Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn kinh tế Phân Tích Và Đề Xuất Giải Pháp Đẩy Nhanh Quá Trình Cổ Phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.86 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ KHẮC NAM

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ
TRÌNH CỔ PHẦN QUÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
NGÀNH XÂY DỰNG TẠI HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội, 2004


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ KHẮC NAM

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ
TRÌNH CỔ PHẦN QUÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
NGÀNH XÂY DỰNG TẠI HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN :
TS.ĐỖ VĂN PHỨC

Hà Nội, 2004




1

Mục lục
Trang
Lời mở đầu

3

Phần I

Lý luận cơ bản về cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

7

1.1

Công ty cổ phần

7

1.1.1

Sự ra đời và kháI niệm về Công ty cổ phần

7

1.1.2


Đặc điểm và vai trò của Công ty cổ phần

12

1.1.3

Điều kiện để hình thành Công ty cổ phần

18

1.1.4

VàI trò và tác dụng của CTCP đối với nền kinh tế quốc dân

19

1.2

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

20

1.2.1

Mục tiêu và điều kiện cổ phần hóa DNNN

20

1.2.2


Mối quan hệ giữa CPH và thị trường chứng khoán Việt Nam

23

1.2.3

Vài nét về CPH doanh nghiệp tại một số nước trên thế giới

24

1.3

Quá trình CPH tại Việt Nam

26

1.3.1

Quá trình triển khai cổ phần hóa DNNN

26

1.3.2

Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN

29

1.3.3


Xác định giá trị DNNN trước khi CPH

34

1.3.4

Chính sách đối với người lao động tại doanh nghiệp CPH

39

1.3.5

Tổ chức Thực hiện

41

Phần II

Phân tích thực trạng cổ phần hóa các DNNN trong ngành xây
dựng tại Hải phòng

44

2.1

Thực trạng và nguyên nhân yếu kém của DNNN trong ngành xây
dựng HảI phòng

44


2.1.1

Thực trạng

44

2.1.2

Nguyên nhân

48

2.2

Chủ trương và tiến trình sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước trong
ngành xây dựng Hải phòng theo hướng CPH

50

2.2.1

Chủ trương

50

2.2.2

Tiến trình

53


2.3

Tình hình thực hiên CPH của các DNNN tại HảI phòng

54


2
2.4

Những tồn tại của tiến trình CPH DNNN tại Hải phòng trong giai
đoạn hiện nay

64

2.4.1

Về thuận lợi

65

2.4.2

Về khó khăn

66

2.4.3


Đối với ngành xây dựng Hải phòng

70

Phần III

Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN
trong ngành xây dựng tại Hải phòng

75

3.1

Những quan điểm và phương hướng tiến hành CPH DNNN trong
ngành xây dựng tại HảI phòng

75

3.1.1

Về quan điểm

75

3.1.2

Về phương hướng

77


3.2

Các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình CPH DNNN ngành
xây dựng HảI phòng

78

3.2.1

Đổi mới quy trình CPH DNNN

78

3.2.2

Các giải pháp kinh tế TàI chính cho việc thực hiện CPH DNNN

91

3.2.3

Một số giảI pháp vĩ mô liên quan đến quá trình CPH DNNN

99

Tài liệu tham khảo

107



3

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong chiến lược phát triển kinh tế xà hội từ năm 2000 ữ 2005 và
những năm tiếp theo, Đảng và nhà nước ta đà đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam từ là 9 đến 10%/ năm, phấn đấu đến năm 2000 đưa mức GDP
bình quân đầu người tăng gấp 8 đến 10 lần so với hiện nay, tương đương với
mức thu nhập 2000ữ3000 USD/người/năm. Để thực hiện đạt mục tiêu tăng
trưởng đà đề ra , Nhà nước phải tiến hành nhiều biện pháp cải tiến, đổi mới về
cơ chế quản lý, sắp xếp lại doanh nghiệp ... Trong đó việc chuyển đổi doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần là một yêu cầu cấp thiết.
Công ty cổ phần là một trong những hình thức tổ chức quản lý được
nghiên cứu và thực hiện từ sau đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VII, nhằm tăng
cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần thực hiện
mục tiêu kinh tế xà hội, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập với nền kinh
tế trong khu vực và trên thế giới.
Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VII, đà xác định đường lối phát triển
kinh tế đất nước chuyển dần từng bước sang nền kinh tế thị trường, có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xà hội chủ nghĩa. Trong điều kiện cơ chế
quản lý thay đổi, khi điều kiện sản xuất kinh doanh trở thành điều kiện sống
còn của các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà
nước đà bộc lộ nhiều yếu kém và lâm vào tình trạng khó khăn. Để cải cách
khu vực kinh tế Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò của nó theo tinh
thần nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ VII và VIII, một trong những giải
pháp có tính chiến lược là tiến tới cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước,
nhằm đa dạng hóa các hình thức sở hữu doanh nghiệp, cơ cấu lại các doanh
nghiệp Nhà nước, động viên mọi nguồn lực trong nhân dân đầu tư vào sản



