Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm (ctn) tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHẠM TRUNG QUỐC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH NGẦM (CTN)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHẠM TRUNG QUỐC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH NGẦM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình ngầm
Mã số: 60580204

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Xuân Mãn



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả.
Các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào trước đây.
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Phạm Trung Quốc


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH NGẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM ............................................................................................................. 4
1.1. Tình hình xây dựng cơng trình ngầm trên thế giới .......................................... 4
1.2. Tổng quan hiện trạng xây dựng cơng trình ngầm tại Việt Nam..................... 10
1.2.1. Khái qt về cơng trình ngầm đơ thị........................................................ 10
1.2.2. Hiện trạng xây dựng cơng trình ngầm tại Việt Nam................................ 13
1.2.3. Xu thế xây dựng cơng trình ngầm tại Việt Nam trong tương lai ............. 17
1.2.4. Điều kiện thi cơng cơng trình ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh ............ 21

1.3. Nhận xét chương 1 ......................................................................................... 22
Chương 2: LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY
DỰNG NĨI CHUNG VÀ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH NGẦM NĨI RIÊNG ...... 25
2.1. Tổng quan về dự án ........................................................................................ 25
2.1.1. Khái niệm về dự án .................................................................................. 25
2.1.2. Các đặc điểm của dự án. .......................................................................... 26
2.2. Phân tích chức năng, nguyên lý, phương pháp quản lý dự án xây dựng ....... 29
2.2.1. Chức năng quản lý dự án. ........................................................................ 29
2.2.2. Các phương pháp và các thao tác quản lý dự án...................................... 32
2.2.3. Tương lai phát triển quản lý dự án ........................................................... 32
2.3. Nội dung quản lý dự án xây dựng công trình ................................................. 32
2.3.1. Nội dung quản lý dự án xây dựng cơng trình .......................................... 32
2.3.2. Các đặc điểm quản lý dự án xây dựng ngầm ........................................... 34
2.4. Quản lý dự án xây dựng cơng trình theo giai đoạn ........................................ 37


2.4.1. Giai đoạn trước khi đầu tư ....................................................................... 38
2.4.2. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ........................................................................ 39
2.4.3. Giai đoạn thực hiện đầu tư ....................................................................... 40
2.4.4. Giai đoạn kết thúc đầu tư - hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng .......... 53
2.4.5. Giai đoạn sau đầu tư - kinh doanh khai thác............................................ 53
2.5. Các giải pháp về quản lý nhà nước - địa phương - ngành.............................. 54
2.5.1. Phải có đơn vị quản lý cho các loại cơng trình ngầm .............................. 54
2.5.2. Trong giai đoạn lập dự án và thiết kế cơ sở các cơng trình có sử dụng
khơng gian ngầm. ............................................................................................... 54
2.5.3. Trong giai đoạn thực hiện dự án .............................................................. 55
2.6. Các giải pháp về quản lý vốn đầu tư .............................................................. 56
2.6.1. Chính sách tài chính cho đơn vị quản lý khơng gian ngầm ..................... 56
2.6.2. Chính sách tài chính cho đơn vị thi cơng cơng trình ngầm ..................... 56
2.7. Các giải pháp về quản lý công nghệ kỹ thuật thi công................................... 56

2.8. Nhận xét chương 2 ......................................................................................... 58
Chương 3: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH NGẦM TẠI TP. HCM ................................ 60
3.1. Tổng quan ....................................................................................................... 60
3.2. Phân tích đánh giá hiện trạng công tác quản lý dự án xây dựng công trình
ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 60
3.2.1. Hiện trạng công tác quản lý dự án xây dựng công trình ngầm tại
thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................... 60
3.2.2. Những bất cập và sự cần thiết phải tăng cường, nâng cao hiệu quả
cơng tác quản lý xây dựng cơng trình ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh.......... 66
3.3. Nhận xét chương 3 ......................................................................................... 70
Chương 4: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠNGTRÌNH NGẦM
TIÊU BIỂU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. .................................................... 72
4.1. Tổng quan ....................................................................................................... 72


4.2. Các dự án xây dựng cơng trình ngầm tiêu biểu đã và sẽ thực hiện tại
thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 72
4.2.1. Dự án Cao ốc PACIFIC ........................................................................... 72
4.2.2. Dự án Đại lộ Đông Tây và hầm chui Thủ Thiêm. ................................... 74
4.2.3. Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành-Suối Tiên. ...................... 77
4.2.4. Một số dự án xây dựng cơng trình ngầm sẽ thực hiện. ............................ 79
4.3. Một số bài học chính từ cơng tác quản lý dự án xây dựng các cơng trình
ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh. ......................................................................... 80
4.4. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý một số dự
án điển hình xây dựng cơng trình ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh.................... 82
4.5. Nhận xét chương 4 ......................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Hầm khai thác mỏ Excelsior (Anh) ............................................................ 5
Hình 1.2: Đường hầm The Second Heinenoord (Anh)............................................... 6
Hình 1.3: Metro Columbia Heights (Mỹ) ................................................................... 6
Hình 1.4: Ga Lisbon Metro (Bồ Đào Nha) ................................................................. 7
Hình 1.5: Ga.London Underground (Anh) ................................................................. 7
Hình 1.6: Thành phố ngầm Montréal, Canada ......................................................... 10
Hình 1.7. Mơ hình xây dựng tàu điện ngầm ở TP.HCM trong tương lai ................. 20
Hình 1.8. Hầm Thủ Thiêm - Đường hầm đầu tiên tại TP.HCM............................... 20
Hình 2.1. Sơ đồ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ...................................... 38
Hình 3.1. Việc thi cơng các cơng trình ngầm bằng phương pháp đào hở ở
TP.HCM gây nhiều phiền hà cho đời sống người dân ............................. 62
Hình 3.2. Sụp lún mặt đường tạo thành hố sâu "hố tử thần" .................................... 63
Hình 3.3. "Hố tử thần" xuất hiện giữa trung tâm TP.HCM ...................................... 63
Hình 4.1. Hố móng ở cao độ tầng hầm thứ 5 của cơng trình Pacific ....................... 74
Hình 4.2. Tịa nhà Viện KHXH nằm dưới tầng hầm cơng trình cao ốc Pacific ....... 74
Hình 4.3. Hầm Thủ Thiêm đã đưa vào sử dụng ....................................................... 75
Hình 4.4. Các vét nứt của đốt hầm đã xuất hiện tại bãi đúc Nhơn Trạch................. 76


