho các đơn vị quản lý hoạt động du lịch ..... 69
3.3.2. Nguyên tắc chỉ đạo cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch71
3.3.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho cộng đồng dân cư địa phương ............... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1


v

DANH MỤC VIẾT TẮT


DLST

Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn và
Bộ tài chính
Du lịch sinh thái

DVMTR

Dịch vụ mơi trƣờng rừng

GTZ

Dự án lâm nghiệp Việt Đức

HGĐ

Hộ gia đình

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

PFES

Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng


QĐ-TTg

Quyết định - Thủ tƣớng chính phủ

QLBV&PTR

Quản lý bảo vệ và phát triển rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

RPH

Rừng phịng hộ

RSX

Rừng sản xuất

TC

Tổ chức

TT

Thơng tƣ

UBND


Ủy ban nhân dân

VQG

Vƣờn quốc gia

BNN&PTNT-BTC


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê số loài thực vật ở các Trung tâm đa dạng sinh học và
Vƣờn Quốc gia ................................................................................................ 13
Bảng 3.1. Diện tích rừng Sóc Sơn................................................................... 26
Bảng 3.2. Phân bổ diện tích rừng trồng theo lồi cây ở Sóc Sơn ................... 27
Bảng 3.3. Đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng phổ biến ở Sóc Sơn 29
Bảng 3.4. Số điểm có khả năng tổ chức dịch vụ thăm ngắm thƣởng ngoạn ở
các xã ............................................................................................................... 31
Bảng 3.5. Giá trị thực phẩm từ rừng phục phục vụ du lịch một năm ............ 33
Bảng 3.6. Số liệu về phát triển du lịch Sóc Sơn.............................................. 34
Bảng 3.7. Thực trạng và định hƣớng phát triển các điểm du lịch, dịch vụ đơn
lẻ lân cận.......................................................................................................... 37
Bảng 3.8. Tác động của từng hoạt động du lịch đến từng thành phần môi
trƣờng của hệ sinh thái rừng............................................................................ 43
Bảng 3.9. Các điều trong bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch ...................... 45
Bảng 3.10. Những Quy tắc liên quan nhiều đến bảo vệ và phát triển rừng .... 46
Bảng 3.11 . Kết quả khảo sát khả năng tiếp cận với nguyên tắc chỉ đạo du
lịch trong rừng ................................................................................................. 60



vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phát triển của số lƣợng khách du lịch ở Việt Nam ................ 10
Hình 1.2. Phát triển của số lƣợng khách du lịch đến các vùng tự nhiên
Việt Nam ................................................................................................ 11
Hình 3.1. Rừng trồng keo 8 tuổi ở Sóc Sơn .......................................... 27
Hình 3.2. Rừng thơng trên 50 tuổi ở Sóc Sơn ....................................... 28
Hình 3.3. Rừng bạch đàn ở Sóc Sơn...................................................... 28
Hình 3.4. Điểm ngắm cảnh quan ở xã Minh Trí.................................... 31
Hình 3.5. Khu nghỉ dƣỡng mang tên The Choai Villa ở xã Minh Phú . 35
Hình 3.6. Nhà bên rừng - U-Lesa, Sóc Sơn ........................................... 35
Hình 3.7. Công ty cổ phần đào tạo và tƣ vấn Teamwork ...................... 41
Hình 3.8. Một số quy định (nguyên tắc chỉ đạo) ................................... 56
với du khách đến công ty Thiên Phú Lâm ............................................. 56
Hình 3.9. Một số quy định với du khách ở Cơng ty Thịnh Cƣờng ....... 57
Hình 3.10. Một số quy định với du khách ở Công ty Thịnh Cƣờng ..... 57
Hình 3.11. Rừng ở khu du lịch sinh thái Thiên Phú Lâm...................... 62
Hình 3.12 . Rừng ở khu du lịch sinh thái Thiên Phú Lâm .................... 62
Hình 3.13. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm ............................... 63
Hình 3.14. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm ............................... 63
Hình 3.15. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm ............................... 64
Hình 3.16. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm ............................... 64
Hình 3.17. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm ............................... 65
Hình 3.18. Rừng ở khu du lịch đào tạo và tƣ vấn Teamwork ............... 65
Hình 3.19. Rừng ở khu du lịch đào tạo và tƣ vấn Teamwork ............... 66



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nguyên tắc chỉ đạo du lịch là những luật lệ, hay những hƣớng dẫn
cho du lịch. Nó có thể áp dụng với từng nhóm đối tƣợng tham gia hoạt động
du lịch, bao gồm chính quyền địa phƣơng, các cơ sở kinh doanh du lịch,
khách du lịch và những ngƣời tham gia dịch vụ du lịch nói chung.
Ở các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn và các khu rừng nói chung, phát triển
nguyên tắc chỉ đạo nhƣ những công cụ quan trọng để giảm thiểu tác động của
du lịch đến môi trƣờng ở vƣờn quốc gia hay các hệ sinh thái rừng nói chung.
Nguyên tắc chỉ đạo du lịch sẽ góp phần quan trọng vào điều chỉnh
nhận thức và hành vi của du khách theo hƣớng thân thiện với rừng và có trách
nhiệm với cộng đồng địa phƣơng. Tuy nhiên, việc phát triển và áp dụng
những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở các khu rừng thủ đơ cịn chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức. Nó khơng những làm giảm hiệu quả của du lịch mà
còn tạo áp lực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng của Thủ đơ.
Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng và hoàn thiện bộ nguyên tắc chỉ đạo du
lịch phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi là giải pháp quan trọng để giảm
thiểu những tác động tiêu cực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng.
Đề tài luận văn này bƣớc đầu nghiên cứu hiện trạng áp dụng các
nguyên tắc chỉ đạo du lịch và đề xuất những chỉnh sửa, bổ sung các nguyên
tắc chỉ đạo cần thiết nhất cho hoạt động du lịch ở rừng phòng hộ Sóc Sơn, Hà
Nội. Đây là một trong những khu rừng có tiềm năng phát triển du lịch cao của
Thủ đô.


