Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THANH TÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

VÕ THANH TÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH PHONG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “QUẢN TRỊ RỦI RO
DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE” là cơng trình do
chính bản thân tơi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Phong.
Tất cả các số liệu, phân tích kết quả trong bài luận văn là hồn tồn trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng. Các tài liệu bài luận văn tham khảo đều được trích dẫn đầy
đủ trong phần tài liệu tham khảo. Nội dung của bài luận văn cam kết chưa từng
được công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TĨM TẮT- ABSTRACT
Trang
Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .............................................................................2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................3
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 3
1.3.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
1.6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 4
1.7. Kết cấu của luận văn:......................................................................................... 4
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO DANH MỤC TÍN DỤNG ..........................................................................6
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam ...............6
2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bến Tre ...........................................................................................................7
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................................7
2.2.2. Hoạt động kinh doanh ....................................................................................... 7


2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn ................................................................................ 7
2.2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng .................................................................................. 9
2.2.2.3. Hoạt động thanh tốn qua ngân hàng ........................................................... 12
2.2.2.4. Hoạt động kinh doanh thẻ ............................................................................ 12
2.2.2.5. Các sản phẩm dịch vụ khác: ......................................................................... 13
2.2.3. Kết quả kinh doanh của BIDV Bến Tre giai đoạn 2014-2018 ........................ 14
2.3. Những vấn đề của quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bến Tre .................... 15
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 17
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO DANH MỤC TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................................... 18
3.1. Danh mục tín dụng ........................................................................................... 18
3.1.1. Khái niệm danh mục tín dụng ......................................................................... 18
3.1.2. Cấu trúc danh mục tín dụng ............................................................................ 18
3.1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của danh mục tín dụng ............................................ 20

3.2. Rủi ro tín dụng ................................................................................................. 20
3.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ................................................................................ 20
3.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................................. 21
3.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ..................................................................... 23
3.2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng ................................................................. 23
3.2.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng................................................................... 24
3.2.3.3. Ngun nhân từ mơi trường bên ngồi ........................................................ 25
3.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ........................................................................ 26
3.2.4.1. Tác động đến hoạt động của ngân hàng ....................................................... 26
3.2.4.2. Tác động đến nền kinh tế ............................................................................. 26
3.2.5. Đo lường rủi ro tín dụng ................................................................................. 27
3.3. Rủi ro danh mục tín dụng ............................................................................... 29
3.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 29
3.3.2. Phân loại .......................................................................................................... 29
3.3.3. Đo lường rủi ro danh mục tín dụng ................................................................. 29
3.3.3.1. Xác định VaR bằng Mơ hình Creditmetrics: ............................................... 30


3.3.3.2. Mơ hình Creditrisk Plus ...............................................................................39
3.3.3.3. Mơ hình CreditPortforlio View ....................................................................40
3.4. Quản trị rủi ro danh mục tín dụng .................................................................42
3.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro danh mục tín dụng ..................................................42
3.4.2. Quy trình quản trị rủi ro danh mục tín dụng ...................................................43
3.5. Chuẩn mực Basel trong quản trị rủi ro danh mục tín dụng ........................ 46
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................47
Chương 4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BẾN TRE..................................................................................................49
4.1. Thực trạng tín dụng tại BIDV Bến Tre .......................................................... 49
4.1.1. Tổng quan sản phẩm tín dụng tại BIDV Bến Tre ...........................................49

4.1.2. Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Bến Tre ...............................................49
4.1.3. Cơ cấu tín dụng tại BIDV Bến Tre..................................................................50
4.1.3.1. Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ ....................................................................50
4.1.3.2. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn ......................................................................51
4.1.3.3. Cơ cấu tín dụng theo khách hàng .................................................................52
4.1.4. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề ....................................................................52
4.2. Rủi ro tín dụng tại BIDV Bến Tre ..................................................................53
4.2.1. Tình hình nợ xấu ............................................................................................. 53
4.2.2. Dự phịng rủi ro tín dụng .................................................................................55
4.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bến Tre ...................................................56
4.3.1. Các quy định quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV ..............................................56
4.3.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bến Tre ......................................58
4.3.3. Thực trạng quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre ...................59
4.4. Tiếp cận quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre theo VaR .63
4.4.1. Lựa chọn danh mục cho vay: ..........................................................................63
4.4.2. Xác định ma trận chuyển hạng ........................................................................63
4.4.3. Ước tính tổn thất tín dụng trong trường hợp khách hàng khơng hồn trả được
nợ. .............................................................................................................................. 66


