ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****
Đề tài:
CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN
ĐỐI VỚI QUỐC TỰ (1802 – 1883)
SVTH: Nguyễn Thị Cúc
Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Nguyễn Duy Phương
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
- Đà Nẵng, 5/2014 -
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Nguồn tư liệu ...................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
6. Đóng góp của khóa luận.....................................................................................4
7. Bố cục .................................................................................................................4
NỘI DUNG............................................................................................................5
Chương 1. BỐI CẢNH CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUỐC TỰ THỜI
NGUYỄN (1802 – 1883). ......................................................................................5
1.1. Khái qt tình hình chính trị, kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn ....................5
1.1.1. Chính trị........................................................................................................ 5
1.1.2. Kinh tế ..........................................................................................................6
1.1.3. Xã hội ........................................................................................................... 8
1.2. Các tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX ..........................10
1.2.1. Nho giáo .....................................................................................................10
1.2.2. Phật giáo (Tìm hiểu phần sau) ...................................................................12
1.2.3. Đạo giáo .....................................................................................................12
1.2.4. Thiên Chúa giáo .........................................................................................13
1.2.5. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên .......................................................................14
1.3. Tình hình Phật giáo dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)..................................15
Chương 2. CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI QUỐC TỰ
(1802 – 1883) .......................................................................................................21
2.1. Vài nét về quốc tự .........................................................................................21
2.2. Chính sách đối với cơ sở thờ tự ....................................................................22
2.3. Chính sách đối với các sinh hoạt tơn giáo.....................................................26
2.4. Chính sách đối với các sư tăng......................................................................31
2.5. Đánh giá các chính sách của triều Nguyễn đối với quốc tự ..........................35
2.6. Bài học và ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................38
2.6.1. Bài học........................................................................................................38
2.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................40
KẾT LUẬN .........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................44
PHỤ LỤC ............................................................................................................48
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng chuông chùa ngân nga sớm tối vọng lên từ nhiều mái chùa lớn nhỏ là
một trong những biểu hiện độc đáo chung đúc nên bản sắc đẹp và nên thơ của
mỗi địa phương. Nói đến Phật giáo là nói đến những ngơi chùa, nơi để con người
tĩnh dưỡng tinh thần, ngõ hậu tịnh tâm suy nghĩ về lẽ thiết thân công bằng và bác
ái ở đời. Dưới triều Nguyễn, hệ thống chùa chiền rất phát triển, hầu như ở khắp
các địa phương, nơi nào cũng có vài chục ngơi chùa. Điều này cho thấy chùa
đóng vai trị rất lớn trong đời sống tinh thần của con người, đến với chùa con
người thấy thanh thản, xua tan đi cái bon chen đời thường, gửi vào đó tất cả đức
tin của mình, nơi để con người mở rộng lòng từ bi.
Trong hệ thống chùa chiền không thể không nhắc đến các ngôi quốc tự, đây
là những ngôi chùa được vua Nguyễn xây dựng và trùng tu. Các ngơi quốc tự có
vai trị to lớn đối với việc hoằng dương Phật pháp cũng như trong đời sống tâm
linh của người dân Việt Nam.
Triều Nguyễn (1802-1945) là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử
Việt Nam, chọn Huế làm kinh đơ vì vậy, hầu như việc xây dựng và trùng tu các
ngôi quốc tự tập trung ở đất kinh thành xưa. Điều này không thấy làm lạ khi ở
Huế có những ngơi quốc tự nổi tiếng đến thế. Tuy nhiên, ở các vùng khác ngồi
Kinh đơ cũng có một số ngơi quốc tự như chùa Long Phước ở Quảng Trị, chùa
Tam Thai, Ứng Chân (Quảng Nam – Đà Nẵng), chùa Khải Tường (Gia Định)…
Trong suốt thời gian trị vì của mình, bốn vị vua đầu triều Nguyễn đã có
những chính sách cụ thể đối với Phật giáo, đặc biệt là đối với các ngôi quốc tự.
Các ngôi quốc tự chiếm số lượng không nhiều trong hệ thống chùa của cả nước
nhưng lại đảm đương vai trò to lớn trong việc hoằng dương Phật pháp, đánh vào
tâm linh của hoàng tộc và dân chúng.
1
Vì vậy, cần phải có một cơng trình nghiên cứu tồn diện về vấn đề này, đó
chính là lý do thơi thúc tơi chọn đề tài: “Chính sách của triều Nguyễn đối với
quốc tự (1802 – 1883)” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Phật giáo
dưới triều Nguyễn, đặc biệt là các ngôi quốc tự đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm.
Trong cuốn “Lịch sử Phật giáo xứ Huế”, Thích Hải Ân và Hà Xn Liêm,
Nxb Văn hóa Sài Gịn, Tp. Hồ Chí Minh đã cung cấp những tư liệu quý về kiến
trúc của các ngôi chùa, hệ thống tháp mộ, lai lịch, hành trạng của các vị tổ sáng
lập chùa, nói rõ trên đất kinh thành xưa có bốn ngôi quốc tự. Tác giả Hà Xuân
Liêm trong cuốn “Những chùa tháp Phật giáo ở Huế”, Nxb Văn hóa thông tin
cũng đã đồng ý với ý kiến này, bên cạnh đó tác giả cũng đã định nghĩa về quốc
tự.
Vấn đề quốc tự cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả.
Trong các tác phẩm “Những ngôi chùa Huế”, Hà Xuân Liêm, Nxb Thuận Hóa,
Huế, “ Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam”, Võ Văn Tường, Nxb Văn hóa
thơng tin, Hà Nội, các tác giả đã khảo cứu và cung cấp cho người đọc cũng như
giới nghiên cứu về tiến trình phát triển của Phật giáo xứ Huế và lai lịch của từng
ngôi chùa trên mảnh đất này. Tuy nhiên, các cơng trình này chỉ nói sơ lược về sự
hình thành của các ngơi quốc tự dưới triều Nguyễn.
Bên cạnh đó, vấn đề quốc tự nhận được sự quan tâm lớn của nhiều khóa
luận, luận văn như: Nguyễn Việt Dũng (2005), “Tìm hiểu các ngơi quốc tự ở
Huế”, Luận văn thạc sĩ ngành Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Nguyễn Duy Phương (2007), “Chính sách của nhà Nguyễn đối với Phật giáo
(1802-1883)”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế. Trong những cơng trình này, các tác giả đã phân tích, đánh giá về
chính sách của triều Nguyễn đối với Phật giáo, đặc biệt là chính sách đối với các
ngơi quốc tự, khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Yến (2013), “Ruộng chùa ở miền
2
Trung dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)” đã nói khá rõ về vấn đề ruộng đất của
các ngôi quốc tự xưa ở miền Trung dưới triều Nguyễn, tác giả đã đề cập khá rõ
nét về tình hình ruộng chùa, việc quản lý, tổ chức sản xuất ruộng chùa trong thời
kỳ này. Gần đây nhất, bài viết của Nguyễn Duy Phương (2014) “Chính sách của
triều Minh Mạng đối với quốc tự (1820 – 1840)”, tác giả đã phân tích đồng thời
đánh giá những mặt ưu và nhược điểm về các chính sách của vua Minh Mạng
đối với quốc tự.