2

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Du lịch ở các hệ sinh thái rừng
Trong những thập kỷ gần đây du lịch nói chung đã trở thành một ngành
công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Theo Tổ chức du lịch thế
giới (WTO: World Tourism Organization), trong năm 2017 lƣợng khách du
lịch đã lên đến hơn 1,3 tỷ ngƣời và dự báo sự gia tăng lƣợng khách du lịch
trong hai thập kỷ tới là 4,1%/năm, đến năm 2020, lƣợng khách du lịch sẽ đạt
1,6 tỷ ngƣời (WTO, 2000). Nó sản sinh ra hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, chiếm
xấp xỉ 10% tổng sản phẩm của toàn cầu.
Các khu vực tự nhiên, đặc biệt các Vƣờn Quốc gia và Khu bảo tồn
thiên nhiên đƣợc luật pháp công nhận cùng với các cảnh quan, động vật, thực
vật, các yếu tố văn hóa hiện hữu của chúng - là những hấp dẫn chính đối với
khách du lịch. Các tổ chức bảo tồn thấy tính thích hợp của phát triển du lịch
và cũng nhận thức đƣợc các nguy hiểm mà du lịch không đƣợc quản lý
nghiêm túc hay không đƣợc quản lý có thể gây ra cho các vƣờn quốc gia, các
di sản thiên nhiên và văn hóa của quốc gia và thế giới.
Ngày nay, với con số chục triệu ngƣời đi du lịch mỗi năm đã tạo ra
nhiều thử thách không thể lƣờng đƣợc cả về mặt sinh thái, kinh tế và xã hội.
Những tác động đó của du lịch có thể đƣợc chia thành hai dạng: Tác động
trực tiếp và tác động gián tiếp.
Về sinh thái, du lịch tự nhiên đã để lại sau nó những quang cảnh hoang tàn;
Các loài thú hoang dã bị quấy nhiễu buộc phải rời bỏ nơi ở hoặc bị tiêu diệt dần,
các cánh rừng bị tàn phá để lấy không gian làm nơi cắm trại, lấy củi đốt hoặc cung
cấp hàng lƣu niệm v.v... Ngày càng có nhiều du khách và chính quyền địa phƣơng
nhận thấy tác hại của du lịch thiên nhiên đến giá trị của chính thiên nhiên và
những mối quan tâm của nhân dân địa phƣơng (David Western, 1999).


3


Về kinh tế, các nhà quản lý du lịch, quản lý các khu bảo tồn và chính
quyền địa phƣơng đều có chung một điểm là họ thƣờng xun tìm kiếm lợi
nhuận kinh tế từ du lịch tự nhiên. Tuy nhiên, mâu thuẫn về kinh tế càng làm
cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác nhanh chóng và cạn kiệt hơn.
Du lịch tự nhiên đã phát triển nhƣ một loại hình du lịch có ảnh hƣởng tiêu cực
đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng địa phƣơng, loại hình sản xuất mà
ngƣời dân ln chịu “thiệt thịi” từ quá trình khai thác tài nguyên sinh thái.
Về xã hội, các ảnh hƣởng của du lịch đến văn hóa - xã hội bản địa đã
trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Sự phát triển du lịch quá mức gây ảnh
hƣởng đến lối sống truyền thống của dân địa phƣơng và thƣờng không phải
tốt hơn. Du lịch thiên nhiên đã phát triển nhƣ một nhân tố gây bất hòa trong
nhân dân địa phƣơng. Nó khơng chú ý đầy đủ đến quyền lợi và mối quan tâm
của cộng đồng. Nó nhƣ một nhân tố có thể phá hoại văn hóa cổ đại và làm
hỏng nền kinh tế bản địa.
Làm thế nào để vừa phát triển đƣợc du lịch tự nhiên, vừa bảo vệ đƣợc
thiên nhiên và những quyền lợi của ngƣời dân địa phƣơng. Một trong những
giải pháp đƣợc xây dựng và hƣởng ứng là du lịch có hƣớng dẫn, du lịch có
trách nhiệm với thiên nhiên và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Ý tƣởng đó bắt
đầu đƣợc thực hiện từ khoảng 30 năm gần đây và dần dần hình thành nên du
lịch sinh thái ngày nay. Theo Hiệp hội du lịch sinh thái thì "Du lịch sinh thái
là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là du lịch bảo tồn môi
trƣờng và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phƣơng”. Du lịch sinh thái là
một con đƣờng cứu thiên nhiên bằng cách thị trƣờng hóa nó nhƣng đạt đƣợc
sự cân bằng giữa bảo tồn và du lịch.
Với những mối quan tâm xã hội, du lịch sinh thái biến nhân dân địa
phƣơng từ những ngƣời chịu “thiệt thòi” do hoạt động bảo tồn thành những
ngƣời cộng tác và hƣởng lợi trong hoạt động bảo tồn, biến họ từ kẻ thù thành
đồng minh trong hoạt động bảo tồn (Western, 1999).