4
xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xà hội, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Đây cũng là giải pháp có tính phổ biến để cải cách kinh tế Nhà nước ở
hầu hết các nước trên thế giới.
Trong tình hình nước ta hiện nay, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước đang đặt ra một yêu cầu cơ bản và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước nói chung và trong ngành
xây dựng Hải Phòng nói riêng vừa là chủ trương lớn của Nhà nước vừa là quy
luật tất yếu đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần. Tuy
nhiên công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành xây dựng
Hải Phòng hịên nay diễn ra còn chậm chạp. Sở dĩ có sự trì trệ trong quá trình
thực thi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là do tư tưởng bao cấp để lại, do
còn một số vướng mắc về trình tự, thủ tục tiến hành còn phức tạp, gây tốn kém
thời gian, tiền của Nhà nước và cđa doanh nghiƯp... Bëi vËy cho tíi nay viƯc
cỉ phÇn hoá gặp phải không ít khó khăn.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên đây, tôi chọn đề tài:
Phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước ngành Xây dựng tại Hải Phòng làm nội dung nghiên cứu của luận
văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Cung cấp những lý luận khoa học và tính tất yếu phải có các giải pháp
nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ngành Xây
dựng tại Hải Phòng.
Tập trung phân tích thực trạng công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước của Hải Phòng nói chung và của các doanh nghiệp ngành Xây dựng trên
địa bàn thành phố nói riêng, trên cơ sở đó sẽ đề ra giải pháp đẩy nhanh tiến
trình và vận dụng để cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở ngành xây dựng
Hải phòng.



5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủ trương chính sách của Nhà
nước về cổ phần hoá doanh nghiệp, thực trạng và kết quả của quá trình cổ
phần hoá tại các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hải Phòng.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Khái quát tình hình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước tại
Hải Phòng
- Tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng và hiệu quả cổ phần hoá
tại một số doanh nghiệp Xây dựng đà và đang tiến hành chuyển đổi sang công
ty cổ phần của Hải Phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích thực tế,
so sánh, tổng hợp, thống kê, logic, mô hình, phân tích, thu thập và xử lý số
liệu,... để nghiên cứu và giải quyết vấn đề đặt ra.
5. Những đóng góp chính của luận văn

Luận văn là sự tổng hợp có lựa chọn những số liệu và thông tin thực tế
về tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Hải Phòng nói chung và của
ngành Xây dựng nói riêng. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó, luận văn chỉ ra
những yếu kém tồn tại cần khắc phục trong quá trình cổ phần hoá doanh
nghiệp ngành Xây dựng tại Hải Phòng.
Luận văn đề ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước trong ngành Xây dựng tại Hải Phòng nhằm đáp ứng
những yêu cầu về phát triển kinh tế của đất nước và thành phố.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần sau:


6

Phần I: Lý luận cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam
Phần II: Phân tích thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
trong ngành Xây dựng tại Hải Phòng
Phần III: Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các
doanh nghiệp nhà nước trong ngành Xây dựng tại Hải Phòng


7
Phần I

lý luận cơ bản
về cổ phần hoá doanh nghiệp ở việt nam

1.1 Công ty cổ phần:

1.1.1. Sự ra đời và khái niệm về Công ty cổ phần :

Khi một Công ty gọi vốn và số vốn đó được chia nhiều phần nhỏ bằng
nhau thì người ta gọi nó là các cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông của
Công ty, được cấp một giấy chứng nhận gọi là cổ phiếu. Giá trị ban đầu ghi
trên cổ phiếu gọi là mệnh giá là giá trị danh nghĩa. Tùy theo hiệu quả thu được
trong quá trình sản xuất kinh doanh và phương thức phân phối lợi nhuận, giá

trị sẽ được tăng lên hoặc giảm xuống và ngày càng tách xa giá trị mệnh giá
ban đầu. Giá trị của cổ phiếu là thước đo cơ bản về vốn tự có của Công ty. Yêu
cầu của các nhà đầu tư rất đa dạng, có những nhà đầu tư thích phiêu lưu mạo
hiểm, muốn thu lợi nhuận cao hơn dù có phải chịu rủi ro lớn, nhưng lại có
những nhà đầu tư lại mong muốn thu được lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp nên
cổ phiếu được phát hành theo nhiều lọai khác nhau. Công ty kinh doanh theo
hình thức gọi vốn đó được gọi là Công ty cổ phần (CTCP).
Về quá trình hình thành của Công ty cổ phần :
U

