Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp lập thạch, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.09 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ ĐĂNG TUỆ

ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG, CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM
VÀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TIẾN TỚI CHỨNG CHỈ RỪNG
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ NHÂM

HÀ NỘI - 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trị rất quan trọng trong đời sống con người và sản xuất xã hội, rừng
bảo vệ mơi trường, điều hồ khí hậu, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn rửa
trơi vv... là đối tượng để con người lợi dụng phục vụ cuộc sống.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Theo
thống kê của tổ chức FAO, trong mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có 200


triệu ha rừng tự nhiên bị mất, trong khi đó phần lớn diện tích rừng cịn lại bị thối
hóa nghiêm trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái. Ở nước ta từ năm
1943 đến năm 1990 diện tích rừng suy giảm nhanh chóng từ 14,3 triệu ha với độ
che phủ là 43% xuống còn 9,18 triệu ha độ che phủ rừng là 27,8%. Từ 1991 đế n
2008 tuy diê ̣n tić h rừng có tăng lên 13,118 triệu ha, đô ̣ che phủ đa ̣t 39% nhưng chấ t
lươ ̣ng rừng vẫn tiế p tu ̣c bi ̣suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quản lý rừng
chưa thực sự đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u của quản lý rừng bề n vững.
Trong những năm gần đây, đường lối đổi mới ngành Lâm nghiệp nước ta đã
và đang hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Các phương
án kinh doanh lợi dụng rừng đã có hiệu quả hơn, bền vững hơn, các giá trị về xã
hội, sinh thái, đa dạng sinh học và môi trường đã được quan tâm và đặt ngang hàng
với giá trị kinh tế. Đặc biệt, các kế hoa ̣ch quản lý rừng ở nước ta đang được tiếp cận
với tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và
yêu cầ u quản lý chuỗi hành trin
̀ h sản phẩ m (CoC). Hiện nay, ở Việt Nam tiêu chuẩn
quốc gia về quản lý rừng bền vững đã được tổ công tác FSC Việt Nam nay là Viê ̣n
Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng Việt Nam biên soạn (Bộ tiêu chuẩ n
Quản lý rừng bề n vững -9C) trên cơ sở điều chỉnh bổ sung những tiêu chí quản lý
rừng của FSC quốc tế, để vừa đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế vừa phù hợp với điều
kiện lâm nghiệp Việt Nam .
Tuy nhiên, cho đến nay trên phạm vi tồn quốc chỉ có một số ít các đơn vị kinh
doanh lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng như Công ty trách nhiệm hữu hạn trồng
rừng Quy Nhơn hiện đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững và Tổng công ty Giấy Việt


2

Nam đang trong q trình hồn thiện các nội dung đánh giá về quản lý rừng bền vững
và chờ cấp chứng chỉ rừng. Còn lại phần lớn các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp vẫn
chưa được cấp chứng chỉ rừng vì trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

các đơn vị này vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định để được FSC
cấp chứng chỉ rừng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một mặt là do nội lực của
từng đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quản lý
rừng bền vững, mặt khác là do chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về việc xây dựng các
“Khu rừng mơ hình” và tiến hành đánh giá độc lập các tiêu chuẩn quản lý rừng bền
vững nhằm giúp cho chủ rừng nhận rõ ra được những yếu kém, những mặt chưa đạt
được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có hướng giải quyết khắc
phục để tiến gần đến với việc cấp chứng chỉ rừng. Đây là một vấn đề cần được giải
quyết sớm để tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng lâm sản của Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Công ty lâm nghiệp Lập thạch, trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam, là một
đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp phục vụ nguyên liệu
giấy, Cơng ty đang trong q trình hồn thiện các nội dung đánh giá về quản lý rừng
bền vững và chờ cấp chứng chỉ rừng . Tuy vâ ̣y cho đế n nay họ vẫn đang lúng túng
chưa hoàn chỉnh được các biê ̣n pháp nhằ m đánh giá và khắ c phu ̣c những lỗi khiế m
khuyế t trong quản lý rừng, như các đánh giá chuỗi hành trin
̀ h sản phẩ m, đánh giá và
giám sát các khu vực loa ̣i trừ, bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c, xói màn đấ t.... .
Để hỗ trợ Công ty lâm nghiệp Lập thạch, Vĩnh phúc bổ sung và hoàn chỉnh
các đánh giá và giám sát mô ̣t cách toàn diê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng quản lý rừng bền vững
theo tiêu chuẩ n FSC-CoC tiến tới chứng chỉ rừng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý
tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty lâm nghiệp Lập Thạch, Vĩnh Phúc”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững.
1.1.1.1. Hiệu ứng của rừng trên thế giới suy giảm
- Diện tích rừng trên thế giới vào cuối thập kỷ 20 vào khoảng 4,06 tỷ ha,
chiếm khoảng 32% diện tích tự nhiên tồn thế giới.
- Phân bố theo vùng nhiệt đới và ôn đới như sau:
Đơn vị tính: triệu ha
Khu vực
Tồn cầu
Các nước nhiệt đới
Các nước ơn đới

Diện tích
tự nhiên
12.760
5.790
6.970

Diện tích rừng
Diện tích
%
4.060
100,00
1.730
42,60
2.330
57,40

- Sự suy giảm độ che phủ trong vòng 10 năm (1980-1990), nếu lấy mốc độ che
phủ của năm 1980 là 100% thì độ che phủ đã thay đổi như sau:

%
106
104
102

Các nước

100

phát triển: 101,0

98

Toàn cầu:

96

Các nước đang

94

phát triển:

92
90
88
86
1980

1990


98,2

95,3


4

- Hiệu ứng gây tác hại do suy giảm độ che phủ rừng
+ Mưa Axit tăng lên
+ Khí hậu tồn cầu ấm lên
+ Tăng diện tích hoang mạc
+ Giảm tính đa dạng sinh học
1.1.1.2. Khái niệm về quản lý rừng bền vững
- Khái niệm về quản lý rừng bền vững đã được hình thành từ đầu thế kỷ thứ
18. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục. Cùng với
sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế-xã hội quản lý rừng bền vững
đã chuyển từ quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh nhiều mặt tài nguyên
rừng, quản lý hệ thống sinh thái rừng và cuối cùng là quản lý rừng bền vững trên cơ
sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, tồn diện về các lĩnh vực kinh tế,
xã hội và môi trường.
Quản lý rừng bền vững là việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối với sự
phát triển. Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, mơi trường và xã hội, có thể
cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai.
Quản lý rừng bền vững’ hiện nay được xem như tổng hợp của hoạt động sản
xuất bao gồm bảo vệ nguồn nước, đất, các khu văn hóa cũng như cây rừng cho gỗ.
Định nghĩa về quản lý rừng bền vững của Uỷ ban Quốc Tế về Môi Trường
và Phát Triển được đưa ra vào năm 1987 được chấp nhận rộng rãi. Đó là: “Quản lý
bền vững là việc đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hướng tới khả năng
tái tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai”.