Ngồi ra cịn có một số tạp chí nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, đặc biệt
là tạp chí Huế xưa và nay, một số trang web...
Nhìn chung, cho đến nay chưa có cơng trình chun sâu nào nghiên cứu
một cách tồn diện về vấn đề quốc tự cũng như chính sách của các vua đối với
quốc tự dưới triều Nguyễn. Vì vậy, cần thiết phải có một cơng trình nghiên cứu
chun sâu về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là: Chính sách của triều Nguyễn
đối với quốc tự từ khi nhà Nguyễn thành lập (1802) cho đến hết triều vua Tự
Đức (1883). Vì vậy, thời gian mà khóa luận này đề cập đến chỉ giới hạn trong
bốn triều vua đầu là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
4. Nguồn tư liệu
Để hồn thành đề tài này tơi đã dựa vào những nguồn tài liệu sau:
Các bộ sách do Quốc Sử Quán của triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam
thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Minh
Mạng chính yếu, Châu bản triều Nguyễn… Đây là những tư liệu quý giá, đáng
tin cậy được tơi sử dụng chủ yếu khi thực hiện khóa luận này.
Ngoài ra, các nguồn tư liệu khác như tài liệu, các cơng trình nghiên cứu về
vấn đề quốc tự cũng được tơi sử dụng trong khóa luận này. Mặc dù nguồn tài
liệu hạn chế song chính những cơng trình trên lại là nguồn tư liệu quý giá, phong
phú cho thế hệ sau như tơi.
Các loại tạp chí nghiên cứu, các trang web… có liên quan đến đề tài.
3
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, tôi đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau như phân tích, so sánh, tổng hợp, ngồi ra cịn kết hợp với
việc sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử để rút ra được những nhận
định đúng đắn và đáp ứng tính khoa học của đề tài.
6. Đóng góp của khóa luận
Tra cứu, sưu tầm và tập hợp một số nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề
chính sách của triều Nguyễn đối với quốc tự (1802 – 1883), góp phần vào việc
tăng thêm khối lượng tài liệu về vấn đề này.
Phác họa được hệ thống quốc tự dưới triều Nguyễn, làm rõ được các chính
sách đó như thế nào, tác dụng của các chính sách đó ra làm sao, qua đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho cơng tác quản lý chùa chiền nói riêng và Phật giáo nói
chung trong giai đoạn hiện nay.
Mặt khác, khóa luận cũng góp một phần tài liệu học tập, tham khảo cho
những ai quan tâm, đam mê nghiên cứu các vấn đề về triều Nguyễn trong đó có
các ngơi quốc tự.
7. Bố cục
Ngồi phần mở bài, nội dung chính, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận
được chia bố cục như sau:
Chương 1: Bối cảnh của chính sách đối với quốc tự thời Nguyễn (1802 –
1883).
Chương 2: Chính sách của triều Nguyễn đối với quốc tự (1802-1883)
4
NỘI DUNG
Chương 1
BỐI CẢNH CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUỐC TỰ
THỜI NGUYỄN (1802 – 1883).
1.1. Khái qt tình hình chính trị, kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn
1.1.1. Chính trị
Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, làm chủ được một vùng đất
rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là
Gia Long, xây dựng Kinh đô ở Huế, đổi tên Thăng Long là Hà Nội. Về thiết chế
Nhà nước, ngay sau khi lên nắm quyền, triều Nguyễn đã cố gắng xây dựng một
Nhà nước phong kiến tập quyền và chuyên chế, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng
chính thống. Vua Minh Mạng học cách tổ chức thiết chế Nhà nước theo vương
triều Thanh của Trung Quốc, đẩy mạnh việc xây dựng các điển lệ, nhằm phát
triển đất nước thịnh đạt. Cũng như triều Lê, triều đình Nguyễn được tổ chức gồm
sáu bộ (Lại, Lễ, Binh, Hình, Cơng, Hộ), đứng đầu mỗi bộ là một thượng thư, hai
tả hữu tham tri và hai tả hữu thị lang. Ngồi ra, cịn có các cơ quan chuyên trách
như Đô Sát Viện, Hàn Lâm Viện, Thái Y Viện, Quốc Tử Giám… Từ thời Minh
Mạng về sau, nhà vua đặt thêm Cơ Mật Viện, lấy bốn đại thần ở các bộ sung vào
để cùng nhà vua bàn bạc một số việc trọng yếu. Gia Long vẫn giữ cách tổ chức
như cũ: Đàng Ngoài vẫn là trấn, phủ, huyện, xã, ở Đàng Trong thì trấn, dinh,
huyện, xã. 11 trấn Bắc thành được hợp thành một tổng trấn, 5 trấn cực Nam hợp
thành 1 tổng trấn gọi là Gia Định thành. Sau đó, năm 1831 – 1832 với cuộc cải
cách hành chính của Minh Mạng, quyết định bỏ hai tổng trấn, chia cả nước thành
30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên, dưới tỉnh có phủ, huyện, châu rồi đến tổng, xã.
Như vậy, đây là triều đại đầu tiên làm chủ được một vùng đất rộng lớn từ ải
Nam Quan đến mũi Cà Mau; thành lập sau cuộc chiến tranh loạn lạc nhưng triều
Nguyễn đã xây dựng được một bộ máy Nhà nước hoàn chỉnh từ Trung ương đến
5
địa phương. Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng được đánh giá rất cao,
đến đây, bản đồ hành chính Việt Nam được xem như hồn chỉnh.
1.1.2. Kinh tế
Về nơng nghiệp, sau thời gian nội chiến kéo dài, sang thế kỷ XIX, tình hình
nơng nghiệp sa sút. Những năm đầu thời Gia Long, ở các trấn Hải Dương, Sơn
Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Thái Nguyên, Hưng Hóa có
trên 370 thơn phiêu tán, thóc tơ của Nhà nước thiếu trên 7 vạn hộc, tiền thuế
thiếu 11 vạn quan. Để khắc phục tình trạng này, sau khi lên ngôi, vua Gia Long
chú ý ngay đến việc khai hoang, trong đó quan trọng nhất là doanh điền và đồn
điền. Năm 1839, triều đình thi hành chính sách “qn điền” thí điểm ở Bình
Định bằng cách tịch thu một nửa số ruộng tư của nhà giàu làm ruộng đất công
làng xã để cho nông dân. Trên thực tế, nạn kiêm tính ruộng đất vẫn diễn ra
nghiêm trọng khắp cả nước. Ruộng đất công bị thu hẹp dần, người nông dân vừa
bị cường hào tước đoạt ruộng đất, vừa chịu sưu thuế nặng nề lại thêm thiên tai
dồn dập, mùa màng thất bát,… nên ngày càng lâm vào cảnh khốn cùng, nền tảng
của xã hội phong kiến – khối quần chúng nông dân – ngày càng bị suy yếu.
