Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng tà xùa, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 75 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm nghiên cứu và học tập sau đại học tại Trường Đại học Lâm
nghiệp. Bằng những kiến thức tổng hợp và thực tiễn công tác của bản thân
cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy cơ giáo, sự tạo điều kiện thuận
lợi của chính quyền các ban ngành địa phương. Đến nay tôi đã hồn thành
luận văn thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa học là
GS.TS.Nguyễn Thế Nhã đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp,
Lãnh đạo Khoa sau đại học, các thầy cô trong bộ môn Bảo vệ thực vật rừng,
Trung tâm TN-TH Khoa Quản lý TNR & MT đã quan tâm và tận tình chỉ bảo
cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tơi hồn thành nghiên cứu của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
ln dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong q trình học tập và
nghiên cứu đã qua.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Kết quả và các số
liệu ở bản luận văn này là do tơi nghiên cứu, khảo sát, phân tích từ thực trạng
tại KRĐD Tà Xùa, chưa được ai công bố trong bất cứ tài liệu nào khác./.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Bá Tú


ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3
1.1. Tình hình nghiên cứu bướm trên thế giới .............................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu bướm ở Việt Nam ............................................... 6
1.3. Tình hình nghiên cứu bướm ngày tại Khu rừng đặc dụng Tà Xùa ............... 9
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 10
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 11
2.4.1.Công tác chuẩn bị ........................................................................... 12
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp................................................................... 15
2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu vật và dữ liệu điều tra ............................ 18
2.4.4. Phương pháp giám định mẫu ........................................................ 22
2.4.5. Phương pháp xác định các loài ưu tiên, có giá trị bảo tồn ............ 22
2.4.6. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của
bướm ngày ............................................................................................... 23



iii

2.4.7. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn bướm
ngày và đề xuất giải pháp quản lý ........................................................... 24
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH,KINH TẾ XÃ HỘI........... 25
3.1.1. Lịch sử hình thành và phân khu chức năng .................................. 25
3.1.2. Vị trí địa lý .................................................................................... 26
3.2. Diện tích, vị trí địa lý, ranh giới của khu vực nghiên cứu ................... 26
3.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 26
3.2.2. Địa hình, địa mạo .......................................................................... 26
3.2.3. Đặc điểm khí hậu .......................................................................... 27
3.2.4. Thuỷ văn........................................................................................ 27
3.3. Các nguồn tài nguyên ........................................................................... 27
3.3.1. Tài nguyên đất ............................................................................... 27
3.3.2. Tài nguyên nước............................................................................ 27
3.3.3. Tài nguyên rừng ............................................................................ 28
3.4.4. Tài nguyên khoáng sản ................................................................. 29
3.3.5. Tài nguyên nhân văn ..................................................................... 29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................... 30
4.1. Thành phần loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa ............... 30
4.2. Đa dạng thành phần lồi cơn trùng ...................................................... 35
4.3. Phân bố của bướm ngày trong khu vực nghiên cứu............................. 37
4.3.1. Phân bố của các loài bướm ngày theo sinh cảnh .......................... 37
4.3.2. Phân bố của các loài bướm ngày theo đai cao .............................. 42
4.4. Các loài bướm ngày cần ưu tiên bảo tồn.............................................. 43
4.5. Các lồi có vai trò là sinh vật chỉ thị .................................................... 48
4.6. Các lồi có ý nghĩa lớn trong du lịch sinh thái .................................... 50
4.7. Đề xuất một số giải pháp quản lý các loài bướm ngày ở Tà Xùa ........ 51
4.7.1. Khái quát hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng và mối đe
dọa tới bướm ngày tại khu vực nghiên cứu............................................. 51



iv

4.7.2. Các giải pháp chung ...................................................................... 53
4.7.3. Các giải pháp quản lý cụ thể ......................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

KRĐD

Khu rừng đặc dụng

Nxb

Nhà xuất bản

SC

Sinh cảnh


SĐVN

Sách đỏ Việt Nam


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.01 Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu

13

4.01 Danh lục loài Bướm ngày tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa

30

4.02 Tỉ lệ phần trăm loài giống của bướm ngày

35

4.03 Các loài thuộc nhóm thường gặp

36


4.04 Phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh

38

4.05 Đa dạng thành phần loài bướm ngày theo sinh cảnh

40

4.06 Mức độ tương đồng của các dạng sinh cảnh

41

4.07 Phân bố của các loài bướm ngày theo đai cao

42

4.08 Danh sách lồi bướm ngày có tên trong sách đỏ

43

4.09 Các loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng

49


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT


Tên hình

Trang

2.01 Rừng thứ sinh trên núi đá vôi

14

2.02 Rừng hỗn giao tre nứa

14

2.03 Đất canh tác nơng nghiệp

14

2.04 Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp

14

2.05 Trảng cỏ cây bụi

14

2.06 Rừng kín thường xanh ven suối

14

2.07 Sơ đồ bố trí tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu


16

2.08 Phương pháp bảo quản mẫu Bướm bằng bao giấy

19

2.09 Phương pháp làm mẫu bướm

20

4.01 Độ bắt gặp của các loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu

36

4.02 Tỷ lệ phần trăm số loài bướm ngày theo sinh cảnh

38

4.03 Tỷ lệ phần trăm côn trùng theo đai cao

42

4.04 Troides helena (Linnaeus)

44

4.05 Troides aeacus (Felder et Felder)

45


4.06 Graphium antiphates Cramer

46

4.07 Lamproptera curia walkeri Moore

48

4.08 Một số loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng

49

4.09 Một số lồi bướm có màu sắc đẹp

50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học
cũng như nhận thức được tính đa dạng sinh học trở lên hết sức quan trọng trên
toàn thế giới. Từ xa xưa, con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để
phục vụ cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của mình. Ngày nay, do sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người
ngày càng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết về thế
giới tự nhiên con người lại càng khai thác tận diệt tài nguyên hậu quả là:
Nhiều loài số lượng cá thể đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí
một số lồi đang ở ngưỡng của sự tuyệt chủng, mà nguyên nhân chủ yếu là do
khai thác quá mức, do sinh cảnh bị phá huỷ và do sự tấn cơng dữ dội của các

lồi nhập cư cũng như các kẻ thù cạnh tranh khác. Đa dạng sinh học ngày
càng suy giảm... Vì vậy, việc nghiên cứu và bảo tồn tính đa dạng sinh học
hiện nay là một vấn đề cấp bách trên toàn thế giới, trong đó có nghiên cứu về
cơn trùng. Trong xã hội rất nhiều người cho rằng côn trùng đa số là có hại, vì
vậy con người thường dùng đủ mọi cách để tiêu diệt chúng, đặc biệt là áp
dụng thiếu thận trọng các biện pháp hóa học. Trong hệ sinh thái, cơn trùng là
một thành phần khơng thể thiếu vì chúng là mắt xích quan trọng trong chuỗi
thức ăn, góp phần thúc đẩy quá trình cân bằng sinh học. Theo Sedlag (1978)
chỉ có khoảng 0,1% số lồi cơn trùng, tức khoảng 1000 lồi là những lồi có
thể thực sự gây hại cho con người và ngay cả những loài sâu hại nguy hiểm
như mối cũng có mặt tích cực của chúng trong chu trình tuần hồn vật chất.
Trong lớp cơn trùng, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) là một bộ rất đa dạng và
phong phú. Các loài bướm hoạt động vào ban ngày (Rhopalocera) có vai trị rất
lớn trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của con người. Chúng tham gia tích
cực vào q trình thụ phấn cho hoa, làm tăng năng suất cây trồng, tạo dịng tiến
hố mới. Nhiều lồi bướm có màu sắc rực rỡ đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên


2

đẹp. Đây là nhóm cơn trùng rất phong phú về số lượng và đa dạng về nơi ở, chúng
có khả năng thích ứng cao với sự biến đổi của mơi trường. Chính vì vậy, bướm
ngày thường được sử dụng là sinh vật chỉ thị cho tình trạng của hệ sinh thái, đặc
biệt trong đánh giá chất lượng rừng, đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông
qua việc quan sát sự biến động của quần thể các loài bướm theo thời gian.
Khi nghiên cứu về các loài bướm ngày, ngồi các đặc điểm về hình
thái, tập tính của từng cá thể, đương nhiên phải quan tâm đến đặc điểm của
quần thể. Bởi vì chỉ có nắm chắc các đặc điểm của quần thể mới có thể đề ra
các giải pháp thích hợp trong việc điều khiển quần thể các loài bướm ngày
theo hướng vừa làm cho chúng ngày một đa dạng về thành phần loài, phong

phú về số lượng và có lợi cho sản xuất nơng - lâm nghiệp và phục vụ tham
quan du lịch....
Tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa, tỉnh Sơn La hiện nay chưa có nghiên
cứu nào về đa dạng sinh học cơn trùng nói chung, các lồi cánh vẩy nói riêng,
đặc biệt là các giải pháp quản lý. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
quản lý các loài bướm ngày tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa, tỉnh Sơn La” đã
được thực hiện với mục tiêu: Xác định được đặc điểm sinh thái học của một
số loài ưu tiên để đưa ra các biện pháp quản lý các lồi bướm ngày có hiệu
quả. Ngồi những thơng tin trên cần có các phân tích về quan hệ của chúng
với sinh cảnh, đặc biệt với thực vật rừng, với các loài sinh vật khác... Khi vấn
đề nghiên cứu để phát triển nguồn tài nguyên cơn trùng, đặc biệt là định
hướng phát triển các lồi bướm ngày được xác định là nghiên cứu nhằm phục
vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài ngun rừng nói chung thì các
đặc điểm của khu hệ bướm ngày là những thông tin rất quan trọng cần phải
được bổ sung, hồn thiện. Đề tài này cũng góp phần cung cấp những thông tin
chủ yếu về đặc điểm của khu hệ bướm ngày trong khu vực nghiên cứu, tạo cơ
sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đối với hầu hết các nhóm cơn trùng gặp nhiều khó
khăn, một phần do chúng có kích thước nhỏ bé, sống trong khơng gian hạn
hẹp và có cuộc sống ngắn ngủi. Tuy nhiên các loài bướm ngày, đặc biệt là pha
trưởng thành lại có sự hiện diện khá đặc trưng, dễ quan sát thấy do sự bay
lượn của chúng. Chúng có sự lựa chọn sinh cảnh riêng nên bướm ngày thường
được coi là sinh vật chỉ thị quan trọng đối với đa dạng sinh học. Vì vậy, bướm
là đối tượng thích hợp để nghiên cứu.

