Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

1 số giải pháp Marketing để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Tại Công ty CP May 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.55 KB, 43 trang )

Lời nói đầu:
Trong những năm qua ngành may mặc Việt Nam đã có những bước phát triển vượt
bậc và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho
ngân sách quốc gia. Không chỉ có vậy mà ngành may mặc còn là ngành đi đầu trong quá
trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp
may thông qua việc Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và hướng mở
rộng thị trường trong nước, xuất khẩu đã minh chứng điều đó.
Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp được chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt nam. Công ty cổ phần May 10 đang dần chuyển
dịch từ hình thức may gia công theo đơn đặt hàng sang hình thức xuất khẩu FOB trên thị
trường quốc tế, đồng thời vươn lên trở thành công ty may mặc hàng đầu trên thị trường nội
địa. Điều đó đòi hỏi Công ty cổ phần May 10 phải hoạch định chiến lược sản phẩm của
mình vì đây là tiền đề để thực hiện các chiến lược kinh doanh khác.
Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của ngành dệt may, công ty cổ phần may 10 luôn
có những bước nỗ lực vượt bậc để vượt lên đối thủ và vượt lên chính mình, trở thành công
ty may mặc hàng đầu trên thị trường nội địa. Hiện nay công ty đã khẳng định được vị thế
của mình trong điều kiện khắc nghiệt của cơ chế thị trường, xứng đáng với danh hiệu "Anh
hùng lao động" và "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" mà nhà nước đã trao tặng.
Trong thời gian thực tập, khảo sát và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần May 10 được sự
quan tâm hướng dẫn quí báu của Thạc sỹ Lê Thị Mai – Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội, các anh chị phòng ban nghiệp vụ của Công ty cổ phần May 10
và đồng nghiệp, em đã hoàn thành tốt báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo của em gồm có 5 phần như sau:
Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Phần 2: Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc
Phần 3: Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp
Phần 4: Thành tựu và tồn tại của doanh nghiệp
Phần 5: Phương hướng phát triển, chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Giới thiệu khát quát về doanh nghiệp:
1
Tên công ty: Công ty cổ phần May 10


Tên giao dịch: Gament 10 JSC (Garco 10)
Họ và tên tổng giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trụ sở chính: Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Hà Nội
Mã số thuế: 0100101308 -1
Số quyết định thành lập doanh nghiệp: 0103006688
Vốn điều lệ: 54.000.000.000 đồng (Năm mươi bốn tỷ đồng Việt Nam)
Fax: 84 - 4 - 8276925
Tel: 84 - 4 - 8276923, 8276396
Website: http:// www.garco10.com.vn
Email:
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP
- Công ty may 10 hình thành từ năm 1946 tại chiến khu Việt Bắc, khu 3, khu 4 với các bí
danh là X10, X30, X40. Lúc này công ty chỉ là các công xưởng sản xuất vũ trang của quân
đội phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của quân ta.
- Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, năm 1956, để phục vụ cho nhu cầu dân sinh
cao và xây dựng, phục vụ quân đội tiến lên chính quy hiện đại, Xưởng may 10 và xưởng
may 40 đã sáp nhập lại và hình thành nên Xí nghiệp May 10, đóng tại Gia Lâm, Hà Nội, trực
thuộc Cục Quân nhu - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng.
- 8/1/1959, Xí nghiệp May 10 đã vinh dự được đón bác Hồ về thăm và ngày đó đã trở thành
ngày truyền thống hàng năm của May 10.
- Sau đó Xưởng May 10 đổi tên thành Xí nghiệp May 10 do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Xí
nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất hàng quân trang và may dân dụng.
- Năm 1975, Xí nghiệp May 10 chuyển hướng kinh doanh mới, chuyên làm hàng xuất khẩu
cho các nước Liên Xô và Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu. Khi Liên Xô và Đông Âu tan rã (năm
1990) May 10 mở rộng địa bàn hoạt động sang các thị trường: CH Liên Bang Đức, Bỉ, Nhật
Bản, Đài Loan...
- Tháng 12/1992, Xí nghiệp May 10 quyết định chuyển đổi hoạt động, tổ chức thành Công
ty May 10.
- Nhằm thực hiện mục tiêu đưa công ty lên một tầm cao mới từ nay đến năm 2010, tháng 1

