Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thuyết phát triển cộng đồng và phát triển xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.09 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI

LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
& PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THÁI LAN
Mã môn học: SOW3032
Sinh viên thực hiện :
KHUẤT MINH ANH

MSV 19030411

NGUYỄN HOÀNG ANH

MSV 19030413

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG ANH

MSV 19030414

NGUYỄN THỊ NGỌC

MSV 19030466

TRẦN BẢO NGỌC

MSV 19030467



PHẠM THỊ THẢO QUYÊN

MSV 19030479

BÁ HỒNG VÂN

MSV 19030512

LÒ THỊ TIẾN

MSV 18030525


MỤC LỤC


I.

LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

1. Khái niệm:


Khái niệm cộng đồng: là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết
định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện
tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó.




Khái niệm phát triển cộng đồng: là một phương pháp của công tác xã hội
dựa trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội
khác như: tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học,…, được áp
dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các
nhóm cộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp
giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự
phát triển không ngừng về đời sống cá nhân và tinh thần của người dân thông qua
việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa
người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau
trong phạm vi một cộng đồng.
2. Mục tiêu phát triển cộng đồng: 2 mục tiêu



Mục tiêu phát triển con người: mục tiêu này liên quan đến quá trình nâng cao năng
lực con người để khắc phục trở ngại, khó khăn nhằm đạt được những mục tiêu
mong muốn
+ Mục tiêu vật chất: mục tiêu này liên quan đến tăng trưởng về vật chất, kinh tế,
xã hội nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
3. Tiến trình phát triển cộng đồng đi từ cộng đồng yếu kém đến cộng đồng
tự lực qua các bước sau:
Thức tỉnh cộng đồng


Trước tiên cộng đồng cần được giúp để tự tìm hiểu và phân tích nhằm biết rõ về
những vấn đề của cộng đồng, những nguyên nhân và hậu quả do các vấn đề gây ra.
Bên cạnh đó, người dân cũng tự nhận diện ra được những tài nguyên, tiềm năng và
những khó khăn, thuận lợi từ cộng đồng để họ có cơ sở giải quyết vấn đề. Điều
quan trọng là cộng đồng cần nhận ra sự hợp tác của chính mình là yếu tố quyết
định trong việc thay đổi tình trạng yếu kém hiện tại

Tăng năng lực cộng đồng
Cộng đồng nhận ra được những gì mình có mà chưa sử dụng như đất đai, cơ sở,
nhân tài, kinh nghiệm,.. và những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài như kiến thức, chun
mơn, tín dụng,.. Để sử dụng và quản lý được những nguồn lực này thì cộng đồng
cần được hỗ trợ tăng khả năng, kiến thức và kỹ năng để cùng hành động, bằng các
hình thức học tập, huấn luyện chính thức và khơng chính thức như trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm; tham quan học tập mơ hình.
Cộng đồng tự lực
Cộng đồng có khả năng tự quản lý các hoạt động, dự án phát triển, các vấn đề
trong cộng đồng, bằng cách khai thác và sử dụng hợp lý và hiệu quả các tài nguyên
bên trong và ngoài cộng đồng. Đảm bảo cân bằng sinh thái, nguồn tài nguyên để
không ảnh hưởng đến việc đáp ứng cho nhu cầu của thế hệ tương lai
4. Các nguyên tắc hoạt động trong phát triển cộng đồng
Để thực hiện PTCĐ thì cần tuân thủ 10 nguyên tắc hành động như sau:
1) Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân. Cần chú ý đôi khi
nhu cầu của người dân rất khác với nhu cầu của nhà tài trợ, hoặc của chính quyền
địa phương chẳng hạn cộng đồng đang cần nước sạch, nhưng dự án chỉ xây dựng
các trụ sở hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời nên vận dụng những gì có sẵn
trong cộng đồng thí dụ các vật liệu như gỗ, tranh, tre, và tay nghề của người dân
trong cộng đồng để dựng một lớp học, đào giếng..


2) Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm bức xúc hiện tại của họ. Cộng đồng nghèo có
nhiều vấn đề cần cải thiện, nhưng phải chọn vấn đề ưu tiên để giải quyết và đáp
ứng trước, không nên làm nhiều việc cùng một lúc.
3) Tin tưởng vào dân, vào khả năng thay đổi và phát triển của họ. Người dân dù
nghèo hoặc khó khăn nhưng họ đều có óc sáng tạo và tính gắn bó, mong muốn
thay đổi cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Thí dụ, một phụ nữ lớn tuổi, không biết chữ,
đi bán vé số nhưng nếu được hướng dẫn thì bà có thể trở thành một nhóm trưởng
quản lý tốt một nhóm tiết kiệm-tín dụng.

4) Khuyến khích người dân cùng thảo luận, lấy quyết định chung, hành động
chung để họ đồng hóa mình với những chương trình hành động. Điều này nhằm
xây dựng, củng cố năng lực cộng đồng, đồng thời giúp cộng đồng làm chủ những
hoạt động của mình ngay từ đầu tiến trình giải quyết vấn đề.
5) Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để dẫn đến các thành cơng nhỏ. Thí dụ thực
hiện tráng một con hẻm khoảng vài chục mét, thành lập những nhóm tiết kiệm với
số thành viên khoảng 5-7 người/nhóm, phát vay tín dụng với số vốn vừa phải
khoảng vài trăm ngàn cho một thành viên. Với những hoạt động nhỏ, người dân
được tập dần cách điều hành và quản lý các hoạt động để đạt được thành công.
6) Vận động thành lập nhóm nhỏ để thực hiện dự án, không chỉ để giải quyết được
một vấn đề cụ thể, mà còn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự nguyện của
người dân. Để phát huy hành động chung trong cộng đồng, tất cả các hoạt động
nên thông qua hình thức nhóm nhỏ, khoảng 7-10 thành viên/một nhóm. Thí dụ Ban
đại diện cộng đồng, nhóm phụ nữ có con dưới 5 tuổi, nhóm thiếu niên bảo vệ mơi
trường, nhóm tiểu thương,..
7) Cung cấp nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau và phát sinh các hoạt
động chung, qua đó các thành viên vừa đạt được cảm xúc tự hồn thành nhiệm vụ
vừa góp phần cải thiện an sinh cho nhóm. Cả hai điều nầy đều quan trọng như
nhau. Thí dụ phân cơng những người có tay nghề sẽ hướng dẫn những người học


nghề trong một nhóm, hoặc tổ chức các buổi họp để người dân cùng bàn cách giúp
đỡ những người già neo đơn, hoặc phụ nữ đơn thân trong cộng đồng
8) Quy trình “Hành động – Suy ngẫm rút kinh nghiệm – Hành động mới” cần áp
dụng để tiến đến những chương trình hành động chung lớn hơn, trình độ quản lý
cao hơn. Bất kỳ hoạt động nào cũng nên áp dụng quy trình này, cho dù là tổ chức
một buổi sinh hoạt dã ngoại cho trẻ em, hay ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất,
hoặc làm một cơng trình như xây một cầu khỉ, và thực hiện một dự án tổng hợp...
9) Nếu điều hành có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn theo nhóm là dịp để tổ chức
nhóm trưởng thành. Khơng tránh né những mâu thuẫn vì điều này rất thường xảy

ra với tổ chức nhóm nhiều người. Việc cùng nhau giải quyết thành công những vấn
đề xảy ra trong nhóm sẽ giúp các thành viên nhóm hiểu nhau hơn, và nhóm sẽ có
những bài học quý báu, đồng thời tăng kỹ năng quản lý, tổ chức.
10) Thiết lập mối liên kết với các tổ chức khác để có thêm hỗ trợ và hợp tác với
nhau. Phương pháp này được gọi là “tạo mạng lưới” (net- working), thí dụ liên kết
giữa những nhóm trong cộng đồng như nhóm giáo dục xố mù chữ; nhóm truyền
thơng mơi trường; nhóm chăn ni, trồng trọt; nhóm thể thao, văn nghệ. Hoặc liên
kết với các nhóm khác ngồi cộng đồng như các nhóm tiết kiệm-tín dụng của cộng
đồng X sẽ liên kết với cộng đồng Y để tạo thành các cụm hoặc trung tâm;..Việc
liên kết này sẽ tạo thêm hiệu quả, sức mạnh vì các nhóm có thể trao đổi, sử dụng
nguồn lực của nhau. Đồng thời tăng thêm tiếng nói cho các cộng đồng, nếu có vấn
đề cần đề xuất, ngay cả chính sách
5. Các phương pháp phát triển cộng đồng
Những nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là sự tham gia và tự
quyết của nhân dân; tin vào khả năng của người dân và phát huy nội lực của chính
cộng đồng.Phương pháp này ln đánh giá cao vai trò của người dân và coi đây là
nhân tố quyết định tới sự thành công trong việc phát triển cộng đồng nghèo.
Một số phương pháp:


Một là, nhận diện cộng đồng bằng việc đánh giá đúng mức độ nghèo.
Thông thường, người ta thường sử dụng các kết quả các cuộc điều tra xã hội
học (ví dụ điều tra mức sống dân cư, điều tra tỷ lệ hộ nghèo) để thu thập và đánh
giá về mức độ nghèo đói trên địa bàn. Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các đề xuất
cho các chương trình và chính sách giảm nghèo liên quan cũng như lập kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng.
Hai là, lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân.
Theo đó, lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia nhằm giúp người dân
tiếp cận các tiềm năng, các khó khăn, cản trở và tìm kiếm các giải pháp phù hợp
thơng qua phương pháp có sự tham gia cũng như dựa vào kiến thức của người dân.

Từ đó xây dựng các kế hoạch phát triển hàng năm và kế hoạch ở địa phương với sự
hỗ trợ tích cực và hiệu quả của các cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể.
Ba là, tăng năng lực của cộng đồng thông qua tăng nội lực và giúp cộng
đồng tự lực phát triển.
Các nguồn nội lực của cộng đồng cần được phát huy gồm:
- Nguồn nhân lực, gồm sức khoẻ, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm của những lao
động chính trên địa bàn
- Tài nguyên thiên nhiên: Là nguồn lực phục vụ cho quá trình phát triển cộng đồng.
Đây là một trong những tiền đề để phát triển bền vững thông qua việc sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: gồm hệ thống đường xá, cầu cống, các
cơng trình…Một số cộng đồng với sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí, vật chất của các tổ
chức phát triển đã tự cải thiện được tình trạng xuống cấp và thiếu thốn về cơ sở hạ
tầng, điển hình như tại các địa bàn thuộc Chương trình 135 và các huyện nghèo
được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đã được Nhà nước và các doanh
nghiệp hỗ trợ xây dựng hệ thống: Điện – đường – trường – trạm là cơ sở để cộng
đồng nghèo có thể tự vươn lên phát triển kinh tế, thốt nghèo.


- Tài chính: Để cộng đồng phát triển, ngồi những nhân tố quan trọng trên đây,
việc tổ chức, huy động nguồn tài chính đáng kể được lập lên từ chính người dân
trong cộng đồng đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những thí dụ dụ điển hình trong
thực tiễn được sử dụng khá hiệu quả là các nguồn tài chính vi mơ hay quỹ tín dụng
của các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nơng dân, đồn
thanh niên được huy động và thành lập trên cơ sở vốn góp của các hội viên, hỗ trợ
nhau phát triển kinh tế đã mang lại hiệu quả thiết thực, giảm thiểu tình trạng cho
vay nặng lãi và các vấn đề tiêu cực nảy sinh.
- Mối quan hệ xã hội, tức tính liên kết của cộng đồng gắn bó hay lỏng lẻo đều có
ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của cả cộng đồng. Việc chú ý phát huy mặt
tích cực, hạn chế tiêu cực trong mối quan hệ xã hội tại cộng đồng là cần thiết.

- Tận dụng tốt các chính sách hiện hành của Chính phủ trong hỗ trợ cộng đồng
như: Chính sách đầu tư và phát triển kinh tế địa phương; chính sách xóa đói giảm
nghèo; chính sách tăng cường dân chủ cơ sở…là nguồn lực vơ cùng to lớn mà
cộng đồng có thể phát huy để tập trung cho mục tiêu phát triển.
Bốn là, có nhiều cơng cụ giúp bạn và cộng đồng hiểu biết, đánh giá thực
trạng, tiềm năng và lựa chọn những giải pháp cho các hoạt động phát triển cộng
đồng. Sau đây là một số công cụ thường hay sử dụng.
-Một số cơng cụ giúp bạn có thể hiểu ban đầu về cộng đồng
a. Thu thập thông tin thứ cấp
Thơng tin thứ cấp là những thơng tin có sẵn trong các tài liệu, và các cơ quan quản
lý có liên quan đến địa phương, cộng đồng mà bạn làm việc. Ví dụ: thơng tin về
dân số, kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên… của địa phương
b. Quan sát
Quan sát là công cụ giúp bạn thu nhận và phân tích tình hình địa phương qua con
mắt của mình. Đây là công cụ tạo thêm niềm tin cho bạn và được áp dụng trong
suốt thời gian làm việc với cộng đồng nhằm giúp bạn hiểu sâu sắc hơn thực trạng
và tiến trình của từng vấn đề, cá thể hay tổng thể địa phương