4.4.3.1. Xác định lãi suất chiết khấu ......................................................................... 66
4.4.3.2. Hiện giá của danh mục ................................................................................. 69
4.4.3.3. Xác định độ lệch chuẩn và tổn thất không kỳ vọng của danh mục .............. 69
4.4.3.4. Xác định tổn thất dự kiến của danh mục ...................................................... 71
4.4.3.5. Tổn thất của danh mục ................................................................................. 72
4.5. Nhận xét đánh giá về quản rị rủi ro danh mục theo VaR ............................ 72
4.5.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 72
4.5.2. Hạn chế............................................................................................................ 74
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 74
Chương 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO

DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE ......................... 76
5.1. Định hướng của BIDV về quản trị rủi ro danh mục tín dụng ..................... 76
5.2. Giải pháp quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre ................ 77
5.2.1. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bến Tre ...................................... 77
5.2.2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre .. 78
5.2.2.1. Giải pháp về quy trình quản trị rủi ro tín dụng ............................................ 78
5.2.2.2. Giải pháp về dữ liệu ..................................................................................... 79
5.2.2.3. Giải pháp về con người ................................................................................ 80
5.2.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ........................................................................... 80
5.2.2.5. Điều chỉnh danh mục hiệu quả ..................................................................... 81
5.2.3. Lộ trình quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre ........................ 81
5.2.4. Cách thực hiện quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre............. 82
5.3. Kiến nghị và đề xuất ........................................................................................ 82
5.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước ................................................................. 82
5.3.2. Kiến nghị với BIDV ........................................................................................ 83
Tóm tắt chương 5 .................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của BIDV 2014-2018 ..............6
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn tại BIDV Bến Tre giai đoạn 2014 - 2018 ...............9
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng tại BIDV Bến Tre giai đoạn 2014 - 2018 ........................ 11
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre 2014-2018 ................14
Bảng 3.1. Xác suất chuyển hạng trong 01 năm của hạng tín dụng BBB ..................33
Bảng 3.2. Số liệu hạng tín dụng tại thời điểm T và T+1 của NHTM X.................... 33

Bảng 3.3. Ma trận chuyển hạng của toàn danh mục cho vay ....................................34
Bảng 3.4. Xác suất vỡ nợ của khoản vay (PD) ......................................................... 35
Bảng 3.5. Tổn thất của khoản vay khi vỡ nợ (LGD).................................................36
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Bến Tre 2014-2018 ...................... 49
Bảng 4.2. Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ ..................................................................50
Bảng 4.3. Danh mục tín dụng theo thời hạn.............................................................. 51
Bảng 4.4. Danh mục tín dụng theo loại khách hàng .................................................52
Bảng 4.5. Danh mục tín dụng theo ngành nghề ........................................................ 52
Bảng 4.6. Nợ xấu tại BIDV Bến Tre qua các năm .................................................... 53
Bảng 4.7. Nợ xấu theo ngành thời điểm 31/12/2018 ................................................55
Bảng 4.8. Dự phòng rủi ro qua các năm....................................................................55
Bảng 4.9. Nợ xấu tại BIDV và BIDV Bến Tre qua các năm ....................................62
Bảng 4.10. Hạng tín dụng của khách hàng ................................................................ 64
Bảng 4.11. Thống kê kết quả xếp hạng của các hợp đồng tín dụng.......................... 65
Bảng 4.12. Xác suất chuyển hạng của danh mục ...................................................... 65
Bảng 4.13. Xác suất vỡ nợ của danh mục .................................................................67
Bảng 4.14. Tỷ lệ tổn thất vỡ nợ .................................................................................68
Bảng 4.15. Lãi suất chiết khấu ..................................................................................69
Bảng 4.16. Hiện giá của danh mục............................................................................69
Bảng 4.17. Độ lệch chuẩn của danh mục ..................................................................70
Bảng 4.18. Tổn thất dự kiến của danh mục ............................................................... 72