1.1. Tình hình nghiên cứu bướm trên thế giới
Bướm thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), là nhóm côn trùng được rất
nhiều người quan tâm. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các cơng
trình nghiên cứu về bướm, đặc biệt là các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,
Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia.... Các cơng trình
nghiên cứu bướm khơng chỉ giới hạn về thành phần lồi mà cịn tập trung
nhiều vào vấn đề sinh thái, sinh học và bảo tồn.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa bướm và môi trường là một trong những
lĩnh vực được các nhà sinh thái và sinh học quan tâm nhiều. Ngày nay mơi
trường sống của các lồi sinh vật nói chung, bướm và cơn trùng nói riêng đang
bị tàn phá hơn bao giờ hết. Nguyên nhân môi trường sống của sinh vật bị tàn
phá là do rừng bị thu hẹp bởi việc chặt phá rừng, khai thác gỗ, và nhiều hoạt
động khác. Cơn trùng là những lồi vật có trọng lượng cơ thể nhỏ nhưng sinh
khối của chúng rất lớn. Chúng là nguồn thức ăn dồi dào để duy trì và ni sống
rất nhiều lồi động vật khác như chim, lưỡng cư, bò sát, nhện, và các loại cơn
trùng ăn thịt.
So với các nhóm cơn trùng khác, bướm là nhóm được nghiên cứu nhiều
nhất do chúng có kích thước cơ thể tương đối lớn và dễ định loại so với các


4

lồi cơn trùng khác nhất là ngài đêm (cùng nhóm cánh vẩy), gần gũi với con
người và nhạy cảm với mọi thay đổi về mơi trường sống.
Bướm là nhóm động vật đa dạng và phong phú bắt gặp ở hầu hết các hệ
sinh thái trên cạn. Bướm gần gũi với con người và được ưa chuộng vì có giá
trị về văn hoá. Nhu cầu thế giới về việc sử dụng bướm cho mục đích khoa học
cũng như các mục đích khác là rất lớn. Mỗi năm hàng triệu mẫu bướm được
thu thập và bn bán trên phạm vi tồn thế giới. Bướm dùng để trang trí, làm
quà lưu niệm, làm bộ sưu tập ở nhiều nơi trên thế giới nhất là Châu Âu, Bắc

Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra bướm và một số côn trùng khác nhập khẩu từ các
nước nhiệt đới được sử dụng để thả vào vườn thú, cơng viên phục vụ cho nhu
cầu tham quan, giải trí và giáo dục. Từ những nhu cầu đó đã tạo ra một thị
trường rất lớn về bướm. Hàng năm thu nhập từ việc buôn bán bướm chiếm
trên 100 triệu Đô la Mỹ (Parsons, 1996). Con số này còn lớn hơn nhiều trong
những năm gần đây. Có nhiều nước đã rất thành công trong việc nuôi bướm
xuất khẩu như: Papua New Guinea, Thái Lan, Đài Loan, Costa Rica, Mỹ... Ví
dụ ở Đài Loan hàng năm có khoảng 15 đến 500 triệu con bướm được bán ra
thị trường thông qua các công ty nuôi và buôn bán côn trùng. Một công ty nổi
tiếng ở Mỹ một năm bán ra thị trường trên 50 triệu con bướm.
Qua 105 tháng nghiên cứu suốt 49 năm, Finn và Colin (2003) đã xem xét
lại tình trạng của 915 loài và 910 loài phụ Bướm đã được ghi nhận ở
Philippines. Các tác giả đã xác định được 133 loài bị đe dọa ở mức độ toàn
cầu và các taxon đặc hữu ở Philippines. Hiện tại, hệ thống gồm 18 khu bảo
tồn được ưu tiên của đất nước này ít nhất đã có 1 khu dành cho việc bảo tồn
65 lồi, tuy nhiên số cịn lại là 29 lồi và 39 lồi phụ vẫn chưa có một khu bảo
tồn nào quan tâm tới.
Theo New & Collins(1991), nhiều loài bướm Phượng có phân bố hẹp, sâu
non của rất nhiều loài phụ thuộc vào một hoặc một số loài thực vật nhất định,


