Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Quan hệ văn hóa giáo dục việt nam hàn quốc (1992 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.11 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

Quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam –
Hàn Quốc (1992 – 2014

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hiệp
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: PGS.TS Lưu Trang

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 8
4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................... 8
5.1. Nguồn tư liệu .................................................................................................... 8


5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 8
7. Bố cục đề tài ........................................................................................................ 9
NỘI DUNG .......................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC
TRƯỚC NĂM 1992 ............................................................................................. 10
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ........................................................................... 10
1.2. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trước năm 1992 ............................................. 12
1.2.1. Giai đoạn trước 1948 ................................................................................... 12
1.2.2. Giai đoạn từ 1948 – 1992 ............................................................................. 14
1.3. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên các lĩnh vực (1992 – 2014) ..................... 17
1.3.1. Quan hệ chính trị ......................................................................................... 17
1.3.2. Quan hệ kinh tế ............................................................................................ 19
1.3.3. Quan hệ trên một số lĩnh vực khác ............................................................... 21
CHƯƠNG 2: HỢP TÁC VĂN HÓA – GIÁO DỤC VIỆT NAM – HÀN QUỐC
1992 – 2014 ........................................................................................................... 24
2.1. Các nhân tố thúc đẩy quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc ....... 24
2.1.1. Xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa sau chiến tranh lạnh ............................. 24

2


2.1.2. Những điểm tương đồng về lịch sử - văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc ........... 29
2.1.2.1. Về lịch sử hình thành đất nước .................................................................. 29
2.1.2.2. Về văn hóa ................................................................................................ 31
2.1.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam – Hàn Quốc ......................................... 32
2.1.3.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam .......................................................... 32
2.1.3.2. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc.......................................................... 33
2.1.4. Nhu cầu về hợp tác văn hóa – giáo dục giữa hai nước .................................. 34
2.2. Nội dung hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc .......................... 36

2.2.1. Về văn hóa ................................................................................................... 36
2.2.2. Về giáo dục.................................................................................................. 42
2.2.2.1. Liên kết đào tạo và trao đổi: ...................................................................... 42
2.2.2.2. Sự hỗ trợ của Hàn Quốc đối với giáo dục và đào tạo Việt Nam ................. 47
2.3. Thành tựu, hạn chế, vai trị và đặc điểm hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam –
Hàn Quốc 1992 – 2014 .......................................................................................... 51
2.3.1. Thành tựu và hạn chế ................................................................................... 51
2.3.1.1. Thành tựu ................................................................................................. 51
2.3.1.2. Hạn chế..................................................................................................... 58
2.3.2. Vai trò của hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc 1992 – 2014 60
2.3.3. Đặc điểm của hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc ................. 62
2.3.4 . Một vài kiến nghị nhằm nâng cao mối quan hệ hợp tác văn hóa giáo dục Việt
Nam – Hàn Quốc ................................................................................................... 64
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 69

PHỤ LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ngành tiếng Hàn, Ngơn ngữ và văn hóa
Hàn Quốc, Hàn Quốc học ở Việt Nam ............................................................... 44
Bảng 2: Các trường Đại học đào tạo ngành Tiếng Việt và Việt Nam học............ 46
Bảng 2: Một số trường đại học Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập sự hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình đào tạo ............................................................................... 47

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới phát triển thịnh vượng mà
lại đóng kín cửa. Các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế có nhu cầu hợp tác với
nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ và chia sẻ lẫn nhau.
Hiện nay nước ta mở rộng thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh quốc
phịng. Phát triển mối quan hệ về văn hóa – giáo dục đã trở thành nhu cầu hàng đầu
của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói, thế kỷ XXI là thế kỷ của sự giao thoa
văn hóa, trong sự giao thoa đó có cạnh tranh, có chọn lọc, có pha trộn và đan xen
lẫn nhau. Chính vì thế, quan hệ trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục đặc biệt là đối với
những quốc gia tương đồng về văn hóa ln được Đảng và Nhà nước ta đề cao.
Việt Nam có một nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, trải qua quá trình
lịch sử với nhiều biến động nhưng nền văn hóa ấy vẫn được tiếp tục gìn giữ và phát
triển cho đến ngày nay. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay với xu thế hội nhập, chúng
ta phải mở rộng giao lưu, tiếp xúc văn hóa với bên ngồi thì Nhà nước đã có những
chính sách, những kế hoạch để đưa nền văn hóa nước nhà có thể hội nhập, hịa
chung với nền văn hóa tiên tiến của thế giới, đồng thời chúng ta phải bước vào một
cuộc đấu tranh mới đó là đấu tranh để gìn giữ những nét văn hóa truyền thống và
tiếp nhận những yếu tố văn hóa tiên tiến từ bên ngồi.
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa đưa đến thành công
của mỗi dân tộc. Vấn đề giáo dục được chú trọng để nhằm tạo ra những lớp người
làm chủ vận mệnh đất nước sau này, nó có vai trị đặc biệt quan trọng nhằm nâng
cao trình độ dân trí, sự hiểu biết của con người và tác động trực tiếp đến lao động
sản xuất, khi chúng ta phát triển được nền kinh tế tri thức, có đội ngũ cơng nhân
lành nghề và được đào tạo bài bản thì sẽ nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm. Hàn Quốc là một quốc gia ở châu Á có kinh tế phát triển mạnh và nền
giáo dục tốt. Từ năm 1992, sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

thì Việt Nam và Hàn Quốc đã hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính

5


trị, văn hóa, giáo dục. Về văn hóa giáo dục, hai nước đã ký Hiệp định Văn hóa
tháng 8/ 1994 cùng nhiều thỏa thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác,
thường xuyên có các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh và
cơng diễn. Ngồi ra cịn có những ký kết, những hiệp định như Hiệp định Hợp tác
Giáo dục tháng 03/2000 đồng thời chúng ta đã quyết định chọn Hàn Quốc là đối tác
chiến lược trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thơng tin cho giáo dục – đào tạo. Để
tìm hiểu mối quan hệ Việt – Hàn về văn hóa giáo dục như thế nào? Bao gồm những
nội dung gì? Nhà nước ta đã đề ra những chính sách gì cho quan hệ ngoại giao hai
nước. Tôi đã chọn đề tài “Quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc
(1992 – 2014)” nhằm làm rõ những nội dung trên. Đồng thời, thông qua đề tài tôi
cũng mong muốn cung cấp một phần tư liệu để phục vụ cho việc tìm hiểu, học tập
cho những ai quan tâm đến quan hệ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ năm 1992 sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao trên
mọi mặt thì mối quan hệ giữa hai nước cũng được phát triển theo chiều hướng tích
cực. Trong q trình hợp tác, hai nước thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội
nghị, tọa đàm khoa học nhằm cùng nhau nhìn nhận về mối quan hệ hai nước, trao
đổi kinh nghiệm của nhau. Đã có nhiều cơng trình, tài liệu nghiên cứu về vấn đề
giao lưu văn hóa giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc, cụ thể:
- Quan hệ kinh tế và hợp tác giáo dục – đào tạo của Việt Nam – Hàn Quốc
(1992 – 2002), Hoàng Văn Hiển (2005), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu KHGD
cấp bộ, mã số B2004 - 07 - 15. Đây là một cơng trình sâu sắc, cơng phu, có nhiều
tìm tịi, khám phá trong nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế và hợp tác giáo dục của
hai nước Việt – Hàn giai đoạn từ 1992 - 2002.
- Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa , giáo dục từ

1992 đến nay, Nguyễn Văn Dương (2009) được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đơng
Bắc Á, số 12. Tài liệu này mới chỉ tập trung phân tích mối quan hệ văn hóa, giáo
dục hai nước trong thời kì từ 1992 đến 2009, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, làm

6


rõ những nội dung hợp tác về văn hóa, giáo dục giữa hai nước một cách toàn diện
trong giai đoạn này.
- Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát
triển đến năm 2020, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Văn Dương
(đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia (2011), cơng trình này tập trung phân tích
tình hình thế giới và khu vực, chính sách đối ngoại của hai nước sau chiến tranh
lạnh, mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, văn
hóa, giáo dục, khoa học công nghệ khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao kể từ năm
1992. Từ những nhân tố trên đã làm rõ được mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa
hai nước đông thời thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quan hệ hai nước để
đưa ra những giải pháp thiết thực để tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa
Việt Nam và Hàn Quốc.
- Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới, Ngơ Xn
Bình (chủ biên), NXB Từ điển bách khoa (2012), cơng trình này tập trung làm rõ
quan hệ hai nước kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 12/1992 cho
đến năm 2009 – thời điểm Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp quan hệ hợp tác chiến
lược.
Đa phần những tài liệu này được đăng trên những tạp chí, kỷ yếu tọa đàm,
hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế; hoặc là những bài viết được trích trong những
đầu sách của tập thể nhiều tác giả đề cập đến nhiều nội dung khác nhau chứ chưa đi
sâu vào nghiên cứu lĩnh vực hợp tác văn hóa, giáo dục giữa hai nước. Trên cơ sở kế
thừa những kết quả lao động khoa học rất đáng trân trọng của các tác giả, đó là
những tài liệu khơng thể thiếu trong q trình nghiên cứu của tơi.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam –
Hàn Quốc (1992 – 2014)” là mối quan hệ, giao lưu trên lĩnh vực văn hóa và giáo

7


dục của hai nước từ năm 1992 đến năm 2014, những thành tựu đạt được và tác động
của mối quan hệ đối với việc hợp tác, phát triển của hai nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về quan hệ văn hóa – giáo dục giữa Việt Nam và
Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2014.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc (1992
– 2014)” để thấy được nội dung của sự hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục Việt
– Hàn giai đoạn từ 1992 đến nay cùng với những chính sách của hai nước trong
giao lưu, tiếp xúc các lĩnh vực trên.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này tơi sử dụng các tài liệu sách, các cơng trình nghiên
cứu về quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc, kỷ yếu và tài liệu mạng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đứng trên cơ sở của phương pháp luận chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng. Tôi
kết hợp giữa nhiều phương pháp như phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp,
phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp logic để nhằm làm phong phú nguồn
tư liệu để nghiên cứu và biên soạn. Đề tài còn tiếp cận những phương pháp nghiên
cứu của các bộ mơn có liên quan đến Sử học như Quan hệ quốc tế để đặt mối quan
hệ này trong bối cảnh quốc tế và thấy được tác động của nó đến quan hệ Việt –

Hàn…
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài giúp hệ thống hóa một cách khái qt tiến trình quan hệ
Việt – Hàn trong giai đoạn 1992 – 2014, trên cơ sở đó làm rõ những chính sách cụ
thể trong quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc, nội dung hợp tác cũng

8


như những kết quả đạt được, những tác động của giao lưu Việt – Hàn đối với mối
quan hệ hai nước dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những cơng trình, những bài
viết của các tác giả đi trước. Phân tích, đánh giá những tồn tại trong quan hệ giữa
hai nước. Đồng thời qua đề tài này, tôi mong muốn nó sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo học tập bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung gồm hai
chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trước năm 1992.
Chương 2: Hợp tác văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc 1992 – 2014.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC
TRƯỚC NĂM 1992
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh quốc tế và khu vực có
nhiều chuyển biến lớn, tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa hai nước.
Về bối cảnh quốc tế: Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế

có bước phát triển mới, thay đổi cả hình thức và tính chất. Sau sự sụp đổ của Liên
Xơ, trật tự thế giới hai cực Ianta khơng cịn nữa, mâu thuẫn đối đầu giữa hai khối
Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa khơng cịn gay gắt. Sự chấm dứt Chiến tranh
lạnh làm cho những kế hoạch cấm vận khơng cịn khả năng để thực hiện, tạo điều
kiện cho các mối giao lưu hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các nước.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là cách mạng công nghệ thông
tin đã mở ra những triển vọng kinh tế to lớn cho tất cả các quốc gia. Xu thế tồn cầu
hóa và khu vực hóa, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sâu
sắc, tác động tới mọi mặt trong quan hệ quốc tế. Trước bối cảnh tình hình thế giới
thay đổi, các nước dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay chưa phát
triển đều phải điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh mới. Phát triển kinh tế trở
thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của mọi quốc gia. Hợp tác kinh tế trở thành
nhân tố có ý nghĩa quyết định trong quan hệ quốc tế. Mối quan hệ qua lại giữa các
quốc gia trên mọi lĩnh vực ngày một gia tăng. Sự hợp tác quốc tế và khu vực trở
thành xu thế tất yếu, thể chế và cơ chế đa phương ngày càng đóng một vai trị quan
trọng. Các nước tham gia vào hoạt động của các cơ chế đa phương với mục đích
nắm bắt cái chung, bảo vệ lợi ích của mình và nắm bắt cơ hội phát triển đang đặt ra
trước mỗi nước, mỗi nền kinh tế.
Trong thập kỉ 90, hịa bình và phát triển trở thành hai trào lưu lớn trên toàn
thế giới. Nhật Bản và một số nước phương Tây từ địa vị của một kẻ chiến bại nổi
lên thành những trung tâm quyền lực mới của thế giới, chủ yếu nhờ biết sớm đầu tư

10


vào khoa học kĩ thuật hiện đại và những ngành cơng nghệ lấy chất xám là nền móng
để phát triển kinh tế. Xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế và sự phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng tăng. Q trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới với sự phân
công lao động quốc tế cao độ, sản xuất xã hội hóa ở quy mơ tồn cầu. Tính phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới đã ràng buộc tất cả các nước trên thế

giới đều đặt yêu cầu phát triển kinh tế thành mục tiêu chiến lược của mình. Những
xu hướng mới này dẫn đến sự ra đời và đổi mới của các tổ chức, diễn đàn hợp tác
như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) thành lập năm
1989, Khu vực mậu dịch tự do Nam Mĩ (MERCOSUR) thành lập năm 1991,… Sự
thay đổi trong chính sách ngoại giao của các nước theo hướng tăng cường hợp tác ra
bên ngoài để phát triển đất nước đặc biệt phát triển kinh tế. Trong bối cảnh quốc tế
đó, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc được thiết lập như một quy luật tất yếu, một sự
cần thiết, góp phần vào công cuộc phát triển quan hệ ngoại giao của mỗi nước để
đưa đất nước phát triển hơn.
Về bối cảnh khu vực: Từ đầu những năm 1990, các nước Đông Nam Á có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành một nhóm nước có nền kinh tế phát triển năng
động trong nền kinh tế thế giới. Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, các
nước trong khu vực đã bước vào một kỷ nguyên mới với những thay đổi sâu sắc. Xu
thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác giữa nhóm các nước ASEAN và Đơng
Dương. Về kinh tế, sự nổi lên của các nền kinh tế lớn Trung Quốc, Ấn Độ và sự ra
đời của các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực như APEC, MERCOSUR tạo nên sự
cạnh tranh bất lợi cho một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Để vượt qua những
thách thức trong thời kỳ này, các nước Đông Nam Á phải tìm cách cải thiện tiềm
lực kinh tế và vị thế chính trị của mình trên trường quốc tế. Các nước này đã điều
chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
ASEAN với các nước, các khu vực, các tổ chức quốc tế để thực hiện các mục tiêu
phát triển trong hịa bình và ổn định. Bên trong, các nước Đông Nam Á tăng cường
hợp tác với nhau và mở rộng cơ cấu của ASEAN thành ASEAN – 10 (năm 1999),
việc mở rộng ASEAN là một sự kiện có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, các nước trong

11


khu vực đã cùng nhau thiết lập nên một tổ chức khu vực để bảo vệ các lợi ích chung
của họ, duy trì khoảng cách với các nước lớn và hạn chế hoặc cân bằng ảnh hưởng

từ các nước lớn. Đông Nam Á vươn lên mạnh mẽ và giành được vị trí quan trọng
trong nền chính trị và kinh tế thế giới. Tất cả các nước đều tham gia tích cực vào
q trình hợp tác vì hịa bình, ổn định và phát triển, đã có những đóng góp quan
trọng được đánh giá cao. Do đó, khu vực này có sức hấp dẫn mạnh mẽ về đầu tư và
thương mại nước ngoài.
Như vậy, từ đầu những năm 1990 thế giới đang bước vào một giai đoạn cực
kỳ sôi động, đầy cơ hội song cũng đầy sự thách thức. Là hai nước có chế độ chính
trị - xã hội khác nhau, trước những biến đổi lớn lao của thời đại, Việt Nam và Hàn
Quốc cũng khơng nằm ngồi xu thế này. Do đó, hai nước đã xúc tiến chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau vào năm 1992, nhằm tăng cường hơn nữa sự
hợp tác về văn hóa, giáo dục cũng như hợp tác trên các lĩnh vực khác giữa hai nước.
1.2. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trước năm 1992
1.2.1. Giai đoạn trước 1948
Trong thời kì Trung đại, các đoàn sứ giả nước ta thường xuyên sang Trung
Hoa theo định kì tuế cống. Ở đó diễn ra các cuộc gặp gỡ giữa các đoàn sứ thần nước
ta và đoàn sứ thần Triều Tiên. Theo sử sách, cuộc tiếp xúc đầu tiên diễn ra vào năm
1579 và kết thúc vào những năm 1868-1869 [34,Tr.128-129]. Trong khoảng thời
gian ấy, đã có hàng chục lần sứ giả hai nước gặp nhau và để lại nhiều thơ văn
xướng họa, tặng đáp. Sứ giả hai nước khi gặp nhau ln nói về tinh thần “tứ hải
giai huynh đệ”, về quan niệm đồng văn, đồng phong, … và coi đó là nguyên tắc cho
các cuộc gặp gỡ, cho sự hiểu biết lẫn nhau. Trong đó hai cuộc gặp gỡ được nhiều
người nhắc đến hơn cả là: cuộc giao tiếp giữa Phùng Khắc Hoan với Lý Tối Quang
vào năm 1579 được xem như mở đầu trong lịch sử bang giao giữa quan hệ Việt –
Triều. Thứ hai là cuộc tiếp xúc giữa sứ bộ Lê Quý Đôn và Hồng Khải Hy vào năm
1670 – 1671 có ý nghĩa học thuật, hữu hảo cao đẹp trong lịch sử bang giao giữa hai