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế và đơ thị hóa, các cơng trình nhà cao tầng có
tầng hầm, cơng trình cơng cộng và đặc biệt là cơng trình ngầm được xây dựng ngày
càng nhiều. Sự liên tục phát triển mạng lưới giao thơng đường bộ, sự hình thành các
trung tâm thương mại,… khiến cho quỹ đất đô thị ngày càng thu hẹp. Việc phát
triển và sử dụng các không gian trên cao và không gian ngầm nhằm tăng quỹ không
gian đô thị, nâng cao năng lực lưu thông và vận chuyển hàng hóa, hành khách¼ là
một nhu cầu tất yếu.
Hiện nay quỹ đất bề mặt của đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh đã ở trong
tình trạng gần như cạn kiệt, các không gian xanh, không gian công cộng với nhu cầu
về tính văn minh, hiện đại và mỹ quan đơ thị đã và đang địi hỏi việc phát triển phải
hướng đến khả năng tận dụng, phát triển song song cả về chiều cao lẫn chiều sâu của
đô thị. Trong đó, vấn đề chiều sâu (phát triển khơng gian ngầm đơ thị ở Việt Nam nói
chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng) lại đang diễn ra hết sức mới mẻ, bất
cập, thiếu quy hoạch và khung pháp lý điều chỉnh.
Việc xây dựng các cơng trình ngầm trong thành phố gặp rất nhiều khó khăn
như: khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói chung là có nền đất yếu do đó việc xứ lý
và xây dựng quá tốn kém; chất lượng, tiến độ cơng trình địi hỏi phải đảm bảo.
Bộ máy điều hành và quản lý dự án xây dựng cơng trình ngầm tại Thành phố
Hồ Chí Minh phải thực sự tốt. Công tác quản lý dự án xây dựng cơng trình ngầm
cịn nhiều bất cập. Hiện tại quy trình quản lý dự án xây dựng cơng trình ngầm cịn
nhiều điều cần phải xem xét. Kinh phí Nhà nước đầu tư phải thật sự hiệu quả phù
hợp với chủ trương đầu tư. Chính vì vậy đề tài "Nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm
(CTN) tại thành phố Hồ Chí Minh" là đề tài khoa học cần thiết.

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơng trình ngầm (CTN) tại thành phố Hồ Chí Minh.



2

3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về cơng trình ngầm trên thế giới và ở Việt Nam.
- Lý thuyết và thực tiễn trong quản lý dự án xây dựng nói chung và xây dựng
cơng trình ngầm nói riêng.
- Phân tích đánh giá hiện trạng cơng tác quản lý dự án xây dựng cơng trình
ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý một số dự
án xây dựng cơng trình ngầm tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh.

4. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp thống kê, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu¼ cùng với việc
tham khảo sách báo, tạp chí, tài liệu¼ có liên quan.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các vấn đề về thực trạng quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh góp phần tìm hiểu và nhận thức
thêm để có hướng giải quyết cho từng tình hình cụ thể khi đầu tư xây dựng cơng
trình ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần tìm hiểu, làm sáng tỏ hơn trong vấn đề quản lý
các dự án đầu tư xây dựng cơng trình ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh để dần hồn
thiện nhằm hịa nhập theo xu thế phát triển của thế giới trong tương lai ở lĩnh vực
xây dựng cơng trình ngầm và phát triển khơng gian ngầm đơ thị.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 4
chương, luận văn được kết cấu trong 87 trang và 16 hình.

7. Lời cảm ơn
Với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản
lý các dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm (CTN) tại thành phố Hồ Chí Minh” là


3
sự thể hiện những kiến thức đã được thu nhận của tôi tại Trường đại học Mỏ - Địa
chất và trong q trình cơng tác thực tế.
Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cơ trong khoa
Xây dựng, Bộ mơn Xây dựng cơng trình Ngầm và Mỏ; Phòng Sau đại học đã giúp
đỡ và trang bị kiến thức cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại
trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin được trân trọng cảm ơn thầy
PGS.TS. Nguyễn Xuân Mãn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã cho tác
giả những lời nhận xét cũng như những ý kiến đóng góp quý báu, giúp tác giả hoàn
thiện luận văn này.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH NGẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM
1.1. Tình hình xây dựng cơng trình ngầm trên thế giới
Hầm là cơng trình được xây dựng trong lịng đất hoặc dưới lịng sơng, biển.

