Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hoàn thiện quy trình ủ chua rơm rạ làm thức ăn gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

HỒNG THỊ LÂM QUỲNH

HỒN THIỆN QUY TRÌNH Ủ CHUA RƠM RẠ LÀM THỨC ĂN GIA SÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính Quy
: Cơng Nghệ Thực Phẩm
: CNSH & CNTP
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

HỒNG THỊ LÂM QUỲNH

HỒN THIỆN QUY TRÌNH Ủ CHUA RƠM RẠ LÀM THỨC ĂN GIA SÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính Quy
: Cơng Nghệ Thực Phẩm
: 43 - CNTP
: CNSH & CNTP
: 2011 - 2015
: Th.S Phạm Thị Tuyết Mai

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập tại phịng thí nghiệm Khoa Công Nghệ Sinh Học và
Công Nghệ Thực Phẩm, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với những
nỗ lực và cố gắng của bản thân tơi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trước hết, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám Hiệu trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng tất cả các thầy, cô giáo trong Khoa Công Nghệ
Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm, các anh, chị cán bộ phịng thí nghiệm cơng
nghệ lên men đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi tiến hành nghiên

cứu và hồn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Trần Văn Chí
và Th.S Phạm Thị Tuyết Mai - giảng viên khoa CNSH & CNTP - Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Ngun, người đã ln tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận của mình.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè những
người luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua để tơi hồn
thành cơng việc và đạt được kết quả như ngày hôm nay.

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Hoàng Thị Lâm Quỳnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 2.1. Phân loại phế phụ phẩm theo hướng ưu tiên sử dụng cho gia súc .............9
Bảng 3.1. Dụng cụ hóa chất ......................................................................................16
Bảng 3.2. Các thành phần và tỷ lệ rỉ mật bổ sung.....................................................19
Bảng 3.3. Các thành phần và tỷ lệ urê bổ sung .........................................................20
Bảng 4.1. Sự thay đổi về số lượng tế bào vi khuẩn khi thay đổi độ ẩm ...................28
Bảng 4.2a. Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến pH và độ chua của khối ủ khi
không bổ sung vi khuẩn lactic .....................................................................29
Bảng 4.2b: Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến pH và độ chua của khối ủ khi có
bổ sung vi khuẩn lactic ................................................................................29
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến số lượng tế bào VSV (x109
TB/g) ...........................................................................................................31
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến pH và độ chua của khối ủ ...31

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ rỉ mật đến số lượng tế bào vi khuẩn (x109 TB/g) ....32
Bảng 4.6a. Ảnh hưởng của tỷ lệ rỉ mật đến pH và độ chua của khối ủ khi không
bổ sung vi khuẩn .........................................................................................33
Bảng 4.6b. Ảnh hưởng của tỷ lệ rỉ mật đến pH và độ chua của khối ủ khi có bổ sung
vi khuẩn .......................................................................................................33
Bảng 4.7. Sự ảnh hưởng của hàm lượng urê đến số lượng tế bào vi khuẩn .............35
Bảng 4.8a. Ảnh hưởng của tỷ lệ urê đến pH và độ chua của khối ủ khi không
bổ sung vi khuẩn .........................................................................................35
Bảng 4.8b. Ảnh hưởng của tỷ lệ urê đến pH và độ chua của khối ủ khi có bổ sung
vi khuẩn .......................................................................................................35
Bảng 4.9. Sự thay đổi về số lượng tế bào vi khuẩn khi bổ sung đồng thời urê và
rỉ mật ...........................................................................................................37
Bảng 4.10. Sự thay đổi pH và độ chua của khối ủ khi bổ sung đồng thời urê và
rỉ mật ...........................................................................................................37


iii

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thành phần thức ăn tinh bổ sung đến sự tăng sinh
của VSV ......................................................................................................38
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thành phần thức ăn tinh bổ sung đến độ chua và pH của
khối ủ ...........................................................................................................38
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá sự thay đổi các thành phần hóa sinh trong sản phẩm
ủ chua ..........................................................................................................40


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình ủ chua rơm lúa khơ ..........................................................18

Hình 4.1. Quy trình ủ chua rơm rạ làm thức ăn cho gia súc .....................................41


v

DANH MỤC VIẾT TẮT

H

: Giờ

KT

: Kích thước

TB

: Tế bào

VSV

: vi sinh vật

VCK

: Vật chất khô


vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN ................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................1
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................1
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế ....................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
2.1.1. Khái niệm ủ chua ..............................................................................................3
2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua .........................................................3
2.1.3. Hệ vi sinh vật trong thức ăn ủ chua...................................................................5
2.1.4. Sự sinh trưởng và phát triển của VSV trong quá trình ủ chua ..........................7
2.2. Kỹ thuật ủ chua ....................................................................................................8
2.2.1. Hố ủ và địa điểm ủ ............................................................................................8
2.2.2. Nguyên liệu .......................................................................................................8
2.3. Đặc điểm về hệ tiêu hóa ở gia súc nhai lại .........................................................11
2.3.1. Hệ vi sinh vật dạ cỏ .........................................................................................11
2.4. Các nghiên cứu trong và ngồi nước .................................................................14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ...................................................................14