12


nước. Nó thể hiện sự hiểu biết của đơi bên về văn hiến, phong tục tập quán và đất

nước con người của nhau.
Vào thế kỉ XII – XIII, mối quan hệ Việt – Triều càng trở nên gắn bó hơn bởi
đã có hậu duệ triều Lý Việt Nam sống ở Hàn Quốc, trở thành hai dòng họ Lý trên
đất nước này. Họ đã giữ những trọng trách trong triều đình hay đã có cơng lớn đối
với đất nước mà họ đang sinh sống. Đến thời Cao Ly, xuất hiện những người tị nạn
của Đô đốc Lý Dương Côn tới Cao Ly năm 1150. Sau đó, khi nhà Trần lên nắm
quyền ở Đại Việt năm 1226, hoàng tử Lý Long Tường của nhà Lý cùng đoàn tùy
tùng đã đến tị nạn ở Cao Ly. Việc đế chế Mông – Nguyên xâm lược Cao Ly lần thứ
nhất, Lý Long Tường đã tổ chức chiến đấu và góp phần làm nên thắng lợi của Cao
Ly trong cuộc chiến này. Trong giai đoạn tiếp theo tiếp tục diễn ra các cuộc gặp gỡ
của các sứ thần hai nước Việt Nam và Triều Tiên, các sứ thần Việt Nam như Mạc
Đĩnh Chi, Phùng Khắc Hoan, Hồ Sĩ Đồng, Phan Huy Ích, … các cuộc gặp gỡ như
vậy chứng tỏ hai nước đã có sự giao hẹn với nhau hoặc cũng có thể gián tiếp thơng
qua việc đi chầu Trung Hoa. Quan hệ giữa hai nước trong thời kì này cịn rời rạc,
gián tiếp và khơng được thường xuyên nhưng đây là nền tảng cho mối quan hệ bang
giao giữa hai nước sau này.
Trong thời kì cận đại, cả hai nước đều bị các đế quốc xâm lược và thống trị
(Pháp ở Việt Nam và Nhật Bản ở Hàn Quốc). Trước yêu cầu của lịch sử, ở Việt
Nam xuất hiện hàng loạt các nhà cải cách với những đề nghị canh tân đất nước.
Trong đó có Bùi Viện trong những năm 1871-1873 đã tìm cách vượt biển sang Hoa
Kỳ và khi đến Hương Cảng, một người nước Hàn đã giúp đỡ ông trong chuyến đi
định mệnh này. Cụ Phan Bội Châu đã có mối quan hệ với các chính khách của Hàn
Quốc, tác phẩm “Việt Nam vong quốc sử” của cụ được in ở Hàn Quốc cũng như
trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội đã dịch in cuốn “Cao Ly vong quốc sử”
của các tác giả Triều Tiên. Những chí sĩ yêu nước của hai nước giữ mối quan hệ
hữu hảo với nhau. Khi ở Nhật, các chí sĩ lưu vong Trung Quốc, Việt Nam, Triều
Tiên, Ấn Độ, Philippines, Miến Điện họp nhau lập ra tổ chức Hội Đông Á Đồng
Minh vào năm 1907. Đặc biệt trong thời kì này Nguyễn Ái Quốc đã lập nên Hội

13



Liên hiệp các dân tộc bị áp bức bao gồm những người yêu nước Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện.
Như vậy, trong giai đoạn trước năm 1992, giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có
mối quan hệ bang giao trên nhiều lĩnh vực, chính mối quan hệ này là tiền đề, cơ sở
cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau này.
1.2.2. Giai đoạn từ 1948 – 1992
Trong suốt thời kì lịch sử lâu dài từ cổ trung đại đến trước năm 1948 thì Việt
Nam và Triều Tiên có mối quan hệ tốt đẹp, nhưng từ 1948 – 1992 quan hệ Việt –
Hàn bước vào giai đoạn bất bình thường, thậm chí có những lúc là quan hệ đối đầu,
căng thẳng. Sự bất bình thường đó được thể hiện qua 3 giai đoạn:
Từ năm 1948 đến 1954 là giai đoạn mở đầu cho mối quan hệ bất bình
thường. Năm 1948, bán đảo Triều Tiên tách ra thành lập hai nhà nước riêng lấy vĩ
tuyến 38 làm giới tuyến: Bắc Triều Tiên thành lập nước CHDCND Triều Tiên,
Nam Triều Tiên thành lập nước Cộng Hịa Triều Tiên (Hàn Quốc) theo chính thể
Cộng Hịa. Nhưng “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thừa nhận và thiết lập quan hệ
ngoại giao với CHDCND Triều Tiên, không thừa nhận và khơng thiết lập bất kì mối
quan hệ nào với Hàn Quốc. Tương tự Hàn Quốc cũng không thừa nhận và không
thiết lập mối quan hệ nào đối với Việt Nam Dân chủ Cộng Hịa, trong khi đó lại ủng
hộ và quan hệ với chính quyền bù nhìn Bảo Đại và thực dân Pháp” [35,Tr.7].
Từ năm 1954 đến 1975 là giai đoạn đỉnh cao của sự đối đầu trong quan hệ
Việt – Hàn. Đối với Hàn Quốc nói riêng, ngay từ đầu đã bày tỏ mong muốn tham
gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 1954, Hàn Quốc đã gợi ý Mỹ sẵn sàng cử
khẩn cấp một Sư đoàn sang Việt Nam chi viện cho quân Pháp nhưng Mỹ từ chối vì:
“người Mỹ khơng thể hiểu được việc trong khi quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc, quân
Hàn Quốc lại bị điều đi khỏi bán đảo Hàn Quốc để giải quyết những giao tranh tại
nơi khác”. Năm 1955, Hàn Quốc chính thức cơng nhận Chính phủ Sài Gịn và phát
triển quan hệ hữu nghị với chính quyền này, đặc biệt về trao đổi quân sự. Hàn Quốc
đã chính thức bày tỏ ý định của mình với Chính phủ Sài Gịn “chúng tơi dự kiến