Hiện nay việc sử dụng cơng trình hầm rất phổ biến trên thế giới trong nhiều lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế. Tuỳ theo mục đích sử dụng, phạm vi và phương pháp xây
dựng ta có những loại hầm thích hợp.
Thời thượng cổ con người đã biết đào các hang hốc để trú ẩn, cất giấu lương
thực, thực phẩm; sau đó con người đã biết đào hầm để khai thác quặng và than đá.
Người La Mã đã xây dựng các đường hầm thủy lợi đến nay vẫn còn tốt. Gắn liền với
sự phát triển của thiết bị và phương tiện sản xuất, con đường hầm hiện đại đầu tiên là
đường hầm Malpas qua kênh đào Midi dài 173m được xây dựng ở Pháp vào năm
1679 ÷ 1681. Đường hầm càng phát triển khi vận chuyển đường sắt phát triển mạnh
để vượt qua các chướng ngại vật như núi, đèo, sông, biển,...
Vào thế kỉ XX ở các thủ đô lớn trên thế giới đã xây dựng mạng lưới tàu
điện ngầm đô thị hiện đại, đặc biệt là ở Maxcơva.
Một số đường hầm tiêu biểu trên thế giới qua các thời kỳ như sau:
- Năm 1826-1830 ở Anh xây dựng hầm đường sắt dài 119m;
- Năm 1935 ở Matxocova xây dựng đường tàu điện ngầm;
- Năm 1857-1871 xây dựng đường hầm Monxenis dài 12.8km nối Pháp và Ý;
- Năm 1872 - 1882 đường hầm Xen-Gotan dài 14,5km nối Ý với Thụy Sỹ;
- Đường hầm ôtô dài nhất là Xen-gatarskui l = 16,3km xây dựng xong 1980;
- Năm 1982 ở Nhật xây dựng xong đường hầm Dai -Shimizu dài 22km;
- Năm 1988, sau 20 năm xây dựng đã hoàn thành hầm đường sắt Sei- kan
dưới biển nối liền hai hòn đảo ở Nhật dài 53,85 km trong đó 23,3km nằm dưới đáy
biển 100m, đây là một trong những đường hầm dài nhất thế giới hiện nay;
- Năm 2005, Nga kỷ niệm 70 năm thành lập hệ thống tầu điện ngầm với


5
276km đường hầm và 170 nhà ga. Hệ thống này phục vụ đến 9 triệu lượt người/ngày;
- Năm 1991 nước Anh và nước Pháp xây dựng đường hầm xuyên qua eo biển
Manche nối liền nước Anh và nước Pháp mang tên Euro Tunnel dài 50km (trong đó
có 37,5 km nằm sâu cách mặt nước biển khoảng 100m) hoàn thành năm 1994. Cơng

trình được đánh giá là kỳ quan kỹ thuật ngầm giữa Anh và Pháp;
- Năm 1995 Trung Quốc đã xây dựng hầm đường bộ Tần Lĩnh dài 19,45 km đã
tạo một kĩ thuật về xây dựng đường hầm. Một số đường hầm trên Thế giới được thể hiện
trên các hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5

Hình 1.1:Hầm khai thác mỏ Excelsior (Anh)
(Nguồn: www.doko.vn)


6

Hình 1.2:Đường hầm The Second Heinenoord (Anh)
(Nguồn: www.doko.vn)

Hình 1.3:Metro Columbia Heights (Mỹ)
(Nguồn: www.doko.vn)


7

Hình 1.4: Ga Lisbon Metro (Bồ Đào Nha)
(Nguồn: www.vnseo.edu.vn)

Hình 1.5: Ga.London Underground (Anh)
(Nguồn:www.landtoday.net)


8
Montréal là thành phố lớn nhất của bang Québec và là thành phố đông dân thứ
hai của Canada. Montréal nằm ở phía Tây-Nam của Qbec, cách Thủ đơ Ottawa

khoảng 150 km về phía Đơng. Thành phố và các khu vực ngoại ơ phụ cận nằm trên
một hịn đảo lớn ở giữa hai con sông Saint và sông Laurent. Tổng cộng diện tích của
đảo Montréal và các đảo nhỏ hơn xung quanh Montréal khoảng 500km².
Thành phố Montréal có hệ thống khơng gian ngầm đô thị lớn nhất và lâu đời
nhất thế giới. "Thành phố Ngầm" của Montréal là một "Thành phố bên dưới thành
phố", vận hành trong mối quan hệ hữu cơ với thành phố trên mặt đất. Hệ thống
không gian ngầm đô thị này được mở cửa từ năm 1962, cho đến nay đã bao trùm
hơn 40 ô phố. Các tuyến đi bộ trong Thành phố Ngầm này được thiết kế khá đa
dạng, có khi là một tuyến ngầm dưới lịng đất, hoặc băng qua một khơng gian lớn
bán hầm không cột ở giữa, với các cửa hàng lớn nhỏ ở xung quanh, hoặc nối kết
với các tuyến đi bộ trên không và không gian sảnh nội cao hàng chục tầng của một
phức hợp thương mại dịch vụ và văn phịng cao tầng.
Tồn bộ hệ thống có 120 lối vào chính từ ngồi đường phố vào hệ thống ngầm
trải rộng trên một diện tích hơn 10 km2, phía trên các lối vào chính này thường là các tổ
hợp cơng trình đa chức năng hoặc chung cư cao tầng.
Năm 2012 Thành phố Ngầm này đã kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển.
Hiện nay các ga tàu điện ngầm và tàu điện, các tầng hầm của các tòa tháp, các hành
lang thương mại, các trường đại học, bảo tàng và phòng hòa nhạc được kết nối với
nhau, cho phép người sử dụng có thể di chuyển giữa các địa điểm mà khơng cần ra
ngồi trời lạnh vào mùa đơng. Nhiệt độ mùa hè và mùa đông ở Montréal chênh lệch
rất lớn, những bất tiện gây ra bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt dẫn tới việc phát
triển thành phố ngầm, biến Montréal thành một thành phố sống dễ chịu cả trong mùa
đông lẫn mùa hè.
Thành phố ngầm của Montréal được gọi là RESO (RESO là một mạng lưới
đi bộ ngầm trong nhà), với 32 km đường đi bộ và hầm đi bộ trong nhà, nằm dưới 63
tòa nhà được nối với các ga metro, ga đường sắt và bến xe buýt. Mỗi ngày có hơn
500.000 người đi bộ trong mạng lưới ngầm này. Trong thành phố ngầm RESO có