ITTO cho rằng: “QLRBV là quá trình quản lý những lâm phận ổn định
nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm
bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm
giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây
ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội”
Theo tiến trình Hensinki: “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách
thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái


5

sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng
sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và tồn cầu và
khơng gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác”.
Có nhiều quan điểm khác về vấn đề quản lý rừng bền vững, nhưng tựu chung
đều có ý nghĩa như sau: ‘Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng để đạt
được 1 hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển sản xuất
dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh
hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi
trường tự nhiên và xã hội’.
1.1.1.3. Các yếu tố quản lý rừng bền vững
1) Khn khổ chính sách và pháp lý
2) Sản xuất lâm sản bền vững
3) Bảo vệ môi trường
4) Lợi ích con người
5) Một số cân nhắc khác áp dụng cụ thể đối với rừng trồng
1.1.1.4. Thực hiện quản lý rừng bền vững
5. Đánh giá quản lý rừng bền vững: tiến
hành giám sát, cấp chứng chỉ
4. Mở rộng, thúc đẩy quản lý rừng bền vững đối với

khách hàng và các bên liên quan đến hoạt động rừng
3. Công cụ: sử dụng linh hoạt phương cách ‘thưởng và phạt’
cho việc áp dụng quản lý rừng bền vững
2. Chính sách, chính sách lâm nghiệp, các tiêu chuẩn quản lý rừng bền
vững và quy định pháp luật
1. Vai trò của các tổ chức trong lâm nghiệp và sử dụng đất cần được đàm
phán và phát triển
Hình 1.01: Mơ tả q trình quản lý rừng bền vững


6

1.1.2. Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC (Forest Stewardship Council) và
Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của FSC
1) Hội Đồng quản trị rừng
Hội Đồng quản trị rừng là một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1993
nhằm hỗ trợ các hoạt động môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho các
khu vực rừng trên thế giới. Hội Đồng quản trị rừng gồm nhiều thành viên, mở rộng
cho bất kỳ ai có liên quan đến lâm nghiệp hay lâm sản: các thành viên là các tổ
chức phi chính phủ về mơi trường và xã hội, mua bán gỗ, chuyên gia lâm nghiệp
cũng như các tổ chức cấp chứng chỉ. Thành viên được chia làm 3 nhóm, dựa theo
hoạt động là kinh tế, xã hội và mơi trường, mỗi nhóm đại diện cho phía bắc và phía
nam. Tổng thư ký của Hội Đồng quản trị rừng điều hành các hoạt động thường
xuyên tại trụ sở chính của Hội Đồng, đặt tại thành phố Bonn của Đức. Tổng thư ký
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và được các thành viên bầu ra.
2) Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của FSC. Bộ tiêu chuẩn (nguyên tắc và tiêu
chí) của FSC về quản lý rừng bền vững (FSC P&C) được xây dựng bởi các tổ chức
phi chính phủ có tham vấn với các cơ quan chuyên môn và nhà sản xuất. Chúng được
xây dựng để đưa ra cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn sử dụng chứng chỉ rừng
một cách tự nguyện. Bộ tiêu chuẩn tập trung vào việc quản lý các hoạt động lâm

nghiệp, bộ tiêu chuẩn cũng được phát triển để áp dụng cho tất cả các loại rừng và
được thể hiện thông qua những tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn vùng.
Bộ tiêu chuẩn FSC gồm 10 nguyên tắc: 9 nguyên tắc áp dụng cho toàn bộ các
loại rừng, trong khi nguyên tắc 10 cụ thể cho quản lý rừng trồng.
Các tiêu chuẩn của FSC:
Tiêu chuẩn 1: Phù hợp với tất cả điều luật và công ước quốc tế.
Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất
Tiêu chuẩn 3: Quyền người dân sở tại
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ công đồng và quyền của công nhân.
Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng
Tiêu chuẩn 6: Tác động mơi trường


7

Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý
Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá
Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao
Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng
Tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn này là giảm thiểu những tác động tiêu cực
của tất cả các hoạt động lâm nghiệp đối với môi trường, phát huy tối đa các lợi ích về
mặt xã hội và duy trì các giá trị bảo tồn quan trọng của rừng.
Bộ tiêu chuẩn có ý nghĩa bởi vì chúng có thể áp dụng tồn cầu, từ rừng nhiệt
đới đến rừng ơn đới tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Chúng được chấp
nhận một cách rộng rãi bởi các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực mơi
trường và xã hội cũng như bởi rất nhiều các nhà phân phối các sản phẩm lâm nghiệp.
Thực hiện quản lý rừng bền vững trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
của Hội đồng quản trị rừng thế giới và được FSC chấp nhận, cấp chứng chỉ rừng
quản lý rừng bền vững sẽ có 2 điều lợi.
Một là, sản phẩm gỗ sẽ được lưu thơng trên tồn thế giới và bán với giá cao.