5

một số loài lại chỉ giới hạn nơi sống và vùng hoạt động trên núi ở độ cao nhất
định. Sự phá huỷ rừng đã làm cho quần thể của nhiều loài bướm bị giảm sút
nghiêm trọng ở Ấn Độ, Nê Pan, Phi-líp-pin, In-đơ-nê-xi-a, Gia-mai-ca và Braxin (New et Collins, 1991).
Nghiên cứu của Warren (1985) đã chỉ ra rằng, những khu rừng có tán rậm
thường ít các lồi bướm phân bố hơn những khu rừng thưa. Sự đa dạng của các
loài bướm tăng lên với sự tăng thêm về quy mô sinh cảnh và sự đa dạng của
thực vật (Price, 1975), hầu hết trong số chúng phụ thuộc vào sự khép tán của

rừng (Collins & Morris, 1985; Sutton & Collins, 1991). Bướm ngày tồn tại
trong những sinh cảnh rất cụ thể, và sinh cảnh này bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân
tố phi sinh vật và sinh vật (Ramos, 2000; Spitzer et al., 1993 & 1997; Leps &
Spitzer, 1990).
Sinh cảnh bị tác động cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần và số lượng
quần thể các loài Bướm. Sự đa dạng loài và sự phong phú của các loài trong
quần xã bướm cao nhất ở nơi rừng bị tác động vừa phải và giảm rất mạnh ở
khu vực rừng bị đô thị hố, đặc biệt các lồi đặc hữu bị biến mất khi sinh cảnh
của chúng bị đơ thị hố (Blair & Launer, 1997; Brown, 1996). Nghiên cứu
của Schulze et al. (2004a, b) cho thấy, sinh cảnh rừng thứ sinh có sự đa dạng
quần xã Bướm cao hơn rất nhiều so với ở khu đất canh tác nông lâm nghiệp.
Tuy nhiên, ở những sinh cảnh rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh có thảm
thực vật gần giống nhau thì sự khác biệt về thành phần lồi Bướm là khơng
đáng kể.
Các lồi Bướm có phạm vi phân bố rộng thường được bắt gặp ở những
khu vực rừng thấp, thường bị tác động của con người. Trong khi đó, các lồi
Bướm đặc hữu thường giới hạn ở các sinh cảnh rừng trên đai cao lớn hơn
500m (Lewis et al., 1998).
Ngoài biến động theo sinh cảnh và độ cao, các lồi Bướm cịn là nhóm


6

động vật dễ bị tác động bởi những thay đổi của thời tiết. Sự phong phú của
các loài Bướm thường tăng lên trong những ngày có thời tiết ấm áp(Roy et
al., 2001; Pollard, 1988). Thời tiết thuận lợi làm tăng số lượng cá thể của các
loài bướm trong những năm sau (Brunzel & Elligsen, 1999). Theo nghiên cứu
của Pollard (1988) ở Anh, vào những năm mùa hè ấm áp và khơ ráo, quần thể
của các lồi bướm tăng, trong khi Janzen & Schoener (1968) lại nhận thấy,
vào mùa khô ở rừng nhiệt đới, khu vực ẩm có sự phong phú cũng như đa dạng

côn trùng cao hơn so với khu vực khơ.
Do vậy việc nhân ni các lồi bướm, nhất là các loài bướm quý hiếm là
việc cần làm nhằm bảo tồn các loài quý hiếm và tạo thu nhập cho người dân
trong vùng thông qua việc xuất khẩu bướm cũng như các loại cơn trùng có giá
trị thương mại khác.
1.2. Tình hình nghiên cứu bướm ở Việt Nam
Danh sách đầu tiên về bướm của Đông Dương được công bố vào đầu
thế kỷ 20. Danh sách khu hệ bướm của Việt Nam được công bố vào năm 1957
(Metaye 1957), trong danh sách này có 454 lồi. Sau đó rải rác có một số
cơng trình nghiên cứu về bướm và danh lục bướm tiếp tục được bổ sung. Đặc
biệt trong những năm gần đây có nhiều cơng trình khảo sát về bướm do Trung
tâm nhiệt đới Việt - Nga tiến hành tại các khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn
quốc gia của Việt Nam như: Vườn Quốc gia Ba Bể (năm 1996 - 1997), Ba Vì
(1996), Hồng Liên (năm 1998 - 2000), Phong Nha - Kẻ Bàng (1999), Tam
Đảo (2000 - 2001), Cúc Phương (1998), Hòn Bà (2003)... Đề tài “Nghiên cứu
thành phần các loài bướm ngày (Rhopalocera) của rừng Việt Nam làm cơ sở
đề xuất biện pháp quản lý sử dụng” của Viện điều tra quy hoạch rừng - Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Đặng Ngọc Anh, 1998 - 2000) đã thống
kê được nhiều loài cánh vẩy hoạt động ban ngày. Nhiều loài mới cho khoa
học cũng như mới cho Việt Nam được phát hiện trong những năm gần đây.


7

Theo kết quả thu được từ các đề tài đã nói ở trên, Việt Nam có khoảng trên
1000 lồi bướm.
Theo khảo sát của các tác giả Monastyrskyii, Đỗ Anh Tuấn và Phạm
Minh Hưng năm 2005, khu hệ bướm tại sinh cảnh vùng núi thấp ở tỉnh Thừa
Thiên Huế có sự đa dạng rất cao. Các tác giả đã ghi nhận được 402 lồi, đặc
biệt có một số lồi mới được phát hiện có phân bố ở trong tỉnh, bao gồm: Họ