Bảng 4.19. Tổn thất của danh mục ............................................................................ 72
Bảng 4.20. Tổn thất theo ngành nghề ....................................................................... 73


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1 Sơ đồ phân phân loại rủi ro tín dụng .......................................................... 22
Hình 3.2. Phân phối chuẩn của mơ hình VaR ........................................................... 31
Hình 3.3. Kiểm định giả thiết H0 ...............................................................................39
Hình 3.4. Quy trình quản trị rủi ro danh mục tín dụng .............................................43
Hình 4.2 Tỷ lệ nợ xấu qua các năm ...........................................................................62


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BIDV

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam

BSC

: Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

DPRR

: Dự phòng rủi ro

NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
RRTD


: Rủi ro tín dụng

QTRR

: Quản trị rủi ro

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TMCP

: Thương mại cổ phần

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


TĨM TẮT
Ngân hàng có nhiều hoạt động khác nhau để đem lại lợi nhuận. Trong các hoạt
động này, tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập lớn. Tuy nhiên, tín dụng cũng là
hoạt động đem lại nhiều rủi ro nhất. Vì vậy chúng ta cần phải có cơng cụ để quản trị
rủi ro hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, việc lượng hóa được các tổn thất xảy ra
trong hoạt động tín dụng giúp các ngân hàng có nguồn dự phịng để bù đắp khi có
rủi ro xảy ra. Đây chính là lý do chính của đề tài nghiên cứu này.
Đề tài phân tích thực trạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bến
Tre để tìm ra những hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại ngân hàng.
Qua đó, đề tài đưa ra những giải pháp tăng cường quản trị rủi ro danh mục tín dụng
tại BIDV Bến Tre.

Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp định
tính để tiếp cận những vấn đề khác nhau của danh mục và quản trị rủi ro danh mục
tín dụng thông qua các số liệu thứ cấp từ báo cáo kinh doanh của ngân hàng. Các
phương pháp này bao gồm: tổng hợp, thống kê mơ tả, phân tích, so sánh. Bên cạnh
đó, đề tài cịn tiếp cận quản trị rủi ro danh mục tín dụng bằng những mơ hình kinh
tế lượng, để làm rõ những khái cạnh khác nhau của vấn đề quản trị rủi ro danh mục
tín dụng. Từ đó đề xuất mơ hình ứng dụng phù hợp cho quản trị rủi ro danh mục tín
dụng tại BIDV Bến Tre.
Kết quả cuối cùng của đề tài là tính tốn ra được mức độ tổn thất của danh
mục tín dụng tại BIDV Bến Tre để từ đó có những giải pháp tăng cường quản trị rủi
ro danh mục tín dụng tại ngân hàng.
Đây là phương pháp mang tính ứng dụng cao. Về tổng thể, đề tài có thể được
dùng để tính tốn mức độ tổn thất của danh mục tín dụng. Từ đó giúp cho các nhà
quản trị ngân hàng có biện pháp để hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Xét về góc
độ từng khoản vay, dựa vào mơ hình tính tốn, chúng ta có thể tính tốn được một
khách hàng khi đề nghị vay vốn thì khoản vay này sẽ mang về lợi nhuận hay tổn
thất. Từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng này.
Từ khóa: Ngân hàng, rủi ro danh mục tín dụng, đo lường tổn thất.