vii

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................16
3.1.3. Dụng cụ và hóa chất ........................................................................................16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..............................................17
3.4.1. Nội dung 1: ......................................................................................................17
3.4.2. Nội dung 2 .......................................................................................................19
3.4.3. Nội dung 2 .......................................................................................................22
3.4.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ................................................................23
3.4.4.1. Phương pháp vật lý ......................................................................................23
3.4.4.2. Phương pháp hóa sinh ..................................................................................23
3.5. Các phương pháp xử lý số liệu...........................................................................27
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................28
4.1. Kết quả nghiên cứu trạng thái ngun liệu thích hợp cho q trình ủ chua
thức ăn .......................................................................................................................28
4.1.1. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tốc độ lên men
của vi khuẩn và chất lượng sản phẩm ủ chua ............................................................28
4.1.2. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến thời gian
lên men ......................................................................................................................30
4.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thành phần phụ bổ sung .............................................32
4.2.1. Kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ rỉ mật bổ sung vào khối ủ .........................32
4.2.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ urê bổ sung ..............................................................34
4.2.3. Kết quả kết hợp bổ sung đồng thời urê và rỉ mật trong quá trình ủ ................36
4.2.4. Kết quả nghiên cứu thành phần thức ăn tinh bổ sung .....................................38
4.3. Kết quả đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu hóa sinh của rơm rạ sau ủ chua ........39

4.3.1. Kết quả đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu hóa sinh của thức ăn sau ủ ............39


viii

4.3.2. Hồn thiện quy trình ủ chua rơm rạ làm thức ăn giá súc ................................41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................43
5.1. Kết luận ..............................................................................................................43
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu tiếng Anh


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo của Việt Nam với 3/4 dân số nước ta
sống ở nông thôn lấy kinh tế chăn nuôi, trồng trọt làm nguồn sống [15]. Cùng với sự
phát triển cơng nghiệp hóa các ứng dụng khoa học ngày càng được áp dụng nhiều
vào nông nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, cho đến nay không phải bất cứ nơi đâu máy móc hiện đại cũng thay
thế trâu bị - nguồn sức kéo quan trọng trong nông nghiệp, chăn ni trâu bị vẫn rất
cần thiết. Song khí hậu và thời tiết thất thường và mang tính mùa vụ đã cản trở nguồn
thức ăn xanh. Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để phát triển nguồn thức
ăn không truyền thống phục vụ cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu bò [15].
Thực tế hiện nay, phần lớn việc ủ chua thức ăn gia súc thường được làm thủ
công, nhờ sự tham gia chủ yếu của vi khuẩn lactic trong tự nhiên hoặc nguyên liệu

[12]. Vì vậy, chất lượng ủ chua thường khơng đảm bảo về nhiều mặt như: Dinh
dưỡng, thời gian bảo quản và chất lượng cảm quan. Do vậy, việc bổ sung vi khuẩn
lactic vào môi trường nghèo dinh dưỡng để làm tăng hàm lượng protein thức ăn là
điều rất cần thiết, không chỉ cải thiện khả năng ăn vào của gia súc mà còn giúp tăng
chất dinh dưỡng khi gia súc ăn vào.
Từ những thực tế về nguồn thức ăn ở địa phương nói trên cùng với những kết
quả nghiên cứu đi trước, tơi thực hiện đề tài: “Hồn thiện quy trình ủ chua rơm rạ
làm thức ăn gia súc” với mong muốn góp phần cải thiện chất lượng thức ăn ủ
chua.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hồn thiện quy trình ủ chua rơm rạ làm thức ăn gia súc.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu trạng thái nguyên liệu thích hợp cho quá trình ủ chua.
- Nghiên cứu tỷ lệ bổ sung thành phần phụ.
- Đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu hóa sinh của sản phẩm sau khi ủ.


2

1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn nghiên cứu khoa học.
- Làm quen với việc nghiên cứu khoa học như: Phương pháp bố trí thí
nghiệm, phương pháp tìm kiếm tài liệu, phương pháp thu thập và sử lý số liệu, cách
viết một bài báo cáo khoa học.
- Đề xuất phương án sản xuất thức ăn ủ chua thông qua việc ứng dụng vi
khuẩn lactic giúp tăng khả năng tiêu hóa, tăng giá trị dinh dưỡng và nâng cao hiệu
quả chăn nuôi.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tạo ra sản phẩm thức ăn chăn ni dễ tiêu hóa và thời gian bảo quản kéo

dài. Nhằm giúp người chăn ni giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm ủ chua
Ủ chua (silo) là kỹ thuật ủ yếm khí thức ăn thơ xanh có hàm lượng nước cao
(70 - 80%), nhờ hệ VSV lên men tạo ra axit lactic và một lượng nhất định các axit
hữu cơ khác. Do đó nhanh chóng đưa độ pH của thức ăn ủ hạ xuống 4 - 4,5; ở độ
pH này hầu hết các loại VSV và các men chứa trong thực vật đầu bị ức chế. Nhờ
vậy thức ăn ủ chua có thể bảo quản được hàng năm. Q trình lên men thức ăn xanh
xảy ra nhờ chính nhóm vi khuẩn lactic và nhóm vi khuẩn khác vốn có sẵn trên bề
mặt cây cỏ [4].
Với khả năng bảo quản thức ăn trong suốt một thời gian dài như vậy, phương
pháp ủ chua thức ăn giữ một vai trò rất lớn trong việc dự trữ thức ăn cho gia súc với
số lượng lớn.
2.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua
Ủ chua là phương pháp bảo quản thức ăn xanh cho gia súc đã có từ lâu. Ở
Châu Âu và ở Mỹ, ủ chua thức ăn cho gia súc đã được tiến hành cách đây hơn 100
năm. Theo thời gian, phương pháp ủ chua liên tục được cải tiến về mặt kỹ thuật.
Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu
hết các nước trên thế giới. Ngày nay, người ta thừa nhận rằng: Ngay cả ở các nước
nhiệt đới cũng cần ủ dự trữ thức ăn xanh cho mùa khơ. Thức ăn ủ ngồi cung cấp
năng lượng cịn cung cấp cho gia súc vitamin và khoáng chất. Ủ chua rất cần thiết
trong chăn nuôi, chúng không chỉ dự trữ thức ăn thơ xanh để điều hịa lượng thức ăn
trong các mùa vụ, thời tiết bất lợi cho trồng trọt mà cịn để chế biến thức ăn có
nguồn gốc động vật như các phụ phẩm của hải sản hay các lị mổ gia súc [19].

