Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

xâm phạm và tranh chấp thương hiệu là gì? Làm thế nào để có thể xử lý và giải quyết được các tranh chấp đó?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Hiện nay, tại bất kỳ đâu trên thế giới, các doanh nghiệp đều có chung
một mục đích là tăng thị phần và lợi nhuận, điều này chỉ được thực hiện
khi họ dành được tâm trí khách hàng. Việc này không hề đơn giản bởi
trong thời kỳ mạng Internet phát triển như hiện nay thì hàng ngày, hàng
giờ đều có hàng trăm quảng cáo về các sản phẩm, thương hiệu xuất hiện
trên các trang web hay trang mạng xã hội; do đó mà mọi người khơng thể
có thời gian để chú ý vào hết tất cả các quảng cáo.
Vậy nên việc gây dựng được hình ảnh về thương hiệu trong mắt khách
hàng là điều vơ cùng quan trọng, nó có vai trò lớn trong việc phát triển và
tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Ngày nay tại Việt Nam các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc
đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu nhưng không phải tất cả các doanh
nghiệp đều làm được việc này. Và vấn đề xâm phạm và tranh chấp
thương hiệu cũng xảy ra khơng ít. Vậy xâm phạm và tranh chấp thương
hiệu là gì? Làm thế nào để có thể xử lý và giải quyết được các tranh chấp
đó? Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, hơm nay chúng tơi và các bạn sẽ tìm
hiểu về các khái niệm liên quan đến xâm phạm và tranh chấp thương
hiệu qua hình huống tranh chấp thương hiệu giữa CTCP Vincom và CT cổ
phần tài chính và bất động sản Vincon (Cơng ty Cổ phần tập đồn xây
dựng và phát triển nhà Vicoland).


NỘI DUNG
PHẦN I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
I. Xâm phạm thương hiệu
1. Khái niệm
Xâm phạm thương hiệu là bất kỳ hành vi nào từ bên ngồi làm tổn hại


đến uy tí và hình ảnh thương hiệu.
2. Các tình huống xâm phạm thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn
trong thời đại hội nhập, sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới ngày
càng nhiều. Vì vậy mà ngày càng có nhiều thương hiệu lớn, có uy tín bị
nhái sản phẩm của mình trong thời gian dài, gây ra nhiều tổn thất cho
doanh nghiệp cả về uy tín lẫn chất lượng.
2.1. Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái
Hàng giả là loại hàng hóa được làm giống như một hàng hóa nguyên
bản khác với hàng thật nguyên bản. Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ
thể về khái niệm “hàng giả” trong các quy định pháp luật, tuy nhiên theo
quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP thì hàng giả bao
gồm các loại như sau:
Thứ nhất, hàng giả về nhãn hiệu: Hàng hóa khơng có giá trị sử dụng
hoặc giá trị sử dụng khơng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi
và cơng dụng của hàng hóa.
Thứ hai, hàng giả về nguồn gốc xuất xứ: Hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ
của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa, hàng
hóa giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói,
lắp ráp trên nhã hoặc bao bì hàng hóa.
Thứ ba, hàng giả về kiểu dáng cơng nghiệp: Bao gồm hàng hóa có gẵn
nhãn hiệu, dấu hiệu tùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của
chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hóa là
bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả
hoặc quyền liên quan.