Hai là, Rừng cùng với môi trường sinh thái và xã hội có liên quan đến rừng sẽ
được giữ gìn, bảo vệ và phát triển tốt hơn.
Để thực hiện được quản lý rừng bền vững đòi hỏi các chủ rừng nhất thiết
phải có quyền tự chủ về kế hoạch, tự chủ về tài chính, tự chủ về sử dụng tài nguyên
rừng và phải đổi mới về tổ chức, cách quản lý và tự chịụ trách nhiệm trước pháp
luật về mọi hoạt động của mình.
1.1.3. Chuỗi hành trình sản phẩm CoC (Chain of Custody)
1.1.3.1. Khái niệm: Chuỗi hành trình sản phẩm, hay cịn gọi là CoC, là hành
trình sở hữu lâm sản từ rừng tới người tiêu dùng, bao gồm tất cả các công ty sản
xuất, vận chuyển và phân phối gỗ và các sản phẩm có liên quan.
VÝ dô : Rừng - Xưởng cưa - Vận chuyển - Kho chứa gỗ xẻ .
1.1.3.2. Các bước đề xuất nhằm xây dựng một hệ thống chuỗi hành trình sản
phẩm:
1) Chọn người quản lý và hỗ trợ chuỗi hành trình sản phẩm


8

2) Đánh giá hệ thống
3) Xác định các điểm yếu
4) Củng cố hệ thống hiện tại
5) Đào tạo nhân viên
6) Kiểm tra và giám sát định kỳ
7) Chuẩn bị các văn bản thủ tục
1.1.3.3. Tiêu chuẩn CoC cho chủ rừng
1) Quản lý chất lượng
- Phải có cán bộ chuyên trách phụ trách về quản lý rừng/Chuỗi hành trình
sản phẩm ( FM/CoC), có đủ thẩm quyền trong phạm vi cơng việc;
- Phải có quy định về kiểm sốt gỗ FSC từ khi khai thác cây đứng cho đến
khi bán.

- Các nhân viên liên quan phải được tập huấn, hiểu về các quy định FSC FM/CoC
2) Quản lý và để riêng rẽ gỗ FSC
- Phải có một hệ thống quản lý CoC để tránh để lẫn gỗ khơng FSC với gỗ có
FSC từ khu rừng được đánh giá:
+ Để riêng rẽ + đánh dấu;
+ Quy định về ghi chép/viết hóa đơn cho 2 loại gỗ trên.
- Phải xác định hệ thống bán gỗ FSC ( bán từ cây đứng, bán từ bãi gom/bãi
giao trong rừng hay tại bãi của người mua, v.v;
- Phải có một hệ thống tin cậy để nhận biết được gỗ đã có FSC tại cửa rừng
( thơng qua tài liệu ghi chép, đánh dấu, …);
- Phải bảo đảm gỗ FSC và không FSC không được lẫn lộn tại bất kỳ điểm
nào trong quá trình từ khi khai thác đến khi bán hàng.
3) Quy định về bán gỗ FSC và lưu trữ
- Hóa đơn chứng từ bán gỗ FSC phải ghi các thông tin sau: số chứng chỉ
FSC/FM-CoC và 100 % FSC.
- Các hóa đơn, chứng từ bán hàng phải lưu tại bộ phận chức năng, dễ tiếp cận
trong khi đánh giá; và lưu trong 5 năm.


9

- Hàng năm phải có báo cáo tổng hợp về bán gỗ FSC bao gồm tổng hợp từng
tháng về khối lượng và cho từng người mua.
4) Thuê kho bãi, gia cơng gỗ bên ngồi
- Cần phải được SmartWood đồng ý trước khi bắt đầu tiến hành sử dụng thuê
bãi gỗ, kho chứa hoặc gia công gỗ FSC với nhà thầu.
- Phải đảm bảo các quy định về CoC được tuân thủ tại nhà thầu.
- Phải có các hợp đồng với nhà thầu về các cơng việc th ngồi theo tiêu
chuẩn FSC CoC.
5) Quy định về sử dụng nhãn mác

- Phải có quy định về sử dụng nhãn mác FSC trên sản phẩm và ngoài sản
phẩm theo đúng phạm vi xin áp dụng với Smartwood (SW):
- Sản phẩm: gỗ tròn, gỗ xẻ, …
- Ngồi sản phẩm: bao bì, logo của cơng ty, card visit, sản phẩm quảng cáo, …
- Mọi sự áp dụng phải được SW đồng ý trước khi sử dụng
1.1.4. Số lượng chứng chỉ rừng
Tính đến tháng 3/2010 hơn 125 triệu ha rừng của hơn 80 quốc gia được chứng nhận
đạt các tiêu chuẩn của FSC, với gần 16000 chứng chỉ CoC. Trong đó Canada dang dẫn đầu
Biều
đồ ha
cơrừng
cấu chứng
chỉchỉ,
FSCsau
FMđótrên
giới
thế giới với hơn 23
triệu
có chứng
đếnthế
Nga
hơn 21 triệu ha rừng. Ước

tính giá trị của sản phẩm dán nhãn FSC đạt trên 20 tỷ USD (2008).

2% 3% 2%
35%

Bắc Mỹ
Nam Mỹ

Châu Âu
Châu Á
Châu Phi

47%

Châu Đại Dương
11%

Biểu đồ 02: Biểu đồ cơ cấu chứng chỉ FSC/FM trên thế giới
(Nguồn: Global forest and forest certifical short overview and forest
certification in Vietnam, Lê khắc Côi, 2008)


10

FSC được đánh giá là hệ thống cấp chứng chỉ phát triển nhanh nhất. (UN FAO,
2007), đã cấp chứng chỉ cho hơn 5% diện tích rừng sản xuất trên thế giới.
Diện tích rừng được FSC cấp chứng chỉ chủ yếu tại Châu Âu (47%), Bắc Mỹ
(35%), sau đó là Nam Mỹ (11%), trong đó Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương
tổng chỉ được 7%. Tuy nhiên trong tương lai, Châu Á, Châu phi và Châu Đại dương
sẽ là khu vực rộng lớn đề FSC đánh giá cấp CCR.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Bối cảnh ra đời phương thức quản lý rừng bền vững ở Việt Nam:
- Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại đứng trước thảm hoạ
suy thối mơi trường trên tồn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp bảo vệ và phục hồi
môi trường, trong đó có phong trào quản lý rừng bền vững. QLRBV là sáng kiến
của cộng đồng quốc tế do những người chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng và
lưu thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác hợp
pháp từ các khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng và

