Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hoàn thiện sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ cho mỏ đồng vi kẽm bát xát lào cai của tổng công ty khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
-----------------o0o------------------

PHAN HUY THẠNH

HOÀN THIỆN SƠ ĐỒ MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG
MỎ CHO MỎ ĐỒNG VI KẼM BÁT XÁT – LÀO CAI
CỦA TỔNG CƠNG TY KHỐNG SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
-----------------o0o------------------

PHAN HUY THẠNH

HOÀN THIỆN SƠ ĐỒ MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG
MỎ CHO MỎ ĐỒNG VI KẼM BÁT XÁT – LÀO CAI
CỦA TỔNG CƠNG TY KHỐNG SẢN
Ngành: Khai thác mỏ
Mã số: 60520603

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐỖ MẠNH PHONG



HÀ NỘI - 2015


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài cao học này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Mạnh Phong. Các số liệu và tài liệu
nêu ra trong đề tài là trung thực, đảm bảo khách quan, khoa học. Các tài liệu
tham khảo đều có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, các luận điểm và kết quả nghiên
cứu chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2015
Tác giả

Phan Huy Thạnh


4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 3
MỤC LỤC ......................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................ 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... 7
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 8
2. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 8
3. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................. 8

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. .......................................................... 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 9
6. Cơ sở tài liệu và cấu trúc luận văn. ............................................................ 9
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 12
CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ CỦA MỎ ĐỒNG VI KẼM BÁT
XÁT – LÀO CAI ............................................................................................. 12
1.1. Các yếu tố tự nhiên. .............................................................................. 12
1.1.1. Yếu tố địa hình, sơng suối, khí hậu, thủy văn ....................................12
1.1.2. Điều kiện địa chất mỏ .........................................................................12
1.1.3. Các yếu tố về thân quặng ...................................................................14
1.2. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ. ............................................................. 20
1.2.1. Công suất, trữ lượng mỏ ....................................................................20
1.2.2. Công nghệ khai thác...........................................................................23
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 25


5
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ CỦA
MỎ ĐỒNG VI KẼM BÁT XÁT – LÀO CAI .................................................. 25
2.1. Hiện trạng khai trường ......................................................................... 25
2.2. Phương án mở vỉa của dự án Đồng Vi Kẽm Bát Xát – Lào Cai ............ 26
2.2.1. Đặc điểm và nguyên tắc chung ...........................................................26
2.2.2. Phương án mở vỉa của dự án đầu tư. .................................................27
2.2.3. Phân tích đánh giá phương án mở vỉa của dự án. .............................38
2.3. Phương chuẩn bị ruộng mỏ của dự án. ................................................. 40
2.3.1. Nguyên tắc chung ...............................................................................40
2.3.2. Phương án chuẩn bị ruộng mỏ của dự án. ........................................41
2.3.3. Phân tích đánh giá cơng tác chuẩn bị ruộng mỏ của dự án. .............56

2.4. Nhận xét ................................................................................................ 58
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 59
HOÀN THIỆN SƠ ĐỒ MỞ VỈA VÀ C HUẨN BỊ RUỘNG MỎ CHO MỎ
ĐỒNG VI KẼM BÁT XÁT – LÀO CAI.......................................................... 59
3.1. Hoàn thiện sơ đồ mở vỉa của dự án . ...................................................... 59
3.2. Hồn thiện cơng tác chu ẩn bị ruộng mỏ của dự án............................... 69
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế ..................................................................... 75
3.3. Đánh giá ................................................................................................ 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80


6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mặt cắt sơ đồ mở vỉa của dự án....................... ................................32
Hình 2.2 Mặt cắt hình chiếu bằng sơ đồ mở vỉa mức+150 của dự án ........... 33
Hình 2.3: Mặt cắt Hình chiếu bằng sơ đồ mở vỉa mức -50 của dự án ......... ...34
Hình 2.4 Sơ đồ các đường lị chuẩn bị chính...................... ............................43
Hình 2.5 Sơ đồ đường lò chuẩn bị thân quặng 1a.1 .......................... .............44
Hình 2.6 Sơ đồ đường lị chuẩn bị thân quặng 2.1 ...................................... ...45
Hình 2.7 Sơ đồ đường lị chuẩn bị thân quặng 1.1 ..... ....................................46
Hình 2.8 Sơ đồ đường lị chuẩn bị thân quặng 1.2 ...... ...................................47
Hình 2.9 Sơ đồ đường lị chuẩn bị 2.2 ........................................................ ....48
Hình 2.10 Sơ đồ đường lị chuẩn bị 7.1 ..........................................................49
Hình 3.1 Mặt cắt sơ đồ mở vỉa giếng nghiêng kết hợp với lò xuyên vỉa
tầng..................................................................................................................62
Hình 3.2 Mặt cắt hình chiếu bằng sơ đồ mở vỉa giếng nghiêng kết hợp lò
xuyên vỉa tầng ................................................................................................63



7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp trữ lượn g địa chất, trữ lượng huy động và trữ lượng cơng
nghiệp mỏ........................................................................................................22
Bảng 2.1 Các đường lị và mặt bằng XD................................................... ......30
Bảng 2.2 Khối tích các đường lị mở vỉa đến năm đạt CSTK ........................35
Bảng 2.3 Khối tích các đường lị chuẩn bị đến năm đạt CSTK ....................53
Bảng 3.1 Khối tích các đường lò mở vỉa đến năm đạt CSTK của phương án
hồn thiện .......................................................................................................64
Bảng 3.2 Khối tích các đường lị chuẩn bị đến năm đạt CSTK của phương án
hoàn thiện........................................................................................................71
Bảng 3.3 Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.......................................75
Bảng 3.4 Lịch đào lò xây dựng cơ bản đến khi mỏ đạt công suất thiết kế của
dự án............................................. ...................................................................76
Bảng 3.5 Lịch đào lò xây dựng cơ bản đến khi mỏ đạt cơng suất thiết kế của
phương án hồn thiện .....................................................................................77