án: từ khiếu nại hành chính, cho đến khởi kiện dân sự, tố cáo hình sự chứ

khơng thể chỉ hồn tồn trơng chờ vào vai trị kiểm tra, quản lý của các
cơ quan chức năng nhà nước.
2.4. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác
Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi sau đây bị coi là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
A. Sử dụng nguồn chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫ về chủ thể kinh
doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
B. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản
xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng
hóa, dịch vụ; về điều kiện cug cấp hàng hóa dịch vụ.
C. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tịa một nước là thành viên của
điều ước quốc tế có quy định cấm người địa diện hoặc đại lý của chủ sở
hữu nhãn hiệu và việc sử dụng là người địa diện hoặc đại lý của chủ sở
hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.
D. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miện trùng hoặc tương tự
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại đã được bảo hộ của người
khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình khơng có quyền sử dụng nhằm mục
đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh
tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
3. Các biện pháp bảo vệ thương hiệu
3.1. Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu
Có rất nhiều biện pháp về kỹ thuật để hạn chế sự xâm phạm thương
hiệu. Các biện pháp này thường được đưa ra hoặc thiết lập ngay từ khi
xây dựng chiến lược thương hiệu. Các daonh nghiệp, tùy theo đặc điểm
hàng hóa kinh doanh cũng như tình hình thực tế thị trường mà có thể đưa
ra những rào cản khác nhau sao cho linh hoạt và phù hợp với thực lực tài
chính của mình.
Các biện pháp thường được dùng để tạo rào cản về kỹ thuật trong bảo
vệ thương hiệu.
- Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp.

- Bao bì và kiểu dáng nên có sự cá biệt cao.


- Thường xuyên đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao
bì.
- Chống xâm phạm thương hiệu thơng qua đánh dấu bao bì, hàng
hóa.
- Đánh dấu bao bì và hàng hóa bằng phương pháp vật lý
- Đánh dấu bao bì và hàng hóa bằng phương pháp hóa học
- Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm
thương hiệu
3.2. Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu
- Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa: dảm bảo cho sự phát
triển của thương hiệu, cũng là biện pháp quan trọng để duy trì và bảo vệ
thương hiệu chống lại những thâm nhập từ bên ngoài.
- Tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thơng tin đầy đủ về
hàng hóa và doanh nghiệp, tạo sự thân thiện với khách hàng: Lòng trung
thành của khách hàng với thương hiệu luôn là hàng rào tốt nhất cho mỗi
thương hiệu nhưng khơng phải tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sự cố
gắng liên tục và những kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin
về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được cung cấp thường xun sẽ
tạo được lịng tin, tơn trọng và quan tâm đến thương hiệu của doanh
nghiệp.
- Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái
II. Tranh chấp thương hiệu
1. Khái niệm
Tranh chấp thương hiệu là những xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi
giữa các bên liên quan đến thương hiệu trong sở hữu và khai thác.
2. Các hình thức và nội dung tranh chấp thương hiệu
2.1. Hình thức

- Tranh chấp song phương và tranh chấp đa phương
+ Tranh chấp song phương: tranh chấp chỉ xảy ra với hai bên
+ Tranh chấp đa phương: tranh chấp xảy ra đồng thời nhiều bên có
liên quan
- Tranh chấp đơn lẻ và tranh chấp đa yếu tố


+ Tranh chấp đơn lẻ (đơn yếu tố): tranh chấp chỉ liên quan đến một
yếu tố như tên thương hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp,…
+ Tranh chấp đa yếu tố: những tranh chấp xảy ra với đồng thời nhiều
yếu tố cùng lúc.
2.2. Nội dung
- Tranh chấp về quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu: các tranh chấp
thường là sử dụng trái phép, sử dụng không đúng thỏa thuận về phạm vi
và quy mô khai thác, cố ý gây hiểu nhầm đối với nhãn hiệu độc quyền
bảo hộ.
=> phổ biến với quy mô và biểu hiện phức tạp
- Tranh chấp về sáng chế, giải pháp hữu ích: khó phân định về mức độ
và hình thức xâm phạm bởi các sáng chế thường “ẩn sâu” bên trong các
sản phẩm cung ứng.
- Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp và nguồn gốc xuất xứ: tranh
chấp chỉ liên quan đến các loại hàng hóa hữu hình
=> dễ phát hiện nhưng khó xử lý do tính phức tạp và phụ thuộc
nhiều vào năng lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ tại các quốc gia
hay địa phương.
- Tranh chấp về quyền nhân thân và quyền sở hữu của quyền tác giả:
thường xảy ra với các sản phẩm dịch vụ
=> khó thẩm định và thường bị xâm phạm một cách tinh vi
- Tranh chấp trong khai thác và phân định tỉ lệ tài sản thương hiệu:
thường xảy ra khi các bên thực hiện việc chuyển giao quyền đối với

