Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Chương trình chuyển giao chính sách và quy trình quản trị nhân lực quốc tế tại Công ty SamSung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.96 KB, 19 trang )

Đề tài: Liên hệ thực tế chương trình chuyển giao chính sách và quy trình quản trị nhân lực quốc tế
của 1 công ty đa quốc gia
Công ty liên hệ: Samsung
Mục lục


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển chung của xã hội, "nguồn nhân lực" là yếu tố quan trọng nhất có
tầm ảnh hưởng sâu rộng mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của mỗi ngành nghề, lĩnh
vực trong một quốc gia. Đây được coi là "nhân tố chủ yếu", chi phối đến quá trình phát triển kinh tế
- xã hội. Nhân tố này mang ý nghĩa vô tận nếu chúng ta biết bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lý.
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, phần lợi thế cạnh
tranh sẽ thuộc về những doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao... Và trong “nguồn nhân
lực” đó, phải nhắc đến “nguồn nhân lực quốc tế” – một loại vũ khí đặc biệt quan trọng mà mỗi
doanh nghiệp đa quốc gia đều phải đào tạo kĩ lưỡng và cẩn thận để duy trì, phát triển và đặt được
những mục tiêu của mình.
Khi thực hiện những hoạt động trong “quản trị nhân lực quốc tế” một trong vấn đề đáng quan
tâm là “chuyển giao chính sách và quy trình quản trị nhân lực quốc tế”. Vậy để đi sâu và tìm
hiểu kĩ hơn về vấn đề này, nhóm 2 đã quyết định chọn cơng ty Samsung để nghiên cứu đề tài
“Chương trình chuyển giao chính sách và quy trình quản trị nhân lực quốc tế”.


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường đại học Thương mại đã đưa môn
học Quản trị nhân lực quốc tế vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến cô Ths.Ngô Thị Mai – Giảng viên môn Quản trị nhân lực quốc tế đã quan tâm, giúp đỡ và
hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu bài thảo luận này.
Do những hạn chế trong việc tiếp cận với tài liệu nghiên cứu và do thiếu sót về kiến thức thực tế
nên bài thảo luận của chúng em chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý
và nhận xét từ phía cơ để bài thảo luận của nhóm em hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ có thật nhiều sức khỏe và thành công.




PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu về tập đoàn Samsung
2.1.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Samsung Hàn Quốc
a) Tổng quan về tập đoàn Samsung Hàn Quốc
Tập đoàn Samsung là một tập đồn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại
Samsung Town, Seoul. Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-Chul năm 1938, được khởi đầu là
một công ty buôn bán nhỏ. Sau 3 thập kỉ, tập đồn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm
chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Hiện tại, Samsung có tầm ảnh
hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền thơng, văn hóa ở Hàn Quốc, và là động lực thúc
đẩy chính đằng sau "Kì tích sơng Hàn". Đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Doanh thu chiếm 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc.
Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công ty điện tử lớn
nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường năm 2012), Samsung Heavy
Industries (cơng ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh thu năm 2010), Samsung Engineering và
Samsung C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn thứ 13 và 36 thế giới). Những chi nhánh chú ý khác
bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản
lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không
gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo vệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới
theo doanh thu năm 2011).
Samsung Electronics là một trong ba chi nhánh quan trọng nhất của tập đoàn Samsung, được
thành lập năm 1969 tại Taegu- Hàn Quốc. Hiện tại, Samsung Electronic được đánh giá là một trong
những công ty điện tử lớn nhất thế giới, có các chi nhánh hoạt động tại 58 quốc gia và có khoảng
280.000 cơng nhân, với các thơng tin chính như sau:
- Trụ sở chính: Suwon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
- Chủ tịch cơng ty: Lê Kun-Hê
- CEO: Kwon O-huyn
- Khu vực hoạt động:toàn cầu
- Loại hình: Cơng ty con

- Ngành nghề kinh doanh: Điện tử tiêu dùng, công nghê thông tin và truyền thơng di động,
thiết bị gia đình, bán dẫn và cá giải pháp thiết bị.
b) Sứ mệnh của Samsung Electronics
Sứ mệnh: “ Trở thành công ty kỹ thuật số digital-company tốt nhất”
- Samsung cam kết sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, nâng cao sự tiện lợi.
- Tạo điều kiện mang đến lối sống thông minh hơn cho khách hàng của mình trên tồn thế giới
- Cải thiện cộng đồng tồn cầu thơng qua sự không ngừng theo đuổi những cách tân đột phá tạo ra
giá trị.
c) Tầm nhìn của Samsung Electronics
Nguyên tắc cơ bản xác định tầm nhìn cho tương lai của Samsung Electronics là "Mang Lại
Cảm Hứng Cho Thế Giới, Tạo Dựng Tương Lai". Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của
Công ty Điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh
chính của mình là “Cơng nghệ mới”, “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng
bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung


– Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên. Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy vọng sẽ
tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú hơn cho tất
cả mọi người.
Samsung Electronics đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để đến năm 2020 có thể đạt mức doanh
thu hàng năm là 400 tỉ USD và trở thành một trong 5 thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Để đạt
mục đích này, Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là “Sáng tạo”,
“Quan hệ đối tác” và “Tài năng”.
Samsung tin tưởng vào tương lai. Trên nền tảng của những thành công đã đạt được, Samsung
sẽ tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe, y tế, dược phẩm và công nghệ
sinh học. Samsung quyết tâm sẽ trở thành một công ty dẫn đầu đầy sáng tạo tại những thị trường
mới và một doanh nghiệp hàng đầu trong tương lai.
2.1.2. Giới thiệu về Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), trụ sở tại Khu công nghiệp Yên Phong
I, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là thành viên của tập đoàn Điện tử Samsung,

Hàn Quốc chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao. Tại Việt
Nam, SEV được đánh giá là một trong những cơng ty có mơi trường làm việc hiện đại và tốt nhất;
chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh với mục tiêu công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và
tăng cường sự gắn bó của các thành viên.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, Công ty TNHH Samsung Eletronics Việt Nam
(SEV) đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất định và đang là một trong những doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành cơng nhất tại Việt Nam. Thống kê mới nhất của Tổng cục
Hải quan trong 15 ngày đầu tháng 1/2021, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 2,86 tỷ USD, tăng
tới gần 1,5 tỷ USD (cùng kỳ 2020 đạt 1,375 tỷ USD) và tiếp tục duy trì vị thế là nhóm hàng xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với kết quả này, SEV đã từng bước thực hiện sứ mệnh của mình là góp
phần vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam, giúp thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt Hàn.
SEV là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất trên Thế giới với dây
chuyền sản xuất hiện đại và khép kín. Sản phẩm của SEV được xuất khẩu đến nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ trên tồn cầu, trong đó có hơn 55,2% sản phẩm được bán trên thị trường châu Âu, thị
trường luôn được xem là khắt khe và khó tính nhất hiện nay. SEV đặt mục tiêu trở thành một trong
những Công ty được ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam và tiếp tục góp phần đưa Samsung trở thành
thương hiệu được yêu thích nhất của người tiêu dùng.
2.2. Liên hệ thực tế chương trình chuyển giao chinh sách và quy trình quản trị nhân lực quốc
tế tại Samsung
2.2.1. So sánh chính sách và quy trình quản trị nhân lực quốc tế tại Samsung
* Giống nhau:

Với tập đoàn Samsung khơng chỉ tại nước chính quốc mà cịn tại nước sở tại thì con người
ln là nền tảng làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Cổ đông của tập đồn ln nỗ lực
hết sức để cho sự nghiệp của từng giá nhân, giúp họ phát huy hết khả năng và đạt được những
mục tiêu mong muốn. Chính vì thế chính sách thù lao của họ khơng chỉ tại Hàn Quốc mà cịn ở
Việt Nam ln sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và quy pháp kế toán của từng quốc gia. Thể





theo quy định của pháp luật, minh bạch thông tin về cơng ty và các khía cạnh khác đến quản
lý, như các thay đổi về tài chính, mức thù lao.
Thêm nữa, điểm giống nhau tiếp theo đó là về cấu trúc lương của Samsung tại nước chính



quốc và nước sở tại đều bao gồm mức lương cơ bản và phụ cấp dành cho người lao động.
Lương cơ bản được chỉnh mỗi năm, cân nhắc bởi đường lối của chính phủ mỗi nước về mức



lương tối thiểu, tình hình kinh tế thị trường, lạm phát, năng lực làm việc cá nhân…
Các khoản phụ cấp: Với công nhân sẽ bao gồm nhà ở và đi lại, với quản lý tuỳ vào các cấp

quản lý có những mức khác nhau.
 Nhìn chung mức đãi ngộ đối với lao động tại Samsung khá cao, chế độ đãi ngộ tốt và hơn hết là
chấp nhận sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm.
* Khác nhau

Chính sách thù lao nhân lực tại Samsung Việt Nam
Ví dụ: Chức vụ: Nhân viên
Khoản nhận
Lương cơ bản (1)
Lương hiệu quả công việc (2)
Các khoản phụ cấp (3)
− Phụ cấp quản lý
− Trợ cấp
− Phụ cấp đi lại


Phòng: Hành chính nhân sự
Mức tiền
4.472.600
2.527.400
0
600.000
500.000

Khoản trừ
BHXH (1) x 17%
BHYT (1) x 3%
BHTN (1) x 1%
BHTNLĐ (1) x 0.5%
Tổng
BHXH, BHYT, BHTN trừ
lương (1) x 10.5%
Tổng khoản trừ

Mức Tiền
760.342
134.178
44.726
22.363
961.609
469.623

Làm thêm
469.623
− Làm thêm ngày thường
0

− Làm thêm ngày nghỉ
0
− Làm thêm ngày nghỉ lễ
0
Tổng nhận
8.100.000 Tổng khoản trừ
469.623
 Thực nhận
7.630.377
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hoài – Nhân viên phịng nhân sự tại Samsung Bắc Ninh)

Chính sách thù lao công nhân tại Samsung Hàn Quốc
Chức vụ: nhân viên
Khoản nhận
Lương cơ bản (1)
Lương hiệu quả
công việc (2)
Các khoản phụ
cấp (3)
− Phụ cấp quản

− Trợ cấp
− Phụ cấp đi lại
Làm thêm

Phòng: Nhân sự
Tiền lương
3 triệu KRW (~60 triệu
VND)
1,5 triệu KRW/người

(~30 triệu VND)

Khoản trừ
BHXH (1) x 17%
BHYT (1) x 3%
BHTN (1) x 1%

0

BHTNLĐ (1) x
0.5%

0,6 triệu KRW (~12 triệu
VND)
0,5 triệu KRW (~10 triệu BHXH, BHYT,
VND)
BHTN trừ lương
(1) x 10.5%
Tổng khoản trừ

Mức Tiền
~0,51 triệu KRW
(~10.200.000 VND)
~0.045 triệu KRW
(~900.000 VND)
~0.003 triệu KRW
(~600.000 VND)
~0.0015 triệu KRW
(~300.000 VND)


~0,315 triệu KRW (~6,3
triệu VND)
0,005 triệu KRW (~1 triệu
VND)


− Làm thêm
ngày thường
− Làm thêm
ngày nghỉ
− Làm thêm
ngày nghỉ lễ
Tổng nhận

0
0
0

5,6 triệu KRW (~110
Tổng khoản trừ
~0,9 triệu KRW (~18,3
triệu VND)
triệu VND)
 Thực nhận
~4,7 triệu KRW (~90
triệu VND)
(Số liệu thống kê dựa trên nguồn tham khảo các báo cáo lao động gần đây nhất tại Hàn Quốc nên
những số liệu sẽ là gần đúng)

Có một điều đáng lưu ý là thời gian lao động trung bình của người lao động nước ngồi trong

đó có lao động tại Samsung là khoảng gần 50 giờ/tuần, vượt gần 10 tiếng/tuần so với thời gian
làm việc tiêu chuẩn. Trong khi tổng số giờ làm việc của lao động Samsung Việt Nam khoảng
gần 40h/tuần.
 Như vậy, tùy theo tình hình thị trường cũng như quy mơ của trụ sở tại nước sở tại hay chính
quốc mà mức thù lao của nhân lực tại Samsung sẽ được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo nhu cầu
về vật chất và tinh thần cho lao động.
2.2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng liên quan đến chương trình chuyển giao và quy
trình quản trị nhân lực quốc tế của Samsung
2.2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chương trình chuyển giao chính sách quản trị nhân
lực quốc tế của Samsung
a) Vấn đề pháp lý
Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc trong ngoại thương,kinh tế giáo dục,.. đều tạo điều kiện
để công ty trong nước phát triển. Đặc biệt là những ngành nghề xương sống như công nghiệp nặng,
điện tử. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc quản lý rất nghiêm ngặt về chế độ trả lương, phúc lợi, thù
lao, các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Ví dụ,
người lao động làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc được hưởng mức tiền lương theo hợp đồng
lao động. Tiền lương do chủ doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động trả cho người lao động theo
hợp đồng là tiền lương cơ bản. Thu nhập của người lao động bao gồm cả tiền lương theo hợp đồng
lao động và tiền lương làm thêm giờ. Khi làm thêm giờ, người lao động sẽ được hưởng tiền lương
làm thêm giờ. Chính phủ Hàn đã có những quy định về mức lương tối thiểu, thời gian làm việc,…
nhằm hướng tới bảo vệ người lao động
Là một cơng ty đa quốc gia và có tầm ảnh hưởng rất lớn, Samsung luôn luôn tuân thủ luật pháp
của khơng chỉ đất nước mình mà ln tn thủ luật pháp của các nước sở tại. Điều đó được thể hiện
một cách rõ ràng trong triết lý kinh doanh: “Samsung cam kết tuân thủ các quy định pháp luật của
từng quốc gia. Đồng thời, áp dụng bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực như một công cụ giúp doanh
nghiệp dễ dàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, phương tiện hữu hiệu kết nối và xây
dựng lịng tin giữa các bên: khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác kinh doanh và cộng đồng địa
phương...” và là một trong 5 nguyên tắc kinh doanh của Samsung



