Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lý và dạy học tại trường THPT quỳnh lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO CƠNG TÁC QUẢN
LÍ VÀ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIỆN NAY

LĨNH VỰC: TIN HỌC

TÁC GIẢ :
TỔ BỘ MƠN:
ĐT CÁ NHÂN:
EMAIL:

VŨ VĂN TÂN
TỐN - TIN
0989 654 880


NĂM HỌC: 2020-2021


MỤC LỤC
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
II. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
III. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
IV. Đóng góp của sáng kiến .............................................................................. 3
PHẦN II NỘI DUNG ........................................................................................... 4


I. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn: ........................................................................ 4
1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 4
2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 4
II . Thực trạng và những mâu thuẫn .................................................................. 5
III. Kế hoạch thực hiện ...................................................................................... 5
IV. Các biện pháp đóng góp giải quyết vấn đề ................................................. 6
4.1. Ứng dụng công nghệ số trong dạy học và học tập suốt đời ................... 6
4.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động điều hành và quản lí giáo dục ....... 17
V. Hiệu quả áp dụng........................................................................................ 27
PHẦN III - KẾT LUẬN ...................................................................................... 30
I. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 30
II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển ...................................................... 30
1. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 30
2. Hướng phát triển ..................................................................................... 31
III. Đề xuất kiến nghị ...................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 33

2


PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, vấn đề ứng dụng Công nghệ số trong quản lý và giảng
dạy được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, coi yêu cầu đổi mới phương pháp quản
lý có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết.
Công nghệ số mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy và
hình thức quản lý tại trường THPT Quỳnh Lưu 3. Ứng dụng Công nghệ số
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục tại nhà trường.
Việc tăng cường sử dụng sổ liên lạc điện tử trong nhà trường, tập trung xây

dựng và khai thác có hiệu quả kho bài giảng E-Learning, kho học liệu của ngành
phục vụ nhu cầu tự học của học sinh và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy,
học. Xây dựng mô hình ứng dụng Cơng nghệ số trong cơng tác điều hành quản
lý. Ứng dụng giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (giải pháp giáo dục
thông minh) ...
Những khả năng mới mẻ và ưu việt của Công nghệ số đã nhanh chóng
làm thay đổi cách dạy, cách học và cách quản lý của trường chúng tôi. Đây được
coi là một trong những thành tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại
trường THPT Quỳnh Lưu 3.
Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn cịn hết sức khiêm tốn. Trong q
trình ứng dụng Cơng nghệ số vào quản lý, giảng dạy tại nhà trường đã bộc lộ
nhiều khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn cần tiếp tục được giải
quyết. Làm thế nào để ứng dụng Cơng nghệ số đạt hiệu quả? Đó là vấn đề mà
bất cứ một trường phổ thông nào cũng băn khoăn.
Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác ứng dụng Công nghệ số trong
quản lý và giảng dạy của trường chính là để xây dựng các biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác ứng dụng Công nghệ số trong quản lý và giảng dạy, từ
đó nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng đổi mới toàn diện.
1


Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay đang diễn ra rất phức tạp ở 13
tỉnh thành địa phương ở cả nước như: 1. Hải Dương (430),2. Quảng Ninh
(59),3. Hồ Chí Minh (36),4. Hà Nội (29),5. Gia Lai (27), 6. Bình Dương (06),7.
Bắc Ninh 05), 8. Điện Biên (03), 9. Hưng n (03), 10. Hịa Bình (02), 11. Bắc
Giang (02), 12. Hải Phịng (01), 13. Hà Giang (01). Thì việc diễn ra các hoạt
động dạy học nên tính đến nhiều phương án; trong đó có phương án dạy học,
họp chun mơn, họp giao ban trực tuyến; do đó tơi mạnh dạn đề xuất một số
biện pháp ứng dụng công nghệ số vào trong giáo dục giúp nâng cao hiệu quả
quản lí và dạy học để vừa học tập, vừa an tồn phịng chống dịch bệnh [4].

Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng Công nghệ số vào công tác quản lý và
dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay” để
viết sáng kiến kinh nghiệm, nhằm phát huy các mặt đã đạt được, đồng thời khắc
phục các mặt hạn chế về việc ứng dụng Công nghệ số trong thời gian tới, góp phần
thực thành cơng mục tiêu giáo dục đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt
Nam giai đoạn 2020-2025 trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
II. Mục đích nghiên cứu
Căn cứ cơng văn 2058/SGD-ĐT –VP về việc thực hiện nhiệm vụ CNTT năm
học 2020-2021; Căn cứ công văn số 2424/SGDĐT-GDCN-GDTX về việc ứng
dụng công nghệ số trong giảng dạy, quản lí giảng dạy và học tập suốt đời; xuất
phát từ tình hình thực tế quản lý và giảng dạy tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 tơi
nhận thấy một số giáo viên cịn chưa thấy được lợi ích của việc ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, công nghệ số vào quản lý và giảng dạy hoặc vẫn còn tồn tại quan
niệm đồng nhất giữa “Ứng dụng Công nghệ số vào dạy học” với giáo án điện
tử. Do đó, khi chuẩn bị một bài giảng, giáo viên thường lạm dụng Powerpoint.
Theo tôi, đây là một quan niệm chưa thật sự chuẩn xác vì cơng nghệ thơng tin
khơng phải là một giáo án, nó chỉ đóng vai trị hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và
giúp giáo viên cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một sự
vật, hiện tượng như: Kênh chữ, kênh hình, phim tư liệu…để cho học sinh tự
2