ABSTRACT
Banks have many different activities to make a profit. In these activities, credit
is the activity that brings big income. However, credit is also the most risky activity.
Therefore, we need tools to manage credit operations risk. In addition, the
quantification of losses occurring in credit operations helps banks have provision to
compensate when risks occur. This is the main reason for this research.
The research analyzes the situation of credit and credit risk management at
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Ben
Tre branch (BIDV Ben Tre) to find out the limitations in credit risk management at
banks. Thereby, the topic offers solutions to enhance the risk management of credit

portfolio at BIDV Ben Tre branch.
The research uses a combination of qualitative methods to approach different
issues of the portfolio and manage credit portfolio risk through secondary figures
from the bank's business reports. These methods include: synthesis, descriptive
statistics, analysis and comparison. In addition, the topic also approaches credit
portfolio risk management by econometric models, to clarify different aspects of
credit portfolio risk management. From there, propose an appropriate application
model for credit risk management in BIDV Ben Tre.
The final result of the project is to calculate the loss level of the credit
portfolio at BIDV Ben Tre branch so that there are solutions to enhance the risk
management of credit portfolio at banks.
This method is highly applicable. Overall, the topic can be used to calculate
the level of losses in the credit portfolio. This helps bank administrators take
measures to limit losses when risks occur. From the perspective of each loan, based
on the calculation model, we can calculate a customer when applying for a loan, this
loan will bring profit or loss. From there, the bank will make a loan decision for this
customer.
Keywords: Banking, credit portfolio risk, loss measurement.



1

Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Khi quyết định đầu tư, chúng ta thường không chỉ đầu tư vào một lĩnh vực
nhất định, mà thường sẽ đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau để tránh rủi ro.
Nguyên tắc không để trứng vào cùng một giỏ là nguyên tắc cơ bản thường được các
nhà đầu tư áp dụng khi quyết định đầu tư. Các ngân hàng cũng không ngoại lệ.
Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng thường đa dạng hóa nhiều lĩnh vực

và đối tượng khách hàng khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Trong
các hoạt động thì tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân
hàng. Hoạt động tín dụng có nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, cho vay là hoạt
động tín dụng chính mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng.
Hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt với nhau, quản trị rủi ro tín dụng
là vấn đề sống còn. Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc vào chính sách
quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đó. Để hạn chế rủi ro, các ngân hàng thường
cho vay với nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như cho vay theo
khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cho vay theo ngành nghề kinh tế.
Việc quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết cần phải thực hiện để nâng cao hiệu
quả hoạt động của ngân hàng, góp phần gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Các
ngân hàng đều đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cho riêng mình. Có
nhiều hình thức quản lý rủi ro tín dụng khác nhau như quản trị quy trình, quản trị
vận hành, quản trị danh mục. Trong đó, quản trị danh mục tín dụng có ý nghĩa rất
lớn trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tại các ngân hàng, hoạt động quản trị rủi ro
danh mục tín dụng vẫn cịn ít được chú trọng. Nếu ở ngân hàng có hoạt động quản
trị rủi ro danh mục tín dụng thì cũng chỉ là hoạt động quản trị rủi ro ở mức độ tương
đối. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm ứng dụng các mơ hình kinh tế vào quản trị
rủi ro danh mục tín dụng, để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


2

1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một
trong những ngân hàng lớn của Việt Nam. Hoạt động tín dụng của BIDV vẫn là
hoạt động chính mang lại thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy, BIDV rất chú trọng đa
dạng hóa sản phẩm tín dụng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo thu nhập
cho ngân hàng.

Hoạt động tín dụng của BIDV tập trung vào một số lĩnh vực chính. Theo báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, ở lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, BIDV
tập trung vào sản xuất kinh doanh, tỷ trọng lên đến 60,5%. Ở mảng tín dụng trung
dài hạn, BIDV tập trung vào các dự án với tỷ trọng 39,5%. Có thể thấy rằng hoạt
động tín dụng tại BIDV thường tập trung vào một số lĩnh vực chính, điều này sẽ
mang đến rủi cao do thiếu sự đa dạng hóa.
Trong thời gian qua, mặc dù rủi ro tín dụng đã được kiểm sốt, nhưng rủi ro
tín dụng xuất phát từ yếu kém trong khâu quản trị rủi ro danh mục cho vay là
nguyên nhân chính. Điều này thể hiện rõ nhất ở BIDV Bến Tre. Năm 2016, cơ cấu
danh mục cho vay tập trung nhiều nhất vào 2 lĩnh vực là thương mại (chiếm 28,16%
tổng dư nợ), công nghiệp chế biến thủy hải sản (chiếm 25,1% tổng dư nợ). Đến năm
2017, thương mại và công nghiệp chế biến thủy hải sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong danh mục cho vay tại BIDV Bến Tre. Năm 2018, cho vay thuộc lĩnh vực
thương mại chiếm 23,9% tổng dư nợ và cho vay thuộc lĩnh vực công nghiệp chế
biến thủy hải sản chiếm 26,92% tổng dư nợ. Đây là những lĩnh vực có mức độ rủi
ro cao do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như thời tiết, mùa vụ. Việc tập
trung cho vay vào lĩnh vực này mang lại nhiều rủi ro cho chi nhánh. Để hạn chế rủi
ro tín dụng, BIDV Bến Tre cần phải chú trọng đến quản trị rủi ro danh mục tín dụng
bằng cách xây dựng cho mình danh mục cho vay hướng đến tối ưu.
Xuất phát từ những luận cứ trên, tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro danh mục
tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Bến Tre” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ.