8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
quặng vàng, đồng, niken.. Việt Nam đến năm 2015 , có xét đến năm 2025 đã
được phể duyệt theo quyết định số 11/2008/QĐ-BCT ngày 05/06/2008 của bộ
trưởng Bộ Công thương. Trong giai đoạn 2008 – 2015 khu mỏ Vi Kẽm – Lào
Cai sẽ được đẩy mạnh cơng tác thăm dị và đầu tư khai thác.
Hiện nay trong khai thác mỏ khâu mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ còn
nhiều bất cập, chưa chuẩn xác dẫn đến gây khó khăn rất lớn trong q tr ình
khai thác mỏ sau này. Nó làm tăng chí phí cho các khâu sản xuất và cơng
nghệ khai thác.

Chính vì vậy đề tài: “ Hồn thiện sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ
cho mỏ đồng Vi Kẽm – Bát Xát – Lào Cai” đề xuất các giải pháp hoàn thiện
phương án mở vỉa của dự án đã được phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ, có ý nghĩa rất thực tế và khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá các sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ theo dự án đầu tư xây
dựng cơ bản khai thác mỏ đồng Vi Kẽm - Bát Xát – Lào Cai.
- Trên cơ sở đánh giá dự án đề xuất các giải pháp hoàn thiện sơ đồ mở vỉa và
chuẩn bị ruộng, nâng cao hiệu quả cho công tác khai thác mỏ sau này.
3. Nội dung nghiên cứu.
- Đặc điểm địa chất, trữ lượng khoáng sàng khu mỏ.
- Phân tích đánh giá các sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ theo dự án.
- Đề xuất các phương án hoàn thiện.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, xử lý số liệu về mở vỉa và
chuẩn bị ruộng mỏ hiện tại đang áp dụng tại các mỏ khai thác khoáng sản.


9
- Phương pháp đánh giá nhanh: trênx cơ sở khảo sát hiện trạng các loại
hình đang áp dụng tiến hành đánh giá so sánh với điều kiện áp dụng tại các
khu vực đang nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục.
- Phương pháp khảo sát thực địa: xem xét địa hình, tham khảo tài liệu
địa chất, phân tích các phân xưởng đang áp dụng: Mức an tồn, sản lượng,
cơng suất, năng suất, làm cơ sở đánh giá nghiên cứu áp dụng vào các khu mỏ
có điều kiện phù hợp.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu công nghệ, giữa các
phương án mở vỉa và chuẩn bị ruộng.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia
chuyên ngành, khai thác mỏ...

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đánh giá các phương án mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ
theo dự án nhằm đưa ra các ưu điểm và nhược điểm. Lựa chọn, đưa ra
phương án mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ là tốt nhất.
- Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở thực hiện các công việc tiếp theo khi mỏ đi vào
khai thác. Là bước t iên phong ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khai thác sau
này thuận lợi hay gặp khó khăn…
6. Cơ sở tài liệu và cấu trúc luận văn.
* Cơ sở tài liệu:
- Tài liệu về địa chất khống sàn, tài liệu thăm dị khảo sát vùng mỏ, dự án về
đầu tư khai thác mỏ Đồng Vi Kẽm Bát Xát – Lào Cai của tổng Cơng ty
Khống sản VINACOMIN
- Tài liệu kết quả áp dụng của các loại hình sơ đồ mở vỉa và chuẩn bị ruộng
mỏ thác quặng hầm lị của Tổng cơng ty Khoáng sản.
- Tài liệu tham khảo của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, thư viện trường Đại
học Mỏ - Địa chất và một số tài liệu được biên dịch từ nước ngoài.


10
* Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm 80 trang, 12 hình vẽ, 9 bảng biểu với 3 chương, phần
mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, hình vẽ,
đồ thị được sắp xếp theo trình tự theo các chương mục.
Luận văn được hoàn thành tại Bộ mơn Khai thác hầm lị Trường Đại
học Mỏ Địa chất - Hà Nội dưới sự hướng dẫn của PGS. TS ĐỖ MẠNH
PHONG


11
LỜI CẢM ƠN

Đây là một vấn đề khá quan trọng trong cơng tác khai thác mỏ hầm lị
tại Việt Nam, đó là vấn đề tiên quyết để quyết định tới cơng suất của mỏ, vì
vậy tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo và các bạn bè đồng nghiệp để bài luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Qua đây tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Ban giám hiệu Trường Đại
học Mỏ - Địa chất, Phòng đào tạo sau Đại học, Khoa Mỏ, Bộ môn Khai thác
Hầm lị đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn. Đặc biệt là sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo h ướng dẫn
PGS.TS Đỗ Mạnh Phong và các thầy giáo trong Bộ mơn Khai thác Hầm lị,
trường Đại học Mỏ - Địa chất. Đồng thời tơi cũng bày tỏ lịng cảm ơn tới các
bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tơi để hồn thành luận văn này.