Pháp luật Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến các vấn đề trả công, thù
lao, phúc lợi,… như Luật lao động Việt Nam 2012, các Nghị định buộc tất cả các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhằm đảm bảo sự công
bằng, quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động.
Nhìn chung Samsung Electronics Bắc Ninh (SEV) cơ bản chấp hành tốt các quy định pháp luật
Việt Nam, như về hợp đồng LĐ; điều kiện làm việc, về thời gian nghỉ ngơi; nghỉ lễ, Tết và nghỉ
việc; số giờ làm thêm hằng ngày, hằng tuần, hằng năm. Công ty trả lương không thấp hơn lương tối
thiểu vùng; khám sức khỏe định kỳ một lần/năm cho lao động thuộc diện phải khám sức khỏe định
kỳ và 2 lần/năm đối với lao động làm công việc nguy hiểm, là người cao tuổi, quan trắc mơi trường
thường xun; chính sách bảo hiểm xã hội; các khoản lương, thưởng, trợ cấp; chấp hành các quy
định về an tồn LĐ…
Đồng thời, cơng ty ln quy định thời gian nghỉ trong giờ làm việc và nghỉ ăn ca một cách hợp
lý và đúng quy định. Về tăng ca, làm thêm, vào những thời điểm sản xuất sản phẩm mới thì có một
số dây chuyền cần phải làm thêm giờ để bảo đảm tiến độ giao hàng cho khách hàng. Tuy nhiên,
khơng hề có dây chuyền nào phải làm thêm hơn 12 tiếng/ngày. Để giảm số giờ làm thêm, Samsung
đã áp dụng chế độ làm việc 2 ca - 3 kíp để bảo đảm tuân thủ pháp luật lao động Việt Nam, nhân viên
đi làm 4 ngày và nghỉ 2 ngày. Để tạo điều kiện cho nhân viên nghỉ ngơi, công ty đã tiến hành xây
dựng rất nhiều khu nghỉ ngơi, thư giãn giữa giờ cho nhân viên trong các xưởng sản xuất. Bố trí các
ghế đệm được thiết kế theo nhiều kiểu dáng hiện đại tại khu vực sản xuất để cho nhân viên ngồi
nghỉ ngơi.
b) Vấn đề đạo đức
Tại Hàn Quốc, người Hàn Quốc không quá quan trọng văn bản pháp lý, họ thường coi các văn
bản pháp lý như những biên bản ghi nhớ đưa ra những phác thảo chính các mối quan hệ. Vì vậy, đối
với người Hàn Quốc, hành vi đút lót được coi là hành vi phạm pháp luật. Vấn đề đạo đức là vấn đề
được người Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt coi trọng hàng đầu trong hoạt
động kinh doanh. Tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại các nước
sở tại khác nhau, mà các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn luôn đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu, tuy
nhiên có những sự điều chỉnh sao cho tuân thủ, thực hiện đúng, phù hợp với đạo đức tại các quốc
gia sở tại.
Đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với ban lãnh đạo của Samsung nói chung

và các nhà quản trị nhân lực của Samsung nói riêng. Là một doanh nghiệp đa quốc gia, trong quá
trình xây dựng đạo đức, vấn đề đạo đức của Samsung được nhìn nhận dưới hai góc độ: góc độ pháp
luật và góc độ kinh tế. Để xây dựng chuẩn mực đạo đức thì Samsung hay cụ thể hơn là Samsung
Bắc Ninh (SEV) đã nghiên cứu rất kỹ Luật lao động Việt Nam, Luật hình sự Việt Nam và đưa ra các
giải pháp để Samsung tuân thủ pháp luật tại Việt Nam (SEV).
− Dưới góc độ pháp luật: Samsung thực hiện tốt và tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo


đức tại nước sở tại (SEV Việt Nam)
Samsung luôn tôn trọng phẩm cách và sự đa dạng của các cá nhân

SEV tôn trọng tất cả những quyền cơ bản của con người. Dưới bất kỳ hồn cảnh nào, SEV
khơng ép buộc lao động, không lạm dụng tiền lương hoặc lạm dụng lao động trẻ em. SEV không


phân biệt đối xử với bất kỳ cổ đông nào, bao gồm khách hàng và nhân viên, trên cơ sở về quốc tịch,
dân tộc, giới tính, tơn giáo, vv
• Cạnh tranh công bằng, tuân theo pháp luật và đạo đức kinh doanh
+ Samsung tuân thủ luật pháp của các cộng đồng và các quốc gia nơi công ty sở tại (Việt Nam) và
tôn trọng tiêu chuẩn cũng như thực tiễn của cạnh tranh trong kinh doanh.
+ Không chấp nhận bất kỳ lợi nhuận nào có được từ hình thức kinh doanh bất hợp pháp.
+ Không cho phép trao đổi quà tặng, giải trí hoặc dưới bất kỳ hình thức nào như hình thức mua
chuộc ép buộc một người khác dính líu đến đến hoạt động kinh doanh khơng lành mạnh.
• SEV duy trì tính minh bạch của kế tốn thơng qua việc thơng báo và xử lý chính xác về
tài chính
+ Samsung lưu trữ và duy trì một cách chính xác tất cả các giao dịch kinh doanh nhằm cung cấp
thông tin khách quan về kinh các hoạt động kinh doanh cho tất cả các cổ đông.
+ Samsung tuân thủ nguyên tắc kế toán của Việt Nam được chấp thuận bởi các tiêu chuẩn kế tốn
quốc tế.
+ Samsung cơng khai các vấn đề kinh doanh vật liệu như sự thay đổi về tài chính , thơng tin doanh

nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
• Samsung khơng tham gia vào các hoạt động chính trị, ln giữ quan điểm trung lập về
các vấn đề này
Samsung tơn trọng quyền chính trị và ý kiến cá nhân. Samsung luôn giữ quan điểm trung lập
về các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, hoạt động chính trị nên được diễn ra ngồi nơi làm việc. Và
không sử dụng nguồn lực công ty cho các mục đích chính trị, gây ảnh hưởng đến chính trị, kết bè
phái, mất đồn kết.
− Dưới góc độ kinh tế: đạo đức của Samsung được nhìn nhận dưới góc độ các yếu tố ảnh hưởng
đến vị thế của công ty. Samsung ln tìm cách để nâng cao vị thế hoạt động của mình.
• Duy trì một mơi trường làm việc lành mạnh
+ Thúc đẩy quan hệ làm việc tích cực bằng cách nghiêm cấm các hành vi có hại như quấy rối tình
dục, bạo lực và các hành vi giao dịch tiền tệ khơng thích hợp giữa các đồng nghiệp.
+ Khơng cho phép thiên vị hoặc các nhóm tư nhân dựa vào các đảng phái bên ngoài làm ảnh
hưởng đến sự hài hịa trong cơng ty.
+ Thiết lập các mối quan hệ quản lý lao động bình đẳng dựa trên khơng khí giao tiếp cởi mở và tin
tưởng lẫn nhau.
• Samsung luôn phân biệt rõ ràng các vấn đề Công và Tư trong tất cả các hoạt động kinh
doanh
+ Khi có xung đột giữa lợi ích giữa cá nhân và cơng ty, lợi ích hợp pháp của cơng ty được ưu tiên.
+ Không sử dụng tài sản hay thương hiệu của cơng ty cho mục đích cá nhân (bao gồm cả tham
nhũng và biển thủ tài sản của công ty).
+ Khơng cho phép các giao dịch chứng khốn như kinh doanh trong công ty cổ phần sử dụng
thông tin kinh doanh nội bộ.
• Bảo về và tơn trọng tài sản trí tuệ của cơng ty và của các Cơng ty khác


+ Không phân loại thông tin hay tiết lộ sở hữu trí tuệ nội bộ mà khơng có sự chấp thuận hay phê
duyệt trước.
+ Tơn trọng sỡ hữu trí tuệ của người khác bằng cách tránh các hành vi vi phạm như sao chép, sửa
đổi, phân phối hoặc sử dụng mà khơng được phép.

• Tơn trọng khách hàng, cổ đơng và nhân viên của mình
+ Samsung đã đặt Sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu trong các hoạt động quản lý.
+ Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng một cách
kịp thời.
+ Luôn đối xử với khách hàng một phong cách lịch thiệp và chân thành nhất, luôn quan tâm tơi
những đề xuất cũng như kiến nghị của khách hàng.
+ Ln tơn trọng và bảo vệ uy tín của khách hàng, thông tin cá nhân cũng như thông tin độc
quyền khác của khách hàng.
• Tập trung vào giá trị cổ đơng
+ Cung cấp những lợi ích bền vững cho các cổ đông thông qua sự đầu tư hợp lý và quản lý có hiểu
quả.
+ Cố gắng đem đến sự ổn định về lợi nhuận và tăng giá trị thị trường của cơng ty có những hoạt
động kinh doanh mạnh mẽ.
+ Tuôn tôn trọng ý kiến, quyền lợi và những u cầu hợp lý của các cổ đơng.
 Tóm lại, dưới góc độ kinh tế, các vấn đề đạo đức như đề cao, tôn trọng nhân phẩm của người
khác, bình đẳng, cơng bằng, giữ chữ tín, ln là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo
Samsung nói chung và các nhà quản trị nhân lực nói riêng, nhằm xây dựng uy tín bền vững
của cơng ty, nâng cao vị thế của Samsung. Ngồi ra, điều đó cịn được thể hiện trong việc thu
hút nhân lực giỏi đến làm việc tại SEV. Đồng thời phát huy khả năng thu hút, giữ chân lao
động có chất lượng cao trên thị trường.
Trong tại doanh nghiệp, SEV luôn quan tâm đúng mực tới các vấn đề đạo đức đối với người lao
động, đối xử với người lao động theo đúng chuẩn mực đạo đức đã giúp cho SEV tạo dựng niềm tin,
sự nhiệt huyết và gắn bó lâu dài của người lao động.
c) Vấn đề quan hệ lao động
Tại Hàn Quốc, quan hệ lao động giữa chủ doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động và người
lao động là quan hệ chủ - thợ (người lao động là người làm công ăn lương). Do đó, người lao động
phải có trách nhiệm thực hiện những công việc mà người sử dụng yêu cầu. Trong trường hợp doanh
nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động vi phạm các điều kiện làm việc hoặc không thực hiện đúng các
điều khoản đã ký kết trong hợp đồng lao động thì người lao động có thể giải quyết tranh chấp theo
các cách sau:


Trực tiếp đàm phán với doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động, đề nghị thực hiện đúng các



điều kiện lao động và đảm bảo quyền lợi của mình theo hợp đồng lao động hoặc theo quy định
của pháp luật Hàn Quốc.
Thông qua các Trung tâm ổn định việc làm (thuộc Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc) hoặc
Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài (thuộc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc) tại




khu vực mà người lao động đang làm việc để đề nghị được hỗ trợ người lao động giải quyết
các vấn đề vướng mắc với doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động.
Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên nhưng doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao



động vẫn khơng giải quyết thì người lao động có thể khiếu nại tới Văn phòng Giám sát lao
động của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Văn phòng nhập cư hoặc Cơ quan thanh tra lao
động của Hàn Quốc.
Tóm lại, tại Hàn Quốc, người lao động tự chịu trách nhiệm, tự đàm phán, thương lượng, bảo

vệ quyền lợi của bản thân.
Tại Việt Nam, Tổ chức Cơng đồn trong quan hệ lao động được quy định trong Hiến pháp năm
2013, Luật Cơng Đồn năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2012, theo đó, Cơng đồn có những vai
trị cơ bản sau:

Thứ nhất, Cơng đồn cơ sở thực hiện vai trị đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính



đáng của đồn viên cơng đồn, người lao động.
Thứ hai, Cơng đồn tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao



động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng,
nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Thứ ba, Cơng đồn tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Khi xảy ra tranh chấp lao



