Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Sử dụng bảng gợi ý trong dạy học môn địa lý THPT năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.31 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SỬ DỤNG BẢNG GỢI Ý TRONG DẠY VÀ HỌC
MÔN ĐỊA LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC : 2020 - 2021

Giáo viên : Phạm Bích Hường

Thanh Hóa , tháng 5 năm2021
1


PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết
Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới
đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết
bị và đánh giá chất lượng giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013
về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích
cực khác; đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ
dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ
GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp
thực hành, dạy học theo dự án trong các mơn học; tích cực ứng dụng công


nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách
nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định
hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá
phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm thực hành của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học như trên cần
phải được thực hiện một cách đồng bộ với việc đổi mới hình thức tổ chức
dạy học. Cụ thể là:
Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy
học thơng qua việc sử dụng các mơ hình học kết hợp giữa lớp học truyền thông
với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng
cường sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao...
Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên
lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở
ngoài nhà trường.
2


Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học
sinh tự học, tự khai thác các thơng tin trong SGK phục vụ cho việc tìm hiểu kiến
thức, nhằm đạt được mục tiêu của bài học là rất quan trọng. Việc làm này sẽ
thuận lợi hơn nếu người dạy có một bộ (hệ thống) cơng cụ gợi ý, để hướng dẫn
học sinh trong từng bài học cụ thể, trong từng nhiệm vụ học tập. Qua việc đã sử
dụng các bảng gợi ý trong giảng dạy, tôi nhận thấy có thể sử dụng bảng gợi ý
trong giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Cách làm này bản thân tôi đã thực
hiện trong nhiều năm cũng như đã thấy nhiều đồng nghiệp áp dụng trong các bài
giảng của mình. Với SKKN này tơi mong muốn được cùng tổng hợp, trao đổi,
chia sẻ, nhân rộng, làm phong phú thêm cách thức tổ chức dạy học,để việc dạy
và học mơn Địa lí đạt kết quả tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu:

+ Về phía giáo viên: Trong q trình giảng dạy địa lí cấp THPT, giáo viên
đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó phương pháp theo đổi mới sử
dụng công cụ gợi ý cho học sinh là phù hợp với tình hình Thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày
04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
+ Về phía học sinh: Chưa thực sự chăm học và chú ý trong vận dụng công
cụ gợi ý này, nhiều em cịn ngại kẻ bẳng và chỉ trình bày theo ý từ đó dẫn tới
khó nhìn, khó học nên khơng đạt kết quả cao.
Từ thực tiễn trên tôi nhận thấy đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10, 11, 12 Trường THPT Lê Lợi.
- Phương pháp nghiên cứu: điều tra, phân tích, nhận xét, tổng kết, đánh giá.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: việc sử dụng bảng gợi ý trong dạy kiến
thức mới trên lớp, trong giao nhiệm vụ học tập về nhà, trong tiết ôn tập hệ thống
kiến thức (tại lớp).
4. Mục đích:
Tổng kết, phân tích, chia sẻ kinh nghiệm về một cách làm, cách hướng
dẫn học sinh học tập, góp phần tiếp tụcthực hiện đổi mới phương pháp, hình
thức dạy học.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG/GIẢI PHÁP CẦN NGHIÊN CỨU:

1. Cơ sở lý luận:
Lý luận về phương pháp dạy học đã chỉ rõ: Hoạt động học của học sinh
bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và
sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy

học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động
chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Hoạt động của giáo viên bao
gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, định hướng trực tiếp với học
sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu
nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động
dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học
sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh
với nhau.
Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri
thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích
cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát
hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
Như vậy, phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa,
tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát
huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính
tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo
viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Phương pháp dạy
học tích cực nhấn mạnh việc lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy
học, nghĩa là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình
dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động
dạy và vai trị của giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều phương
pháp khác nhau nhưng nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều có
những đặc trưng cơ bản sau:
- Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong phương
pháp dạy học tích cực, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do
giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình
chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp
4



