Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tâm lí con người trước sự tác động của xã hội đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.33 KB, 5 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 71-75
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0086

TÂM LÍ CON NGƯỜI TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA XÃ HỘI ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Đỗ Thanh Hương

Trường Trung học phổ thơng Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội
Tóm tắt. Tâm lí con người là hệ quả của sự biến đổi xã hội đô thị, đồng thời là sự thể hiện
sâu sắc nhất bản chất của xã hội ấy. Q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã tác động đến
hầu hết các cá nhân trong xã hội theo ba hướng: tâm lí hăm hở, nhập cuộc; tâm lí cơ đơn,
lạc lõng và tâm lí bất an, mất niềm tin, chối bỏ đô thị. Những phản ứng khác nhau trước
hiện thực đời sống của con người đô thị đã cho ta thấy một xã hội đa diện: vừa là nơi tập
trung ánh sáng văn minh với ước vọng đổi thay cuộc đời; vừa là nơi hỗn tạp, xô bồ, ở đó
con người dễ dàng tha hóa, đánh mất chính mình.
Từ khóa: Đơ thị, tha hóa, bất an, mất niềm tin, cô đơn, giá trị truyền thống,. . .

1.

Mở đầu

Đô thị là đề tài phổ biến trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và nhất là giai đoạn
từ sau 1986 – giai đoạn Đổi Mới gắn liền với quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Tiểu thuyết
Việt Nam đương đại đã đón nhận được làn sóng ấy và đề tài đô thị trở nên khá phổ biến ở thể loại
này. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài đô thị trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX
[4,5,8,10]. Những nghiên cứu này, bên cạnh việc làm rõ bức tranh hiện thực đô thị đương thời cũng
đã quan tâm đến những xung đột tình cảm có tính đời thường của người thị dân, cuộc xung đột
sâu sắc bên trong con người, giữa cái tốt và cái xấu. . . Với tiểu thuyết Việt Nam đương đại, những


nghiên cứu tập trung nhiều vào vấn đề cách tân tự sự [1,9,11] hoặc bàn về con người [2,6]. Tuy
nhiên, các tác giả mới chỉ tập trung vào đặc điểm của các tầng lớp người và tính phức hợp, đa bình
diện của con người trong xã hội hiện đại nói chung mà chưa thể hiện rõ sự tác động của đơ thị và
q trình đơ thị hóa lên đời sống tâm lí của con người.
Nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, bài báo này trình bày các nghiên cứu về tâm
lí của con người trước sự tác động của đơ thị và q trình đơ thị hóa. Để làm rõ sự tác động này,
chúng tơi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết của một số tác giả: Nguyễn Bắc Sơn (Lửa đắng), Chu
Lai (Phố), Nguyễn Việt Hà (Cơ hội của Chúa), Nguyễn Ngọc Tư (Sông) Đỗ Phấn (Rụng xuống
ngày hư ảo), Nguyễn Xuân Thủy (Nhắm mắt nhìn trời), Nguyễn Đình Tú (Kín). . . Từ đó, chúng
tơi muốn góp thêm một hướng quan sát, đánh giá về con người đương đại; một hướng tiếp cận với
tiểu thuyết Việt Nam đương đại và một kênh đánh giá về bản chất xã hội hiện đại.
Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016
Liên hệ: Đỗ Thanh Hương, e-mail:

71


Đỗ Thanh Hương

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Tâm lí hăm hở “nhập cuộc”

Q trình đơ thị hóa và cơ chế thị trường khiến xã hội trở nên bề bộn và có phần bấn loạn.
Trước thực trạng ấy, những con người tâm huyết với sự đổi mới nước nhà đã hăm hở “nhập cuộc”.
Đó là Kiên (Lửa đắng) với sáng kiến tinh gọn bộ máy hành chính, thực hiện kiêm nhiệm chức
danh Chủ tịch và Bí thư. Chính anh là người đã thí điểm và thành cơng ngồi sức tưởng tượng ở
cơ sở mình. Thành phố của Kiên được chọn làm điểm để nhân rộng mơ hình này ở các địa phương