14


trong thời gian gần nhất sẽ thành lập và đưa sang Việt Nam một đội cố vấn quân sự
gồm những tướng lĩnh có kinh nghiệm trong cuộc chiến Triều Tiên” [27,Tr.43-44].
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tiếp tục thừa nhận và quan hệ tồn diện với Cộng Hịa
Dân chủ Nhân Dân Triều Tiên. Trong khi đó “Hàn Quốc đã trực tiếp tham gia vào
cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam để đáp lại yêu cầu của chính phủ Việt Nam
Cộng Hòa (ngụy quyền Sài Gòn) dưới sự giật dây của Mỹ. Từ 1967 -1972, số quân
Hàn Quốc được huy động cao nhất đưa sang Việt Nam lên tới 48.830 người. Trong
8 năm 7 tháng (từ 9-1964 đến 3-1973) tổng số lượt quân Hàn Quốc đã tham gia vào
cuộc chiến tại Việt Nam là 325.517 người” [26,Tr.11]. Đại đa số những người lính
Hàn Quốc sang Việt Nam là những người tình nguyện vì khơng có việc làm và một
bộ phận là lính nhập ngũ tự nguyện. Qua đó, Hàn Quốc vừa có được nguồn ngoại
tệ, vừa có thể giảm được tỉ lệ thất nghiệp trong nước.
Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử của mình từ năm 1948, đây là lần đầu
tiên Hàn Quốc gởi quân ra nước ngoài tham gia vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Sự can dự này trở thành một sự kiện nổi bật trong lịch sử hiện đại Hàn Quốc và đã
gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao,
kinh tế, xã hội và tâm lí của người Hàn Quốc. Chính sự can dự này đã tác động
mạnh mẽ đến mối quan hệ đồng minh Hàn – Mỹ và gây ảnh hưởng rất lớn đối với
xã hội Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) “Việt Nam – Hàn
Quốc trên bình diện quốc tế thuộc về hai cực đối lập nhau trong trật tự thế giới hai
cực Ianta do hai siêu cường Xô – Mỹ đứng đầu và chi phối” [11,Tr.28]. Hàn Quốc
đã giành được nhiều lợi ích từ nhu cầu khổng lồ của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Trước khi đưa lính chiến sang, tháng 7/1964, Chính phủ Hàn Quốc thành lập một tổ
chức mang tên Ủy ban hợp tác kinh tế Hàn – Việt để thúc đẩy hợp tác cấp Chính
phủ trong việc đưa người lao động Hàn Quốc và các công ty Hàn Quốc sang Việt
Nam. Trong khoảng thời gian từ 1966-1969 đã có trên 10.000 cơng chức Hàn Quốc

làm việc ở Việt Nam. Phần lớn họ làm việc cho những nhà thầu khốn Mỹ, số cịn
lại làm việc cho các hãng của Hàn Quốc hoạt động với tư cách chi nhánh thầu
khoán của các hãng Mỹ. Đây cũng chính là các doanh nghiệp Hàn Quốc lần đầu tiên

15


đầu tư ra nước ngoài và đặt cơ sở cho việc bành trướng tiếp theo những năm 1970.
Hơn nữa, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tranh Việt Nam dẫn đến nhu cầu
nhập khẩu hàng hóa rất lớn. Do đó, việc xuất khẩu tăng đột biến sang Việt Nam đã
mang lại những cơ hội cho kinh tế Hàn Quốc, nhất là giải quyết công ăn việc làm
cho nước này. Một câu nói đã trở nên quen thuộc “Hàn Quốc là một trong những
nước nghèo nhất thế giới nhưng nhờ chiến tranh Việt Nam cho nên kinh tế mới phát
triển và đạt được kết quả như hôm nay” [23,Tr.94].
Từ năm 1975, Việt Nam vẫn tiếp tục chỉ thừa nhận CHDCND Triều Tiên và
phải đối phó với những hoạt động bao vây phong tỏa, cấm vận, chống phá của chủ
nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ câu kết với các thế lực phản cách mạng
chống độc lập dân tộc và CNXH trên thế giới và khu vực gây ra. Hàn Quốc tiếp tục
đứng về phía Mỹ chống Việt Nam trong giai đoạn này. Quan hệ Việt – Hàn thời kì
này tiếp tục lạnh nhạt, băng giá, đối đầu căng thẳng, suốt một thời gian dài, hai
nước ln có những nghi kị, thậm chí là thù địch. Hai nước nhìn nhau dưới lăng
kính ý thức hệ với nhiều thành kiến. Ta có thể khẳng định đây là giai đoạn mối quan
hệ giữa hai nước mang những gam màu tối, khác với những mối quan hệ hữu nghị
tốt đẹp trong thời kì trước đó.
Tuy nhiên đến thập niên 80 của thế kỉ XX trở đi, khi Chiến tranh lạnh kết
thúc và trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã, trật tự thế giới đa cực hình thành, các
nước khơng còn bị ràng buộc về quan hệ đối ngoại bởi cực này hay cực kia. Trong
xu thế đó thì quan hệ Việt – Hàn bắt đầu có những bước tiến triển mới. Việt Nam và
Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian; từ 1983 bắt đầu có
quan hệ bn bán trực tiếp với một số quan hệ phi chính phủ. Ngày 20/4/1992, Việt

Nam và Hàn Quốc kí thỏa thuận trao đổi Văn phong liên lạc giữa hai nước. Ngày
22/12/1992, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ
ngoại giao cấp Đại sứ, quan hệ hai nước chính thức được thiết lập và bước sang một
chương mới.

