Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (ppp) vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN NAM

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CƠNG TƯ (PPP)
VÀO LĨNH VỰC THỐT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN NAM

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CƠNG TƯ (PPP)
VÀO LĨNH VỰC THỐT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Tài chính cơng)
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 9340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 3 năm 2021
Tác giả

Trần Văn Nam


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. viii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ix
ABSTRACT ................................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu ............................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................ 2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 3

1.6.

Kết cấu của luận văn........................................................................................... 3

Tóm tắt chương 1 .......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU................. 5
2.1.


Nước thải công nghiệp ........................................................................................ 5

2.1.1. Khái niệm ................................................................................................................................ 5
2.1.2. Cơ sở nhận biết nước thải công nghiệp ................................................................................ 5
2.1.3. Phương pháp TN & XLNT.................................................................................................... 6


2.1.4. Quy trình TN & XLNT .......................................................................................................... 6

2.2.

Đầu tư ................................................................................................................... 7

2.3.

Đầu tư công tư (ppp) ........................................................................................... 7

2.3.1. Khái niệm về PPP ................................................................................................................... 7
2.3.2. Mơ hình Hợp tác cơng tư - PPP .......................................................................................... 10
2.3.3. Vai trị của mơ hình PPP ..................................................................................................... 12
2.3.4. Các hình thức đối tác cơng tư PPP ..................................................................................... 13
2.3.5. Các lĩnh vực đầu tư theo PPP ................................................................................................ 14
2.3.6. Cơ hội và thách thức của PPP ............................................................................................. 15
2.4.

Các tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn nhà đầu tư theo PPP ............................................. 17

2.5.


Đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT ...................................................... 20

2.6.

Nguồn vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT .................................... 21

2.7.

Nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT ............... 22

2.8.

Các nghiên cứu trước liên quan....................................................................... 23

2.8.1. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................................ 23
2.8.2. Nghiên cứu ngoài nước ........................................................................................................ 25
2.8.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................................... 26

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ THEO PPP VÀO
LĨNH VỰC TN & XLNT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 28
3.1. Tổng quan về tình hình mơi trường TP HCM .................................................. 28
3.2. Tổng quan về công tác quản lý nhà nước của Sở Kế Hoạch và Đầu tư đối
với các dự án đầu tư theo PPP tại TP HCM ............................................................. 29
3.2.1. Thành lập phịng Hợp tác cơng tư ........................................................................................ 29
3.2.2. Các hoạt động liên quan đến công tác quản lý nhà nước về PPP do Sở Kế hoạch và
Đầu tư thực hiện ............................................................................................................................... 31


3.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT tại
Thành Phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 33

3.3.1. Tình hình đầu tư theo PPP tại Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019 .............. 33
3.3.1.1. Các dự án đã ký kết hợp đồng dự án..................................................................................... 33
3.3.1.2. Các dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư ....................................................................... 33
3.3.1.3. Các dự án đang kêu gọi đầu tư PPP ...................................................................................... 34
3.3.2. Tình hình đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2015 – 2019 ....................................................................................................................... 35
3.3.2.1. Các dự án đã ký kết hợp đồng dự án..................................................................................... 35
3.3.2.2. Các dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư ....................................................................... 36
3.3.2.3. Các dự án đang kêu gọi đầu tư PPP ...................................................................................... 37
3.3.2.4. Đánh giá hiệu quả của các dự án đã hoàn thành.................................................................. 37
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN &
XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh................................................................................................ 39
3.3.3.1. Các quy định pháp luật về đầu tư theo PPP ......................................................................... 39
3.3.3.2. Quy trình về quản lý đầu tư dự án theo PPP........................................................................ 39
3.3.4. Kết quả phỏng vấn chuyên gia về thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN &
XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh................................................................................................ 41

3.4. Đánh giá cơng tác thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT
tại Thành Phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 42
3.4.1. Thuận lợi ................................................................................................................................. 42
3.4.1.1.

Chủ trương định hướng của Đảng, Chính phủ về thu hút đầu tư theo PPP .............. 42

3.4.1.2.

Khung pháp lý về đầu tư theo PPP đã được đề cập trong các Luật khác nhau và

ngày càng được hoàn thiện .................................................................................................................. 43
3.4.2. Khó khăn................................................................................................................................. 44

3.4.2.1. Các quy định điêu chỉnh về đầu tư theo PPP vẫn còn chưa nhất quán...................................... 44
3.4.2.2. Số lượng và năng lực đội ngũ chuyên viên quản lý, tham mưu còn yếu kém .................... 46
3.4.2.3. Một số khó khăn khác ............................................................................................................. 46


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
THEO PPP VÀO LĨNH VỰC TN & XLNT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH............................................................................................................................ 48
4.1.