đặt. Dạy theo cách này thì giáo viên khơng chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà
còn hướng dẫn hành động.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Các phương pháp dạy
học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là
một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì
sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết
quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh mặt hoạt
động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ
động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ
thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong
một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh khơng thể đồng đều tuyệt
đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến
độ hồn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một
chuỗi hoạt động độc lập. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc
phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp
giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
- Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong
q trình dạy học, việc đánh giá học sinh khơng chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện
nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong phương pháp
tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự
điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện, tạo
môi trường để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau.
Trong dạy học tích cực, giáo viên khơng cịn đóng vai trị đơn thuần là
người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội

dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu
của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn"
hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời
gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp
5


với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt
động tìm tịi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong học tập cũng như trong cuộc sống, kỹ năng tự học của mỗi người
luôn được chú trọng hình thành và phát triển để ngày càng thành thạo. Tự học
như thế nào, đây không phải là một khẩu hiệu mà là một quá trình tự rèn luyện.
Tuy nhiên, vai trị của thầy cơ trong việc hướng dẫn học sinh tự học rất quan
trọng (tự học có định hướng). Các công thức, bảng gợi ý, sơ đồ, đường dẫn...
trong mỗi bài học, mỗi hoạt động học có thể coi là một công cụ hướng dẫn học
sinh tự học hiệu quả, góp phần rèn luyện kỹ năng tự học, học tập suốt đời.
II. NỘI DUNG:

1. Sử dụng bảng gợi ý trong dạy học mơn Địa lí THPT:
1.1. Sử dụng bảng khi giao nhiệm vụ học tập trong dạy bài mới trên lớp:
VD1: Địa lí 10 - TIẾT 1 - BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

Hoạt động 2:
Tìm hiểu phương pháp ký hiệu đường chuyển động; phương pháp chấm
điểm; phương pháp bản đồ, biểu đồ.
Mục tiêu: nhận biết đối tượng, phương pháp thể hiện, khả năng thể hiện
của các phương pháp ký hiệu đường chuyển động; phương pháp chấm điểm;
phương pháp bản đồ, biểu đồ.

PP/KTDH: tổ chức dạy học nhóm
Hình thức: nhóm nhỏ (bàn)
Thời gian dự kiến: 15-20p
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Đọc mục 2, 3, 4; quan sát hình 2.3, 2.4, 2.5 (SGK trang11,12,13), thảo
luận nhóm hồn thành bảng sau ( thời gian 7-10 phút)
Phương pháp
Đặc điểm
Đối tượng

Phương pháp
ký hiệu đường
chuyển động

Phương pháp
chấm điểm

Phương pháp
bản đồ, biểu đồ

Cách thể hiện
Khả năng thể hiện

- Yêu cầu: sản phẩm cá nhân (làm vào vở), sản phẩm nhóm làm vào bảng
chung (giấy A0 hoặc bảng nhóm).
Bước 2: HS: Làm việc cá nhân, trao đổi, thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ.
6


GV: Theo dõi, quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, giúp

đỡ đối với những học sinh gặp khó khăn; đánh giá bước đầu về khả năng hợp
tác, phân cơng cơng việc của các nhóm, nhắc nhở đơn đốc những cá nhân, nhóm
chưa chú ý, tiến độ hồn thành chậm,
Bước 3:
- Một nhóm HS đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Từng
nhóm tự chỉnh sửa sản phẩm của nhóm mình.
- GV chốt nội dung, từng cá nhân tự hoàn thiện, chỉnh sửa vào vở ghi
Phương
pháp
Đối tượng

Cách thể
hiện

Khả năng
thể hiện

2. Phương pháp
ký hiệu đường
chuyển động
Sự di chuyển của các
hiện tượng TN và
KTXH
Dùng các mũi tên có
kích thước, màu sắc
khác nhau
Hướng xuất phát,
hướng di chuyển,
chủng loại, khối
lượng, tần suất của

đối tượng.

3. Phương pháp
chấm điểm

4. Phương pháp bản
đồ, biểu đồ

Các hiện tượng
phân bố phân tán,
lẻ tẻ

Giá trị tổng cộng của
một của một hiện
tượng địa lí trên một
lãnh thổ

Dùng các điểm
chấm mang một
giá trị hoặc số
lượng nhất định

Dùng các biểu đồ đặt
vào phạm vi các lãnh
thổ

Số lượng, đặc
điểm phân bố của
đối tượng


Số lượng, chủng loại,
cơ cấu của đối tượng

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá tinh thần, kết quả làm việc của các nhóm,
biểu dương những nhóm làm việc tốt (cho điểm nếu có).
Bước 5: Giáo viên nhấn mạnh, mở rộng “4 phương pháp vừa học” là những
phương pháp chính thể hiện các đối tượng trên bản đồ. Ngồi ra các đối tượng
trên bản đồ cịn được thể hiện bằng các phương pháp khác: ký hiệu theo đường,
đường đẳng trị, nền chất lượng... Khi hiểu rõ đối tượng trên bản đồ được thể
hiện bằng phương pháp nào, giúp chúng ta hiểu rõ khả năng thể hiện của
phương pháp đó, chúng ta có thể khai thác hiệu quả bản đồ cho mục đích học
tập.