16


1.3. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên các lĩnh vực (1992 – 2014)
Từ khi Việt Nam – Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào
ngày 22/12/1992, trải qua 22 năm đến năm 2014 thì hai nước đã có sự hợp tác trên
nhiều lĩnh vực, mối quan hệ phát triển theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp đã và
đang đạt được nhiều thành tựu to lớn.
1.3.1. Quan hệ chính trị
Ngày 22/12/1992 đã diễn ra một sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam
– Hàn Quốc, đó là hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ trên
cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và Hiến chương của Liên hợp quốc.
Đây là một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc, đánh dấu một mốc quan trọng và là đỉnh cao
trong lịch sử quan hệ của hai nước. Nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân
hai nước, khép lại quá khứ hướng tới tương lai, xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp
tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Mở ra một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ
hai nước. Sau khi thiết lập quan hệ được một năm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chính
thức sang thăm Hàn Quốc. Từ đó đến nay lãnh đạo hai nước thường xuyên tổ chức
các chuyến viếng thăm lẫn nhau. Điều đó thể hiện sự coi trọng và quyết tâm của cả
hai bên trong việc tăng cường hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Ngày 19/11/1993, Hàn Quốc khai
trương Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai nước đã tiến hành một cách thường xuyên những chuyến thăm và gặp
cấp cao hàng năm. Về phía lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc đến thăm Việt Nam có; Thủ
tướng Young Dug (8/1994), Chủ tịch Quốc hội Kim Soo Han (8/1996), Tổng thống

Kim Young Sam (11/1996) ,Tổng thống Kim Tae Chung (12/1998) thăm chính thức
Việt Nam và dự hội nghị cấp cao ASEAN – 6, Thủ tướng Lee Han Dong (0811/04/2002), Chủ tịch Quốc hội Pac Kwan Yeong (30/09 – 04/10/2003), Tổng
thống Rô Mu Hiên (10 – 12/10/2006), Tổng thống Rô Mu Hiên nhân dịp dự Hội
nghị APEC – 14 tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Lim Che Châng (19 – 25/04/2008),
Tổng thống Lee Myung Bak (20 – 22/10/2009), … Về phía các nhà lãnh đạo Việt

17


Nam thăm Hàn Quốc có: Thủ tướng Võ Văn Kiệt (5/1993), Tổng Bí thư Đỗ Mười
(4/1995), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (3/1998), Chủ tịch nước Trần Đức
Lương (22 – 25/08/2001) và hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ hợp tác hữu nghị
hai nước lên “Quan hệ đối tác tồn diện trong thế kỷ XXI”, Phó thủ tướng thường
trực Nguyễn Tấn Dũng (29/08 – 02/09/2002), Thủ tướng Phan Văn Khải (15 –
19/09/2003), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (6/2004), Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Văn An (21 – 25/7/2004), Chủ tịch nước Trần Đức Lương dự Hội nghị
APEC – 13 tại Hàn Quốc tháng 11/2005, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh
Hùng (21 – 24/05/2007), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (14 – 16/11/2007), Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (19 – 23/03/2008), Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực
Ban Bí thư Trương Tấn Sang (12 – 16/05/2008), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng thăm chính thức từ ngày 28 – 31/05 kết hợp dự Hội nghị cấp cao kỉ niệm 20
năm quan hệ đối thoại ASEAN – Hàn Quốc từ 31/05 – 02/06/2009 và Thủ tướng
hai nước đã thỏa thuận sẽ nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm “Đối tác hợp tác
chiến lược”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm Hàn Quốc từ 08 –
10/11/2011…
Quan hệ Việt – Hàn không chỉ giới hạn trong quan hệ Nhà nước, Chính phủ,
Quốc hội mà cịn mở rộng sang cả quan hệ chính đảng. Tháng 11/1994, đồn đại
biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Hàn Quốc theo lời mời của lãnh đạo
Đảng Tự do Dân chủ Hàn Quốc nhằm chính thức thiết lập quan hệ giữa hai Đảng
cầm quyền của hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước

và nhân dân hai nước. Sự kiện này là một mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam –
Hàn Quốc.
Hai nước đã xây dựng mối quan hệ hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Điều này
được thể hiện rõ qua các cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước.
Chỉ trong thời gian gần đây, có ít nhất hai lần Tổng thống Hàn Quốc phát biểu về
mối quan hệ tin cậy này. Trong buổi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng năm 2009, ngài Tổng thống
Hàn Quốc Lee Myung Bak đã nói: “Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc là mối quan hệ

18


đặc biệt”. Trong hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang nhân chuyến thăm Hàn
Quốc của Chủ tịch vào tháng 11/2011, Tổng thống Lee Myung Bak đã nhấn mạnh:
“Hàn Quốc là người bạn thân thiết và chân thành nhất” và là “đối tác tốt nhất và
thực chất” của Việt Nam.
Trên cơ sở sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hai nước kể từ khi Việt
Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, đặc biệt, sau khi thiết lập
“quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỉ XXI”, quan hệ của hai nước đã được mở
rộng trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… sự tin
cậy giữa hai bên ngày càng nâng cao.
Trong vòng 22 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992 – 2014), đã
thường xuyên diễn ra các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao của
hai nước. Qua các chuyến thăm đó, nhiều hiệp định quan trọng được ký kết trên tất
cả các lĩnh vực, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước ngày càng nước trên
nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.3.2. Quan hệ kinh tế
Mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước được chính thức thiết lập từ năm 1992
nhưng quan hệ kinh tế giữa hai nước lại được bắt đầu từ những năm 1980 trên lĩnh
vực trao đổi hàng hóa, sau đó nhanh chóng lan rộng trên nhiều lĩnh vực khác. Trong

thời gian gần đây, quan hệ này nhanh chóng phát triển, hai nước đã trở thành đối tác
hết sức quan trọng của nhau. Hàn Quốc xem Việt Nam là môi trường đầu tư hàng
đầu trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam cũng xem Hàn Quốc là một mơ hình
tiêu biểu để học tập trong cơng cuộc phát triển kinh tế. Do đó, trong hơn 20 năm
qua, cơ bản việc hợp tác trên lĩnh vực kinh tế là trọng điểm của hai nước. Những
hiệp định quan trọng về kinh tế đã được ký kết như: Hiệp định hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật (2/1993), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư – sửa đổi
(9/2003), Hiệp định hàng không, Hiệp định thương mại (5/1993), Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần (2/1994). Tất cả những gì hai nước đạt được đã tạo cơ sở pháp lý
cho quan hệ kinh tế chung giữa hai nước phát triển.