khám phá, tích lũy tri thức cho mình. Từ đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Mục đích của sáng kiến này là tìm ra giải pháp để cải thiện vấn đề tồn tại nêu
trên đem lại hiểu quả trong giáo dục.
III. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn dẫn đến việc cần
thực hiện, đúc rút kinh nghiệm từ việc quản lý và giảng dạy tại trường học
IV. Đóng góp của sáng kiến

Việc ứng dụng công nghệ thông tin là vấn đề lớn, ở đây tôi chỉ đưa ra một số
biện pháp nhằm giúp cán bộ lãnh đạo và đội ngũ giáo viên trường THPT Quỳnh
Lưu 3 có kỹ năng về cơng nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý và giảng dạy trong tình hình dịch bệnh Co_vid 19 diễn ra phức tạp.
Trường THPT Quỳnh Lưu 3 có hơn một nửa cán bộ, giáo viên của nhà trường
(60/92) nằm trong độ tuổi trẻ từ 28 đến 40 nên dễ thích nghi với đổi mới phương
pháp dạy học, có đủ khả năng ứng dụng Cơng nghệ số, nửa cịn lại (Số giáo viên
còn lại) chưa thật tốt nhưng cũng có kĩ năng về Cơng nghệ số đủ vượt ngưỡng để
đam mê Cơng nghệ số. Vì vậy nhà trường đã xem tiết dạy đổi mới phương pháp
có ứng dụng Cơng nghệ số là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại hàng
năm của giáo viên, của tổ chuyên mơn. Đây chính là xuất phát từ thực tiễn u cầu
cấp thiết của ngành giáo dục trong tình hình mới. Thể hiện được kinh nghiệm dạy
học và công tác quản lí của bản thân.

3


PHẦN II - NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn:
1. Cơ sở lí luận
Cơng nghệ số là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thơng tin, sử
dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý,
truyền và thu thập thông tin.
Ở nước ta hiện nay việc ứng dụng Công nghệ số trong giáo dục ở một số
nhà trường cịn hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng,
nghiệp vụ giảng dạy và đẩy mạnh công tác quản lý bằng cách ứng dụng Công
nghệ số vào lĩnh vực của mình. Thực hiện cơng văn số 3589/BGDĐT-GDTX
ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng
học tập suốt đời năm 2020, Kế hoạch số 2114/KH-SGDĐT ngày 12/10/2020 của
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc tổ chức tập huấn “Ứng dụng công

nghệ số trong hoạt động giảng dạy và học tập suốt đời”;Công văn số
2424/SGDĐT-GDCN-GDTX về việc ứng dụng cơng nghệ số trong quản lí và
dạy học ngày 10/11/2020 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An cũng đã chỉ rõ: “
Đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ số trong trường phổ thông nhằm đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp cơng nghệ số từng
mơn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn,
tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng Công nghệ
số”.
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt
động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật,
vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Quản lý chính là
sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
nhằm đạt mục tiêu đề ra.
2. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2020-2021 là năm thứ 11 thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ
XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh Đảng bộ Nghệ
An, triển khai chương trình hành động của Bộ GDĐT giai đoạn 2020-2025 và
Chiến lược phát triển giáo dục 2020-2025 hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản
và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Trong bài "Đổi mới căn bản, toàn diện để hoàn thiện một nền giáo dục và đào
tạo Việt Nam nhân bản" (Tạp chí Cộng sản, số 885-7/2016), Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Ngày nay, khi tri thức
đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế tri thức thì các nước trên thế
giới đều ý thức được rằng giáo dục là đòn bẩy quan trọng để đổi mới mơ hình
tăng trưởng và phát triển xã hội bền vững". Nhận thức sâu sắc về điều đó, việc
đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của
cuộc sống là một tất yếu, bởi vì "khi hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm
hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động của con người cũng
4



