Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THIẾT kế và sử DỤNG TCHT NHẰM PHÁT TRIỂN KN đếm CHO TRẺ 5 6 TUỔI và THỰC NGHIỆM sư PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.47 KB, 45 trang )

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TCHT NHẰM PHÁT TRIỂN KN
ĐẾM CHO TRẺ 5-6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Nguyên tắc của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm
phát triển KN đếm cho trẻ 5-6 tuổi
Căn cứ vào lý thuyết tâm lý học, những định hướng đổi
mới về giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên
cơ sở nghiên cứu về lí luận và thực tiễn thì việc thiết kế và sử
dụng TCHT nhằm phát triển KN đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi cần
dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:



Việc thiết kế và sử dụng TCHT trong quá trình

phát triển KN đếm cho trẻ 5-6 tuổi cần phải góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và nội
dung phát triển KN đếm cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
Nghiên cứu, thiết kế và sử dụng TCHT đa dạng và
phong phú dựa trên cơ sở gắn liền với mục tiêu giáo dục, phát
triển toàn diện nhân cách trẻ, cụ thể là phát triển KN đếm cho
trẻ. Gắn nhiệm vụ nhận thức với nhu cầu, hứng thú của trẻ,
kích thích tính tích cực chủ động khi tham gia trị chơi, giúp
trẻ có cơ hội vận dụng vốn kiến thức, KN và kinh nghiệm để
giải quyết nhiệm vụ chơi. Qua đó sử dụng KN đếm ở mực độ


cao hơn như khái quát số lượng đối tượng bằng các thẻ số từ 1
– 10 qua các trò chơi, bài tập, giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ
đếm khi chơi với tốc độ nhanh nhất có thể, trẻ thực hiện
nhiệm vụ chơi một cách tích cực, chủ động, độc lập khi chơi,


hạn chế sự can thiệp giúp đỡ từ xung quanh.



Phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc

điểm phát triển KN đếm cho trẻ 5-6 tuổi
Việc thiết kế TCHT phải phù hợp với đặc điểm nhận
thức, đặc điểm phát triển KN đếm của trẻ 5 – 6 tuổi và làm
cho KN đếm ngày càng được nâng cao. Vì thế, trò chơi phải
giúp trẻ phát triển KN lựa chọn giác quan phù hợp với nhiệm
vụ, giúp trẻ vận dụng những KN đã có để tiến hành nhiệm vụ
chơi thơng qua việc thực hiện đúng hành động chơi, tuân theo
luật chơi một cách chính xác và hiệu quả. Bởi vậy, khi thiết kế
các trò chơi cho trẻ cần lựa chọn nội dung, phương pháp, hình
thức và phương tiện cho phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ phát
triển KN đếm như sử dụng các bài tập có nội dung đa dạng,
nâng cao dần độ khó giữa các lượt chơi, kết hợp sử dụng các
phương pháp dùng lời, giải thích thay vì các thao tác hành
động mẫu, lồng ghép nội dung đếm trong các hoạt động khác.



Cần hướng vào trẻ nhằm phát huy tính tích

cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi


TCHT dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vì vậy mà khi
thiết kế và sử dụng chúng ta cần đặc biệt chú ý đến đến trẻ,

hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, vì sự phát triển của
chính trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực, độc lập,
sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi.Trong chò chơi trẻ phải
là chủ thể hoạt động, trẻ chủ động khám phá, tìm kiếm và trải
nghiệm các tình huống thực tiễn trong khi chơi, làm phong
phú vốn kinh nghiệm của mình nhằm thỏa mãn như cầu chơi
và nhu cầu nhận thức. Giáo viên tạo điều kiện và là điểm tựa
để trẻ tìm kiếm cách giải quyết vấn đề và đi tới kết luận cụ
thể, trong khi chơi trẻ được vận dụng vốn kinh nghiệm của
mình đã có vào hồn cảnh mới, thử sức mình trong các điều
kiện khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Bởi vậy, khi
thiết kế và sử dụng TCHT cần hướng vào trẻ nhằm phát huy
tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi.