12
CHƯƠNG 1
CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ CỦA MỎ ĐỒNG VI
KẼM BÁT XÁT – LÀO CAI
1.1. Các yếu tố tự nhiên .
1.1.1. Yếu tố địa hình, sơng suối, khí hậu, thủy văn
Vùng mỏ Vi Kẽm thuộc địa phận xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Là o Cai
cách Thành phố Lào Cai khoảng 30km về phía Tây Bắc.
Diện tích vùng thăm dị rộng 314,74 ha (3,1474km 2) được xác định bởi các
điểm góc có tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 , múi chiếu 3 , thuộc tờ bản
đồ địa hình tờ Bát Xát, ký hiệu F-48-28D, tỷ lệ 1: 50.000
- Địa hình khu mỏ gồm các đồi núi cao với độ cao tuyệt đối từ 100  350m,
có phương kéo dài Tây Bắc - Đơng Nam, sườn dốc nghiêng về phía Đơng
Bắc. Các sườn núi đều dốc, địa hình bị phân cắt mạnh.
- Trong khu mỏ có 13 suối nhỏ và một suối lớn là suối Tân Long (Cốc Mỳ)
nằm ở ranh giới Tây Bắc khu thăm dị, suối Tân Long có nước chảy quanh

năm, nước suối trong không màu, không mùi và vẫn được nhân dân lấy về
phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- Khí hậu khu mỏ mang đặc điểm vùng khí hậu miền núi Tây Bắc Việt Nam
và chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 9 với lượng mưa trung bình từ
300  400mm, khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ trung bình từ 25  29C, riêng tháng
7 có những ngày nhiệt độ lên tới 39 C.
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau, khí hậu khơ, lạnh
kèm theo gió mùa đơng bắc, độ ẩm thấp. Lượng mưa trong mùa khơ trung
bình 100mm. Nhiệt độ trung bình 13  15C.
1.1.2. Điều kiện địa chất mỏ
Đới quặng đồng Sin Quyền nói chung trong đó có vùng Vi Kẽm nằm ở
ven rìa cánh Đơng Bắc đới cấu trúc địa chất Fansipan, tiếp xúc với cấu tạo


13
sơng Hồng. Phía Đơng Bắc giới hạn bởi đứt gãy sâu sơng Hồng, phía Tây
Nam giới hạn bởi khối granit Posen kích thước lớn.
a. Địa tầng
Trong vùng Vi Kẽm có mặt trong diện tích thăm dị 2 hệ tầng trầm tích
biến chất chính là hệ tầng Sin Quyền tuổi Proterozoi và hệ tầng Cam Đường
tuổi Paleozoi, ngoài ra chiếm diện tích nhỏ có hệ Đệ tứ tuổi Kainozoi.
- Hệ tầng Sin Quyền: chiếm hầu hết diện tích của vùng ở phần Trung
Tâm và Tây Nam diện tích thăm dị, gồm 2 tập kéo dài suốt vùng Vi Kẽm,
song song nhau theo phương Tây Bắc - Đơng Nam có hướng cắm về phía
Đơng Bắc. Đây chính là hệ tầng chứa quặng chính của vùng mỏ.
- Hệ tầng Cam Đường:

Hệ tầng Cam đường có 3 tập đất đá, trong


vùng Vi Kẽm chỉ tồn tập giữa của hệ tầng:
Tập giữa (ε1cđ2): phân bố thành một dải hẹp, chiều rộng từ 200 250m
ở phía Đơng Bắc vùng, kéo dài suốt tồn khu vực thăm dị theo phương Tây
Bắc - Đơng Nam. Thành phần gồm: đá phiến thạch carbonat, thạch anh apatit, đá phiến apatit-carbonat. Chiều dày tập này khoảng 400m. Tập này
không chứa quặng đồng nên không được khảo sát tỷ mỷ.
- Hệ Đệ tứ khơng phân chia (Q): Trầm tích hệ Đệ tứ trong vùng phân
bố dọc theo thung lũng suối Cốc Mỳ và cửa các suối nằm về phía Đơng Bắc
của vùng, thành các ổ, dải phương Tây Bắc - Đông Nam rộng từ 80250m,
dài từ 5001.500m. Thành phần của hệ thường là cát, sét, cuội sỏi và tảng lăn
các đá thạch anh, granit, quarzit, đá phiến, gneisbiotit.....
b. Kiến tạo
- Uốn nếp: Trong diện tích thăm dị vùng Vi Kẽm tồn tại chủ yếu tầng
trầm tích biến chất của hệ tầng Sin Quyền bị uốn nếp, đơi nơi bị vị nhàu, vi
uốn nếp nhưng có đường phương chung ổn định 300  320o, có hướng cắm về
phía Đơng Bắc, góc dốc 65  90o, tại một số nơi cắm về Tây Nam với góc dốc
80  90o.