khác. Sự thành công ấy là bước đệm để đưa Kiên đến với vị trí ở Trung ương. Đó là Triển, là Thu
Phong (Lửa đắng) – những nhà báo chống tiêu cực điển hình. Họ đã bất chấp sự nguy hiểm đến
tính mạng (Triển bị tạt axit) và sự nguy hại đối với những người thân trong gia đình (con gái của
Triển bị bắt cóc), thậm chí, chấp nhận cả gia đình tan vỡ (gia đình Triển) nhưng họ vẫn tâm huyết
với vũ khí là cây bút trong tay. Họ đã phát huy tối đa sức mạnh của cơ quan quyền lực thứ tư trong
công tác chống tiêu cực, phanh phui những vụ việc mờ ám nhằm đem lại sự trong sạch cho xã hội.
Q trình đơ thị hóa cùng với cơ chế thị trường đã tạo một hành lang thơng thống cho
những người nhạy bén về kinh tế. Đô thị đã tạo nên một trường lực hấp dẫn mạnh mẽ với những
doanh nhân trẻ. Đó là sự tự tin, chủ động lao vào thương trường của Tâm, Nhã (Cơ hội của Chúa).
Họ là những trí thức nhưng sẵn sàng từ bỏ trường đại học (Tâm), vứt bỏ danh vọng (Nhã) để làm
giàu. Họ đã lựa chọn những con đường khác nhau: nếu như Tâm muốn đường hồng chân chính
làm ăn trong cái “thị trường Việt Nam vẫn còn trinh nguyên”, muốn có “một dây chuyền cơng
nghệ sản xuất sinh lãi ít nhưng tạo ra một tư cách pháp nhân sạch sẽ” thì Nhã lại biết đến sức mạnh
của quyền lực ngầm khi làm kinh tế.
Có tiền là có sức mạnh và phải làm kinh tế mới có thể có nhiều tiền. Cuộc sống hiện đại đã
làm thay đổi suy nghĩ của Thảo (Phố). Thảo đã quyết tâm từ bỏ bộ quân phục để sang Đức làm ăn.
Ba năm quay về, trong tay chị đã có 100 ngàn đê mác (gần 1 tỉ đồng tiền Việt lúc bấy giờ). Có vốn,
chị xoay ra làm ăn. Chị xây lại nhà theo kiến trúc hiện đại rồi cho thuê, mỗi tháng thu về không
dưới năm triệu đồng. Gia đình Thảo Nam đã đổi đời. Lãm (Phố) cũng hăm hở không kém. Anh đi
buôn thuốc lào để lấy vốn bn mía rồi tích tiểu thành đại, anh xây dựng được hẳn một cơ sở sản
xuất mía đường và sẽ cịn mở rộng thêm cơ sở. Từ chỗ phải nằm đường nằm chợ, giờ đây vợ chồng
Lãm đã có cả một ngơi nhà to, rộng bằng gỗ ở một khu đất đẹp.
Xã hội thời mở cửa đã tạo cơ hội cho những con người tâm huyết, nhạy bén hăm hở “nhập
cuộc”. Mỗi người đều có những thành công nhất định chứng minh sự lựa chọn của họ là đúng đắn.
Các nhà văn cũng đặt niềm tin và dành một sự cổ vũ không nhỏ cho những con người dám nghĩ,
dám làm như vậy. Sự phát triển của xã hội ngày nay có một phần đóng góp khơng nhỏ của họ.

2.2.

Tâm lí cơ đơn, lạc lõng


Trong khi có rất nhiều người có thể hịa nhập một cách tích cực với xã hội hiện đại thì vẫn
có một bộ phận khơng ít những người khơng-thể-nhập-cuộc. Họ có cảm giác rằng mình khơng
thuộc về nơi đang sống, khơng thuộc về cái xã hội mà họ là một phần trong đó. Sự lạc lõng khiến
họ cảm thấy cơ đơn, cơ độc và mất niềm tin vào cuộc sống hiện tại.
Nguyễn (Nhắm mắt nhìn trời) đã cùng Thành thực hiện một kế hoạch để “gia nhập” đời
sống đô thị: dành tiền mua đất trong diện quy hoạch ở ngoại ô, gia nhập Hội nông dân, chờ đến
khi quy hoạch, mở rộng thành phố thì nơi đó sẽ là đơ thị. Q trình gia nhập Hội nơng dân cũng
là q trình Nguyễn và Thành tiếp xúc và phải làm quen với cuộc sống ở cái làng mới quay ra phố
này. Nguyễn sống cùng với đủ mọi hạng người, toàn là những người giàu lên nhờ nắm được cơ hội:
72