U

CTCP ra ®êi tõ ci thÕ kû XVI ë c¸c n­íc ph¸t triển và tồn tại cho đến

ngày nay, là một kiểu tỉ chøc doanh nghiƯp trong nỊn kinh tÕ thÞ tr­êng. Nó
ra đời không nằm trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một
quá trình kinh tế khách quan, do các nguyên nhân sau :
- Quá trình xà hội hóa tư bản, tăng cường, tích tụ và tập trung tư bản
ngày càng cao là nguyên nhân chính thúc đẩy CTCP ra đời.
- Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí của tiến bộ
khoa học kỹ thuật tạo động lực thúc đẩy CTCP ra đời và phát triển. Tuy ra đời


8

từ rất sớm, nhưng phải đến thế kỷ XIX, CTCP mới phát triển một cách rộng rÃi
và trở nên phổ biến trong các nước tư bản. CTCP hình thành và phát triển mạnh
mẽ phù hợp với tính chất và trình độ phát triển ào ạt của lực lượng sản xuất và
yêu cầu khắc nghiệt của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Sự phân tán tư bản để tránh rủi ro trong cạnh tranh và tạo thế mạnh mẽ

về quản lý, khi sản xuất càng phát triển, trình độ kỹ thuật càng cao, cạnh tranh
càng khốc liệt thì rủi ro trong kinh doanh càng nhiều với các nhà tư bản càng
lớn. Để tránh gặp phá sản, các nhà tư bản đà phân tán tư bản của mình để
tham gia vào nhiều tư bản khác biệt, nghĩa là tham gia đầu tư vào nhiều ngành
nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều Công ty khác nhau. Với cách này, các nhà tư bản
không những chia sẻ thiệt hại cho nhiều người khi gặp rủi ro mà còn cùng với
một số đông người tập trung trí tuệ quản lý Công ty. Vì thế cho đến nay CTCP
vẫn là hình thức tổ chức được các nhà tư bản ưu chuộng nhất và ngày càng
phát triển mạnh mẽ.
- Sự phát triển rộng rÃi của chế độ tín dụng tạo động lực thúc đẩy CTCP
ra đời phát triĨn. Bëi viƯc ph¸t triĨn trong CTCP khã cã thĨ thực hiện nếu
không có thị trường tiền tệ phát triển, nếu không có những doanh nghiệp, dân
cư có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường, bởi thực tiễn đà chứng tỏ
việc phát hành cổ phiếu chỉ được thông qua các Ngân hàng, đôi khi còn do
chính Ngân hàng tiến hành (như ở Đức năm 1896 có 39 CTCP trong ngành điện
lực ra đời từ sự giúp đỡ của các Ngân hàng).
CTCP ra đời nhằm khắc phục một số điểm bất lợi của hai loại hình Công

ty đà tồn tại lâu đời là Công ty tư nhân và Công ty hợp doanh. CTCP biến
những hoạt động kinh doanh chỉ có tính chất cá nhân và riêng rẽ trở thành
những tổ chức mà trong đó tài năng, tiền bạc, nhân lực và vốn liếng các loại
được quy tụ lại, kết hợp với nhau hướng về mục đích chung như lợi nhuận,
phát triển sản phẩm và nâng cao đời sống. Chính tính liên đới giữa các cá nhân


9
trong CTCP đà giúp con người thêm điều kiện để ý thức về sự cần thiết phụ
thuộc lẫn nhau giữa người với người.
Tóm lại, sự ra đời của CTCP là một quá trình kinh tế khách quan do đòi
hỏi của sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường. Nó là kết quả tất

yếu của tập trung tư bản, nó diễn ra một cách mạnh mẽ với sự phát triển của
nền đại công nghiệp cơ khí và sự tự do cạnh tranh dưới Chủ nghĩa tư bản. Mác
đà khẳng định : Ngày nay sự thu hút lẫn nhau giữa các nhà tư bản riêng lẻ và
xu hướng tập trung tỏ ra mạnh hơn bao giờ hết. Từ đây đánh dấu một thời kỳ
phát triển rộng khắp của các CTCP đồng thời nó trở thành một mô hình tổ
chức sản xuất phổ biến ở các nước trên thế giới
Một số khái niệm:
U

Công ty cổ phần là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có
tư cách pháp nhân, vốn do cổ đông đóng góp dưới dạng mua cổ phần. Cổ đông
có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số cổ đông từ 3 cổ đông trở lên; Các cổ đông
chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong
phạm vi số vốn đà đóng góp; Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác theo điều lệ Công ty và pháp luật quy định;
Công ty được phát hành cổ phiếu và được hưởng lợi tức cổ phần theo số lượng
đóng góp vào Công ty.
CTCP phải có cổ phần phổ thông, ngoài ra có thể có cổ phần ưu đÃi.
* Cổ phần phổ thông :