chứng chỉ gỗ được áp dụng như là một công cụ hữu hiệu để buộc mọi chủ rừng đảm
bảo quản lý rừng bền vững về cả 3 phạm trù: kinh tế, môi trường, xã hội.
- Hợp tác về lâm nghiệp trong khối ASEAN những năm vừa qua tập trung
chủ yếu vào q trình QLRBV, từ đó một diện tích tuy cịn hạn chế nhưng đã được
cấp chứng chỉ đầu tiên tại Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái lan, trong 3 năm
vừa qua. Động lực kích thích các chủ rừng phấn đấu để đạt được chứng chỉ rừng là
không những được quyền xuất khẩu vào mọi thị trường quốc tế, mà còn được
hưởng giá cao so với gỗ nội địa. Có thể coi chứng chỉ rừng chính là chứng chỉ ISO9000, ISO-1400 nhưng đặc thù cho các doanh nghiệp quản lý kinh doanh rừng, sản
xuất gỗ và lâm sản. Chính vì vậy tổ chức cấp chứng chỉ rừng phải là các tổ chức phi
chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế mới đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và các tổ
chức cấp chứng chỉ phải dựa trên bộ tiêu chuẩn có đủ các tiêu chí quản lý rừng bền
vững tương đương nhau ở mọi vùng cả về kinh tế, môi trường và xã hội.
Việt nam tham gia quá trình này từ năm 1998 tới nay, tuy chưa cấp chứng
chỉ được khu rừng nào, nhưng được sự hưởng ứng của các cấp quản lý chính quyền,


11

sự hăng hái tự nguyện của mọi chủ rừng, tiến trình QLRBV đã đạt được một số tiến
bộ đáng kể, đặc biệt là tại các vùng khai thác gỗ, chế biến gỗ xuất khẩu. Ngày nay,
biến đổi khí hậu đang đe doạ sự tồn vong của lồi người thì Quản lý rừng bền vững
là biện pháp chủ động của con người để ngăn chặn giảm thiểu nguyên nhân thay
đổi khí hậu.
Song, nhiều trở ngại đặc thù của Việt nam cũng xuất hiện, đó là q trình
chuyển đổi các chủ rừng quản lý theo cơ chế bao cấp nhà nước như một đơn vị sự
nghiệp cơng ích lâm nghiệp sang hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp
luật. Trước đây, đơn vị quản lý rừng đều thuộc Nhà nước, gọi là lâm trường quốc
doanh (LTQD) và được thành lập theo kết cấu tổ chức hành chính với đa chức năng
tại các vùng miền núi, dân tộc ít người, dân trí thấp, hạ tầng chưa mở mang. Ngoài
việc quản lý rừng, khai thác gỗ cịn được cấp kinh phí để giữ gìn an ninh, vận động

nhân dân thực hiện mọi chính sách xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục, khuyến nông,
khuyến lâm, xây dựng làng bản và cơ sở hạ tầng. Các chính sách tổ chức kinh
doanh quản lý đều do Nhà nước chỉ đạo, cho phép, mà chính sách lại thay đổi quá
nhiều, quá nhanh, từ một doanh nghiệp lâm nghiệp được kinh doanh toàn diện, lợi
dụng tổng hợp trước 1980 chuyển sang chỉ được trồng rừng, bảo vệ rừng, bán cây
đứng cho các doanh nghiệp khai thác vận chuyển và tách hoạt động chế biến xuất
khẩu riêng ra thành công ty riêng .... ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, các kế hoạch
trồng rừng, khai thác gỗ đều do Nhà nước cấp chỉ tiêu, rất nhiều khi lâm trường
khơng được tự làm mà bắt buộc phải th khốn cho dân hoặc các doanh nghiệp
khác tới làm. Từ đó lợi ích và động lực để chủ rừng quản lý rừng bền vững nhằm
xin cấp chứng chỉ bị loại trừ.
Tuy nhiên nhiều lâm trường và cơ quan quản lý cấp tỉnh đang tự xây dựng lại
cơ chế chính sách, giao quyền tự chủ kế hoạch, tự chủ tài chính cho lâm trường và
quyết tâm đổi mới lâm trường thành doanh nghiệp lâm nghiệp sản xuất lâm sản theo
Quyết định 187/TTg (1999) của Thủ Tướng Chính phủ và theo Nghị định số
200/CP (2004) của Chính phủ về đổi mới tổ chức và quản lý LTQD, và nghị quyết
số 28/NQTƯ của Bộ chính trị Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát
triển nông lâm trường quốc doanh.


12

1.2.2. Tổ công tác quốc gia về QLRBV nay là Viện QLRBV, Chứng chỉ rừng
và hiện trạng QLRBV ở Việt Nam
Song song với việc tổ chức triển khai các chương trình trồng 5 triệu ha rừng,
chương trình xã hội hố ngành lâm nghiệp, Việt nam đã khởi động tiến trình
QLRBV bằng Hội thảo quốc gia 2/1998 tại TP Hồ chí Minh do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, WWF Đông Dương, Đại sứ quán Hà lan và FSC đồng tổ chức.
Hội thảo đã đề ra chương trình QLRBV và thành lập Tổ công tác quốc gia về
QLRBV và CCR viết tắt là NWG và ngay từ đầu đã thu hút nhiều tổ chức Chính

phủ (Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cục Mơi trường, Cục Định canh định cư, Vụ
chính sách, Tổng cục Đo lường và chất lượng sản phẩm, Viện Điều tra quy hoạch
rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp, nhiều lâm trường quốc doanh) nhiều tổ chức phi
chính phủ (Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Công ty
tư vấn pháp luật) và nhiều nhà khoa học, nhà xã hội học, nhà môi trường, nhà hoạt
động dân tộc và giới.....tham gia. Các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt nam
tỏ ra rất nhạy bén trước tiến trình QLRBV nên đã hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ kinh
phí, chuyên gia, phương pháp cho NWG hoạt động, trong đó có WWF, IUCN,
FAO, dự án GTZ, quỹ FORD…
Trong nhưng năm qua, việc đầu tiên là NWG đã tham gia cùng các nước
ASEAN dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV theo 7 tiêu chí của Tổ chức Gỗ nhiệt đới
quốc tế (ITTO) đồng thờì dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV cho Việt nam theo 10
nguyên tắc của FSC qua 9 lần hội thảo quốc gia và các tỉnh. Đến tháng 2/2007 đã
nhận được sự đánh giá chính thức và bình luận từ các tổ chức khác nhau. Đó là các
cơ quan nhà nước: Tổng cục đo lường và chất lượng sản phẩm, Vụ chính sách, Cục
kiểm lâm, Viện điều tra quy hoạch rừng, Đại học lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm
nghiệp, các Hội nông dân, phụ nữ , hội KHKTLN, Công ty luật, Tổng công ty lâm
nghiệp và nhiều nhà khoa học khác. Một loạt các cuộc hội thảo và truyền thông
được tổ chức tại các vùng mà lâm trường hàng năm còn đang khai thác gỗ trong
rừng tự nhiên như Huế 1999, Vinh 2000, Quy Nhơn 2001, Buôn Ma Thuột 2001,
Gia Lai 2002, Hà Nội 2004, từ 2006 SFMI tiếp tục tổ các hội thảo và khảo sát tại