Phải phù hợp với cơ sở vật chất của địa

phương, của trường, của lớp.
Khi thiết kế bất kì TCHT nào điều chúng ta quan tâm tới
là KN thực hiện và tính khả thi của trị chơi. Vì vậy, giáo viên
cần quan tâm tới cơ sở vật chất của trường lớp, địa phương
xem có phù hợp với trị chơi đó hay khơng. Chẳng hạn, khi
chúng ta muốn tổ chức TCHT ngồi trời cho trẻ thì giáo viên


cần xem xét khơng gian diện tích chơi, sân chơi và đồ chơi có
hợp vệ sinh hay khơng, đồ dùng có bền và an tồn đối với trẻ
khơng, đồ chơi có sẵn hay tự tạo và quan trọng là phải phù
hợp với mục đích giáo dục…Do đó, khi thiết kế TCHT, giáo

viên cần tìm hiểu rõ điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp,
địa phương để trò chơi được tổ chức đạt hiệu quả cao nhất
trên trẻ.
Cách thức thiết kế TCHT nhằm phát triển KN đếm
cho trẻ 5-6 tuổi
Xác định được mục tiêu, nội dung phát triển KN đếm
cho trẻ 5-6 tuổi
Phù hợp với quy luật phát triển chung của lứa tuổi, của
cá nhân trẻ với thực tiễn của điều kiện học tập tại nhóm lớp
trẻ ở địa phương. Cụ thể:
Nội dung phát triển KN đếm cho trẻ 5 – 6 tuổi của TC
cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung phát triển KN đếm cho trẻ
của chương trình giáo dục theo quy định. Ta có thể thực hiện
theo các bước:
-

Thiết kế nội dung cần phát triển KN đếm cho trẻ 5 –

6 tuổi theo chương trình giáo dục hiện hành.


-

Phân tích trình độ nhận thức của trẻ về KN đếm qua

quan sát, trò chuyện, bài tập để khảo sát về mặt kiến thức,
KN, thái độ của trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.
KN đếm.

Lập bảng tóm tắt về mặt kiến thức, KN của trẻ về



Bảng tóm tắt về các mặt kiến thức, KN KN đếm ở trẻ
Mục
tiêu

Nội dung phát triển
KN đếm

Phát
triển KN
đếm
- Phong
phú, đa
dạng,
chính
xác.

Kiến thức:
- Biết đếm xác định số
lượng các nhóm đối
tượng trong phạm vi số
đã học và đếm theo KN.
- Khái quát số lượng
các nhóm đối tượng
bằng thẻ chấm trịn và
thẻ số; hiểu ý nghĩa các
con số.
- Biết đếm xác định thứ
tự các đối tượng trong

dãy đối tượng.
- Biết dùng thẻ số để
xác nhận vị trí, thứ tự
của các đối tượng.

Đồ chơi
-Hình
mẫu
-Tranh
ảnh
-Thẻ số
-Lơ tơ
-Kí hiệu

Hành động
chơi

Nhóm
chơi

Tình
huống
chơi
- Nhận biết - Cá nhận Theo
- Phân biệt - Nhóm
tình
- So sánh
- Tổ
huống
- Tìm kiếm - Cả lớp

- Đóng
Phỏng
vai
đốn
- Thi đua
- Đố đốn
- Đóng vai

Kết quả
chơi

Luật
chơi

Thể hiện
qua kết
quả của
hành
động
chơi

- Những
quan hệ
thật
- Những
quan hệ
chơi
- Hành
động với
đồ chơi,

bạn
chơi.
- Trật tự
các hành
động
Kết
quả
chơi.


Thiết kế các trị chơi có đầy đủ cấu trúc (nhiệm vụ chơi,
hành động chơi, luật chơi) phù hợp với nội dung phát
triển KN đếm cho trẻ 5-6 tuổi.
Mỗi yếu tố TC cần có nội dung, hình thức, điều kiện phù
hợp với nội dung phát triển KN đếm cho trẻ, với đặc điểm
cá nhân và lứa tuổi trẻ.
Các bước để thiết kế TCHT cho trẻ 5 – 6 tuổi:
Bước 1. Lựa chọn nhiệm vụ nhận thức
Nhiệm vụ chơi (nhận thức) chính là nội dung của KN
đếm cần hình thành và phát triển cho trẻ được xác định ở
cột 2 bảng 3.1.
Trước hết để xác định nhiệm vụ trò chơi, giáo viên cần
xác định mục đích của trị chơi, qua đó xác định được các
kiến thức cần củng cố hay phát triển cho trẻ và giáo viên sẽ
xác định cho trẻ chơi nội dụng phù hợp.
Trong bước này, giáo viên cần xác định đâu là nhiệm vụ
chơi chính của trẻ, qua nhiệm vụ chơi đó, giáo viên sẽ lựa
chọn TCHT thích hợp để đưa vào thiết kế. Trong các TCHT
nhằm phát triển KN đếm cho trẻ 5-6 tuổi, nhiệm vụ chơi
chính là mục đích mà TCHT hướng tới đó là việc KN đếm