Amathusiidae có 2 lồi là Zeuxidia sapphires Monastyrskii & Devyatkin,
Stichophthalma louisa eamesi Monastiskii, Devyatkin & Uemura; Họ
Hesperiidae có 6 lồi là Pintara capiloides Devyatkin (1998), Thoressa
monastyrskii annamita Devyatkin (1999), Darpa inopinata, Devyatkin
(2001), Tagiades hybridus, Devyatkin (2001), Geosis tristis gaudialis,
Devyatkin (2001), Capila lineate magna, Devyatkin & Monastyskii (1999).
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã ghi nhận có 3 lồi lần đầu tiên được phát
hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là các lồi trước đây đã được mơ tả từ các
mẫu vật thu được ở nơi khác, bao gồm: Họ Satyridae có lồi Elymnias saola
Monastyrskii, 2004 (Pù Mát, Nghệ An) và Lethe melisana Monastyrskii, 2005
(Ngọc Linh, Kon Tum); Họ Amathusiidae có lồi Aemora simulatrix
Monastyrskii & Devyatkin, 2003 (Gia Lai).
Năm 2006, báo cáo kỹ thuật số 7 đánh giá khu hệ động thực vật tại vùng
cảnh quan Hành lang xanh của Dickinson và Văn Ngọc Thịnh đã ghi nhận
được 336 loài Bướm thuộc 10 họ. Kết quả đánh giá cũng ghi nhận về sự phân
bố mới, có nhiều lồi lần đầu tiên ghi nhận ở Miền Trung Việt Nam mà trước
đây nó chỉ được tìm thấy ở Miền Bắc hoặc Miền Nam Việt Nam như các loài
Lethe minerva (Satyridae), Paralaxita thuisto (Riodinidae), Arhopala abseus,
A.rama, A. agaba, A. fulla và A. aurelia (Lycaenidae) (trước đây chỉ được tìm
thấy ở miền Nam Việt Nam); Ypthima praenubila (Satyridae), Heliophorus
epicles và Tajuria ister (Lycaenidae) trước đây được coi là phân bố ở miền


8

Bắc Việt Nam.
Vũ Văn Liên và Vũ Quang Côn (2007) đã nghiên cứu về biến động quần
thể một số loài bướm (Lepidoptera: Rhopalocera) theo mùa ở Vườn quốc gia
Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động quần thể của
các loài bướm ở khu vực núi Tam Đảo nói chung đạt đỉnh cao ở vào hai thời

điểm là tháng 5 hoặc 6 và tháng 9 hoặc 10. Sự biến động quần thể của các loài
bướm sống trong rừng ít bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, trong khi đó, biến
động quần thể của các lồi bướm sống ngoài rừng bị ảnh hưởng mạnh của yếu
tố thời tiết, nhất là nhiệt độ.
Khi nghiên cứu sự khác nhau và giá trị bảo tồn về khu hệ Bướm ở hai
Vườn quốc gia Tam Đảo và Cúc Phương, Đặng Thị Đáp và Vũ Văn Liên
(2008) đã nhận thấy, có 170 loài Bướm bắt gặp được ở Vườn quốc gia Tam
Đảo mà chưa thấy ở Cúc Phương và 130 loài bắt gặp được ở Cúc Phương
nhưng chưa thấy ở Tam Đảo. Điều này chứng tỏ vị trí địa lý, đặc điểm địa
hình và thảm thực vật là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau về
thành phần loài bướm.
Kết quả khảo sát sự phân bố của các loài bướm theo sinh cảnh của hai tác
giả Lê Anh Tuấn và Lê Trọng Sơn (2008) tại khu vực nhà máy thủy điện A
Vương, Quảng Nam cho thấy, sinh cảnh thảm thực vật ven suối có số lượng
lồi Bướm ngày phân bố nhiều nhất.
Vũ Văn Liên và Vũ Quang Côn (2011) nghiên cứu về tổng họ Bướm phượng
tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã nhận thấy: Các lồi hiếm gặp có xu hướng
giảm dần từ rừng tự nhiên đến rừng ven suối hoặc từ rừng có tầng tán dày hơn đến
rừng có tầng tán mỏng hơn; các lồi phổ biến lại tăng từ rừng tự nhiên đến rừng
ven suối và ở hai sinh cảnh rừng ven suối và rừng tre nứa thì các lồi này cũng
khá tương đồng; các lồi khơng phổ biến ở các sinh cảnh khác nhau thì sai khác
khơng có ý nghĩa.


9

Việc sử dụng các chỉ số về đa dạng và phong phú của sinh vật nói chung,
bướm nói riêng ở Việt Nam còn hạn chế (Đặng Thị Đáp và nnk, 2008). Các
nghiên cứu chủ yếu mang tính chất định tính. Các chỉ số gắn liền với nghiên
cứu về bướm ở Việt Nam mới được sử dụng gần đây, trong đó có cơng trình

của Leps và Spitzer (1990), Spitzer et al. (1987, 1993, 1997). Các chỉ số được
sử dụng là chỉ số đa dạng (chỉ số Shannon-Weaver H’), chỉ số phong phú và
chỉ số về mối quan hệ giữa bướm với môi trường sống (ở phạm vi sinh cảnh)
như chỉ số CCA (Canonical Correspondence Analysis) và RDA (Redundancy
Analysis) (dẫn trong Đặng Thị Đáp và nnk, 2008).
1.3. Tình hình nghiên cứu bướm ngày tại Khu rừng đặc dụng Tà Xùa
Hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào về đa dạng sinh học, thành
phần lồi các lồi cơn trùng nói chung và họ Bướm ngày nói riêng tại khu
rừng đặc dụng Tà Xùa, tỉnh Sơn La.