13

Trường Sơn, Quảng Bình, Hà Nội (Đại lải) 2007 nhằm tun truyền tiến trình
QLRBV và CCR khơng chỉ đối với các lâm trường, các cơng ty, xí nghiệp lâm
nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ, mà cịn thuyết minh, truyền thơng tới các cấp chính
quyền, lãnh đạo tỉnh có rừng, các cơ quan quản lý lâm nghiệp để ủng hộ và tham gia
tiến trình này. NWG cũng đã đưa nội dung QLRBV vào bài giảng tham khảo tại các

lớp cao học của Đại học Lâm nghiệp và một số dự án quốc tế hỗ trợ kỹ thuật và
phát triển lâm nghiệp tại Việt nam như EU Nghệ An, EU Bắc cạn, Cao Bằng,
KfW1, KfW3, WB3 ...
Đã tiến hành các cuộc khảo sát nhằm xem xét tính khả thi của bộ tiêu chuẩn
quốc gia đang dự thảo đồng thời đánh giá trình độ quản lý của các đơn vị quản lý
rừng (lâm trường, cơng ty, tư nhân), so với các tiêu chí QLRBV để lập kế hoạch bổ
sung, nâng cấp. Đó là các lâm trường Dak N’tao (Đaklak); Hà Nừng, Trạm Lập,
Dakrong, Sơpai (Gia lai); Mang Cành, Kon Plong (Kontum); Bảo Lâm, Đạ Tẻ (Lâm
Đồng); Hương Thuỷ (Thừa Thiên Huế); Ba Rền, Long Đại (Quảng Bình); Hương
Sơn (Hà Tĩnh); Con Cng (Nghệ An), Cẩm Phả (Quảng Ninh), Doanh nghiệp
trồng rừng 327 tư nhân Đỗ Thập (n Bái), Cơng ty Lâm nghiệp Hồ Bình, Ma
D’rắc Đắc Lắc.
Đối với vùng trọng điểm 4 tỉnh Tây Nguyên, nơi còn khai thác nhiều gỗ nhất
từ rừng tự nhiên, cũng là nơi diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm nhiều nhất ở
Việt nam, NWG, Cục Lâm nghiệp cùng WWF và Vụ chính sách đã có các hội thảo
để từng tỉnh tự đánh giá hiện trạng quản lý rừng của các lâm trường theo các tiêu
chí của bộ tiêu chuẩn QLRBV (Buôn Ma Thuột 2001), và hội thảo xây dựng
chương trình cải cách tổ chức quản lý lâm trường theo Quyết định 187/TTg của Thủ
Tướng Chính phủ (Pleiku 2002) và chọn ra 4 lâm trường quản lý tốt từ mỗi tỉnh đưa
vào mạng lưới mơ hình QLRBV là Công ty LN Kong Plong, Lâm trường Hà Nừng,
Lâm trường Dak N’tao, Lâm trường Bảo Lâm. Các công ty, xí nghiệp chế biến xuất
khẩu lâm sản được khuyến khích nâng cao quy trình giám sát chuỗi hành trình sản
phẩm, nhưng tới cuỗi năm 2003 cũng mới chỉ có 13 đơn vị được cấp chứng chỉ
giám sát chuỗi hành trình sản phẩm .


14

NWG trong quá trình hoạt động cũng tự củng cố, phát triển thêm các thành
viên nữ, dân tộc tại địa phương thay cho các thành viên ít có điều kiện tham gia. 10

thành viên NWG đã tham gia nhập tổ chức FSC quốc tế và từ 2002 tổ chức FSC đã
trợ giúp kỹ thuật trong tiến trình QLRBV của NWG.
Đầu năm 2004, Lâm trường Trường Sơn (Công ty lâm công nghiệp Long
Đại, Quảng Bình), Cơng ty Lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn- Hà Tĩnh, Doanh
nghiệp trồng rừng tư nhân Đỗ Thập- Yên Bái đã nộp đơn xin cấp chứng chỉ FSC,
NWG đã giới thiệu với WOODMARK thuộc Hội Thổ nhưỡng Anh hướng dẫn bản
khai để ký hợp đồng thẩm định, trong khi đó WWF Đơng dương đang giúp đỡ các
lâm trường Hà Nừng và Sơ pai tăng cường công tác quản lý rừng bền vững..
Gần đây, hàng loạt lâm trường quản lý rừng tự nhiên và trồng rừng sản xuất,
rất nhiều cơng ty, xí nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản đang có nhu cầu tự thân tham
gia q trình QLRBV và yêu cầu SFMI hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn để tự đánh giá năng
lực quản lý rừng, năng lực giám sát chuỗi hành trình, song mới chỉ nhận được 1
chúng chỉ FSC về QLR va 150 chứng chỉ CoC.
Các mơ hình thử nghiệm dù là QLR tự nhiên hay rừng trồng do chủ rừng tự
làm, do FAO, GTZ, WWF… hỗ tợ được trình bày trong phần 3 là phần CCR.
1.2.3. Tiến trình QLRBV và CCR của Việt Nam (2006-2020).
1.2.3.1. Về quan điểm :
- Giai đoạn 15 năm (2006-2020) là rất ngắn so với nhiệm vụ QLRBV và
CCR ở trình độ quản lý cịn rất thấp, điều kiện rừng chưa đầy đủ . Cần bắt đầu càng
sớm càng tốt.
- Những việc đã làm được cịn q ít. Hỗ trợ quốc tế là rất quan trọng về kỹ
thuật và kinh nghiệm, nhưng Việt Nam phải tự làm lấy vì nhà nước cịn nghèo, phải
huy động trách nhiệm đóng góp của xã hội và của chính chủ rừng, chứ khơng thể
chỉ dựa vào tài trợ cao như chi hàng mấy triệu USD cho 5 lâm trường thí nghiệm
của GTZ, hơn 1 triệu USD cho 2 lâm trường QLRBV của WWF..
1.2.3.2. Lộ trình CCR
1) Xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia (1998-2007)