Những năm đầu Tự Đức, nạn đói xảy ra liên miên, Nhà nước phải liên tục mở
kho thóc cứu đói. Giặc cướp nổi lên khắp nơi, Nhà nước phải ra nhiều lệnh để
dẹp yên. Triều đình đã nhiều lần đưa vấn đề sửa, đắp đê ra bàn bạc và có nhiều
biện pháp nhưng tình trạng đê vỡ vẫn xảy ra phổ biến. Riêng đê sơng Hồng ở
Khối Châu (Hải Hưng) thời Tự Đức bị vỡ 10 năm liền.
Các vua Nguyễn đã nhiều lần ra dụ về việc các quan cần phải cứu đói cho
dân, nhưng trên thực tế nạn tham nhũng, bóc lột dân của các quan lại khá phổ
biến, tới mức nhà vua cũng phải than: “quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan
như con hổ; ngày đục tháng khoét dần của dân, mưu tính cho đầy túi riêng, lại
thêm những việc sách nhiễu ngồi lệ, khơng kể hết được (…) Hiện nay tình trạng
sinh sống ở các làng mạc đã như thế, nếu không chấn chỉnh sớm đi, e rằng dân
chúng ngày càng quẫn bách, phiêu tán”. Khi Nhà nước nhiều lần họp các quan
hỏi về các mối tệ xưa nay để cùng nhau bàn bạc, sửa chữa nhưng các quan đều
6
im lặng hoặc nói là khơng có chuyện gì lớn cả. Ngay Phan Thanh Giản cũng tâu
điển lệ Nhà nước ta đã rõ ràng đủ cả, tơi tưởng khơng có gì nên thêm bớt”
[34:59].
Nhìn chung, nơng nghiệp dưới thời Nguyễn kém phát triển, mất mùa, đói
kém thường xuyên xảy ra, cộng vào đó là tình trạng cường quyền của quan lại
làm cho đời sống nhân dân cực khổ, là nguyên nhân dẫn đến nhiều phong trào
nông dân nổ ra.
Về công nghiệp và thương nghiệp dưới triều Nguyễn nhìn chung cũng sút
kém. Nguyên nhân chủ yếu là do triều đình chủ trương “trọng nông ức thương”,
“bế quan tỏa cảng”, chế độ cộng tượng mang tính chất cưỡng bức lao động, đánh
thuế sản vật rất nặng mang tính chất nơ dịch. Nhà nước đã đặt ra nhiều luật lệ
phức tạp, thuế khóa nặng nề để hạn chế nội thương. Năm 1834, khi phong trào
nông dân khởi nghĩa lan rộng, ở nhiều nơi, triều đình có lệnh cấm dân họp chợ.
Dưới thời Gia Long, Minh Mạng, ngoại thương được coi trọng và có nhiều biện
pháp khá cởi mở. Nhưng đến thời Thiệu Trị gần như dứt bỏ hẳn chính sách này.
Vua Thiệu Trị ra lệnh không kể thuyên buôn hay thuyền quân phải lập tức đuổi
đi, không cho chúng bỏ neo. Thời Tự Đức, triều đình lại tiếp tục chủ trương
“đóng cửa”, tư tưởng bảo thủ, lạc hậu này thể hiện ở đa số quan lại triều Nguyễn.
Đây là một hạn chế rất lớn trong chính sách phát triển kinh tế của triều Nguyễn,
là một trong những nguyên nhân trực tiếp đưa đến việc thực dân Pháp đẩy mạnh
quá trình xâm lược nước ta.
Nhìn chung, sau chiến tranh nền kinh tế nước ta khủng hoảng nghiêm trọng
trên tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến thương nghiệp. Nạn
chiếm ruộng đất của địa chủ diễn ra phổ biến cùng với nhiều chính sách khơng
phù hợp với thời đại của triều Nguyễn làm cho nền kinh tế vốn lạc hậu nay càng
trì trệ hơn, không tiếp thu được những thành tựu bên ngoài, đời sống nhân dân
cực khổ, bấp bênh.
7
1.1.3. Xã hội
Tình hình xã hội rối ren làm cho đời sống nhân dân càng cực khổ hơn.
Cũng như ở các triều đại trước, dưới thời Nguyễn, xã hội Việt Nam chia thành
hai giai cấp: thống trị và bị trị.
Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan lại trong hệ thống trị và giai cấp địa
chủ. Vua và hoàng tộc giờ đây đã trở thành một lớp người đông đảo, có độc
quyền, nhất là con cháu gần gũi với nhà vua. Họ giàu có, có quyền lực, bóc lột,
đàn áp nhân dân, đưa ra nhiều thứ thuế: thuế thân, thuế rượu, thuế đinh… Chính
vì vậy làm cho mâu thuẩn vốn có của nhân dân và địa chủ ngày càng gay gắt.
Để miêu tả cảnh lộng hành, cường quyền của giai cấp thống trị, nhân dân ta
có câu:
Con ơi, mẹ bảo con này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Giai cấp bị trị: đại đa số là nơng dân, có cuộc sống nghèo khổ, lệ thuộc,
chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột nặng nề. Giai cấp thống trị ra sức vơ vét, cướp
của cải của nhân dân, cùng với đó là nạn thiên tai, mất mùa đói kém thường
xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân vốn cực khổ nay càng nghèo đói và bần
cùng hơn. Nếu như ở thời vua Lê Thánh Tơng, nhân dân có cơm ăn, áo mặc,
thóc lúa đầy đồng:
Thời vua Thái Tổ, Thái Tơng
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
Thời nhà Nguyễn, nạn đói diễn ra liên miên, người chết đầy đồng, và để
miêu tả lại bức tranh đó nhân dân ta có bài:
…Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét…
Xã hội triều Nguyễn, mâu thuẫn xảy ra gay gắt giữa giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị, một khơng khí ảm đạm, tang khốc bao phủ. Nhân dân thì bất bình,
8
vua quan thì ăn chơi sa đọa, khơng quan tâm đến đời sống nhân dân. Đó chính là
ngun nhân làm cho triều Nguyễn là triều đại phong kiến có nhiều cuộc khởi
nghĩa của nhân dân.
