Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Chiến thuật chia nhỏ cổ phiếu của công ty tăng trưởng mạnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.27 KB, 6 trang )

Chiến thuật chia nhỏ cổ phiếu của công ty tăng trưởng mạnh
1. Nguyên nhân và kết quả.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong thời
gian qua được thế giới và những chuyên gia đánh giá
là tăng trưởng nóng. Theo ông Jack Lin Giám đốc quản
lý vùng châu Á - Franklin Templeton Investments, triển vọng TTCK
Việt Nam năm 2007 là rất lạc quan.
Mặc dù vậy, chỉ số thị trường cho thấy là nóng. Tuy nhiên, ông Jack Lin
cho rằng nếu quản lý một cách hợp lý thì đây sẽ là cơ hội cho nền kinh tế
Việt Nam phát triển mạnh hơn. Điều cần thiết bây giờ là phải có các có
biện pháp quản lý phù hợp các nguồn vốn vào thị trường. Về mặt dài hạn,
Việt Nam là môi trường đầu tư đầy kỳ vọng. Ông John Shrimpton - Giám
đốc Dragon Capital cho rằng, năm 2007 là một năm nhiều thách thức với
TTCK Việt Nam. Trong điều kiện ấy, cùng với số lượng doanh nghiệp niêm
yết ngày càng lớn, thị trường tài chính cũng ngày càng đa dạng hơn cả về
thành viên tham gia, môi trường và kĩ thuật-công cụ được áp dụng. Bài
viết này hướng đến tìm hiểu một kĩ thuật đang được nhiều doanh nghiệp
áp dụng là chia tách cổ phiếu.
Chia nhỏ cổ phiếu là gì? Đó là một hành động của một công ty làm tăng
số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành (outstanding shares). Tuy nhiên
mức vốn hóa của cổ phiếu (stock's market capitalization) vẫn không thay
đổi. Các tỉ số phổ biến của việc phân chia là 2:1, 3:1, 3:2. Giả sử công ty A
phát hành tổng cộng 1000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có trị giá 10$. Công ty A
quyết định chia cổ phiếu theo tỉ lệ 2:1 tức là 1 cổ phiếu sẽ phân chia thành
2 cổ phiếu. Giá trị của 2 cổ phiếu bây giờ ngay bằng với một cổ phiếu
trước khi phân chia.
Như vậy về cơ bản, tổng giá trị cổ phiếu trên thị trường cũng như của bạn
là không thay đổi. Vậy thì tại sao các công ty lại phân chia cổ phiếu, tại sao
những người lãnh đạo của các công ty lại coi đây là công cụ marketing
mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất ?
Nguyên nhân 1: Theo tâm lý của nhà đầu tư, khi phân chia cổ phiếu, công


ty có thể làm cho người giữ cổ phiếu cảm thấy giá trị của cổ phiếu họ giữ
tăng lên mà chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ.
Nguyên nhân 2: Công ty quyết định phân chia cổ phiếu, vì giá cổ phiếu
của họ trên thị trường đã đạt tới mức quá cao và vượt xa giá cổ phiếu của
những công ty tương tự. Việc phân chia cổ phiếu là để thu hút những
thêm các nhà đầu tư nhỏ và trung bình. Nếu như trước khi phân chia, bạn
có thể cảm thấy 10$/cổ phiếu là khá đắt, đó là nguyên nhân mà bạn mua
không thật nhiều. Đến bây giờ giá cổ phiếu chỉ còn 5$/cổ phiếu, bạn sẽ
sẵn sàng hơn trong việc mua cổ phiếu của A. Về phía công ty hành động
này có tác dụng cắt nhỏ "miếng thịt lớn" ra để thị trường có thể "tiêu hoá"
một cách nhanh và dễ dàng.
Nguyên nhân 3: Phân chia cổ phiếu là tăng sự ổn định về mặt giá cả cho
cổ phiếu (increase stocks' liquidity). Nói chung, những nhà đầu tư lớn như
các công ty, ngân hàng tránh giao dịch cố phiếu của công ty mà tổng số cổ
phiếu lưu động có số lượng thấp. Tôi xin lấy ví dụ sau để làm rõ hơn. Giả
sử công ty A có tổng giá trị cổ phiếu lưu dộng là 10.000$. Có hai trường
hợp, một là công ty chỉ phát hành 2 cổ phiếu, hai là công ty phát hành
1000 cổ phiếu. Để có thể so sánh được sự ảnh hưởng của sự thay đổi
của giá 1 cố phiếu có ảnh hưởng như thế nào đến giá cả của những cổ
phiếu còn lại, tôi xin lấy giả sử nhà đầu tư X NĐT X) giữ 1 cổ phiếu trong
cả hai trường hợp.
Trong trường hợp này công ty có 2 cổ đông, mỗi người giữ 50% tổng số
cổ phiếu. Giả sử như anh NĐT X cần vốn khẩn cấp, và sẽ quyết định bán
cổ phiếu anh ta giữ với 50% giá gốc tức là 2.500$/cổ phiếu. Như vậy giá
trị cổ phiếu của anh ta chỉ có 2.500$ một cổ phiếu, cổ phiếu bạn đang giữ
cũng sẽ bị xuống giá một cách đáng kể, sẽ rất khó để bạn bán được với
giá 5.000$, trên thực tế bạn có lẽ sẽ chỉ bán được hơn 2.500$ một chút
nếu bạn thực sự giỏi. Nếu bạn không muốn bán, giữ cổ phiếu lại thì cũng
có nhiều khả năng là giá cổ phiếu của công ty sẽ bị giảm dần theo thời
gian vì người đầu tư sẽ không quan tâm như trước nữa (vì nhìn từ phía