9

các cơng trình sau: 10 ga metro, 2 ga đường sắt và 2 bến xe buýt; 63 tòa nhà nối kết
với nhau với tổng diện tích sàn là 3,6 triệu m2; 80 % diện tích sàn văn phịng trong khu
trung tâm; 35 % số địa điểm kinh doanh trong khu trung tâm (1.700 cửa hàng, 200
nhà hàng ăn uống, 37 nhà hát¼); 9 khách sạn lớn, 2 tịa nhà triển lãm; 17 bảo tàng;
10 trường đại học và cao đẳng; 1.615 căn hộ; 10.000 khu đỗ xe bên trong nhà; 190
điểm tiếp cận đi vào RESO từ các đường phố; 300 kết cấu định hướng nằm bên
trong mạng lưới ngầm (Jacques Besner, 2012).
Hàng ngày mạng lưới ngầm này được mở cửa cùng thời gian với hệ thống
Metro. Các địa điểm công cộng bên trong nhà được cung cấp ánh sáng tự nhiên và
được các chủ sở hữu nâng cấp, cải thiện thường xuyên. Các chủ đầu tư của trung
tâm mua sắm không bán các cửa hàng của họ cho các chủ sở hữu cá nhân như ở các
nước khác.
Thành phố ngầm này bắt đầu thành hình vào đầu những năm 1960, với việc
xây dựng cơng trình Place Ville-Marie, một tổ hợp bất động sản lớn do kiến trúc sư nổi
tiếng Ieoh Ming Pei thiết kế. Tịa tháp hình chữ thập cao 47 tầng này tọa lạc trong
một khu mua sắm lớn, hai tầng đỗ ô tô và trên sân Ga Trung tâm. Vào thời gian đó
đây là một dự án khổng lồ với 300.000 m2 không gian sàn mà một nửa trong số đó là
khơng gian ngầm dưới mặt đất. Ngay khi mở cửa năm 1962 tổ hợp này được gọi
ngay là "Thành phố Ngầm" với các liên kết ngầm đi bộ của nó nối tổ hợp thương
mại với Ga Trung tâm. Khi kết thúc giờ làm việc, kinh doanh các hành lang vẫn
được để mở để người dân có thể đi đến hay đi ra từ các đường phố tới ga đường sắt
với quy mô ngày càng lớn hơn. Thành phố đã đạt được thỏa thuận về lối đi (hay ranh
giới sở hữu) bắt buộc các chủ sở hữu của chúng phải giữ cho các lối vào đường phố
và các hành lang luôn mở cửa trùng giờ với giờ hoạt động của tàu điện ngầm.
Đầu những năm 1960, Giám đốc Sở Quy hoạch đô thị của thành phố Montréal
đã đưa ra ý tưởng đưa nghệ thuật vào các nhà ga. Giai đoạn đầu, việc đưa các tác
phẩm nghệ thuật vào các nhà ga rất hạn chế do chủ yếu dựa vào các nhà tài trợ. Đến
năm 1976, các tác phẩm nghệ thuật đã được phân bổ 1% trong ngân quỹ xây dựng và
được đưa vào thiết kế kiến trúc các nhà ga. Bên cạnh đó các nghệ sĩ nổi tiếng của



10
Canada cũng được mời tham gia cùng các kiến trúc sư và kỹ sư trong công tác quy
hoạch và thiết kế.
Một bản đồ đã được lập đến hầu hết các tòa nhà của Thành phố Ngầm (Bản
đồ RESO) để hướng dẫn cho du khách trong khắp mạng lưới. Bản đồ RESO và các
bảng chỉ dẫn đã giải quyết được vấn đề định hướng đi lại cho người sử dụng.
Không chỉ có các tác phẩm nghệ thuật, Thành phố Ngầm cịn là nơi diễn ra rất
nhiều hoạt động văn hóa, từ các buổi trình diễn của các nhạc cơng đến các sự kiện và 4
dịch vụ văn hóa như: Thư viện của nhà ga McGill, tổ chức cuộc chạy đua hàng năm
trong mạng lưới Thành phố Ngầm, Lễ kỷ niệm Đi bộ Ngầm Montréal [16].