Trừ thời Gia Long khai sáng và xây dựng buổi đầu, qua thời Minh Mạng
trở lui thì khắp nơi đã có người nổi dậy. Bộ Đại Nam thực lục chính biên của
Quốc Sử Quán vâng chỉ dụ của vua Tự Đức để soạn, chép kỹ việc từng ngày của
mỗi vị vua, xong tập nào in bản thảo lên vua duyệt và đem khắc in, trong đó đã
nói lên rất nhiều đến việc các vua sai quan quân đi đánh dẹp nơi này, nơi khác.
Đời Minh Mạng, đã có vụ Lê Văn Khơi chiếm thành Gia Định. Thành này
do ông Lê Văn Duyệt xây xong vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830); được xây
toàn bằng đá ong, thành cao, rộng và hào sâu; trong thành lại có đủ lương thực,
khí giới, cho nên khi Lê Văn Khơi chiếm thành, qn triều đình đánh mãi khơng
thắng. Trong dân gian có câu than vãn:
Bao giờ bắt được giặc Khơi
Cho n việc nước chồng tơi trở về
Đánh mãi, lính tráng chết rất nhiều. Đến tháng 7 năm Ất Tỵ (1835), quan
quân triều Minh Mạng mới hạ được thành; vua hạ chiếu lập đàn bạt độ chiến sĩ
tử trận vong, đàn chay lập ở chùa Thiên Mụ.
Đến thời Tự Đức, xã hội đã rối ren nay càng rối ren hơn, loạn lạc nổi lên
như ong. Không kể đến giặc Cờ Đen, Cờ Vàng của Tàu quấy phá miền Bắc, các
cuộc nổi dậy của nông dân và các dân tộc thiểu số miền núi cũng đã nổ ra liên
tiếp, mạnh mẽ và rộng khắp, là hậu quả của những mâu thuẫn, xung đột xã hội
ngày càng trở nên gay gắt. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Cự vào
khoảng năm Tự Đức thứ 7 (1854) có Cao Bá Quát làm minh sư, người ta thường
gọi là “giặc châu chấu”, vì lúc Lê Duy Cự, Cao Bá Quát nổi dậy lại thêm nạn
châu chấu phá hoại mùa màng. Ngay ở kinh thành, có cuộc nổi dậy của Đồn
Hữu Trung, Đồn Tư Trục (1866) suýt giết chết vua Tự Đức. Cuộc nổi dậy này
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Phật giáo. Bởi vì trong cuộc khởi nghĩa này đã có
nhiều nhà sư, nhất là nhà sư ở Chùa Khoai tham gia… Chỉ riêng trong bốn thời
9
vua đầu, từ Gia Long đến Tự Đức (1802 – 1883), triều Nguyễn đã phải đối phó
với gần 400 cuộc khởi nghĩa của nông dân, cụ thể là “hơn 70 cuộc nổi dậy thời
Gia Long, hơn 230 cuộc nổi dậy thời Minh Mạng, hơn 50 cuộc nổi dậy trong 7
năm ngắn ngũi thời Thiệu Trị và khoản 40 cuộc khởi nghĩa thời Tự Đức (tính
đến năm 1862). Triều đình đã phải duy trì một đội quân thường trực với số
lượng từ hơn 130.000 người từ đầu thời Gia Long tăng lên 200.000 người ở giữa
thế kỷ XIX” [32:30].
Nhìn chung, thành lập sau một thời kì chiến tranh loạn lạc vì vậy, tình hình
kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn có phần giảm sút. Kinh tế phát triển què quặt,
lạc hậu bởi các chính sách “đóng cửa”, “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn.
Tình trạng xã hội rối ren, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nông dân ngày
càng gay gắt, đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy của nơng dân. Vì
vậy, triều Nguyễn là triều đại có nhiều cuộc nổi dậy của nơng dân nhất trong lịch
sử phong kiến Việt Nam.
1.2. Các tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
1.2.1. Nho giáo
Triều Nguyễn trị vì trong suốt 143 năm cũng như các triều đại trước, nhiều
tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo cùng tác động vào sinh hoạt
tinh thần, tâm linh của người dân Việt, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống và các
hoạt động chính trị của đất nước. Nho giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm đã
ảnh hưởng sâu sắc đến truyền thống giáo dục, tư tưởng nhân dân từ xưa đến nay.
Nho giáo phong kiến trong xã hội phong kiến: từ chỗ không được yêu thích
trong nhân dân Việt Nam, Nho giáo dần dần chiếm vị trí cao trong xã hội, đề cao
uy quyền nhà vua. Xây dựng hệ thống quan liêu từ trên xuống dưới đảm bảo mối
quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, Nho giáo đặt quan hệ vua - tôi ở vị trí cao
nhất.
Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều tích cực tơn sùng và
mở rộng Nho học, tư tưởng Nho gia được khai thác và áp dụng, lấy đó làm chỗ
dựa cho các chính sách của triều đình. Những người ở đầu triều hiểu rằng, họ
10
giành được thiên hạ nhờ vũ lực nhưng muốn định n thiên hạ, chấn chỉnh kỷ
cương triều chính, thì cơng cụ hữu ích nhất lúc bấy giờ chỉ có thể là học thuyết
của Nho gia. Nho giáo dưới triều Nguyễn là một “tôn giáo đặc biệt”, vừa là một
tôn giáo, vừa là một học thuyết xã hội và được triều Nguyễn đề cao. Tư tưởng
chủ đạo của Nho giáo dưới triều Nguyễn vẫn tôn sùng chữ “Trung”, “Hiếu”,
“Ngũ Luân”, “Ngũ Thường”, các Nho sĩ của Việt Nam mang tính chất “Nho sĩ
nơng thơn”.
Có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá về bản chất của Nho giáo. Một số ý
kiến cho rằng, Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, do vậy, nó khơng
phải là một tơn giáo. Một số quan điểm khác cho rằng, Nho giáo có đầy đủ các
yếu tố của một tơn giáo. Trong khi đó, nhiều quan điểm lại thống nhất khi cho
rằng, Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức mang tính tơn giáo.
Trong suốt thời kì phong kiến, Nho giáo được xếp vào tam giáo, cùng với Phật
giáo và Đạo giáo, góp phần quan trọng vào bản sắc văn hóa truyền thống Việt
Nam.
Màu sắc tơn giáo trong Nho giáo triều Nguyễn thể hiện trong nhiều nghi lễ
tơn giáo. Tựu trung lại, dưới khía cạnh tơn giáo, có thể khái quát hệ thống thờ
cúng của Nho giáo gồm: thờ cúng Khổng Tử và các vị Tiên Thánh, thờ cúng trời
đất, thờ cúng bách thần.