15


a) Dựa trên cơ sở 10 nguyên tắc và 55 tiêu chí của FSC, tổ cơng tác quốc gia
(NWG) thuộc Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt nam (nay là Viện QLRBV và
CCR) đã hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với 158 chỉ số phản ánh các đặc
thù của Việt nam, song vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của FSC. Đây là dự
thảo lần 9 đã lấy ý kiến nhiều chủ rừng, các cơ quan tổ chức liên quan, đã 2 lần mời
chuyên gia FSC sang dự hội thảo góp ý. Đang chờ ý kiến FSC thẩm định.
Đồng thời NWG Việt Nam vẫn làm đủ nghĩa vụ thành viên ASEAN, xây dựng
xong bộ tiêu chuẩn theo 7 tiêu chí của ITTO, nhưng ITTO lại khơng được cấp CCR
quốc tế như FSC, nên mỗi nước lại phải tự xin chứng chỉ theo tiêu chuẩn của FSC.
b) Quốc gia có Bộ tiêu chuẩn riêng sẽ có lợi cho các chủ rừng của mình, vì
khi được thẩm định cấp chứng chỉ, thì sự chênh lệch giữa tiêu chuẩn FSC với các
quy định QLR của quốc gia đã được giải quyết và điều chỉnh. Tuy nhiên mới có 25
bộ tiêu chuẩn riêng trên toàn thế giới, đại đa số các nước khác vẫn dùng bộ tiêu
chuẩn chung của FSC để thẩm định cấp chứng chỉ.
2) Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức.
Đối tượng cho chủ rừng và cho các bên liên quan (stakeholders), và cho cộng
đồng dân cư sống trong rừng, gần rừng .
NWG đã tiến hành từ 1998 bằng mọi hình thức sách báo, TV, hội thảo (tỉnh,
vùng và quốc gia), giảng dạy ngoại khoá, đặc biệt các vùng có khai thác gỗ nhiều
như Tây nguyên, khu 4 cũ. Song, hiệu quả chưa cao, nhiều chủ rừng chưa được
tham gia và các nhà lãnh đạo địa phương chưa hiểu rõ.
3) Nâng cao năng lực và nghiệp vụ.
a) Nâng cao năng lực quản lý cho chủ rừng còn rất hạn chế. Qua tài liệu và
hội thảo họ chỉ nhận ra các yếu kém trong quản lý so với tiêu chuẩn QLRBV, chưa
biết xây dựng phương án khắc phục, ngay cả ở các tổ chức Lâm trường lấy làm mơ
hình thí điểm.
Từ năm 2004 có thêm hai mơ hình do TFT, WWF hỗ trợ, từ năm 2006 có 5
lâm trường được dự án GTZ tài trợ, nên số chủ rừng được tập huấn thực tế đã mở
rộng thêm.



16

Cần có các lớp tập huấn tự đánh giá năng lực quản lý, để các chủ rừng và
cán bộ lâm nghiệp địa phương tự đánh giá ưu khuyết điểm trong QLR và tự xây
dựng dược phương án khắc phục theo 1 quy trình thống nhất của FSC do Viện
QLRBV và các tổ chức được FSC uỷ quyền cấp chứng chỉ rừng.
b) Nâng cao năng lực hoạt động cho chuyên gia Viện QLRBV và cán bộ lâm
nghiệp cấp trung ương và cấp tỉnh. Việc này vẫn chưa làm được do thiếu kinh phí,
mặc dù các thành viên của Viện đa số đã được đào tạo QLRBV bởi các lớp quốc tế
và 10 người đã là thành viên của FSC, song nhu cầu này rất cao, cần luôn được cải
thiện năng lực .
4) Đánh giá chất lượng quản lý của từng khu rừng (2008-2010).
a) Chủ rừng được sự hướng dẫn của chuyên gia Viện QLRBV, tự đánh giá
hiện trạng mỗi đơn vị QLR của mình, dựa vào các tiêu chuấn của FSC. Phân loại
trình độ quản lý tốt, trung bình và kém để xây dựng phương án khắc phục mọi yếu
kém cho mỗi đơn vị , và để lập mạng lưới các khu rừng xin cấp chứng chỉ trước.
b) Tập huấn kỹ thuật cho chính người sẽ đi đánh giá, chính thành viên của
Viện QLRBV và các cán bộ lâm nghiệp cấp tỉnh sẽ chỉ đạo quá trình.
5) Tổ chức mạng lưới các mơ hình QLRBV tự nguyện (2006-2015).
a) Tiếp tục các mơ hình (pilot) QLRBV đối với các đơn vị quản lý, giai đoạn
1 (2004-2010), ngoài 1 đơn vị đã được cấp CCR, số đơn vị hiện còn đang thử
nghiệm là :
Viện QLRBV : 2 LT- (RTN), 1 cộng đồng- (RT)
WWF

: 2 LT-(RTN)

GTZ


: 5 LT- (RTN)

IKEA

: Dự kiến 2 đơn vị- (RT)

Một số công ty lâm nghiệp bắt đầu tự thử nghiệm như Tổng công ty Giấy,
Công ty Trường Thành, Hải Vương.....
b) Tổ chức một mạng lưới các đơn vị tự nguyện QLRBV, có trình độ trên
trung bình, giai đoạn 2 (2011-2015) trong cả nước . Hỗ trợ cho từng đơn vị tự nâng
cao năng lực quản lý để đạt các tiêu chuẩn về kinh tế, xã hội , môi trường theo tiêu