thương hiệu hoặc trong hoạt động nhượng quyền thương mại, góp vốn
thương hiệu; đơi khi xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp chủ sở hữu đối với
thương hiệu.
- Tranh chấp trong định giá tài sản thương hiệu: liên quan đến phân
định tỷ lệ sở hữu đối với tài sản thương hiệu hoặc trong định giá thương
hiệu để rút vốn hoặc góp vốn. Vấn đề là mỗi bên sẽ có những phương
pháp định giá khác nhau hoặc tiếp cận về cơ sở dữ liệu khác nhau nên
kết quả định giá sẽ khác nhau và phát sinh tranh chấp. Đây là tranh chấp
liên quan đến vấn đề tài chính và rất khó có được tiếng nói chung và cũng


là những tranh chấp dự báo sẽ xuất hiện rất nhiều ở các doanh nghiệp
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Nguyên tắc chung trong xử lý các tình huống tranh chấp
thương hiệu
- Các bên cùng có lợi và tơn trọng lẫn nhau. Đây là nguyên tắc đầu tiên
và quan trọng nhất trong xử lý các tình huống tranh chấp thương hiệu.
Tranh chấp sẽ khó xử lý khi các bên khơng đặt lợi ích của mình song hành
cùng nhau và gắn với các nghĩa vụ thực hiện. Đảm bảo lợi ích và tôn
trọng lẫn nhau sẽ tạo ra cơ hội để có thể giải quyết được các tranh chấp
về thương hiệu.
- Bảo vệ tối đa lợi ích của thương hiệu và doanh nghiệp.
Các lợi ích có liên quan ở đây, có thể là lợi ích về kinh tế khi sử dụng
và khai thác thương hiệu mà doanh nghiệp có được; lợi ích tiềm ẩn về
tài sản và giá trị của doanh nghiệp trong tương lai khi được chuyển
giao, góp vốn hoặc sang nhượng, lợi ích tinh thần của chủ sở hữu doanh
nghiệp và thương hiệu….Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình xử lý
tranh chấp cần tính đến trước hết là lợi ích cho thương hiệu chứ khơng
phải tìm cách để phân định thắng – thua.
- Thương lượng là tối ưu, kiện tụng là không mong muốn.

Không phải mọi tranh chấp đều dẫn đến phải kiện tụng tại tịa án mà
có rất nhiều trường hợp tranh chấp được giải quyết thông qua thương
lượng. Điều này sẽ hạn chế rất nhiều những thiệt hại cho các bên liên
quan đến tranh chấp, đặc biệt là bên bị xâm phạm đối với thương hiệu.
Buộc phải kiện nhau ra tòa thường dẫn đến tốn kém về nhiều thứ, vì
thế nguyên tắc chung là cố gắng giải quyết các tranh chấp bằng con
đường thương lượng, chỉ khi nào khơng thể giải quyết được bằng
thương lượng thì mới tính đến việc kiện tụng ra tịa.
- Quyền tài sản gắn liền với quyền khai thác thương hiệu.
Thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp nhưng bản thân nó sẽ
khơng có giá trị gì nếu khơng được đưa vào khai thác theo những cách
khác nhau. Nguyên tắc này đặt ra vấn đề là cần xác định quy mô khai
thác, điều kiện và thời gian khai thác để có thể xác định được mức độ vi
phạm quyền về tài sản của thương hiệu, những thiệt hại cho thương
hiệu từ xâm phạm của những bên liên quan.


- Tận dụng và khai thác tối đa từ sự cố tranh chấp để hạn chế tổn hại từ
tranh chấp thương hiệu.
Nguyên tắc này lưu ý khi xử lý các tranh chấp cần biết tận dụng và
khai thác tối đa sự cố đó để có thể mang lại lợi ích và giảm bớt thiệt hại
cho thương hiệu và doanh nghiệp. Hoạt động quan hệ công chúng cần
biết lợi dụng và khai thác tốt các sự cố từ tranh chấp để rộng đường dư
luận và hướng cơng chúng đến lợi ích, những giá trị mà thương hiệu
theo đuổi, tạo dựng lòng tin và khẳng định giá trị thương hiệu.
- Nỗ lực theo đuổi đến cùng và hợp tác với các cơ quan liên quan để
giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc theo đuổi đến cùng các việc tranh chấp để một mặt
chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đối với thương
hiệu và mặt khác đảm bảo dần hình thành một môi trường cạnh tranh