Khổng Tử cùng với các vị Tiên Thánh được triều đình trân trọng và thờ
cúng nhằm đề cao Nho giáo. Hệ thống cơ sở thờ tự của Nho giáo bao gồm Văn
Miếu, Văn Từ, Văn chí được chú ý hồn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
Các vua Gia Long, Minh Mạng đã quan tâm đến việc xây dựng, khôi phục lại
Văn Miếu, Quốc Tử Giám ở Kinh đơ Huế. Nhà nước cịn ban hành 10 điều giáo
huấn (Thập điều), dựa trên quan điểm Nho giáo để làm chuẩn mực hành vi của
nhân dân. Các vua triều Nguyễn là người trực tiếp làm chủ tế Văn miếu tại Kinh
thành, nếu vua vắng mặt thì cử một đại thần thay mặt nhà vua làm chủ tế.
Ngoài Văn miếu, hệ thống thờ cúng Nho giáo của Nhà Nước còn bao gồm
việc cúng tế trời đất, thể hiện qua tế Nam Giao và tế Xã tắc, được liệt vào Đại tự
11
(lễ tế lớn). Hàng năm, vào mùa xuân, nhà vua đích thân tế trời đất ở Đàn Nam
Giao, tế Nam Giao có liên hệ với Thiên mệnh của Nho giáo. Vua là con của trời,
được trời trao ngôi báu để thay trời trị dân và thực hiện mệnh lệnh của trời, cho
nên nhà vua phải trực tiếp tế trời để tỏ lịng tơn kính và để cầu trời phù hộ.
Đàn Nam Giao của triều Nguyễn được xây dựng từ năm Gia Long thứ năm
(1806). Các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều lần lượt được
người kế vị rước lên Đàn Nam Giao phối hưởng thờ tự với trời đất.
Việc thờ cúng tổ tiên, thờ trời đất cũng được các vua Nguyễn coi trọng,
hàng năm, các vua đều chăm sóc nơi thờ tự, tu bổ đền miếu, cấp tiền bạc, ruộng
thờ, phu miếu. Theo lệ hàng năm hay gặp những dịp đại khánh, nhà vua đều sai
quan lại đến tế tự…
Như vậy, một mặt nhà Nguyễn vẫn đề cao Nho giáo, lấy Nho giáo làm hệ
tư tưởng chính thống của mình, song mặt khác các vua Nguyễn vẫn tơn trọng,
duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Kết hợp với những nội dung của Nho giáo
với tín ngưỡng truyền thống, kết hợp sự thờ cúng ở cung đình như Tế giao, tế
Văn Miếu và Thái Miếu với sự thờ cúng cha mẹ, tổ tiên ở gia đình, thờ Thành
Hoàng ở làng xã, thờ các vị anh hùng dân tộc có cơng với dân với nước và thờ
các vị thần linh khác.
1.2.2. Phật giáo (Tìm hiểu phần sau)
1.2.3. Đạo giáo
Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ II. Đạo giáo, trên cơ sở
thuyết vô vi, lại mang sẵn trong mình tư tưởng phản kháng giai cấp thống trị
đồng thời có những đặc điểm tương đồng với phong tục, tập quán từ lâu đời của
người dân Việt Nam. Vì vậy, Đạo giáo nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong
lịng người Việt.
Dưới triều Nguyễn, nhìn chung, triều đình đã có những biện pháp nhằm
chấn chỉnh việc thờ cúng Đạo giáo và có những chủ trương dung hịa tam giáo
(Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo).
12
Những hoạt động của Đạo giáo thời kỳ này mang nhiều tính chất Đạo giáo
phù thủy, dễ dàng hịa nhập với ma thuật sẵn có trong dân gian với các thuật bùa
chúa, bói tốn, đồng cốt. Vì thế, Nhà nước đề ra những biện pháp chấn chỉnh các
hoạt động đồng cốt, bói tốn phù thủy nhằm hạn chế sinh hoạt của Đạo giáo, đặc
biệt là Đạo giáo dân gian. Nhưng bên cạnh đó, Đạo giáo vẫn được duy trì ở mức
độ nhất định, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của vua quan. Một số cơng trình Đạo
giáo đã được tu sửa, quán Linh Hựu được xếp vào một trong những cảnh đẹp của
Kinh đô Huế. Đối với một số hiện tượng thời tiết như mưa lũ, hạn hán, nhật
thực, nguyệt thực…, triều đình nhiều lần thực hiện các phương thức cầu đảo, mật
đảo ở trong cung, ở miếu thần, ở chùa Phật và các nghi thức có ảnh hưởng của
Đạo giáo. Các vua Nguyễn, đặc biệt là Tự Đức, nhiều lần sai quan lại hoặc thậm
chí tự bản thân mình cầu đảo, mật đảo cầu mưa. Triều đình đã ra chỉ dụ về việc
tuyển các đạo sĩ giỏi pháp thuật vào cung.
Cùng với Nho, Phật, Thiên chúa giáo, tín ngưỡng của người Việt, Đạo giáo
ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lịng người dân, cùng với các tơn
giáo đó, hịa quyện vào nhau làm cho đời sống tơn giáo, tín ngưỡng của Việt
Nam càng phong phú, đa dạng.
1.2.4. Thiên Chúa giáo
Trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), Thiên Chúa giáo đã du nhập vào
Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề về tín ngưỡng, văn hóa mà cịn là vấn đề
chính trị - xã hội rất nhạy cảm qua các thời kỳ lịch sử có chế độ chính trị khác
nhau.Tính độc tơn và tính kiêu hãnh của Thiên Chúa giáo cùng những nghi thức
mang tính tương khắc với văn hóa truyền thống, sự lạm dụng chính trị của các
thế lực bên ngoài đối với Thiên Chúa giáo là ngun nhân dẫn đến các chính
sách cấm đốn của nhà cầm quyền Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói
riêng.
Những người truyền giáo cho rằng Thiên Chúa giáo truyền vào Việt Nam là
dịng chính thống trực thuộc tịa thánh La Mã, đại diện cho sự ưu việt và tính
hồn vũ nhất so với bất kỳ tôn giáo nào, nên việc truyền giáo và bảo vệ đạo là
13
nhiệm vụ thiêng liêng của nhân loại văn minh, họ không những không muốn
thỏa hiệp với bất kỳ tôn giáo nào mà phải xóa sạch những tơn giáo bản địa để
xây dựng một Thiên Chúa giáo độc tôn, một đức tin tuyệt đối về Thiên Chúa. Do
vậy, họ đưa ra các điều cấm kỵ như cấm lạy xác người chết, cấm dâng hương đốt
nến cho người chết, cấm đọc văn tế, cấm mặc tang phục, những định hướng và
giải pháp mang tính siêu hình và cưỡng chế nói trên đã chạm mạnh vào tư tưởng
văn hóa truyền thống nên dễ gây ngộ nhận, kích động dẫn đến kỳ thị cấm đạo
của triều đình nhà Nguyễn.
