Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Mô phỏng liên tục tring quản lý dự án - Chương 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.38 KB, 27 trang )

CHƯƠNG 5 - MÔ HÌNH TÍCH HỢP
QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM

5.1 Cơ Sở Tích Hợp
Do mỗi phương pháp riêng lẽ không thể giải quyết tốt tất cả các vấn đề của dự
án, sự kết hợp hai phương pháp sẽ nâng cao hiệu quả quản lý dự án. Mội
phương pháp có những đặc điểm và thế mạnh riêng (được phân tích và so sánh
trong Chương 4). Các kết quả này sẽ được sử dụng để xác định lĩnh vực áp
dụng của từng phương pháp.
Bảng 5.1 Các vấn đề trong quản lý dự án mỗi phương pháp sẽ giải quyết
Phương pháp truyền thống Mô phỏng liên tục
 Thời gian thực hiện, bắt đầu và kết
thúc dự án hay một công việc
trong dự án
 Mô tả và phân công công việc
 Tổ chức dự án, tổ chức công việc:
ai làm công việc gì và vào thời
gian nào
 Nguồn lực và chi phí cần cho dự
án hay một công việc
 Thực hiện và điều hành dự án
 Theo dõi, kiểm soát tiến độ, kết
quả đạt được (earning value), chi
phí được sử dụng
 Các vấn đề mang tính chính sách
và chiến lược. Thử nghiệm, đánh
giá tác động của các chính sách.
So sánh các quyết định và lựa
chọn giải pháp.
 Phù hợp với việc khảo sát và đánh
giá ảnh hưởng của các thay đổi và


biến động trong dự án.
 Khảo sát được các yếu tố mềm
(soft factors): vấn đề liên quan đến
con người, năng suất, giao tiếp…
 Phân tích sau dự án

Mô phỏng liên tục có cái nhìn tổng quát (thay vì chi tiết) cho toàn bộ dự án, tập
trung vào các vấn đề về con người và các chính sách quản lý. Phương pháp
truyền thống có cái nhìn chi tiết đối với các thành phần của dự án. Phương
pháp truyền thống dễ thực hiện nhưng khó kiểm chứng, trong khi ta có thể giả
lập các mô hình của mô phỏng liên tục với những điều kiện khác nhau, cho
phép tạo ra cái nhìn rõ ràng và xác thực hơn về dự án mới.
Các mô hình mô phỏng liên tục không cho biết công việc nào sẽ được thực
hiện, thời gian hoàn thành công việc và ai sẽ làm công việc đó, như phương
pháp truyền thống. Tuy nhiên mô phỏng liên tục cho phép khảo sát ảnh hưởng
của các yếu tố như thay đổi yêu cầu, sự điều chỉnh, chất lượng, năng suất và
tinh thần làm việc.
Khi hiểu rõ ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp, nhà quản lý dự án sẽ sử
dụng cả hai để nâng cao hiệu quả quản lý dự án. Mục tiêu của mô hình tích hợp
là giúp nhà quản lý dự án trả lời các câu hỏi sau:
 Khi nào áp dụng phương pháp truyền thống?
 Khi nào áp dụng mô phỏng liên tục?
 Làm thế nào để phối hợp hai phương pháp để giải quyết một vấn đề
cụ thể của dự án?
Tuy nhiên việc sử dụng chung hai phương pháp cũng có nhiều khó khăn:
 Mỗi phương pháp có cách tiếp cận khác nhau, đôi khi các giả định là trái
ngược.
 Mỗi phương pháp có những công cụ và kỹ thuật riêng
 Các kỹ thuật của mô phỏng liên tục vẫn chưa được hoàn thiện
Để khắc phục các vấn đề này, mô hình tích hợp mới sử dụng các giải pháp sau:

 Chia nhỏ các công việc: để mỗi công việc chỉ cần một phương pháp để
áp dụng.
 Giảm sự liên kết: Các thành phần của mô hình không quá phụ thuộc lẫn
nhau. Điều này cho phép các thành phần thay đổi hoặc bổ sung các mô
hình mô phỏng liên tục mới sau này mà không ảnh hưởng nhiều đến các
bộ phận khác của mô hình tích hợp.