17

chuẩn FSC để ít nhất sau 5 năm (2015) một số đơn vị đạt tiêu chuẩn và xin cấp
chứng chỉ QLRBV.
c) Bổ sung các đơn vị tự nguyện vào mạng lưới, tiếp tục lộ trình 5 năm, giai
đoạn 3 (2016-2020) một số đơn vị lại đủ tiêu chuẩn cấp chứng chỉ. có như vậy mới
đạt chỉ tiêu 30% diện tích rừng sản xuất được chứng chỉ vào cuối năm 2020.
6) Cấp chứng chỉ rừng (2008-2020).
- Chỉ có 16 tổ chức chuyên môn được FSC uỷ quyền mới được cấp chứng chỉ
QLRBV của FSC, thời hạn chứng chỉ mỗi lần cấp có hiệu lực 5 năm và ln kiểm
tra chất lượng.
- Một vài đơn vị đủ tiêu chuẩn giai đoạn 2004-2010 sẽ được cấp CCR trước .
- Khoảng 30% đơn vị trong mạng lưới tự nguyện 2 (giai đoạn 2011-2015) sẽ
được cấp CCR và khoảng 20% đơn vị mới bổ sung vào mạng lưới tự nguyện 3 (giai
đoạn 2016-2020) sẽ được cấp CCR tiếp theo.
1.2.4 Chuỗi hành trình sản phẩm

Để lấy được chứng chỉ FSC cần một quá trình lâu dài. Việc kiểm soát gỗ của
FSC được coi là một giải pháp để hộ trỡ các chủ rừng, đặc biệt là CTLN, các đơn vị
sản xuất kinh doanh nhỏ đạt được một phần kết quả của quá trình cấp chứng chỉ
trong thời gian ngắn. Đối chiếu với tình hình thực tiễn của Việt Nam, chủ rừng cần
thực hiện 9 yêu cầu để được xem xét cấp chứng chỉ CoC:
1) Các quy định về duy trì riêng rẽ gỗ trịn có chứng chỉ FSC
2) Quy định về ghi chép, theo dõi khối lượng gỗ có FSC và bán hàng
3) Quy định về viết hóa đơn xuất gỗ FSC
4) Các thơng tin trên hóa đơn
5) Nhân viên phụ trách quản lý và bán gỗ FSC
6) Biểu mẫu sử dụng theo dõi và bán gỗ FSC
7) Các quy định về duy trì chứng từ liên quan đến CCR
8) Các tài liệu cần lưu trữ
9) Tập huấn


18

Tính đến ngày 14/5/2010, số doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng chỉ
FSC/CoC tăng dần, cả nước đã có 205 doanh nghiệp, riêng Quảng Ngãi có 15 doanh
nghiệp (trong tổng số 60 doanh nghiệp) đã chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã nhận
thức được tầm quan trọng của FSC/CoC và đang chủ động thích ứng với những đạo
luật mới về xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ và EU.
1.3. Thảo luận
- Quản lý rừng bền vững là mục tiêu mà mọi nước đang phấn đấu, sự thực hiện
tự nguyện của chủ rừng, của người sử dụng và buôn bán lâm sản, của cộng đồng dân
cư đang sống và hưởng lợi từ rừng. Vì vậy, mặc dù QLRBV là cuộc vận động lớn
nhất của ngành lâm nghiệp từ cuối thế kỷ XX và được các tổ chức độc lập quốc tế
như FSC, ITTO, PEFC vận động hướng dẫn và chứng nhận . Song, vai trị của các
chính phủ là rất quan trọng trong từng quốc gia do chính sách khuyến khích QLRBV

của mỗi nước khác nhau, và tầm quan trọng của rừng ở mỗi quốc gia có khác nhau
Chứng chỉ rừng là sự xác nhận khu rừng đã được quản lý bền vững dựa trên các tiêu
chuẩn cao và thống nhất quốc tế về kinh tế, xã hội, môi trường. Chứng chỉ rừng là
giải pháp khuyến khích các chủ rừng quản lý bền vững vì ngồi lợi ích quốc gia về
đảm bảo môi trường phát triển bền vững và phát triển kinh tế-xã hội, chính chủ rừng
được đền đáp các chi phí tự nguyện QLRBV. Chứng chỉ rừng là hiệu quả cuối cùng
của QLRBV, vì nếu quá trình QLR chưa đạt được các tiêu chuẩn bền vững thì khơng
có CCR . Do đó, hai từ này thường được gắn chặt với nhau .
- QLRBV và CCR là phương thức quản lý rừng tiên tiến mà thế giới và Việt
Nam đang hướng tới trong quản lý rừng. Mới chỉ trong 15 năm phát động cao trào
QLRBV mà đã có 94 triệu ha rừng đạt chứng chỉ FSC (đến 31-12-2007) và khoảng
140 triệu ha rừng đạt chứng chỉ rừng của 74 nước trên toàn thế giới. Việt Nam, mới
trong 10 năm từ Tổ cơng tác quốc gia về QLRBV đã hình thành Viện
QLRBV&CCR, đã đưa ra được các tiêu chuẩn, tiêu chí QLRBV, yêu cầu về CoC và
hàng chục đơn vị quản lý rừng đang trong lộ trình đánh giá, khắc phục các khiếm
khuyết trong quản lý rừng để tiến tới được cấp CCR.
Từ những nhận thức và tiếp thu các thông tin có liên quan đến
QLRBV&CCR trên sẽ được đề tài vận dụng vào trong q trình nghiên cứu hỗ trợ
cho Cơng ty lâm nghiệp Lập Thạch đánh giá, khắc phục các khiếm khuyết trong
quản lý rừng để trong tương lai được cấp CCR.