nhanh và chính xác của trẻ về các đối tượng và khái quát số
lượng đối tượng đó bằng thẻ số. Nhiệm vụ chơi sẽ là sợi chỉ
dọc xuyên suốt trò chơi để hướng trẻ tới một mục đích nhất
định, bởi vậy, thiết kế TCHT phải bảo đảm đầy đủ các
nhiệm vụ để cho trẻ thực hiện, từ đó mục đích đưa ra cho
trẻ thực hiện mới có hiệu quả tốt nhất. Để mở rộng kiến
thức và có những tài liệu phong phú cho việc tổ chức TCHT
sao cho phù hợp và gây hứng thú cho trẻ, ta cần đi tìm tài
liệu co liên quan tới vấn đề dạy học cụ thể là việc phát triển
KN đếm cho trẻ.
Chúng ta có rất nhiều nguồn sưu tầm tài liệu khác nhau,
có thể sưu tầm qua mạng, sách báo hay kinh nghiệm từ
những người đồng nghiệp,… Tuy nhiên khi sưu tầm tài liệu,
chúng ta cần phải chú ý tới nội dung và phạm vi sưu tầm,
tránh tình trạng sưu tầm bừa bãi những tài liệu không phù
hợp với nội dụng dạy học, tài liệu cần đa dạng, phong phú
cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức, tránh sự rập khn
giữa các tài liệu để từ đó chúng ta có thể tham khảo và lựa
chọn được nội dung phù hợp với vấn đề mình quan tâm.
Hơn nữa, để việc sưu tầm tài liệu mang lại hiệu quả cao,
mỗi chúng ta cần có sự chắt lọc tinh tế đối với các tài liệu
đó, chẳng hạn như từ một trò chơi dạy trẻ mẫu giáo đếm số


lượng, ta có thể điều chỉnh một vài thành phần trong trị
chơi đó như luật chơi, cách chơi,.. để thay thế thành trò chơi
nhằm phát triển KN đếm cho trẻ theo mục đích dạy học của
mình. Bởi vậy, giáo viên cần những KN đọc tài liệu chọn

lọc để lựa chọn được những thơng tin có ích.
VD: Trị chơi “Truyền tin” – phụ lục 4.
Mục đích bao gồm:

- Nâng cao và phát triển KN đếm

cho trẻ
- Phát triển giác quan cho trẻ
Bước 2. Lựa chọn đồ chơi
Số lượng đồ chơi và kiểu loại đồ chơi tùy thuộc vào mục
đích, nội dung việc tổ chức cho trẻ 5-6 chơi TCHT nhằm
phát triển KN đếm. Số lượng đồ chơi đưa vào trị chơi
khơng nên quá lớn,chỉ nên vừa đủ, đồ chơi nên có hình thức
đơn giản, dễ tri giác, dễ hiểu, dễ hành động cho trẻ dễ tri
giác và hành động với chúng. Nên thay đổi đồ chơi trong
mỗi lần chơi để trẻ chơi khơng bị nhàm chán.
VD: Trị chơi “Ai nhanh, ai đúng?” – phụ lục 4.
Cô chuẩn bị 50 x 3 tấm lơ tơ in hình ảnh các nhóm đối
tượng từ 1 đến 10.Trong đó có 5 tấm ảnh có số lượng đối
tượng như nhau,. (VD: 1 bông hoa hồng, 1 quả dưa hấu, 1


quả cam, 1 quả đu đủ, 1 quả xoài thuộc nhóm 5 tấm ảnh có
số lượng đối tượng là 1)
Bước 3. Thiết kế hành động chơi
Hành động chơi tùy thuộc vào mục đích, nội dung của
việc phát triển KN đếm cho trẻ, có thể là hành động ( giấu
tìm, đố, đốn, so sánh, phân nhóm,…) Cụ thể VD như:
Hành động nhận biết: Trẻ thích tìm hiểu khám phá
những sự vật mới lạ như học đếm từ các bộ phận trên cơ thể

trẻ, những vật dụng trong gia đình hay đồ chơi trên lớp,…
Giáo viên có thể dựa vào nhu cầu này để thiết kế TCHT
nhằm phát triển KN đếm cho trẻ.
Hành động so sánh: So sánh các đối tượng theo số
lượng. Xếp thành bộ, phân nhóm các đối tượng có số lượng
bằng nhau, vị trí sắp xếp của các nhóm đối lượng để giải
quyết nhiệm vụ của trò chơi
VD: “Trò chơi “Tìm hàng xóm” – Phụ lục 4,
Cách chơi:
Cho trẻ ngồi hình vịng cung, phát cho mỗi thẻ một tấm bìa có
vẽ số lượng chấm trịn.
Cơ giơ cao một thẻ số bất kì. Trẻ nào có tấm bìa số
lượng chấm trịn bằng với thẻ số của cơ sẽ đứng lên và giơ
tấm bìa của mình lên, và hơ “Xin chào các bạn hàng xóm,