10

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bướm ngày của xã Mường
Thải huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La thuộc khu rừng đặc dụng Tà Xùa nhằm đề
xuất các giải pháp quản lý.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
1. Xác định được thành phần, phân bố của khu hệ Bướm ngày tại xã
Mường Thải huyện Phù Yên thuộc khu rừng đặc dụng Tà Xùa, tỉnh Sơn La
2. Xác định được một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các
loài bướm ngày chủ yếu tại xã Mường Thải huyện Phù Yên thuộc khu rừng
đặc dụng Tà Xùa tỉnh Sơn La để có các giải pháp quản lý.
3. Đề xuất được giải pháp quản lý các loài bướm ngày cho phù hợp với
điều kiện của xã Mường Thải huyện Phù Yên thuộc khu rừng đặc dụng Tà
Xùa tỉnh Sơn La.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài bướm ngày (Rhopalocera) thuộc bộ
Cánh Vẩy (Lepidoptera).
- Khu vực điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh, các dạng trạng thái
rừng điển hình của xã Mường Thải huyện Phù Yên thuộc khu rừng đặc dụng
Tà Xùa, tỉnh Sơn La
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 04/2014 đến 09/2014
2.3. Nội dung nghiên cứu
Với những mục tiêu mà đề tài đặt ra, các nội dung nghiên cứu bao gồm:
1. Xác định thành phần loài bướm ngày tại Khu rừng đặc dụng Tà Xùa
và xác định các loài cần ưu tiên bảo tồn


11

2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài cần ưu tiên bảo tồn.
 Đặc điểm nhận biết
 Đặc điểm sinh học cơ bản
 Đặc điểm phân bố và sinh thái cơ bản
3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảotồn các loài bướm ngày
 Xác định hiện trạng công tác bảo tồn côn trùng và bướm ngày
 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác bảo tồn bướm ngày
 Một số giải pháp bảo tồn chính

2.4. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Để có thể đề xuất giải pháp quản lý
các loài bướm ngày cần có các thơng tin về hiện trạng của chúng và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của các loài, đặc biệt là những loài
cần ưu tiên, có giá trị bảo tồn cao. Các thơng tin căn bản cần có bao gồm: Thành
phần lồi bướm ngày, các lồi có giá trị bảo tồn cao và tình hình phát sinh của

chúng. Do nhiều lý do, cơng tác bảo tồn thường được định hướng theo đặc điểm
của các lồi chính, đó là các lồi quan trọng hay lồi có giá trị bảo tồn cao, lồi
cần được ưu tiên. Vì vậy các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp
điều tra thực địa, phương pháp xác định loài cần ưu tiên trong bảo tồn, phương
pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài, phương pháp xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác bảo tồn nói chung, bảo tồn bướm ngày nói riêng
và phương pháp xử lý thơng tin để có quyết định quản lý hợp lý.
Dựa theo các phương pháp nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Thế
Nhã, Trần Văn Mão và các tác giả khác đã lựa chọn các phương pháp điều tra
thực địa như sau:
1. Công tác chuẩn bị.
2. Điều tra ngoại nghiệp
3. Công tác nội nghiệp


12

2.4.1.Cơng tác chuẩn bị
Thu thập các tài liệu có liên quan: Bản đồ địa hình, điều tra sơ thám
khu vực nghiên cứu, tài liệu phân loại
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết:
- Vợt bắt bướm: Làm bằng vải màn, miệng có đường kính 30cm làm
bằng sắt được gắn vào một cán gỗ dài 1 - 1,5m.
- Bao giấy giữ mẫu: Được làm bằng giấy, có tác dụng giữ mẫu khơng
bị rách nát, không bị mất màu, không bị hỏng. Trên bao mẫu ghi rõ ngày
tháng điều tra, vị trí thu bắt được. Kích thước bao đựng mẫu tùy thuộc vào
kích thước của mẫu vật.
Cách gập bao giữ mẫu như sau:
- Đầu tiên ta gấp chéo tờ giấy vào theo đường sao cho tờ giấy thừa ra
bằng nhau và chiều rộng từ 2 - 3cm, sau đó gấp tiếp hai đầu giấy vào. Cuối

cùng ta được bao giữ mẫu, mỗi bao đựng một loại mẫu vật. Mẫu bắt được
yêu cầu phải giữ nguyên trạng thái không bị xước, không bị bay hết lớp phấn
trên bề mặt mẫu và phải còn đầy đủ các bộ phận
- Miếng xốp cắm mẫu
- Kim cắm mẫu
- Hộp gỗ, hộp nhựa để bảo quản mẫu
- Địa bàn
- Máy ảnh, GPS
Xác định các dạng sinh cảnh có trong khu vực nghiên cứu.
Các dạng sinh cảnh được chọn theo tiêu chuẩn chung là các dạng sinh
cảnh điển hình của khu vực. Trong khu vực nghiên cứu chúng tôi xác định
được một số dạng sinh cảnh tùy theo từng khu vực nghiên cứu, cụ thể như sau