14
- Đứt gãy: Quặng đồng phân bố trong đới vỡ vụn lớn, trùng hợp về
không gian với tập trên của hệ tầng Sin Quyền, kéo dài ra ngoài phạm vi mỏ
về hướng Tây Bắc và Đơng Nam. Trong đới có mức độ vỡ vụn khác nhau.
Theo mức độ vỡ vụn, đã phân chia 5 đới vỡ vụn.
1.1.3. Các yếu tố về thân quặng
Các thân quặng đồng trong vùng Vi Kẽm phân bố gần song song với
nhau, phương vị đường phương chung là 140 320, cắm về phía Đơng Bắc
với góc dốc 60  80, đơi chỗ dốc đứng. Hình thái các thân quặng là dạng
mạch, thấu kính đứt đoạn phức tạp. Ranh giới quặng thường không rõ ràng,
để phân biệt phải dựa theo kết quả phân tích mẫu.
Sự biến đổi chiều dày và hàm lượng đồng trong thân quặng tương đối

phức tạp, mức độ biến đổi theo hướng dốc và theo chiều s©u phức tạp hơn
nhiều so với theo đường phương, thường vát mỏng đột ngột. Các thân quặng
thường bị chia nhánh và đứt đoạn.
Trong khu vực thăm dò phát hiện, khoanh nối được 18 thân quặng.
Các thân quặng được chia thành 5 nhóm tương ứng với 5 đới cà nát vỡ vụn
chứa quặng từ trên xuống dưới là:
- Nhóm I: gồm các thân quặng nằm phía trên gần trên mặt địa hình, gặp
chủ yếu ở gần tuyến trục về phía Đơng Bắc. Các thân quặng có dạng mạch,
thấu kính, quy mơ nhỏ tới trung bình phân bố trong đới vỡ vụn, cà nát 1 gồm:
TQ6.1, TQ5.1, TQ5.2.
- Nhóm II: gồm các thân quặng có quy mơ trung bình, nằm phía dưới
các thân quặng nhóm I, phân bố về phía Tây Nam tuyến trục, chủ yếu ở phần
Trung tâm khu mỏ. Các thân quặng có dạng mạch, thấu kính kéo dài, phân bố
trong đới vỡ vụn, cà nát 2 gồm: TQ2.2, TQ2.1, TQ1.1, TQ1.2; TQ1a.1,
TQ1a.2.
- Nhóm III: gồm các thân quặng nằm phía dưới các thân quặng nhóm
II, dạng thấu kính, dạng ổ, có quy mơ nhỏ đến trung bình, phân bố trong đới
vỡ vụn, cà nát 3 gồm: TQ7.1, TQ7.2 và TQ7a.1.


15
- Nhóm IV: gồm các thân quặng nằm phía dưới các thâ n quặng nhóm
III, chúng có dạng ổ, thấu kính, có quy mơ nhỏ phân bố trong đới vỡ vụn, cà
nát 3 gồm: TQ9.1, TQ9.2 và TQ9.3.
- Nhóm V: gồm các thân quặng nằm phía Tây Nam khu mỏ, có dạng ổ,
thấu kính, có quy mơ nhỏ, phân bố trong đới vỡ vụn, cà nát 5 gồm: TQ 10.1,
TQ11.1 và TQ12.1.
Trong số các thân quặng nêu trên có 8 thân quặng có giá trị cơng
nghiệp và được phê duyệt trữ lượng là: TQ1.1, TQ1.2, TQ2.1, TQ2.2,
TQ1a.1, TQ1a.2, TQ5.1 và TQ7.1. Các thân quặng khác chỉ xác định được tài

nguyên quặng đồng.
- TQ 5.1: phân bố ở phía dưới TQ 6.1, từ T.11d  T.65a, chủ yếu tồn tại
ở cot cao +100  +200m. Thân quặng được khống chế bởi 110 lỗ khoan trong
đó có 27 lỗ khoan gặp quặng. Thân quặng có dạng thấu kính khơng liên tục
kéo dài theo phương từ 300 500m. Chiều dày ch ung thân quặng thay đổi từ
1,60  13,68m, trung bình 2,67m; chiều dày thân quặng khoanh nối xác định
trữ lượng thay đổi 1,79 ÷ 5,06m, trung bình 2,96m. Hàm lượng thay đổi từ
0,47  0,61%Cu, trung bình 0,50%Cu.
Phía Tây Bắc khu mỏ, thân quặng bị oxyt hóa p hần trên mặt từ tuyến T.65 
T.65-1. Quặng oxyt được khống chế bởi 2 cơng trình trên mặt. Chiều dày thân
quặng trung bình 3,00m, hàm lượng trung bình 0,86%Cu.
- TQ2.1: nằm phía dưới các TQ5.1, TQ5.2, từ T.11d  T.65a, tồn tại ở
cot cao từ 0m  +200m. Thân quặng được khống chế bởi 110 cơng trình
khoan, trong đó có 46 cơng trình gặp quặng. Quặng có dạng mạch kéo dài
khoảng 2.000m theo phương 140 320. Chiều dày chung thân quặng thay đổi
từ 1,0  18,9m, trung bình 7,22m; chiều dày thân quặng khoanh nối xác đị nh
trữ lượng thay đổi 1,85 ÷ 4,57m, trung bình 2,94m. Hàm lượng thay đổi từ
0,47  0,80%Cu, trung bình 0,65%Cu.


16
Phía Tây Bắc vùng mỏ, phần trên mặt địa hình đến độ sâu 30m từ T.65 2  T.68a quặng bị oxy hố, có 2 cơng trình trên mặt khống chế và gặp quặng .
Chiều dày trung bình là 4,14m, hàm lượng trung bình là 1,28%Cu.
- TQ2.2: nằm dưới TQ2.1, tồn tại chủ yếu từ T.47a  T.59-2, tồn tại ở
cos cao +50  +150m, kéo dài theo đường phương từ 100  600m được khống
chế bằng 110 cơng trình khoan, trong đó có 17 cơng trình gặp quặng. Thân
quặng có dạng ổ, thấu kính nhỏ. Chiều dày chung thay đổi từ 2,0m  18,8m,
trung bình 4,30m; chiều dày thân quặng khoanh nối xác định trữ lượng thay
đổi 1,69 ÷ 4,98m, trung bình 3,74m. Hàm lượng quặng thay đổi từ 0,51% 
0,59%Cu, trung bình 0,56%Cu.