4

Nhìn chung, du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ với xu hƣớng
không thể cƣỡng lại đƣợc ở các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Nó
sẽ trở thành nguồn lực quan trọng cho bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội. Du
lịch sinh thái một loại hình du lịch thân thiện với mơi trƣờng, có trách nhiệm
với thiên nhiên và cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng. Nó đƣợc đánh giá là
một mắt xích của phát triển bền vững và yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp
đa lĩnh vực, cần quy hoạch cẩn thận và hƣớng dẫn chỉ đạo và luật lệ nghiêm
túc để có thể đảm bảo cho sự vận hành bền vững.
1.1.2. Tác động của du lịch đến các hệ sinh thái rừng và tài nguyên thiên
nhiên nói chung
Những nghiên cứu cũng khẳng định du lịch sinh thái là một mắt xích
của phát triển bền vững, là một nguồn lực cho phát triển bền vững, song nó
yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực, một quy hoạch tốt và hƣớng
dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc để có thể đảm bảo cho sự vận hành bền
vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại các khu bảo tồn hợp pháp đang
chịu một áp lực từ du lịch sinh thái (Héctor Caballos - Lascurain, 1999)
Ceballos - Lascurain, H. (1991). Các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên
đang phải cố gắng để lo cho số lƣợng ngày một tăng của du khách đến các
VQG và khu dự trữ thiên nhiên. Ngành du lịch đang bùng nổ với những
chuyến tham quan thiên nhiên mới, theo phong cách du lịch sinh thái. Các tác
giả chuyên viết về các chuyến du lịch đang cố để có đƣợc những thơng tin
mới nhất về sự đổi mới này, các băng hình về du lịch sinh thái đang trở nên
dồi dào. Và khách du lịch - yếu tố quan trọng nhất của du lịch sinh thái đang
ngày càng hƣớng về thiên nhiên hơn. Họ xem những chuyến du lịch sinh thái
nhƣ một phƣơng cách để hiểu biết hơn về môi trƣờng thiên nhiên (Héctor
Caballos - Lascurain,1999).



5

Những nghiên cứu cũng chỉ ra về mặt lý thuyết những tác động của du
lịch sinh thái tƣơng đối rõ ràng. Lợi ích tiềm tàng của du lịch sinh thái là tạo
ra nguồn kinh phí cho các khu bảo tổn thiên nhiên, tạo công ăn việc làm cho
những ngƣời dân sống gần khu bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy giáo dục môi
trƣờng và nâng cao nhận thức về bảo tồn. Nhƣng cái giá tiềm năng phải trả là
sự thoái hoá môi trƣờng, sự không công bằng và sự không ổn định về kinh tế
và những thay đổi tiêu cực về văn hóa xã hội. Điều đó làm xuất hiện những ý
kiến lẫn lộn về du lịch sinh thái. Ngƣời ta cho rằng nhiệm vụ của các nhà bảo
tồn là phải nhìn nhận du lịch sinh thái nhƣ một cơ hội cho bảo tồn và phát
triển, và tìm ra cơng nghệ quản lý nó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất
những tác động tiêu cực, tăng tối đa những lợi ích của du lịch sinh thái
(Héctor Caballos - Lascurain, 1999).
1.1.3. Những giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến các
hệ sinh thái rừng và môi trường nói chung
Những con đƣờng thƣờng đƣợc sử dụng để giảm thiểu tác động tiêu
cực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng và mơi trƣờng nói chung là giáo dục
môi trƣờng cho du khách, thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo, thiết lập cơ chế
giám sát môi trƣờng, quy hoạch du lịch sinh thái và mở rộng sự tham gia của
cộng đồng địa phƣơng và tăng cƣờng vai trò của cơ quan quyền lực với quản
lý du lịch sinh thái.
Các tác giả khẳng định giải pháp quan trọng để giảm thiểu tác động
của du lịch sinh thái đến rừng là giáo dục môi trƣờng cho du khách thông
qua các phƣơng tiện truyền thông của Nhà nƣớc, của địa phƣơng, của vƣờn
quốc gia, của các bên có liên quan nhƣ hàng không, đƣờng sắt, đƣờng bộ,
khách sạn v.v...
Con đƣờng thứ hai để giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trƣờng
vƣờn quốc gia là xây dựng và thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo du lịch .