năm 2005, công ty May 10 đã chuyển đổi thành công ty Cổ phần May 10 theo quyết định
2
105/2004/QĐ-BCN ngày 05/10/2004 của bộ trưởng bộ Công nghiệp, với 51% vốn của Tổng
công ty Dệt May Việt Nam - Vinatex.
-Hiện nay, lĩnh vực hoạt động của May 10 đã mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Bao
gồm:
+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu may mặc.
+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu
dùng khác.
+ Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
+ Đào tạo nghề.
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Tuy nhiên May 10 vẫn tập trung sản xuất các sản phẩm chính như áo sơ mi nam, nữ, áo
jacket các loại, bộ veston nam cũng như một số sản phẩm quần âu, quần áo trẻ em, quần áo
bảo vệ. Các sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng theo 3 phương thức:
+ Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên vật liệu và gia công thành sản phẩm đúng
yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như mẫu mã theo hợp đồng.
+ Sản xuất hàng xuất khẩu theo hình thức FOB: Công ty tự mua nguyên vật liệu, tổ chức
sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng.
+ Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện tất cả quá trình sản xuất kinh doanh từ mua
nguyên vật liệu đầu vào, thiết kế mẫu mã để sản xuất cho đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Như vậy, trong thời gian qua, dù hoạt động dưới hình thức hay tên gọi như thế nào, May 10
vẫn luôn có những thành công đáng kể và cố gắng không ngừng trong việc đổi mới các máy
móc thiết bị cũng như công nghệ sản xuất.
Tóm lại quá trình phát triển của công ty là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên
cũng như ban lãnh đạo, là sự phù hợp với nhịp đập phát triển của dòng chảy kinh tế, là sự
vươn cao, là sự dẫn đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực may mặc cũng đều phải
thán phục.


II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC
PHÒNG BAN, BỘ PHẬN TRỰC THUỘC
1. Hệ thống tổ chức:
Mô hình tổ chức quản lý của công ty may 10 theo kiểu trực tuyến, chức năng.
Ưu điểm:
3
- Thúc đẩy chuyên môn hoá kỹ năng, tạo điều kiện cho những cá nhân phát huy năng lực của
mình đồng thời tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân.
- Giảm sự trùng lặp trong công việc.
- Làm cho hệ thống hoạt động có sự gắn kết, thống nhất và hoàn chỉnh.
4
Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần May 10
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Tổng giám đốcPhòng tài chính kế toán Ban tổ chức hành chính
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc điều hành
Phòng cơ điện
Ban y tế MTLĐ
Phòng kinh doanh
Ban đầu tư
ửTường đào tạo
Ban n/c SX
Ban Marketing
Ban bảo vệ QS
Phòng QA
Các XNTV và LD
Phòng kho vận
Phòng kế hoạch
ãchN dịch vụ
Trường MN
Phòng kỹ thuật

5
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận trực thuộc
2.1 Cơ quan tổng giám đốc :
2.1.1- Chức năng :
Cơ quan Tổng giám đốc là Cơ quan có trách nhiệm và quyền hạn cao sau Hội đồng
quản trị, đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc có Phó Tổng giám đốc.
Cơ quan Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty, Bộ Công nghiệp và Nhà
nước về mọi hoạt động của Doanh nghiệp.
2.1.2- Nhiệm vụ và quyền hạn :
a- Tổng giám đốc:
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Dệt - May về
kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện luật pháp hiện hành, quyết định các chủ trương lớn
về các quy chế hoạt động sản xuất - kinh doanh, chính sách xã hội, an ninh trật tự và đời
sống công nhân viên chức.
- Xây dựng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, quy hoạch
và đầu tư phát triển.
- Đại diện doanh nghiệp ký các hợp đồng kinh tế , các văn bản hợp tác sản xuất kinh doanh với
các đơn vị trong và ngoài nước.
- Phụ trách các mặt công tác sau đây:
+ Chủ đầu tư và chủ tài khoản.
+ Công tác quy hoạch cán bộ, công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ.
+ Chỉ đạo việc xây dựng chiến lược sản phẩm với việc phát triển thị trường xuất
khẩu và chiến lược phát triển thị trường kinh doanh trong nước.
+ Công tác tài chính, kinh doanh tiền tệ
+ Công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh FOB
+ Công tác đối ngoại và quản lý liên doanh, hợp tác với nước ngoài.
+ Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác của phòng
TCKT, Ban đầu tư phát triển
b- Phó Tổng giám đốc 1:
- Là người giúp việc Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng giám đốc giải

quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt
- Phụ trách các mặt công tác sau đây:
+ Công tác kế hoạch
+ Công tác kinh doanh trong nước
6
+ Cùng với các phòng chức năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế với khách
hàng.
+ Chủ trì việc xây dựng giá gia công cho các Xí nghiệp thành viên g.
+ Theo dõi tình hình ký kết các hợp đồng sản xuất kinh
+ Công tác chất lượng và đại diện lãnh đạo về chất lượng
+ Chủ trì việc xây dựng và trình Tổng giám đốc duyệt các quy chế quản lý.
+ Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác của các Xí
nghiệp thành viên.
+ Thay mặt Tổng giám đốc làm việc và phối hợp công tác với các tổ chức đoàn thể
trong doanh nghiệp
c- Phó tổng giám đốc 2:
- Là người giúp việc Tổng giám đốc
- Phụ trách các mặt công tác sau đây:
+ Chỉ đạo và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của 06 XN thành viên tại địa
phương.
+ Đào tạo công nhân và cán bộ quản lý, xuất khẩu lao động.
+ Nghiên cứu và tổ chức sắp xếp hệ thống kho tàng đảm bảo quản lý chặt chẽ về số
lượng, chất lượng nguyên phụ liệu và thành phẩm.
+ Chủ trì việc xây dựng và trình Tổng giám đốc phê duyệt các quy chế quản lý và tổ
chức thực hiện các quy chế đó.
- Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác của Xí nghiệp
thành viên ở địa phương.
d- Giám đốc điều hành
- Là người giúp việc Tổng giám đốc.
- Phụ trách các mặt công tác sau đây:

+ Phụ trách công tác lao động tiền lương và thu nhập.
+ Công tác bảo hộ và an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, trật tự an ninh
+ Quản lý toàn bộ nhà đất của các cơ sở sản xuất của công ty
+ Đại diện lãnh đạo về môi trường, về trách nhiệm xã hội, về sức khoẻ và an toàn
+ Đại diện cơ quan Tổng giám đốc phát ngôn với các cơ quan báo chí về doanh
nghiệp.
+ Kiêm Chánh Văn phòng cho đến khi có Chánh văn phòng mới.
7
2.2 Phòng kế hoạch :
2.2.1- Chức năng :
Là phòng tham mưu của Cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch, xuất
nhập khẩu; kinh doanh thương mại (FOB). Tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế,
soạn thảo và thanh toán các hợp đồng, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo
sự uỷ quyền của Tổng giám đốc. Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các
đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Công ty.
2.2.2- Nhiệm vụ :
- Trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp thị, giao dịch, đàm phán các hợp đồng kinh tế .
- Tập hợp và chuyển giao đầy đủ các khiếu nại của khách hàng cho phòng nghiệp vụ.
- Làm thủ tục và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu theo các hợp đồng kinh tế đã ký
kết.
- Tổ chức quảng cáo, tham gia hội chợ thương mại quốc tế.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất cho các đơn vị của Công ty
- Tổ chức theo dõi và đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của Công ty và các đơn vị thành viên.
- Thống kê báo cáo trong Công ty và với các Cơ quan nhà nước về lĩnh vực kế hoạch
và xuất nhập khẩu.
- Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các Liên doanh
và các Xí nghiệp địa phương.
- Đàm phán và soạn thảo các hợp đồng kinh doanh thương mại FOB.
- Tổ chức khai thác vật tư hàng hoá của các hợp đồng FOB đã ký kết.