Một số q trình diễn ra trong ủ chua như:
- Hơ hấp hiếu khí
Là q trình đầu tiên của sự biến đổi khi ủ chua, là hiện tượng nhiệt độ tăng


4

lên do các tế bào thực vật còn sống sử dụng oxy khơng khí trong hố ủ cho q trình
hơ hấp tế bào. Bình thường sự hơ hấp hiếu khí chỉ bị dừng lại khi hố ủ bị sử dụng
hết oxy. Đường bị sử dụng làm giảm giá trị của thức ăn.
C6H12O6 + 6O2

6CO2 + 6H2O + 674 Kcal

Đây là q trình hơ hấp sinh nhiệt, nước và CO2 phân giải từ các chất hữu cơ
đặc biệt các cacbonhydrat, do đó làm thức ăn tổn thất về giá trị dinh dưỡng. Dấu
hiệu chính trong trong giai đoạn này là nhiệt độ hố ủ tăng lên. Vì vậy để giảm tổn
thất trong giai đoạn này cần hạn chế tối đa sự hơ hấp của tế bào thực vật. Có 3 nhân
tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ủ chua đó là: Tỷ lệ nước trong thức ăn, mức độ
thức ăn để loại trừ khơng khí và tốc độ đưa thức ăn vào ủ [13].
Do đó để thức ăn chưa ủ chua đạt hiệu quả tốt chúng ta cần đảm bảo các u
cầu sau:
- Hơ hấp yếm khí:
Sử dụng hết oxy trong hố ủ, tế bào thực vật không bị chết ngay mà chúng
vẫn tiếp tục sống thêm một thời gian nữa. trong quá trình này đường trong thức ăn
tiếp tục bị phân giải cho ra rượu và axit hữu cơ.
C6H12O6

3C2H5OH + 3CO2 + 25 Kcal


2C2H5OH + 5O2

2C2H4O6 + 2H2O

Trong quá trình này thức ăn đem ủ càng nhiều thì hơ hấp yếm khí xảy ra
càng lâu. Nhưng số lượng các axit hữu cơ sản sinh trong q trình này cịn ít không
đủ lớn để bảo quản thức ăn [4].
- Phân giải protein
Trong thức ăn đem ủ 70 - 90% nitơ tổng số tồn tại ở dạng protein. Sau khi
thu hoạch, protein bị phân giải làm hàm lượng protein có thể bị giảm bớt 50% sau
vài ngày phơi. Khi thức ăn đem ủ, quá trình phân giải protein vẫn tiếp tục xảy ra,
sản phẩm của quá trình này là các axit amin và peptit có độ dài ngắn khác nhau.
Q trình biến đổi liên tục đối với axit amin tạo ra NH3 vì sự có mặt của VSV và
các enzyme thực vật. NH3 sinh ra làm tăng pH trong hố ủ, làm giảm chất lượng thức
ăn ủ chua.


5

- Lên men vi sinh vật
Q trình hơ hấp tế bào là quá trình biến đổi do sự hoạt động của vi sinh vật
trong hố ủ chủ yếu là vi khuẩn lactic, axetic, butylic và các loài vi khuẩn khác.
Vi khuẩn lactic được chia làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất là homolactic (hoạt
động mạnh, có thể biến đổi từ một phân tử hexo thành 2 phân tử lactic mà không
sinh ra khí). Nhóm thứ hai là heterolactic (hoạt động yếu hơn homolactic, giải
phóng khí CO2 và NH3 trong q trình biến đổi tạo axit lactic).
Vi khuẩn axetic không giữ vai trị lớn trong q trình ủ chua, các vi khuẩn
butylic sản xuất ra butyric và giải phóng CO2, NH3, một số các axit amin. Nguyên
liệu chủ yếu cho vi khuẩn lactic hoạt động là hydratcacbon, vi khuẩn axetic là
hydrocacbon và rượu, còn vi khuẩn lên men thối là hydratcacbon, axit lactic và