6

Đó là những luật lệ, hay những hƣớng dẫn cho du lịch, nó có thể chiếu cố
cùng lúc đến nhiều nhóm khách tham quan, cũng có thể hƣớng vào một nhóm
có đặc điểm hoạt động riêng nhƣ hƣớng dẫn viên du lịch, nhân viên tiếp tân,
nhân viên trong các quầy thông tin, nhân viên cửa hàng.
Một yếu tố đảm bảo cho các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch đƣợc
thực hiện là cùng tham gia. Đối với các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên,
việc đƣa nguyên tắc chỉ đạo vào chƣơng trình tham gia cộng đồng là một
phƣơng pháp hữu hiệu để đảm bảo cộng đồng địa phƣơng sẽ tham gia vào
việc thực hiện chúng. Các tổ chức tham gia xây dựng những nguyên tắc chỉ
đạo gồm cộng đồng, doanh nghiệp tƣ nhân, các tổ chức môi trƣờng phi lợi
nhuận, hƣớng dẫn viên và các nhân viên thuyết minh du lịch.
Hiện có hàng loạt các hệ thống nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở
khắp các khu bảo tồn thiên nhiên và đƣợc lƣu giữ ở Hiệp hội du lịch sinh thái.
Chúng đƣợc chia ra thành các nhóm: (1) - Nguyên tắc chi đạo cho các nhà
điều hành du lịch, doanh nghiệp, nhà trọ; (2) - Nguyên tắc chi đạo cho các nhà
lữ hành môi trƣờng và văn hóa; (3) - Nguyên tắc chi đạo cho các địa điểm
khung cảnh cụ thể; (4) - Nguyên tắc chi đạo cho khách cắm trại, dã ngoại, và
du lịch ba lô; (5) - Nguyên tắc chi đạo cho việc lập kế hoạch và chọn hƣớng
đi; (6) - Nguyên tắc chi đạo cho dân bản địa; (7) - Nguyên tắc chi đạo cho các
nhà phát triển và kiến trúc sƣ v.v...
Trong cuốn "Du lịch sinh thái, hƣớng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và
quản lý" các tác giả trình bày cả kỹ thuật soạn thảo hệ thống nguyên tắc chỉ
đạo. Điểm chủ chốt cần đƣợc cân nhắc trong bƣớc đầu soạn thảo một tập hợp
nguyên tắc chỉ đạo là xác định ai là đối tƣợng chủ yếu cho các nguyên tắc chỉ
đạo, mục tiêu của nguyên tắc chỉ đạo là gì. Sau khi thống nhất những vấn đề
trên một hội đồng gồm nhiều bên cùng quan tâm sẽ sử dụng các nguyên tắc
chỉ đạo cho các nơi khác để làm mẫu cho việc biên soạn những nguyên tắc chỉ

đạo cho hoạt động du lịch sinh thái trong hoàn cảnh cụ thể của mình.


7

Các tác giả đề nghị rằng khi soạn thảo nguyên tắc chỉ đạo phải coi
nguyên tắc chỉ đạo về sinh thái là xƣơng sống, và để cho các cộng đồng địa
phƣơng, hoặc ý kiến của lãnh đạo địa phƣơng khởi xƣớng nguyên tắc chỉ đạo
xã hội. Các nguyên tắc chỉ đạo về kinh tế là một phần quan trọng của các vấn
đề xã hội, trong đó cân nhắc kết hợp các đề nghị về sự lựa chọn hàng hoá và
dịch vụ du khách là rất quan trọng để giúp họ khơng phải sử dụng các hình
thức khai thác khơng bền vững để kiếm sống.
Phƣơng pháp tiếp cận khách du lịch với các nguyên tắc chỉ đạo du lịch
cũng đƣợc phân tích kỹ trong nhiều cơng trình và sách hƣớng dẫn. Ngƣời ta
cho rằng nên kết hợp tất cả những nơi có thể để tiếp cận khách với các nguyên
tắc chỉ đao nhƣ các trung tâm điều hành, bến xe, nhà ga, máy bay, ơ tơ, nơi
đón khách, nhà hàng, nhà nghỉ, dọc tuyến thăm quan, khu di tích, khu ngắm
động vật v.v...Và cũng cần kết hợp nhiều hình thức từ hƣớng dẫn phát tay,
trên vé, yết thị, chỉ dẫn, phát thanh, truyền hình v.v... (David Western,1999).
Có thể nhận thấy rằng các nguyên tắc chỉ đạo kinh tế bao gồm: Mua
các sản phẩm địa phƣơng, trả lệ phí vào cổng và lệ phí sử dụng, qun góp
cho các tổ chức phi lợi nhuận địa phƣơng, sử dụng nhà hàng và nhà trọ địa
phƣơng, trả boa thích hợp v.v… có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi
trƣờng ở các vƣờn quốc gia.
Một chính sách cho phép du khách trả tiền thêm cho hƣớng dẫn viên
mà khơng phải là để có những hành vi xấu là một mẫu lý tƣởng cho các
nguyên tắc chỉ đạo ở vƣờn quốc gia.
Ngƣời ta cũng nhận thấy rằng cần phải tạo điều kiện cho khách tham
quan tiếp cận với các nguyên tắc cơ bản trong cuộc tham quan. Điều quan
trọng là phải làm sao để du khách đi qua các trung tâm đón khách và những

cửa hàng nơi họ có thể tiếp cận với các nguyên tắc chỉ đạo. Sẽ chằng có ích gì
nếu du khách khơng đƣợc nhìn thấy bảng hay tài liệu có đăng nguyên tắc chỉ