Tâm lí con người trước sự tác động của xã hội đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Chị Thiện chuyên ghi đề, cho vay lãi; Tâm mặt quỷ chun cị đất và có một qn nhậu đặc sản là
cá nhệch; Trí đền bù giàu lên nhờ ni cá nhệch bằng thịt người; Nhợn giàu lên nhờ buôn cứt. . .
Thành, với sự nhạy bén trong các bài viết, đã đưa cái mảnh đất nửa làng nửa phố này trở thành nổi
tiếng và tương lai nó sẽ tiến gần hơn đến đô thị bởi những dự án đầu tư. Nhưng Nguyễn thì khơng
thể nhập cuộc. Anh cảm thấy buồn nôn trước những cách làm ăn của người dân nơi đây. Tất cả đã
đi quá xa những gì mà Nguyễn tưởng tượng. Anh đã trở thành kẻ lạc lõng khi khơng thể hịa nhập
vào lối sống ấy. “Trên đường phố, những dòng xe nối nhau lầm lụi. Sự thê lương phủ dài các con
phố. Nguyễn cứ trơi trong dịng người ấy. Chẳng có ai ngẩng lên, chẳng có ai nhìn sang ai, thậm
chí khơng ai thèm bấm cịi. Dịng người cứ thế dịch chuyển âm thầm trong mưa bụi” [14;340].
Nguyễn đã chính thức bị đẩy ra lề cuộc sống nơi đây.
Đức (Rụng xuống ngày hư ảo) cũng có cảm giác tương tự Nguyễn ở thành phố của mình.
Sau sự ra đi của Ngân, cái chết của Khánh rồi của Thủy làm Đức hoang mang thực sự. “Có thật
là phố phường cũ khơng cịn lưu luyến gì với anh nữa? Giờ thì anh chẳng thuộc về một cộng đồng
nào. Khơng cũ cũng chẳng mới. Không làm việc cũng không tụ bạ” [12;278]. Đức khơng thể tìm
thấy và đúng hơn là anh đã tự cắt hết những mối liên hệ của mình với phố phường: đám bạn cũ hay

tụ bạ, bỏ việc ở cơ quan, khơng thể kết bạn mới vì “họ mới với anh và với cả phố phường này”. Đức
nhận ra “anh cũng chẳng thuộc về một gia đình nào cả. Gia đình cũ đã khơng mà gia đình mới thì
chưa có. Một mình anh chẳng đủ để trở thành một tế bào của xã hội. . . ” [12;279]. Đức khơng cịn
thuộc về nơi nào, tổ chức nào, và cũng khơng gì cịn có thể chứng minh anh là Đức. Bằng chứng
là khi anh bị ngất, vào bệnh viện, “cán bộ hành chính khoa cấp cứu bệnh viện phải mất hàng giờ
mới dị ra tung tích anh bằng hàng chục cuộc gọi điện thoại”. Điều duy nhất khiến họ có thể biết
được về anh là nhờ lịng tốt của vị tổng biên tập – sếp cũ, người mà anh rất ít khi tiếp xúc.

2.3.