protein [4].
Như vậy, muốn sản phẩm ủ đạt kết quả tốt cần tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn lactic hoạt động, vì vi khuẩn lactic làm giảm nhanh pH và giảm tổn thất dinh
dưỡng cho phụ phẩm đem ủ.
2.1.3. Hệ vi sinh vật trong thức ăn ủ chua
Vi sinh vật xuất hiện trong thức ăn ủ chua ngay từ khi cho thức ăn vào ủ.
Trên bề mặt của những cây thức ăn thường có những loại VSV khác nhau, số lượng
các VSV này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu (độ ẩm, nhiệt độ khơng khí), nơi sinh
trưởng, khoảng cách từ chuồng nuôi gia súc đến khu dân cư… [6]. Trong các loại
VSV ảnh hưởng tới quá trình ủ chua thì có những loại có ảnh hưởng tốt và cần thiết
nhưng cũng có những loại gây bất lợi cho ủ chua. Trong thành phần hệ VSV của
thực vật mới thu hoạch, số lượng vi khuẩn lactic ít hơn hẳn so với vi khuẩn gây
thối, số lượng vi khuẩn lactic chỉ chiếm 1% tổng số vi khuẩn bám trên bề mặt cây
cỏ, chúng phát triển trong điều kiện yếm khí và sự phát triển của chúng quyết định
chất lượng của thức ăn ủ chua [5].
Trong đó hai nhóm được quan tâm nhất là:
- Nhóm vi khuẩn lên men tạo axit lactic: Vi khuẩn lactic thường có trong
cây cỏ đang sinh trưởng với số lượng ít, nhưng chúng tăng nhanh sau khi thu hoạch,


6

đặc biệt là cây cỏ bị chặt nhỏ hay làm nát. Khi ủ chua, vi khuẩn lactic tiếp tục tăng,
chúng lên men phân giải hydratcacbon dễ hòa tan trong cây cỏ để tạo thành các axit
hữu cơ và chủ yếu là axit lactic, dẫn đến làm giảm độ pH của mơi trường. Trong
q trình ủ chua, q trình thủy phân hemixenluloza cũng xảy ra, giải phóng đường
pentoza và đường này cũng có thể được lên men để tạo axit lactic, axit axetic.
Steptococcus lactic, Lactobacterium lactic… loại hình cầu có khả năng lên men ở
giai đoạn hiếu khí và yếm khí, nhiệt độ thích hợp 52 - 540C. Loại hình gậy chỉ lên
men trong điều kiện yếm khí với pH > 4,5, nhiệt độ 27 - 350C. Trong quá trình ủ

chua có 3 yếu tố giúp cho vi khuẩn lactic phát triển nhanh là: Mơi trường yếm khí
của hố ủ, lượng đường trong nguyên liệu ủ và số lượng vi khuẩn lactic trên bề mặt
nguyên liệu ủ [13].
- Nhóm vi khuẩn lên men tạo axit axetic: Trong thức ăn mới ủ chua, nhóm
vi khuẩn Coli phát triển đầu tiên, chuyển đường của thực vật thành axit formic,
axetic, alcohol, CO2, axit lactic và một lượng nhỏ axit butyric… các vi khuẩn này
thuộc họ Enterobacteria.
Nhóm vi khuẩn này được coi là các vi khuẩn lên men axetic với sản phẩm
lên men chính của chúng là axit axetic. Môi trường lý tưởng cho sự phát triển của
nhóm vi khuẩn này là mơi trường gần trung tính (pH > 5). Sự phát triển của chúng
ảnh hưởng bởi nhiệt độ (chúng phát triển tốt nhất ở 20 - 400C, không phát triển ở
nhiệt độ từ 500C trở lên) và cũng ảnh hưởng bởi pH môi trường (pH < 4,5 khơng
phát triển). Vì vậy, chúng thường hoạt động ở giai đoạn đầu của quá trình ủ chua,
sau đó hoạt động yếu dần và bị ức chế khi pH đạt 4,5 - 3,8. Những vi khuẩn dạng
Coli cũng có khả năng phân hủy protein bằng các phản ứng khử amin và khử
cacbonxyl của các axit amin [13].
Enterobacteria thường có số lượng rất ít trong cây cỏ. Chúng là những vi
khuẩn yếm khí tùy tiện và có khả năng phân giải đường dễ tan để tạo ra axit axetic,
ethanol và hydro:
Glucoza

a.axetic + ethanol + 2CO2 + 2H2

Hoạt động trong giai đoạn đầu của lên men, ở môi trường hiếu khí pH > 4,5,


7

nhiệt độ 27 - 350C. Lên men glucose tạo thành sản phẩm cuối cùng chủ yếu là axit
lactic và axit axetic.

- Nhóm vi khuẩn lên men sinh axit butyric: Chúng phân giải axit lactic, chất
bột đường, protein, các axit amin tạo nên axit butyric làm tăng giá trị pH, trong quá
trình ủ chua protein bị phân hủy thành amoniac… tạo ra mơi trường kiềm, do đó
làm pH của mơi trường tăng lên, thức ăn dễ bị thối hỏng làm giảm giá trị dinh
dưỡng. Vi khuẩn butyric và vi khuẩn gây thối phát triển chuyển hóa đường thành
axit butyric, axetic, CO2, H2. Chúng cũng sử dụng cả axit axetic để hình thành axit
butyric. Vi khuẩn butyric phát triển tốt ở nhiệt độ 20 - 500C, nhiệt độ 350C là nhiệt
độ thích hợp nhất, với pH ≥ 4,2. Nếu pH < 4,2 vi khuẩn này sẽ chết [5].
- Nhóm vi khuẩn gây thối: Gồm trực khuẩn có nha bào và khơng nha bào,
chủ yếu sống trong điều kiện hiếu khí, nhiệt độ thích hợp trên 500C. Nhóm này
tham gia phân giải protein, amin thành các chất độc ngoài ra trong thức ăn xanh
đem ủ cịn có một số loại nấm mốc và các VSV khác.
2.1.4. Sự sinh trưởng và phát triển của VSV trong quá trình ủ chua
Sự sinh trưởng và phát triển của VSV phụ thuộc vào tỷ lệ các chất dinh
dưỡng trong thức ăn đem ủ, cũng như nhiệt độ, ẩm độ, pH, áp suất thẩm thấu và sự
có mặt các chất ức chế. Trong môi trường phù hợp, tế bào vi khuẩn sinh trưởng và
phân chia với tốc độ nhanh theo cấp số nhân. Nếu số lần phân chia là n(số thế hệ)
thì số tế bào sau n thế hệ là 2n. thực tế số tế bào ban đầu được coi là N0 nên N1= N0
x 2n (N1 số lượng vi sinh vật có sau n thế hệ) [4]. Vi sinh vật cấy vào mơi trường
thích hợp có thời gian thế hệ là 30 phút (nghĩa là số lượng tăng lên gấp đôi sau 30
phút). Nhưng không phải VSV tăng lên khơng ngừng, vì sau một thời gian nhất
định tốc độ sinh sản của chúng sẽ bị ngưng lại do nhiều nguyên nhân như pH, ẩm
độ, áp suất thẩm thấu, môi trường dinh dưỡng… Do vậy đồ thị diễn biến số lượng tế
bào VSV theo thời gian là một đường cong. Quá trình sinh sản của VSV theo 4 pha
như sau: pha lag (pha mở đầu hay pha tiềm tàng), pha log (pha lũy thừa hay pha
logarit), pha ổn định (Phase stationair), pha tử vong (Phase desdeclin). Pha mở đầu
phục thuộc vào sự thích ứng của VSV với điều kiện môi trường. Ở pha log VSV