- TQ1.1: nằm phía dưới TQ2.1, TQ2.2, kéo dài liên tục từ T.11d 
T.68a, tồn tại trong khoảng từ cot cao từ -50m  +200m. Thân quặng được
khống chế bởi 110 cơng trình , trong đó có 63 cơng trình gặp quặng. Thân
quặng có dạng mạch kéo dài theo phương 140320 khoảng 500  1.000m.
Đây là thân quặng có quy mơ lớn nhất khu mỏ. Chiều dày chung thân quặng
thay đổi từ 0,80  45,80m, trung bình 8,58m; chiều dày thân quặng khoanh
nối xác định trữ lượng thay đổi 1,55 ÷ 7,8m, trung bình 3,51m. Hàm l ượng
quặng thay đổi từ 0,46  0,87, trung bình 0,66%Cu
Phần trên mặt về phía Tây Bắc, vùng từ T.65a  T.74 quặng bị oxy hoá
đến độ sâu khoảng 30m. Thân quặng này có 10 cơng trình trên mặt khống
chế. Quặng có dạng mạch kéo dài khoảng 700m theo phương 140 320.
Chiều dày trung bình thân quặng là 3,87m, hàm lượng trung bình là 0,86%Cu.
- TQ 1.2: nằm phía dưới TQ1.1, kéo dài từ T.11d  T.62, tồn tại ở cot
cao -100  +150m. Thân quặng được khống chế bởi 110 cơng trình khoan, lị,
trong đó có 46 cơng trình gặp quặng. Thân quặng có dạng mạch đứt đoạn,
dạng ổ lớn, mỗi đoạn mạch dài 200 900m. Chiều dày chung thân quặng thay
đổi từ 0,7  27,8, trung bình 8,21m; chiều dày thân quặng khoanh nối xác


17
định trữ lượng thay đổi 3,23 ÷ 6,41m, trung bình 4,87m. Hàm lượng quặng
thay đổi từ 0,49  1,24%Cu, trung bình 1,01%Cu.
- TQ 1a.1: nằm phía dưới TQ1.1, TQ1.2, kéo dài từ T.11d  T.62, tập
trung chủ yếu ở đoạn từ T.47a  T.50, tồn tại ở cot cao từ -100  +100m.
Thân quặng được khống chế bởi 110 công trình trong đó có 26 cơng trình gặp
quặng. Quặng có dạng ổ, thấu kính, khơng liên tục, kéo dài theo đường
phương từ 100500m. Chiều dày chung thân quặng thay đổi từ 0,70  16,8m,
trung bình 4,83m; chiều dày thân quặng khoanh nối xác định trữ lượng thay
đổi 2,90 ÷ 3,43m, trung bình 3,21m. Hàm lượng quặng thay đổi từ 0,87 
1,0%Cu, trung bình 0,91%Cu.

Phần trên mặt về phía Tây Bắc vùng mỏ, từ T.65 -1  T.65-2 quặng bị
oxy hóa đến độ sâu khoảng 30m. Phần này có 1 cơng trình trên mặt gặp
quặng. Chiều dày thân quặng trung bình 4,66m. Hàm lượng quặng trung bình
0,72%Cu.
- TQ 1a.2: nằm phía dưới TQ1a.1, phân bố từ T.11d  T.50, tồn tại ở
cot cao từ -50m  +50m. Thân quặng có dạng ổ, thấu kính nhỏ, có 110 cơng
trình khống chế trong đó có 13 cơng trình gặp quặng. Thân quặng có chiều
dày chung thay đổi từ 0,80  21,9 trung bình 4,71m; chiều dày thân quặng
khoanh nối xác định trữ lượng thay đổi 2,57 ÷ 7,36m, trung bình 3,65m. Hàm
lượng quặng thay đổi từ 0,87  1,02%Cu, trung bình 0,94%Cu .
- TQ 7.1: nằm ở phía dưới TQ1a.1 và TQ1a.2, phân bố r ải rác từ tuyến
T.11d  T.56a, tập trung chủ yếu từ T.11d  T.44 ở cot cao từ -100  +50m.
Thân quặng có dạng ổ, thấu kính nhỏ được khống chế bởi 46 cơng trình
khoan, trong đó có 13 cơng trình gặp quặng. Chiều dày chung thân quặng thay
đổi từ 0,8  12,9m, trung bình 2,49m; chiều dày trung bình thân quặng
khoanh nối xác định trữ lượng là 2,77m. Hàm lượng quặng trung bình
0,47%Cu.