lành mạnh, chống lại những xâm phạm thương hiệu.
4. Kỹ năng phân tích tình huống và xử lý tranh chấp thương hiệu
Để xử lý các tình huống tranh chấp thương hiệu, vấn đề quan trọng là
phải phân tích được các tình huống theo hướng chỉ rõ những xâm phạm
về hình thức, tình tiết, mức độ, điều kiện và thời điểm, địa điểm của các
xâm phạm.
Hoạt động phân tích tình huống xâm phạm cần tập trung vào những nội
dung:
- Xác định cụ thể từng hành vi xâm phạm để thấy rõ rằng thương
hiệu đã bị xâm phạm về nhãn hiệu, hoặc kiểu dáng công nghiệp, hoặc
sáng chế, hoặc quyền tác giả,…hoặc về tất cả trường hợp đó.
- Xác định mức độ xâm pham của từng hành vi, vì khơng phải mọi
hành vi xâm phạm đều có mức độ giống nhau. Mức độ xâm phạm có
thể khác nhau đối với nhãn hiệu, kiểu dáng hoặc các đối tượng sỡ hữu
trí tuệ khác.
- Xác định quy mơ xâm phạm và những thiệt hại thực tế hoặc ước
tính đối với chủ sỡ hữu thương hiệu và các bên liên quan đến thương
hiệu để quy trách nhiệm và đặt ra mức độ đòi bồi thường với các bên
xâm phạm một cách hợp lý, hợp pháp.
Các bước xử lý tranh chấp thương hiệu:


- Chứng minh tính hợp pháp của các yếu tố thương hiệu liên quan:
doanh nghiệp cần chủ động tập hợp các bằng chứng chứng minh tính
hợp pháp của mình đối với các thành tố và yếu tố liên quan đến thương
hiệu như sự hợp pháp của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,
tên thương mại, quyền tác giả và các quyền liên quan (nếu có) để làm
căn cứ địi các bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi
thường thiệt hại.
- Tập hợp bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu:

doanh nghiệp tập hợp tất cả những bằng chứng, chứng minh về hành vi
xâm phạm khác nhau của các bên liên quan như xâm phạm về hãn
hiệu, kiểu dáng cơng nghiệp, sáng chế, bố trí điểm bán,….Đây được
xem là bước khó khăn, nguy hiểm vì những người cố tình xâm phạm
thường tìm mọi cách che dấu hành vi, khai thác những điểm yếu của
doanh nghiệp chủ sỡ hữu thương hiệu để xâm phạm.
- Cánh báo, thương lượng: doanh nghiệp đưa ra những thông báo
cảnh báo đối với các bên xâm phạm để họ chấm dứt hành vi xâm
phạm. Thông thường với những trường hợp vô tình xâm phạm thì những
bên xâm phạm sẽ nhanh chóng và tự giác điều chỉnh hành vi của mình,
ngược lại thì việc cảnh báo trong nhiều trường hợp sẽ khơng có kết quả.
Thương lượng thường ít gặp và chỉ trong những tình huống đặc biệt khi
doanh nghiệp muốn tận dụng và khai thác ngay những điều kiện cơ sở
vật chất của bên xâm phạm.
- Huy động và nhờ trợ giúp can thiệp của các cơ quan chức năng:
doanh nghiệp cần nhờ sự trợ giúp từ các cơ quan chức năng như thanh
tra sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, công an,…tùy theo hành vi xâm
phạm và nội dung của xâm phạm.
- Kiện tụng nếu thấy cần thiết: thường việc theo đuổi vụ kiện là bước
cuối cùng bởi tham gia vụ kiện có thể sẽ gây tổn hại về uy tín thương
mại và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, gây tốn kém về tài chính
và thời gian, nên doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi đưa tranh chấp
ra tòa.


PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ
I. Giới thiệu hai công ty
1. Cơng ty cổ phần Vincom
- Q trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Vincom tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại

Tổng hợp Việt Nam. Trải qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, tới nay,
Công ty CP Vincom đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam
hàng đầu trong lĩnh vực Bất động sản (BĐS
- Lĩnh vực hoạt động:
Kinh doanh Bất động sản; Khai thác các trung tâm thương mại - văn
phòng và căn hộ cho thuê cao cấp đa tiện ích với những ý tưởng thiết kế
hiện đại, sang trọng và chất lượng dịch vụ hàng đầu giữa trung tâm của
thành phố ; Kinh doanh khách sạn; Dịch vụ vui chơi, giải trí ; Tư vấn đầu
tư; Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo; Tổ chức hội chợ,
triển lãm thương mại; Dịch vụ trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp; Xây
dựng, kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan đến sân golf; Xây
dựng, kinh doanh khu du lịch sinh thái và các dịch vụ liên quan đến khu
du lịch sinh thái;Kinh doanh công viên cây xanh, cơng viên nước, vườn
trại giải trí; Dịch vụ môi giới BĐS, định giá BĐS, sàn giao dịch BĐS, tư vấn
BĐS, đấu giá BĐS, quảng cáo BĐS, quản lý BĐS
2. Cơng ty cổ phần tài chính và bất động sảnVincon
Cơng ty Cổ phần tập đồn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland - tiền
thânlà Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon được sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày
05/6/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 25/5/2011 có các chức
năng chính như :
- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản;
- Xuất nhập khẩu hàng hóa Cơng ty kinh doanh;
- Kinh doanh khách sạn, Resort, du lịch;
- Dịch vụ lập dự án đầu tư, quản lý dự án;


- Khai thác khống sản;
- Xây dựng các cơng trình dân dụng và công nghiệp, giao thông thủy

lợi, khu chung cư cao tầng; khai thác vận hành và kinh doanh các dịch
vụ phục vụ tòa nhà, khu chung cư v.v…
II. Nội dung tranh chấp
Ngày 23/11/2010, Công ty cổ phần Vincom đã chính thức cơng bố việc
khởi kiện dân sự Cơng ty cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon lên
Toà án nhân dân TP Hà Nội; đồng thời gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên
Thanh tra Bộ KHCN vì cho rằng Vincon đã vi phạm nghiêm trọng đến
quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại của mình.
Theo Cơng ty cổ phần Vincom (VINCOM), lý do khiến doanh nghiệp phải
khởi kiện Công ty cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon (VINCON) là
do tên thương mại/tên doanh nghiệp của VINCON tương tự với tên thương
mại/tên doanh nghiệp của VINCOM đã được đăng ký trước và được sử
dụng rộng rãi trong lĩnh vực "bất động sản".
Việc đặt tên nhãn hiệu và tên thương mại VINCON đã gây ra sự nhầm
lẫn nhãn hiệu và tên thương mại của VINCOM đối với cơng chúng; từ đó
dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới uy tín thương hiệu, hình
ảnh và uy tín của VINCOM.
Những cơ sở pháp lý và tài liệu, chứng cứ cơ bản để VINCOM yêu cầu xử
lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với VINCON bao gồm:
- Về thời điểm và địa điểm thành lập doanh nghiệp: VINCOM có trụ sở
chính tại Hà Nội, giấy chứng nhận ĐKKD số 0103001016 do Phòng
Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày
3/5/2002.
- Trong khi đó, VINCON được thành lập sau 5 năm (vào ngày
5/6/2007, tên ban đầu là Cơng ty CP Đầu tư tài chính BDL; đến tháng
9/2007 đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và Bất động sản
Vincon), có cùng loại hình doanh nghiệp là cơng ty cổ phần và cũng có
trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội, nhưng lại đặt tên thương mại/doanh
nghiệp là VINCON tương tự gây nhầm lẫn với VINCOM, và hoạt động
trong cùng lĩnh vực kinh doanh giống nhau, đặc biệt là kinh doanh "bất

động sản" và hoạt động "đầu tư tài chính".