động về lợi ích, Cơng đồn là tổ chức phối hợp, lãnh đạo người lao động tiến hành đình cơng.
Thứ tư, Cơng đồn tham gia đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ

lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức Cơng đồn có vai trị điều hoà và ổn định
quan hệ lao động xã hội, đây là vai trị khơng một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì,
Cơng đồn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Cơng đồn khơng thể tạo thành
quan hệ
2.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản trị nhân lực quốc tế của Samsung
a) Yếu tố quyền lực
Văn hóa quyền lực được thể hiện thông qua khoảng cách quyền lực giữa nhà quản trị và nhân
viên và sự chấp nhận của nhân viên đối với khoảng cách quyền lực đó. Văn hóa quyền lực càng cao
thì người quản trị được giao quyền lực càng lớn. Vậy nên, trước khi công ty Samsung đặt chi nhánh
tại Việt Nam thì cần tìm hiểu, nắm bắt được văn hóa làm việc tại Việt Nam. Để từ đó so sánh với
văn hóa làm việc của trụ sở chính tại Hàn Quốc xem liệu có gì giống và khác, để từ đó điều chỉnh,
tối ưu hóa việc trao quyền hạn, trách nhiệm, và xác định rõ vai trò đối với đội ngũ thực hiện quy
trình.

Tại Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo người Hàn Quốc không thường áp đặt công việc đối với nhân
viên. Họ thích sự linh hoạt, năng động của các nhân viên. Đồng thời, sếp người Hàn Quốc luôn đánh
giá cao việc giao tiếp, chia sẻ giữa lãnh đạo với nhân viên để tạo điều kiện làm việc tốt nhất. Tác
động bởi văn hóa làm việc này, nên trụ sở chính của Samsung tại Hàn Quốc mơi trường quản trị
nhân lực trong công ty cũng rất linh hoạt, năng động, có sự trao đổi giữa nhà quản trị và nhân viên.
Khoảng cách quyền lực được kéo ngắn lại.
Cùng với đó tại Việt Nam, khoảng cách quyền lực giữa nhân viên và nhà quản trị cũng không
xa. Người Việt Nam luôn đánh giá cao tinh thần học hỏi, cùng nhau đưa ra ý kiến để đi đến quyết


định phù hợp và hiệu quả nhất. Nhà quản trị cũng tạo điều kiện cho nhân viên của mình được đóng
góp ý kiến, đưa ra quan điểm cá nhân của mình trong các vấn đề của cơng ty, rồi từ đó tổng hợp và
đưa ra quyết định chung nhất đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.
Với sự khá tương đồng về văn hóa quyền lực giữa 2 quốc gia, đã tạo điều kiện cho công ty
Samsung chuyển giao quy trình quản trị nhân lực quốc tế được diễn ra thuận lợi và mang lại hiểu
quả cao. Samsung đưa ra một bí quyết giữ chân nhân viên là tạo ra "nơi làm việc trong mơ cho các
tài năng" và những cơ hội công bằng để mọi nhân viên đều có điều kiện phát triển tồn diện. Ví dụ
như năm 2006, Samsung Vina đã triển khai chương trình xây dựng "mơi trường làm việc tuyệt vời"
GWP (Great Work Place) - một chương trình quản trị nhân sự được đánh giá là bước đột phá trong
các doanh nghiệp tại châu Á. Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất hồn thiện và có các chế độ phúc lợi
xã hội, đãi ngộ nhân tài, huấn luyện, đào tạo như là những tiêu chuẩn bắt buộc, cơng ty cịn chú
trọng đảm bảo tinh thần dân chủ và các cơ hội thăng tiến cơng bằng.
Từ đó có thể thấy, yếu tố quyền lực cũng tác động một phần đến quy trình quản trị nhân lực
quốc tế của công ty Samsung khi đặt chi nhánh tại Việt Nam. Quyền lực ở đây thể hiện qua các
quyết định nhanh chóng, chính xác và cẩn thận từ khâu tuyển dụng nhân lực làm việc (nhân lực tại
Hàn Quốc sang hay sử dụng nhân lực của Việt Nam hoặc tuyển chọn nhân lực của nước thứ ba) đến
khâu đào tạo nhân lực, quản lý lãnh đạo và đánh giá nhân lực,… Tất cả đều được quyết định một
cách hợp lý và phù hợp với điều kiện của trụ sở chính tại Hàn Quốc cũng như môi trường làm việc
tại Việt Nam của nhà quản trị. Nhưng khơng q gị bó, bắt ép, chun quyền mà luôn biết lắng
nghe, phối hợp với người lao động để cùng mang lại lợi ích chung nhất cho cả đơi bên.

b) Yếu tố bảo thủ
Yếu tố bảo thủ được đánh giá thông qua mức độ tiếp nhận các thay đổi từ đội ngũ nhân lực.
Yếu tố này ảnh hưởng đến mức độ cứng nhắc và chính thống trong trong các hành vi ứng xử cũng
như cơ cấu tổ chức. Vậy nên, khi xây dựng quy trình quản trị nhân lực quốc tế tại chi nhánh Việt
Nam, công ty Samsung cần cân nhắc đến phương pháp cách quản lý nhân lực cho phù hợp, hài hịa
giữa văn hóa của cơng ty và văn hóa làm việc của người lao động Việt Nam.
Như đã biết, người Hàn cũng rất thích các nhân viên của mình linh hoạt, năng động, tự chủ
đưa ra ý kiến, quan điểm của mình, đánh giá cao việc chia sẻ giữa nhân viên với lãnh đạo. Các nhà
quản trị luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của các nhân viên cấp dưới. Nên yếu tố bảo thủ cũng khơng
ảnh hưởng mạnh đến quy trình quản trị nhân lực quốc tế tại Việt Nam của Samsung.
Như ông Lee Kyu Jin, Giám đốc nhà máy Samsung Vina tại Việt Nam cho biết "Ở Samsung,
chúng tôi làm việc dựa trên ý kiến, đề xuất của tập thể, và đặc biệt các lãnh đạo luôn luôn lắng nghe
phản hồi từ cấp dưới. Mỗi năm chúng tôi đều tổ chức đợt đánh giá nhân viên tồn diện, qua đó tìm
kiếm những tiềm năng mới để bổ sung vào đội ngũ quản lý cho cơng ty"
Bên cạnh đó, các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Samsung có thể ví như chất
xúc tác tinh thần đoàn kết, sáng tạo và "thách thức giới hạn" của nhân viên. Samsung ln khuyến
khích các nhân viên tìm hiểu và học tập ngơn ngữ, văn hóa của nhau để hiểu nhau hơn, đồng thời
thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao… để nhân viên và gia đình
của họ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhau.
c) Yếu tố cá nhân và nhóm


Việt nam và Hàn Quốc có nhiều sự đồng điệu về văn hóa và tập quán nên quan hệ giữa cả hai
nước ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt và khắng khít hơn. Tuy nhiên, trong văn hố làm
việc ở hai nước lại có nhiều sự khác biệt:
Ở Hàn Quốc, là một đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, theo tốc độ phát triển của nền
kinh tế thì con người của xã hội cũng phải thật năng động khi họ phải làm việc trong một môi
trường cạnh tranh đầy gay gắt. Họ luôn tôn trọng quyết định của nhóm, ln nhấn mạnh từ “chúng
tơi” thay vì “tơi”, các quyết định quan trọng của họ thường được thảo luận chung và khi đạt được sự
nhất trí mới đưa ra kết quả của cả nhóm, là nỗ lực của một tập thể, giá trị lao động của tập thể đó.

