Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập của học sinh lớp 10b2 trường THPT lê lai, năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
GVCN nói riêng và đội ngũ GVCN nói chung là một lực lượng hỗ trợ đắc
lực cho hiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng
tay” bao quát mọi hoạt động của nhà trường. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cũng
là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh, là người quyết
định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp.
Giáo viên chủ nhiệm ln đóng vai trị hạt nhân, là người vạch kế hoạch, tổ
chức cho học sinh thực hiện các chủ đề theo kế hoạch. Đồng thời theo dõi, đánh giá
việc thực hiện của học sinh. Để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ
nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động; phát huy năng lực tự
quản của học sinh; tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để nắm được đặc điểm, hồn
cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của từng học sinh trong lớp từ đó khuyến
khích học sinh học tập và rèn luyện. Vì thế, cùng với việc nâng cao năng lực
chun mơn, giáo viên chủ nhiệm phải học tập, tích luỹ để có nghiệp vụ của một
nhà tổ chức, một nhà tâm lý, một nhà giáo dục, phải tự rèn luyện để trở thành tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
Trong mỗi nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng. Tại
trường THPT Lê Lai, phần lớn điểm đầu vào của học sinh là trung bình và yếu, học
sinh khá, giỏi rất ít. Đó là một trong những trở ngại lớn đối với giáo viên bộ môn,
đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Vì thế giáo viên chủ nhiệm ở các lớp đều phải nỗ
lực trong việc nâng cao ý thức học tập và rèn luyện ở học sinh. Khi nhận chủ nhiệm
lớp 10B2, theo đăng kí, các em có nguyện vọng theo khối các mơn khoa hoc tự
nhiên nhưng điểm đầu vào mơn tốn nằm trong phổ điểm từ 1,5 điểm đến 4,0 điểm
( điểm chủ yếu 1,5-2,5). Thêm vào đó, các em bước lên từ các trường THCS, chưa
quen trường lớp, chưa có nề nếp học tập, hầu hết học sinh nhút nhát, kĩ năng sống
còn hạn chế. Đặc biệt, hầu hết các em chưa có mục đích học tập rõ ràng, các em
1


thiếu động cơ, động lực học tập. Trong khi đó, giáo viên chủ nhiệm chưa lại chỉ tập


trung rèn luyện nền nếp lớp mình, chưa chú trọng các hoạt động để năng cao phong
trào thi đua học tập của lớp. Đây là lí do tơi trăn trở và tìm tịi “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập của học sinh lớp 10B2 trường
THPT Lê Lai, năm học 2020 - 2021”. Bởi vì, chỉ có nâng cao ý thức học tập, học
sinh mới cố gắng, phấn đấu, có kế hoạch học tập cho tương lai của mình. Và khi đã
có ý thức thi đua học tập các em mới có mục tiêu phấn đấu. Đó cũng là cơ sở để
hình thành ý thức tự giác học tập và rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của tơi khi tìm tịi “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phong
trào thi đua học tập của học sinh lớp 10B2 trường THPT Lê Lai, năm học 2020 2021” là để có những giải pháp hiệu quả, thiết thực nâng cao phong trào thi đua
học tập và rèn luyện của lớp chủ nhiệm, thổi cho các em ngọn lửa của lòng đam mê
học tập, hăng say thi đua. Mục đích cuối cùng không chỉ là giúp các em nắm được
kiến thức mà là giúp các em thấy được lợi ích của việc học tập. Bởi đó là một trong
những con đường đến với tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu các khái niệm thi đua, phong trào thi đua học tập, vai trò của thi
đua đối với việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh lớp 10B2 Trường THPT Lê Lai - Huyện Ngọc Lặc - Tỉnh Thanh Hóa.
Chuyển biến của học sinh khi thực hiện các giải pháp nâng cao phong trào
thi đua học tập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, cơng trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho đề tài.