c. Bảng hỏi
Bảng hỏi là phương thức xây dựng các câu hỏi có sẵn phục vụ cho mục tiêu cụ thể
như:
- Thu thập thông tin ban đầu.
- Thu thập thông tin về một nội dung cụ thể.
- Đánh giá kết quả thực hiện.
d. Phỏng vấn
Phỏng vấn là công cụ dùng để thu thập thông tin dựa vào các câu hỏi và trả lời.
Đây là công cụ được sử dụng rất phổ biến trong phát triển cộng đồng giúp bạn hiểu
được tình hình địa phương, những vấn đề họ quan tâm và ý kiến của từng người
dân.

e. Lập bản đồ, sơ đồ
Đây là loại cơng cụ mang tính trực quan nên người dân dễ tham gia, thảo luận điều
họ quan tâm.
f. Phân loại hộ
Phân loại hộ là công cụ để hiểu đặc điểm chung các nhóm hộ ở địa phương.
6. Ý nghĩa của phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng là sự phát triển nhằm thỏa mãn cho các nhu cầu hiện tại
nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển của cộng đồng đó trong tương lai, đặc biệt là
việc khai thác, sử dụng nguồn lực cho hiện tại như con người, xã hội, tài nguyên
không làm ảnh hưởng đến tương lai.
7. Đánh giá lý thuyết

Điểm mạnh


Nâng cao năng lực của người dân trong tổ chức phát triển kinh tế- xã hội ở
cộng đồng




Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của người dân về ăn ở, sinh
hoạt đi lại và các dịch vụ ở cộng đồng
Điểm yếu:



Kinh tế của một số cộng đồng nghèo nàn, phương tiện sản xuất lạc hậu, kĩ
thuật sản xuất phù hợp, thu nhập của một sơ cộng đồng thấp, thất nghiệp,

dân trí thấp…



Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, dịch vụ xã hội nghèo nàn, thiếu trang thiết bị tối
thiểu như nước sạch, thiếu điện, lưu thơng hàng hóa khó khăn, thiếu trường
lớp, trạm y tế, thuốc chữa bệnh…


II.

LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

1. Khái niệm
Lý thuyết phát triển xã hội cố gắng giải thích những thay đổi về chất trong
cấu trúc và khuôn khổ của xã hội, giúp xã hội nhận ra phương hướng và mục tiêu
tốt hơn.
Sự phát triển này có thể được định nghĩa theo cách áp dụng cho tất cả các xã
hội trong tất cả các giai đoạn lịch sử như là một phong trào đẩy mức năng lượng,
hiệu quả, chất lượng, năng suất, sự phức tạp, hiểu biết, sáng tạo, làm chủ, hưởng
thụ và thành tựu tăng dần theo thời gian.
Phát triển là một q trình thay đổi xã hội, khơng chỉ đơn thuần là một tập
hợp các chính sách và chương trình được thiết lập cho một số kết quả cụ thể.
Nhiều tác giả đã đưa ra quan niệm về phát triển xã hội.
“Phát triển xã hội là thúc đẩy một cách bền vững xã hội xứng đáng với phẩm
giá con người bằng cách trao quyền cho các nhóm yếu thế, phụ nữ và nam giới, để
họ có thể tìm được cách thức riêng cải thiện cộng đồng của họ về địa vị kinh tế và
để họ có được vị trí xứng đáng trong xã hội...”
(Bilance, 1997).
“Phát triển xã hội là bình đẳng về cơ hội xã hội”