Người Hàn họ tin dụng quyết định của một tập thể hơn là ý kiến của một cá nhân, đặc biệt là những
vấn đề có tính quyết định Trong một cuộc họp người Hàn Quốc sẽ giải quyết vấn đề một cách triệt
để, họ rất coi trọng kết quả lao động kể cả có phải làm việc liên tục, khơng ngừng nghỉ. Khi người
Hàn họ muốn thể hiện đưa ra một ý kiến nào đó, họ thường khơng nói trực tiếp vấn đề mà đưa ra
những dẫn chứng, lý do vì sao nên làm như vậy. Khi giao tiếp với người Hàn, muốn hiểu ý của họ
thì bạn nên nghe hết các ý của họ. Họ làm việc rất đúng giờ và sẽ bị cho là thiếu trách nhiệm nếu đi
làm muộn tại công ty Hàn Quốc. Đến muộn trong một buổi hẹn với người Hàn Quốc là hành động
khiếm nhã. Khi có vấn đề gì đó cần trình bày, thường thì phải liên hệ trước với họ, ngay cả việc
viếng thăm cũng phải có sự liên lạc trước. Nếu có điều mâu thuẫn, nên hẹn gặp nói chuyện trực tiếp
để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Trong những cuộc tranh luận người Hàn Quốc to tiếng quát tháo,
họ quát tháo như vậy là để giải quyết vấn đề một cách triệt để, sau khi tranh luận xong họ vẫn có thể
bắt tay nhau bình thường
Ở Việt Nam chúng ta, trong văn hố cơng sở vẫn khá đề cao cái tôi của mỗi cá nhân.Tinh thần
teamwork chưa được đề cao, Khi xảy ra vấn đề, người Việt thường làm xử lí theo cách bản thân
nghĩ sẽ đem lại kết quả tốt nhất và ít khi hỏi ý kiến của đồng nghiệp hay những người đi trước. Điều
này sẽ khiến team mất đồn kết và khơng đem lại hiêu quả tốt nhất cho vấn đề. Trong việc xây dựng
kế hoạch làm việc thì người Việt ln kéo dài thời gian làm việc đến tận ngày cuối cùng mới hoàn
thành xong và thường hay ra quyết định một cách đột xuất hơn chính vì vậy khả năng thích nghi,
nhạy bén xử lý một vấn đề của người Việt lại cao hơn. Về thời gian làm việc, người Hàn luôn coi
trọng giờ giấc nhưng đối với người Việt việc đến trễ, muộn 5 -10 phút là chuyện bình thường vì
dường như việc này đã ăn sâu vào nếp sống, thói quen của ngừơi Việt. Chính vì vậy, khái niệm giờ
dây thun được đặt ra dành cho những cá nhân thường hay đi trễ, không đề cao thời gian. Hiện tại,
vấn đề này vẫn còn tồn đọng trong mỗi ngừoi Việt và chưa giải quyết triệt để.
 Vì vậy,trong quá trình chuyển giao nhân lực thì người lãnh đạo cần đưa ra những quy định
chung trong cơng ty để có thể hịa hợp nhân sự giữa hai nước.
d) Yếu tố quan niệm về giới tính
Hàn Quốc và Việt Nam là các quốc gia phương Đơng vì vậy những năm trước đây sự phân biệt
giới tính là rất rõ rệt phụ nữ ln ln chịu thiệt thịi hơn đàn ơng, có rất nhiều cuộc biểu tình xảy ra
để địi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Còn trong những năm gần đây, trên thế giới nói chung và ở cả
hai nước nói riêng sự phân biệt giới tính giữa nam và nữ đã được cải thiện rõ rệt, nhưng đâu đó vẫn

cịn một chút tàn dư, đặc biệt là đối với phụ nữ đã có gia đình vì hay có những quan niệm rằng: nhân
viên nữ ngồi 30 tuổi khi đã có gia đình thì sẽ rất dễ rời bỏ công việc bởi họ sẽ bận rộn hơn với con


cái chính vì vậy sẽ hay bị sếp bỏ qua khi cân nhắc lên các vị trí cấp cao hơn; định kiến nam giới thì
thường làm việc hiệu quả hơn phụ nữ, thể hiện rõ hơn là ở những tin tuyển dụng thường ưu tiên phái
mạnh hơn bởi họ cho rằng nam chăm chỉ và bền bỉ hơn nữ với thời gian làm việc mỗi ngày có thể
kéo dài hơn, hoặc có thể làm ngồi giờ vào cuối tuần; có thể chất lẫn tâm lý cho công việc tốt hơn
nữ, chịu đựng được nhiều áp lực, căng thẳng và cảm xúc tiêu cực hơn, có nhiều tham vọng để theo
đuổi mục tiêu sự nghiệp và địa vị cao hơn nữ,…
e)
Yếu tố quan niệm về thời gian
Người Hàn Quốc làm việc cực kì siêng năng. Cần cù, chăm chỉ đã trở thành thương hiệu, nét
đặc trưng của người Hàn Quốc. Được biết ngày làm việc của người Hàn thường kéo dài từ 8 đến 10
tiếng/ngày và không ngại tăng ca. Khả năng chịu áp lực của người Hàn Quốc cực kì tốt, họ có thể
làm việc trong nhiều ngày liền, các buổi họp kéo dài hàng tiếng đồng hồ và vì ln có kế hoạch chi
tiết, cụ thể cho từng cơng việc nên có khả năng làm nhiều việc cùng lúc. Chính vì quan niệm này
nên Samsung Hàn Quốc đã áp dụng việc đánh giá MBO giúp nhân viên định hướng rõ ràng trong
công việc cũng như sự phát triển bản thân.
Còn đối với lao động của Samsung tại Việt Nam chủ yếu là lao động ở xưởng theo máy móc,
dây chuyền nên mức độ phức tạp công việc không cao, nhân viên khơng có tầm nhìn xa trong cơng
việc. Chính vì thế, Samsung có sự điều chỉnh việc đánh giá kết quả đối với nhân lực Việt Nam được
giao nhiệm vụ trong q trình. Đó là nhà quản trị chia nhỏ các nhiệm vụ ra cụ thể, chi tiết để người
lao động thực hiện dễ dàng và nhà quản trị dễ kiểm sốt, đánh giá nhân lực.
 Có thể thấy, phương thức đánh giá MBO ở trường hợp doanh nghiệp ở trụ sở không phải
phương án tối ưu với nhân lực ở nước sở tại. Samsung đã có sự thay đổi thích hợp với quan
điểm về thời gian của người lao động Việt Nam.
f)
Quan điểm về hạnh phúc
Với mỗi một chúng ta, hạnh phúc là được làm những công việc phù hợp với khả năng, năng