2


- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Xác định thực
trạng sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập ở trường
THPT Lê Lai hiện nay.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Một số khái niệm chung:
- Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập
thể nhằm phấn đấu đạt thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[1].
- Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tơn vinh cá nhân, tập
thể có thành tích trong phong trào thi đua.
- Thi đua học tập là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá
nhân, tập thể lớp nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong học tập.
2.1.2. Tác dụng của phong trào thi đua học tập:
Tổ chức phong trào thi đua học tập là phải khơi dậy được ở học sinh hứng
thú, hưởng ứng phong trào thi đua, tinh thần thi đua và nhận thấy rõ tác dụng của
phong trào thi đua:
- Học sinh phát huy được năng lực sở trường vốn có.
- Có cơ hội đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho tập thể lớp, cơ hội để tự
khẳng định mình, lớp sẽ tạo thành một khối đoàn kết, thống nhất.
- Là căn cứ để từng tập thể và cá nhân có dịp tự đánh giá bản thân.
- Đánh giá, rút ra ưu điểm, mặt hạn chế để học sinh rút kinh nghiệm. Biểu
dương và phê bình đúng đối tượng sẽ có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua.
- Thấy được sức mạnh của tình đồn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn
nhau thì sẽ có tác dụng lớn trong phong trào thi đua học tập và rèn luyện.
2.1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với phong trào thi đua học tập
và rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm.

3


Giáo viên chủ nhiệm quản lý, tổ chức học sinh học tập, rèn luyện đạt mục
tiêu giáo dục. Chịu trách nhiệm và cố vấn định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm
học tập và rèn luyện.

Nắm bắt tình hình học tập, đạo đức và tâm sinh lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia
đình để có những tác động phù hợp.
Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn để tổ chức các hoạt động tập thể của
học sinh. Là thuyền trưởng dẫn dắt các hoạt động của lớp.
Trong phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm,
giáo viên chủ nhiệm là người định hướng, khích lệ, cổ vũ các em học sinh tích cực
tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện để các hoạt động của lớp được liên tục,
đều đặn.
2.2. Thực trạng của phong trào thi đua học tập tại lớp 10B2 trường THPT
Lê Lai.
Trường THPT Lê Lai có tiêu chí thi đua rõ ràng cho tất cả các lớp, mỗi tuần
đều có xếp loại thi đua theo từng khối, lớp ở cả hai mặt nề nếp và học tập, căn cứ
vào hai mặt hoạt động đó, nhà trường xếp thi đua cho các lớp. Phong trào thi đua
học tập thường được tổ chức thành hai đợt trong năm học. Đợt 1, thi đua lập thành
tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đợt 2, thi đua lập thành tích chào
mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày thành lập đoàn 26/3. Tuy nhiên, năm học
này, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID – 19, các phong trào thi đua của
nhà trường khơng phát động như thường lệ. Vì vậy, để duy trì các hoạt động của
lớp tơi vẫn đề ra các phong trào thi đua học tập và rèn luyện để các em có đường
mịn, lối mở, mục đích, động cơ học tập rõ ràng.
Dựa vào tiêu chí thi đua của nhà trường, các lớp đều xây dựng tiêu chí thi
đua cho học sinh. Mỗi học sinh nếu vi phạm những lỗi liên quan đến kỉ luật nhà
trường, xếp loại giờ học sẽ bị trừ điểm.

4


Những đợt thi đua này diễn ra khá sôi nổi, học sinh các lớp khá tích cực.
Năm học này, phong trào thi đua chung của tồn trường chỉ có một đợt lớn là Thi
đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Tuy nhiên, phong trào thi đua chỉ