3

1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín

dụng, đặc biệt chú trọng đến quản trị rủi ro danh mục tín dụng, đề tài tìm ra những
hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre. Từ đó đưa ra
những giải pháp tăng cường quản trị rủi ro danh mục tín dụng, đặc biệt là quản trị
rủi ro danh mục tín dụng theo VaR tại BIDV Bến Tre nhằm góp phần hạn chế rủi ro
tín dụng tại BIDV Bến Tre.
1.3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng tại BIDV Bến Tre giai đoạn 2014-2018.
- Phân tích thực trạng QTRR danh mục tín dụng, ứng dụng VaR vào QTRR
danh mục tại BIDV Bến Tre.
- Đánh giá những ưu và nhược điểm của quản trị rủi ro danh mục tín dụng theo
VaR trong điều kiện của BIDV Bến Tre.
- Đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường quản trị rủi ro danh mục
tín dụng, đặc biệt là quản trị RRTD theo VaR tại BIDV Bến Tre trong thời gian tới.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Kết quả hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại BIDV Bến Tre giai đoạn
2014-2018?
- Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bến Tre giai đoạn 2014 -2018 như
thế nào?
- Thành tựu và hạn chế của việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV
Bến Tre giai đoạn 2014 -2018?
- Những ưu điểm và hạn chế khi ứng dụng VaR vào quản trị rủi ro danh mục
tín dụng tại BIDV Bến Tre?
- Những giải pháp nào được xem có tính khả thi cho quản trị rủi ro danh mục
tín dụng tại BIDV Bến Tre trong thời gian tới?


4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến rủi ro và quản trị
rủi ro tín dụng trong đó chú trọng phân tích quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại
BIDV Bến Tre.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bến Tre.
Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bến Tre
dựa trên dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2018.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp định tính để tiếp cận những vấn đề
khác nhau về tín dụng, danh mục tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và quản trị danh
mục tín dụng thơng qua các số liệu thứ cấp từ báo cáo kinh doanh của ngân hàng.
Các phương pháp này bao gồm: tổng hợp, thống kê mô tả, phân tích, so sánh.
Ngồi ra, luận văn cịn tiếp cận quản trị rủi ro danh mục tín dụng theo VaR, để
làm rõ những khía cạnh khác nhau của quản trị rủi ro danh mục tín dụng. Từ đó đề
xuất giải pháp cho quản trị rủi ro danh mục tín dụng theo VaR tại BIDV Bến Tre.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Để tài khơng đóng góp những lý thuyết mới cho quản trị rủi ro tín dụng tại các
ngân hàng thương mại, nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm những
bằng chứng thực nghiệm về quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre. Từ
đó tìm ra mơ hình phù hợp và đề xuất các giải pháp khả thi góp phần tăng cường
quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại BIDV Bến Tre trong thời gian tới.
1.7. Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – chi nhánh Bến Tre và quản trị rủi ro danh mục tín dụng



5

Chương 3: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại ngân hàng
thương mại
Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản trị rủi ro danh mục tín
dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre


6

Chương 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO DANH MỤC TÍN DỤNG
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV) được thành
lập vào ngày 26/04/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Chức năng
chính của ngân hàng trong thời kỳ này là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà
nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Năm 1981, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và xây dựng Việt Nam.
Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh
tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.
Năm 1990, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và phát triển Việt Nam,
đánh dấu quá trình chuyển đổi từ một ngân hàng thương mại “quốc doanh” sang
hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị
trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.
Ngày 28/12/2011, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa thơng qua việc bán đấu giá
cổ phần lần đầu ra cơng chúng (IPO). Ngày 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển

đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 24/01/2014, BIDV giao dịch chính
thức cổ phiếu với mã chứng khốn BID trên sàn chứng khốn. Hiện nay, BIDV
khơng ngừng tăng trưởng và phát triển về quy mô lẫn năng lực tài chính.
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của BIDV 2014-2018
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng
ROA
ROE

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

647.930
32.886
4.775
0,74
14,52

847.010
40.217
5.462
0,64
13,58

1.006.404

44.144
6.137
0,61
13,90

Đvt: Tỷ đồng; %
Năm 2017 Năm 2018
1.172.803 1.278.285
44.384
49.667
6.593
7.175
0,56
0,56
14,85
14,45

“Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2014-2018”


7

Tổng tài sản của BIDV tăng trưởng qua các năm. Năm 2016, tổng tài sản của
BIDV đạt 647.930 tỷ đồng. Đến năm 2018 tổng tài sản BIDV đạt 1.278.285 tỷ
đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Bên cạnh đó là sự tăng trưởng vốn chủ sở
hữu qua các năm. Vốn chủ sở hữu năm 2018 đạt 49.667 tỷ đồng.
2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bến Tre
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre (BIDV

Bến Tre) có tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Bến Tre, trực thuộc
ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (theo quyết định thành lập ngày 26/4/1975) thuộc
Bộ tài chính, được thành lập năm 1977.
Ngày 24/6/1981, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh
Bến Tre trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam – thành viên chính
thức trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Ngày 01/4/1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương đã thành lập
Phòng Đầu tư và phát triển tỉnh Bến Tre. Phòng đầu tư và phát triển Bến Tre dưới
sự quản lý của trung ương. Sau đó, phòng đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển tỉnh Bến Tre theo quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đến ngày 01/05/2012, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tinh Bến Tre
được chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bến Tre theo Quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/05/2012 của
Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2.2.2. Hoạt động kinh doanh
2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hiện nay, BIDV quản lý nguồn vốn theo cơ chế FTP. Để đảm bảo nguồn vốn
hoạt động và ổn định thu nhập, BIDV Bến Tre rất chú trọng đẩy mạnh công tác huy
động trực tiếp từ khách hàng tổ chức và cá nhân. Sản phẩm huy động vốn của BIDV
Bến Tre bao gồm:


8

* Tiền gửi thanh toán
Đây là sản phẩm cơ bản, cần thiết giúp đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách
hàng. Tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi thanh toán của cá nhân và tiền gửi thanh
toán của tổ chức.
- Tiền gửi thanh toán cá nhân bao gồm nhiều loại tiền tệ khác nhau: VND,