8

đạo trƣớc khi bƣớc vào một khu thiên nhiên mỏng manh. Đây là một tình
trạng phổ biến. Các nhân viên khu bảo tồn thiên nhiên cần phải đảm bảo chắc
chắn rằng các lái xe buýt và các hƣớng dẫn viên sẽ hƣớng dẫn khách hàng của
họ đến những nơi có thông tin, và tất nhiên, phải chắc chắn rằng các trung
tâm đón khách phải có đủ thơng tin hƣớng dẫn.
Mặc dù hiệu quả của tuyên truyền các nguyên tắc chỉ đạo là rất quan
trọng, song, cho đến nay việc đánh giá hiệu quả này vẫn chƣa đƣợc chú ý
đúng mức. Ngƣời ta cho rằng có thể sử dụng nguyên tắc chỉ đạo cùng với
những câu hỏi đánh giá ở phía sau nhƣ một cơ cấu phản hồi sẽ giúp những
nhà quản lý phát hiện kịp thời các vấn đề cần tác động để giảm thiểu áp lực
của du lịch đến môi trƣờng (Sylvie Blangy và Megan Epler Wood,1999).
Mục tiêu của du lịch sinh thái là sử dụng các nguồn lực địa phƣơng. Qua
đó, dân cƣ địa phƣơng phát huy vai trò làm chủ trong việc quản lý tài nguyên,
giám sát các hoạt động ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Vì vậy, các
biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bƣớc và
lâu dài; từ thu thập thông tin, tƣ vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá.
Ngoài ra,, một kết luận quan trọng của các nhà nghiên cứu về du lịch sinh
thái là phải coi trọng vai trò của các cơ quan quyền lực trong quản lý hoạt động du
lịch sinh thái. Bằng các tổ chức nhà nƣớc, và các chiến lƣợc quản lý để kết nối các
hệ thống quản lý với những thay đổi về xã hội và chính trị để quản lý du lịch sinh
thái tốt hơn (Sylvie Blangy và Megan Epler Wood,1999).
Các nhà nghiên cứu cho kết luận rằng du lịch sinh thái là một loại hình
du lịch có quy mơ và đang tăng trƣởng ở nhiều nƣớc. Một trong những lợi thế
của du lịch sinh thái là việc nó tạo ra một sự thúc đẩy đối với bảo tồn và phát

triển du lịch.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã lên tiếng bày tỏ sự lo lắng rằng DLST
vẫn chƣa đạt đƣợc tiềm năng nhƣ một công cụ cho bảo tồn và phát triển kinh
tế, một phần bởi vì nhiều dự án đang cố cơng tìm kiếm đƣợc nguồn tài trợ,


9

một phần vì các nƣớc chủ nhà chƣa nhận đƣợc đầy đủ các lợi nhuận tiềm
năng từ du lịch, và một phần khác vì chỉ một số ít lợi nhuận đƣợc đƣa trực
tiếp trở lại để hỗ trợ bảo tồn và phát triển kinh tế (Kreg Lindberg và Richard
M. Huber, Jr.,1999).
Năm 1998 tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN đã đƣa ra 10
nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững Nhƣ sau:
1. Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên
nhiên, xã hội và văn hóa.
2. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khơi phục suy
thối mơi trƣờng và nâng cao chất lƣợng du lịch.
3. Duy trì tính đa dạng. Duy trì và phát triển tính da dạng của tự nhiên,
xã hội và văn hóa để tạo ra sức bật của du lịch.
4. Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển của địa phƣơng và quốc gia.
5. Hỗ trợ nền kinh tế địa phƣơng, vừa phải tính tốn chi phí mơi trƣờng
vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa.
6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng, điều này khơng chỉ đem lại lợi
ích cho cộng đồng mà cịn tăng tính hấp dẫn của du lịch với du khách.
7. Tƣ vấn của các nhóm quyền lợi và cộng đồng địa phƣơng, đảm bảo
hợp tác lâu dài giảm xung đột về quyền lợi của các bên liên quan.
8. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến về
phát triển du lịch bền vững, cải thiện chất lƣợng du lịch.
9. Maketing du lịch một cách có trách nhiệm, phải cung cấp thơng tin

đầy đủ cho du khách, nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi
trƣờng tự nhiên, xã hội và văn hóa, góp phần thoả mãn nhu cầu của du khách.
10. Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang
lại lợi ích cho du lịch, cho nhà kinh doanh và du khách.
Nhìn chung, trên thế giới đến nay, du lịch sinh thái đã thu hút đƣợc sự


10

chú ý đáng kể dựa trên khả năng của nó trong việc cung cấp các lợi ích kinh tế
cho bảo tồn và phát triển nông thôn. ở nhiều vùng. Du lịch sinh thái đã có những
đóng góp khơng nhỏ cho cả hai lĩnh vực. Tuy nhiên, những giải pháp cho phát
triển du lịch sinh thái vẫn còn đang đƣợc nghiên cứu và hồn thiện dần cả về mặt
chính sách kinh tế xã hội và cả về mặt công nghệ của hoạt động du lịch.
1.2. ở Việt Nam
1.2.1. Du lịch đến các vườn quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam
Vị trí giao thơng thuận lợi và tiềm năng của các nguồn tài nguyên du
lịch đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên lẫn nhân văn đã tạo điều kiện cho
du lịch Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ. Số liệu thống kê cho thấy
lƣợng du khách đến Việt Nam không ngừng tăng lên. Từ năm 1994 đến năm
2000 lƣợng khách tăng gần gấp hai lần. Sự gia tăng của khách du lịch ở Việt
Nam đƣợc thể hiện rừ hỡnh sau.
12000

11290
Khách du lịch quốc tế

10000

Khách du lịch nội địa


8000

6989

9600

10000

8500

7254

6214
6000
4000
2000 1018

1351

1607

1716

1520

1700

2024


0
1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

(n v tớnh: nghỡn ngi) Ngun: Tng cc Du lịch Việt Nam, 2001
Hình 1.1. Phát triển của số lƣợng khách du lịch ở Việt Nam
Năm 2016, theo số liệu của Tổng cục Du lịch, số khách quốc tế đến
Việt Nam là 10 triệu ngƣời và số khách nội địa là 62 triệu ngƣời. Nếu từ năm
1994 đến năm 2000 số khách du lịch tăng lên 2 lần thì, từ năm 2001 đến 2016
số khách du lịch đã tăng lên gấp 5 lần. Có thể thấy rõ xu hƣớng tăng lên
nhanh và ổn định của lƣợng khách du lịch gần nhƣ theo cấp số nhân.