(Amartya Sen, 1995).
Trong khi chưa có một định nghĩa cụ thể, nhiều tổ chức quốc tế chỉ đưa ra
các lĩnh vực, các tiêu chí cho phát triển xã hội. Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển
xã hội tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995, xác định phát triển xã hội gồm ba
tiêu chí cơ bản: Xố đói giảm nghèo; Việc làm; Cơng bằng xã hội
Đặc tính của phát triển xã hội là khuynh hướng của quá trình phát triển. các
ngiên cứu về phát triển, khơng chỉ ghi nhận các sự kiện mà là cần phải tính tới sự
chi phí thời gian cụ thể, trình độ, tình trạng và nhịp độ phát triển


2. Chiến lược cơ bản
Chiến lược cơ bản để đạt được mục tiêu này là giúp cho mọi người có khả
năng phát triển dầy đủ và dùng năng lực vào nhữn lãnh vực tốt nhất (chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội). Sự phát triển mang tính bền vững, không làm cạn kiệt nguồn
nhiên liệu cho các thế hệ mai sau; mỗi hoạt động phát triển hôm nay không làm
mất đi bất cứ cơ hội nào của các thê hệ mai sau.
3. Thực hành thuyết phát triển xã hội
Thực hành phát triển xã hội là sự ứng dụng thực hành phát triển cộng đồng được
mở rơng ra. Nói chung một hoạt động phát triển xã hội phải được chuẩn bị về lý
thuyết bao gồm các yếu tố sau:
-

Có một mền tảng lý tưởng để cam kết cho tiến triển.

-

Có can thiệp thích hợp để đẩy mạnh phát triển.

-


Có quan tâm đến các yếu tố kinh tế làm cơ sở cho phát triển.

-

Có kế hoạch hỗ trợ các cá nhân, các gia đình, các nhóm và cộng đồng nhỏ

tìm được lối đi nhằm nâng cao được đời sống kinh tế dễ chịu đồng thời giải quyết
được vấn đề của họ
-

Có một mục tiêu rõ ràng, mục tiêu này có thể lớn, có thể nhỏ tùy theo hồn

cảnh.
-

Có một chiến lược phát triển bao gồm chiến lược cá nhân, chiến lược tập thể

và chiến lược chính phủ
Các chiến lược phát triển có thể chia thành 3 loại:
(1) Chiến lược cá nhân nhằm động viên mọi người tự tin và độc lập tự chủ tham
gia, nhưng không nhất thiết là hoạt động chỉ cho quyền lợi cá nhân của mình.


(2) Chiến lược tập thể chủ yếu là chiến lược truyền thơng
(3) Chiến lược của chính phủ nhằm bao qt các vấn đề từ vi mô đến vĩ mô
4. Những điều cần lưu ý
Phát triển xã hội đòi hỏi phải cấu trúc lại mơ hình tăng trưởng kinh tế, phát




triển chính trị và phát triển văn hóa với vai trị tạo động lực cho phát triển xã hội,
gồm:
+ Chuyển mô hình tăng trưởng chủ yếu từ vốn tài chính sang tăng trưởng dựa vào
vốn phi tài chính, đặc biệt là vốn con người
+ Thay đổi quan niệm coi đầu tư phát triển xã hội là đầu tư cho phúc lợi xã hội
bằng quan niệm coi đầu tư cho phát triển xã hội là đầu tư cho phát triển vốn xã hội,
vốn con người
+ Chuyển tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu,
chú trọng chất lượng, hiệu quả tổng hợp, tính bền vững.


Trong điều kiện nước ta, quản lý xã hội đòi hỏi chủ thể lãnh đạo (Đảng) và
quản lý (Nhà nước) phải có tầm nhìn chiến lược và chương trình hành động thiết
thực, chủ động, sáng tạo cùng các công cụ quản lý đồng bộ, từ thể chế, chính sách,
cơ chế đến tổ chức, bộ máy và con người, bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần
thiết cho phát triển.