tơi mới chuyển nhà tới đây”. Các bạn có tấm bìa có số
lượng chấm trịn ít hơn đứng bên trái, nhiều hơn đứng bên
phải, sao cho số chấm trên tấm bìa của hai bạn đứng cạnh
nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.
Hành động giấu tìm: Giáo viên có thể cho trẻ tìm một số
lượng nhất định các đồ vật ở những vị trí nhau như trên bàn,
trong ngăn kéo…
Hành động đóng vai: Hành động này của trẻ trong các
TC phát triển KN đếm sẽ kích thích sự hứng thú của trẻ bởi
nó thể hiện những mong muốn được thực hiện trong cuộc
sống hàng ngày, thúc đẩy sự tham gia tích cực của trẻ
VD: Trò chơi: “Người đưa thư” – Phụ lục 4, cho trẻ
đóng vai làm người đưa thư
Hành động đố và đoán: Trong CTHT đây là những hành

động giúp trẻ thõa mãn trí tị mị, nhu cầu giao tiếp và tìm
hiểu thế giới xung quanh.
VD: Trị chơi “Vượt chướng ngại vật”- phụ lục 4
Cách chơi: (Cho trẻ đoán số lượng đối tượng có trong
hình ảnh mà cơ đưa ra)
Mỗi lượt chơi cơ sẽ chọn và giơ một hình ảnh có số
lượng đối tượng trong ảnh từ 1 đến 10. Bạn đầu hàng sẽ
phải tìm trong sấp lơ tơ của mình hình ảnh có số lượng dấu


chấm tương ứng với số lượng đối tượng có trong hình ảnh
mà cơ giơ lên. Cơ sẽ xác nhận xem bạn nào trả lời đúng.
Bạn nào trả lời đúng sẽ được tung súc sắc, số chấm trên
mặt súc sắc tung được sẽ ứng với số ô mà bạn vừa trả lời
câu hỏi được tiến lên phía trước để về đích. Trẻ sẽ tiến về
đích bằng cách nhảy lị cị vào đúng ô gạch, nhảy sai hoặc
chạm vạch sẽ phải dừng ngay tại ơ đó, và đợi lượt câu hỏi
tiếp theo. (VD: Trẻ tung được mặt 6 trong súc sắc, trẻ được
tiến lên 6 ơ bằng cách nhảy lị cị, tùy nhiên đến ô thứ 4 trẻ
nhảy sai hoặc chạm vạch, trẻ sẽ phải dừng lại ở ô thứ 4 và
đợi lượt câu hỏi tiếp theo)
Bước 4. Xây dựng hình thức chơi
Giáo viên cần tùy theo mục đích, nội dung, đồi chơi,
hành động chơi, KN chơi, địa điểm chơi, số lượng trẻ để
xác định xem cho trẻ chơi theo hình thức cá nhân hay theo
nhóm.
Chơi theo cá nhân thích hợp khi KN đếm của trẻ còn
nghèo, và khi giáo viên muốn trẻ cải thiện hơn KN đếm của
mình, hay khi trẻ thích chơi một mình, khơng gian hẹp.
VD: Trị chơi “Người đưa thư – phụ lục 4”, Trẻ độc lập

đóng vai người đưa thư và tự tìm phương án giải quyết trò
chơi.