8
2.3 Phòng Kho vận :
2.3.1- Chức năng :
Là phòng chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc công tác quản lý, chế
biến, cấp phát nguyên phụ liệu cho sản xuất, công tác vận tải hàng hoá, nguyên phụ liệu
phục vụ kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3.2- Nhiệm vụ :
- Tiếp nhận vật tư, nguyên phụ liệu theo các hợp đồng kinh tế.
- Quản lý, chế biến và cấp phát nguyên phụ liệu cho sản xuất trong lĩnh vực gia
công.
- Tiếp nhận thành phẩm xuất khẩu, tổ chức đóng kiện, quản lý kho thành phẩm.
- Tổ chức bốc xếp, vận chuyển nguyên phụ liệu theo kế hoạch cho các Xí nghiệp
thành viên.
- Quản lý và sử dụng tốt các phương tiện vận tải.
2.4 Phòng kinh doanh :
2.4.1 Chức năng :
- Phòng kinh doanh là phòng chức năng tham mưu cho Cơ quan Tổng giám đốc
trong công tác tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong nước
- Nghiên cứu chế thử sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản
phẩm trong nước.
- Tham gia đàm phán ký hợp đồng kinh tế với khách hàng trong nước, soạn thảo và
thanh toán các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác.
- Cung ứng vật tư thiết bị theo yêu cầu sản xuất kinh doanh
2.4.2 - Nhiệm vụ :
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng trong nước theo từng tháng, quý,
năm.
- Tổ chức nghiên cứu sáng tác sản phẩm mới để chào hàng bao gồm cả nguyên phụ
liệu sản xuất và bao bì hàng hoá.

-Đàm phán & soạn thảo các hợp đồng kinh doanh thương mại trong nước.
- Tổ chức khai thác vật tư để thực hiện các hợp đồng kinh doanh.
- Cung ứng vật tư thiết bị theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về chất
lượng vật tư thiết bị cung ứng.
- Tổ chức và điều hành hệ thống tiêu thụ sản phẩm của thị trường trong nước.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả những tài sản được Công ty trang bị.
9
- Thực hiện các chế độ thống kê báo cáo về lĩnh vực kinh doanh.
- Tổ chức các hoạt động tiếp thị (Hội chợ triển lãm, trình diễn mẫu mốt...)
- Tổ chức và quản lý sản xuất hệ thống máy dệt nhãn.
- Được quyền sử dụng khuôn dấu của chi nhánh.
- Phân công, đôn đốc kiểm tra việc phân loại xử lý chất thải trong bộ phận mình.
- Chăm lo và thường xuyên quan tâm đến đời sống lao động.
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội đã ban hành.
2.5 Phòng kỹ thuật:
2.5.1- Chức năng:
Là phòng chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ thuật
công nghệ, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ
tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công
ty.
2.5.2- Nhiệm vụ:
- Chuẩn bị các điều kiện về công nghệ, yêu cầu kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cho các
mã hàng sẽ đưa vào sản xuất.
- Hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm may mặc cho các
xí nghiệp thành viên, các xí nghiệp liên doanh, Xí nghiệp địa phương của Công tyt.
- Nghiên cứu đổi mới công tác tổ chức sản xuất; phù hợp với quy trình công nghệ .
2.6 Ban đầu tư phát triển :
2.6.1- Chức năng :
Ban đầu tư xây dựng và quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng cơ bản
trực thuộc Tổng giám đốc, có chức năng :

- Tham mưu cho Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển Công ty.
- Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây
dựng cơ bản.
- Bảo dưỡng duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong Công ty.
2.6.2- Nhiệm vụ :
- Xây dựng đề án quy hoạch tổng thể công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chiến lược
phát triển Công ty.
- Tổ chức nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các dự án, chương trình đầu tư sản phẩm
mới.
- Chuẩn bị tài liệu cần thiết theo yêu cầu của kiến trúc sư trưởng Thành phố.
- Tổ chức triển khai dự án đã được duyệt.
10
- Xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản trong năm.
- Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình khi hoàn thành và lập báo cáo quyết toán
khối lượng.
- Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, trung tu và sửa chữa các công trình xây dựng, vật
kiến trúc của Công ty.
- Thiết kế và sản xuất các thiết bị Văn phòng.
- Giải quyết những vụ việc đột xuất trong công tác phòng chống bão lụt và công việc
do lãnh đạo Công ty phân công.
- Đảm bảo an toàn về người và tài sản, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ ị.
2.7- Phòng tài chính kế toán
2.7.1- Chức năng :
Phòng kế toán tài chính có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc về Công
tác kế toán tài chính của Công ty, nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng
chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2.7.2- Nhiệm vụ :
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hạch toán, kế toán, chế độ báo cáo và nhật ký
chứng từ.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, giá

tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiền vốn.
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành những quy định về ghi chép sổ sách
các số liệu ban đầu.
- Hàng tháng cùng với Phòng kế hoạch thanh quyết toán xuất nhập vật tư của Công
ty giao xuống các Xí nghiệp thành viên.
- Quản lý theo dõi, phản ánh số liệu về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật
tư tiền vốn và kết quả sử dụng kinh phí của đơn vị.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, quản lý, sử dụng bảo toàn và phát
triển các nguồn vốn của Công ty.
- Thường xuyên kiểm tra và báo cáo Tổng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kỷ luật thu nộp, thanh toán.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
- Làm thủ tục ký kết các hợp đồng mua bán và thanh toán công nợ với các khách
hàng, quản lý giá thành, giá bán các loại hàng hoá vật tư.
- Mở sổ sách theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, tiêu thụ sản phẩm, đòi nhanh các
khoản nợ.
11
- Cùng Ban đầu tư xây dựng và và quản lý công trình làm các thủ tục ký kết hợp
đồng xây dựng cơ bản, quyết toán các công trình.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tài chính và kiểm kê tài sản theo định kì và
thường xuyên ngoài định kỳ.
- Thực hiện những quy định về báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo quy định của
chế độ kế toán tài chính.
- Quản lý và sử dụng phòng máy tính để phục vụ cho sản xuất, công tác của Công ty
và các đơn vị thành viên.
2.8– Ban tổ chức hành chính
2.8.1- chức năng
Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh
doanh vừa làm nhiệm vụ phục vụ về Hành chính và xã hội.
Có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc về công tác cán bộ, lao động tiền

lương, Hành chính quản trị, Y tế nhà trẻ, Bảo vệ quân sự và các hoạt động xã hội theo chính
sách và luật pháp hiện hành.
2.8.2- Nhiệm vụ
* Công tác tổ chức cán bộ
- Có nhiệm vụ tham mưu và thực hiện những quyết định của Tổng giám đốc về công
tác quản lý cán bộ, xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, sắp xếp sử dụng cán bộ.
Giải quyết các chế độ tiêu chuẩn và quyền lợi của cán bộ.
* Công tác lao động và tiền lương :
- Xây dựng kế hoạch và quy chế tuyển dụng tiếp nhận lao động, phân bổ điều động
lao động về các đơn vị thành viên.
- Xây dựng ban hành các văn bản, quy chế về tiêu chuẩn lao động, định mức lao
động, nội quy kỷ luật lao động, các văn bản về quy chế quản lý tiền lương tiền thưởng.
- Xây dựng kế hoạch tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh, lập phương án thu
nhập tháng, Quý, năm.
* Công tác nhân sự và giải quyết chế độ chính sách :
- Làm nhiệm vụ quản lý về con người, theo dõi diễn biến tốt xấu, giải quyết khen
thưởng kỷ luật, đề bạt nâng lương.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện chính sách đối với người lao
động .
* Công tác tổ chức sản xuất và đào tạo công nhân kỹ thuật :
- Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy quản lý ở các đơn vị và tổ chức sản xuất.
12
- Cùng với Phòng kỹ thuật và Trường CNKT May và thời trang lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện chương trình đào tạo CNKT, CN lành nghề n.
- Xây dựng ban hành các văn bản về tổ chức sản xuất và phân cấp cho các đơn vị
thực hiện tổ chức sản xuất ở đơn vị.
* Công tác Bảo vệ và Quân sự :
- Bảo vệ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc xây dựng và thực hiện các
phương án bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, trật tự an toàn..
- Đôn đốc kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, các nội quy, quy định - kiểm tra