Định hướng và quan điểm phát triển trong đầu tư công tư (PPP) .............. 48

4.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực

TN & XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh................................................................ 49
4.3.

Kiến nghị ............................................................................................................ 53

4.3.1. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh................................................ 53
4.3.3. Đối với Hội đồng nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ...................................................... 53
4.3.4. Đối với Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ......................................................... 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 1
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 4
3.3.1.

Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................................................... 4



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOO

Xây dựng – sở hữu – vận hành

BOT

Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

BT

Xây dựng – chuyển giao

DAĐT

Dự án đầu tư

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


ICOR

Hệ số incremental capital - output ratio

NGO

Viện trợ phi chính phủ nước ngồi

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP

Vốn đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư

TN & XLNT

Thốt nước và xử lý nước thải

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND


Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các hình thức PPP ........................................................................................... 9
Bảng 3.1. Tổng hợp các dự án đầu tư theo PPP……...…………………………….33
Bảng 3.2. Dự án đã ký kết hợp đồng dự án trong lĩnh vực TN & XLNT ...................... 35
Bảng 3.3. Dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư trong lĩnh vực TN & XLNT ......... 36
Bảng 3.4. Dự án đang thực hiện kêu gọi đầu tư PPP trong lĩnh vực TN & XLNT ....... 37
Bảng 3.5. Tổng hợp ý kiến chuyên gia .......................................................................... 42


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Hình thức hợp tác PPP ....................................................................... 11
Sơ đồ 2.2. Các bên tham gia trong đầu tư PPP lĩnh vực TN & XLNT ................... 22


TĨM TẮT
Việt Nam hiện nay có mức thu nhập trung bình - thấp, đứng 68 thế giới về diện
tích, 15 thế giới về dân số, đứng 4 thế giới về rác thải, với khoảng 1,83 triệu tấn/năm.
Hơn nữa, tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, ơ
nhiễm nước, khơng khí, suy thối đất và biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng
nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, đơ thị hố nhanh và gia tăng
dân số với tốc độ chóng mặt đã làm cho mơi trường nước ở nhiều khu vực bị ô nhiễm
bởi nước thải và chất thải. Vì vậy, bảo vệ mơi trường để phát triển bền vững hiện nay

đã và đang trở thành vấn đề sống cịn của cả Việt Nam và tồn nhân loại.
Thông qua nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chính liên
quan đến đầu tư, đầu tư cơng tư, hình thức đối tác cơng tư (ppp) vào lĩnh vực thoát
nước và xử lý nước thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, tác giả cũng tập
trung vào phân tích – đánh thực trạng thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực
thoát nước và xử lý nước thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh, thực hiện phỏng vấn
chuyên gia về thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước
thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh để làm rõ hơn thực trạng này. Thơng qua đó có cơ
sở để để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư theo PPP
vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh như hệ
thống hố một cách tồn diện các văn bản pháp luật, chính sách đầu tư công tư cần
được đổi mới, bỏ quy định hiện hành về qui mô tối thiểu dự án áp dụng hình thức
PPP, …
Từ khóa: Đối tác cơng tư (ppp), thốt nước và xử lý nước thải, vốn đầu tư.


ABSTRACT
Vietnam currently has a middle-low income level, ranked 68 in the world in
area, 15 in population, and 4 in the world in waste, with about 1.83 million tons /
year. Furthermore, declining natural resources, rapidly increasing energy
consumption, water and air pollution, land degradation, and climate change have
seriously affected socio-economic development. Besides, under the speed of
industrial development, urbanization and increasing population, water resources in
the territories are under increasing pressure. Consequently, the water environment
in many cities, industrial parks and craft villages is increasingly polluted by
wastewater and solid waste. Water pollution caused by industrial production plays a
large part in the general pollution of water resources. Therefore, protecting the
environment for sustainable development has now become a vital issue for both
Vietnam and all of humanity.
Through this study, the author systematized the main rationale related to