ngoài, giá trị của công ty bị giảm đáng kể sau hành động bán cổ phiếu của
NĐT X). Như vậy là chỉ với sự thay đổi của một cổ phiếu, giá trị của cổ
phiếu còn lại cũng sẽ bị tác động rất mạnh.
Giả sử cùng một tình huống như trên, NĐT X muốn bán toàn bộ cổ phiếu
của mình với giá 50% giá gốc tức là 5$ /cổ phiếu. Tuy nhiên anh ta chỉ giữ
1/1000 toàn bộ số cổ phiếu lưu động trên thị trường, những người muốn
mua cổ phiếu của công ty A phải mua từ bạn hoặc NĐT Y, NĐT Z. Họ đơn
thuần là không thể mua hết cổ phiếu của một người nào đó với giá thấp
được, và như vậy họ không thể ép giá bất cứ ai. Như vậy, giá trị của các
cố phiếu còn lại sẽ được bảo vệ cho dù nếu có sự thay đổi giá của một cổ
phiếu nào đấy. Khi có càng nhiều cổ phiếu trên thị trường, sẽ có càng ít
khả năng một cá nhân nào đó giữ một số lượng đủ lớn để ảnh hưởng lớn
đến giá cả của toàn bộ cổ phiếu của công ty phát hành. Hành động này
cũng tương tự như đưa ra chính sách chống độc quyền. Như trường hợp
1, chỉ cần có 1 cổ phiếu là bạn đã nắm giữ 50% cố phiếu toàn công ty
trong tay, trong trường hợp 2 bạn phải tìm mua 500 cổ phiếu để có thể
nắm được 50% tổng số cổ phiếu. Đó chính là nguyên nhân mà công ty
muốn tăng số lượng cổ phiếu lưu động trên thị trường bằng cách phân
chia cổ phiếu.
2. Các giai đoạn của giá cả.
Như vậy, chúng ta đã bàn đến các nguyên nhân mà một công ty phân chia
cổ phiếu của mình. Giá của cổ phiếu (stock's price) cũng bị ảnh hưởng bởi
việc phân chia cổ. Sau khi phân chia giá của cổ phiếu sẽ giảm ngay tức
khắc khi số lượng cổ phiếu tăng lên theo tỷ lệ phân chia. Như vậy các
công ty sau một quá trình phát triển tốt, hầu hết các công ty đều phân chia
cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu giảm, nhiều nhà đầu tư nhỏ nghỉ rằng mình đã
có đủ khả năng và quyết định mua cổ phiếu này.Cùng với việc phân chia
cổ phiếu thường chứng tỏ quá trình phát triền mạnh của công ty, nhu cầu
về cổ phiếu sẽ tăng dẫn đến giá trị cổ phiếu của công ty cũng tăng lên.
Đây là kết quả quá trình đấu tranh giữa lợi nhuận trước mắt và lợi nhuận