USD, EUR, AUD, CAD, CHF, CNY, DKK, GBP, HKD, JPY, NOK, SEK, SGD.
Để sử dụng sản phẩm này, khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu là 50.000VND,
10USD, 10EUR, các loại ngoại tệ khác không quy định mức số dư tối thiểu. Tiền
gửi thanh tốn cá nhân được tính lãi suất khơng kỳ hạn theo số dư vào cuối ngày.
Khách hàng có thể sử dụng tiền gửi thanh toán để chuyển khoản thanh toán, rút tiền
và các tiện ích khác.
- Tiền gửi doanh nghiệp được sử dụng bằng các phương tiện thanh toán như:
séc, chuyển tiền điện tử, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Tiền gửi thanh toán doanh
nghiệp bao gồm VND, USD, EUR và các ngoại tệ khác. Khách hàng phải duy trì số
dư tối thiểu là 1.000.000VND đối với Việt Nam đồng, 100USD đối với Dollar Mỹ
và 100EUR đối với dồng Euro.
* Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn cá nhân: Bên cạnh tiền gửi khơng kỳ hạn, BIDV cịn cung
cấp thêm dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lời từ nguồn tiền
nhàn rỗi của khách hàng cá nhân. BIDV đã cho ra mắt tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
với nhiều kỳ hạn khác nhau. Khách hàng có thể gửi bằng các loại tiền như: VND,
USD, EUR, JPY. Khách hàng có thể cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn tại BIDV.
Ngoài ra, tiền gửi có kỳ hạn cịn dùng để xác nhận khả năng tài chính cho các nhu
cầu du lịch, học tập ở nước ngồi.
Tiền gửi có kỳ hạn doanh nghiệp: Cũng giống với tiền gửi có kỳ hạn cá nhân,
loại tiền gửi này giúp đáp ứng nhu cầu gửi tiền của các tổ chức, doanh nghiệp. Khách hàng gửi
tiền là các tổ chức Việt Nam hoặc các tổ chức nước ngồi. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có
thể nộp, rút tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ngoài ra, tiền gửi có kỳ hạn doanh nghiệp cịn được
dùng để thế chấp, cầm cố để đi vay tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác.


9

Các loại sản phẩm tiền gửi khác: Ngoài các loại sản phầm tiền gửi thơng dụng,
BIDV cịn cung cấp các sản phẩm tiền gửi khác như: Tiền gửi chuyên dùng, tiền gửi

ký quỹ, tiền gửi kinh doanh chứng khoán và tiền gửi chuyên dùng, gói tài khoản
nhận lương, tài khoản sinh viên, gói tài khoản doanh nhân.
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn tại BIDV Bến Tre giai đoạn 2014 - 2018
Đvt: Tỷ đồng
Loại tiền gửi
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi có kỳ hạn
Tổng cộng

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2014
284
2.674
2.958

2015
315
2.901
3.216

2016

428
3.646
4.074

2017
537
4.021
4.558

2018
628
4.437
5.065

“Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Bến Tre 2014-2018”
Từ bảng 2.2, chúng ta có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu tiền gửi của BIDV. Năm 2014, huy động vốn đạt 2.958 tỷ đồng. Đến năm
2015, huy động vốn tăng thêm 258 tỷ đồng, đạt 3.216 tỷ đồng. Huy động vốn tiếp
tục tăng qua các năm 2017 và 2018. Huy động vốn năm 2018 đạt 5.065 tỷ đồng,
tăng 71,2% so với năm 2014. Hoạt động huy động vốn tại BIDV Bến Tre phát triển
qua các năm, nguyên nhân do ngân hàng chú tâm đến mảng huy động vốn. Với sự
cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng thương mại vốn tư nhân, BIDV Bến Tre
vẫn nhận được sự tin tưởng của khách hàng, là địa chỉ quen thuộc cho những khách
hàng có nguồn tiền nhàn rỗi. Ngồi ra, BIDV Bến Tre cũng quan tâm chăm sóc và
phục vụ khách hàng. Hàng năm, BIDV Bến Tre cũng đưa ra nhiều chính sách ưu
đãi, hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền. Vì vậy, huy động vốn của ngân hàng ln đạt
chỉ tiêu đặt ra, đem lại hiệu quả cao.
2.2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng
* Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân:
- Vay nhu cầu nhà ở: Khách hàng vay vốn được cho vay tối đa lên đến 100%

giá trị hợp đồng mua bán nhà ở. Thời gian cho vay tối đa là 20 năm. Với sản phẩm
mua nhà ở, khách hàng phải sống và làm việc tại nơi chi nhánh cho vay đặt trụ sở
hoặc các địa bàn lân cận. Ngồi ra khách hàng phải có tài chính tốt, đảm bảo khả