Nhìn chung, dưới triều Nguyễn, Thiên chúa giáo đã gặp nhiều khó khăn,
mặc dù Gia Long đã có những chính sách ưu ái đối với Thiên chúa giáo nhưng
các vị vua sau phản đối kịch liệt, đặc biệt là vua Tự Đức, ông đã đề ra nhiều
chính sách ngăn chặn sự phát triển của Thiên chúa giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên,
mặc dù bị ngăn cấm một cách khắt khe nhưng trên lãnh thổ Việt Nam lúc bấy
giờ đã có rất nhiều người dân theo đạo Thiên chúa và đến bây giờ họ vẫn tin
theo, thậm chí là rất sùng bái.
1.2.5. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người
Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh
con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì vậy, gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và
bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngồi các ngày giỗ, Tết thì các
ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một hình thức thơng báo với tổ
tiên ơng bà. Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ
chung cho người Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (âm
lịch).
Hòa chung với tập tục ấy của người Việt Nam từ bao đời nay, các vua đầu
triều Nguyễn cũng đã nhận thức đúng tầm quan trọng của tín ngưỡng bao đời ấy
và chính các ơng cũng đã rất coi trọng và phát triển tín ngưỡng này.
Giống như bao người con Việt Nam khác, các vua Nguyễn cũng thấm
nhuần sâu sắc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ lâu đời của cha ông, đặc biệt coi
14
trọng tín ngưỡng độc đáo này. Chính vua Gia Long đã khẳng định việc thờ cúng
những người đã khuất, nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ơng bà, cha mẹ là một
việc làm cần thiết: “Linh hồn không thể trở lại, rằng con cháu khơng thể hưởng
được gì khác khi thờ cúng nhưng ơng coi đó như là một nghi lễ để chứng thực sự
tưởng nhớ mà con cháu cần phải giữ gìn về tổ tiên của mình”. [25:257]. Các vua
Nguyễn, mỗi khi có dịp hiển dụ cho quan và dân đều nhấn mạnh đến sự thờ cúng
tổ tiên, ông bà, cha mẹ, coi đó như là một phẩm chất đặc trưng của nhân dân ta.
Việc xây dựng Thái Miếu vào năm 1804, nơi thờ cúng tổ tiên dòng họ
Nguyễn, rồi các lăng tẩm của các vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,
Tự Đức đã thể hiện sâu sắc lòng sùng bái thờ cúng tổ tiên của các vị vua này,
đồng thời đó cũng là cái gương cho dân chúng duy trì, trân trọng và phát triển tín
ngưỡng này.
Mặc dù, nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều tôn giáo lớn: Nho, Phật, Đạo, Thiên
Chúa giáo du nhập và có ảnh hưởng rất lớn đến đất nước ta nhưng trên thực tế,
chưa có một tơn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong đời sống tâm linh của nhân
dân ta. Bởi vì, sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến nhất ở nước ta, tuyệt đại đa số nhân
dân tin theo đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bên cạnh đó cịn thờ các vị anh
hùng dân tộc, những người có cơng với đất nước. Vì vậy, đời sống tâm linh của
nhân dân ta ngày càng phong phú, đa dạng và đến tận bây giờ, tín ngưỡng này
vẫn được lưu giữ và phát huy.
1.3. Tình hình Phật giáo dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)
Dịng họ Nguyễn có nhiều gắn bó với Phật giáo, vì thế khi giành lại được
vương quyền, tuy Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống nhưng các vua đầu
triều Nguyễn vẫn có phần ưu ái Phật giáo và trân trọng những ngơi chùa đã gắn
bó với sự nghiệp của dòng họ Nguyễn. Trong bốn vị vua Nguyễn, đối với Phật
giáo, vua Gia Long và Tự Đức có có phần khắt khe, nghiêm ngặt hơn so với thời
Minh Mạng và Thiệu Trị.
Vua Gia Long (1802 – 1820), người khai sáng ra dòng họ Nguyễn, con trai
thứ hai của ông Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn. Bà rất có cơng
15
trong việc phục hưng Phật giáo Đàng Trong nói chung và Phật giáo Huế nói
riêng. Trong thời Nguyễn Ánh bơn đào khắp các vùng Gia Định, Cà Mâu, ra Phú
Quốc, lên tận Xiêm La, ở nơi trú ngụ, các bà trong gia đình vị vua này thường
khấn nguyện Trời, Phật với bao lời hứa đền đáp sự phù hộ. Hơn nửa, tự bản thân
Nguyễn Ánh cũng nhiều lần ẩn trong các chùa vùng Gia Định như chùa Đại Giác
ở Biên Hòa; chùa Từ Ân, chùa Khải Tường ở Gia Định. Vì vậy, chùa đối vị vua
này rất đặc biệt.
Đối với các ngôi quốc tự, ông đã ban nhiều tiền của để trùng tu, xây dựng,
tổ chức đại lễ trai đàn (trong thời gian trị vì của mình, Gia Long đã tổ chức 3 lần
đàn chay). Tuy nhiên, sự ưu ái đối với Phật giáo có phần nghiêm ngặt và khắt
khe. Sở dĩ như vậy là vì triều Gia Long được dựng lên sau một thời gian dài
chiến tranh loạn lạc, xã hội rối ren, phức tạp. Vì vậy, địi hỏi phải nhanh chóng
ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội bằng một tơn giáo khác, đó là Nho giáo.
Đối với Phật giáo, Minh Mạng có thái độ rất rõ ràng: “Trẫm đối với đạo
Phật, cái ý không khen, không chê" [18:XXII:156]. Ông cũng đã từng bảo quân
hầu rằng: “Nhà Phật dùng thần đạo để dạy đời, đạo Khổng chỉ dạy ln thường
là mơn dùng hằng ngày, song tóm lại chung quy cũng đều dạy người ta làm điều
thiện mà thơi. Kể cả người ta sinh ra trong vịng trời đất nên làm điều thiện nên
tránh điều ác. Đối với đạo Phật dùng họa phúc, báo ứng ta không nên nhất khái
cho là dị đoan. Một việc khuyên người làm thiện dẫu Thánh nhân có sống lại
cũng khơng thể đổi bỏ đi được” [4:XV:tr.54]. Là vị vua vẫn coi Phật giáo là
chính đạo, là một tơn giáo có ích cho đời, khơng chỉ có nhiều thiện cảm với Phật
giáo, ơng cịn là người có nhiều ưu ái đối với Đạo Phật, trong đó có các ngơi
quốc tự. Vị vua này đã thực hiện nhiều chính sách đối với cơ sở thờ tự, các hoạt
động tôn giáo cũng như đối với các sư tăng, tạo điều kiện cho các ngôi quốc tự
phát triển khơng chỉ về mặt vật chất mà cịn về mặt tinh thần.