investment, public private investment, public private partnership (ppp) in the
drainage and wastewater treatment sector in the City. Ho Chi Minh. Moreover, the
author also analyzes the situation of attracting investment capital in the form of
public-private partnerships (ppp) in the drainage and wastewater treatment sector in
Ho Chi Minh City, conducting specialized interviews. investment capital attraction
in the form of public-private partnerships (ppp) in the drainage and wastewater
treatment sector in Ho Chi Minh City to clarify this situation. From there, there are
grounds to propose a number of solutions to improve efficiency in attracting
investment capital in the form of public private partnerships (ppp) in the drainage
and wastewater treatment sector in Ho Chi Minh City such as comprehensively
codify legal documents, public private investment policies that need to be renewed,
removing the current regulations on the minimum scale of projects applying PPP
forms, ...
Keywords: Public-private partnerships (ppp), drainage and wastewater
treatment, investment capital.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam chúng ta là quốc gia nhỏ, có dân số đơng và hiện nay cũng đã và
đang phải đối mặt với tình trạng tài nguyên thiên nhiên suy giảm một cách trầm
trọng, tiêu thụ năng lượng ở mức cao này trong tóp của thế giới, nóng lên tồn cầu,
…. Đặc biệt là ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí đã và đang ảnh hưởng
nghiêm trọng tới phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua.
Theo Mạng lưới Dấu chân toàn cầu GFN (2018), “Ước tính, nhu cầu về tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động kinh tế của con người hiện nay đã
gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của trái đất. Nếu không thay đổi cách thức phát triển,
việc cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi. Các dự báo

cho hay đến năm 2050 nếu khơng có những giải pháp hữu hiệu, tổng khối lượng rác
thải nhựa, thải ra các đại dương thậm chí sẽ nhiều hơn tổng khối lượng cá hiện có
khi đó”.
Việt Nam hiện nay có mức thu nhập trung bình - thấp, đứng 68 thế giới về
diện tích, 15 thế giới về dân số, đứng 4 thế giới về rác thải, với khoảng 1,83 triệu
tấn/năm. Hơn nữa, tình trạng suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, tiêu thụ năng lượng ở
mức cao này trong tóp của thế giới, ơ nhiễm đất, nước, khí, biến đổi khí hậu đã và
đang tác động cự kì nghiêm trọng đến phát triển KT - XH.
Chính vì thế, công tác bảo vệ môi trường hiện nay đã và đang trở thành một
trong những chính sách quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay, Đảng và
nhà nước ta đã và đang can thiệp vào mạnh mẽ bằng các chính sách trong hoạt động
bảo vệ mơi trường, ngăn chặn và xử lý các hành vi gây ô nhiễm, làm tổn hại đến
môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những những kết quả đạt được cũng không tránh
khỏi những bất cập và thiếu sót vẫn đang cịn tồn tại. Do đó, làm thê nào để hồn
thiện những quy định về bảo vệ môi trương, giảm chất thải nguy hại cho mơi
trường, ngăn chặn sự ơ nhiễm sẽ đóng góp rất lớn cho hoạt động gìn giữ và bảo vệ
mơi trường của Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững hiện nay và mai sau.


2

Thơng qua những phân tích ở trên tác giả chọn đề tài: "Các giải pháp nâng
cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (ppp) vào lĩnh vực
thoát nước và xử lý nước thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh" nhằm nghiên cứu thực
trạng thoát nước và xử lý nước thải (TN & XLNT), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT tại Thành Phố Hồ Chí
Minh từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN
& XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và có thể tham khảo cho cả nước.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT
tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm khắc phục
những hạn chế cũng như phát huy những thế mạnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:


Tổng hợp lý thuyết cơ sở chung về đầu tư, đầu tư công tư (ppp), TN &

XLNT.


Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT

tại Thành Phố Hồ Chí Minh.


Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư theo PPP

vào lĩnh vực TN & XLNT thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực
TN & XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: nghiên cứu các tài liệu liên qua đến đề tài nghiên cứu giai đoạn
2015 – 2019.