11

Khách du lịch nội địa tăng rất nhanh đã chứng tỏ trong nền kinh tế phát
triển, du lịch đang trở thành nhu cầu ngày càng lớn với đời sống ngƣời dân
Việt Nam. Nó sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế và bảo tồn ở
các vƣờn quốc gia. Ngƣời ta dự kiến đến năm 2020 số du khách nội địa có thể

đạt 12 triệu ngƣời và số du khách nội địa có thể đạt 80 triệu ngƣời, doanh thu
từ du lịch có thể đạt hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Trong cuốn “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” ngƣời ta đã xác định Việt Nam có 7 vùng du
lịch với 24 trung tâm du lịch, 46 khu du lịch quốc gia, 40 điểm du lịch quốc
gia, 12 đô thị du lịch. Ngƣời ta dự kiến đến năm 2030 lƣợng khách du lịch
quốc tế sẽ lên đến 18 triệu ngƣời và khách nội địa đến đến hơn 70 triệu ngƣời.
Tuy nhiên, đến nay đã có thể thấy số lƣợng khách dự kiến nhƣ vậy có thể thấp
hơn nhiều so với thực tế.
Lƣợng khách du lịch đến các vƣờn quốc gia cũng khơng ngừng tăng
lên. Hình ảnh trực quan về sự tăng lên này đƣợc thể hiện ở hình sau.

(Đơn vị tính: nghìn người) Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2001
Hình 1.2. Phát triển của số lƣợng khách du lịch đến các vùng tự nhiên
Việt Nam


12

Hiện nay, số lƣợng khách quốc tế đến các vùng tự nhiên mỗi năm đã
tăng lên hàng triệu ngƣời, còn số khách nội địa đã lên đến gần chục triệu
ngƣời một năm. Phần lớn khách du lịch đến các VQG là học sinh sinh viên
(chiếm khoảng 50% - Tổng Cục Du lịch, 2000), tiếp đến là công nhân viên
chức, cán bộ nghiên cứu và các thành phần khác.
Số liệu thống kê ở các vƣờn quốc gia đã cho thấy lƣợng khách du lịch
tăng lên ngày càng tăng liên tục theo thời gian.
Ngƣời ta đã nhận thấy sự phát triển du lịch ở vƣờn quốc gia đã góp
phần nâng cao nhận thức, kiến thức của mọi ngƣời về bảo vệ thiên nhiên, hỗ
trợ cho việc nâng cao thu nhập kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời
dân địa phƣơng và định hƣớng những hành động của họ theo chiều hƣớng có

lợi cho vào bảo vệ thiên nhiên (Phạm Quang Đông, 2002). Du lịch ở vƣờn
quốc gia cũng tạo điều kiện mở rộng quan hệ nhiều mặt giữa miền núi với
miền xuôi, giữa trong nƣớc và quốc tế theo xu hƣớng hội nhập và phát triển,
tăng cƣờng trao đổi kinh tế, văn hóa, góp phần giảm dần khoảng cách phát
triển các khu vực. Nguồn lợi thu đƣợc từ các dịch vụ du lịch sinh thái đƣợc sử
dụng để thực hiện các biện pháp bảo tồn và hoạt động phát triển kinh tế xã hội
của địa phƣơng.
1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch đến môi trường ở vườn
quốc gia và các hệ sinh thái rừng
Những nghiên cứu liên quan đến môi trƣờng ở vƣờn quốc gia tập trung
chủ yếu vào phát hiện tài nguyên đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu đã
phát hiện đƣợc ở các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam là
khoảng 12000 lồi thực vật có mạch, 275 lồi thú, 800 lồi chim, 180 lồi bị
sát, 80 lồi lƣỡng cƣ, 2470 lồi cá và trên 5500 lồi cơn trùng (Kế hoạch hành
động đa dạng sinh học của Việt Nam, 1991). Số loài ở mỗi vƣờn quốc gia đều
lên đến hàng nghìn, số liệu đƣợc phản ảnh qua bảng sau.


13

Bảng 1.1. Thống kê số loài thực vật ở các
Trung tâm đa dạng sinh học và Vƣờn Quốc gia
Trung tâm, vƣờn
quốc gia

Số lồi thực
vật (lồi)

Số lồi
thú

(lồi)

Số lồi
chim (lồi)

Số lồi bị sát
và ếch nhái
(lồi)