Năm 1814, con trai của vua Minh Mạng lên kế tục nghiệp cha, lấy niên
hiệu là Thiệu Trị. Cũng như vua cha, Thiệu Trị có thái độ khá thiện cảm với Phật
giáo. Trong bia “Ngự thiện thi” ở chùa Diệu Đế, ông đã khẳng định: “Phật giáo
16
đã khuyên người làm việc thiện tất chẳng hại gì cho vương đạo” [3:255]. Và kết
luận: “Đạo Phật chẳng những đã khơng làm hại nước mà cịn ít nhiều bổ ích cho
việc giáo hóa người ta theo đạo” [26:153]. Chính vì quan điểm đó cho nên trị vì
chỉ trong 7 năm ngắn ngủi nhưng Thiệu Trị đã có nhiều đóng góp cho Phật giáo.
Do tình hình đất nước lúc bấy giờ khơng ổn định cả về chính trị lẫn xã hội
vì vậy, vua Tự Đức ít quan tâm đến Phật giáo, nhà vua quy định việc các chùa
chỉ được sửa chữa, khơng được xây mới, làm tốn phí tiền của và sức dân… Mặc
dù có nhiều chính sách ngăn cấm Đạo Phật phát triển và không mặn mà cho lắm
đối với Phật giáo như các vị vua trước song đó chỉ là trên bình diện hình thức
cịn thực tế, triều đình vẫn tạo điều kiện cho việc thờ Phật của hoàng tộc, hàng
năm cấp tiền bạc để cúng tế. Các sinh hoạt Phật giáo được vua Tự Đức tổ chức
khá đều đặn và thường xuyên. Một số buổi lễ lớn của Nhà nước cũng được lập
đàn chay ở các ngôi quốc tự.
Mặc dù, sự quan tâm đối với quốc tự giữa các triều vua có sự khác nhau
nhưng chung quy lại các vua triều Nguyễn vẫn tạo điều kiện để xây dựng, trùng
tu quốc tự, xây dựng pháp tượng, pháp khí, tổ chức các sinh hoạt Phật giáo trong
quốc tự, làm cho đời sống tâm linh của nhân dân Việt Nam thêm sinh động,
phong phú hơn.
Triều Nguyễn được xác lập trong điều kiện chiến tranh loạn lạc, tình hình
xã hội rối ren, cảnh đói rét, hoang tàn bao trùm khắp nơi. Phật giáo thời kỳ này
cũng chịu chung số phận, nhiều chùa chiền bị phá hủy, các trung tâm tu học bị
giải tán, kinh điển thất lạc, nhiều người đã chán nản thời cuộc mà ẩn nấu trong
chùa chiền, thậm chí, những hung đồ trong bước đường cùng cũng tìm cách nấu
mình ở chốn Phật trang nghiêm khiến cho Phật giáo trở nên đình đốn và suy đồi.
Sau khi được xác lập, triều Nguyễn đứng đầu là Gia Long đã tơn sùng Nho
giáo, lấy đó làm cơng cụ để củng cố ngai vàng cũng như ổn định xã hội, nên Phật
giáo ít được quan tâm thậm chí cịn bị hạn chế phát triển. Vì thế, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng Phật giáo dưới triều Nguyễn đã bước vào giai đoạn suy đồi.
Thượng Tọa Thích Mật Thể trong Việt Nam Phật giáo sử lược đã viết:
17
“Từ trên vua quan cho đến thứ dân, ai ai cũng an trí đạo Phật là cúng cấp
cầu đảo chứ khơng biết gì nữa. Và phần đơng ở họ chỉ trọng ông thầy ở chỗ
danh vọng, chức tước, mặc dầu ông này thiếu tu, thiếu học. Bởi tệ hại ấy làm
cho tăng đồ trong nước dần sa vào con đường trụy lạc, cờ bạc, rượu chè, đắm
trước thanh sắc… Phần lớn tăng đồ chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tước, xin bằng
Tăng cang, trù trì, sắc tứ.”
“Các cảnh chùa trong nước đã trở thành những cảnh gia đình riêng, khơng
cịn gì là tính cách đồn thể của một tơn giáo nữa. Họ sống trong Phật giáo hầu
như chỉ còn là “dốt” và “quên”. “Quên” để khỏi biết đến bổn phận chân chính
của một tăng đồ”
“Ở trong tăng đồ thì như vậy, ở ngồi tín đồ cư sĩ thì cũng ngơ ngác, mù
lịa tin tưởng, theo càn, ít ai là người hiểu đạo lý” [45:223-224].
Cịn theo ơng Mai Thọ Truyền thì Phật giáo dưới triều Nguyễn “chỉ còn là
cái xác, hầu khắp các chùa, việc sai trái, phạm giới là chuyện thường, cịn Phật
thì được thờ như một vị thần linh mà người ta tưởng có thể dùng lễ vật để mua
lịng” [46:85].
Hai lời nhận xét trên hồn tồn có cơ sở. Chính vua Thiệu Trị trong lời dẫn
của bài thơ thứ 5 ở bia “Thiên Mụ Chung Thanh” đã phần nào phản ảnh rõ thực
tế đó. Năm đó, Thiệu Trị thứ 6, Bính Ngọ (1846) “từ cuối hè đến cuối thu trời
đại hạn, vua sai ông Nguyễn Trung Nghĩa lúc đó làm chức phủ thừa phủ Thừa
Thiên đảo vũ ở miếu Hội Đồng, không ứng nghiệm. Vua bèn ra lệnh xây gấp cho
xong tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ để cầu Phật ban mưa. Trong lúc đó có
ơng thị vệ Lâm Duy Nghĩa viết sách Phật, người con nhỏ của ông cầm xem,
Thiệu Trị bèn viết mấy câu trên đầu sách để cầu mưa. Ngay hơm đó có mưa thật.
Mưa to nhưng khơng có gió, dơng nên đồn thuyền bảy, tám chục chiếc vận tải
gì đó ra biển lại được yên lành. Thế là Thiệu Trị cho rằng lời cầu mong của
mình đã có ứng nghiệm, bèn làm bài thơ rồi khắc cả lời dẫn lẫn thơ vào bia đá”
[21:174]. Qua chuyện này chúng ta thấy đạo Phật được xem như một tín ngưỡng
“cốt ở sự cúng cấp cầu đảo”.