7


VD2: Địa lí 10 - TIẾT 13: - BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP, MỘT SỐ LOẠI GIĨ CHÍNH
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại gió chính
Mục tiêu: biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường
xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.
Phương pháp: tổ chức hoạt động nhóm
Hình thức: nhóm nhỏ ( bàn).
Thời gian dự kiến: 20p
GV dẫn mục: ở mục I chúng ta đã biết gió thổi từ các khu áp cao về khu
áp thấp hay nói cách khác: gió được hình thành từ sự chênh lệch khí áp.
Chúng ta sẽ xin phép nhà thơ Xuân Quỳnh, biên tập lại đoạn thơ trong bài thơ
“ Sóng ”trên quan điểm của mơn địa lí:
- Sóng bắt đầu từ gió,
Gió bắt đầu từ đâu?
- Gió từ khu áp cao,

Lao về khu áp thấp.
- Khi nào ta yêu nhau?
- ...!!!
Vậy trên bề mặt trái đất có những loại gió nào, chúng ta cùng tìm hiểu
mục II.
Bước 1: Chia nhóm giao nhiệm vụ
- Mỗi bàn thành một nhóm, đọc mục II, quan sát các hình 12.1, 12.2, 12.3;
thảo luận hồn thành bảng gợi ý (thời gian 10-12p).
- Cá nhân học sinh đọc thông tin, kẻ bảng vào vở cá nhân.
- Thảo luận theo nhóm, thư ký ghi kết quả thảo luận chung vào phiếu học
tập nhóm, học sinh tự bổ sung vào vở cá nhân.
- Đại diện nhóm lên viết bảng và trình bày trước lớp, các thành viên tiếp
tục bổ sung (nếu có).
Loại gió

Gió Tây
ơn đới

Gió Mậu dịch

Gió Mùa

Ngun nhân hình thành
Hướng gió
Thời gian hoạt động
Tính chất
Khu vực ảnh hưởng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
8



- Cá nhân học sinh đọc thông tin, quan sát hình vẽ, hồn thành bảng vào
vở cá nhân
- Thảo luận theo nhóm, thư ký ghi bảng kết quả chung (phiếu học tập
nhóm hoặc bảng chung của nhóm), học sinh tự bổ sung vào vở cá nhân
- GV quan sát, đánh giá về tinh thần hợp tác, phân công công việc, tiến độ
hồn thành của các nhóm; hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn, đơn đốc những nhóm,
cá nhân chưa tập trung.
Bước 3:
- GV chọn 3 nhóm nhanh nhất cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung (Bảng điểm nhóm)
- Chốt kiến thức
- Gió địa phương: tương tự, học sinh về nhà làm ra vở.
Loại gió

Gió Tây ơn
đới

Gió Mậu dịch
(tín phong)

Gió Mùa

Ngun
nhân hình
thành

Từ áp cao cận
nhiệt về áp thấp
ơn đới.


Từ áp cao cận
nhiệt về áp thấp
xích đạo

sự nóng lên hoặc lạnh đi không
đều giữa lục địa và đại dương theo
mùa

Hướng gió

Tây (BBC Tây
nam, NBC Tây
Bắc).

Ổn định: BBC
hướng đơng bắc, ở
NBC hướng đông
nam

Thay đổi theo mùa
MĐ: Đông Bắc
MH: Tây Nam

Thời gian
hoạt động

Quanh năm

Quanh năm


Theo mùa

Tính chất

Ẩm, mưa nhiều

Khơ, ít mưa

Khu vực
ảnh hưởng

30 º - 60 º Bắc,
Nam

gió mùa mùa đơng- khơ, gió mùa
mùa hạ- ẩm.
-Đới nóng, Nam Á, Đơng Nam Á
-Một số nơi thuộc vĩ độ trung
30 º Bắc - 30 º
bình: phía đơng Trung Quốc, Đơng
Nam
nam Liên bang Nga, đơng nam
Hoa Kì

Bước 4: GV nhận xét về tinh thần, kết quả làm việc bước đầu của các nhóm qua
bảng điểm.
Câu hỏi bổ sung, mở rộng, liên hệ thực tế: (các nhóm tiếp tục ghi điểm)
1. Gió thổi từ các khu áp cao về các khu áp thấp tại sao không đi thẳng mà lại đi chéo?
2. Trong các loại gió trên, gió nào có ở Việt Nam, gió nào khơng có. Vì sao?