Tam Đảo

904

64

240

83

Cát Bà

745

39

149

57

Cúc Phƣơng


1994

88

300

53

Bạch Mã

2500

83

330

52

Cát Tiên

2500

105

348

121

Yok Đơn


1500

66

241

62

Những nghiên cứu cũng chỉ rõ giá trị to lớn của các Vƣờn Quốc gia
trong bảo tồn tài nguyên sinh vật. Đây là nơi lƣu giữ hầu hết các giống loài
đặc hữu và quý hiếm, những loài đang nguy cấp cần đƣợc bảo vệ (Võ Quý,
Nguyễn Duy Chuyên, Phạm Nhật v.v... 1995; Thái Văn Trừng, 1997; Nguyễn
Nghĩa Thìn, 1997; Võ Quý, Nguyễn Bá Thụ, Hà Đình Đức, Lê Văn Tấc,
1996; Nguyễn Bá Thụ, 1995).
Một số cơng trình nghiên cứu đã hƣớng vào phân tích tác động tiềm năng
của du lịch đến mơi trƣờng ở vƣờn quốc gia (Đặng Huy Huỳnh, Lê Văn Lanh,
Võ Trí Chung, 2001). Các tác giả đã nêu lên những thách thức và một số giải
pháp cho sự nghiệp bảo tồn ở Vƣờn Quốc gia Việt Nam và Khu bảo tồn thiên
nhiên. Một số ẩn phẩm cũng đề cập đến tác động của du lịch đến môi trƣờng, xã
hội, kinh tế (Nguyễn Hoài Nam, 2001; Trần Thanh Lâm, 2001; Nguyễn Tài
Cung, 2001). Các tác giả đều khẳng định du lịch sinh thái là cơ hội cho sự phát
triển và bảo tồn ở vƣờn quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng là một thách thức mới với
hoạt động bảo tồn và bảo vệ mơi trƣờng nói chung ở vƣờn quốc gia.
Những vấn đề bất cập của du lịch hoạt động ở VQG cũng đƣợc nhiều


14

tác giả nêu trong cuộc hội thảo về DLST với phát triển du lịch bền vững ở

Việt Nam ngày 23 – 24/4/1998 tại Hà Nội (Nguyễn Thƣợng Hùng, 1998,
Nguyễn Quang Mỹ, Đặng Bảo Hiền, 1998, Vũ Thu Hiền, Nguyễn Khánh
Vân, 1998; Lê Văn Lanh, 1998; Đặng Huy Huỳnh, 1998; Nguyễn Thị Sơn,
1998; Võ Trí trung, 1998; Phạm Quỳnh Phƣơng, 1998; Nguyễn Bá Thụ và
Nguyễn Hữu Dũng, 1998). Các tác giả đã kết luận rằng nếu đƣợc quản lý tốt
thì du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên sẽ có tác động tích cực
đến bảo vệ mơi trƣờng và văn hố, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính
cho cộng đồng địa phƣơng và có đóng góp nỗ lực cho bảo tồn. Du lịch sinh
thái có thể đƣợc phát triển nhƣ một nhân tố quan trọng cho thực hiện các chức
năng giáo dục môi trƣờng và giải trí nghỉ dƣỡng.
Năm 2002, Vƣơng Văn Quỳnh và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hƣởng
của du lịch đến bảo vệ môi trƣờng ở 3 vƣờn quốc gia Tam Đảo, Cúc Phƣơng
và Cát Bà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng du lịch sinh thái ở các vƣờn quốc gia và
khu bảo tồn đang phát triển nhƣ một xu hƣớng không thể cƣỡng lại đƣợc. Nó
có vai trị to lớn với phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nhƣng cũng là một
nguy cơ tiềm ẩn về suy thối mơi trƣờng ở các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên. Mặc dù ở mức còn hạn chế nhƣng những tác động tiêu cực ở ba
vƣờn quốc gia đã biểu hiện rõ. Nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp để
giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trƣờng ở các vƣờn quốc gia Việt
Nam nhƣ sau:
+ Các giải pháp kinh tế bao gồm: (1) - Tăng cƣờng đầu tƣ hỗ trợ cho
phát triển các dịch vụ hỗ trợ du lịch; (2) - Tổ chức bán vé với giá cả hợp lý
cho các đối tƣợng khác nhau của khách du lịch vào vƣờn quốc gia; (3) - Xây
dựng quy chế quản lý lệ phí thu đƣợc từ du lịch; (4) - Tăng cƣờng nhu cầu chi
tiêu của du khách tại vƣờn quốc gia (5) - Đảm bảo cân bằng giữa dịch vụ
thƣơng mại và phi thƣơng mại cho du khách.


15


+ Các giải pháp xã hội bao gồm: (1) - Quan tâm đến lợi ích cộng đồng
địa phƣơng,; (2) - Quy hoạch phát triển du lịch một cách khoa học ở vƣờn
quốc gia; (3) - Tăng cƣờng giáo dục cho khách du lịch ở vƣờn quốc gia; (4) Hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo cho các đối tƣợng tham gia du lịch; (5) Cấp giấy chứng nhận cho các hƣớng dẫn viên du lịch.
+ Những giải pháp khoa học công nghệ gồm: (1) - Xác định mức chịu
tải của du lịch ở vƣờn quốc gia; (2) - Mở rộng du lịch sinh thái ra vùng đệm;
(3) – Phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống làm hàng lƣu niệm; (4) Phát triển các ngành nghề phục vụ du lịch; (5) - Phục hồi các thành phần môi
trƣờng bị suy thoái ở vƣờn quốc gia.
Năm 2004, Bùi Thế Đồi đã nghiên cứu về những giải pháp quản lý bền
vững tài nguyên du lịch sinh thái vƣờn quốc gia Cát Bà. Nghiên cứu cho thấy
du lịch đang diễn ra mạnh mẽ tại Cát Bà, đã mang lại lợi ích đáng kể đối với
sự phát triển của vùng đảo, đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngƣời
dân. Nguồn thu nhập từ du lịch đã tăng lên theo từng năm, đặc biệt ở khu vực
thị trấn và những nơi thuận lợi cho kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, cùng với
sự gia tăng về lƣợng KDL đến với đảo Cát Bà thì số lƣợng các vụ vi phạm tài
nguyên rừng, biển có chiều hƣớng gia tăng. Cộng đồng địa phƣơng vẫn chƣa
thực sự tham gia vào quản lý du lịch sinh thái và lợi ích từ du lịch đối với họ
khơng đáng kể.
Nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý TNDLST ở Cát Bà gồm: Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình đầu tƣ
phát triển kinh tế và các dịch vụ du lịch, hỗ trợ việc hình thành và phát triển
các loại hình kinh doanh DLST, tạo cơng ăn việc làm cho ngƣời dân, thực
hiện đầy đủ việc thu thuế sử dụng tài nguyên, hỗ trợ sự phát triển DLST dựa
vào cộng đồng nhằm thúc đẩy ngƣời dân địa phƣơng tham gia nhiều hơn nữa
vào các hoạt động du lịch và giảm bớt sức ép đến các nguồn tài nguyên. Một