Trong điều kiện kinh tế thị trường, phát triển XH và quản lý xã hội đòi hỏi:
Phải xây dựng và tăng cường Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, chú
trọng việc phát huy và giải quyết tốt mối quan hệ của các thành tố quan trọng đối
với phát triển là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
Phải hoàn thiện chức năng xã hội của Nhà nước thơng qua việc xây dựng mơ
hình nhà nước dịch vụ công, vận dụng hợp lý các quy luật của thị trường vào quản
lý phát triển xã hội, tạo sự cạnh tranh trong khu vực công và giữa khu vực công với
khu vực tư trong cung ứng dịch vụ phát triển xã hội; mở rộng vai trò của các loại


hình tổ chức phi lợi nhuận (gồm cả pháp nhân và thể nhân dân sự) trong phát triển

xã hội bằng cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm khắc phục các giới hạn của nhà nước
và thị trường đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
Đặc biệt, quản lý phát triển xã hội của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
càng phải chú trọng đề cao luật pháp và đạo đức, năng lực, trình độ quản lý điều
hành, thi hành công vụ của bộ máy và đội ngũ cơng chức, đồng thời phát huy vai
trị của người dân và các tổ chức dân sự trong xã hội.
5. Đánh giá lý thuyết
Lý thuyết phát triển cộng đồng được thể hiện qua nhưng khía cạnh sau:


Đầu tiên là sự biến đổi về chất trên lĩnh vực kinh tế, tạo ra các điều kiện vật
chất để giải quyết các vấn đề xã hội

Trên cơ sở các tiền đề phát triển kinh tế, phát triển xã hội là việc cải thiện chất
lượng dân số, giải quyết một cách cơ bản vấn đề lao động, việc làm tăng phúc lợi
xã hội, tăng cơ hội cho toàn dân đối với chữa bệnh, giáo dục phổ thông, giáo dục
đại học tạo ra nguồn vốn con người cho phát triển.
• Bên cạnh đó Sự biến đổi về chất của các thể chế xã hội (cơ cấu xã hội, liên kết xã
hội - xã hội công dân và phân tầng xã hội...); nâng cao địa vị pháp lý, vai trị các tổ
chức, các nhóm xã hội chính thức và khơng chính thức để họ có đủ các quyền tham
gia tích cực, bình đẳng và hiệu quả trong giải quyết những vấn đề xã hội, phát huy
vốn xã hội.
• Cuối cùng để phát triển cộng đồng cần bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, thực hiện
an sinh xã hội (trong đó có bảo trợ văn hóa, nghệ thuật, khoa học - cơng nghệ, xóa
đói giảm nghèo, khắc phục thất bại của thị trường...).
Từ những điều trên chúng ta có thể rút ra điểm mạnh và điểm yểu của lý
thuyết phát triển cộng đồng
Điểm mạnh



Có thể tạo ra các điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội.



Tạo ra nguồn vốn cho con người phát triển.




Có đủ các quyền tham gia tích cực, bình đẳng và hiệu quả trong giải
quyết những vấn đề xã hội, phát huy vốn xã hội => giúp người dân có cơ hội tham
gia vào việc quan lý và phát triển xã hội, góp phần nâng cao trách nhiệm cơng dân
của mỗi người



Ổn định xã hội, giữ vững an tồn, trật tự xã hội; tạo dựng khả năng
của xã hội trong việc quản lý hịa bình các q trình xung đột và sự thay đổi; đảm
bảo quyền công dân, quyền con người.
Điểm yếu



Sự biến đổi về chất cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Muốn thay đổi về
chất, trước hết phải thay đổi năng lực và tính chất của con người, điều này phải cần
1 thời gian dài thay đổi. Không thể cân bằng được cả chất lượng về kinh tế và chất
lượng về con người là 1 bài tốn khó




Vấn đề dân số càng đông, yêu cầu cơ hội việc làm càng nhiều, những
công ty nhỏ hoặc những công ty chưa phát triển mạnh sẽ có nguy cơ khơng đáp
ứng đủ cho tất cả điều kiện của nhân tố con người .Và nếu như ko đáp ứng được,
kéo theo nhiều hệ lụy và đỉnh điểm là tệ nạn xã hội liệu sẽ phát sinh, đồng nghĩa
với đó là phải đưa ra nhiều giải pháp hơn nữa



Nâng cao địa vị pháp lý, vai trò các tổ chức, yêu cầu kiến thức phải
cân bằng theo, việc này cũng cần phải có thời gian dài.



Cuối cùng là việc phải thay đổi cái căn bản của xã hội thì mới có thể
phát triển mạnh về đảm bảo xã hội



×