8


sinh trưởng theo lũy thừa. Trong pha ổn định số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng
tế bào chết đi. Trong pha tử vong số lượng tế bào có khả năng sống giảm theo lũy
thừa, pha này chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh như pH, áp suất thẩm
thấu, độ ẩm…thì áp lực thẩm thấu của VSV có thể chịu đựng được trong khoảng 20
- 30 atm tương ứng với nồng độ muối < 2% và nồng độ đường 20 - 30% [18].
Trong thức ăn ủ chua hàm lượng axit lactic khá cao, axit hữu cơ này có tác
dụng tốt cho q trình tiêu hóa thức ăn như sau:
- Kích thích tiết dịch tiêu hóa khi gia súc ăn.
- Trung hịa lượng kiềm có trong nước bọt, giữ pH tương đối thấp góp phần
làm tăng độ axit chung trong dạ dày, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu thức ăn của
gia súc[17].
2.2. Kỹ thuật ủ chua
2.2.1. Hố ủ và địa điểm ủ
Địa điểm cũng như hố ủ là hai yếu tố rất quan trọng. Địa điểm lựa chọn để ủ
chua phải cao ráo, tránh đọng nước và thuận tiện cho quá trình sử dụng. Hình thức
hố ủ phù hợp với quy mô và địa điểm của từng khu vực, từng vùng, từng gia đình,
một số hình thức hố ủ có thể chọn để ủ chua thức ăn như là: Hố ủ xây bằng gạch, túi
chất dẻo, thùng phi…
2.2.2. Nguyên liệu
Việc sử dụng phế phụ phẩm trong chăn nuôi gia súc là một giải pháp chăn
nuôi phổ biến nhất, được áp dụng hầu hết ở tất cả các địa phương ở nước ta. Khi
dân số ngày một tăng nhanh, đất đai được ưu tiên cho canh tác cây trồng và xây
dựng đô thị, khu công nghiệp, thì diện tích các bãi chăn thả và nguồn cỏ tự nhiên sẽ
ngày càng bị thu hẹp. Điều này làm cho việc sử dụng phụ phẩm trong hệ thống chăn
nuôi gia súc ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết [15].
Dựa trên đặc điểm dinh dưỡng của một số loại phế phụ phẩm, nguyên liệu ủ
chua được chia thành 04 nhóm sau:
Nhóm 1: Các phế phụ phẩm có nhiều xơ, ít nitơ. Nhóm này gồm hầu hết các
phụ phẩm cây trồng quan trọng như rơm rạ và thân cây ngũ cốc, thân cây họ đậu,



9

các loại thân lá của những cây khác có độ tiêu hóa và lượng nitơ thấp.
Nhóm 2: Các phế phụ phẩm nhiều xơ, giàu nitơ. Nhóm này nói chung gồm
chất thải gia súc và bã bia.
Nhóm 3: Các phế phụ phẩm ít xơ và nghèo nitơ. Nhóm này gồm sản phẩm của
quá trình chế biến đường (rỉ mật), bã cam, bã dứa, vụn chuối và các sản phẩm khác
của cây thực phẩm chế biến.
Nhóm 4: Các sản phẩm phụ ít xơ và giàu nitơ. Nhóm này hầu hết gồm thơ dầu,
bột hạt có dầu và phụ phẩm lị mổ… [6]
Ngồi ra, dựa vào hướng ưu tiên cho gia súc chia thành 3 nhóm chính như sau:
Bảng 2.1. Phân loại phế phụ phẩm theo hƣớng ƣu tiên sử dụng cho gia súc
Loại phụ phẩm

Đặc điểm dinh dưỡng

Gia súc sử dụng

Nhóm 1: chất lượng tốt,

Protein cao, nhiều năng

Heo, gà, gia súc nhai lại

như: bánh dầu, lá khoai

lượng và chất khoáng


(sản xuất sữa)