18
1.1.4. Đặc điểm địa chất thủy văn, đia chất công trình
a. Điều kiện địa chất thủy văn
Nước mưa: Qua tài liệu thu thập lượng mưa theo ngày cho thấy lượng
mưa trong vùng tương đối phong phú, tuy nhiên lượng mưa hàng năm có sự
chênh lệch nhau khá lớn
Nước mặt: Trong khu mỏ có 13 suối nhỏ và một suối lớn là suối Tân Long
(Cốc Mỳ) nằm ở ranh giới Tây Bắc khu thăm dị, suối Tân Long có n ước chảy
quanh năm. Hầu hết các suối đều bắt nguồn từ đường chia nước ở phía Tây
Bắc đổ về thung lũng suối Cốc Mỳ phía Đơng Nam rồi đổ ra sơng Hồng. Các
suối có chiều dài 500m  800m, suối chảy cắt sâu vào đá gốc và gần thẳng

góc với hướng kéo dài của nham thạch, lòng suối nhỏ hẹp, chiều rộng từ 1m 
2m, sâu từ 15cm  20cm và có độ dốc lớn, nước chảy siết. Suối có nhiều thác
ghềnh nhỏ cao từ 1m  5m, cá biệt có thác cao tới 10m gặp ở suối Tân Long,
nước suối trong không màu, không mùi vẫn được nhân dân lấy về phục vụ
sinh hoạt và sản xuất.
Nước dưới đất: Trong vùng điều tra ĐCTV - ĐCCT đất đá có thành
phần thạch học và cấu trúc địa chất khác nhau do vậy tính chất chứa nước của
chúng cũng khác nhau, dựa vào các đặc điểm này, nước dưới đất được chia
thành các đơn vị chứa nước sau:
- Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Đệ Tứ (Q)
- Đới chứa nước trong đá trầm tích biến chất Phức hệ Cam Đường 2 ( ε1cđ2)
- Lớp cách nước trong đá trầm tích biến chất Protezozoi hệ tầng Sin Quyền
thượng (PR 1sq2).
- Tầng chứa nước khe n ứt trong đá biến chất Protezozoi hệ tầng Sin Quyền
thượng (PR 1sq2).
- Lớp cách nước trong đá trầm tích biến chất Protezozoi hệ tầng Sin Quyền hạ
(PR1sq1).
b. Đặc điểm địa chất cơng trình
Đặc điểm phân bố thành phần thạch học


19
Trong vùng mỏ thăm dị có các lo ại đất, đá sau: Lớp đất phủ, lớp phong
hóa, đá Gneisbiotit, Granitogneis, Amphybol, đá phiến thạch anh 2 mica, đá
biến chất trao đổi và một số ít đá khác nằm xen kẹp với các đá trên.
+ Lớp đất phủ: bao phủ trên tồn bộ bề mặt khu vực thăm dị với chiều dày
5m  15m thành phần gồm bột sét, sạn sỏi có màu nâu đỏ, nâu xám, nâu đen.
Lớp mềm bở, dễ sập lở khi gặp nước và có cơng trình đi qua.
+ Đá Gneisbiotit xen kẹp đá phiến thạch anh 2 mi ca chiếm khoảng 55% diện
tích khu vực thăm dị, đá có màu xám trắng, xám t ro, kiến trúc hạt từ trung

bình tới nhỏ, cấu tạo dạng dải, khối thành phần gồm thạch anh, felspat, biotit.
+ Đá biến chất trao đổi là đá chứa quặng chủ yếu trong khu vực thăm dò,
chiều dày của đá biến đổi từ 0,50m  30m, đá thường có mầu xám đen, xanh
đen, trong đá có chứa quặng đồng lấp đầy trong khe nứt, lỗ hổng. Đá biến
chất trao đổi chứa quặng thường bị nén ép và ít bị nứt nẻ.
+ Granitogneis chiếm khoảng 20% diện tích khu vực thăm dị, đá có mầu xám
trắng, kiến trúc hạt, cấu tạo khối, đá rắn chắc, thành phần chủ yếu là thạch
anh, biotit. Đá thường phân bố ở rìa các thân quặng. Các đoạn đá bị nứt nẻ
dập vỡ có cường độ kháng nén nhỏ hơn 863Kg/cm 2. Đoạn có kết cấu cơng
trình ổn định có cường độ kháng nén lớn, có chỗ lên đến 2156Kg/cm 2. Ngồi
ra trong khu vực thăm dị cịn ít đá khác như Amphybol, Granit, đá vôi tái kết
tinh chiều dày của các lớp đá này biến đổi từ 0,5m  5m, cấu tạo dạng khối,
kiến trúc hạt, đá rắn chắc.
Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của đất đá
Căn cứ vào độ bền cơ học trên cơ sở kết quả phân tích tính chất cơ lý
của đất đá, độ ổn định tương đối với nước kết hợp với việc quan trắc bằng
mắt thường và đặc điểm chứa quặng của đất đá theo quan điểm địa chất cơng
trình đất đá khu mỏ được chia thành các lớp sau:
* Lớp 1:
Đá có kết cấu địa chất cơng trình kém bền vững: Bao gồm tồn bộ lớp vỏ
phong hóa trên tồn bộ diện tích thăm dị. Thành phần gồm bột sét màu nâu


20
đỏ, xám, đá phiến thạch anh 2 mica, Gneisbiotit màu xám trắng, xám vàng bị
phong hóa mạnh mẽ nên mềm, bở rời dễ bị sập lở khi gặp nước và các tác
động động lực cơng trình. Lớp dày trung bình từ 5m  15m có nơi đến 52m.
* Lớp 2:
Lớp đá ở phía trên quặng. Đá có kết cấu địa chất cơng trình tương đối bền
vững, bao gồm các đá Gneisbiotit, Granitogneis, đá phiến thạch anh 2 mica và