3

Phạm vi nội dung: đánh thực trạng thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực
TN & XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin từ các ấn phẩm, các nguồn
thơng tin chính thống, hệ thống sách báo, tạp chí, từ các trang web - cổng thơng tin
điện tử của các Bộ ban ngành như: Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài nguyên và môi
trường, Bộ khoa học và công nghệ và Sở kế hoạch đầu tư TP HCM.
Phương pháp tổng hợp, chỉnh lý thông tin: Sử dụng các kỹ thuật tổng hợp,
chỉnh lý thông tin khoa học để phân tích định lượng các số liệu thu thập.
Phương pháp phân tích và phương pháp tư duy kinh tế để có cách thức nhìn
nhận, đánh giá vấn đề dưới góc độ kinh tế.
Phương pháp tư duy lơgic nhằm đưa ra những đánh giá khách quan, trung
thực dựa trên tính logic của vấn đề.
Phương pháp diễn giải quy nạp để trình bày vấn đề một cách rõ ràng, tổng quát.
Quy trình nghiên cứu (xem phụ lục 1)
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm chứng cứ thực nghiệm về thu hút vốn đầu tư
theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó, nghiên cứu hy
vọng sẽ cung cấp những gợi ý về giải pháp cho các cấp lãnh đạo, điều hành nhằm thu
hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN & XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề
tài bao gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về lý thuyết và cơ sở nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh vực TN &
XLNT tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư theo PPP vào lĩnh

vực TN & XLNT thải tại Thành Phố Hồ Chí Minh


4

Tóm tắt chương 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm
vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
của luận văn và kết cấu của đề tài.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

2.1. Nước thải công nghiệp
2.1.1. Khái niệm
Theo Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam: “Nước thải công nghiệp là nước thải
được sinh ra trong q trình sản xuất cơng nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các
hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp
hay hoạt động sinh hoạt của công nhânviên. Nước thải côngnghiệp rất đa dạng, khác
nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại
hình cơng nghiệp, loại hình cơng nghệ sử dụng, tính hiện đại của cơng nghệ, tuổi
thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên”.
(QCVN 40:2011/BTNMT, 2011)
Trong nước thải công nghiệp lại được chia ra làm 2 loại
Nước thải sản xuất bẩn là loại nước thải được tạo ra từ trong suốt quá trình
hoạt động sản xuất ra các sản phẩm; từ trong quá trình xúc, tẩy rửa các máy móc,
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất. Loại nước thải này chứa nhiều hoá
chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, mần bệnh …

Nước thải sản xuất sạch là loại nước thải được tạo ra từ trong q trình làm
nguội các máy móc thiết bị trong q trình vận hành bị nóng lên, hạ nhiệt các máy
trạm thơng qua q trình ngưng tụ hơi nước, vì vậy loại nước thải này là loại nước
thải sạch. (QCVN 40:2011/BTNMT, 2011)
2.1.2. Cơ sở nhận biết nước thải công nghiệp
Nước thải là một phần kết quả của quá trình hoạt động sản xuất. Chính vì
vậy, nước thải thường có chứa ngun liệu, hố chất độc hại, chất phụ gia trong q
trình sản xuất. Ví dụ như nước thải từ sản xuất giấy, bột ngọt (mì chính), nước thải
từ q trình sản xuất gang, thép, sản xuất thiệt bị y tế, ...
Do nguồn gốc phát sinh nên hầu hết các loại nước thải cơng nghiệp có nồng
độ ơ nhiễm lớn, nguy hại ở nhiều mức độ tuỳ thuộc vào công nghệ sản xuất, công
nghệ xử lý nước thải và cách thức thải. Nước thải công nghiệp nhiều khi được tạo ra


6

từ các sự cố, hiện tượng rò rỉ của các máy móc thiết bị trong quy trình sản xuất hay
có thể là từ quá trình bảo quản nguyên liệu sản xuất trong đầu vào lẫn đầu ra.
Thông thường nước thải được tạo ra từ các bước khác nhau trong xuyên suốt
quy trình sản xuất (có thể được xử lý sơ bộ hoặc không được xử lý), được thải vào
môi trường (cống, rãnh, mương, máng; sông, suối, ao hồ…). Thực tiễn cho thấy tại
các tổ chức, nhà máy, doanh nghiệp, vì một số nhiều nguyên nhân nào đó mà hoạt
động phân loại nước thải thường rất ít được quan tâm, chú trọng thực hiện hoặc
không được thực hiện bởi đầu tư cho một hệ thống xử lý chất thải, nước thải công
nghiệp đạt tiêu chuẩn thường tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
2.1.3. Phương pháp TN & XLNT
Phương pháp TN & XLNT gồm:


TN & XLNT thải bằng phương pháp cơ học.




TN & XLNT sản xuất bằng phương pháp hóa học (trung hòa, kết tủa).



TN & XLNT nhiễm bẩn hữu cơ.



TN & XLNT ô nhiễm dầu.



TN & XLNT sản xuất bằng phương pháp hóa học.