lực của mình, cao hơn là được trăn trở, được cống hiến với suy nghĩ của bản thân cho những mục
đích của cuộc sống mà mình hướng tới. Hạnh phúc là được sống và làm việc trong một mơi trường
thân thiện, hịa đồng, mọi người thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau vì một mục tiêu chung; hạnh phúc là
được sống hết mình để được cống hiến cho xã hội và đón nhận những tình cảm chân thành, vô tư từ
mọi người xung quanh.
Quan điểm hạnh phúc của người Hàn coi trọng tài chính, gia đình, và vai trị của cả vợ và
chồng trong gia đình. Người lao động trẻ họ thích thử thách để thăng tiến cao. Chính vì thế, họ sẽ
mong muốn có công việc với mức cao, áp lực công việc lớn và có tính kỷ luật cao. Tác động bởi
quan điểm này, mơi trường làm việc của Samsung Hàn Quốc có tính cạnh tranh, sáng tạo và thách
thức cao.
Quan niệm về hạnh phúc của người Việt có chút khác biệt, thường thiên nhiều hơn về khía
cạnh thỏa mãn nhu cầu với đời sống gia đình, cộng đồng, quan hệ xã hội. Do văn hóa truyền thống
để lại, gia đình với mỗi người Việt Nam rất quan trọng. Đặc biệt, người phụ nữ Việt Nam rất coi
trọng gia đình và ni dưỡng con cái. Điều này, Samsung - một doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt
Nam với 75% là lao động nữ, họ đã thay đổi chính sách phù hợp cho các lao động nữ. Ví dụ đối với
nữ lao động đang mang thai, công ty cho nghỉ 6 ngày để đi khám thai định kỳ; mỗi tuần được 2 suất


ăn đặc biệt hơn thường ngày. Trong 7 tháng mang bầu, có những ngày bị mệt, cơng ty sẽ cho xe đón
tơi từ xưởng lên khu y tế để theo dõi, chăm sóc và cấp phát thuốc theo yêu cầu.
Về mặt tinh thần, người VN lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống hiện tại nhưng về mặt vật chất,
kinh tế thì lại ở mức khá thấp so với các quốc gia khác. Chính vì thế, đa phần người Việt dễ dàng
thỏa mãn với những cơng việc ổn định, khơng có tính chuyển đổi cao với một mức lương đủ để sinh
hoạt và để giành một phần nhỏ. Nhận thấy điều đó, Samsung đầu tư kinh phí rất lớn để xây dựng ký
túc xá, trong đó trang bị cơ sở vật chất đi kèm khá tiện nghi như: Điều hòa nhiệt độ đến từng phịng;
khu nhà tắm có máy giặt; phịng tập gym, yoga; thư viện; phịng chiếu phim miễn phí; căng tin, siêu
thị, salon tóc...Với mỗi LĐ khi mới vào làm việc tại công ty, Samsung sẽ ký hợp đồng lao động 2
năm, sau đó là hợp đồng 3 năm. Sau 5 năm làm việc tại công ty, NLĐ sẽ được ký hợp đồng vô thời
hạn. “Chúng tôi luôn mong muốn NLĐ gắn bó lâu dài với Cơng ty”- ơng Bang Hyunwoo khẳng
định.

 Từ đó, có thể thấy yếu tố quan điểm về hạnh phúc có ảnh hưởng sâu sắc đến quy trình quản trị
nhân lực quốc tế của Cơng ty Samsung khi đặt chi nhánh tại Việt Nam.
2.2.3. Nhận xét về chương trình chuyển giao và quy trình quản trị nhân lực quốc tế tại
Samsung
a) Thành công

Với việc thực hiện chương trình chuyển giao và quy trình quản trị nhân lực quốc tế tại



Samsung đã đem lại kết quả tích cực khơng chỉ tại Hàn Quốc mà cịn ở Việt Nam. Đối với
nhân viên, chính sách đã mang lại những điều kiện và môi trường làm việc tốt giúp nhân viên
thực hiện tốt công việc được giao. Đối với cơng ty, thể hiện rõ nhất là sự gắn bó và công hiến
của người lao động, mức tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, mà công ty đạt được khi
áp dụng chính sách thù lao nhân lực.
Các chính sách thù lao tài chính của cơng ty về lương, thưởng, các khoản phúc lợi và trợ cấp



đã đáp ứng tương đối với những nhân viên và cán bộ cấp thấp. Với thế mạnh về tiềm lực tài
chính dồi dào, chính sách lương và khen thưởng của Samsung luôn bằng hoặc hơn so với các
công ty cùng ngành với cùng một vị trí. Mức thù lao nhân cơng tại Samsung Hàn Quốc cũng
tương đối với nhân viên tùy thuộc vào tình hình thị trường cũng như quy mơ của trụ sở để điều
chỉnh.
Với một quỹ rành riêng cho việc thực hiện các mức đãi ngộ đối với lao động và một đội ngũ



bộ phận nhân sự có kinh nghiệm và nhiệt huyết được thực hiện khá tốt với mức hiệu quả cao.
Các khóa đào tạo cho đội ngũ nhân viên ln sẵn sàng, tạo những cơ hội lớn cho nhân viên,

cán bộ được học hỏi xác định mình đang ở vị trí nào trong cơng ty và lộ trình cơng danh rõ
ràng cho mỗi người.
Chính sách thù lao trong SEV đã thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân viên với

b)

mức lương khá cao và thu nhập ổn định giúp nhân viên an tâm hồn thành cơng việc trong
điều kiện tốt nhất. Có thể nói, Samsung là một trong những cái tên vẫn giữ được phong độ khi
xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng các công ty có mức đãi ngộ làm hài lịng nhân viên và xếp thứ
hạng cao trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Hạn chế