19

Chương 2
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Hỗ trợ Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc quản lý rừng bền
vững tiến tới chứng chỉ rừng.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được những khiếm khuyết trong quản lý rừng (FM) của Công ty
và đề ra các giải pháp khắc phục các khiếm khuyết.
- Xác định được những khiếm khuyết trong trong quản lý chuỗi hành trình
sản phẩm (CoC) và đề ra các giải pháp khắc phục các khiếm khuyết.
- Lập được kế hoạch quản lý rừng cho Công ty trong giai đoạn một chu kỳ
kinh doanh 2011 - 2018.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá quản lý rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam.
- Xác định được các khiếm khuyết trong quản lý rừng của Công ty và đề ra
các giải pháp khắc phục các khiếm khuyết.
- Đánh giá quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo hướng dẫn của Việt Nam.
- Xác định được các khiếm khuyết trong quản lý chuỗi hành trình sản phẩm
của Cơng ty và đề ra các giải pháp khắc phục các khiếm khuyết.
- Đánh giá các hoạt động quản lý rừng của Công ty.
- Lập kế hoạch quản lý rừng cho Công ty trong chu kỳ kinh doanh 2011-2018.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Kế thừa tài liệu
- Điều kiện cơ bản của Công ty:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình quản lý rừng
+ Bản đồ Hiện trạng tài nguyên rừng
- Kết quả đánh giá nội bộ về quản lý rừng của Công ty


20

2.3.2. Thu thập tài liệu.
- Thu thập tài liệu và đánh giá theo 3 kênh và bằng cho điểm:
+ Phỏng vấn chủ rừng
+ Tham vấn các cơ quan hữu quan

+ Khảo sát hiện trường.
Mức độ

TT

Điểm

1 Hoàn chỉnh (Việc thực thi rõ ràng, nổi bật)

8,6 - 10

2

Khá (Việc thực thi có triển vọng)

7,1- 8,5

3

Trung bình ( Việc thực thi đúng)

5,6 - 7,0

4

Kém (Thực thi yếu, cần cải thiện)

4,1 - 5,5

5


Rất kém (Thực thi yếu kém, khơng có triển vọng, < 4,1
khơng có thơng tin)

+ Phiếu thu thập số liệu và đánh giá về quản lý rừng trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí
và chỉ số quản lý rừng bền vững (FM)
Họ tên người thu thập số liệu:
Cơng ty:
Ngày thu thập:
Tiêu

Chỉ

Nguồn

Thực

chí

số

kiểm

hiện

chứng
1

1.1
1.2


Ghi chú: TP - Trong phòng
TV - Tham vấn
HT - Hiện trường
BQ - Bình quân

Điểm số
TP

TV

HT

Nhận xét
BQ

(nguyên nhân khiếm
khuyết, khắc phục)


21

+ Phiếu thu thập và đánh giá về quản lý chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)
Họ tên người thu thập số liệu:
Công ty:
Ngày thu thập:
Yêu

Chỉ


Nguồn

Thực

cầu

số

kiểm

hiện

Điểm số
TP

TV

HT

chứng
1.1

Nhận xét
BQ

(nguyên nhân khiếm
khuyết, khắc phục)

1.1.
2





Ghi chú: TP - Trong phòng
TV - Tham vấn
HT - Hiện trường
BQ - Bình quân
2.3.3. Chỉnh lý, tổng hợp tài liệu
1) Chỉnh lý.
- Tính các điểm bình qn cho từng chỉ số
- Tính bình qn cho các tiêu chí và bình quân cho từng tiêu chuẩn
2) Tổng hợp tài liệu.
a) Quản lý rừng
- Tổng hợp kế t quả đánh giá quản lý rừng bề n vững của Công ty.
Tiêu chuẩ n 1: .........
Tiêu chí

1.1. Chủ rừng tuân theo pháp luật hiện hành của
Nhà nước và địa phương.
1.2. Nộp đầy đủ các khoản phí, thuế, tiền thuê đất
và các khoản phải nộp hợp pháp khác.
..........
Nhâ ̣n xét:

Thực hiêṇ

Điể m số



22

Tiêu chuẩ n 2: ......
- Tổng hợp các khiếm khuyết trong quản lý rừng và giải pháp khắc phục
Tiêu

Tiêu

chuẩn

chí

Thực

Chỉ số

hiện

Điểm

Khuyế n nghi va
̣ ̀

Thời gian

giải pháp khắ c

khắ c phu c

phu c

1

1.1

1.1.1. Chủ rừng
l-u giữ các văn
bản pháp luật,
những quy định
của chính quyền
và cộng đồng
địa ph-ơng có
liên quan đến
quản lý rừng.

1.2.

1.1.2.
cán

Tất

cả

bộ, công

nhân và ng-ời
lao động nắm
đ-ợc nội dung
những văn bản
chính có liên

quan đến chức
trách và nhiệm
vụ của mình.
.....
2
.......

2.3


23

b) Tổng hợp các khiếm khuyết trong quản lý chuỗi hành trình sản phẩm và
giải pháp khắc phục
- Yêu cầ u 1: .........

Thực hiêṇ

Chỉ sớ

Điể m sớ

1.1.Gỗ có FSC sau khi khai thác phải để
riêng rẽ với gỗ khơng có chứng chỉ tại
bãi gom, bãi giao tại cửa rừng;
1.2.Biển báo ghi rõ tên gỗ, khối lượng gỗ
có FSC;
..........
Nhâ ̣n xét:
Yêu cầ u 2: ......

- Tổng hợp các khiếm khuyết trong quản lý chuỗi hành trình sản phẩ m và
giải pháp khắc phục
Yêu

Chỉ

cầ u

số

Thực hiện

Điểm

Khuyế n nghi ̣

Thời gian

và giải pháp

khắ c phu ̣c

khắc phục
1

1.1.
1.2.
.....

2

.........

2.3


24

Quy trình đánh giá QLRBV theo sơ đồ sau:

Hình 2.01: Quy trình đánh giá quản lý rừng tại CTLN Lập Thạch
2.3.4. Lập kế hoạch quản lý rừng
1. Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty
a) Kế thừa tài liệu
Yêu cầu của tài liệu kế thừa do tổ chức có chức năng ban hành; mới nhất; đảm
bảo độ chính xác và sát theo yêu cầu của luận văn. Các tài liệu gồm:
- Điều kiện tự nhiên, KTXH của Công ty
- Tài liệu liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng rừng từ trước đến nay:
- Về kế hoạch: văn bản kế hoạch hiện có; kế hoạch quản lý, kinh doanh hàng
năm; kế hoạch khai thác vận chuyển; mở mang đường vận chuyển...
- Về đất đai tài nguyên: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng; Diện
tích rừng trồng hàng năm, trữ lượng rừng, đánh giá đa dạng sinh học và rừng có giá
trị bảo tồn cao...
- Về tổ chức: Sơ đồ tổ chức bộ máy, danh sách cán bố, chức vụ...
- Về tài chính: Danh sách các khoản nộp thuế ngân sách nhà nước, bảo hiểm
xã hội; tổng kết tài chính các năm; tổng kết tài chính 5 năm trở lại...


×