2.1.4. Quy trình TN & XLNT
Quy trình TN & XLNT được thực hiện:
Bước 1: Nước thải (từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư, …) được
dẫn vào bể tiếp nhận và được lược rác thô. Sau đó, bùn thơ sẽ được được tách ra
khỏi nước thải và được thu gom lại.
Bước 2: Sau khi nước thải và bùn thô được tách ra, nước thải được dẫn qua
bể tách mỡ (đối với các hệ thống có u cầu) thơng qua hệ thống ống riêng biệt. Sau
đó, nước thải được bơm lên để tiến hành quá trình lược rác tinh nhằm tách các chất
thải rắn có kích thước nhỏ ra ngoài trước khi hệ thống ống dẫn dẫn nước thải xuống
bể điều hòa. Cũng như phần bùn thô, phần bùn tinh cũng được tách ra và thu gom
lại.
Bước 3: Nước thải sau khi được dẫn vào bể điều hòa sẽ được hệ thống các
máy bơm bơm lên bể keo tụ nhằm tạo kết tủa, bông, đồng thời tiến hành châm PAC



7

(chất trợ keo tụ) và Polymer (chất trợ tạo bông lắng) nhằm liên kết các chất keo có
trong nước thải để tạo ra các phần tử lớn hơn từ các phần tử nhỏ mà các giai đoạn
lọc thô và và giai đoạn lọc tinh không xử lý được.
Bước 4: Nước thải được dẫn thông qua hệ thống ống dẫn để vào bể xử lý kỵ
khí. Trong gia đoạn này, nước thải có nồng độ ơ nhiễm cao sẽ tiếp xúc với lớp bùn kỵ
khí và sinh hóa, thủy phân, axit hóa, acetate hóa, khí methane, và các sản phẩm khác.
Nước 5: Nước thải sau khi ra khỏi bể xử lý kỵ khí sẽ tràn qua bể lắng. Tại
đây, q trình lắng tách pha xảy ra và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Sau khi lắng,
bùn sế được hệ thống các máy bơm bơm tuần hồn về bể kỵ khí và thiếu khí nhằm
duy trì nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Tất cả
bùn đã xử lý sẽ được lưu trữ, thu gom và đưa về đơn vị có chức năng xử lý.
2.2. Đầu tư
Sachs - Larrain (1993): "Đầu tư là phần sản lượng được tích luỹ để tăng năng
lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế". Sản lượng bao gồm phần sản lượng
được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài - theo luồng sản phẩm; đối với
loại sản phẩm hữu hình như nhà cửa, cơng trình xây dựng, nhà xưởng, máy móc thiết
bị...hay các sản phẩm vơ hình như bằng phát minh sáng chế, phí chuyển nhượng tài
sản....
Cũng theo Sachs - Larrain, (1993): “Tài sản cố định trong nền kinh tế tại một
thời điểm nào đó được định nghĩa bằng tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời
điểm đó. Trong thực tế, để tính tốn giá trị tài sản tại một thời điểm nào đó người ta
cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao hàng năm. Nhưng việc xác định
giá trị của tài sản tại một thời điểm nào đó là một việc khó khăn, vì một số loại tài
sản khơng có giá trên thị trường, hoặc giá cả trên thị trường không phản ánh đúng
thực chất của giá trị tài sản”.
2.3. Đầu tư công tư (ppp)

2.3.1. Khái niệm về PPP
Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam có rất nhiều định nghĩa về PPP, nhưng
chưa có định nghĩa nào cụ thể, rõ ràng nhất.