phải thay đổi. Đời sống hiện thực biến đổi luôn đặt ra những vấn đề mới, buộc
con người phải suy nghĩ, tìm kiếm những lời giải đáp và những phương tiện để
giải quyết vấn đề. Những tri thức mới ra đời bổ sung và bồi đắp cho hệ thống tri
thức đã có, làm thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi từng phần thế giới quan, dẫn
đến thay đổi cả phương thức hoạt động của con người và cộng đồng. Điều đó
cũng có nghĩa rằng, những tri thức mới đã làm thay đổi tư duy của con người"
Trường THPT Quỳnh Lưu 3 được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính
quyền, của ngành giáo dục, đã được trang bị thêm máy vi tính và một số phần
mềm, tạo cơ sở hạ tầng Công nghệ số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử
dụng vào quá trình quản lý và giảng dạy.
II . Thực trạng và những mâu thuẫn
Một số giáo viên cịn chưa thấy được lợi ích của việc ứng dụng Công nghệ
số trong công tác quản lý và giảng dạy.
- Số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, chưa biết
cách trình bày một giáo án điện tử như đưa quá nhiều chữ vào một slide, màu
sắc lòe loẹt và đặc biệt lúng túng khi xử lý các tình huống như đột ngột cúp điện,
máy chiếu hỏng...
- Số giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chun mơn tốt thì
lại khơng có kĩ năng tin học, chưa biết truy cập, khai thác tài nguyên trên
internet, ngại đổi mới, ngại tìm hiểu nghiên cứu để đổi mới phương pháp, bằng
lòng với những kiến thức mình đã có.
- Phần lớn các tổ trưởng chun mơn là những giáo viên lớn tuổi, có chun
mơn tốt nhưng khơng có kĩ năng về Cơng nghệ số nên chưa thể tham mưu cho
Hiệu trưởng về công tác quản lý ứng dụng Công nghệ số trong giảng dạy của
giáo viên.
- Vẫn còn một bộ phận giáo viên lúng túng khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ
quá trình đổi mới phương pháp như Cabri, Adobe Presenter, iMindMap...
- Một số giáo viên khơng tích cực soạn giáo án mà trở thành người “đạo giáo
án” bằng cách copy của đồng nghiệp rồi chỉnh sửa thêm thắt một cách hời hợt.

III. Kế hoạch thực hiện
- Tổ chức phổ biến công tác ứng dụng Công nghệ số trong quản lý và giảng
dạy cho giáo viên toàn trường.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về Công nghệ số cho cán bộ quản lý và giáo
viên theo các chuyên đề mà tôi hoặc các giao viên khác được cử đi tập huấn do
Sở Giáo dục tổ chức.
- Tổng kết, kiểm tra đánh giá: Giáo viên nộp sản phẩm cho phó Hiệu trưởng
chun mơn như tiết dạy có bản đồ tư duy, bài giảng Eleanning, kiểm tra các sản
phẩm trên trường học kết nối….

5


IV. Các biện pháp đóng góp giải quyết vấn đề
4.1. Ứng dụng công nghệ số trong dạy học và học tập suốt đời
4.1.1. Giảng dạy với cơng cụ tích hợp trên Google:
Mục đích của cơng cụ giảng dạy tích hợp trên Google là giúp người học nắm
rõ các kỹ năng sử dụng cơng cụ tích hợp cơ bản của Google phục vụ cho giảng
dạy đem lại hiệu quả cao trong giáo dục:
* Nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục và dạy học Sử dụng Chức
năng Google Driver:

Hình 1: Lưu trữ đám mây

Hình 2: Tài khoản Google của cá nhân
6


Sử dụng Google Driver để tạo các kênh dạy học trực tuyến, lưu trữ và chia
sẽ tài liệu:

+ Dễ dàng đưa tệp tin và thư mục lên một cách nhan chóng

Hình 3: Tải tập tin lên Google Driver
+ Dễ dàng chia sẽ tệp tin và thư mục cho người khác

Hình 4: Chia sẻ tập tin hoặc thư mục
7


Đối với học sinh: Việc sử dụng Google Driver tạo ra một lợi ích hết sức to
lớn trong nhu cầu khai thác một lượng thông tin đồ sộ mà trong sách giáo khoa
không đáp ứng được; cụ thể mỗi học sinh cần có một địa chỉ email riêng hoặc
nhiều học sinh có thể sử dụng chung nhau; giáo viên chỉ cần sử dụng tài liệu
bài giảng trên Google Driver sau đó chia sẽ cho các học sinh này đường link,
từ đó học sinh thoải mái khai thác học liệu của giáo viên; cũng nhờ chức năng
này giáo viên cũng kiểm sốt được các học sinh tích cực, học sinh chưa tích
cực trong học tập;..
Đối với giáo viên: Trong cơng tác quản lí trường học, với cách truyền
thống việc cung cấp một hoặc một tập tài liệu số có dung lượng tương đối
nhiều khi gặp khó khăn cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng với
việc sử dụng chức năng Google Driver thì cơng việc lại hết sức đơn giản; cũng
như với học sinh các đồng chí cán bộ, giáo viên chỉ cần nhận được đường link
chia sẽ, kích hoạt đường link này và nhận tài liệu ở trong thư mục của Google
Driver, đồng thời cũng có thể gửi lại các tài liệu theo đúng thư mục này để làm
đa dạng hóa các tài liệu của người quản lí.
Kết luận: việc sử dụng Google Drive sẽ:
✓ Giúp bạn lưu trữ file và thư mục bài giảng trên internet
✓ Lưu trữ miễn phí tới 15Gb dung lượng
✓ Dễ dàng chia sẻ quản lý tập tin, thư mục với mọi người
✓ Có thể tạo và quản lý tất cả các công cụ của Google

* Nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục và dạy học Sử dụng Chức năng Google
Calendar:
Google Calendar là dịch vụ quản lý thời gian và lập lịch trình do Google
phát triển. Phiên bản này đã có mặt trên thị trường dưới dạng bản phát hành
beta có giới hạn vào ngày 13 tháng 4 năm 2006 và chính thức đi vào hoạt động
vào tháng 7 năm 2009. Ứng dụng này có trên web và các ứng dụng dành cho
thiết bị di động dành cho hệ điều hành di động Android và iOS.