- Về thời điểm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ: VINCOM đã đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu đối với tên "VINCOM và hình" từ ngày 26/1/2005 tại Cục
Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Bộ Khoa học và Cơng nghệ. Nhãn hiệu VINCOM
đã được đăng ký bảo hộ độc lập hoặc cùng với các yếu tố khác theo 7
văn bằng bảo hộ được cấp bởi Cục SHTT. Tất cả các văn bằng này đều
bảo hộ cho các dịch vụ "bất động sản" thuộc nhóm 36. Nhãn hiệu
VINCOM đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
- Thêm nữa, nhãn hiệu VINCOM còn được đăng ký quốc tế theo Thoả
ước Madrid dưới số 975445 và đã được chấp nhận bảo hộ tại 20 nước
EU và Singapore, Nga; đồng thời sẽ được bảo hộ tại Trung Quốc và
Belarus. Nhãn hiệu VINCOM cũng đã được đăng ký ở Hong Kong và sắp
tới là ở Thái Lan. Trong khi đó, nhãn hiệu VINCON mới chỉ được nộp một
đơn duy nhất tại Cục SHTT vào ngày 10/2/2010 và cũng đã bị VINCOM
nộp đơn phản đối vào tháng 8/2010. Khả năng nhãn hiệu này được cấp
Văn bằng bảo hộ là rất thấp.
 Căn cứ theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ… Cơng ty cổ phần
Vincom cho rằng, trong trường hợp này, nhãn hiệu VINCON bị coi là
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu VINCOM đang được bảo hộ.
Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và Bất động sản Vincon đã sử dụng
chỉ dẫn VINCON trong các hoạt động, giấy tờ giao dịch của mình (trong
lĩnh vực kinh doanh bất động sản) dẫn đến gây nhầm lẫn với tên thương
mại, nhãn hiệu VINCOM của Công ty cổ phần Vincom (trong lĩnh vực kinh
doanh bất động sản), xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của VINCOM.
Việc khác nhau ở duy nhất một chữ N và M tại cuối từ, nhưng hai chữ này
đều là phụ âm đọc tương tự nhau và nhìn cũng giống nhau. Sự khác biệt
này khơng đủ để phân biệt một cách rõ ràng giữa hai nhãn hiệu và gây
nhầm lẫn về tổng thể của hai nhãn hiệu. Trên thực tế, công chúng đã

nhiều lần bị nhầm lẫn về hai nhãn hiệu này.
Với những cơ sở pháp lý trên, Công ty cổ phần Vincom cho rằng, Công
ty cổ phần Đầu tư tài chính và Bất động sản Vincon đã có hành vi sử dụng
nhãn hiệu và tên thương mại VINCON của Cơng ty cổ phần Đầu tư tài
chính và Bất động sản Vincon cho các dịch vụ "bất động sản" gây tương
tự nhầm lẫn cho khách hàng về nguồn gốc dịch vụ với nhãn hiệu và tên
thương mại VINCOM của Công ty cổ phần Vincom.


Theo Công ty cổ phần Vincom, những hành vi nêu trên của Cơng ty cổ
phần Đầu tư tài chính và Bất động sản Vincon đã vi phạm các quy định
của Luật Sở hữu trí tuệ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp
pháp của VINCOM. Theo đó, Cơng ty cổ phần Vincom đã đề nghị TAND TP
Hà Nội thụ lý vụ kiện này.
III. Giải quyết tranh chấp
Ngày 23/11/2010, Công ty cổ phần Vincom đã công bố việc khởi kiện
Cơng ty cổ phần Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon lên TAND TP Hà
Nội; đồng thời gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên Thanh tra Bộ KHCN vì
cho rằng Vincon đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ về
nhãn hiệu và tên thương mại của mình.
Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã chính thức có kết luận
về vụ việc, đồng thời ban hành Quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt vi
phạm hành chính về sở hữu cơng nghiệp đối với Vincon.
Cụ thể như sau:
Buộc đổi tên
Theo đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật, đặc biệt là Nghị định
số 97/2010/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở
hữu cơng nghiệp” có hiệu lực vào ngày 9/11/2010; đồng thời căn cứ
vào nội dung, tính chất và mức độ vi phạm hành chính của Cơng ty
Vincon tại các biên bản vi phạm hành chính được lập bởi cơ quan Thanh

tra của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội, Huế và Đà Nẵng, ông
Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra
quyết định xử phạt Vincon.
Ngày 9/12/2010 Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết
định xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon 14
triệu đồng , đồng thời phải loại bỏ tên Vincon trên biển hiệu giấy tờ
giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên
công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Theo Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Vincon đã có hành vi sử
dụng dấu hiệu “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện
kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh
của công ty này tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, xâm phạm quyền đối
với nhãn hiệu “Vincom” đang được bảo hộ tại Việt Nam của Vincom.