Tâm lí bất an, mất niềm tin, chối bỏ đơ thị

Trong khi có những người hăm hở lao vào cuộc sống đơ thị thì một bộ phận thị dân, nhất là
lớp trẻ lại muốn chối bỏ.
Ân (Sông – Nguyễn Ngọc Tư) đã rất nhiều lần xách ba lơ đi nhưng rồi lại phải về vì những
cú điện thoại của mẹ. Rồi chuyến du khảo sông Di lần này đã đưa Ân đi mãi. Với một “tâm trạng...
bở như dưa gang chín rục” và bầu khí quyển đượm “mùi rầu rĩ”, Ân bỏ thành phố bước vào cuộc
hành trình bất định ngược con sơng bất định tên “Di”... Trên hành trình ngược dịng sơng ấy, đã rất
nhiều lần Ân băn khoăn tự hỏi khơng biết có nên trở về. Nhưng những gì mà Ân và những người
bạn đồng hành (?!) trải qua ở những điểm đến dọc bờ sơng Di đã khiến cậu có thêm can đảm để
lựa chọn và quyết định: Đi. Nơi nào Ân đi qua cũng để lại những câu chuyện về sự - bỏ - đi, mất
hút, biến mất. Nào là sự biến mất của Hường ở Ngã Chín. Nào là sự biến mất của Bối. Nào là câu
chuyện về tất tần tật mọi thứ đều trôi rồi mất hút (kể cả tuổi xuân và hạnh phúc của con người)
ở chợ trôi. Nào là sự biến mất của hội tắm lu chợ Thương. . . Và trên hành trình ấy, điều ám ảnh
Ân là sự ra đi của chị Ánh, có lúc tưởng chừng như đã lần được dấu chân Ánh nhưng rồi lại mất
hút. Nếu Ân tìm được Ánh, có lẽ mọi chuyện sẽ khác (?). Và cả sự ra đi của San. Những tâm hồn
thương tổn đi dọc sông Di gặp và chứng kiến những mảnh đời khác, thăng trầm như sông, mong
manh như sông: người già ngậm nỗi niềm nước mắt, người trẻ giữ giằng xé mênh mông; đàn ông
sống chậm rãi, bất cần, đàn bà cũng chơi vơi nghiêng ngả. Sơng với rừng oằn mình trong thao thức
nhức nhối về sự ơ nhiễm, hủy diệt xói mịn. Những con người lần lượt biến mất để lại nỗi ám ảnh

theo dọc sơng Di. Ai cũng bỏ đi và dịng sơng chính là sự bỏ đi miệt mài nhất. Ân đã gửi mình vào
sơng Di.
Quỳnh (Kín) cũng bỏ nhà ra đi vào đúng đêm sinh nhật lần thứ hai mươi của mình. Khơng
73


Đỗ Thanh Hương

một lời từ biệt với bố, với căn biệt thự có hoa tường vi, với thành phố, mối liên hệ duy nhất giữa
Quỳnh với bố là những giao dịch qua thẻ ATM. Nhưng đến cuối cùng, cô “vung tay về phía biển.
Chiếc thẻ ATM lượn một vịng cung, nhỏ xíu, xa dần, rồi như một chiếc lá rụng, rớt nhẹ xuống
mặt biển” [15;368]. Mối liên hệ cuối cùng của Quỳnh với gia đình đã bị chối bỏ. Cơ tiếp tục cuộc
hành trình trong tình trạng khơng q hương, khơng đích đến, khơng người đồng hành.
Sự chối bỏ đơ thị là kết quả của tâm lí bất an, mất niềm tin của con người đơ thị. Trong suốt
hành trình, Ân (Sông) đi với tâm trạng “bở như dưa gang” vì Tú – người tình đồng tính của Ân vừa mới lấy vợ; vì mẹ cứ gọi điện giục hồi chuyện Ân lấy vợ, chuyện Ân về sửa hàng rào, đay đi
đay lại điệp khúc Ân là “đàn ông trong nhà”. Nỗi đau đớn âm thầm vì mình khơng thể sống như
người bình thường; sự ghen tị ích kỉ với hạnh phúc của người tình cũ; sự thất vọng vì mình khơng
có quyền lựa chọn hạnh phúc. . . làm nên tâm trạng bất an của chàng trai mười bảy tuổi Thái Đình
Ân. Đi, rời xa tất cả những gì đã từng gắn bó chính là lựa chọn để cậu có thể tìm lại con người thật
của mình.
Ở tuổi hai mươi, Quỳnh (Kín) quyết định rời xa Hà thành vì cơ biết mình khơng - thuộc - về
- nơi - ấy. Đích đến ban đầu là Hải Thành – nơi Quỳnh sinh ra và là nơi làm nên bước ngoặt trong
cuộc đời Quỳnh nhưng cơ cũng khơng biết mình cần phải tìm gì trong chuyến đi ấy. Cơ quyết định
sẽ dừng lại ở những điểm bất kì trên hành trình ngược dịng ấy để xem thực sự cái cần tìm là gì
nhưng vơ vọng. Trong hành trình, Quỳnh thường xun mơ thấy mẹ, được mẹ đưa đến những nơi
rất lạ. Chập chờn trong kí ức là những kỉ niệm thơ bé với mẹ, với ông, với những buổi hầu đồng
và câu chuyện về Mẫu Liễu. Quỳnh ra đi khi đánh mất niềm tin vào cuộc sống, khi thực sự cô đơn
bởi bố không hiểu Quỳnh. Nhưng cho đến khúc đoạn cuối cùng của tiểu thuyết, khi gặp lại những
người bạn hồi còn chung sống ở ga Hải Thành, Quỳnh đã hiểu mình cần làm gì và cuộc sống có ý
nghĩa như thế nào với cô. Những bước chân tiếp tục hành trình trong đơn độc là những bước khám

phá đầu tiên của Quỳnh về cuộc sống bây giờ là của chính cơ.