hữu ích đối với những lớp khá, những lớp ngoan, lớp chọn. Vì vậy mỗi đợt thi đua
chỉ là cuộc chạy đua giữa các lớp chọn nhất là về học tập. Cho nên, phong trào thi
đua học tập của lớp chỉ mang tính hình thức, khơng tác động trực tiếp vào từng đối
tượng học sinh, các em sẽ không hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc thi đua. Vì thế,
khơng phấn đấu, không thi đua thực sự, các em sẽ không nỗ lực, cố gắng để học
tập, không vươn lên để thi đua cùng bạn bè, khơng đóng góp cơng sức cho phong
trào của lớp.
Đầu năm học 2020-2021, tôi được Ban giám hiệu giao chủ nhiệm lớp 10B2,
nhận thấy các em chưa có nền nếp học tập vì chưa quen trường, lớp. Phần đa học
sinh của lớp chưa có mục đích, động lực học tập, các em chỉ đến lớp để ngồi, nghe,
ghi chép. Trong khi đó, hệ thống kiến thức đa dạng, cách thức kiểm tra đã có sự
thay đổi. Một dung lượng kiến thức lớn không cho phép các em lơ là, nhất là ngay
từ lớp 10. Nếu không nắm vững kiến thức ngay từ ban đầu, sau này các em phải “
cày” lại và việc này sẽ trở nên khá vất vả. Vậy thì, ngay từ bây giờ các em phải có
mục đích, động cơ học tập rõ ràng. Có thể nói, nếu chỉ tham gia đợt thi đua do nhà
trường tổ chức, thì việc thi đua sẽ không thường xuyên, liên tục. Như vậy, các em
chỉ tập trung trong đợt nhà trường tổ chức thi đua, sau đó lại có tâm lí xả hơi.
Phong trào học tập của lớp vì thế sẽ đi xuống. Đó là điều khơng giáo viên chủ
nhiệm nào mong muốn. Chính đặc điểm học sinh của lớp học tập không đồng đều,
nên tôi ý thức rõ ràng sự cần thiết phải tổ chức tốt phong trào thi đua bằng cách
phát huy tính tích cực của học sinh để các em cùng tiến bộ, lôi kéo những học sinh
chưa chăm học vươn lên hòa nhập với tập thể, từng bước nâng cao chất lượng hai
mặt của lớp xứng đáng với sự mong mỏi của phụ huynh, niềm tin của nhà trường.

5


2.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập tại lớp
10B2:
Học tập là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Vì thế một trong những

cơng tác chính của cơng tác chủ nhiệm là quản lí, tổ chức các hoạt động học tập của
lớp chủ nhiệm, đây là công việc rất quan trọng. Để kết quả học tập của các em được
tốt, giáo viên chủ nhiệm phải có các biện pháp để nâng cao phong trào thi đua học
tập của lớp chủ nhiệm, giúp các em hăng say học tập, thi đua học tập như sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác
với những công việc làm hàng ngày. Thực ra công việc hàng ngày chính là nền
tảng thi đua”[2].
2.3.1. Xây dựng nội quy thi đua.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng nội quy thi đua để phong trào hoạt
động của lớp được thường xuyên, liên tục. Phong trào thi đua giữa các tổ, các thành
viên trong lớp được tổ chức hàng tuần, hàng tháng, học kì và cả năm học dựa trên
cơ sở của nội quy thi đua để đảm bảo sự công bằng, minh bạch. Cụ thể:
Xây dựng nội quy thi đua làm cơ sở theo dõi để cộng, trừ điểm các thành
viên trong tổ, lớp.
Cán sự lớp ghi rõ thành tích và vi phạm của các thành viên trong tổ, lớp để
có điểm thưởng, phạt tương ứng.
Trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng nhận
xét, đánh giá, cho điểm các thành viên trong tổ. Từ đó xác định, thành viên, tổ có
thành tích xuất sắc nhất ở mỗi tuần, tháng, kì, năm học.
Cuối tuần, tháng, giáo viên yêu cầu cán bộ lớp thống kê kết quả thi đua, làm
cơ sở để xét thi đua cuối kì và năm học.