Là loại cổ phần không có kỳ hạn, tồn tại cùng sự tồn tại của Công ty
phát hành ra nó, không có mức lÃi suất nhất định mà phụ thuộc vào kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Người có các cổ phần phổ thông
thì gọi là cổ đông phổ thông
Đặc điểm của cổ phần phổ thông :
- Chủ nhân của nó chịu rủi ro lớn khi Công ty thua lỗ trong hoạt động
kinh doanh, chủ cổ phần không được nhận phần cổ tức. Nếu Công ty phá s¶n


10


chỉ khi Công ty đà thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ cũng như đối
với các chủ cổ phiếu ưu đÃi, nếu còn lại mới đem chia cho các cổ đông có cổ
phiếu thường.
- Được chia cổ tức khi cổ phần cổ đông hoạt động có lÃi, được chuyển
nhượng tự do.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông
liên tục trong 6 tháng trở lên thì được quyền đề cử người vào Hội đồng quản
trị hoặc Ban kiểm soát Công ty; có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng
cổ đông, xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự
họp đại hội đồng cổ đông.
- Các cổ đông có quyền tham gia quản lý Công ty và sở hữu với tài sản
có pháp định.
- Các cổ đông có quyền được cung cấp thông tin cụ thể về tiến trình
hoạt động của Công ty.
* Cổ phần ưu đÃi :

Còn được gọi là cổ phần đặc quyền, được hưởng những quyền ưu tiên
hơn so với cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đÃi có ba loại
a. Cổ phần ưu đÃi biểu quyết: Người có cổ phần ưu đÃi biểu quyết gọi là

cổ đông ưu đÃi biểu quyết. Cổ đông ưu đÃi biểu quyết có quyền được biểu
quyết với số phiếu nhiều hơn (hệ số do điều lệ quy định) so với cổ đông phổ
thông. Quyền ưu đÃi chỉ tồn tại trong ba năm kể từ ngày thành lập (ngày cấp
đăng ký kinh doanh). Hết ba năm, cổ phần ưu đÃi biểu quyết trở thành cổ phần
phổ thông.
- Cổ phần ưu đÃi biểu quyết có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc
thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông theo sổ phiếu ưu đÃi và có các quyền
khác như cổ đông phổ thông.



11
- Cổ phần ưu đÃi biểu quyết không được chuyển nhượng tự do trên thị
trường ( trong ba năm đầu kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh).
- Chỉ có các cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ chỉ định là có
cổ phần ưu đÃi biểu quyết.
b. Cổ phần ưu đÃi cổ tức: Người có cổ phần ưu đÃi cổ tức gọi là cổ đông

ưu đÃi cổ tức.
Cổ đông ưu đÃi cổ tức được chia cổ tức với mức cao hơn, ấn định hàng
năm không phụ thuộc tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty (có cổ tức ưu
đÃi cố định và cổ tức ưu đÃi thưởng), được ưu tiên chia lÃi cổ phần trước cổ
phiếu thường, được ưu tiên chia tài sản còn lại của Công ty (nếu Công ty bị
phá sản) trước cổ phiếu thường. Tuy nhiên:
- Cổ đông có cổ phần ưu đÃi cổ tức sẽ không được tham gia bầu cử, ứng
cử vào HĐQT, Ban kiểm soát của Công ty.
- Không được tham dự họp đại hội đồng cổ đông, không được biểu
quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
- Đây là loại cổ phiếu phù hợp cho những nhà đầu tư muốn có thu nhập
ổn định, đều đặn, không thích mạo hiểm rủi ro (ở Việt Nam, theo luật doanh
nghiệp : Điều 51 định nghĩa Công ty cổ phần ; điều 52 các loại cổ phần..).
c. Cổ phần ưu đÃi hoàn lại: Người có cổ phần ưu đÃi hoàn lại gọi là cổ

đông ưu đÃi hoàn lại.
- Được Công ty hoàn lại vốn đóng góp vào bất cứ lúc nào khi có yêu
cầu.
- Tuy nhiên, cổ đông cổ phần ưu đÃi hoàn lại sẽ không được tham gia
bầu cử, ứng cử vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát của Công ty.
- Không được tham dự họp đại hội đồng cổ đông, không được biểu
quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông.