Chơi theo nhóm khi KN đếm của trẻ trở nên nhanh,
chính xác hơn, khi trẻ biết thỏa thuận với bạn về nội dung
chơi, vai chơi, không gian rộng, số trẻ tham gia đơng.
VD: Trị chơi “Tìm nhóm cho tơi – phụ lục 4”, trẻ chơi
theo nhóm, cơ phát cho mỗi nhóm 3 giỏ, chia đều cho mỗi
nhóm 30 tấm lơ tơ bất kìin hình ảnh các nhóm đối tượng có
số lượng từ 1 đến 10; sau đó yêu cầu các nhóm tìm và xếp
cho cơ các lơ tơ có số lượng đối tượng từ 1-3, 4-6, 7-10 vào
mỗi giỏ đồ của nhóm. Nhóm nào thực hiện xong nhiệm vụ
sẽ hơ “hồn thành” để xác nhận hồn thành nhiệm vụ của
nhóm mình
Bước 5. Tạo tình huống chơi
Cũng tùy thuộc vào mục đích, nơi dung, đồ chơi, hành
động chơi, KN chơi, địa điểm chơi, số lượng trẻ để xây
dựng nên tình huống chơi.
- Tình huống mơ phỏng: Trẻ mơ phỏng lại số lượng các
đối tượng bằng thao tác của bản thân, VD: Gõ vào lưng bạn
số nhịp bằng với số lượng đồ vật thấy được,…
- Tình huống bằng những câu truyện do cô giáo tự
tưởng tượng ra để làm hấp dẫn thêm cho hành động chơi
của trẻ.


- Tình huống chơi thi đua: là những tình huống rất
phong phú và phổ biến, nó hướng sự cố gắng của trẻ đến kết
quả chung, nó khiến trẻ nỗ lực tìm cash giải quyết nhiệm vụ

của trị chơi.
Bước 6. Xây dựng luật chơi
Luật chơi là yếu tố cơ bản của TCHT, nó quy định người
chơi phải làm gì, làm như thế nào. Luật chơi tạo nên sự liên
tục trong quá trình chơi, luật chơi rèn luyện tính kiềm chế
cho trẻ. Những luật này cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành
động chơi là đúng hay sai. Vì vậy, luật chơi phải tỉ mỉ, rõ
ràng, quy định hành động chơi.
VD: Trò chơi “Người đưa thư” – phụ lục 4
Đội thắng là đội nhận được tin nhắn chính xác và chọn
đúng chữ số
Bước 7. Dự đoán kết quả chơi
Ban đầu giáo viên chơi tưởng tượng trong đầu quá trình
chơi của trẻ sao cho trị chơi hợp lý giữa nội dung và hình
thức cũng như phù hợp với KN chung của trẻ 5-6 tuổi. Sau
đó giáo viên tổ chức cho một số trẻ chơi thử để đánh giá trị
chơi thơng qua các tiêu chí: sự phù hợp của nội dung và
hình thức, sự hứng thú, KN của trẻ, điều kiện vật chất.


Những đánh giá này cần khách quan, chi tiết để trị chơi
được hồn thiện nhất.
Bước thử nghiệm trị chơi là một bước hết sức quan
trọng trong quá trình thiết kế TCHT. Khi thiết kế trị chơi
đó chỉ là những ý tưởng trong đầu và được thể hiện trên
văn bản, ở đó cịn chứa nhiều chủ quan của người giáo
viên và người giáo viên chưa thể lường trước được tất
cả các tình huống có thể xảy ra. Khi thử nghiệm trị
chơi thì chính là lúc cụ thể hóa trị chơi đó và người
giáo viên biết rõ được mình phải làm những gì, trị chơi

đã hợp lí hay chưa, luật chơi có đảm bảo tính chặt chẽ
hay khơng để từ đó giúp giáo viên điều chỉnh lại trò
chơi cho hợp lý ở giai đoạn cuối.
Bước 8. Bổ sung, điều chỉnh trò chơi đã thiết kế và hồn
thiện
Khi thử nghiệm trị chơi đã thiết kế mà giáo viên đã thấy
hoàn thiện về nội dung và hình thức tổ chức thì khơng cần
thực hiện giai đoạn này và kết thúc ở giai đoạn thử nghiệm.
Nhưng nếu trò chơi khi thử nghiệm phát hiện ra vấn đề
chưa ổn về nội dung hay hình thức thì cần có những bổ
sung hay chỉnh sửa và hồn thiện vào phần văn bản.


Cuối cùng là gắn các hành động nhận thức ẩn chứa trong
mỗi TC đó vào nội dung phát triển KN đếm cho trẻ, sau đó
điều chỉnh các yếu tố của TC sao cho chúng ẩn chứa hành
động nhận thức mà giáo viên muốn có ở trẻ, đặt tên cho trị
chơi, lựa chọn TC thích hợp với trẻ, cho trẻ chơi, theo dõi và
đánh giá tính phù hợp của trị chơi.Giai đoạn này chính là
lúc hồn thiện thiết kế một TCHT nhằm phát triển KN đếm
cho trẻ 5-6 tuổi.
Các biện pháp sử dụng TCHT nhằm phát triển KN đếm
cho trẻ 5-6 tuổi.
Lập kế hoạch cho việc sử dụng TCHT nhằm phát triển
KN đếm cho trẻ 5-6 tuổi
 Mục đích:Việc lập kế hoạch là khâu đầu tiên, vì vậy
mà rất quan trọng, khơng thể thiếu trong việc tổ chức các
hoạt động nói chung và việc tổ chức TCHT nhằm phát triển
KN đếm cho trẻ nói riêng. Nó có tác dụng định hướng trước
các hoạt động của cô và trẻ, hướng tới sự phát triển KN

đếm thơng qua TCHT một cách trình tự, có hệ thống từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, có ý nghĩa quan trọng
đảm bảo sự phát triển liên tục và toàn diện ở trẻ.