6


NỘI QUY THI ĐUA LỚP 10B2
Năm học 2020 - 2021
TT

NỘI DUNG


ĐIỂM
(tối đa)
5
10

1
2

Đi học chậm: - 5 điểm
Vắng học: Khơng lí do: - 10 điểm/ Có lí do:- 5 điểm
Điểm miệng và các bài kiểm tra

3

Điểm 10: + 10 điểm/Điểm 9: + 9 điểm/ Điểm 8: + 8 điểm

40

4
5
6

Điểm 1: - 10 điểm/ Điểm 2: - 9 điểm/ Điểm 3: - 8 điểm
Không làm bài tập ở nhà, mỗi lần vi phạm trừ 2 điểm
Xung phong phát biểu xây dựng bài, mỗi lần cộng 1 điểm
Thực hiện nội quy nhà trường, mỗi lần vi phạm trừ 2 điểm
Tham gia các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu, các

10

10
10

7

cơng tác của Đồn, cơng tác trực tuần...mỗi lần vi phạm trừ 5

10

điểm.
Chấp hành các quy định về an tồn giao thơng, an ninh trật

8

tự… mỗi lần vi phạm trừ 5 điểm
Tổng

5
100

2.3.2. Lập“Phiếu điều tra mục tiêu, nguyện vọng học tập”
Sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thông
tin về đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm qua các kênh thông tin khác nhau như:
Học bạ năm học trước, điểm đầu vào của lớp, đặc biệt là “ Phiếu điều tra mục tiêu,
nguyện vọng học tập”. Vì thế, ngay đầu năm, tơi đã lập “ Phiếu điều tra mục tiêu,
nguyện vọng học tập” để biết được tình hình học tập, nguyện vọng của từng học
sinh.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

----------------------------7
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN VỀ MỤC
TIÊU, NGUYỆN VỌNG HỌC TẬP

Họ và tên:………………………………………….........................................


Nhờ “ Phiếu điều tra mục tiêu, nguyện vọng học tập”, từ đầu năm học tôi đã
nắm bắt được sở thích cũng như mục tiêu học tập của các em. Đây cũng là một căn
cứ để lựa chọn học sinh có năng lực, nhiệt tình vào ban cán sự lớp. Đồng thời cũng
là cơ sở để tôi đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh lớp
chủ nhiệm.
2.3.3. Vị trí danh dự:
Trường THPT Lê Lai hàng năm có tổ chức các kì thi tập trung tồn trường
như: kiểm tra chất lượng giữa kì I, kiểm tra học kì I, kiểm tra chất lượng giữa học
kì II, cuối học kì II. Nhưng với tơi như thế chưa đủ để tạo khơng khí thi đua giữa
các học sinh trong lớp chủ nhiệm. Phối hợp với giáo viên bộ mơn ở những mơn
chính mà các em theo khối, tơi tổ chức thêm cho các em 2 cuộc kiểm tra chất lượng
môn khối. Sau mỗi lần kiểm tra (của cả nhà trường và lớp tự tổ chức), tơi đều tính
tổng điểm, xếp hạng thứ tự học sinh theo số điểm từ cao xuống thấp. Bảng điểm và
8


xếp hạng đó được dán trên lớp theo từng đợt, đồng thời được in riêng từng em để
gửi về cho gia đình.
Việc được đứng vị trí danh dự trong học tập đã tác động rất mạnh mẽ đến các
học sinh:
- Một là: các con điểm kiểm tra các em đạt được ảnh hưởng trực tiếp đến
điểm thi đua của từng em theo tuần, tháng, kì nên các em phải cố gắng.
- Hai là: Việc được xếp thứ tự dựa vào tổng điểm đã khiến nhiều em “uất ức”

vì thua bạn. Cho nên đã có những cuộc ganh đua rất mạnh mẽ giữa các cá nhân
trong lớp. Những em có vị trí cao ở mỗi kì kiểm tra muốn trụ Vị trí danh dự, những
em thua muốn vượt bạn. Vì thế nhiều sự thay đổi rất đáng kể diễn ra trong lớp.
Có thể nói, tại lớp 10B2, vị trí danh dự của học sinh thay đổi khá nhiều. Có
nhiều học sinh giữ vị trí tốt, ln đứng trong tốp 5 như em: Đỗ Thị Lan, Lê Trung
Thành, Lê Tiến Đạt,... Có nhiều em có sự nỗ lực vượt bậc so với đầu năm lớp 10
như: Hồng Nhật Tân, Lương Anh Qn...Có em bứt phá ngoạn mục: Nguyễn Văn
Cường, Hoàng Anh Đức...