Hình 1.6: Thành phố ngầm Montréal, Canada
(Nguồn: www.doko.vn)

1.2. Tổng quan hiện trạng xây dựng cơng trình ngầm tại Việt Nam
1.2.1. Khái qt về cơng trình ngầm đơ thị
Cơng trình ngầm đơ thị có nhiều loại hình khác nhau với những cơng năng khác
nhau và có ý nghĩa kinh tế-xã hội khác nhau. Loại hình cơng trình đa dạng và phức
tạp với nhiều công năng khác nhau. Theo cơng năng sử dụng, có thể phân biệt các
loại hình sau:


11
- Các cơng trình giao thơng ngầm đơ thị như hệ thống đường ngầm bánh sắt,
hệ thống đường ngầm bánh hơi, đường ngầm cho người đi bộ, các nút giao thơng
ngầm khác mức;
- Các cơng trình ngầm cơ sở hạ tầng phục vụ như kho hàng hố, gara ơ tơ
ngầm, các tầng hầm dưới các nhà và cơng trình trên mặt khác;
- Các cơng trình ngầm cơ sở hạ tầng kỹ thuật như các đường ống cấp nước

sạch; đường cống thốt nước mưa, nước thải sinh hoạt, cơng nghiệp; các đường ống
cấp khí đốt; các đường cáp thơng tin, cáp điện. Xu hướng hiện nay cho các đô thị
lớn hiện đại là xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật đa năng (collector) tập trung
tất cả các cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói trên;
- Cơng trình ngầm phục vụ cho mục đích qn sự, quốc phịng, phịng vệ dân sự.
Cơng trình ngầm đơ thị là một loại cơng trình có những điều kiện chuẩn bị
thi cơng, thi công, sử dụng đặc biệt:
- Không được chiếu sáng tự nhiên;
- Khơng được lưu thơng khơng khí tự nhiên;
- Chỉ có một lối thốt duy nhất lên trên mặt đất;
- Tuổi thọ cơng trình lớn, tính cỡ trăm năm hoặc vĩnh cửu;
- Chịu các tác động trực tiếp của môi trường địa chất như áp lực đất, tác
động của nước và các quá trình địa động lực khác;
- Nguy cơ tổn thất về người và vật chất rất lớn khi xảy ra sự cố¼.
Chính vì vậy, cơng trình ngầm đơ thị phải được quản lý chất lượng đặc biệt
liên quan đến công năng, vật liệu, kết cấu, hệ thống kỹ thuật cơ điện nhằm đảm bảo
an toàn tối đa cho người làm việc và sinh hoạt trong quá trình thi cơng, khai thác
cơng trình ngầm với những kịch bản tai biến tự nhiên, nhân tạo khác nhau.
Xây dựng cơng trình ngầm đô thị là một thách thức lớn về mặt kỹ thuật và
kinh tế của một đất nước đang phát triển như nước ta. Vấn đề là ở chỗ lựa chọn
hướng nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên các loại hình cơng trình ngầm phù hợp với
nhu cầu phát triển của đô thị theo từng giai đoạn và phù hợp với điều kiện kỹ thuật,
kinh tế của đất nước.


12
Về ngun tắc, các cơng trình ngầm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các cơng trình
ngầm cơ sở hạ tầng phải được xây dựng, bổ sung và nâng cấp thường xun cùng
với tiến trình phát triển đơ thị, vì chúng phục vụ và đảm bảo chất lượng cho đời
sống sinh hoạt thường nhật của đô thị. Việt Nam hiện mới chỉ phổ biến xây dựng

các tầng hầm cho các nhà trong khu đơ thị. Nghị định của Chính phủ về xây dựng
cơng trình ngầm quy định cần xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật đa năng trong
các khu đô thị mới và từng bước cải tạo và tập hợp hóa hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đã xuống cấp không đáp ứng được với quy mô phát triển đô thị hiện nay,
nhưng chưa đi được vào thực tế xây dựng đơ thị.
Các cơng trình giao thơng ngầm đô thị phục vụ giao thông động và tĩnh của
đô thị là những cơng trình khơng chỉ địi hỏi kỹ thuật cao mà còn cần huy động một
nguồn vốn lớn. Do vậy, việc xây dựng chúng cần được hoạch định theo từng bước
phù hợp với điều kiện kinh tế-kỹ thuật. Vấn đề là cần thi cơng, khai thác an tồn và
có hiệu quả.
Nước ta hiện nay đã có quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đơ thị (trong
đó có các đường ngầm) đến năm 2020 và một số dự án xây dựng các gara ôtô ngầm
tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, chưa có
một dự án nào thực sự được khởi động. Một số đường ngầm cho người đi bộ đã được
xây dựng nhưng hiệu quả sử dụng hiện tại khơng cao song sẽ có tác dụng lớn trong
tương lai gần. Nút giao thông ngầm Kim Liên đã phát huy hiệu quả và có thể được
xem như là một thí điểm của loại hình cơng trình ngầm thuộc loại này.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, sự trợ giúp về kỹ thuật, về vốn từ nước
ngoài cho xây dựng ngầm là tất yếu và sẽ có nhiều cơng nghệ, kỹ thuật, tiêu chuẩn
rất khác nhau sẽ được nhập vào nước ta từ các nước khác nhau. Và vấn đề tạo dựng
một hành lang chung, thống nhất quản lý chất lượng, cơng năng của các cơng trình
ngầm đơ thị là một công việc cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, trợ giúp kỹ
thuật nước ngồi, đảm bảo cơng năng của cơng trình ngầm phù hợp với điều kiện tự
nhiên, thói quen sinh hoạt, trình độ kỹ thuật của nước ta đồng thời hội nhập với thế
giới. Tất cả các điều này có thể đạt được với Quy chuẩn cơng trình ngầm đơ thị.