12
Cổ đông là người có vốn đóng góp vào tư bản của Công ty cổ phần dưới
dạng các loại cổ phần. Về mặt pháp lý, với là người đồng sở hữu Công ty, cổ
đông có quyền tham gia quyết định các vấn đề về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty thông qua đại hội cổ đông. Cổ đông được quyền bầu vào
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty, có trách nhiệm về sự thua lỗ hay
phá sản của Công ty trong phạm vi tỷ lệ cổ phần đóng góp.
Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi
sổ xác nhận quyền sở hữu, một hoặc một số cổ phần của Công ty đó gọi là cổ
phiếu. Cổ phiếu là đối tượng có thể mua bán được, do nó có giá cả. Cổ phiếu
có hai loại là: Cổ phiếu ghi danh có ghi tên người sở hữu (thường là các sáng
lập viên và là Thành viên hội đồng quản trị ), muốn chuyển quyền sở hữu này
phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần; Cổ phiếu vô
danh không ghi tên người sở hữu nên không có sự hạn chế chuyển dịch từ
người này sang người khác. Loại này có tác dụng khuyến khích mọi thành
phần đầu tư vào cổ phiếu.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của Công ty cổ phần:
Về đặc điểm:

Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân
và các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn của mình. Những người
đóng góp có thể không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh mà uỷ quyền
cho người khác quản lý và sử dụng tài sản của mình.
Về mặt tổ chức quản lý của Công ty cổ phần hoàn toàn khác với các tổ
chức doanh nghiệp khác, trong đó chủ yếu là sự phân cấp cũng như quy định
rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý, người
điều hành và người trực tiếp sản xuất. Mô hình này tạo điều kiện cho các nhà
quản lý trong hoạt động sản xuÊt kinh doanh.



13
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị Công ty cổ phần

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc (Tổng GĐ) điều hành

PGĐ (PTGĐ) điều hành

Phòng
(ban)
chuyên
môn

Phòng
(ban)
chuyên
môn

PGĐ (PTGĐ) điều hành

Phòng
(ban)
chuyên

môn

PGĐ (PTGĐ) điều hành

Phòng
(ban)
chuyên
môn

Phòng
(ban)
chuyên
môn

Phòng
(ban)
chuyên
môn

Do đặc điểm nhiều chủ sở hữu trong Công ty cổ phần nên các cổ đông
không thể trực tiếp thực hiện vai trò sở hữu của mình mà phải thông qua tổ
chức đại diện là nhiệm vụ tổ chức quản lý Công ty, bao gồm:
a. Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần,

là đại hội của các cổ đông có quyền biểu quyết. Cuộc họp đại hội cổ đông
được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diƯn Ýt nhÊt 51% sè cỉ phÇn cã
qun biĨu qut. Đại hội đồng cổ đông được tổ chức trong những trường hợp
sau:
- Đại hội đồng cổ đông được triệu tập lần đầu để tiến hành các thủ tục
thành lập, thảo luận và thông qua điều lệ Công ty cổ phần.

- Đại hội đồng cổ đông bất thường được triệu tập theo yêu cầu của Hội
đồng quản trị hoặc cổ đông ( hay nhóm cổ đông ) sở hữu trên 10% số cổ phần
phổ thông liên tục từ 6 tháng trở lên, hoặc Ban kiểm soát trong trường hợp Hội


14
đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý, hoặc ra
những quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.
- Đại hội đồng triệu tập ít nhất mỗi năm 1 lần vào cuối năm tài chính
hoặc bất kỳ lúc nào mà Hội đồng quản trị hoặc kiểm soát viên cần thiết để giải
quyết những vấn đề thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
khuôn khổ điều lệ như: Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển Công ty
và kế hoạch kinh doanh hàng năm, thảo luận thông qua bảng tổng kết năm tài
chính, quyết định số lợi nhuận trích lập quỹ của Công ty, số lợi nhuận chia
cho các cổ đông...
* Quyết định của đại hội cổ đông có thể được thông qua bằng hai hình thức:

- Phải được số cổ đông đại diện cho Ýt nhÊt 51% tỉng sè phiÕu biĨu
qut cđa tÊt cả cổ đông dự họp chấp thuận. Trong trường hợp quyết định về
loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán của từng loại; sửa đổi
điều lệ, tổ chức lại hoặc giải thể Công ty; bán hơn 50% tổng giá trị tài sản được
ghi trong sổ sách kế toán thì phải được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết
của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.
- Trong trường hợp thông qua bằng văn bản thì phải được số cổ đông
đại diện cho trên 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận.
b. Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của CTCP, HĐQT bao

gồm những thành viên có trình độ chuyên môn cao và quản lý giỏi, để có khả
năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ do đại hội đồng cổ đông giao phó, nhiệm
kỳ, tiêu chuẩn và số thành viên trong HĐQT do điều lệ Công ty quy định, theo

luật Công ty của nước ta quy định tại điều 80 :"Hội đồng quản trị là cơ quan
quản lý của Công ty gồm 3-11 thành viên". HĐQT có toàn quyền nhân danh
Công ty để định mọi vấn đề có liên quan đến Công ty, trừ các vấn đề thuộc
quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết
tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do điều lệ Công ty
quy định.