5.2 Mô hình tích hợp
5.2.1 Giới thiệu mô hình
Mô hình tích hợp mới bao gồm:
 Một tập các công việc quản lý dự án phần mềm, mỗi công việc có các
hướng dẫn về phương pháp thực hiện (được mô tả trong bảng 5.2).
 Một số hướng dẫn về cách áp dụng mô hình tích hợp (được mô tả trong
phần 5.2.2).
 Mô tả một số mô hình mô phỏng liên tục trong mô hình tích hợp (được mô
tả trong phần 5.3).
Bảng 5.2 Các công việc của quản lý dự án phần mềm và phương pháp thực hiện
Các công việc của quản lý dự án phần mềm Phương pháp
truyền thống
Mô phỏng
liên tục
A. GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN
1. Lựa chọn quy trình
X
2. Kế hoạch nhân sự

2.1 Chiến lược phân phối nguồn lực
X
2.2 Bố trí nhân sự, phân công công việc
X

3. Kế hoạch về tiến độ

3.1 Kế hoạch giao hàng
X
3.2 Sắp xếp công việc
X
4. Tổ chức dự án
X
B. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Theo dõi và báo cáo tiến độ
X
2. Thay đổi và bổ sung nhân sự

2.1 Đánh giá hiệu quả
X
2.2 Sắp xếp lại nhân sự và công việc
X
3. Thay đổi yêu cầu

3.1 Đánh giá các tác động
X
3.2 Bố trí, điều chỉnh công việc
X
4. Thay đổi thiết kế

4.1 Đánh giá ảnh hưởng
X
4.2 Thay đổi kế hoạch
X
5. Giải quyết các vấn đề nảy sinh X

5.1 Xác định vấn đề
X
5.2 Tìm nguyên nhân của vấn đề
X
5.3 Tìm giải pháp
X
5.4 Lập kế hoạch thực hiện giải pháp
X
5.5 Thực hiện giải pháp
X
C. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC DỰ ÁN
1. Tổng hợp số liệu
X
2. Đánh giá kết quả dự án
X
3. Giải thích nguyên nhân
X
Quy trình xây dựng bảng:
 Tìm hiểu các đặc điểm của dự án phần mềm và quy trình gia công phần
mềm được để rút ra các công việc, vấn đề tiêu biểu nhất của quản lý dự án gia
công phần mềm.
 Chọn phương pháp phù hợp cho từng công việc (truyền thống hay mô phỏng
liên tục), dựa vào ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp.
 Dựa vào kỹ thuật của mỗi phương pháp để đưa ra cách thức thực hiện từng
công việc
Bảng 5.3 Cách thức thực hiện từng công việc
Các công việc của quản lý dự án Mô tả
A. GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH
DỰ ÁN


1. Lựa chọn quy trình Khi cân nhắc giữa các quy trình khác nhau
và mức độ áp dụng quy trình kiểm soát chất
lượng cho từng dự án cụ thể, nhà quản lý có
thể biểu diễn các quy trình đó thành các sơ
đồ nhận thức (cognitive map) hay mô hình
mô phỏng liên tục để phân tích các hiệu ứng
và thử nghiệm để chọn ra phương án tối ưu.
2. Kế hoạch nhân sự
2.1 Chiến lược phân phối nguồn lực Sử dụng mô phỏng liên tục để so sánh giữa
các phương án và tìm ra chiến lược tối ưu
cho:
 Nhân lực cho kiểm tra phần mềm
 Nhân lực cho kiểm soát quy trình
 Kế hoạch bổ sung và thay đổi nhân lực
2.2 Bố trí nhân sự, phân công công
việc
Sử dụng sơ đồ Gantt, ma trận trách nhiệm và
biểu đồ nhân lực để bố trí nhân sự và phân
công công việc.
3. Kế hoạch về tiến độ
3.1 Kế hoạch giao hàng Dùng các mô hình mô phỏng liên tục để
đánh giá các tác động của sự can thiệp từ
phía khách hàng và áp lực công việc. Từ đó
lập kế hoạch giao hàng để giảm thiểu các tác
động này.
3.2 Sắp xếp công việc Sử dụng sơ đồ Gantt, sơ đồ PERT để lập kế
hoạch làm việc chi tiết.
4. Tổ chức dự án Sử dụng ma trận trách nhiệm, bảng mô tả
công việc, quy trình báo cáo...
B. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ

ÁN

1. Theo dõi và báo cáo tiến độ Từ các báo cáo công việc theo định kỳ và
tiến độ thực hiện công việc thể hiện trên sơ
đồ Gantt
2. Thay đổi và bổ sung nhân sự
2.1 Đánh giá hiệu quả Dùng các mô hình mô phỏng liên tục để
phân tích hiệu quả, đánh giá và so sánh các
phương án:
 Số lượng và kinh nghiệm của nhân lực
cần bổ sung
 Thời gian bổ sung
 So sánh bổ sung nhân sự với các phương
án khác: làm thêm giờ, tăng thêm thời gian,
giảm khối lượng công việc...
2.2 Sắp xếp lại nhân sự và công việc Điều chỉnh lại sơ đồ Gantt, ma trận trách
nhiệm và biểu đồ nhân lực
3. Thay đổi yêu cầu
3.1 Đánh giá các tác động Dùng mô hình mô phỏng liên tục để phát
hiện và đánh giá các tác động của sự thay đổi
3.2 Bố trí, điều chỉnh công việc Chuyển các hiệu ứng tìm được thành thời
gian và chi phí. Điều chỉnh kế hoạch thực
hiện trên sơ đồ Gantt và phân công lại công
việc.
4. Thay đổi thiết kế
4.1 Đánh giá ảnh hưởng Dùng mô hình mô phỏng liên tục để đánh giá
các tác động của các thiết kế bị thay đổi và
các công việc nảy sinh
4.2 Thay đổi kế hoạch Tính toán thời gian và chi phí cho các tác
động và công việc mới nảy sinh. Điều chỉnh

kế hoạch thực hiện trên sơ đồ Gantt và phân
công lại công việc.
5. Giải quyết các vấn đề nảy sinh
5.1 Xác định vấn đề Xác định các khó khăn và vấn đề từ các báo
cáo và họp định kỳ.
5.2 Tìm nguyên nhân của vấn đề Sử dụng các sơ đồ nhận thức để mô tả vấn đề
và các quan hệ, các vòng phản hồi để tìm
kiếm nguyên nhân của vấn đề
5.3 Tìm giải pháp Tìm giải pháp từ kinh nghiệm hay từ các sơ
đồ của 5.2
Dùng mô phỏng liên tục để tìm và đánh giá
hiệu ứng của các giải pháp để chọn lựa
phương án tối ưu
5.4 Lập kế hoạch thực hiện giải
pháp
Chuyển giải pháp thành WBS, sơ đồ Gantt,
PERT
5.5 Thực hiện giải pháp
C. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC DỰ
ÁN

1. Tổng hợp số liệu Từ các báo cáo tiến độ, kết quả các công việc
hoàn thành
2. Đánh giá kết quả dự án So sánh kết quả với mục tiêu và kế o1
3. Giải thích nguyên nhân Dùng mô phỏng liên tục để phân tích các sai
lệch và tìm kiếm các tác động dẫn đến các
sai lệch đó

5.2.2 Phương pháp áp dụng
Ap dụng trong dự án

Yêu cầu của việc áp dụng mô hình tích hợp là người áp dụng phải hiểu được:
 Phương pháp tư duy hệ thống
 Một số kỹ thuật mô phỏng liên tục
 Mô hình tích hợp

×