13
Quy chuẩn cơng trình ngầm đơ thị được Bộ Xây dựng giao cho Viện Khoa
học Công nghệ Xây dựng từ đầu năm 2007 để đáp ứng với nhu cầu của thực tế liên

quan đến xây dựng các tuyến đường tàu điện ngầm và gara ôtô, Quy chuẩn về tàu
điện ngầm và gara ơtơ, có hiệu lực từ 1/11/2009. Thi cơng và khai thác cơng trình
ngầm đơ thị sẽ gây các ảnh hưởng xấu đến cơng trình và mơi trường xung quanh
trong một phạm vi nhất định (theo diện và theo chiều sâu) kể từ vị trí phân bố cơng
trình ngầm. Quy mô và phạm vi ảnh hưởng này chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ
thi công được chọn lựa cho xây dựng. Do vậy, công nghệ thi công là yếu tố quan
trọng hàng đầu, quyết định sự thành công của một dự án xây dựng cơng trình ngầm.
Vấn đề là ở chỗ lựa chọn công nghệ thi công hợp lý (khả thi, chấp nhận được về
kinh tế), phù hợp với điều kiện đất nền và hiện trạng cơng trình, mơi trường xung
quanh để giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng bất lợi đến các cơng trình và mơi
trường xung quanh. Ví dụ, đối với thi cơng đào mở, bề mặt đất xung quanh hố đào
sẽ bị lún kéo theo sự lún khơng đều cho nhà và các cơng trình xây dựng trên mặt đất
và cả các cơng trình ngầm khác hiện hữu, dẫn đến hư hỏng. Các sự cố cơng trình
xảy ra khi thi cơng các hố móng đào sâu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều
xuất phát từ các sai sót về cơng nghệ, biện pháp thi cơng, quy trình đảm bảo chất
lượng. Cũng như vậy với thi cơng đào kín. Khi thi cơng đào ngầm các tuyến ngầm,
ví dụ các tuyến tàu điện ngầm, sẽ xuất hiện các phễu lún trên mặt đất với đỉnh phễu
nằm tại đường thẳng đứng qua tâm hầm. Vấn đề là lựa chọn công nghệ thi công đào
ngầm (công nghệ khiên đào TBM khác nhau) có lượng tổn thất đất ít nhất, gây
phạm vi và quy mơ lún ít nhất và giảm thiểu điều kiện dẫn đến hư hỏng cơng trình,
mơi trường xung quanh dọc theo tuyến hầm xây dựng [4].

1.2.2. Hiện trạng xây dựng cơng trình ngầm tại Việt Nam
Phát triển các cơng trình ngầm tại các đơ thị ở Việt Nam là lĩnh vực còn rất
mới mẻ và gần như cịn thiếu hẳn một tầm nhìn chiến lược. Cả công tác quy hoạch
và cơ chế điều chỉnh vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu chập chững... cả quy hoạch và cơ
chế đều thiếu.
Trong khi đó, mặc dù quỹ đất bề mặt của các đô thị lớn ở Việt Nam đang ở
trong tình trạng gần như cạn kiệt do tốc độ phát triển quá nóng, nhưng việc phát triển



14
cơng trình ngầm, vốn được coi là những mỏ vàng đô thị lại chưa được quan tâm.
Mới đây, tại cuộc hội thảo tầm cỡ về quản lý và đầu tư cơng trình ngầm đơ
thị do Apave tổ chức, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Đức Hải, Cục trưởng Cục Phát triển
đô thị thuộc Bộ Xây dựng đã bày tỏ: "Hiện nay Việt Nam thiếu hẳn một tầm nhìn
tổng thể về các cơng trình ngầm. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong cơng
tác quản lý cũng như đầu tư sau này".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tiến, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ
Xây dựng lại chỉ ra rất nhiều bất cập khác của các công trình ngầm hiện nay ở Việt
Nam. Hầu hết các đơ thị chưa lập được bản đồ hiện trạng tổng hợp các cơng trình hạ
tầng kỹ thuật ngầm, trong khi mỗi cơng trình lại được quản lý bởi nhiều cơ quan
khác nhau, lắp đặt bố trí ở các độ sâu khác nhau.
Do đó, hiện tượng đào lên lấp xuống các con đường vẫn thường xuyên xảy
ra, làm ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân cũng như mỹ quan thành phố. Với
các hầm đường qua nút giao thông khu vực Trung tâm Hội nghị quốc gia, hầm tại
nút Kim Liên-Lê Duẩn,¼ là những cơng trình ngầm thuộc loại đầu tiên tại Hà Nội
nhưng vẫn tồn tại rất nhiều bất cập và chưa thực sự phát huy được nhiều hiệu quả,
thời gian thi công quá dài ảnh hưởng lớn đến giao thông đi lại và sinh hoạt của cộng
đồng dân cư tại khu vực này. Với dự án xây dựng tàu điện ngầm ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh thì hiện mới đang trong quá trình lập dự án và tiến độ triển khai
quá chậm. Cũng tại 2 thành phố đầu tàu này, cơ quan chức năng đang chuẩn bị xây
dựng một số bãi đỗ xe ngầm, tuy nhiên chưa có quy hoạch cụ thể nên việc lựa chọn
địa điểm xây dựng cịn gặp nhiều khó khăn. Đối với phần ngầm các cơng trình xây
dựng, chủ yếu là tịa nhà cao tầng thì chưa được quản lý đồng bộ¼
Bên cạnh việc thiếu quy hoạch thì hành lang pháp lý cũng là vấn đề rất đáng
bàn đối với các công trình ngầm. Hầu hết các cơ quan chức năng và nhà đầu tư hiện
nay vẫn hết sức lúng túng khi triển khai xây dựng và phải chờ đợi ý kiến của các
ban ngành chức năng trong một thời gian rất dài nên ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự
án. Chính vì vậy, thực trạng phổ biến là tại một số cơng trình đã được triển khai

trước đây, các cơ quan chức năng vẫn phải "tùy nghi" trong các quyết định.