3. Con người đã biết lợi dụng sức gió để phục vụ đời sống và sản xuất như thế nào?
4. Việt Nam có khả năng phát triển điện gió khơng? Vì sao?

9


GV tổng kết kết quả làm việc của các nhóm, cho điểm đối với các nhóm, cá
nhân xuất sắc.
VD 5: Địa 12 - Bài 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIĨ MÙA
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của gió mùa
Mục tiêu: Hiểu và trình bày được hoạt động của gió mùa.
Phương pháp: tổ chức hoạt động nhóm
Hình thức: nhóm nhỏ (bàn)
Thời gian dự kiến: 15-20p
Bước 1:
- GV vẽ hình mơ tả về hướng, phạm vi hoạt động của Tín phong.
+ Nằm trong khu vực nội chí tuyến BBC, nước ta có gió tín phong (gió
mậu dịch) thổi quanh năm theo hướng Đơng Bắc, nhưng bị gió mùa lấn át, chỉ
mạnh lên vào thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió chính.
Bước 2: chia nhóm, giao nhiệm vụ
Gió mùa mùa đơng

Gió mùa mùa hạ

Nguồn gốc
(ngun nhân)
Hướng gió
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hệ quả

Bước 3:
Đại diện nhóm trình bày kết hợp với bản đồ
Các thành viên nhóm bổ sung
GV nhận xét, cho điểm (nếu có)
Bước 4: Mở rộng, nhấn mạnh
+ Vì sao ở Bắc trung bộ, Tây bắc nửa đầu mùa hạ lai có gió Tây khơ nóng?
+ Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa của khí hậu giữa
các khu vực khác nhau như thế nào ?
- Quan sát bản đồ khí hậu, cho biết ranh giới hai miền khí hậu ?
- Quan sát biểu đồ khí hậu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cho biết thời gian các
mùa của mỗi địa điểm?

10


VD 6: Địa lí 12. Bài 15. Bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai.
Bước 1: GV vẽ hình mô tả
Các thiên tai
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Nơi hay xảy ra
Thời gian hoạt động
Hậu quả
Nguyên nhân
Biện pháp phòng chống
Bước 2: Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV; sau đó trao
đổi với bạn để hồn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc; nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Các thiên tai

Ngập lụt

Lũ quét

Hạn hán

Nơi hay xảy ra Đồng bằng sông HồngXảy ra đột ngột ở Nhiều địa phương
và sông Cửu Long
miền núi.
Thời gian hoạt Mùa mưa (tháng 5 -Tháng 6 - 10 ở miền Mùa khô (tháng 11 - 4).
động
10).
Bắc. Tháng 10 - 12 ở
Riêng duyên hải miền miền Trung.
Trung từ tháng 9 - 12.
Hậu quả
Phá huỷ mùa màng,Thiệt hại về tính Mất mùa, cháy rừng,
tắc nghẽn giao thông, mạng và tài sản của thiếu nước cho sản xuất
ô nhiễm môi trường... dân cư...
và sinh hoạt...
Nguyên nhân - Địa hình thấp.
- Địa hình dốc.
- Mưa ít
- Mưa nhiều, tập trung- Mưa nhiều, tập- Cân bằng ẩm nhỏ hơn
theo mùa.
trung theo mùa.
0.
- Ảnh hưởng của thuỷ - Rừng bị chặt phá.

triều.
Biện pháp
Xây dựng đê điều, hệ- Trồng rừng, quản lí- Trồng rừng
phịng chống thống thuỷ lợi.
và sử dụng đất đai - Xây dựng hệ thống
hợp lí.
thuỷ lợi.
- Canh tác hiệu quả - Trồng cây chịu hạn.
trên đất dốc.
- Quy hoạch các điểm
dân cư.

1.2. Sử dụng bảng khi giao nhiệm vụ luyện tập tại lớp, giao nhiệm vụ học
tập về nhà.
VD1: Địa lí 10 - Tiết 2 - BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
11


Câu 1: Hãy tính và điền kết quả vào bảng sau:
Tỉ lệ bản đồ
1/250.000
1/120.000
1/6.000.000
1 cmkm?
3 cm
4 cm
5cm
VD2: Địa lí 10 - Bài 5 - VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT


1/1.000.000

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

D. Vận dụng và mở rộng kiến thức
Dựa vào kiến thức đã học, hãy tính giờ và xác định ngày tháng tại một số
địa điểm sau khi biết tại thời điểm đó giờ địa phương ở Hà Nội (105 0Đ) là 5h00
ngày 02/08/2017.
Vị trí
Ln đơn New Deli
Xitni
Washington LotAngiolet
0
0
0
Kinh độ

75 Đ
150 Đ
750T
1200T
Giờ
Ngày, tháng
Gợi ý: Dựa vào bản đồ các múi giờ, các địa điểm thuộc Quốc gia nào,
thuộc múi giờ nào, chênh lệch với Việt Nam bao nhiêu, từ đó tính ra giờ của các
địa điểm
1.3. Sử dụng bảng khi hướng dẫn ôn tập, hệ thống kiến thức:
Trong các tiết ôn tập, hệ thống kiến thức, sơ đồ bài học (sơ đồ tư duy) là
một phương tiện khá hiệu quả trong việc giúp học sinh ghi nhớ, tái hiện, hệ

thống kiến thức. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sử dụng bảng gợi ý trong các
tiết ôn tập, đặc biệt trong phần luyện tập sau nội dung hệ thống kiến thức.
VD: Tiết 25 Địa lí 11. ƠN TẬP
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức: lập sơ đồ kiến thức các bài học Liên
bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc. (sơ đồ ngang hoặc sơ đồ dọc)
Hoạt động 2: Luyện tập: GV giao nhiệm vụ: trao đổi theo cặp, đọc SGK,
hoàn thành bảng sau:
Quốc gia
Đặc điểm

Liên bang Nga

Nhật Bản

Trung Quốc

Vị trí địa lí, lãnh thổ
- Vị trí, tiếp giáp
- Bộ phận lãnh thổ
Điều kiện tự nhiên,
tài
ngun
thiên
nhiên
- Địa hình, khí hậu,
sơng ngịi

12



Quốc gia
Đặc điểm

Liên bang Nga

Nhật Bản

Trung Quốc

- Tài nguyên
- Khó khăn về tự nhiên
Kinh tế
- Quy mô nền kinh tế
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Dịch vụ
Mối quan hệ với
Việt Nam

1.4. Hệ thống các bảng gợi ý tham khảo có thể sử dụng để giảng dạy và học tập
trong chương trình Địa lí THPT
1.4.1. Địa lí 10. Ví dụ
Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Phương pháp ký
Phương pháp chấm
hiệu đường chuyển
điểm
động

Phương pháp


Phương pháp bản
đồ, biểu đồ

Đối tượng
Cách thể hiện
Khả năng thể hiện
Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, xác định một số phương
pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Nội dung
Tên bản đồ
Nội dung bản đồ
Các phương pháp
Đặc tính của đối
tượng

H 2.2

H 2.3

H 2.4

Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Phong hố lý học

Phong hố hóa học

Phong hố sinh học

Nguyên nhân

Kết quả
Địa bàn xảy ra.
Bài 10. Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi
lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
Vành đai động đất
- Thái Bình Dương

Kết quả tiếp xúc của các mảng KT
.......................................................................
13


- Đại Tây Dương
- Địa Trung Hải- Tây Nam Á

.
.......................................................................
.
.......................................................................
.
Dãy núi trẻ
Kết quả tiếp xúc của các mảng KT
- Himalaya
.......................................................................
- Coodie
.
- Andet
.......................................................................
.
.......................................................................

.
Bài 12 .Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.
Loại gió
Ngun nhân hình thành
Hướng gió
Thời gian hoạt động
Tính chất
Khu vực ảnh hưởng

Tây ơn đới

Mậu dịch

Mùa

1.4.2. Địa lí 11, Ví dụ:
Bài 3. Một số vấn đề mang tính tồn cầu
Vấn đề

Biến đổi khí hậu
tồn cầu và suy
giảm tầng ôzôn

Ô nhiễm nguồn
nước ngọt, biển
và đại dương

Suy giảm đa
dạng sinh học


Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Bài 5. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Đặc điểm
Khu vực Tây Nam Á
Vị trí địa lí
Diện tích
Số quốc gia
Dân số
Ý nghĩa của vị trí địa lí
Đặc trưng về điều kiện tự
nhiên
Tài nguyên thiên nhiên,
khoáng sản

Khu vực Trung Á

14


Đặc điểm
Đặc điểm xã hội nổi bật

Khu vực Tây Nam Á

Khu vực Trung Á

1.4.3. Địa lí 12, Ví dụ:
Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông
Cửu Long

Đồng bằng ven
biển Trung Bộ

Vị trí
Nguồn gốc
Diện tích
Địa hình
Đất đai
Bài 11. Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Bảng 1: Phiếu học tập số 1:Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía
Bắc.
Khí hậu