8

Khái niệm của PPP có nguồn gốc từ hai quan điểm thú vị “PPP như là một
công cụ mới của chính phủ” và “PPP là một trị chơi ngơn ngữ” (Teisman, G. R, và
E. H. Klijin, 2002). Tuy nhiên, theo “ngơn ngữ trị chơi”, PPP được xem như là một
trị chơi được xây dựng nhằm mục đích “che đậy” các hoạt động khác nhau của
PPP. PPP có thể hiểu như việc tư nhân hóa. Để khơng trùng lặp thuật ngữ “tư nhân
hóa” và “ký kết hợp đồng ra ngồi”, những người đề xuất cho việc tư nhân hóa này
đã đặt ra một thuật ngữ dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận hơn đó chính là PPP. Như vậy, PPP
có thể được hiểu và định nghĩa như là một hệ thống, một chuỗi các kết quả của quá
trình hợp tác trong các dự án tại các lĩnh vực về tài chính, cơ sở hạ tầng công, …
(Junki Kim, 2009).
Elfredo E. Pascual, 2008 cho rằng: “PPP là sự cộng tác giữa khu vực công
cộng và khu vực tư nhân dựa trên một hợp đồng để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ,
trong đó phân định hợp lý vai trị và chia sẻ cơng bằng trách nhiệm, chi phí và rủi
ro giữa khu vực công cộng và tư nhân, các rủi ro được chuyển cho bên nào có thể
quản lý tốt nhất, đảm bảo chuyển giao rủi ro ở mức tối ưu, không phải là tối đa cho
khu vực tư nhân, và khu vực tư nhân sẽ đóng góp khơng chỉ có vốn mà cịn cả cơng
nghệ và năng lực quản lý, việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, mang đến sự sẵn có,
chất lượng và tính hiệu quả của dịch vụ”.
Một số định nghĩa khác của Ủy ban quốc gia về PPP của Vương quốc Anh
cho rằng “PPP là một kiểu quan hệ chia sẻ rủi ro xuất phát từ nguyện vọng chung
của cả khu vực tư nhân và khu vực công nhằm đạt được kết quả mong muốn”. Hội
đồng Quốc gia về PPP của Canada lại định nghĩa “PPP là một kiểu hợp tác liên
doanh giữa khu vực công với khu vực tư, được xây dựng trên cơ sở chia sẻ kinh

nghiệm chuyên môn của mỗi bên, nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đã được xác
định rõ của xã hội thông qua việc phân bổ hợp lý các nguồn lực, các kết quả và cả
các rủi ro”.
Theo Ngân hàng Thế giới: “PPP là việc chuyển giao cho khu vực tư nhân
các dự án đầu tư mà theo truyền thống thì đó là các dự án phải do nhà nước đầu tư
và vận hành. Định nghĩa này có hai khía cạnh cần được lưu ý: Nhà đầu tư nhận


9

trách nhiệm cung cấp dịch vụ thông qua dự án; Một số rủi ro liên quan đến dự án
sẽ được chuyển giao từ khu vực nhà nước cho khu vực tư nhân”.
Bảng 2.1. Các hình thức PPP
Hình thức hợp đồng

Hợp đồng dịch vụ

Quyền
sở hữu
tài sản
cơ sở hạ
tầng
Nhà
nước

Hợp đồng quản lý

Nhà
nước


Hợp đồng cho thuê

Nhà
nước

Nhượng quyền/ BOT

Nhà
nước
Tư nhân

Bán/ BOO

Vốn đầu Quyền
Rủi ro Rủi
ro Thời

sở hữu thương
kinh
gian
tài sản mại
doanh
hoạt
vận hành
động
(năm)
Nhà
Nhà
Nhà
Nhà nước 1 - 2

nước
nước
nước


nhân
Nhà
Nhà
Nhà
Nhà nước 3 - 5
nước
nước
nước


nhân
Nhà
Tư nhân Nhà
Tư nhân
8 - 15
nước
nước và
tư nhân
Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân
20 - 30
Tư nhân

Tư nhân

Tư nhân


Tư nhân

Không
giới hạn

Nguồn: Tổng hợp từ Jos van Gastel Msc, 2010 và Anand Chiplunkar, 2006
Tại Việt Nam, khái niệm PPP còn mới mẻ và dường như chỉ được sử dụng
duy nhất trong các mơ hình xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) và hợp
đồng hợp tác kinh doanh (BBC), thể hiện mối quan ngại chính là vấn đề vốn (ADB,
2006). Tuy nhiên, khái niệm PPP rộng lớn hơn rất nhiều có thể được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ cấp nước và dịch vụ vệ sinh, phát điện quy
mô nhỏ, điện thoại di động và an tồn giao thơng. Theo định nghĩa trong Quyết định
số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9 - 11 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ thì “Đầu tư theo
hình thức đối tác công - tư là việc nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện
Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự
án”.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản PPP khơng phải là tư nhân hóa, mà là công tư phối hợp thực hiện dự án, cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và sự rủi ro, nó giúp
cải thiện chất lượng các cơng trình cơng.