Vị trí danh dự tháng 11/ 2020

Vị trí danh dự tháng 12/ 2020

9


Chạy đua vị trí danh dự của lớp là một cuộc đua lành mạnh. Nó cho thấy học
sinh của lớp chú tâm đến việc học, dần hình thành mục tiêu học tập.
2.3.4. Phong trào “ Chất lượng cho điểm 100”
Để phong trào học tập của lớp chủ nhiệm được thường xuyên, liên tục, tôi đã
tổ chức phong trào “ Chất lượng cho điểm 100”. Đó là cuộc thi đua học tập giữa
các cá nhân trong lớp, giữa các tổ với nhau trong các tuần, các tháng, các học kì và
cả năm học.
Bước 1: Xây dựng nội quy thi đua làm cơ sở theo dõi, trừ điểm các thành
viên trong lớp và các tổ, trong đó có quy định điểm trừ cho các cá nhân khi mắc lỗi
hoặc điểm cộng khi lập thành tích ( Phụ lục 3)
* Cách tính điểm:
- Mỗi cá nhân trong tuần có tổng điểm 100.
+ Đạt 90- 100 điểm: Xếp loại Xuất sắc.
+ Đạt 80-89: Xếp loại Khá.

+ Đạt 60-79: Xếp loại Trung bình.
+ Đạt 40- 59: Xếp loại Yếu.
+ Đạt dưới 40: Xếp loại Kém.
- Xếp loại theo tháng lấy điểm trung bình chung của các tuần.
- Xếp loại theo kì lấy điểm trung bình chung của các tháng.
- Điểm của tổ bằng điểm của các thành viên khác cộng lại.
* Danh hiệu thi đua:
- Chất lượng cao
- Chất lượng ổn định
Bước 2: Các tổ trưởng ghi lại những lỗi cũng như những thành tích thành
viên trong tổ đạt được để trừ điểm hoặc cộng điểm theo nội quy. Sau đó, tổng kết,
xếp loại theo từng tuần. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần giao cho lớp phó học tập

10


trong lớp có nhiệm vụ nhắc nhở, giúp các bạn học sinh yếu kém hiểu thêm bài và
báo cáo tình hình học tập chung của lớp cho giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết.
Bước 3: Tổ chức tốt buổi sinh hoạt cuối tuần bằng việc để cán bộ lớp: lớp
trưởng, lớp phó, các tổ trưởng nhận xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại thành viên
trong tổ. Cộng điểm đạt được của các thành viên trong tổ sẽ có điểm đạt được của
tổ trong tuần. Các cá nhân và tổ tiếp tục đăng kí thi đua cho tuần tiếp theo.
Bước 4: Cuối tháng, giáo viên yêu cầu các tổ thống kê kết quả đạt được của
các thành viên trong tổ và kết quả đạt được của tổ. Sau đó, cả lớp sẽ khen thưởng.
Thi đua cuối kì là sự tổng kết kết quả của hàng tháng. Thi đua cuối năm là sự tổng
kết của hai kì.
Tháng 09:
- Chất lượng cao: Đỗ Thị Lan, Lê Tiến Đạt...
- Chất lượng ổn định: Hà Cơng Dương, Phạm Văn Tề...
Tháng 10:

- Chất lượng cao: Hồng Anh Đức, Lê Trung Thành...
- Chất lượng ổn định: Hoàng Nhật Tân, Bùi Thị Linh Nhi...
Tháng 11:
- Chất lượng cao: Hà Minh Hiếu, Nguyễn Ngọc Huyền...
- Chất lượng ổn định: Lê Thị Mai Quyến, Nguyễn Văn Toàn...
Tháng 12:
- Chất lượng cao: Đỗ Thị Lan, Nguyễn Hữu Tuấn...
- Chất lượng ổn định: Nguyễn Văn Cường, Hà Thị Mai Linh...
...