lâu dài. Nếu có một người đang giữ cổ phiếu sẽ lên giá, bạn muốn mua
của họ thì bạn phải nâng giá mua đến một điểm nào đó để họ chọn cái lợi
trước mắt và đưa cho bạn cái lợi lâu dài.
Một câu hỏi mà hầu hết nhà đầu tư đều quan tâm là sự thay đổi giá cả của
cổ phiếu khi bị phân chia. Như đã nó, bản thân doanh nghiệp không có gì
thay đổi, cả về vận hành kinh doanh hay vốn điều lệ, cái thay đổi duy nhất
là số lượng cổ phiếu, từ đó tác động đến giá, như thế xu thế và tâm lý của
nhà đầu tư sẽ tác động nhiều đến giá. Về mặt ngắn hạn, chính xu hướng
của các nhà đầu tư mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá cả của cổ
phiếu. Như vậy là dựa vào phân tích này bạn có thể tạo ra lợi nhuận mà
không cần biết là công ty có thực sự phát triển hay không.
Quá trình thay đổi giá cả của cổ phiếu khi phân chia có thể chia ra làm 6
giai đoạn chính dựa vào hai cột mốc thời gian: thời điểm công ty tuyên bố
phân chia cổ phiếu và khi việc phân chia diễn ra.
• Giai đoạn 1: Trước khi tuyên bố phân chia.
Giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh hơn bình thường trong vòng 10 ngày
trước khi sự phân chia được chính thức tuyên bố. Trước khi BMC tuyên
bố phân chia cổ phiếu giá cổ phiếu phiếu BMC ( 14/04/2007 :666.0; 15/05 :
699.0; 16/05: 733.0; 17/05: 769.0 và đạt 847.0 vào ngày 21/05/2007). Đây
là kết quả của sự mua vào liên tục của những nhà đầu tư nghiên cứu và
nắm bắt được trước thời điểm cổ phiếu sẽ phân chia. Các cổ đông chưa
biết nên giá bán ra chỉ nhỉnh lên một chút so với bình thường. Chìa khoá
để làm ra lợi nhuận trong giai đoạn này là phải nắm bắt được cổ phiếu
công ty nào sẽ phân chia và khi nào.
• Giai đoạn 2: Tuyên bố phân chia.
Giá cổ phiếu sẽ nhảy vọt vào thời điểm kế hoạch phân chia được công bố.
Có thể giá cổ phiếu sẽ còn tiếp tục tăng trong vòng vài ngày kế tiếp. Đây là
kết quả của sự mua vào của những nhà đầu tư không biết trước cổ phiếu
sẽ phân chia cho đến lúc có sự thông báo chính thức của công ty. Tuy
nhiên vì là thông báo chính thức nên các cổ đông cũng ngay lập tức nhận

ra lợi nhuận sắp tới, do vậy giá bán ra sẽ bị đẩy lên mạnh. Những người
đầu tư ngắn hạn mua trong giai đoạn này có xu hướng giữ cổ phiếu trong
2-3 ngày, khi cổ phiếu có dấu hiệu đi xuống sẽ bán ngay tức khắc. Những
nhà đầu tư mua trong giai đoạn trước cũng quan sát rất kĩ sự thay đổi về
giá cả của cố phiếu xem đã đến đỉnh hay chưa để khoá lợi nhuận chắc ăn
lại đúng lúc.
• Giai đoạn 3: Tình trạng ngủ giá cổ phiếu
Vài ngày sau khi tuyên bố chính thức, giá cổ phiếu dừng tăng và chuyển
sang giai đoạn ngủ. Người mua và người bán đi qua trạng thái bộc phát và
có thời gian để đưa giá cổ phiếu xuống dần và dừng ở mức cân bằng. Tuy
nhiên một số cổ phiếu đặc biệt mạnh thì giai đoạn này có thể rất ngắn,
thậm chí không có và vào ngay giai đoạn kế tiếp (như cổ phiếu SJS và
BMC không có trải qua gian đoạn này). Độ dài của giai đoạn này cũng phụ
thuộc vào khoảng thời gian giữa thời điểm tuyên bố và khi tiến hành tách
cổ phiếu. Nếu thời gian này càng ngắn thì giai đoạn này cũng càng ngắn.
• Giai đoạn 4: Trước khi phân chia
Khi cổ phiếu đến gần ngày phân chia, nó có xu hướng ra khỏi trạng thái
ngủ và tiếp tục tăng giá. Việc này có thể xảy ra khoảng 5 ngày trước khi
sự phân chia tiến hành. Tại thời điểm này, những nhà đầu tư đến muộn
bắt đầu mua vào. Khoảng thời gian 5 ngày là hoàn toàn ước lượng đối với
thị trường chứng khoán Việt Nam, thời gian thực tế phụ thuộc vào tình
trạng của toàn bộ thị trường và sự phát triển của từng lĩnh vực khác nhau.
• Giai đoạn 5: phân chia cổ phiếu
Bình thường giá cổ phiếu sẽ tăng nhang chóng trước khi cổ phiếu phân
chia. Sau khi phân chia, những nhà đầu tư mới bắt đầu mua vào với giá cổ
phiếu ngay sau khi đã phân chia. Việc này đẩy giá cổ phiếu còn lên cao
nữa (Ví dụ như ngay trước khi phân chia giá cổ phiếu là 10$/cổ phiếu, sau
khi phân chia 2:1 thành 5$/cổ phiếu, giá này bị đẩy lên tiếp thành $5.5$ ).
• Giai đoạn 6: Sau khi phân chia cổ phiếu
Giá cổ phiếu thời điểm này sẽ giảm xuống vì ít người mua hơn và những

nhà đầu tư trong các giai đoạn trước khi phân chia đã bắt đầu bán ra ngay

×