10

năng trả nợ, bên cạnh dó tài sản bảo đảm phải phù hợp với quy định của BIDV.
- Vay mua ô tô: Khách hàng mua ô tô có thể vay đến 100% giá trị xe mua.
Thời gian cho vay tối đa 7 năm. Khách hàng có thể là cá nhân/hộ gia đình người
Việt Nam, cá nhân người nước ngồi. Khách hàng phải có thu nhập đảm bảo khả
năng trả nợ, ngoài ra tài sản bảo đảm cho khoản vay phải phù hợp các quy định của
BIDV.
- Vay sản xuất kinh doanh: Đây là sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh
doanh của các cá nhân, thời hạn cho vay lên đến 5 năm. Tùy theo từng phương án
kinh doanh mà sẽ có mức cho vay phù hợp. Khách hàng vay vốn là cá nhân người
Việt Nam.
- Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: Mục đích vay chính là đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng khách hàng cá nhân. Khách hàng vay vốn phải sinh sống hoặc làm việc tại
nơi chi nhánh cho vay đặt trụ sở hoặc các địa bàn lân cận. Khách hàng phải đáp ứng
điều kiện có thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay. Mức cho
vay tối đa 2 tỷ đồng/khách hàng, vay thấu chi tối đa 1 tỷ đồng/khách hàng. Thời hạn
cho vay lên đến 96 tháng vay theo món và 12 tháng vay theo thấu chi.
- Vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo: Số tiền cho vay tối đa của sản phẩm
này là 500trđ/khách hàng, vay thấu chi tối đa 100trđ/khách hàng. Thời hạn vay tối
84 tháng với cho vay theo món và 12 tháng với cho vay thấu chi. Khách hàng có tài
chính tốt, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Vay du học: Đối tượng khách hàng của sản phẩm vay này là cá nhân du học
sinh/thân nhân du học sinh. Khách hàng có thu nhập thường xuyên, ổn định, tài sản
bảo đảm đáp ứng các quy định của BIDV. Số tiền cho vay lên đến 100% chi phí du

học và thời gian cho vay tối đa là 10 năm.
- Vay cầm cố: đặc điểm sản phẩm này mức cho vay lớn. Khách hàng vay vốn
là cá nhân người Việt Nam, tài sản cầm cố phải đáp ứng theo quy định của ngân
hàng trong từng thời kỳ.


11

* Sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp
- Vay ngắn hạn thơng thường: Mục đích cho vay giúp khách hàng thanh tốn
các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất/kinh doanh của doanh nghiệp như: chi
phí nguyên vật liệu, dịch vụ, hàng hóa, tiền điện và các chi phi khác. Khách hàng
vay vốn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức là cho vay theo món và cho vay theo
hạn mức. Thời hạn vay vốn từ 1 đến 12 tháng. Khách hàng vay vốn có thể vay bằng
VND, USD và ngoại tệ khác.
- Vay trung dài hạn thông thường: Đối tượng để cho vay là các chi phí đầu
tư tài sản cố định như: mua sắm máy móc, phương tiện vận tải, xây dựng văn
phịng, nhà xưởng và các chi phí khác. Khách hàng có thể thế chấp chính tài sản
hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác theo quy định của ngân hàng. Số tiền cho
vay của sản phẩm này tối đa 85% nhu cầu vốn và khách hàng có thể vay vốn bằng
VND, USD và các ngoại tệ khác.
- Vay đầu tư dự án: Thời hạn cho vay lên đến 15 năm. Mức cho vay tối đa
của sản phẩm này là 85% tổng mức đầu tư. Tài sản thế chấp có thể là tài sản hình
thành từ vốn vay hoặc tài sản khác theo quy định của ngân hàng.
- Chiết khấu giấy tờ có giá: Mức cho vay tối đa 100% mệnh giá. Thời hạn
cho vay đến thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá.
- Vay thấu chi: Đối tượng là chi phí vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh
doanh, vì vậy BIDV cho ra đời sản phẩm vay thấu chi doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng, so với các ngân hàng khác, BIDV đáp ứng hầu hết nhu cầu
của khách hàng.

Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng tại BIDV Bến Tre giai đoạn 2014 - 2018
Khoản mục

Đvt: Tỷ đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dư nợ cá nhân

726

984

1.206

1.395

1.675

Dư nợ tổ chức

2.072

2.276

2.455

2.743

3.946


Tổng dư nợ

2.798

3.260

3.661

4.138

5.621

“Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Bến Tre 2014-2018”


×