Cảnh quan

Tiêu chí
Kiểu khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm
Số tháng lạnh
Biên độ nhiệt
Sự phân mùa
Cảnh quan thiên nhiên tiêu
biểu
Thành phần các loài chủ yếu


Biểu hiện

Kết luận
Bảng 2.: Phiếu học tập số 1:Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ
phía Nam.
Khí hậu

Cảnh quan

Tiêu chí
Kiểu khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm
Số tháng lạnh
Biên độ nhiệt
Sự phân mùa
Cảnh quan thiên nhiên tiêu
biểu
Thành phần các loài chủ yếu

Biểu hiện

Kết luận
Bài 12. Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp)
15


Tên đai cao
Nhiệt đới gió mùa
Đặc điểm
Độ cao

Khí hậu
Đất
Sinh vật

Cận nhiệt đới gió
mùa trên núi.

Ơn đới GM trên
núi

Miền Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ

Thiên nhiên phân hố đa dạng (tiếp)
Miền Bắc và Đơng
Bắc Bắc Bộ

Tên miền
Phạm vi
Địa hình
Khống sản
Khí hậu
Sơng ngịi
Sinh vật

Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên

Hiện trạng
Giải pháp

Đất

Nước

Bài 15. Bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai
Bảng 1
Hoạt động
của bão
Hậu quả của
bão
Biện pháp
phòng chống
bão

Thời gian
Hướng dichuyển
Tần suất
Phạm vi ảnh hưởng
Trên biển
Ven biển
Đồng bằng
Miền núi
Trước bão
Trong
Sau

Bảng 2

Các thiên tai

Ngập lụt

Lũ quét

Hạn hán
16


Nơi sảy ra
Thời gian hoạt
động
Hậu quả
Nguyên nhân
Biện pháp phòng
chống
Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nơng nghiệp hàng hóa

Mục đích
Quy mơ sx
Cơng cụ,
phương tiện sx
Hướng chun
mơn hóa
Hiệu quả
Phân bố


2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến sử dụng bảng gợi ý vào thực tiễn
giảng dạy.
2.1.Đối với giáo viên
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường THPT Lê Lợi, tôi nhận thấy
việc sử dụng bảng gợi ý hồn tồn có thể thực hiện được đối với mơn Địa lí
cũng như các mơn học khác trong điều kiện trường học (ở THPT Lê Lợi nói
riêng ở Việt Nam nói chung, nói riêng
Thứ nhất: có thể sử dụng bảng gợi ý trong nhiều phương pháp, hình thức
dạy học khác nhau (dạy học nhóm, thuyết trình có sự tham gia của học sinh, ...
Thứ hai: bảng gợi ý có thể dùng để vẽ lên bảng cho học sinh lên bảng
làm, có thể thiết kế trong các slide trình chiếu, có thể in trong phiếu học tập (khổ
A4, A0), học sinh chỉ mất một hai phút là có thể kẻ trong vở ghi.
Thứ ba: trong đổi mới phương pháp dạy học mơn Địa lí cũng như các
mơn học khác có nêu vấn đề cần chú trọng hướng dẫn cách học, hướng dẫn học
sinh tự học, hướng tới việc giáo viên cung cấp, thiết kế các nguồn học liệu để
học sinh có thể sử dụng.
2.2. Đối với học sinh

17


+ Thứ nhất: khi giao nhiệm vụ học tập, đối với nhiệm vụ cụ thể, chi tiết,
học sinh dễ tiếp cận và hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn, nhiệm vụ hoc tập
sẽ trở nên nhẹ nhàng, không tạo áp lực.
Ví dụ: ở Tiết 10 - Bài 9 Địa lí 12: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIĨ MÙA
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của gió mùa
Phương án 1: GV có thể giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK, Atlat Địa lí Việt Nam
trang 9, tìm hiểu đặc điểm của gió mùa ở nước ta.
Phương án 2: Dựa vào SGK, Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và bảng gợi ý, tìm

hiểu đặc điểm của gió mùa ở nước ta.
Gió mùa mùa đơng

Gió mùa mùa hạ

Nguồn gốc
(ngun nhân)
Hướng gió
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hệ quả
Chúng ta có thể so sánh 2 phương án giao nhiệm vụ học tập để thấy
phương án 2 sẽ tạo thuận lợi hơn cho học sinh.
+ Thứ hai: Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học: việc sử dụng bảng
(có thể kèm biểu điểm chi tiết) tạo thuận lợi để học sinh tự đánh giá, đánh giá
lẫn nhau trong quá trình tổ chức một hoạt động học.
VD: Địa lí 10 - TIẾT 13: - BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP, MỘT SỐ LOẠI GIĨ CHÍNH
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại gió chính
Sau khi các nhóm đã hồn thành nhiệm vụ, GV cung cấp bảng kiến thức
chuẩn kèm biểu điểm để các nhóm chấm chéo
Loại gió