Thời gian lao động trung bình của người lao động nước ngồi trong đó có lao động tại



Samsung là khoảng gần 50 giờ/tuần, vượt gần 10 tiếng/tuần so với thời gian làm việc tiêu
chuẩn. Trong khi tổng số giờ làm việc của lao động Samsung Việt Nam khoảng gần 40h/tuần.
Việc người lao động Việt Nam thường đến trễ, muộn 5 – 10 phút hợp cịn người Hàn Quốc



ln coi trọng việc giờ giấc. Vì vậy vấn đề này vẫn cịn tồn đọng trong mỗi người Việt và chưa
giải quyết triệt để. Vì vậy trong quá trình chuyển giao thì cần ra đưa những quy định chung
trong cơng ty để có thể hịa hợp được.
Việc khác nhau về văn hóa làm việc còn hạn chế. Tại Hàn Quốc nề nếp làm việc vô cùng khắt


khe, làm việc trong môi trường quản trị nhân lực linh hoạt, năng động. Nhưng ở Việt Nam thì
nề nếp nơi làm việc cịn lỏng lẻo. Việc chuyển giao nhân lực như vậy rất khó khăn bởi khi họ
quay về nước sở tại dễ bị shock văn hóa.
2.2.4. Đề xuất 1 số giải pháp
Bên cạnh những điểm mạnh và những thành cơng đã đạt được thì trong chương trình chuyển
giao và quy trình quản trị nhân lực quốc tế tại Samsung vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục
một cách triệt để. Sau đây là một số đề xuất giải pháp mà nhóm đưa ra:
Thứ nhất, Samsung cần thường xuyên theo dõi sát xao những biến động tiền lương và tình
hình nhân sự của thị trường để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng chảy máu chất xám
sang cơng ty khác và đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, vì giữa thói quen của người Hàn Quốc và người Việt vẫn còn một chút khác biệt như
sự khắt khe về giờ giấc, khắt khe về quy định nề nếp, thời gian làm việc. Nên trong q trình chuyển
giao cần phải có những quy định để khắc phục tình hình này sao cho phù hợp với văn hóa của từng
nước như về vấn đề giờ giấc đi làm cần phải nghiêm túc thực hiện, nội quy cần phải linh hoạt trong
một số trường hợp và nên có những điều chỉnh hợp lý với những trường hợp đặc biệt để đem đến sự
hòa hợp đối với nhân viên, tránh tình trạng sốc văn hóa trong cơng ty.
Thứ ba, các chính sánh về nghỉ phép năm bộc lộ một số nhược điểm khi có trường hợp quản lý
lấy lý do nếu nhân viên khơng nghỉ phép thì cuối năm sẽ được thêm một khoản thu nhập nên yêu
cầu nhân viên không nghỉ phép hoặc tâm lý nhân viên muốn giữ những ngày nghỉ phép để cuối năm
có thêm thu nhập làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng đời sống của công nhân khi làm việc
liên tục mà khơng có thời gian nghỉ ngơi.Vì vậy cần đưa ra những quy định phù hợp hơn và cần áp
dụng linh hoạt để không khiến cho nhân viên bị thiệt thòi cũng như ảnh hưởng đến năng suất làm
việc của họ.
Thứ tư, về mức thù lao, công tác tiền lương cần được hoàn thiện bằng cách xây dựng các mức
lương phù hợp với từng chức danh, từng tính chất công việc và từng đối tượng nhân viên là người
Việt Nam hay người nước ngồi để đảm bảo sự cơng bằng. Xây dựng chế độ khen thưởng định kì;
đa dạng hóa cách thức, phương thức và các hình thức thưởng giúp nhân viên có động lực cố gắng
đạt mức độ đánh giá cao cùng với việc vận dụng các cơ chế khen thưởng này đúng lúc, đúng người.
Thứ năm, công ty cần sắp xếp, tổ chức hệ thống tổ chức kinh doanh, quản lý vận hành và điều
hành hợp lý. Phân cơng bố trí cơng việc, bố trí sản xuất hợp lí cho nhân viên, giảm tình trạng tăng

ca, làm ngồi giờ; từ đó đảm bảo sức khỏe cho nhân viên cũng như nhân viên sẽ có động lực làm
việc và gắn bó với cơng ty hơn nữa.


Cuối cùng, do việc việc thực hiện và triển khai q nhiều chính sách, chương trình có thể ảnh
hưởng đến duy trì có chất lượng cho mọi chính sách. Vì vậy, Cơng ty nên đẩy nhanh việc hồn thiện
cơng tác thăng tiến; cải tiến công tác giới thiệu, đề bạt: đối với cá nhân có nhu cầu thăng tiến, chủ
động tạo cho họ cơ hội để tích lũy dần các tiêu chuẩn. Đảm bào cơng minh, cơng bằng, bình đẳng,
đúng người, đúng việc, đúng vị trí và quy trình.
Những đề xuất trên mà nhóm đưa ra cần được áp dụng một cách linh hoạt và có chọn lọc với
từng đối tượng, từng giai đoạn hoạt động của công ty. Những biện pháp này sẽ giúp hồn thiện hơn
nữa chương trình chuyển giao và quy trình quản trị nhân lực quốc tế tại Samsung.


PHẦN 3. KẾT LUẬN
Việc phát triển doanh nghiệp cần đi đơi với việc quản lý con người, có như vậy thì cơng ty
mới có thể phát triển bền vững và tạo ra những giá trị khác biệt.
Quản trị nhân lực quốc tế chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt hơn đó là một cơng ty có số
lượng nhân sự lớn như vậy. Bằng việc đưa ra thực trạng, những thành cơng cũng như khó khăn của
quản trị nhân lực quốc tế của cơng ty Samsung. Có thể khẳng định lại một lần nữa về những thách
thức không dễ dàng đối mặt của cơng ty quốc tế nói chung và tại doanh nghiệp nói chung. Nhóm
cũng đã đề xuất một số giải pháp để đưa tình hình tốt hơn, doanh nghiệp có thể xem xét và đưa ra
những lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của tổ chức.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng quản trị nhân lực quốc tế trường Đại học Thương Mại
2. ..\..\ \LUONG P3 THANG 07.2020 - NTTH (GUI 11.08.2020).xlsx
3. />4. />5. />6. />7. />8. i/samsung/
9. />10. />11. />12. />13. />14. />15. />



×