phát hiện những nơi, những điều kiện không an toàn để có biện pháp đề nghị giải quyết,
kiểm tra giám sát việc xuất nhập nguyên liệu, vật tư, hàng hoá.
- Thường xuyên tuần tra canh gác, kiểm soát người, phương tiện tài sản ra vào trong
Công ty, xây dựng báo cáo Tổng giám đốc ban hành nội quy quy định. Bảo vệ an toàn nhà
máy 24/24.
* Công tác phòng chống cháy nổ :
- Xây dựng nội quy, quy chế và các phương án phòng chống cháy nổ ở các đơn vị và
toàn Công ty, tổ chức các đội chữa cháy, huấn luyện nghiệp vụ, mua sắm và quản lý phương
tiện chữa cháy.
* Công tác quân sự địa phương :
- Tham mưu cho lãnh đạo thực hiện công tác quân sự địa phương, giải quyết chính
sách hậu phương quân đội, gọi thanh niên nhập ngũ, huấn luyện tự vệ và thực hiện lệnh của
cơ quan quân sự địa phương.
* Công tác thống kê báo cáo :
- Tất cả các công tác trên đều phải theo dõi, có số liệu đầy đủ, phân tích hiệu quả,
phát hiện thiếu sót để bổ xung chỉnh lý và đều phải tuân thủ báo cáo Tổng giám đốc và các
cơ quan quản lý theo quy định hiện hành.
* Công tác hành chính :
- In ấn đánh máy tài liệu, công tác tiếp tân, lễ tân, tổng hợp thi đua, thông tin quảng
cáo, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của toàn Công ty.
- Quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, quản lý toàn bộ cơ sở vật
chất các phòng làm việc của Lãnh đạo Công ty, các phòng chuyên gia, phòng họp, phòng
khách, đảm bảo luôn luôn sạch đẹp văn minh.
- Sắp xếp lịch làm việc hàng tuần của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Giám
đốc điều hành. Tổ chức trang trí và phục vụ cuộc họp hội nghị, lễ tết theo chương trình công
tác và giải quyết các việc về đời sống xã hội, hiếu, hỉ khi Tổng giám đốc yêu cầu.
13
- Phục vụ cơ quan Tổng giám đốc và các đồng chí lãnh đạo Công ty khi làm việc và
tiếp khách, đối nội đối ngoại.
- Cùng với y tế thực hiện vệ sinh môi trường và tổ chức làm vệ sinh những nơi được

phân công, thu dọn mặt bằng cỏ rác, quản lý cây xanh cây cảnh vườn hoa và các công trình
phúc lợi công cộng của Công ty.
* Công tác y tế :
- Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của CBCNV theo nhiệm vụ Tổng
giám đốc giao và luật pháp hiện hành.
- Khám chữa bệnh thông thường cho CNV và con CNV, giải quyết thai sản, cấp cứu
và gửi tuyến trên kịp thời.
- Quản lý kinh phí, thuốc men, bảo đảm thuốc thiết yếu phục vụ chữa bệnh, chống
dịch, cấp cứu, kết hợp đông tây y - thuốc nam, châm cứu, bấm huyệt.
- Thực hiện kiểm kê, báo cáo thanh toán, quyết toán theo định kỳ.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám tuyển lao động, khám hội đồng giám định y
khoa cho CBCNV.
- Thực hiện điều lệ vệ sinh công nghiệp. Bảo vệ lao động, vệ sinh môi trường, tổ
chức phong trào vệ sinh phòng bệnh, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình có kết quả
tốt
- Làm công tác chữ thập đỏ.
* Công tác nuôi dạy trẻ :
- Nhận con công nhân gửi vào nhà trẻ mẫu giáo, thực hiện chăm sóc nuôi dạy các
cháu theo ca sản xuất và theo chương trình của ngành giáo dục mẫu giáo.
- Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cô và nâng cao chất lượng nuôi
dạy các cháu, bố trí các lớp theo độ tuổi.
- Cải tiến bữa ăn cho các cháu, bảo đảm vệ sinh, đủ chất lượng, số lượng.
2.9- Phòng QA
2.9.1 - Chức năng :
Phòng chất lượng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Cơ quan Tổng giám đốc
trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn Quốc tế
ISO9002, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất, để
sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.
2.9.2 - Nhiệm vụ :

14
- Xây dựng, áp dụng và kiểm soát hệ thống đảm bảo chất lượng của Công ty theo
tiêu chuẩn ISO9002.
- Kiểm soát tài liệu, dữ liệu, hồ sơ chất lượng, các quy trình chung và các tiêu chuẩn
kỹ thuật sản phẩm của Công ty.
- Phối hợp với các phòng ban, đơn vị phục vụ đánh giá của khách hàng
- Lưu giữ hồ sơ đào tạo của CB, CNV về.
- Kiểm soát các hành động khắc phục và phòng ngừa.
- Điều phối và tham gia thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ.
- Tham gia xây dựng chương trình các khoá đào tạo về chất lượng.
- Tổ chức các Hội thảo (Xemina) và chương trình ngoại khoá về chất lượng cho mọi
cấp của Công ty.
- Thiết lập và quản lý các chương trình cải tiến chất lượng.
- Tham gia đánh giá nhà thầu phụ.
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu.
- Kiểm tra chất lượng công đoạn cắt.
- Kiểm tra chất lượng công đoạn may.
- Kiểm tra chất lượng công đoạn là và đóng gói.
- Kiểm tra chất lượng công đoạn thêu.
- Giải quyết các sự cố về chất lượng phát sinh trong công đoạn thêu, đóng dấu chất
lượng vào các bó hàng kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định.
- Kiểm tra chất lượng công đoạn giặt.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công ty liên doanh và xí nghiệp địa phương.
15
2.10 Phòng cơ điện :
2.10.1: Chức năng :
Là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ
thuật cơ điện, công tác nghiên cứu ứng dụng các thiết bị công cụ hiện đại, đề xuất đổi mới
máy móc thiết bị theo yêu cầu của kỹ thuật công nghệ; đồng thời thực hiện chức năng cung
cấp năng lượng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ thiết bị mới và các vấn đề có