15
Tại các cuộc hội thảo gần đây về lĩnh vực này, rất nhiều ý kiến của cá
chuyên gia trong và ngồi nước đều nhận định, việc phát triển cơng trình ngầm đô
thị là một xu hướng tất yếu khi quỹ đất trên mặt đất và cả trên không đã bắt đầu cạn
kiệt dần.
Chính vì vậy, thuận theo xu thế là điều tất yếu. Đặc biệt, hiện nay ở Việt
Nam có tới 747 đơ thị với tỷ lệ đơ thị hóa là 30,5% và dự báo còn phát triển mạnh
hơn rất nhiều trong thời gian tới. Nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh, do tốc độ phát triển nóng, quỹ đất bề mặt gần như đã ở tình trạng cạn
kiệt, các khơng gian xanh, cơng trình cơng cộng ngày càng bị thu hẹp.
Tuy nhiên, để phát triển cơng trình ngầm cũng địi hỏi phải có những bước
đột phá, quy hoạch dưới lịng đất rất phức tạp bởi ngoài chuyện phải sử dụng
kỹ thuật hiện đại của nhiều chuyên ngành như: địa chất, thủy văn, xây dựng, văn
hóa, lịch sử¼ cịn phải có nguồn lực tài chính lớn và quan trọng nhất là tầm nhìn
quy hoạch ở tầm vĩ mơ, Nhà nước và các bộ, ngành cần có một chiến lược tổng thể,
đặc biệt tại các đơ thị lớn để có một kế hoạch hợp lý trong đầu tư, khai thác không
gian ngầm phục vụ hài hịa cho các mục đích phát triển đơ thị.
Nhà nước phải có chiến lược đi trước một bước, bỏ kinh phí để lập nghiên
cứu, lập quy hoạch một cách bài bản nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển không
gian ngầm trong tương lai. Theo PGS.TS. Lưu Đức Hải thì: "Trong lúc này chúng ta
mới đang ở vào thời điểm khởi đầu nên phải xác định công tác quy hoạch chính là
điểm nhấn mấu chốt. Việc quy hoạch khơng gian ngầm phải được tính tốn hợp lý
khi đấu nối vào các đầu mối giao thông, đồng thời tạo ra sự tiện dụng nhất trong
việc kết nối các chức năng khác của khơng gian cơng trình ngầm" [6].
Hiện nay Hà Nội đang thực hiện dự án hạ ngầm đường dây thơng tin, cáp
điện ở một số tuyến phố chính với chi phí lớn. Tuy nhiên đây mới chỉ là giải
pháp tình thế bởi vì đơn giản là chơn xuống đất trong một ống gọi là cống hay bể

ngầm để mừng 1.000 năm Thăng Long... chứ không thực hiện bài bản là xây hộp kỹ
thuật lắp đặt đồng bộ toàn bộ các đường dây này.
Cịn tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều tuyến cáp điện đã bố trí ngầm song


16
mới chỉ đơn ngành quản lý và sử dụng chứ chưa mang tính đa ngành.... Thực trạng
bố trí các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đã và đang gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới q
trình triển khai thi cơng, xây dựng và cải tạo nhiều cơng trình, đặc biệt là các cơng
trình giao thơng tại các đơ thị và hiện tượng đào lên lấp xuống sẽ vẫn còn diễn ra.
Rồi dự án tàu điện ngầm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được dư luận rất
quan tâm đang triển khai quá chậm.
Mặt khác, cũng tại hai thành phố lớn này đang chuẩn bị xây dựng bãi đỗ xe
ngầm, tuy nhiên do chưa có quy hoạch cụ thể nên lựa chọn địa điểm xây dựng cịn
gặp nhiều khó khăn hoặc do không lường trước được hết các trở ngại nên lúc cho
phép đầu tư xây dựng, lúc lại thu hồi.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2008, chính quyền thành phố đã ra
quyết định thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch cơng trình ngầm đơ thị, để th tư vấn
lập quy hoạch tổng thể xây dựng ngầm đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025,
phục vụ cho dân sự, nhằm lồng ghép vào đồ án quy hoạch chung của thành phố đến
năm 2025 để có kế hoạch sử dụng, quản lý đất cho phù hợp, tạo điều kiện quản lý
đồng bộ các cơng trình ngầm và làm cơ sở cho quản lý và triển khai các dự án xây
dựng ngầm đô thị trên địa bàn, trước mắt cho các quận ở trung tâm thành phố, công
việc dự kiến phải đến 2012 mới xong. Chậm, nhưng phải tiến hành khẩn trương và
muốn vậy, phải chọn được tư vấn chuyên ngành tốt, kinh nghiệm và am hiểu "nội
tình giao thơng của thành phố".
Bài học vừa xảy ra tại thành phố, cũng do chưa có quy hoạch ngầm: dự án
đặt cống hộp thoát nước trên đường Cách Mạng Tháng Tám, đã duyệt, chuẩn bị đấu
thầu triển khai thi công, lại chồng với tuyến Metro số 2 đang hoàn chỉnh quy hoạch
lần cuối. Sự sơ hở trong quy hoạch này, cũng may được phát hiện kịp thời, để tìm ra

giải pháp tốt nhất từ bây giờ tránh lãng phí do lấp xuống, đào lên".
Về thực trạng quản lý nhà nước các công trình ngầm đơ thị, theo PGS.TS.
Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng,
gần như khắp cả nước đã xây dựng rất nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật đơ thị gồm
cấp, thốt nước, điện, viễn thông, chiếu sáng... nhưng việc quản lý sau nhiều năm