11


Học sinh giỏi và tiên tiến lớp 10B2 năm học 2020-2021
* Một số lưu ý trong việc tổ chức phong trào thi đua học tập:
- Một số học sinh có tính tự giác chưa cao, nếu giáo viên chủ nhiệm khơng
có quy chế rõ ràng thì cơng tác thi đua chỉ là hình thức. Nhưng nếu khơng có phong
trào thi đua lớp sẽ có biểu hiện rời rạc, cục bộ. Học sinh bị mất phương hướng,
không xác định rõ được động cơ, mục đích học tập của mình.
- Thi đua phải chính xác, cơng khai, cơng bằng, kịp thời; kết hợp chặt chẽ
động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
- Giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi với giáo viên bộ môn để được sự ủng hộ
nhiệt tình của giáo viên các bộ mơn khác.
- Nội quy lớp học, quy chế thi đua, giáo viên soạn thảo nhưng có sự thảo
luận, góp ý của học sinh.
- Việc tổ chức thi đua phải được thông qua trong hội nghị phụ huynh để phụ
huynh hiểu ý nghĩa của phong trào thi đua, nhiệt tình ủng hộ về cả tinh thần và vật
chất. Từ sự đồng ý của phụ huynh của lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng kết hợp
khen và thưởng cho học sinh nhằm động viên, kích lệ tinh thần các em.
12



Với cách làm mới đó, phong trào “Chất lượng cho điểm 100” đã biểu
dương học sinh có thành tích xuất sắc trong tuần, tháng, trong năm học. Phong trào
kích thích sự cố gắng nỗ lực của từng học sinh. Khi đã đạt được điểm tốt ở tuần đầu
của tháng, các em ý thức rằng mình phải cố gắng hơn để ghi thêm những con điểm
tốt và không bị khống chế do những con điểm yếu. Hiệu ứng tích cực của phong
trào đã được thể hiện rõ ở cả hai mặt số lượng và chất lượng; là dấu hiệu đáng
mừng cho thấy phong trào học tập của lớp đang lên. Đây là điều không dễ dàng ở
một trường thuộc huyện miền núi.
2.3.5. “ Tở cùng tiến ”.
Kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết, nó khơng chỉ nâng cao hiệu quả học
tập, mà cịn gắn kết tình bạn bè. Để nâng cao tinh thần thi đua học tập, nhất là kỹ
năng hoạt động nhóm, tơi cho học sinh đăng kí “ Tổ cùng tiến ” để các em thi đua
học tập và rèn luyện. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Học sinh đăng kí nhóm ( Tổ theo nguyện vọng ).
Bước 2: Các thành viên hỗ trợ nhau trong học tập giữa các tuần, các tháng.
Bước 3: Tổng hợp thành tích các tổ cùng tiến theo tuần, tháng.
Kết quả đạt được: Lớp chọn được tổ xuất sắc qua các đợt thi đua. Khơng
những thế học sinh cịn tích cực chia sẻ, trao đổi nội dung học tập trong 15 đầu giờ,
ra chơi...

13


Tổ đạt thành tích xuất sắc qua đợt thi đua
2.3.6. Đa dạng nội dung trong tiết sinh hoạt cuối tuần bằng hình thức
tìm“ Thuyền trưởng xuất sắc ”.
Để phong trào thi đua học tập và rèn luyện của lớp được liên tục và hiệu quả,
mỗi tổ, nhóm ngồi sự nỗ lực của tập thể, cần có những cá nhân tiêu biểu, hộ trợ

cho giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp học.
Vì thế, các tiết sinh hoạt cuối tuần, tơi thường giao cho học sinh các chủ đề
để các em cùng trao đổi, tìm tịi dưới sự dẫn dắt của “ thuyền trưởng”. Tiết sinh
hoạt tuần tới, các tổ nhóm sẽ lần lượt trình bày theo chủ đề đã chuẩn bị.