ít đá khác nằm xen kẹp nhau. Các lớp dày từ 0,50m  30m. Đá bị ảnh hưởng
phong hóa yếu và bị nứt nẻ có chỗ dập vỡ. Những chỗ bị nứt nẻ dập vỡ có kết
cấu địa chất cơng trình thường kém bền vững. Đá trong lớp này chứa nước áp
lực cục bộ trong các khe nứt và lỗ hổng như ng nghèo và có ảnh hưởng khơng
đáng kể tới cơng trình đi qua.
* Lớp 3:
Lớp đá chứa quặng bao gồm đá biến chất trao đổi và Gneisbiotit bị micmatit
hóa. Đá bị nén ép, ít bị nứt nẻ, kiến trúc dạng hạt, vảy cấu tạo dạng dải, khối
rắn chắc tuy nhiên có chỗ bị n ứt nẻ dập vỡ khá mạnh.
* Lớp 4:
Lớp đá dưới quặng bao gồm các đá Gneisbiotit, Granitogneis, Amphybol, đá
vơi hoa hóa và ít đá khác. Đá trong lớp này thường rắn chắc ít nứt nẻ có kết
cấu địa chất cơng trình bền vững.
1.2. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ.
1.2.1. Công suất, trữ lượng mỏ
a. Trữ lượng khai trường
Khai trường hầm lò bao gồm 18 thân quặng đồng: TQ1.1, TQ1.2, TQ2.1,
TQ2.2, TQ1a.1, TQ1a.2, TQ5.1, TQ7.1, TQ7.2, TQ7a.1, TQ9.1, TQ9.2, TQ9.3,
TQ10.1, TQ11.1 và TQ12.1.
- Trữ lượng địa chất được tính trên cơ sở b áo cáo thăm dị bổ sung
quặng đồng và các khống sản đi kèm vùng Vi Kẽm, xã Cốc Mỳ, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai (trữ lượng tính đến 31/03/2010) do Xí nghiệp Địa chất 109 -


21
Vinacomin thành lập đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê
duyệt tại quyết định số 837/QĐ-HĐTLKS ngày 04/11/2011.
- Trữ lượng địa chất đưa vào thiết kế khai thác bao gồm 8 trong số 18
thân quặng có mặt trong ranh giới mỏ là các thân quặng TQ1.1, TQ1.2, TQ2.1,
TQ2.2, TQ1a.1, TQ1a.2, TQ5.1 và TQ7.1 với tổng trữ lượng địa chất 5.154.210 tấn

quặng cấp trữ lượng 121 và 122 . Các thân quặng còn lại trước mắt chưa được
khai thác do cấp tài nguyên là 222 và 333, sau khi thăm dò nâng cấp trữ lượng
sẽ được thiết kế khai thác sau.
- Trữ lượng huy động vào thiết kế khai thác được xá c định trên cơ sở
khoanh định trữ lượng địa chất trong ranh giới của các buồng khai thác. Trữ
lượng địa chất huy động gồm 8 trong số 18 thân quặng nêu trên, trong mỗi
thân quặng chỉ huy động bố trí các buồng khai thác tại khu vực có trữ lượng
cấp 121 và 122 (5.154.210 tấn), các khu vực có cấp tài nguyên 222, 333
(1.153.002 tấn) sẽ được huy động khai thác sau khi được nâng cấp trữ lượng.