8


Google Calendar cho phép chúng ta tạo và chỉnh sửa các sự kiện. Lời nhắc
có thể được kích hoạt cho các sự kiện, với các tùy chọn có sẵn cho loại và thời
gian. Chúng ta cũng có thể thêm địa điểm tổ chức sự kiện và người dùng khác
có thể được mời tham gia chỉnh sửa sự kiện đó.
Đồng thời chúng ta có thể bật hoặc tắt khả năng hiển thị lịch đặc biệt, bao
gồm Sinh nhật của mình và của bạn bè được trích xuất từ các địa chỉ email, các
ngày nghỉ lễ hàng năm và ngày lễ quốc tế, hoặc lịch cụ thể theo từng quốc gia
mà bạn có thể tùy chọn hiển thị. Chính vì những chức năng ưu việt như thế cho
nên sau khi tiếp thu các công văn về “học tập suốt đời của cấp trên” trên nền
tảng công nghệ số, bản thân tôi cũng tiếp thu được ít nhiều thơng tin và sử
dụng chức năng này vào cơng việc quản lí giáo dục: giảng dạy và quản lí;
+ Trong giảng dạy: Lên thời khóa biểu cho học sinh các lớp mình dạy, điều
này giúp học sinh có cái nhìn tổng qt về thời gian biểu của mình

Hình 5: Lên lịch giảng dạy cho học sinh
9


+ Trong cơng tác quản lí: Đưa lịch cơng tác tuần, công tác tháng, công tác

năm cho giáo viên nắm bắt thông tin cụ thể để lên kế hoạch cá nhân cho phù
hợp

Hình 6: Lên lịch cơng tác tháng cho CB,GV
* Sử dụng chức năng Google Classroom (lớp học)
Google Classroom là một ứng dụng web miễn phí được phát triển bởi
Google dành cho các trường học và được tích hợp với các dịch vụ Google khác
như Google Drive, Google Docs, Sheets, Slides, v.v...nhằm đơn giản hóa việc
giảng dạy của các giáo viên. Khi sử dụng tính năng này người sử dụng có thể
đơn giản hóa các cơng việc như là:
- Thực hiện các cơng việc hành chính hiệu quả hơn
- Quản lý học tập miễn phí
- Làm việc mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị
- Tiết kiệm thời gian, cho phản hồi phong phú hơn

10


Hình 7: Mơ phỏng 1 lớp học trên Google

Hình 8: Mô phỏng cách giao bài giữa giáo viên và học sinh
* Sử dụng chức năng Google Hangouts và Hangouts Meet
Meet sử dụng cùng các biện pháp bảo vệ mà Google sử dụng để bảo mật
thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của bạn. Hội nghị truyền hình diễn ra trên
Meet được mã hóa trong q trình truyền tải và liên tục cập nhật hàng loạt các
biện pháp đảm bảo an toàn để bảo vệ hiệu quả hơn trong khi diễn ra cuộc họp
hoặc dạy học trực tuyến bằng cách sự dụng các tài khoản email có sẵn của các
cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường sau đó thiết lập các nhóm để tổ chức
các cuộc họp một cách thuận tiện và nhanh chóng; diễn ra an tồn trong tình
hình dịch bệnh mà các cơng văn, văn bản của cấp trên là không tổ chức gặp

mặt trực tiếp, giữ khoảng cách trong giao tiệp để tiếp tục phòng chống đại dịch
covid_19 trong năm học 2020-2021:
11


.
Hình 9: Danh bạ và email cá nhân CB,GV,NV trường THPT Quỳnh lưu 3
Ở trường THPT Quỳnh Lưu 3: tôi thiết lập ra một số nhóm sau đây:
+ Với học sinh giảng dạy: Tôi trực tiếp giảng dạy 2 lớp là 11A và 11C tơi
thiết lập theo 2 nhóm: là nhóm bai_giang_11A và nhóm bai_giang_11C;
+ Với cán bộ giáo viên, nhân viên tơi thiết lập các nhóm: Nhom_gv_nv;
nhom_TTCM; nhom_TP-TPCM; nhom_BGH;
Sau khi thiết lập xong các nhóm thì mình sẽ thêm email của các thành viên
tương ứng theo nhóm, xếp lịch dạy theo các nhóm được tạo trước đó; và khi
tiến hành cuộc họp chỉ cần chia sẽ đường liên kết với những người trong nhóm
là hồn thành việc tổ chức và sau đó tiến hành trực tuyến như bình thường;

12


Hình 10: Mơ phỏng một cuộc họp đã sẵn sàng
Tất cả mọi người trong nhóm có thể họp mặt trong Google Meet, nơi bạn
có thể trình bày các bài tập, giáo án, nội dung họp hoặc chỉ đơn giản là gặp mặt
nhau. Trong cơng tác quản lí trường học và hoạt động dạy học các cán bộ quản
lí, giáo viên có thể phát trực tiếp cuộc họp cho 100.000 người xem trong miền
của mình.