Cùng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công
nghiệp do Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, ngày
13/12/2010, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Cơng nghệ)
cũng đã ra bản kết luận giám định số NH228-10YC/KLGĐ, theo đó căn
cứ theo điểm 39.8, Thơng tư 01/2007/TT-BKHCN thì “Dấu hiệu “Vincon”
trên đối tượng giám định là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu “Vincom” đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận số 103940 của
Công ty Cổ phần Vincom”.
Ngày 23/6/2011 Công ty cổ phần Đầu tư Tài Chính Bất động sản
Vincon đã chính thức đổi tên doanh nghiệp thành: Cơng ty Cổ phần Tập
đồn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland (Vicoland Group).
IV. Bài học kinh nghiệm
Các doanh nghiệp trùng tên hoặc gần giống tên là hiện tượng không
hiếm trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là hệ quả của việc trong một thời
gian dài, các cơ quan đăng ký kinh doanh của các tỉnh thành “độc lập tác

chiến” trong việc đăng ký kinh doanh.
Chẳng hạn, công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng là một doanh
nghiệp bất động sản khá lớn tại Hà Nội với tên giao dịch là Incomex.
Nhưng gần đây, thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của một công ty
khác là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài
Gòn, cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với tên giao dịch là
Incomex Saigon.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Đông Dương
(www.dongduong.com.vn), Công ty Cổ phần Đông Dương và một loạt
công ty mang tên Đơng Dương khác thuộc Tập đồn Indochina Group sau
này có kiện nhau hay khơng cũng là một câu hỏi.
Vụ tranh chấp thương hiệu giữa Vincom và Vincon là dịp để các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải tự xem lại mình và có cách ứng xử mới với vấn
đề Sở Hữu Trí Tuệ.
Phân xử ở tịa là nước đường cùng , vì đã tốn kém thời gian, chi phí
cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính
vì thế, theo các chun gia, ngồi việc tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
và dấu hiệu riêng, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu cơng nghiệp, hoặc đăng kí quyền tác giả để


bảo vệ thương hiệu. Q trình đó, khơng chỉ từ giai đoạn khởi nghiệp mà
còn phải thực hiện liên tục trong q trình phát triển, cũng như phải có
tầm nhìn xa hơn là các thị trường tiềm năng ở nước ngoài.


KẾT LUẬN
Hầu hết các doanh nghiệp đều không muốn, tuy nhiên dù muốn hay
khơng thì các tranh chấp thương hiệu vẫn cứ phát sinh vì nó tồn tại khách
quan trong đời sống kinh tế của nền kinh tế thị trường. Điều này gây cản

trở hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm uy tín của doanh nghiệp
phải chi trả tiền bạc, thời gian để giải quyết các vụ việc tranh chấp…
thậm chí có doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng phá sản kéo dài. Từ vụ
việc tranh chấp giữa CTCP Vincom và CT cổ phần tài chính Vincon chúng
ta có thể thấy dù thương hiệu đơn giản hay phức tạp thì nó cũng đều
mang ý nghĩa hàm chứa thơng điệp của người tạo ra để nó khắc sâu
trong tâm trí khách hàng. Vì vậy các doanh nghiệp cần rút ra bài học rằng
nên tìm hiểu kỹ càng rằng liệu tên sản phẩm của mình có gây nhầm lẫn
hay khơng rồi đăng ký bảo hộ, chú ý tạo bản sắc nhãn hiệu bằng cách sử
dụng các yếu tố nhãn hiệu một cách nhất quán, thường xuyên theo dõi
thông tin và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nhãn hiệu để tránh các
rắc rối về mặt pháp lý sau này.



×