19


- Về thương mại, tổng kinh ngạch thương mại hai nước tăng nhanh và đạt
quy mô lớn. Trong giai đoạn 1983 – 1992, tức là trước khi hai nước chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch trao đổi hai chiều đã tăng 21 lần từ 22,5 triệu
USD lên 493 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình năm là 43,4%, trong đó,
tốc độ tăng nhập khẩu từ Hàn Quốc lớn hơn xuất khẩu sang Hàn Quốc (57,9% năm
so với 34,4%). Đến năm 1995 tăng lên 1545 triệu USD, năm 2002 đạt 2207 triệu
USD, năm 2005 đạt 4257,2 triệu USD, năm 2010 đạt 12853,6 triệu USD. Sự tăng
trưởng liên tục như vậy trong những năm qua đã đưa Hàn Quốc trở thành bạn hàng
lớn của Việt Nam. Lãnh đạo hai nước quyết tâm đưa tổng kinh ngạch xuất nhập
khẩu lên 20 tỷ USD trước năm 2015 và hướng tới mục tiêu 30 tỷ.
- Về viện trợ phát triển ODA: Là một nước đang phát triển, Việt Nam luôn
nhận được sự giúp đỡ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế trên thế giới dưới
dạng phát triển chính thức (ODA). Với vị thế của một nước thành viên OECD, Việt
Nam là nước được Hàn Quốc ưu tiên trong lĩnh vực ODA. Tổng mức ODA của Hàn
Quốc dành cho Việt Nam từ 1993 đến 2008 là 471,4 triệu USD (trước 2006: 30
triệu; 2006 – 2008: 100 triệu USD). Đầu tháng 8/2008, hai bên ký thỏa thuận về
việc Hàn Quốc cung cấp 1 tỷ USD vốn vay ưu đãi EDCF trong giai đoạn 2008 –

2011. Với cam kết này, Hàn Quốc trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai cho Việt Nam
sau Pháp. Đến năm 2007, Hàn Quốc đã cấp và cam kết cấp 188 triệu USD tín dụng
ưu đãi và viện trợ khơng hồn lại 80 triệu USD; quyết định trong giai đoạn từ 2006
– 2009 tăng mức cung cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam lên 100 triệu USD/năm,
viện trợ khơng hồn lại 9,5 triệu USD/năm. Hầu hết các tập đoàn lớn của Hàn Quốc
như Samsung, Lotte, Kumho – Asiana…
- Về hợp tác đầu tư, tính đến tháng 5/2007, Hàn Quốc là nước đứng thứ hai
trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 1365 dự án đầu tư còn
hiệu lực với tổng số vốn đăng ký trên 8,54 tỷ USD. Đến tháng 7/2011 nâng lên tới
2605 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 23 tỷ USD, tăng gấp khoảng 230 lần.
Với con số đó, Hàn Quốc đứng thứ nhất cả về số dự án lẫn vốn đăng ký trong tổng
số 100 nền kinh tế có FDI tại Việt Nam. Tỷ trọng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam

20


trong suốt giai đoạn từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao tới nay chỉ chiếm gần 7%
trong tổng số FDI vào Việt Nam và chiếm gần 5% tổng số vốn FDI của Hàn Quốc
đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, đầu tư của Việt Nam ra nước ngồi nói chung và
Hàn Quốc nói riêng thì vẫn cịn hạn chế. Tính đến năm 2010, Việt Nam mới chỉ có
13 dự án đầu tư ở Hàn Quốc với tổng số vốn là 3,2 triệu USD.
1.3.3. Quan hệ trên một số lĩnh vực khác
+ Về văn hóa – giáo dục
Trước năm 1992, hợp tác giáo dục giữa hai nước hầu như chưa đáng kể. Sau
khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và trên cơ sở của Hiệp định
hợp tác văn hóa giáo dục được ký kết vào năm 1994, hợp tác trên lĩnh vực này từng
bước phát triển và được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Bộ giáo dục Việt Nam
đã chọn Hàn Quốc làm đối tác chiến lược thông tin trong giáo dục – đào tạo. Chính
phủ và nhiều trường đại học, các tổ chức phi chính phủ, các cơng ty của Hàn Quốc
đã giúp đỡ giáo dục Việt Nam rât nhiều trong việc nâng cấp, tăng cường cơ sở hạ

tầng giáo dục như: xây dựng nhiều trường tiểu học, xây dựng các trường dạy nghề,
các quỹ học bổng như Korea Foundation (KF), Samsung, Kumho… đã hỗ trợ nhiều
suất học bổng cho học sinh vượt khó tại Việt Nam, đào tạo nâng cao trình độ về
ngơn ngữ và chun mơn tại Hàn Quốc.
Về văn hóa, hai nước đều nằm trong khu vực châu Á nên có những tương
đồng nhất định trên các mặt như phong tục tập quán, cách thức sinh hoạt, ăn
uống,… trên cơ sở nền văn hóa truyền thống của mỗi nước và nhu cầu hội nhập
hiện nay, vào tháng 8/1994 hai nước đã ký Hiệp định Văn hóa cùng nhiều thoả
thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác, thường xuyên có những hoạt
động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh và công diễn. Năm 2006,
Hàn Quốc đã thành lập trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội.
+ Về khoa học – kỹ thuật và công nghệ
Hiệp định khoa học – kỹ thuật giữa hai nước được ký kết tại Seoul vào tháng
4/1995 mở đầu cho sự hợp tác trên lĩnh vực này. Hai nước đã tiến hành cuộc gặp gỡ