Hình 11: Các tính năng của Google Meet
4.1.2: Sử dụng Email và Gmail trong giảng dạy:Giúp người học nắm rõ
về email và các kỹ năng sử dụng email chuyên nghiệp, phục vụ giảng dạy:

Tại sao cần phải có kỹ năng sử dụng email cho giáo viên? Đó là vì:
13


Giao tiếp qua email là kỹ năng quan trọng.
Môi trường giáo dục là môi trường trao đổi email chuyên nghiệp nên cần
đảm bảo những quy tắc chung khi soạn thư.
Nếu email thiếu chuyên nghiệp sẽ làm giảm độ uy tín của cơ quan với phụ
huynh/đối tác; cho nên kỹ năng soạn email cũng cần phải quan tâm trong khi
soạn thảo để gửi mail;
Có 03 trường dành cho các dạng người nhận khác nhau:
Trường “to”: Người nhận trực tiếp
Trường “cc”: Người nhận khác, có liên quan đến vấn đề
Trường “bcc”: Người nhận có liên quan vấn đề, tuy nhiên những người
khác sẽ không thấy người này (gửi ẩn); Những người nhận ở trường “bcc” sẽ
thấy toàn bộ những người ở trường “to” và “cc”, tuy nhiên những người ở
trường “to” và “cc” sẽ không thấy trường “bcc”;
Hiện nay tài khoản email thông dụng nhất là gmail; với những ưu điểm sau:
✓ Lưu trữ miễn phí (15Gb);
✓ Lưu trữ mọi loại file;
✓ Chia sẻ dễ dàng;
✓ An tồn và bảo mật;

Hình 12: Minh họa về hộp thư điện tử cá nhân

14


Với ý tưởng sử dụng email đưa vào công tác quản lí và dạy học có nhiều
đóng góp giúp nâng cao hiệu quả cơng việc mang tính khoa học cao như:

✓ Lên lịch làm việc chính xác
✓ Thêm lời nhắc giúp các đối tượng dễ nhớ
✓ Chia sẻ và kiểm tra nhanh chóng
✓ Tạo lịch cho nhóm đa đạng, linh động
✓ Tùy chỉnh theo nhu cầu của người học và đối tượng cần quản lí;

Hình 13: Mơ hình contacs nhóm trong gmail

15


4.1.3. Làm video bài giảng trên Youtube
* Chia sẽ bài giảng qua video:
Theo thống kê khoa học có 82% video sẽ chiếm tổng số lưu lượng truy cập
Internet của người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu đến năm 2021 vì với những
tác dụng vơ cùng tiện lợi của video như:
- Dễ dang truyền tải thông điệp
- Dễ dàng lan tỏa, chia sẽ
- Phát triển nhanh, phổ biến rộng
Tôi mạnh dạn lựa chọn Youtube để đăng tải làm kênh video của mình vì
như tơi biết hiện nay có khoảng 1,9 tỷ người truy cập youtube hàng tháng; với
tên kênh là VU_TAN_QL3; GIAO_DUC_VU_TAN,...

Hình 14: Mơ phỏng kênh video cá nhân
* Cách tạo video hấp dẫn:
Khi ta có một kênh video rồi thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một
kênh hấp dẫn và thu hút được số lượng người xem nhiều (hay cịn gọi là có
lượt view cao);
Trong quá trình đưa vào thử nghiệm tại trường THPT Quỳnh lưu 3 thì tơi
xin được nêu ra một vài kỹ năng để tạo được video hay, hấp dẫn đó là:

Bước 1: Xây dựng ý tưởng và xác định nội dung
Ở đây ta phải xác định giá trị cốt lõi, nội dung là gì?(giáo dục, thơng tin,
giải trí, hay truyền cảm hứng,...)
16


Bước 2: Viết kịch bản và dựng bảng phân cảnh
Phải viết được một câu thoại thu hút khách, viết một bài tóm tắt ngắn gọn;
có thể tự đọc to lên,...
Bước 3: Chọn thiết bị quay:
Có thể sử dụng: điện thoại, máy ảnh hoặc thiết bị chuyên dụng
Bước 4: Quay video
Khi quay vi deo ta phải quan tâm đến các tiêu chí sau: Góc quay, ánh sáng,
âm thanh để tạo ra được video có chất lượng cao nhất; hấp dẫn nhất
* Tối ưu hóa kênh video:
Kênh YouTube của mình tạo ra phải được tối ưu hóa để mang lại trải
nghiệm xem bổ ích, bài giảng phải đạt các tiêu chí của một video có chất lượng
từ đó giúp tăng khả năng hiển thị kênh video của mình.
4.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động điều hành và quản lí giáo dục
4.2.1. Quản lí dạy học quan hệ thống ZoomLMS