14


15


Phần trình bày của các “ Thuyền trưởng xuất sắc ”.

16


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Khi phát phiếu điều tra thông tin về mục tiêu học tập và nguyện vọng sau khi
học xong THPT của 43 học sinh trong lớp 10B2. Kết quả như sau:
Phiếu khảo sát đầu năm học
Mục tiêu vào ĐH-CĐTHCN
SL
12

%
28

Khơng có mục tiêu,

Chưa xác định rõ ràng mục


động cơ học tập
tiêu, động cơ học tập
SL
%
SL
%
5
11,6
26
60,4
Phiếu khảo sát cuối năm học

Mục tiêu vào ĐH-CĐ-

Khơng có mục tiêu,

Chưa xác định rõ ràng mục

THCN

động cơ học tập
SL
%
0
0

tiêu, động cơ học tập
SL
%

20
46,5

SL
23

%
53,5

Kết quả học tập cũng có những thay đổi đáng kể:
Khảo sát chất lượng HK I
SL
%
17

Khảo sát chất lượng HK II
SL
%


Xếp loại
Giỏi
0
Khá
10
Trung bình
30
Yếu
3
Tởng

43
Lớp đạt danh hiệu:

0
23
70
7,0
100

3
15
25
0
43

7,0
35
58
0
100

Học kì I: Tập thể tiên tiến.
Học kì II: Tập thể xuất sắc
Qua các phong trào thi đua của lớp, tôi đã phần nào khơi dậy ý thức, vươn
lên trong học tập, quan tâm đến việc giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập các
mơn văn hố. Bởi vì, đây là nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên chủ nhiệm lớp.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
- Với người giáo viên, công tác giảng dạy đã rất vất vả, công tác chủ nhiệm
càng vất vả hơn. Nhiều học sinh đi học nhưng không có mục tiêu, khơng có lí

tưởng. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm phải là người truyền lửa cho học sinh, là người
định hướng, khích lệ tinh thần học tập của các em để có em có sự nỗ lực, phấn đấu
trong học tập. Vì tinh thần hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của con người Việt
Nam từ bao đời nay.
- Vì lẽ đó, trong q trình chủ nhiệm, tôi cũng cố gắng gửi hết tâm huyết vào
các em với mong muốn khơi dậy tinh thần hiếu học qua phong trào thi đua học tập.
- Những Giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào học tập của tơi có thể phù
hợp với lớp 10B2 trường THPT Lê Lai năm học 2020 - 2021 nhưng chưa hẳn đã
phù hợp với những lớp học khác, trường khác. Nhưng dù sao, kết quả tại lớp 10B2
trong năm học cũng khiến tôi mạnh dạn chia sẻ các giải pháp này.
3.2. Kiến nghị.
- Đề tài tơi đưa ra cịn nhiều hạn chế, xin đề nghị đồng nghiệp bổ sung, hồn
thiện để có thể có những biện pháp đa dạng hơn trong quá trình chủ nhiệm.
18


- Để tiến hành các biện pháp này, giáo viên chủ nhiệm phải tuân thủ nguyên
tắc: thương yêu học sinh, có tính cơng bằng khách quan, tuyệt đối khơng có một
biểu hiện thiên vị.
Thiết nghĩ, dù sử dụng biện pháp nào thì vẫn cần nhất ở giáo viên chủ nhiệm
tấm lịng nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với các em học sinh. Hãy gần gũi để
hiểu và chia sẻ với các em, là người mà các em tin tưởng. Đó là bí quyết thành
cơng trong cơng tác chủ nhiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Người viết

Lê Thị Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11
năm 2003.

19


2. “ Lời kêu gọi thi đua ái quốc ” ngày 11/06/1948; “ 70 năm thi đua yêu
nước (1948 – 2018 )” - NXB Thông Tấn năm 2018.
3. Sách “Tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên” của tác giả Nguyễn Công
Khanh(CB), Nguyễn Minh Đức - NXB Đại Học Sư Phạm.
4. Tài liệu từ internet.

20



×