22
Bảng 1.1: Tổng hợp trữ lượng địa chất, trữ lượng huy động và trữ lượng công nghiệp mỏ
TRỮ LƯỢNG, TẤ N
Địa chất
SỐ
TT

HÀM
Huy động

HIỆU

Tổn thất do
HTKT

121+122

333


121+122

121+122

121+122

làm

Phần

làm

nghèo

nghèo

quặng trong 121+122

quặng trong Chung

q

q

trình

khai thác
TỒN MỎ

LOẠI


(%)
Phần

QUẶNG

KIM

ĐỒNG

Cơng nghiệp

THÂN

LƯỢNG

trình

khai thác

5.154.210

5.611.951

5.154.210

808.748

4.345.463


511.115

0,76%

0,09%

0,69%

1

Thân quặng 5.1

160.521

382.258

160.521

22.794

137.727

13.773

0,50%

0,09%

0,46%


2

Thân quặng 2.1

450.390

1.482.895

450.390

63.955

386.435

38.643

0,65%

0,11%

0,60%

3

Thân quặng 2.2

524.405

497.250


524.405

88.633

435.772

57.693

0,56%

0,10%

0,51%

4

Thân quặng 1.1

1.900.583

1.067.675

1.900.583

294.018

1.606.565

184.704


0,66%

0,10%

0,61%

5

Thân quặng 1.2

1.388.559

1.164.201

1.388.559

235.722

1.152.838

153.689

1,01%

0,09%

0,90%

201.468


439.670

201.468

28.609

172.860

17.286

0,91%

0,08%

0,84%

297.038

363.601

297.038

42.179

254.858

25.486

0,94%


0,09%

0,86%

231.245

214.401

231.245

32.837

198.408

19.841

0,47%

0,08%

0,43%

6

7
8

Thân

quặng


1a.1
Thân

quặng

1a.2
Thân quặng 7.1


23
b. Cơng suất mỏ
Khai trường mỏ hầm lị Vi Kẽm có chiều dài theo phương Tây Bắc Đơng Nam  3,3 km (từ T.11  T.65a), diện tích 314,74ha với trữ lượng địa chất
5,154 triệu tấn. Các thân quặng phân bố trong tầng từ lộ vỉa (+225  +265) đến
mức -80 (TQ 7.1), trữ lượng tập trung chủ yếu ở t ầng +150  -50 chiếm 88,7%
tổng trữ lượng toàn mỏ.
Các thân quặng trong khai trường thiết kế có chiều dày 1,2  7,8m, trung
bình 3,7m và đều có góc dốc 60  80 ; cấu tạo thân quặng dạng mạch, thấu
kính, dạng ổ rất phức tạp. Vì vậy cơng nghệ khai thác thủ công (buồng lưu
quặng) áp dụng không thể cho năng suất cao được mà công suất khai thác một
buồng chỉ dao động 30  50 ngàn tấn/năm và cơng nghệ khai thác cơ giới hóa (lị
dọc vỉa phân tầng) cũng chỉ có thể đạt được 125  140 ngàn tấn/năm cho một
buồng khai thác.
Sau khi đánh giá, xem xét và phân tích điều kiện địa - kỹ thuật khu mỏ
Vi Kẽm, khả năng huy động và chuyển diện khai thác cũng như cơng nghệ
khai thác có thể áp dụng cho mỏ; cân đối thời gian khấu hao của 2 nhà máy
tuyển, thời gian tồn tại và ổn định cơng suất mỏ lộ thiên Sin Quyền, mỏ hầm
lị Vi Kẽm, sự phù hợp và hiệu quả vốn đầu tư với quy mơ xây dựng mỏ hầm
lị cũng như định hướng quy hoạch khai thác phần sâu mỏ Sin Quyền được
nhịp nhàng, đồng bộ. Công suất thiết kế khai thác mỏ hầm lò Vi Kẽm là

350.000 tấn/năm quặng nguyên khai (công suất lớn nhất) tương ứng với 2.000
 2.200 tấn đồng kim loại/năm hoàn toàn khả thi về trữ lượng và điều kiện kỹ
thuật.
1.2.2. Công nghệ khai thác
- Căn cứ vào điều kiện địa kỹ thuật mỏ, dự án đề xuất áp dụng 02 sơ đồ
công nghệ khai thác áp dụng cho khu mỏ:
+ Sơ đồ công nghệ khai thác buồng lưu quặng (BLQ) áp dụng cho các thân,
khối quặng có chiều dày thân quặng từ 1,2  3,5m. Kết quả tính tốn, xác


24
định tổn thất công nghệ của hệ thống khai thác BLQ thay đổi 13,3 ÷ 18,0%,
trung bình 14,2%; tỷ lệ làm nghèo quặng trong quá trình khai thác thay đổi từ
7,0÷12%, trung bình 10%
+ Sơ đồ cơng nghệ khai thác phá nổ phân tầng áp dụng cho các thân, khối
quặng có chiều dày từ 3,5  7,8m, chiều dài theo phương khối khai thác
>300m. Kết quả tính tốn xác định tổn thất công nghệ của hệ thống khai thác
phá nổ phân tầng thay đổi 14,5% ÷ 20,1%, trung bình 18,3%; tỷ lệ làm nghèo
quặng trong quá trình khai thác thay đổi 12 ÷ 17,5%, trung bình 15%.
- Hàm lượng kim loại trong phần làm nghèo quặn g trong quá trình khai
thác được xác định trên cơ sở tổng hợp kết quả phân tích mẫu trong các lỗ
khoan thăm dị và được tính chung trên tồn thân quặng.


25
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ
CỦA MỎ ĐỒNG VI KẼM BÁT XÁT – LÀO CAI
2.1. Hiện trạng khai trường
Khu mỏ đồng Vi Kẽm là mỏ mới được điều tra đánh giá, thăm dị bổ

sung. Cơng tác thăm dị tiến hành trong một diện tích khơng lớn 3,1474km 2 ,
khối lượng thi cơng trên mặt không nhiều nên ảnh hưởng đến môi trường là
không đáng kể.
Hầu hết các thân quặng đều ẩn sâu dưới lớp đất phủ, ngoại trừ một số
diện lộ nhỏ của quặng oxyt đồng. Trong q trình thăm dị khơng thực hiện
các cơng việc liên quan đến khai thác khống sản.
Ở biên giới phía Tây Bắc khai trường mỏ giáp khu vự c suối Tân Long
(T.65-1  T.68a) hiện có một đơn vi đang khai thác quặng sắt lộ vỉa với quy
mô nhỏ (mức khai thác +230  +240, diện tích 2,28ha).
Ngồi ra, trong khu vực thăm dị có một số hộ dân sinh sống, tập trung
chủ yếu ven đường giao thông tỉnh lộ Bá t Xát - Trịnh Tường, thu nhập của
dân chủ yếu từ trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp. Hơn nữa, trong
khu vực (T.47 -2, cách tuyến trục 200m) có văn phịng UBND xã Cốc Mỳ.
Phía Đơng Nam và cách khu thăm dị mỏ đồng Vi Kẽm khoảng 1km là
Công ty mỏ - tuyển đồng Sin Quyền đang khai thác lộ thiên với công suất 1,2
triệu tấn/năm, toàn bộ quặng khai thác hiện nay cung cấp đầu vào cho nhà
máy tuyển số 1 hiện có với công suất là 1,2  1,3 triệu tấn/năm. Nhà tuyển số
1 hiện có được xây dựng và đi vào vận hành năm 2 006 với thời gian khấu hao
khoảng 20 năm (hết khấu hao năm 2027).
Hiện nay mỏ lộ thiên Sin Quyền đã có dự án đầu tư mở rộng nâng công
suất lên 2,5 triệu tấn/năm. Đồng bộ với việc nâng công suất mỏ, dự án sẽ xây
dựng mới nhà máy tuyển số 2 với công suất 1,3 triệu tấn/năm trên cơ sở cân
đối công suất mỏ lộ thiên Sin Quyền và mỏ hầm lò Vi Kẽm.


×