Hình 15: Hoạt động triển khai dạy học qua LMS
17


Trong năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021 tình hình dịch bệnh
Covid -19 diễn ra phức. Tôi mạnh dạn đề xuất trường áp dụng thực hiện hệ
thống LMS của VNPT làm các chức vụ giám sát, quản dạy học thông qua tạo
các lớp học ảo trên không gian mạng, tạo tại khoản cho các giáo viên và học
sinh đảm bảo chúng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Một số thao tác như tạo lớp

học, khóa học, thêm học viên,…đều sẽ được thực hiện đơn giản, dễ dàng.
Để thực hiện tốt biện pháp này tôi làm tốt công tác quán triệt, phổ biến, tuyên
truyền các văn bản của cấp trên; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo của nhà trường
như là:
- Thông báo đầy đủ các công văn của Bộ, UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT Nghệ An
về công tác dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học tập trung tại trường để
phòng, chống dịch Covid-19 cho tất cả cán bộp giáo viên, học sinh và phụ
huynh.
- Tăng cường tuyên truyền để cán bộ giáo viên, học sinh thực hiện.
2. Việc sinh hoạt chuyên môn để thống nhất nội dung chương trình giảng dạy
theo hướng tinh giản tại Công văn số 1113/BGDĐT- GDTrH ngày 30/3/2020
của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Việc lựa chọn nội
dung dạy học qua Internet, trên truyền hình và các hình thức khác.
- Triển khai việc sinh hoạt chuyên mơn bằng hình thức trực tuyến thống nhất
nội dung chương trình giảng dạy theo hướng tinh giản tại Cơng văn số
1113/BGDĐT- GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng
dẫn của Sở GD&ĐT từ đó xây dựng ppct dựa trên điều chỉnh của Bộ, tình hình
thực tế của trường nhưng vẫn đảm bảo được chương trình và chất lượng.
- Lựa chọn nội dung dạy học qua Internet, trên truyền hình và các hình thức
khác phù hợp
- BGH trường đã chỉ đạo thực hiện kịp thời và đúng các văn bản chỉ đạo của
Bộ, Ngành.
Triển khai tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên, học sinh về các hình thức dạy
học mới ( nội dung, hình thức tập huấn; số giáo viên tham gia; kết quả tập
huấn…)
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên và học sinh dạy học trên hệ thống Elearning bằng phần mềm LMS
- Số lượng cán bộ giáo viên tham gia: 80/86
- Số lượng học sinh tham gia: Bí thư và lớp trưởng 38 lớp
- Kết qủa tập huấn, cơ bản cán bộ giáo viên và học sinh nắm được hình thức
dạy hcoj trực tuyến.

- Một số giáo viên và học sinh chưa thành thạo đã được BGH và các giáo viên
nhóm tin hỗ trợ thực hiện.
Việc triển khai các hình thức dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học tập trung
tại trường:
18


- Nêu rõ các hình thức dạy học đã triển khai; số giáo viên, học sinh tham gia;
việc hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập; chất lượng giảng dạy; kiểm tra,
đánh giá…
+ Dạy trên hệ thống E-learning(Vnedu) tất cả cán bộ giáo viên và học sinh
tham gia,
+ Hướng dẫn học trên truyền hình Hà Nội và Nghệ An: Các giáo viên dạy 12,
học sinh khối 12
+ Dạy và trao đổi bài nhằm ôn tập kiến thức, ra đề cho học sinh tự ôn, rèn
luyện cho học sinh các kỹ năng và cung cấp tài liệu cho học sinh tự học trên
nhóm mesenge, Zalo...tồn bộ cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường.
+ Ban giáo hiệu tăng cường khâu kiểm tra, rà sốt việc thực hiện, đơn đốc và
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổng hợp số liệu theo mẫu:
Mơn
Tốn
Tình hình dạy,
học
Số bài giảng giáo
viên đã đăng tải
Số bài giảng trực
tuyến đã thực hiện
Đăng tải tài liều
lên nhóm lớp

Số học sinh tham
gia học trực tuyến
Số học sinh khơng
tham gia học trực
tuyến



Hóa

Sinh

Văn
Sử

1 video

1 video

1 video

141

51

51

37
1490


1 video
47

132

Địa

1 video

51

Anh
văn

GDCD

Tin

Cơng
nghệ

1 video
141
51

51

51

51


43

56

41

28

0

0

28

36

20

37

1460

1457

1428

1438

1480


1471

1483

1458

1412

1420

80

83

112

102

60

69

57

82

128

120


50

Bảng 1: Bảng tổng hợp số liệu học qua LMS
Lưu ý: Số học sinh không học trực tuyến cả trên nhóm và trên LMS
- Nêu rõ lý do giáo viên chưa tạo bài giảng, học sinh chưa tham gia học trực
tuyến
+ Một số giáo viên chưa thực hiện được các tiết dạy là do các nguyên nhân:
Lỗi hệ thống LMS, do mất điện, lỗi mạng.
+ Một số học sinh không tham được một số tiết học là do lỗi hệ thống, mất
điện, nghẹn mạng, chưa được trang bị đầy đủ máy móc.
5. Cơng tác quản lý của Lãnh đạo trường đối với công tác dạy học. Các giải
pháp nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật trong thực hiện hiện dạy học trực tuyến.
- Tăng cường chỉ đạo đối với cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc các
coogn văn chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT Nghệ An và của trường.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ dạy và học của
giáo viên và học sinh.
19


- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo giáo viên và học sinh đối với các hình
thức dạy học
- Tuyên truyền đến cán bộ giáo viên trong việc thực hiện cách ly xã hôi nhưng
vẫn chủ động việc dạy và học để đảm bảo kiến twhcs cho học sinh, đặc biệt là
học sinh khối 12 chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia
6. Triển khai các hình thức thi thử phù hợp cho học sinh cuối cấp (nếu có).
Cơng tác phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc dạy học trong giai đoạn
học sinh nghỉ học tại trường.
- Tăng cường phối hợp với BĐDHCMHS trong việc tuyên truyền việc phòng
chống dịch và việc học của học sinh, động viên phụ huynh đơn đóc học sinh

tăng cường ý thức học tập tại nhà, tạo điều kiện cho học sinh có các điều kiện tốt
để tham gia học trực tuyến. Động viên hội phụ huynh có các hình thức hỗ trợ
các em học trực tuyến hiệu quả.
- Giữa tuần tháng 5 sẽ tổ chức thức thi thử cho học sinh khối 12, nhằm đánh
giá việc học tập trong thời gian nghỉ chống dịch và đồng thời kiểm tra việc thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy và hướng dẫn ôn tập của cán bộ giáo viên
Kết quả thực hiện

*Ưu điểm
- Ban giám hiệu cũng như cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, học
sinh, các đoàn thể đã thực hiện tốt việc phịng chống dịch Covid 19, khơng để
xẩy ra trường hợp nào lây nhiễm và thực hiện tốt việc dạy và học trên nhiều hình
thức.
- Cán bộ giáo viên tích cực tìm hiểu cơng nghệ thơng tin và thực hành
thành thạo, tăng cường phối hợp các hình thức dạy học như hướng dẫn học sinh
học qua truyền hình, thành lập các nhóm lớp trên zalo, mesengr..để tổ chức ơn
luyện cho học sinh khối 12, tăng cường dạy quay video để cung cung cấp cho
học sinh học, tăng cường cung cung cấp tài liệu cho học sinh tự học.
- Các em học sinh chăm ngoan, tham gia các lớp học, các hình thức học
đầy đủ. Có tinh thần hiếu học, chủ động kết nối với giáo viên để được cung cấp
các tài nguyên để tự học
- Hội phụ huynh đã tuyên truyền và động viên học sinh về ý thức học tập,
làm bài bài tập đầy đủ. Hỗ trợ học sinh về các phương tiện học trực tuyến hiệu
quả. Nhiều tiết học đảm bảo 100% học sinh tham gia.
- Đoàn trường đã phối hợp tích cực trong việc hướng dẫn các em học sinh
học trực tuyến, tuyên truyền về ý thức học tâp, nhờ đó các tiết học khơng có
hiện tượng học sinh quấy rối trong giờ học online. Đoàn trường cũng thường
20



xuyên kiểm tra việc tam gia học tập của đoàn viên thanh niên và kịp thời nhắc
nhở học sinh thực hiện.
*. Tồn tại, hạn chế
- Vẫn còn một số giáo viên tiếp cận công nghệ chậm nên việc thao tác các
tiết dạy cịn khó khăn, cịn có sự hỗ trợ của BGH, nhóm tin học của trường.
- Một số giáo viên chưa có tích cực trong việc lập nhóm để hướng dẫn các
em ôn tập, không cấp tài nguyên cho học sinh tự học, chưa tăng cường khâu
kiểm tra học sinh...
- Một số em học sinh ý thức học tập chưa cao như: Không tham gia đầy
đủ các tiết học, không làm bài tập, không tải tài nguyên về học, trong q trình
khơng nghiêm túc.
- Hệ thống LMS q tải nên một số tiết học bị ngắt quẵng, học sinh vào
không được
- Hệ thống điện của địa phương chập chờn, mạng yếu cũng ảnh hưởng
đến việc dạy và học
4.2.2. Chuyển đổi cơng nghệ số
Tiến hành triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia trong ngành Giáo
dục cho cán bộ giáo viên:
Những việc cần phải làm để thực hiện chuyển đổi số, trước hết cần có nền
tảng cơng nghệ quốc gia thống nhất để từng tập thể, cá nhân, mỗi giáo viên,
học sinh có thể tham gia và hoạt động hiệu quả. Trên nền tảng đó sẽ tiếp tục
hồn thiện cơ sở dữ liệu ngành, xây dựng kho tài nguyên học tập số, qua đó,
cơng tác quản lý, hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy, chia sẻ tri thức trở
nên hiệu quả, thiết thực.[5]
4.2.4. Dạy học Eleaning:
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy dạy học trực tuyến hiệu quả tại trường
THPT Quỳnh Lưu 3, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An:
- Về nhận thức, đơn vị chúng tôi xem học trực tuyến là một cấu phần chính
thức trong q trình thực hiện nhiệm vụ dạy học, không chỉ là "cứu cánh" hay
hỗ trợ mặc dù ở cấp phổ thông học sinh cần rèn luyện các kỹ năng mềm như vận