15
* Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau :

+ Quyết định chiến lược phát triển của Công ty
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số CP được quyền chào bán của từng
loại.
+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức
khác.
+ Quyết định phương án đầu tư
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ,
thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của Công
ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ Công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý
quan trọng khác của Công ty : Quyết định mức lương và lợi ích khác của các
cán bộ quản lý đó.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết
định thành lập Công ty con, thành lập Chi nhánh, văn phòng đại diện và việc
góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ
đông.

+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ
tức hoặc sử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty, đánh giá tài
sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội cổ đông,
triệu tập họp Đại hội cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội
cổ đông thông qua quyết định.


16

+ Quyết định mua lại không quá 10% sổ cổ phần đà bán của từng loại.
+ Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty. HĐQT họp ít nhất
mỗi quí một lần, trong trường hợp cần thiết có thể họp bất thường theo đề nghị
của Chủ tích HĐQT hoặc Ban kiểm soát hoặc những người khác được quy định
tại điều lệ Công ty.
Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ 2/3 tổng số thành viên trở lên
tham dự. Quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự
thông qua. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về
phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT.
c. Chủ tịch Hội đồng quản trị:

Chủ tịch HĐQT là thành viên trong hội đồng quản trị, do HĐQT bầu. Chủ
tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc ( Tổng giám đốc công ty).
Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt hoặc mất khả năng
thực hiện nhiệm vụ được giao thì thành viên được Chủ tịch HĐQT uỷ quyền sẽ
thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT. Trường hợp không có
người được uỷ quyền thì các thành viên còn lại của HĐQT chọn một người
trong số họ tạm giữ chức Chủ tịch HĐQT.
* Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau:


- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu
tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT.
- Tổ chức công việc thông qua quyết định của HĐQT dưới hình thức
khác.
- Theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT.
- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông.
a. Giám đốc ( Tổng gián đốc ) Công ty:


17
Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được
giao. Hoạt động chủ yếu của giám đốc điều hành là:
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày
của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công
ty.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ
Công ty.
- Bỉ nhiƯm, miƠn nhiƯm, c¸ch chøc c¸c chøc danh trong Công ty, trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Quyết định lương và các phụ cấp đối với người lao động trong Công
ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
e. Ban kiểm soát:

- Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông có ban kiểm soát, số lượng thành
viên ban kiểm soát từ 3- 5 thành viên ( số lượng do đại hội cổ đông quy định).

Trong đó ít nhất phải có 1 thành viên có chuyên môn về kế toán, ban kiểm
soát bầu 1 thành viên làm trưởng ban.
Ban kiểm soát do đại hội cổ đông bầu ra, thực hiện quyền kiểm tra đối
với toàn bộ hoạt động của Công ty một khách quan. Thành viên của bán kiểm
soát phải là các cổ đông và không tham gia vào Hội đồng quản trị hay bộ máy
điều hành sản xuất kinh doanh, họ là những người được tín nhiệm và có trình
độ chuyên môn cao.
* Nội dung hoạt động của ban kiểm soát là:

- Kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tµi chÝnh.


18

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng
vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét
thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng của đông, theo yêu cầu
của số đông (hoặc nhóm cổ đông) sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông liên
tục từ 6 tháng trở lên.
- Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động; tham khảo ý
kiến của HĐQT trước khi các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng
cổ đông.
- Báo cáo đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp
của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính,
các báo cáo khác của Công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát hoạt động định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết (điều

này được điều lệ Công ty quy định cụ thể).
1.1.3. Điều kiện để hình thành Công ty cổ phần :

Muốn hình thành Công ty cổ phần cần phải có một số điều kiện nhất
định, trong đó nhất thiết phải có :
- Tồn tại sự sở hữu khác nhau về vốn, nghĩa là có nhiều người đồng sở
hữu.
- Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi
nhuận. Trong xà hội luôn tồn tại một lượng vốn nhàn rỗi do chủ sở hữu không
biết hoặc không dám bỏ vốn đầu tư kinh doanh do nguyên nhân may rủi của
thị trường. Mua cổ phần là hình thức mạo hiểm nhất so với các hình thức đầu
tư khác, do kinh doanh có khả năng phá sản nhưng lại là dạng đầu tư có hứa
hẹn nhất và không bị lạm phát xói mòn tiền vốn.