16

số giải pháp xã hội gồm: Tiến hành và hoàn thiện công tác qui hoạch phát
triển DLST, xây dựng và áp dụng các quy ƣớc, quy định của cộng đồng trong

việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên DLST, giải quyết các xung đột
và mâu thuẫn trong quản lý TNDL của các đối tƣợng hƣởng lợi, tăng cƣờng
khả năng tiếp cận thông tin và thị trƣờng cho ngƣời dân, đào tạo và bồi dƣỡng
đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ du lịch hoặc những hƣớng dẫn viên du lịch là
ngƣời địa phƣơng, triệt bỏ các tệ nạn xã hội phát sinh từ các hoạt động du
lịch. Một số giải pháp khoa học công nghệ gồm: tổ chức nghiên cứu có sự
tham gia của ngƣời dân địa phƣơng về phát triển DLST, kết hợp các kiến
thức địa phƣơng với các kiến thức khoa học công nghệ mới trong việc bảo
vệ duy trì cảnh quan mơi trƣờng phục vụ DLST, qui hoạch phát triển DLST
trên vƣờn nhà, vƣờn rừng của dân; Xây dựng và nhân rộng các mơ hình
nơng lâm kết hợp vừa cho thu nhập từ các sản phẩm vừa có thể thu hút sự
chú ý của KDL.
Mặc dù có nhiều phân tích về nghiên cứu tác động của du lịch đến hồn
cảnh kinh tế, xã hội và mơi trƣờng ở vƣờn quốc gia, song những nghiên cứu
hƣớng vào tác động mơi trƣờng của du lịch sinh thái vẫn cịn mới mẻ. Tƣ liệu
khoa học thu đƣợc vẫn chƣa đủ làm căn cứ để đƣa ra các giải pháp hạn chế
tác động của du lịch sinh thái đến bảo vệ môi trƣờng.
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến hệ sinh thái rừng ở Hà Nội
Sự phát triển của du lịch sinh thái ở Hà Nội
Hà Nội là thủ đơ có lịch sử hàng nghìn năm, truyền thống văn hóa đa
dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam. Hà Nội đứng đầu về số lƣợng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên
tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam, trong đó có 1164 di tích cấp quốc gia.
Hà Nội hiện là địa phƣơng sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO ở Việt Nam
nhất. Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất đa dạng bởi hàng nghìn cơng trình


17

văn hóa, di tích lịch sử, đền chùa, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi. Hà Nội

cũng có các vùng nông thôn ven đô trù phú cùng hệ thống sông hồ, đầm phá,
các vƣờn quốc gia, rừng phòng hộ, rừng cảnh quan và di tích lịch sử v.v...
Hà Nội là điểm đến hấp dẫn với du khách muốn tìm hiểu, nghiên cứu về văn
hóa, lịch sử, tìm hiểu con ngƣời, tìm hiểu những quy luật thiên nhiên nhiệt
đới hoang dã v.v... Trang web du lịch uy tín thế giới TripAdvisor, liên tục
trong năm 2014 - 2015 đã bình chọn Hà Nội là một trong 10 điểm đến hàng
đầu thế giới.
Theo ông Trần Đức Hải, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, tổng số
khách du lịch đến Hà Nội tăng lên liên tục, năm 2016 đã đạt hơn 21,8 triệu
lƣợt khách; tăng 11% so với năm 2015, trong đó khách du lịch quốc tế đạt
hơn 4 triệu, tăng 23% so với năm 2015. Ngành du lịch đã đóng góp đáng kể
cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
Trong những năm gần đây công tác đầu tƣ phát triển du lịch của thành
phố Hà Nội có những chuyển biến tích cực. Một số dự án khác nhƣ xây dựng
sân golf và dịch vụ Long Biên, sân golf và dịch vụ hồ Vân Sơn (Chƣơng Mỹ)
đã đƣa vào sử dụng, tạo động lực cho phát triển du lịch. Các khu du lịch sinh
thái sân golf Sóc Sơn, khu du lịch Thung lũng Xanh, làng sinh thái đồi Gia
Nông, các khu resort ngoại thành Hà Nội... Đây là loại hình du lịch phát triển
khá mạnh sau khi Hà Nội mở rộng. Những lợi thế phát triển du lịch của hệ
thống núi Ba Vì và nhiều hồ nƣớc nhân tạo có diện tích mặt nƣớc lớn nhƣ hồ
Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn… Trong những năm qua nhiều khu,
điểm du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng cuối tuần đƣợc hình thành và phát triển
nhƣ: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long - Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà;
Asean; Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà... góp phần
đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao
cho khách du lịch.
Theo phƣơng án quy hoạch du lịch đã đƣợc phê duyệt thì đến năm
2020, du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hệ thống cơ sở vật



×