động thể chất, giao tiếp trực tiếp - không thực hiện trực tuyến được; kết hợp học
trực tuyến với trực tiếp để phát huy lợi thế của học trực tuyến mọi lúc, mọi nơi,
rút gọn về không gian khoảng cách, tiết kiệm thời gian học tập. Đặc biệt phát
huy lợi thế đối với học sinh lớn có tự giác và kỷ luật cao, khao khát tích lũy kiến
thức.
21


- Về cơ chế chính sách, hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, văn bản chỉ
đạo điều hành đồng bộ quy định về điều kiện tổ chức, chương trình học trực
tuyến, học liệu số, phương pháp, thời lượng mỗi tiết học trực tuyến (phù hợp lứa
tuổi, giữ được sự tập trung, bảo vệ thị lực của học sinh), kiểm tra đánh giá, công
nhận kết quả học trực tuyến đảm bảo thống nhất, cơng bằng, hiệu quả và an tồn
mạng; hướng dẫn mơ hình dạy học trực tuyến và quy tắc ứng xử, nội quy lớp
học trực tuyến; quy định về mức học phí, thù lao giáo viên đối với dạy học trực
tuyến.
- Về học liệu số, xây dựng kho học liệu số dùng chung ở các cấp, huy động
giáo viên tham gia xây dựng học liệu, bài giảng và tuyển chọn từ các trường,
phòng giáo dục, sở giáo dục lên Bộ GDĐT phục vụ tồn ngành; huy động kinh
phí xã hội hóa, nguồn kinh phí đầu tư của doanh nghiệp để xây dựng, tuyển
chọn học liệu đưa vào các kho dùng chung tránh trùng lắp, lãng phí.
- Về hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị đầu cuối, đường truyền Internet, huy động
nguồn lực từ phía các gia đình và sự hỗ trợ từ phía các tổ chức, doanh nghiệp
đối với các trường hợp khó khăn; đề nghị ngành TTTT mở rộng các vùng phủ
sóng, tăng băng thơng đường truyền đáp ứng nhu cầu học tập trực tuyến; khuyến
cáo các giải pháp học trực tuyến về chức năng và an tồn thơng tin mạng để các
nhà trường, giáo viên lựa chọn sử dụng phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
- Về trang bị kiến thức kỹ năng dạy học trực tuyến, Bộ GDĐT hướng dẫn,
phân trách nhiệm đến các cấp địa phương, nhà trường xây dựng tài liệu và tổ
chức bồi dưỡng kiến thức kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến, soạn

giảng trực tuyến, đánh giá kết quả, quản lý lớp học trực tuyến; kỹ năng sử dụng
phần cứng, phần mềm và an tồn thơng tin mạng cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy
học trực tuyến cho giáo viên và học sinh. Ngoài ra, phân cấp cho nhà trường,
giáo viên phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc tham gia hỗ trợ quản lý giám
sát học sinh học trực tuyến ở nhà.[2].
Với sự hỗ trợ của CNTT, các phần mềm hiện đại, rất nhiều hoạt động giáo
dục truyền thống sẽ dần dần được thay bởi phần mềm, công nghệ mô phỏng...
Kết nối giáo dục sẽ được mở rộng không chỉ trong nước mà tới toàn cầu. Việt
Nam muốn đi xa, đi một cách chắc chắn trên con đường phát triển trong thời
đại công nghệ 4.0, thì phải trang bị tốt kỹ năng về chuyển đổi số một cách căn
cơ cho từng cấp bậc học;
Thực hiện công việc này ở trường THPT Quỳnh Lưu 3, chúng tơi đã đưa ra
một số hình thức như là kiểm tra học sinh trên nền tảng số, kiểm tra
online,..một số mơn học trong q trình thực hiện đã đem lại hiệu quả cao: kết
quả chính xác, nhanh chóng. Hiệu quả đem lại: thời gian trả bài học sinh nhanh
nhất; khơng mất kinh phí chi trả cho việc chấm bài kiểm tra; số đơn từ phúc

22


khảo của học sinh khơng có đơn phúc khảo,... trong khi đó số bài phúc khảo
của các năm trước khi chưa chuyển đổi thì rất nhiều

Hình 16: Số lượng phúc khảo bài thi của học sinh năm 2019-2020
* Giúp cán bộ giáo viên hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu
ngành giáo dục tại địa chỉ csdl.moet.gov.vn;
Hiện tại, Trường THPT Quỳnh Lưu 3 đã xây dựng 4 phân hệ CSDL chính
gồm:
- CSDL về trường học;
- CSDL về lớp học;

- CSDL về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
- CSDL về học sinh.
Trong kế hoạch đến năm 2021-2020, Trường sẽ tiếp tục xây dựng triển
khai các phân hệ CSDL còn lại gồm:
- CSDL về cơ sở vật chất và thiết bị trường học;
- CSDL về tài chính, đầu tư cho phát triển giáo dục;
- CSDL về giáo dục dân tộc;
- CSDL về phổ cập giáo dục, chống mù chữ;
* Giúp giáo viên nắm bắt phần mềm quản lý trường học trực tuyến đáp ứng
quy định kỹ thuật về dữ liệu của Bộ như: tăng cường sử dụng sổ điểm, học bạ
23


×