 Yêu cầu: Khi tiến hành lập kế hoạch tổ chức cho
trẻ chơi thì giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
- Giáo viên cần sự tính thời gian cho mỗi kế hoạch: Kế
hoạch dài hạn (năm, học kì, tháng), kế hoạch ngắn hạn ( kế
hoạch cho một hoạt động, kế hoạch cho một tiết học, kế
hoạch cho một TCHT).
- Giáo viên lập kế hoạch trên cơ sở phân tích KN và mức
độ nhận thức của trẻ về KN đếm vào trong TCHT dựa trên
các tiêu chí sau:
+ Hứng thú của trẻ về nhiệm vụ nhận thức.
+ KN chơi trong việc tiếp nhận nhiệm vụ và tìm cách để
giải quyết nhiệm vụ chơi.
+ KN vận dụng những kinh nghiệm đã biết vào hoàn
cảnh mới, điều kiện mới
+ Sự độc lập, sáng tạo, chủ động của trẻ trong việc tìm
kiếm phương thức giải quyết vấn đề, nhiệm vụ TC đặt ra.
+ Trường hợp cá nhân đặc biệt như trẻ đạt ở mức độ
xuất sắc hay trẻ tiếp thu kém hơn so với bề mặt chung của
lớp.
+ Vốn kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được hay
mở rộng thêm được trong thời gian tiếp theo


 Cách tiến hành:
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của TC: Đây là phần

quan trọng nhất và được dựa trên KN chơi thực tế của trẻ.
Trên cơ sở kiến thức và KN cần cung cấp cho trẻ qua trò
chơi, đặc điểm nhận thức của trẻ
- Lựa chọn nội dung TC và hình thức chơi phù hợp, linh
hoạt với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra.
- Nội dung TCHT cần đảm bảo:
+Tạo điều kiện và kích thích thích trẻ tham gia để phát
triển trí tuệ. Tổ chức các TCHT thật đa dạng và phong phú
với nhiều thể loại có tính chất nhận biết, đến các TC có tính
chất so sánh, hành động, phân vai… để phát triển KN đếm
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
+ Kết hợp giữa nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ chơi hấp
dẫn trong TC.
+ Nâng dần mức độ khó của trị chơi đối với trẻ.
- Lựa chọn hình thức chơi: Tùy thuộc vào nội dung và
đặc điểm nhận thức, Hứng thú của trẻ mà giáo viên lựa
chọn hình thức sao cho phù hợp với từng cá nhân, tập thể,
trẻ tự tổ chức hay giáo viên tổ chức.


- Lựa chọn các phương pháp, biện pháp tổ chức hướng
dẫn trẻ tùy thuộc vào mục tiêu của TC là ôn luyện KN đếm
số cũ hay mới và đặc điểm nhận thức của trẻ sao cho phù
hợp.
- Dự tính những phương tiện cần sử dụng trong quá trình
chơi: đồ dùng đồ chơi, địa điểm chơi, thời gian chơi, không
gian chơi, tùy thuộc vào nội dung chơi và điều kiện cơ sở
vật chất của trường lớp.
VD minh họa: “Giáo án phát triển nhận thức cho trẻ
làm quen với toán” tại Phụ lục 6

Tạo môi trường tổ chức TCHT nhằm phát triển KN
đếm cho trẻ 5-6 tuổi
Nhằm mục đích tạo ra một môi trường chơi – học tập
cho trẻ được thoải mái, hấp dẫn, kích thích hứng thú hoạt
động, nâng cao hiệu quả nhận thức của trẻ
 Yêu cầu: Môi trường này phải đảm bảo an toàn
vệ sinh, hấp dẫn trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tự do,
thoải mái, độc lập, sáng tạo trong khi chơi. Đồng thời
phải tạo cho trẻ ý muốn được chơi tiếp, gợi mở, phát
triển ý đồ chơi, hành động chơi của trẻ.