21


đầu tiên vào ngày 28/05/1999 và thống nhất một số thỏa thuận như: Hàn Quốc sẽ
giúp Việt Nam đào tạo các nhà khoa học, kỹ sư trẻ, hai nước phối hợp với nhau
trong một số hoạt động khoa học. Trên cơ sở đó hai bên đã tăng cường trao đổi các
đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trên lĩnh vực khoa học và công nghệ, cũng như
tiến hành một số dự án nghiên cứu chung trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công
nghiệp, y tế, công nghệ cao, sử dụng năng lượng ngun tử vì mục đích hịa bình,
mơi trường, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, sở hữu công nghiệp mà cả hai bên
cùng quan tâm. Xây dựng mối quan hệ với tinh thần tơn trọng lẫn nhau, hợp tác
bình đẳng và cùng có lợi, hai bên nhất trí thành lập Ủy ban hợp tác khoa học công
nghệ Việt Nam – Hàn Quốc để điều phối tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác
khoa học công nghệ giữa hai nước.
+ Về hợp tác lao động:

Hàn Quốc trong những năm qua là nước mà có nhiều lao động Việt Nam có
nguyện vọng đến làm việc. Số lượng lao động Việt Nam được ký hợp đồng và sang
làm việc luôn đứng đầu trong số các nước đưa lao động sang Hàn Quốc. Từ năm
1993 đến 2012, có khoảng trên 120 ngàn lượt người lao động sang Hàn Quốc làm
việc, trong đó có khoảng 52 ngàn lượt người theo chương trình tu nghiệp sinh và 70
ngàn lượt người được cấp phép lao động EPS (áp dụng từ năm 2004). Với sự phục
hồi và nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế Hàn Quốc và sự cố gắng của Việt
Nam, số lượng lao động được đưa sang Hàn Quốc tăng dần theo từng năm. Hiện
nay, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam.
+ Về hợp tác du lịch
Tháng 8/2002, Hiệp định hợp tác du lịch được ký kết giữa Việt Nam và Hàn
Quốc. Từ đó đến nay lượng khách du lịch từ Hàn Quốc đến Việt Nam không ngừng
tăng lên.
Sau năm 2004, lượng khách du lịch tiếp tục tăng lên. Năm 2007, lượng
khách Hàn Quốc đến Việt Nam là 475.000 lượt người, năm 2008 con số là 450.000
lượt (vì khủng hoảng kinh tế), 8 tháng của năm 2009 là 260.000 lượt người. Đến

22


cuối thập niên đầu thế kỷ XXI, Hàn Quốc đứng thứ bảy trong số các quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào du lịch Việt Nam. Hàn Quốc coi Việt Nam là một
trong 4 thị trường du lịch quan trọng ở Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Thái
Lan, Malaysia và Singapore.
Tóm lại, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI đã
có những bước phát triển khá ấn tượng và ngoạn mục. Có thể nói, trong mối quan
hệ hợp tác tồn diện Việt Nam – Hàn Quốc thì quan hệ kinh tế đạt được nhiều thành
tựu nhất. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì từ thành tựu kinh tế, nhiều vấn đề xã hội
sẽ được cải thiện. Trong đó, văn hóa và giáo dục sẽ tiếp tục được chú trọng và đầu
tư nhiều hơn nữa.


23


CHƯƠNG 2: HỢP TÁC VĂN HÓA – GIÁO DỤC VIỆT NAM – HÀN QUỐC
1992 – 2014
2.1. Các nhân tố thúc đẩy quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc
2.1.1. Xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa sau chiến tranh lạnh
Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình hình thế giới có nhiều diễn biến thay đổi
với những nét nổi bật. Thứ nhất là thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa
cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá
độ từ trật tự cũ để tiến tới một trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này
phải kéo dài qua nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm, bởi sự chuyển đổi cục diện
thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến tranh
như các cục diện trước kia. Thế giới hiện đang trong tình hình “một siêu cường,
nhiều cường quốc”, đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Trung
Quốc.
Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Mỹ ra sức
củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trị chi phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt
khác, tuy là cực duy nhất cịn lại, nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới
một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng
bá chủ và khả năng thực hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ khơng muốn sự phát triển của
thế giới theo chiều hướng đa cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại,
tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm
cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.
Ba là, hịa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi
rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí nhiều nơi xung đột quân
sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tơn giáo, tranh chấp
lãnh thổ… vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay
gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử, nên việc

giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng.

24


Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các
thế lực tơn giáo. Đó là Đạo Hồi, một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có mặt trong
75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực chính trị thế
giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Nó giống như cơn sóng khổng lồ khơng
chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm rung động tồn bộ thế giới Hồi
giáo, mà cịn trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển
tình hình thế giới. Trong đó, thế lực chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đặc biệt phát triển
và lan rộng nhanh chóng khiến mọi người chú ý. Đó là chưa kể tới một sự cuồng
nhiệt của những tôn giáo khác cũng nổi lên sau chiến tranh lạnh như vụ xung đột
chủng tộc giữa tín đồ Ấn Độ và Hồi giáo ở Punjab tháng 11-12/1992, sau đó lan
rộng ra cả hai nước Ấn Độ và Pakixtan với hàng nghìn người bị thiệt mạng. Hoặc
những hoạt động đầy tham vọng và có vai trị ngày càng lớn của Giáo hội Thiên
chúa trong khoảng 15 năm qua với điều mới mẻ hơn và sự gặp gỡ của Giáo hội với
những phong trào xã hội có khuynh hướng chống đối chính trị, như ở Ba Lan, Tiệp
Khắc và Rumani...
Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy trật tự quốc tế mới chưa hình
thành, nhưng trong gần một thập kỷ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy xu hướng
tồn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển với những nét nổi bật:
- Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới: Thương mại thế
giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ tăng 10 lần trong 100
năm trước đó (1850-1948). Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự tăng trưởng của
kinh tế thế giới. Từ những năm 50 đến những năm 70, tốc độ phát triển kinh tế của
thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại thế giới từ 1948 đến 1971
là 7,3%. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới
quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới

tăng lên.
Ngoại thương đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các
nước trên thế giới. Những nước xuất khẩu nhiều nhất thì cũng là những nước có nền

25


×