liên quan cho quá trình sản xuất chính cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.
2.10.2 :Nhiệm vụ:
- Chuẩn bị các điều kiện về máy móc thiết bị.
- Quản lý thiết bị, xây dựng các văn bản kỹ thuật, hướng dẫn vận hành máy móc thiết
bị, kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị toàn Công ty.
- Theo dõi cung cấp năng lượng điện, nước, khí nén .....
* Công tác kỹ thuật cơ điện:
+ Tổ chức thực hiện tốt các chế độ, quy định của Nhà nước, của Tổng Công ty.
+ Xây dựng và ban hành các văn bản kỹ thuật, hướng dẫn vận hành sử dụng máy
móc thiết bị, các nội quy về an toàn công nghiệp.
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ thiết bị, dự
trù vật tư, phụ tùng cần thiết.
+ Thiết kế, tổ chức lắp đặt thiết bị mới, cho vận hành thử, nghiệm thu.
+ Xây dựng định mức tiêu hao năng lượng, vật tư, phụ tùng, nhiên liệu, dầu mỡ các
loại trong khâu sản xuất, quản lý.
+ Chủ trì và phối hợp với các phòng chức năng xác định số lượng, chủng loại, giá trị
của máy móc thiết bị bổ sung mới theo yêu cầu của công nghệ và MMTB của các dự án đầu
tư.
+ Lưu trữ các hồ sơ kỹ thuật cơ điện, lập hồ sơ sổ sách theo dõi thiết bị máy móc.
+ Xây dựng kế hoạch và theo dõi chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa, thay thế máy móc thiết bị hàng năm.
* Công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị
+ Quản lý, vận hành, sửa chữa máy phát điện, trạm bơm nước, trạm biến áp, máy
nén khí....
+ Lắp đặt thiết bị mới, kiểm tra hiệu chỉnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đưa vào sản
xuất.
+ Quản lý việc tiêu thụ năng lượng điện, nước, làm các công việc về tiện, nguội, hàn,
rèn để phục vụ cho quá trình sửa chữa lắp đặt thiết bị.
16
+ Quản lý và sử dụng tốt máy móc, trang thiết bị và các dụng cụ sửa chữa được trang

bị.
+ Lập sổ theo dõi vật tư, thiết bị sửa chữa thay thế, thực hiện báo cáo thống kê cho
các bộ phận liên quan.
.2.11 Ban Marketing:
2.11.1- chức năng
Ban marketing là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác:
-Nghiên cứu và phát triển thị trường, khách hàng (may mặc) của công ty.
-Nghiên cứu và tìm kiếm các loại hình kinh doanh mới (ngoài may mặc) phù hợp với
chiến lược phát triển của công ty.
2.11.2- Nhiệm vụ
* Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường, khách hàng:
-Tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu thị trường, khách
hàng, nghiên cứu thông tin; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch
marketing hàng năm.
-Thiết kế và tổ chức thực hiện các kế hoạch bộ phận trong Marketing-Mix
-Tìm kiếm và phát triển các thị trường, khách hàng, nguồn cung cấp tiềm
năng trong và ngoài nước.
-Đóng vai trò như một văn phòng đại diện mua hàng trong mối quan hệ với
các phòng ban của công ty
* Công tác nghiên cứu và tìm kiếm các loại hình kinh doanh mới:
-Phân tích khả năng của công ty và tiềm năng của thị trường trong và ngoài
nước.
-Xây dựng các dự án mang tính khả thi.
-Đóng vai trò như một nhà tư vấn về các cơ hội kinh doanh.
17

×