10

PPP có rất nhiều phương thức khác nhau và trong mỗi phương thức này lại
phù hợp với điều kiện của một quốc gia, địa phương, … và tại một thời điểm nhất
định mà ở đó vai trị của cơ quan nhà nước và tư nhân được hoán đổi cho nhau. Cụ
thể, nhiều rủi ro hơn cho khu vực nhà nước trong phương thức hợp đồng dịch vụ/
quản lý; rủi ro nhiều cho khu vực tư nhân trong phương thức BOO, BOT; chia sẻ
rủi ro hay chia đều rủi ro cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Công tác lựa
chọn phương thức thực hiện các dự án, hợp đồng PPP còn phụ thuộc và rang buộc

bởi rất nhiều yếu tố và từng điều kiện cụ thể.
2.3.2. Mơ hình Hợp tác công tư - PPP
Hợp tác công tư - PPP (Public Private Partnerships) là mơ hình hợp tác cơ
quan nhà nước và tư nhân trong việc đầu tư cung cấp các dịch vụ và hàng hóa cơng.
Theo mơ hình PPP, Nhà nước xây dựng các “yêu cầu” (danh mục dự án hạ tầng cần
đầu tư, loại hình dịch vụ công cần cung cấp), xác định các “tiêu chuẩn” cần thiết (về
quy mô, về chất lượng, về vốn đầu tư, về thời gian…), bên tư nhân được khuyến
khích đầu tư cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng và được “thanh toán” theo chất lượng
dịch vụ. Việc “thanh toán” đa dạng tùy thuộc vào từng loại Hợp đồng PPP.
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất Anh là một trong những nước tiên phong
thực hiện và thành cơng mơ hình PPP. Hiện nay phương thức này đã được triển khai
thành công tại khá nhiều nước trên thế giới. Mơ hình này được áp dụng ở rất nhiều
lĩnh vực dịch vụ công như: Các cơng trình đường bộ thu phí, đường sắt, sân bay;
Xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp bệnh viện, trường học; Viện nghiên cứu khoa
học (trang bị phịng thí nghiệm và sản xuất); Khai thác di sản và thậm chí cả dịch vụ
nhà tù giam giữ tù nhân.
Mơ hình PPP thực hiện thông qua hợp đồng giữa tổ chức thuộc khu vực Nhà
nước (bao gồm cả chính quyền địa phương) và bên tư nhân (thường là một Công ty
doanh nghiệp dự án - Special Purpose Vehicle). Về mặt lý thuyết có hai kiểu hợp
đồng PPP:
 Bên tư nhân được giao để thực hiện một số chức năng của khu vực Nhà
nước. Tương ứng với các loại hợp đồng này, bên tư nhân sẽ được Nhà nước, chính


11

quyền địa phương thanh tốn các khoản phí, hoặc bên tư nhân được phép thu phí /
lệ phí sử dụng các loại hình dịch vụ đã cung cấp theo hợp đồng PPP.
 Bên tư nhân được giao để sử dụng tài sản của Nhà nước, chính quyền địa
phương để thực hiện các mục đích kinh doanh thương mại. Khi đó bên tư nhân sẽ

cần thực hiện một số nhiệm vụ tài chính theo hợp đồng PPP.
Cũng có các trường hợp hợp đồng PPP là sự kết hợp giữa hai loại hình nêu
trên.
Từ ngun tắc này mà mỗi quốc gia có những quy định riêng về từng dạng
Hợp đồng cụ thể tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng quản lý của chính phủ.

Sơ đồ 2.1. Hình thức hợp tác PPP
Nguồn: Tác giả sưu tầm
Ưu điểm của mơ hình này là mang lại lợi ích cho Nhà nước người dân và
NĐT. Người dân được sử dụng dịch vụ hàng hóa với chất lượng tốt hơn, Nhà nước
thì tận dụng được các tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và san sẻ rủi ro với
nhà đầu tư. Nhà đầu tư thì chấp rủi ro nhưng thu được lợi nhuận. Khi thực hiện dự
án theo phương thức PPP những bất cập phát sinh trong công tác đấu thầu, quản lý
dự án, vận hành, bảo dưỡng của dự án công được hạn chế đến mức có thể. Với các
điều khoản chặt chẽ của hợp đồng PPP, thì ngồi việc chịu rủi ro phát sinh, bên tư
nhân phải đảm bảo cơng trình thực hiện đầu tư và vận hành đúng thời hạn, đúng
chất lượng theo các tiêu chí đã ký kết. Ngồi ra, khi thực hiện mơ hình PPP Chính
phủ (hoặc chính quyền địa phương) sẽ giảm được chi phí đầu tư và gánh nặng quản


12

lý trong một số lĩnh vực hàng hoá dịch vụ công, tập trung thực hiện một số nhiệm
vụ trọng tâm để góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế địa phương.
Theo tài liệu giới thiệu về mơ hình hợp tác công tư tại cuộc hội thảo do Tổng
lãnh sự quán Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (vào tháng 7/2005), thì
những đặc điểm của các dự án PPP là:
 Có sự hợp tác chặt chẽ, bình đẳng giữa Nhà nước và khu vực tư. Thời gian
hợp tác tùy thuộc vào vòng đời khai thác thu hồi vốn của dự án. Nhưng thường là
hợp tác lâu dài.