19

- Lợi nhuận CTCP thu được phải đủ sức hấp dÉn ng­êi cã vèn tham gia
kinh doanh. Nh÷ng ng­êi cã vốn luôn tin vào nơi nào đầu tư có lợi nhất, nên
khi có ý định góp vốn vào CTCP để kinh doanh thu lợi nhuận, bao giờ họ cũng
so sánh giữa lợi nhuận có thể thu được khi góp vốn vào CTCP với khoản lợi
tức thu được nên đem số tiền đó gửi vào Ngân hàng hay đầu tư lĩnh vực khác.
- Phải có sự nhất trí thành lập Công ty, những người có vốn muốn tham
gia kinh doanh phải thỏa thuận với nhau để cùng nhau góp vốn và đứng ra
thành lập CTCP trên cơ sở những quy định pháp luật.
1.1.4. Vai trò và tác dụng của CTCP đối với nền kinh tế Quốc dân :

Sự thành công của phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh của CTCP
là nhờ có được những ưu điểm mạnh sau :
- CTCP thông qua thị trường chứng khoán có khả năng tập trung vốn

nhanh và nhiều để đủ sức thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh với quy
mô lớn mà từng nhà tư bản, từng doanh nghiệp không thể tự mình làm nổi. ở
nước ta điều kiện quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế là cần
phải huy động mọi nguồn vốn lớn, chỉ bằng hình thức gọi vốn cho các CTCP
thông qua thị trường chứng khoán mới có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi
hiện đang còn nằm trong các tầng lớp dân cư.
- CTCP góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn thông qua các
biểu hiện sau :
+ Phương án sản xuất kinh doanh do chính Công ty quy định, gắn chặt
lợi ích kinh tế của người lao động với lợi ích Công ty.
+ Thông qua việc gọi vốn qua thị trường chứng khoán đà rút ngắn được
khoảng cách giữa việc huy động vốn là việc sử dụng vốn.
+ Do lợi nhuận của CTCP khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau,
nên dẫn đến tiền vốn từ nhiều kênh khác nhau trong xà hội được huy động vào
các lĩnh vực, các ngành có năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận cao. Do vËy


20
đồng vốn được phân bổ và sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế quốc tế. Đặc
biệt trong nền kinh tế Việt nam hiện nay, việc cổ phần hóa các DNNN thì bằng
hình thức tham gia cổ phần của mình, Nhà nước có thể can thiệp nhanh chóng
nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều tiết thị trường có hiệu quả.
+ CTCP cho phép xác nhận quyền sở hưu về tài sản và xác định rõ nguồn

vốn của mỗi người thông qua số lượng CP mà mỗi cổ đông tham gia nắm giữ.
- CTCP có khả năng phối hợp các thành viên kinh tế với nhau, duy trì
được mối quan hệ giữa các thành viên, các thành viên cùng tồn tại và phát huy
những thế mạnh riêng, do đó sẽ làm giảm đến mức thấp nhất sự ngừng trệ của
đồng vốn.
- CTCP là hình thức liên doanh lớn nhất để tranh thủ sự tham gia đầu tư

của nước ngoài. Nước ta hiện nay đang cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho
sự nghiệp phát triển kinh tế, từ đó hình thức liên doanh góp vốn cổ phần sẽ
giúp các doanh nghiệp Việt nam đủ sức mạnh về mọi mặt; vốn, tiềm lực vật
chất kỹ thuật, năng lực quản lý....
1.2. cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (CPH):

1.2.1. Mục tiêu và điều kiện cổ phần hoá DNNN:

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một quá trình chuyển từ doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty
cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Cổ phần hoá thực chất là phương thức xà hội hoá sở hữu Nhà nước
trong doanh nghiệp thành Công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một
mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường.
* Về mục tiêu: Đại hội Đảng lần thứ VI đà khẳng định " Triển khai tích cực và
U

U

vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước để huy động vốn tạo thêm
động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản của Nhà
nước ngày càng tăng chứ không phải tư nhân hoá ".


21

Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của ChÝnh phđ vỊ
viƯc chun mét sè doanh nghiƯp Nhµ n­íc thành Công ty cổ phần đà nêu rõ:
Chuyển các doanh nghiệp thành Công ty cổ phần nhằm mục tiêu :
Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh

nghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông
đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho
danh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh
nghiệp.
- Huy động vốn của toàn xà hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế,
tổ chức xà hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ phát triển
doanh nghiệp.
- Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông,
tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà
lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
U

Các điều kiện thực hiện cổ phần hoá:
a) Điều kiện kinh tế:

Khi xác định điều kiện kinh tế cụ thể phải gắn liền với mục tiêu chuyển
đổi một doanh nghiệp thành Công ty cổ phần.
Nều nhằm mục tiêu giúp Nhà nước thu hội vốn nhanh để tập trung cho
ngành khác hấp dẫn cụ thể hơn thì vấn đề không phải là tính toán đến thực
trạng doanh nghiệp Nhà nước này, mà chủ yếu chú ý đến tài sản cổ định sau
thời gián hoạt động đà khấu hao hữu hình và vô hình còn khả năng sử dụng tốt
để đánh giá triển vọng nếu huy động vốn qua con đường cổ phần hoá đầu tự
bổ xung sẽ phát huy tác dụng hiệu quả tốt.
Mục tiêu cần huy động vốn để Nhà nước cùng hợp tác sản xuất kinh
doanh thì một số điều kiện đặt ra đối với doanh nghiệp Nhà nước đưa vào cổ
phần hoá phải đảm bảo là:


22
- Doanh nghiệp Nhà nước đó phải tương đối lành mạnh về mặt tài

chính, không mất khả năng chi trả nếu không phát mÃi Tài sản cố định.
- Tình trạng công nghệ của doanh nghiệp Nhà nước còn có khả năng
sản xuất tốt, chỉ thiếu vốn lưu động , mà thông qua con đường cổ phần hoá sẽ
hoạt động tốt.
- Sản phẩm của doanh nghiệp Nhà nước đà có quá trình chiếm lĩnh thị
trường tốt, đà xây dựng được thị trường tiêu thụ ổn định trong và ngoài nước
nếu có thêm vốn sẽ mở rộng thị trường hơn nữa.
- Loại hình doanh nghiệp Nhà nước có bộ máy quản lý yếu kém mặc dù
doanh nghiệp mới xây dựng trong vòng 5 năm trở lại với những máy móc thiết
bị khá hiện đại thì qua cổ phần hoá là chủ yếu đổi mới đội ngũ quả lý nhằm
nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh.
- Loại hình doanh nghiệp Nhà nước đà có những hợp đồng liên doanh,
liên kết với Nước ngoài có báo hiệu triển vọng nhưng do thiếu vốn thực hiện.
- Loại hình doanh nghiệp Nhà nước đà có quá trình làm ăn có hiệu quả,
khẳng định mức doanh thu cao, vượt mức lợi nhuận bình quân của ngành, do
yêu cầu mở rộng quy mô đầu tư thêm công nghệ mới và triển vọng đạt được
lợi nhuận siêu ngạch.
- Các doanh nghiệp Nhà nước kể trên chuyển sang Công ty cổ phần sẽ
tạo ra hai thế mạnh, đó là: Trực tiếp huy động vốn phục vụ sản xuất kinh
doanh đồng thời cải tiến tốt khâu quản lý để tăng cường hiệu quả và năng suất
lao động của doanh nghiệp.
b. Điều kiện pháp lý:

Trên cơ sở nền tảng là luật doanh nghiệp, một doanh nghiệp Nhà nước
khi chuyển sang Công ty cổ phần cần đủ điều kiện sau:
- Có đủ tư cách pháp nhân ( Theo điều 1 nghị định 17/ HĐBT ngày 16
tháng 01 năm 1990 ).


23


- Các ràng buộc pháp lý đối với người thứ ba được giải quyết.
- Tài sản của doanh nghiệp được đánh giá bằng tiền.
- Về hợp đồng lao động : Hiện trạng lao động của doanh nghiệp Nhà
nước đang vướng phải vấn đề tuyển dụng lao động. Số lao động có ngành nghề
không phù hợp với sự đổi mới mục tiêu sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị
trường và số lao động thừa do đổi mới công nghệ đà thành vấn đề xà hội rất
lớn đối với việc tổ chức lại sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước. Giải quyết
lao động là vấn đề xà hội chứ không đơn thuần là vấn đề kinh tế.
1.2.2. Mối quan hệ giữa cổ phần hoá và thị trường chứng khoán Việt Nam:
Trước hết để tìm hiểu rõ giữa cổ phần hóa và thị trường chứng khoán có
mối quan hệ với nhau như thế nào ta cần phải nắm vững về thị trường chứng
khoán.
Nói một cách tổng quát thì thị trường chứng khoán là nơi giao dịch mua
bán có tổ chức các chứng chỉ có giá do Công ty, doanh nghiệp, Chính phủ phát
hành để huy động vốn của công chúng phục vụ cho đầu tư phát triển. Hiểu
theo nghĩa đen thì nó là chợ mua bán các giấy tờ có giá, việc mua bán diễn ra
tại sàn giao dịch.
Hiện nay, ở Việt Nam có phát hành một số chứng khoán cổ phiếu, trái
phiếu kho bạc, trái phiếu Công ty, công trái. Như vậy nhu cầu cần mua, cần
bán, trao đổi sang nhượng nhất định phải hình thành và phát triển. Nếu không
có thị trường chứng khoán được quản lý thống nhất của Nhà nước thì việc mua
bán trở nên lộn xộn, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường và thiệt hại tới lợi ích
của người đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, Chính phủ đà và đang thực hiện
việc cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước thì việc hình thành thị trường
chứng khoán càng trở nên cần thiết.
Trong giai đoạn hiện nay, có nhiều Công ty đang trong quá trình xác
định giá thị trường chứng khoán có tổ chức được kiểm soát của Nhà nước thì



×