3.

Kết luận

Các tác phẩm đã dựng nên bao nhiêu cảnh đời, số phận khác nhau trong sự chuyển mình nỗ
lực vươn lên thay đổi cuộc đời. Có những người có thể nhập cuộc, có những người khơng thể. Và
khơng ít trong số họ trở nên tha hóa, hoặc độc ác để trụ vững, hoặc cô đơn, lạc lõng và rời bỏ đô
thị. Điểm chung nhất giữa những tiểu thuyết trên, có lẽ là việc phản ánh sự xuống cấp trầm trọng
của đạo đức xã hội, sự đổ vỡ không gì cứu vãn của những giá trị truyền thống. Sự tha hóa của con
người phải chăng bắt nguồn từ sự đứt chân khỏi những giá trị truyền thống ấy? Từ đó, các nhà văn
gửi tới người đọc thơng điệp về khát vọng nâng cao giá trị đời sống và lời cảnh tỉnh giữ gìn nhân
cách con người: đổi mới nhưng đừng bao giờ quên những giá trị nhân bản, nhân văn, những tinh
hoa của truyền thống. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh riết róng: “Hỡi con người cuộc sống dẫu có trơi
nổi đến đâu, có hịa nhập văn hóa đến mức độ nào nhưng một khi đã dửng dưng vô cảm, đã đánh
mất bản ngã, đánh mất hạt nhân dịu ngọt của tâm hồn, đánh mất niềm cảm thông vô bờ bến với
nhau thì mọi sự sẽ trở nên vơ cùng ảm đạm” (Chu Lai).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
74

Nguyễn Thị Bình, 2008. “Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”. Tạp chí Nghiên
cứu Văn học, số 5, tr.41-49.
Hồng Cẩm Giang, 2010. Về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
25/10/2010.
Nguyễn Việt Hà, 1999. Cơ hội của Chúa. Nxb Văn học, Hà Nội.



Tâm lí con người trước sự tác động của xã hội đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]
[13]
[14]
[15]
[16]

Trần Thị Hà, 2011. Cảm quan đô thị trong sáng tác của Thạch Lam. Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bùi Thị Hải, 2010. Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng Tháng
Tám năm 1945. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Kim Hoàn, 2010. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV.
Chu Lai, 2013. Phố. Nxb Văn học, Hà Nội.
Vương Thị Phương Linh, 2011. Cảm quan đơ thị trong phóng sự và tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Văn Long, Lê Thị Thu Hằng, 2012. Những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỉ XXI. , 23/10/2012.
Nguyễn Thị Tố Nga, 2008. Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp trong văn xi về đề
tài dân nghèo thành thị 1930-1945. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Mai Hải Oanh, 2009. Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nxb
Hội nhà văn.
Đỗ Phấn, 2010. Rụng xuống ngày hư ảo. Nxb Trẻ.
Nguyễn Bắc Sơn, 2011. Lửa đắng. Nxb Lao động, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Thủy, 2014. Nhắm mắt nhìn trời. Nxb Trẻ.
Nguyễn Đình Tú, 2014. Kín. Nxb Trẻ.
Nguyễn Ngọc Tư, 2012. Sông. Nxb Trẻ.

ABSTRACT
The human psyche before the impact of social urban in Vietnamese contemporary novels
Do Thanh Huong
Minh Phu High School, Soc Sơn District, Hanoi
We can said that human psychology is a consequence of the transformation of urban
society. It is also the deepest expression of that social nature. Urbanization process has been
going strongly impacts on most of the individuals in society in many directions: eager psychology,
lonely psychology, lost and psychological insecurity, loss of confidence, urban denials. Different
reactions before the realization of human life in urban show us a diverse society: just where
focusing the light of civilization with the design to change their lives, a place which is jumped-up,
gross, in which people easily deteriorate, lose themselves.
Keywords: Urban, degeneracy, insecurity, loss of confidence, loneliness, traditional
values,. . .

75



×