13

Bảng 2.01: Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu
Ký hiệu
Đặc điểm
SC01
+ Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tiếp giáp khu dân cư: Là
khu vực làng bản sinh sống, và đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là
ngơ và lúa. Rừng có cấu trúc đơn giản. Thực vật chủ yếu là những
lồi: Thơi Ba, Bã Đậu, Hu Đay…và một số loài cây bụi: Bùm bụp,
Cỏ Lào, Mò hoa trắng.
SC02
Trảng cỏ cây bụi tiếp giáp với khu vực có dân cư sinh sống có cây
ăn quả và hoa màu: Thực vật chủ yếu gồm: Cam, Mít, Na, Táo,
Xồi, Nhãn, Vải thiều… Thực bì chủ yếu gồm: Lúa nước, Cỏ
tranh…Các cây bụi nhỏ như mua mò hoa trắng, Cỏ lào, Bùm bụp…

SC03
+ Rừng thứ sinh trên núi đá vơi: Kiểu rừng này cịn khơng nhiều, phân
bố ở Tà Xùa, Suối Tọ và Mường Thải. Do bị tác động mạnh qua khai
thác chọn lấy đi những cây gỗ lớn, gỗ tốt và quý hiếm phục vụ cho
mục đích xây dựng và thương mại, điển hình các lồi trong chi
Mechelia, Manglietia dandyi, Madhuca pasquieri, Vatica odorata.
SC04

Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp: Trạng thái rừng IIIA1 Độ
cao trung bình 700(800)m trở lên so với mặt nước biển. Rừng được
chia làm 4 tầng. Thực vật chủ yếu các cây thuộc họ Dẻ, họ Re, họ
Sến, họ Hoa hồng, họ Ngọc lan... Tầng cây bụi chủ yếu các loài Xú
hương, Mua, Ba chạc, Đủng đỉnh, Bơng đơn…Tầng thảm tươi thì
có Dương sỉ, ráy, Thiên niên kiện..

SC05

+ Rừng hỗn giao tre nứa: Kiểu rừng này gặp ở các xã Suối Tọ,
Mường Thải, phân bố ở độ cao dưới 1000 m.

SC06

+ Rừng kín thường xanh ven suối: Kiểu rừng này tập trung chủ yếu
tại các xã Tà Xùa, Suối Tọ, Mường Thải, Háng Đồng. Các loài
thực vật chủ yếu ở đây: Sâng, Bứa, Gội, Nhọc…. Tầng cây bụi có
diện tích khá lớn bao gồm các loài: Lấu, Xú Hương, Đu đủ rừng…
Thảm thực vật ở đây phát triển do gần khu vực ven suối ẩm ướt

Tà Xùa có hệ sinh thái rừng khá đa dạng, tạo ra nhiều dạng sinh cảnh
cho các lồi bướm ngày hoạt động. Một số hình ảnh về sinh cảnh được thể

hiện ở trang tiếp theo.


14

Hình 2.01: Rừng thứ sinh trên núi đá vơi

Hình 2.02: Rừng hỗn giao tre nứa

Hình 2.03: Đất canh tác nơng nghiệp

Hình 2.04: Rừng kín thường xanh
trên đồi núi thấp

Hình 2.05: Trảng cỏ cây bụi

Hình 2.06: Rừng kín thường xanh ven suối


15

2.4.2. Công tác ngoại nghiệp
2.4.2.1. Xác định các tuyến điều tra
Phương pháp thích hợp để thu thập mẫu trưởng thành bướm ngày mà
nhiều nhà khoa học áp dụng là phương pháp điều tra tuyến. Do các loài trong
Bộ Cánh vẩy có miệng hút, thức ăn chủ yếu là mật hoa và các chất khoáng
nên chúng thường tập trung ở những nơi: Ven suối, ven đường đi, đám cây
bụi, bụi có nhiều hoa, cây hoa màu, cây ăn quả. Tuyến điều tra vì vậy cần chú
ý tới đặc điểm này.
- Cách lập tuyến điều tra

Căn cứ vào kết quả xác định dạng sinh cảnh ở mục 2.4.1, tiến hành xác
định tuyến điều tra dựa vào địa hình khu vực nghiên cứu, kiểu thảm thực vật.
Các tuyến điều tra cần đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh chính trong khu vực
nghiên cứu
+ Đảm bảo tính đại diện
+ Thuận lợi cho việc điều tra và thu bắt mẫu
Dựa vào các tiêu chí trên đã xác định được 4 tuyến điều tra. Trong mỗi
tuyến điều tra xác định các điểm điều tra.
- Tuyến 1: Xuất phát từ bản tái định cư Suối Chiếu đến đầu nguồnSuối
Lạt Cái có chiều dài là 5,5 km là khu vực Hồ Suối Chiếu sinh cảnh chủ yếu ở
đây là rừng tái sinh phục hồi sau nương rẫy tiếp theo là trảng cỏ, cây bụi giáp
khu dân cư có hoa màu, cuối tuyến đi qua sinh cảnh rừng thường xanh ven
suối. Trên tuyến này bố trí 03 điểm điều tra.
- Tuyến 2: Xuất phát từ bản tái định cư Suối Chiếu đi ngược Suối Lạt
Con có chiều dài là 4,3 km, đi qua khu vực sinh cảnh khu dân cư, rừng hỗn
giao tre nứa. Trên tuyến này bố trí 03 điểm điều tra.
- Tuyến 3: Xuất phát từ bản Khoai Lang đi đến bản Khe Lành chủ yếu
đi trên đường mịn có chiều dài là 3,4 km, qua sinh cảnh rừng kín thường
xanh trên đồi núi thấp, trảng cỏ cây bụi tiếp giáp khu dân cư, tiếp theo gặp
sinh cảnhrừng thứ sinh trên núi đá vôi. Trên tuyến này bố trí 05 điểm điều tra.