Protein trung bình

Heo, gà, vịt, gia súc

mì…
Nhóm 2: chất lượng trung
bình, như: bánh dầu dừa,

nhai lại (sản xuất sữa)

dầu cọ, khoai lang…)
Nhóm 3: chất lượng thấp,

Protein thấp, nhiều xơ

Gia súc nhai lại (sản

như: rơm rạ, bã dừa, bã

xuất thịt và cày kéo),

mía, bã khoai mì…)

lạc đà, ngựa

Nguồn: Derendra (1997)
- Đặc điểm dinh dưỡng:
Hầu hết các loại phụ phẩm cây trồng thường có giá trị dinh dưỡng thấp. Ví dụ

như: rơm rạ, thân cây bắp, bao bắp, cùi bắp, ngọn mía, lá khoai lang, dây lang… nó
trở nên dồi dào, sẵn có và đủ để duy trì một số lượng lớn đàn gia súc ở hầu hết các
nước nhiệt đới, tuy nhiên hiện nay các loại thức ăn này lại được sử dụng chủ yếu ở
dạng chưa chế biến nên giá trị dinh dưỡng cũng như tỷ lệ tiêu hóa thấp. Chúng được
gia súc ăn vào như để lấp đầy khoảng trống trong dạ cỏ hơn là sử dụng một nguồn
dinh dưỡng. Vì vậy, ngành chăn ni gia súc chỉ dựa trên nguồn phế phụ phẩm cây


10

trồng không được chế biến sẽ không cho hiệu quả cao, mà ngược lại sẽ khiến cho
đàn gia súc sinh trưởng và thành thục chậm, khả năng sinh sản kém, năng suất sữa
thấp không đủ để nuôi con [8].
Một trong những phụ phẩm cây trồng được dự trữ và sử dụng với số lượng
nhiều hơn cả trong chăn nuôi gia súc là rơm lúa, ví dụ như: Thái Lan, 75% lúa rẫy
và 82% rơm lúa được sử dụng cho trâu bị, ở Bangladesh là 47%. Đối với nước ta
thì có tới 20 triệu tấn rơm lúa được sử dụng cho chăn nuôi gia súc mỗi năm và đây
cũng là nguồn thức ăn chính cho đàn gia súc ở các tỉnh phía Nam trong thời điểm
mùa khơ và các tỉnh phía Bắc vào những dịp mùa đông, lạnh giá [3].
Tuy nhiên, khi phơi khô không những giá trị dinh dưỡng thấp và khơng cân
đối mà khối ngun liệu cịn trở nên cồng kềnh chiếm nhiều diện tích khi dự trữ.
Tóm lại, phế phụ phẩm có một số đặc điểm chung sau đây:
- Khó có thể sử dụng phế phụ phẩm trong chăn nuôi theo hướng công
nghiệp bởi số lượng và chất lượng của nó khơng ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ thu
hoạch nên khó có thể áp dụng trong thực tiễn sản xuất với quy mô lớn.
- Phế phụ phẩm thường mất cân đối về mặt dinh dưỡng so với nhu cầu của
gia súc, ví dụ như: Đối với rơm rạ, cỏ khơ, bã mía, … có hàm lượng protein thấp,
đối với một số loại khác như: rỉ mật. bã bia, … lại có hàm lượng xơ thấp. Những
yếu tố này làm cho khẩu phần ăn của gia súc mất cân đối nếu như chúng không
được sử lý hoặc được sử lý một cách riêng rẽ.

- Cồng kềnh, khó vận chuyển và tốn nhiều diện tích dự trữ như: rơm rạ, cỏ
khơ, bã mía, thân cây lạc… [12].
Nhìn chung, hầu hết các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, bã mía,
thân cây lạc…) cần phải qua xử lý thì sử dụng mới có hiệu quả đối với gia súc. Như
vậy, trong thực tế sản xuất cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn phế phụ phẩm, đặc biệt là các phụ phẩm có hàm lượng chất xơ cao như
rơm rạ. Cơ sở để tìm ra những giải pháp thích hợp là phải hiểu rõ bản chất tiêu hóa
của các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ trong dạ cỏ


11

2.3. Đặc điểm về hệ tiêu hóa ở gia súc nhai lại
Đặc điểm nổi bật về tiêu hóa của gia súc nhai lại nói chung là sự lên men thức
ăn ở dạ cỏ nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ.
Môi trường dạ cỏ và hệ vi sinh vật dạ cỏ đóng một vai trị quan trọng cho quá
trình lên men thức ăn trong dạ cỏ. Những loại thức ăn khác nhau, những khẩu phần
khác nhau có thể làm thay đổi môi trường và hệ vi sinh vật dạ cỏ, từ đó ảnh hưởng
đến khả năng tiêu hóa thức ăn ở gia súc [4].
Đây là cơ sở khoa học để xây dựng các phương pháp cải tiến (xử lý thức ăn,
bổ sung thức ăn tinh, cân đối khẩu phần, kỹ thuật cho ăn…) sao cho việc sử dụng
thức ăn, đặc biệt là rơm rạ trong khẩu phần của gia súc mang lại hiệu quả cao nhất.
2.3.1. Hệ vi sinh vật dạ cỏ
 Đặc điểm giải phẫu học:
Dạ dày 4 túi của lồi nhai lại (trâu, bị, dê, cừu) có cấu tạo đặc biệt (khác dạ
dày đơn) để thích nghi với điều kiện tiêu hóa thức ăn thơ xơ. Bốn túi đó là: dạ cỏ, dạ
tổ ong, dạ lá lách và dạ múi khế.
Dạ cỏ to nhất chiếm 2/3 dung tích củ dạ dày, dạ tổ ong liên thông rộng với dạ
cỏ, dạ lá sách gồm nhiều lá to nhỏ khác nhau như những trang sách để dễ ép thức ăn
nửa lỏng xuống dạ múi khế. Dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách được gọi là dạ dày trước,