17
vẫn chưa được thống nhất, quy về một đầu mối, vẫn là sự cát cứ của từng cơ quan
được giao quản lý khi Thành phố bỏ vốn đầu tư phần hạ tầng đó.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng tiến Mêtro Bến
Thành - Suối Tiên (Tuyến Mêtro số 1) nhưng vẫn chưa xây dựng được bản đồ các
cơng trình ngầm; nếu có, chỉ là cục bộ và thậm chí khơng đầy đủ ở cơ quan cấp,
thốt nước, điện lực. Riêng mảng viễn thơng, vẫn là đặt đường dây theo tuyến, bám
vào các cột điện. Đây là phương án rẻ nhất, nhanh nhất mà cũng "bầy hầy" nhất và
trở thành vô số mạng nhện như hiện nay, điều mà những đô thị văn minh không thể
chấp nhận.

1.2.3. Xu thế xây dựng cơng trình ngầm tại Việt Nam trong tương lai
Tại Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang có nhu
cầu lớn trong vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, các toà nhà, nhà máy và nhiều dự án
khác phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Tuy nhiên
nhiều khó khăn đặt ra cho việc thực hiện các dự án này, bao gồm các vấn đề về nền
đất yếu, sự giới hạn các nguồn tài nguyên nhân lực, thiên tai, biến đổi khí hậu, năng
lượng, nguồn nhân lực, mơi trường¼ Cơng trình ngầm có mặt ở hầu hết các loại
cơng trình trên, phải được xây dựng với cơng nghệ cao và kiểm sốt được các rủi ro.
Từ kinh nghiệm và thực tiễn của quốc tế và của Việt Nam trong những năm
qua, có thể khẳng định việc xây dựng các cơng trình ngầm và phát triển không gian
ngầm là một giải pháp hợp lý cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Các cơng
trình nhà ở cao tầng cần tầng hầm cho gara ôtô thiết bị kỹ thuật, vui chơi giải trí,

tích chứa năng lượng và sản xuất năng lượng Biomass... Các cơng trình ngầm là cần
thiết cho các loại cơng trình cơng nghiệp, nhà máy thủy điện, giao thông và hạ tầng
kỹ thuật đô thị.
Vừa qua, Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với các Bộ Xây dựng, Giao
thông Vận tải, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Hội Không gian ngầm
& Hầm quốc tế (ITA-AITES) tổ chức hội thảo "Quy hoạch và quản lý phát triển
không gian ngầm đô thị". Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đều khẳng định không gian
ngầm là một dạng tài nguyên quý báu cần được tích cực khai thác để trở thành
"khơng gian thứ 2 của đô thị hiện đại".


18
Biến không gian ngầm thành không gian thứ hai. Phát biểu về vấn đề này,
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, hiện nay việc phát
triển khơng gian ngầm giữ vai trị chiến lược khi khơng gian trên cao đang gặp
nhiều khó khăn, nhất là đối với các đơ thị cũ khơng cịn nhiều quỹ đất. Thậm chí, có
một số cơng trình giao thơng ngầm đơ thị mà hệ thống giao thông mặt đất không thể
nào thay thế được. "Cần phải đưa không gian ngầm vào chiến lược phát triển đô
thị". Theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong khi quỹ đất ngày càng thu hẹp thì xu
hướng phát triển khơng gian ngầm giữ vai trị quan trọng trong sự phát triển của các
đô thị, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng,
Cần Thơ, Đà Nẵng... Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, một đơ thị với dân số
lên đến gần 10 triệu người thì việc khai thác không gian ngầm nhằm chia tải với mặt
đất càng trở nên cấp thiết. Hiện nay, việc khai thác không gian ngầm ở Việt Nam
mới bắt đầu được quan tâm nên còn nhiều bất cập.
Mỗi ngành khi tiến hành "ngầm hóa" các cơng trình đa phần đều theo
chương trình, kế hoạch của ngành¼ và hầu như chưa có sự kết nối với nhau. Theo
các chuyên gia, để không gian ngầm trở thành không gian thứ 2 của đô thị hiện đại
thì việc khai thác phải được đưa vào chiến lược, quy hoạch, quản lý phát triển đô thị
đồng thời với việc xây dựng khung pháp lý và thể chế thực hiện tương ứng.

Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh có một số cơng trình ngầm như hầm vượt
sơng Sài Gịn, hầm ngầm của các cao ốc, hầm chui ngang đường, và sắp tới là gần
60 km metro đi ngầm đầu tiên.... Việc lập quy hoạch không gian ngầm đang được
các sở ngành chức năng của thành phố thực hiện.
Tốc độ xây dựng các cơng trình ngầm cịn chậm, PGS.TS. Nguyễn Hồng
Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho rằng, những năm gần
đây, trước yêu cầu của cuộc sống và sự phát triển kinh tế xã hội, cơng tác hạ ngầm
nhiều cơng trình đường dây nổi tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng¼ đã được quan tâm thực hiện, bước đầu tạo bộ mặt khang trang hơn và nâng
cao mức độ an toàn.
Các cơng trình giao thơng ngầm cũng đã được xây dựng tại Hà Nội và Thành


×