Gió Tây
ơn đới

Gió Mậu dịch
(tín phong)

Gió Mùa


Nguyên
Từ áp cao cận Từ áp cao cận nhiệt
nhân hình nhiệt về áp về áp thấp xích đạo
thành
thấp ơn đới.
1 điểm
1 điểm

Sự nóng lên hoặc lạnh đi
khơng đều giữa lục địa và đại
dương theo mùa
1 điểm

Hướng gió

Thay đổi theo mùa
MĐ: Đông Bắc
MH: Tây Nam

Tây (BBC Tây
nam, NBC Tây
Bắc).
điểm
0,5 điểm
Thời gian Quanh năm
hoạt động
0,25 điểm

Ổn
định:

BBC
hướng đông bắc, ở
NBC hướng đông
nam
0,75 điểm
Quanh năm
0,25 điểm

0,5 điểm
Theo mùa
0,25 điểm

18


Tính chất

Ẩm, mưa nhiều Khơ, ít mưa

0,5 điểm
0,5 điểm
Khu
vực 30 º - 60 º Bắc,
31 º Bắc - 30 º
ảnh hưởng Nam
Nam
(khu vực nội chí
tuyến)
1 điểm


1 điểm

gió mùa mùa đơng- khơ, gió
mùa mùa hạ- ẩm.
0,5 điểm
-Đới nóng, Nam Á, Đơng
Nam Á
-Một số nơi thuộc vĩ độ trung
bình: phía đơng Trung Quốc,
Đơng nam Liên bang Nga,
đơng nam Hoa Kì
1 điểm

+ Thứ ba: Khi áp dụng phương pháp giữa học kì 1 với học kì 2 có tiến
bộ rõ rệt.
Bảng 1: Kết quả thi khảo sát HKI
Lớp
12A5
12A6
12A9

Sĩ số
(học sinh)
42
42
45

<5
(Số bài)
10

8
10

5-7
(Số bài)
20
21
15

8-10
(Số bài)
12
13
20

Bảng 2: Kết quả thi khảo sát HKII
Lớp
12A5
12A6
12A9

Sĩ số
(học sinh)
42
42
45

<5
(Số bài)
4

5
3

5-7
(Số bài)
18
16
12

8-10
(Số bài)
20
21
30

III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Việc sử dụng bảng gợi ý trong dạy học Địa lí ở cấp THPT đã được tác giả
và các đồng nghiệp áp dụng trong nhiều năm ở trường THPT Lê Lợi. Cụ thể là
sử dụng trong việc giao nhiệm vụ của dạy bài mới, trong giao nhiệm vụ học tập
về nhà, giao nhiệm vụ học tập trong tiết ôn tập.
Theo tôi, việc thực hiện dễ dàng được áp dụng trong điều kiện trường học
ở khu vực đồng bằng, hoặc cũng có thể thực hiện ở khu vực miền núi khó khăn
vì khơng có u cầu gì đặc biệt, có thể áp dụng trong mơn Địa lí ở bậc THPT,
hoặc áp dụng trong các môn học khác.
Hệ thống bảng gợi ý tham khảo (gồm 42 bảng) của chương trình 3 khối, có
thể làm bộ tài liệu mở (tiếp tục phát triển, xây dựng thêm bảng gợi ý của các bài
học khác), sử dụng trong dạy học mơn Địa lí, làm đề cương học tập cho học sinh.
19



Hướng phát triển của sáng kiến trong thời gian tiếp theo:
- Xây dựng, chuẩn hoá hệ thống bảng gợi ý (bản mềm) theo các bài học
của 3 khối 10,11,12 để sử dụng trong soạn giảng giáo án word, power point,
trong thiết kế các phiếu học tập.
- Xây dựng thành một chun đề sinh hoạt chun mơn của mơn Địa lí;
các đồng nghiệp trong nhóm bộ mơn tiếp tục góp ý, bổ sung, hoàn thiện để
SKKN trở thành bộ tài liệu sử dụng chung trong nhóm chun mơn.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :

1. Kết luận:
- Nền giáo dục nước ta luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng,
Nhà nước, của nhân dân, đồng thời nền giáo dục cũng phải chịu nhiều áp lực
thay đổi để thích nghi với tình hình trong nước và quốc tế mới.
- Sự thay đổi bước đầu có thể mang đền nhiều khó khăn, nhưng để đạt
được những mục tiêu đã đề ra, để khắc phục những hạn chế của chính mình, sự
thay đổi là cần thiết và phải được thực hiện khẩn trương. Để làm được điều này
mỗi giáo viên phải không ngừng tự học, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để phù hợp với
những yêu cầu mới. Trong quá trình giảng dạy, giáo dục mỗi giáo viên phải luôn
gắn nội dung bài học, kiến thức khoa học với thực tiễn cuộc sống, giúp người
học có thể tự tin giải quyết các vấn đề của thực tiễn bằng năng lực, kiến thức của
mình.
- Như đã đề cập ở trên, sử dụng bảng gợi ý vào dạy học là một hướng dạy
học tích cực với nhiều ưu điểm phù hợp với xu thế dạy học hiện đại hướng tới
phát huy năng lực, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Theo
tôi vấn đề này cần được tổng kết, đánh giá trên quy mô rộng hơn ở nhiều môn
học, cấp học và có thể kết hợp kiến thức về công nghệ thông tin để thiết kế
thành những phần mềm của mơn Địa lí để ứng dụng trong soạn giảng và kiểm
tra, đánh giá.
- Sáng kiến kinh nghiệm tôi đề cập ở trên mới là nghiên cứu bước đầu trên

phạm vi đối tượng là học sinh của THPT , chưa có điều kiện thử nghiệm ở các
mơi trường giảng dạy và học tập khác nhau, vì vậy đề tài sáng kiến kinh nghiệm
của tơi khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy cô trong Ban giám khảo,
Hội đồng khoa học; các thầy cơ đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài được đầy
đủ và toàn diện hơn./.
20


1. Kiến nghị:
Đối với người giáo viên ở cả 3 khối cần tạo mọi điều kiện về thời gian ở
trên lớp để hướng dẫn sử dụng bảng gợi kể cả về nhà dể giúp các em làm các bài
tập củng cố kiến thức một cách tốt nhất , dễ nhớ, dễ thuộc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
TRƯỜNG THPT Lê Lợi

Tháng 5/2021
Tôi xin cam đoan SKKN này là do tơi
viết
Người viết

Phạm Bích Hường
MỤC LỤC
Đề
mục
chính
I.

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài

PHẦN
MỞ
ĐẦU

2. Tình hình nghiên cứu
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu

II.
NỘI
DUN
G

I. Thực trạng của nội dung/giải pháp cần nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Nội dung sáng kiến
1.Sử dụng bảng gợi ý trong dạy học mơn Địa lí THPT
1.1.Sử dụng bảng khi giao nhiệm vụ học tập trong dạy bài
mới trên lớp.
1.2. Sử dụng bảng khi giao nhiệm vụ luyện tập tại lớp, giao
nhiệm vụ học tập về nhà
1.3. Sử dụng bảng khi hướng dẫn ôn tập, hệ thống kiến thức
1.4. Hệ thống các bảng gợi ý tham khảo có thể sử dụng để

Trang
1
2

2
2
3
3
5
5
5
5
10
11
12
21


III.

giảng dạy và học tập trong chương trình Địa lí THPT
1.4.1. Địa lí 10.
1.4.2. Địa lí 11
1.4.3. Địa lí 12
2. Hiệu quả của việc áp sử dụng bảng gợi ý vào thực tiễn
giảng dạy.
2.1.Đối với giáo viên
2.2. Đối với học sinh
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

12
13
14

17
17
17
19
19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BCH Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Số: 29-NQ/TW, Nghị
Quyết Hội Nghị Trung Ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục
và Đào tạo.
2. Bộ GD-ĐT, (2006), Chương trình GDPT mơn Địa lí
3. Bộ GD-ĐT, (2017), Tài liệu Tập huấn phương pháp kỹ thuật tổ chức hoạt
động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.
4. Bộ GD-ĐT, (2015), Sách giáo khoa Địa lí 10,11,12, (tái bản, NXB Giáo dục
Việt Nam.
5. Nguyễn Dược, (2003), Các phương pháp giảng dạy địa lí trong hệ thống dạy
học mới, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Trọng Phúc, (2005), Lí luận và dạy học địa lí, NXB Đại Học Sư
Phạm Hà Nội.

22



×