16

- Tuyến 4: Xuất phát từ bản Khoai Lang đi ngược dòng Suối Chiếu đến
bản Giáp Đất với chiều dài là 5,1 km sinh cảnh ở đây là rừng kín thườngxanh
trên núi đá vôi. Thực vật rừng khá phong phú, trạng thái rừng IIIA1, rừng ít bị
tác động. Thực vật chỉ thị cho kiểu rừng này là: Nghiến, Sến, Lát hoa, Sâng,
Đinh, Giổi, Cà lồ, trảng cỏ cây bụi tiếp giáp khu dân cư. Trên tuyến này bố trí

07 điểm điều tra.
Tổng khu vực nghiên cứu có 18 điểm điều tra. Sơ đồ bố trí các tuyến
điều tra được thể hiện trong hình 2.07.

Hình 2.07: Sơ đồ bố trí tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu


17

2.4.2.2. Phương pháp điều tra trên tuyến
- Các nội dung điều tra:
* Điều tra đặc điểm của các điểm điều tra.
* Thu thập mẫu vật bằng các phương pháp thông dụng là vợt côn trùng.
* Điều tra, ghi nhận sự có mặt của các lồi bướm trên các tuyến theo
phương pháp điều tra tuyến (Vũ Văn Liên, 2009). Người điều tra đi với tốc độ
vừa phải, quan sát và ghi nhận sự có mặt và mức độ phong phú của các loài
dọc tuyến.
a) Phương pháp xác định đặc điểm của điểm điều tra
* Cách xác định điểm điều tra:
Tiến hành đi dọc tuyến điều tra, khi thấy có sự thay đổi về trạng thái
rừng hay sinh cảnh, lập một điểm điều tra tại đó. Từ cách bố trí điểm điều tra
trên đã xác định được 18 điểm điều tra.
* Đặc điểm của các diểm điều tra bao gồm:
- Loại sinh cảnh, trạng thái rừng;
- Địa hình (Độ cao, hướng phơi, độ dốc);
- Lâm phần.
b) Phương pháp điều tra thành phần lồi bướm ngày (điều tra định tính)
Pha trưởng thành của bướm hoạt động khá rộng và liên tục nên phương
pháp điều tra thích hợp là vợt bắt và quan sát. Tiến hành đi dọc tuyến điều tra,
vợt bắt pha trưởng thành khi có cơ hội và ghi nhận sự xuất hiện của các lồi

khơng vợt bắt. Cách thức điều tra và thu mẫu: Bướm thường tập trung ở
những nơi ven suối, đất ẩm, có nhiều hoa. Để việc điều tra thuận tiện và có
hiệu quả, khi đi dọc tuyến điều tra tiến hành quan sát kết hợp với thu bắt
bướm bằng vợt. Với những loài đã rõ tên khoa học tiến hành ghi ngay vào sổ
tay tất cả các chỉ tiêu của lồi đó. Những lồi chưa rõ tên tiến hành vợt bắt rồi
cho vào bao giữ mẫu riêng và ghi rõ tuyến điều tra, thời gian. Bao giấy bảo


18

quản tạm mẫu vật được giữ trong các dụng cụ như hộp gỗ. Để giám định mẫu
bướm cần xử lý mẫu trưởng thành theo phương pháp xử lý khô: Cố định trên
các miếng xốp…Số liệu điều tra được tập hợp theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu Điều tra trưởng thành bộ Cánh Vẩy
Số hiệu tuyến:……..

Thời tiết:……………

Ngày điều tra:………..

Người điều tra:………

STT

Tên Loài

Mức độ phong phú

Ghi chú


c) Phương pháp điều tra định lượng
Tại mỗi điểm điều tra, tiến hành vợt bắt, quan sát và đếm số lượng của
các loài. Số lượng cá thể điều tra được sử dụng để tính chỉ số đa dạng sinh
học loài.
2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu vật và dữ liệu điều tra
2.4.3.1. Phương pháp bảo quản tạm thời
Sau khi thu bắt được bướm bằng vợt, với những loài đã rõ tên khoa học
tiến hành ghi ngay vào sổ tay tất cả các chỉ tiêu của lồi đó. Những loài chưa
rõ tên tiến hành vợt bắt rồi cho vào bao giữ mẫu riêng, được làm bằng giấy
A4, có tác dụng giữ mẫu không bị rách nát, không bị mất màu, không bị hỏng.


×