 Nhà nước chú trọng vào việc xác định những tiêu chuẩn, mục tiêu của dự án.
Đối tác tư nhân được chủ động trong đầu tư xây dựng và vận hành khai thác (điều
này giúp dự án được triển khai nhanh hơn do khơng vướng vào các trình tự thủ tục
đấu thầu, quản lý dự án như ở Việt Nam hiện nay)
 Cơ cấu nguồn vốn rất đa dạng. Hình thức hợp tác của khu vực tư cũng rất đa
dạng. Công ty của Nhà nước cũng có thể hợp tác cùng các thành phần kinh tế khác.
 Có sự chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước với nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2009 của
Chính phủ quy định mơ hình hợp tác cơng tư được thực hiện dưới 3 hình thức: Hợp
đồng BOT (Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao); Hợp đồng BTO (Xây dựng chuyển giao - kinh doanh); Hợp đồng BT (Xây dựng - chuyển giao).
Đến năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP theo đó
ngồi 03 hình thức nêu trên, cịn có thêm các dạng hợp đồng: Hợp đồng BOO (Xây
dựng - Sở hữu - Kinh doanh); Hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch
vụ); Hợp đồng BLT (Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao); Hợp đồng O&M
(Kinh doanh - Quản lý).
2.3.3. Vai trò của mơ hình PPP
Vai trị của mơ hình PPP bao gồm:
+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong việc đầu tư xây dựng phát cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, quản lý điều hành và quản lý hoạt động dự án.


13

+ Cung cấp nguồn lực về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, … bởi các bên
tham gia (cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân hợp tác).
+ Tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ hiện đại trên thế giới (cả phần cứng
và phần mềm).
Bên cạnh đó, khi hoạt động đầu tư được thực hiện đúng quy định sẽ cho phép
lựa chọn đối tác một cách cạnh tranh, minh bạch thơng qua hình đấu thầu và hỗ trợ
tốt hơn trong việc lập kế hoạch dự án, công nghệ được áp dụng trên cơ sở xem xét,

đánh giá các nguồn lực cũng như chi phí trong tồn bộ vịng đời của dự án.
PPP hiện nay đã và đang trở nên rất thu hút với hầu hết Chính phủ các nước
đang phát triển vì mơ hình này được xem như là một cơ chế ngoài NS phục vụ cho
phát triển cơ sở hạ tầng của đắt nước đó. Cụ thể:
+ Cung cấp dịch vụ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển
đất nước, phục vụ cơng cộng, ....
+ Khi áp dụng mơ hình PPP có thể sẽ không phải thực hiện chi tiền mặt ngay
từ đầu sẽ giúp giảm các áp lực về chi phí trong các hoạt động thiết kế và thực hiện
xây dựng (bởi sự hợp tác nhiều bên).
+ Chuyển rủi ro của dự án sang cho khu vực tư nhân thay vì Nhà nước gánh
chịu toàn bộ rủi ro như trước kia.
+ Mơ hình PPP sẽ có nhiều các lựa chọn về thiết kế, biện pháp xây dựng,
công nghệ ứng dụng trong vận hành sản xuất, quy trình quản lý và chất lượng xây
dựng cơ sở hạ tầng hạ tầng.
2.3.4. Các hình thức đối tác công tư PPP
Theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP thì có 7 loại hợp
đồng dự án theo hình thức đối tác cơng tư, cụ thể như sau: “Hợp đồng Xây dựng –
Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) – cam kết giữa nhà nước và NĐT trong đầu tư
xây dựng các cơng trình, cơ sở hạ tầng; khi hoàn thành NĐT sẽ được kinh doanh
trong một khoảng thời gian nhất định; và sau khi hết thời hạn, nhà đầu tư sẽ bắt
buộc phải chuyển giao cơng trình cho nhà nước. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển
giao – Kinh doanh (BTO) – cam kết giữa nhà nước và NĐT trong đầu tư xây dựng


×