 Cách tiến hành: Giáo viên là người tạo môi
trường chơi cho trẻ.
- Không gian chơi: Phải rộng rãi, thuận tiện, đảm bảo an
tồn, vệ sinh và có thể chia thành các góc nhỏ để tạo danh
giới nếu trẻ thích chơi một mình hay chơi theo nhóm nhỏ
theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ
- Giáo viên cung cấp các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ
chơi, phương tiện cần thiết để phúc vụ trò chơi. Nên chọn
những bộ đồ chơi có số lượng đối tượng rõ ràng, những đồ
chơi này sẽ giúp trẻ thực hiện các KN quan sát , so sánh,
phân nhóm, liên hệ,…
- Cơ cùng với trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy
định. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi tạo trạng thái mở để kích
thích hứng thú của trẻ, và vừa tầm mắt trẻ.
- Cô cũng nên tổ chức cho trẻ cùng cô hoặc tự làm
những đồ chơi từ những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên
hay từ đồ phế thải để phục vụ TCHT.
Chất liệu, màu sắc đa dạng cần đảm bảo độ an tồn

cho trẻ. Nó giúp trẻ sáng tạo, thích hợp với những hành
động chơi cụ thể trong trò chơi phát triển KN đếm cho trẻ.


- Khi hướng dẫn trẻ chơi, cô cũng nên xác định rõ vai
trị của mình trong hoạt động của trẻ: Đó là sự hợp tác, tức
là người gợi ý, hướng dẫn, khi cần thiết là bạn cùng chơi
với trẻ chứ không nên can thiệp vào tất cả mọi hoạt động
của trẻ, cịn trẻ là người chủ động trong q trình chơi
- Cô cũng nên tạo ra mối quan hệ tốt giữa cơ và trẻ và
giữa trẻ với nhau. Đó là mối quan hệ bình đẳng, cởi mở,
hợp tác sẽ tạo ra bầu khơng khí tự tin, phấn khởi cho trẻ
giúp cho trẻ thoải mái hơn, chủ động hơn trong việc thực
hiện nhiệm vụ nhận thức qua các trò chơi bằng cách tôn
trọng sự lựa chọn của trẻ, tạo điều kiện cho mọi trẻ đều
được hoạt động.
- Nên quan tâm hơn nữa đến KN của mỗi trẻ, bởi mỗi
trẻ đều có đặc điểm phát triển riêng, phát triển về tâm, sinh
lý, năng khiếu khơng như nhau. Vì vậy trong q trình tổ
chức TCHT nhằm phát triển KN đếm cho trẻ 5-6 tuổi giáo
viên cần dựa vào đặc điểm này để thiết kế và sự dụng
TCHT sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao
Sử dụng các bài tập đếm số lượng đa dạng và phức tạp
dần phù hợp với khả năng đếm của trẻ


 Mục đích: là để củng cố, phát triển KN đếm số
lượng cho trẻ và phát triển khả năng nhận biết số
lượng, trẻ biết khái quát số lượng của các đối tượng
đếm bằng thẻ số kết quả.

Các bài tập đếm đa dạng và phức tạp dần sẽ gây được
hứng thú, kích thích tính tích cực của trẻ tham gia vào hoạt
động, từ đó KN đếm của trẻ ngày càng chính xác, thuần
thục và phát triển.

 Cách tiến hành:
Biện pháp sử dụng bài tập đếm đa dạng và phức tạp dần
phù hợp với khả năng đếm của trẻ không những giúp trẻ
củng cố kiến thức, KN mà còn giúp trẻ biết vận dụng những
điều đó vào thực tiễn cuộc sống. Trẻ được thao tác với sự
vật, hiện tượng xung quanh trẻ, các âm thanh, chuyển động
phong phú, đa dạng. Để làm được điều này đòi hỏi trẻ phải
biết vận dụng linh hoạt cấc giác quan: thính giác, thị giác,
xúc giác… và trẻ biết đếm số lượng, biết khái quát kết quả
bằng số.
Các bài tập được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp, phù hợp với tâm sinh lí, quy luật nhận thức
của trẻ, phù hợp với đặc điểm phát triển khả năng đếm của
trẻ 5 – 6 tuổi. VD như:


- Đếm số đối tượng theo hàng
- Đếm số đối tượng xếp theo các cách sắp xếp khác
nhau
- Đếm số lượng các chuyển động
- Đếm số lượng các âm thanh
- Đếm số lượng bằng xúc giác…
Khi sử dụng các biện pháp này thì giáo viên cần sử dụng
các đồ dùng trực quan một cách hợp lí, bố trí phù hợp để tất
cả trẻ đều có thể tri giác được. Lưu ý bài tập đếm đa dạng,

phức tạp nhưng không được quá khó vượt sức của trẻ, dễ
khiến trẻ bỏ cuộc giữa chừng khi tham gia hoạt động.
Sử dụng tình huống có vấn đề nhằm giúp trẻ phát triển
KN đếm.
 Mục đích: Sử dụng tình huống có vấn đề nhằm giúp
trẻ hứng thú, tích cực tham gia thực hiện giải quyết nhiệm
vụ đếm. Trẻ thích thú, tị mị, muốn giải quyết nhiệm vụ,
tình huống cơ đặt ra. Qua đó, KN đếm của trẻ thông qua
CTHT được phát triển.
 Cách sử dụng: Hiện nay chương trình GDMN đang
hướng tới quan điểm “ lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên là “
thang đỡ”, là “ điểm tựa” giúp trẻ phát triển. Giáo viên là
người tạo điều kiện và cơ hội để trả tích cực tham gia các
hoạt động. Ở đây, giáo viên là người tạo tình huống hấp
dẫn, lơi cuốn trẻ để trẻ mong muốn được giải quyết, khám


phá và tăng sự hiểu biết. Từ đó, giáo viên có thể lồng ghép
nội dung phát triển KN đếm cho trẻ.
Những tình huống có vấn đề là những tình huống gần
gũi, thân quen với trẻ, thiết thực trong cuộc sống. Từ đó,
giúp trẻ có thêm vốn kinh nghiệm, hiểu biết về cuộc sống,
trẻ biết cách ứng xử và giải quyết tình huống. VD như trong
hoạt động có chủ đích, giáo viên có thể đặt ra tình huống đi
hái rau quả giúp mẹ, hay giáo viên kể một câu chuyện để trẻ
được tham gia giúp đỡ nhận vật trong câu chuyện…
 Cách tiến hành:
Bước 1: Đặt vấn đề
Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề. Tình huống này
có thể do giáo viên lập ra khi lên kế hoạch tổ chức TCHT

cho trẻ cũng có thể tùy vịa điều kiện, hồn cảnh cụ thể mà
giáo viên sẽ đưa ra tình huống phù hợp để trẻ tham gia tích
cực hoạt động. Tình huống đưa ra vấn đề địi hỏi trẻ phải
tìm cách để giải quyết.
Bước 2: Giải quyết vấn đề
Trẻ tự tìm tòi, suy nghĩ và khám phá ra cách giải quyết
vấn đề. Trẻ rất phong phú và đa dạng vì vậy sẽ có những
hướng giải quyết tình huống rất sáng tạo, mới mẻ mà giáo
viên chưa chắc đã nghĩ ra. Vì vậy, giáo viên cần tạo điều
kiện thuận lợi để trẻ phát huy hết trí tưởng tượng cũng như
sáng tạo của trẻ. Trong trường hợp trẻ gặp khó khan giáo


viên mới gợi ý để giúp trẻ giải quyết tình huống dễ dàng
hơn.
Bước 3: Đánh giá kết quả
Gióa viên cho trẻ tự nhận xét cách giải quyết của nhau
xem đã hợp lí chưa. Sau đó, giáo viên đưa ra nhận xét cuối
cùng và đánh giá cách giải quyết của trẻ. Giáo viên khích lệ,
động viên trẻ để lần sau trẻ hứng thú, tích cực, cố gắng và
có ham muốn giải quyết tình huống hơn nữa.
Sử dụng hình thức thi đua để phát triển KN đếm cho
trẻ.
 Mục đích:
Làm tăng sự hứng thú, xúc cảm trong trẻ trong quá trình
thực hiện giải quyết nhiệm vụ. Từ đó, làm tăng hiệu quả
phát triển KN đếm cho trẻ, củng cố kiến thức về số lượng,
con số cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động đa
dạng.
 Cách sử dụng:

Trong hoạt động chủ đích, cơ chia trẻ thành 2 hoặc 3
nhóm thi đua xem nhóm nào trồng được nhiều hoa hơn,
nhóm nào giúp bác lao công nhặt được nhiều lá hơn hay tìm
được nhiều đối tượng có đặc điểm theo u cầu của cơ
hơn…
VD với trị chơi “ Truyền tin” cơ chia trẻ thành 3
nhóm. Với nội dung đếm số lượng bằng cảm giác giữa các
thành viên trong nhóm, cơ sẽ cho 3 nhóm thi đua với nhau


×