mặt trong phủ đầy chất sừng, khơng có tuyến tiêu hóa. Từ thượng vị dạ dày có rãnh
thực quản hình lịng máng chạy băng qua dạ tổ ong vào dạ lá sách. Dạ múi khế có
niêm mạc mặt trong gấp nếp dọc giống như múi khế, có cấu tạo niêm mạc và có
tuyến vị giống như dạ dày đơn.
Đặc điểm dạ dày 4 túi tạo ra sự khác biệt lớn giữa tiêu hóa của nhai lại và
tiêu hóa ở những loại dạ dày đơn:
- Dung tích dạ dày 4 túi lớn, thích hợp cho việc dự trữ và phân giải một khối
lượng lớn thức ăn thôi cồng kềnh như rơm, cỏ…
- Có hệ vi sinh vật dạ cỏ phong phú, bao gồm vi khuẩn yếm khí, protozoa và
nấm. Đây là những vi sinh vật có lợi, khơng gây bệnh cho gia súc. Dạ cỏ có mơi


12

trường lý tưởng cho quần thể vi sinh vật khổng lồ này sinh tồn, phát triển và tham
gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.
 Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ VSV dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần ăn. Tính từ
năm 1941 những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về sinh vật dạ cỏ đến nay đã có tới
hơn 200 lồi VSV dạ cỏ được mơ tả và ít nhất có 20 lồi protozoa đã được xác định.
Vi sinh vật dạ cỏ bao gồm: Vi khuẩn, nấm, protozoa, mycoplasma, các loại vi rút và
thể thực khuẩn. Mycoplasma, vi rút có thể thực khuẩn khơng đóng vai trị quan
trọng trong tiêu hóa xơ. Quần thể VSV dạ cỏ có sự biến đổi theo thời gian và phụ
thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn, mật độ vi khuẩn, protozoa và nấm biến động
theo thứ tự trong khoảng 109 - 1010, 105 - 106, 103 - 105 trong 1 ml dịch dạ cỏ. Hệ
VSV dạ cỏ đều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ
quá trình lên men các chất dinh dưỡng. Gia súc nhai lại được thỏa mãn nhu cầu dinh
dưỡng nhờ vào các sản phẩm của quá trình lên men trong dạ cỏ tế bào VSV, axit
béo bay hơi và trong một số trường hợp từ các chất dinh dưỡng thoát qua, thành
phần của tế bào VSV dạ cỏ tương đối ổn định [19].

- Một số đặc điểm của hệ vi sinh trong dạ cỏ:
 Bacteria là vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại thường chiếm số
lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong q trình tiêu hóa xơ.
Bacteria là tác nhân chính phân hủy chất xơ (là thành phần bền vững của tế bào thực
vật). Chúng bao gồm các loại sau đây:
- Bacteria tự do trong dịch cỏ.
- Bacteria bám vào các mẩu thức ăn.
- Bacteria trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô
- Bacteria bám vào Protozoa.
Trong q trình tiêu hóa, thức ăn liên tục đi xuống dạ múi khế và bị tiêu hóa.
Chúng trở thành nguồn protein có giá trị sinh học cao cho gia súc nhai lại. Vi khuẩn
Bacteria cần bám vào các mẩu thức ăn để tiêu hóa xơ nhưng cũng có một số loại có
khả năng tiết ra ngồi men tiêu hóa cellulose, các men đó dạng bọc, chúng phân hủy


13

cellulose, cellobiose gồm 2 phân tử glucose. Cellobiose lại được tiếp tục lên men để
tạo thành các axit béo bay hơi.
Những loại Bacteria quan trọng nhất tiêu hóa xơ là: Ruminococcus,
Butyrivibrio, Selenomonas, Bacteroides [19].
 Động vật nguyên sinh (Protozoa): Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia
súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô. Trong dạ cỏ Protoza số lượng ít hơn Bacteria,
protozoa có số lượng khoảng 105 - 106 tế bào/gam chất chứa dạ cỏ. Người ta tìm
thấy 2 nhóm protozoa chính trong dạ cỏ. Nhóm thứ nhất phát triển mạnh khi gia súc
ăn khẩu phần ăn có nhiều chất sơ cùng với tinh bột. Nhóm thứ 2 phát triển khi gia
súc ăn khẩu phần ăn có nhiều xơ nhưng bổ sung rỉ mật hoặc cỏ non thì Protozoa tiêu
hóa tinh bột, đường với tốc độ rất nhanh, do đó tinh bột, đường khơng bị vi khuẩn
lên men để biến thành các axit béo bay hơi. Vì lý do đó mà Protozoa góp phần làm
ổn định pH dạ cỏ. Protozoa cịn ăn và tiêu hóa các Becteria làm giảm số lượng

Bacteria bám vào các mẩu thức ăn. Những số liệu của Soetanto - 1986 cho biết khi
loại bỏ Protozoa khỏi dạ cỏ cừu làm tăng số lượng Bacteria và tăng tỷ lệ tiêu hóa
chất khơ lên thêm 18% [19].
 Nấm yếm khí: Mới được tìm thấy trong những năm gần đây, nhưng chúng
có một vai trị quan trọng. Chúng là sinh vật đầu tiên xâm nhập và công phá cấu trúc
các mô tế bào thực vật của nấm cho phép Bacteria bám vào và tiếp tục tiêu hóa
cellulose [4].
Từ những đặc điểm trên hệ vi sinh vật dạ cỏ thực hiện hai chức năng chính:
Một là: Giúp gia súc có thể sử dụng thức ăn thơ và tiêu hóa xơ. Biến đổi chất
xơ và đường pentonsan của thức ăn thành các axit hữu cơ mà cơ thể sử dụng được
(gọi chung là các axit béo bay hơi). Đây cũng chính là lý do tại sao chúng ta lựa
chọn phế phụ phẩm như: rơm rạ, bã mía, thân lá lạc… để chăn nuôi gia súc.
Hai là: Trong dạ cỏ, vi sinh vật tổng hợp nên những chất dinh dưỡng, chúng
tổng hợp hoặc sản xuất ra tất cả các vitamin nhóm B, vitamin K và tất cả các axit
amin thiết yếu cho vật chủ trong mối quan hệ cộng sinh. Chúng có khả năng sử
dụng những hợp chất nitơ phi protein để biến thành các chất dinh dưỡng có giá trị
hơn cho vật chủ.


14

2.4. Các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nhiều năm gần đây tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi ở
nước ta ngày càng được chú trọng cả về quy mô và chất lượng, những tiến bộ trong
lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn ủ chua gia súc đã góp phần khơng nhỏ vào
cải thiện năng suất cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội và hướng tới xuất khẩu. Rất nhiều nghiên cứu về chế biến phụ
phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc đem lại kết quả tốt như: Ủ chua thân cây
ngơ già, thân lá lạc, bã mía, ngọn lá sắn, chế biến rơm lúa bằng urê, xút…

Nguyễn Xuân Ba(1997), Sử dụng rơm xử lý urê làm thức ăn cho lồi nhai
lại; Tuyển tập các cơng trình nghiên cứu khoa học và kinh tế nông nghiệp, Lê Xuân
Cương(1994), Biến rơm cỏ thành thịt sữa; Trung ương hội nông dân Việt Nam,
(2006), Kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc trong chăn ni hộ gia đình; Nguyễn Văn
Thưởng, (2009), Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua ni bị thịt giai đoạn vỗ
béo trong nông hộ; Nguyễn Xuân Trạch và cs (2000), Đánh giá hiệu quả của rơm
xử lý urê, Nguyễn Xuân Trạch (2003), Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Trong khoảng 2 thập kỷ qua không chỉ các nước đang phát triển và tổ chức
FAO coi việc nghiên cứu chế biến và sử dụng nguồn phụ phẩm nghiên cứu như một
chiến lược quan trọng mà ngay cả các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến như một số
nước Bắc Âu cũng hết sức quan tâm [15]. Trên thế giới đã có nhiều những cơng
trình nghiên cứu áp dụng các biện pháp xử lý rơm khác nhau như: áp dụng các biện
pháp vật lý như: Băm nhỏ, xay nghiền nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc của rơm rạ
để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và khả năng ăn vào. Việc say nghiền có thể làm tăng giá
trị tiêu hóa của rơm và lượng ăn vào của gia súc lên 30%, nếu kết hợp xay nghiền
với xử lý bằng kiềm thì 2 chỉ tiêu trên có thể tăng lên 50% theo kết quả nghiên cứu
của Chamberlain, 1989. Gần đây, một số nghiên cứu tập trung vào việc xử lý vật lý
và hóa học bằng cách băm nhỏ, làm dập, song song với việc đưa hóa chất vào và
cuốn thành cuộn trịn, sau đó bọc bằng túi nilon (Enishi, 1997)… thơng qua kết quả


15

nghiên cứu đã được công bố cho thấy, các phương pháp trên không chỉ cải thiện
được giá trị dinh dưỡng của rơm mà còn thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển.
Ngoài ra, Zhang và ctv, 1997 đã nghiên cứu xử lý rơm bằng các bức xạ sóng viba
(microware radiation) ở tần số 2450 MHz và cường độ 600W. Kết quả thu được cho
thấy cọng rơm sau xử lý mềm hơn, bị ăn được nhiều hơn [12].
Ngồi những biện pháp vật lý, việc xử lý rơm làm thức ăn cho gia súc cịn

được tập trung nghiên cứu nhiều thơng qua các biện pháp hóa học. Điển hình như
Han và Garret, 1986 đã liệt kê 26 phương pháp xử lý hóa học có thể áp dụng để cải
thiện chất lượng của rơm lúa, như: xử lý với NaOH, Ca(OH)2, NH3, Urê, muối ăn,
nước tiểu… các tác giả kết luận rằng, trong tất cả các phương pháp đã thử nghiệm
thì việc xử lý rơm với Urê - NH3 là thích hợp hơn cả trong điều kiện chăn nuôi nông
hộ. Việc xử lý rơm với Urê - NH3, ngoài việc phá vỡ cấu trúc xơ, tăng khả năng tiêu
hóa thức ăn và cung cấp N cho hệ VSV dạ cỏ sử dụng. Việc ủ rơm với urê đã làm
tăng giá trị dinh dưỡng của rơm, tăng khả năng tiêu thụ rơm của gia súc, cải thiện
được mơi trường dạ cỏ. Từ đó, sức sản xuất của gia súc và hiệu quả kinh tế cũng
tăng lên, theo kết quả nghiên cứu của Prasad và ctv, 1998; Habib và ctv, 1998;
Chesson và Prskov, 1984; Rode và ctv, 1996.


×