18
Đến thời Minh Mạng, chỉ những sư tăng nào được bộ Lễ cấp độ điệp mới
được tu hành tuy nhiên những người làm ở bộ Lễ đều là những người ít am hiểu
về đạo Phật nên cuối cùng làm cho sự tu hành theo Phật giáo trở thành nơi bon
chen quyền thế và chức vụ Tăng cang, Trụ trì, cịn tinh thần đạo Phật thì khơng
cịn gì ở lớp người tu hành hợp pháp có giới đao, độ điệp do bộ Lễ cấp [21:169].
Còn dưới thời Tự Đức, hàng phụ nữ quý tộc trong hoàng gia, nhất là các bà
vợ của Tự Đức thường lên cầu tự và đồng bóng ở điện Huệ Nam tại núi Hòn
Chén. Cả tiên, thần, thánh, Phật lẫn lộn với nhau thành một thứ tà đạo chỉ vì lợi
ích riêng của họ. “Cứ đến ngày hội lớn thì những người ấy kéo nhau đi lễ ở …
đền Hòn Chén ở Huế để cầu Phật cúng thánh độ cho có con” [1:185].
Rõ ràng, sự suy đồi của Phật giáo dưới triều Nguyễn là điều không thể phủ
nhận. Đó là sự hỗn tạp về mặt giáo lý, sự sa sút về mặt tu tập, đạo đức của sư
tăng, sự lỏng lẽo về mặt tổ chức, kỷ luật. Lúc này Phật giáo đã bị phủ lên màu
sắc của mê tín dị đoan, phù phiếm khơng cịn là đạo Phật thanh thoát đúng theo
giáo lý của nhà Phật nữa.
Tuy nhiên, tất cả sự suy đồi ấy của Phật giáo dưới triều Nguyễn chủ yếu
biểu hiện trên phương diện tinh thần. Cịn về hình thức, Phật giáo trong giai đoạn
này đang chấn hưng với hàng loạt các cơng trình Phật giáo được tu bổ, xây dựng
lại cùng với nhiều sinh hoạt Phật giáo hết sức sôi động với sự tham gia đơng đảo
của các tín đồ.
Dưới triều Nguyễn, chùa chiền được xây dựng, tu bổ rất nhiều. Từ Nam ra
Bắc, nhiều chùa được xây dựng và trùng tu, như ở phía Bắc có các chùa như
chùa Dâu, Bút Tháp, Phật Tích... Ở khu vực Kinh đơ, nhiều ngơi chùa được
trùng tu và xây dựng, vì là Kinh đơ của triều đại vì vậy hệ thống chùa chiền ở
đây cũng được sự quan tâm rất lớn của các vua triều Nguyễn, một hệ thống chùa
được Nhà nước ban là sắc tứ như chùa Sắc Tứ, Long Quang, Tứ Ân (Huế), chùa
Tam Bảo (Rạch Giá), Tam Bảo (Hà Tiên), Long Huê, Trường Thọ (Gò Vấp) …
Đặc biệt, dưới triều đại này, nhiều chùa được ban là quốc tự như chùa Long
19
Phước (Quảng Trị), Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế, Giác Hoàng, Linh
Hựu…(Huế), Tam Thai, Ứng Chân (Quảng Nam – Đà Nẵng)…
Cùng với việc phát triển chùa chiền là sự quan tâm đặc biệt đối với các sinh
hoạt Phật giáo của triều Nguyễn, Nhà nước thường tổ chức trọng thể trai đàn ở
các quốc tự để cầu siêu, bạt độ cho các vong linh bị chết trong các trận đánh, cầu
quốc thái dân an, cầu mưa thuận gió hịa để nhân dân cày cấy…Các vua đầu
triều Nguyễn hầu như ai cũng tổ chức rất trọng thể trai đàn ở các ngôi quốc tự.
Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tổ chức trai đàn ở chùa Thiên Mụ để tế lễ
các chiến sĩ chết trận. Vua Minh Mạng là vị vua đã tổ chức rất nhiều hoạt động
trai đàn, trong suốt thời gian trị vì của mình vua Minh Mạng đã tổ chức 17 lần
trai đàn. Các đời vua Thiệu Trị, Tự Đức trai đàn cũng được tổ chức thường
xuyên với quy mơ lớn. Trai đàn, nói theo ngơn ngữ thơng thường là “đám
chay”. Là một hoạt động tôn giáo khá phổ biến dưới triều Nguyễn, thu hút nhiều
hòa thượng, tăng ni đến dự, đích thân nhà vua cũng đến dự lễ [28:23].
Hệ thống kinh sách Phật giáo cũng được sưu tầm, khắc in. Nhiều chùa
chuyên phụ trách việc khắc in và tang trữ các ván in như chùa Bồ Đà, Từ Quang,
Liên Tơng ở phía Bắc, chùa Đại Giác (Biên Hòa), Giác Lâm, Giác Viên ở miền
Nam, chùa Diệu Đế, Từ Hiếu, Báo Quốc ở Huế. Những kinh kệ, những giới luật,
những phổ hệ, những truyền đăng, những kế hoạch được in với số lượng lớn
vượt tất cả các triều đại trước đó. Những kinh như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa,
Dược Sư, Địa Tạng, Tam Thiên Phật Danh, Đại Du Dà, những lục Thiền uyển
tập anh ngữ lục, Kế Đăng Lục, Tam tổ thực lực… đều được in dưới triều Nguyễn
[40:364].
Như vậy, bức tranh Phật giáo dưới triều Nguyễn thật muôn màu. Nó có cả
màu ảm đạm, u tối của sự suy đồi, đình đốn nhưng cũng có cả màu khởi sắc, tươi
sáng của sự chấn hưng và phát triển.
20
Chương 2
CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI QUỐC TỰ
(1802 – 1883)
2.1. Vài nét về quốc tự
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm quốc tự như: tác giả
Võ Văn Tường trong cuốn Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam thì “quốc tự là
chùa do vua, chúa xây dựng nên, hoặc trùng tu, trùng kiến một ngơi chùa đã có
ở một nơi thắng cảnh tối ưu nhưng khơng biết chùa do ai làm và có từ bao giờ”
[43:87]. Đó là những chùa như chùa Thiên Mụ, chúa Nguyễn Hoàng trùng kiến
năm 1601, chùa Thánh Duyên do vua Minh Mạng trùng kiến năm 1838 đều
thuộc loại chùa có thắng cảnh đặc biệt này. Ngồi ra, cịn có chùa Diệu Đế do
vua Thiệu Trị dựng năm 1844 và một số chùa như chùa Sùng Hóa (làng Sình) do
vua Nguyễn Hoàng trùng kiến năm 1602, Linh Hựu Quán (ở vùng Tây Linh) do
vua Minh Mạng dựng năm 1830, chùa Giác Hoàng cũng do vua Minh Mạng
dựng năm 1840.
Trong cuốn Những ngôi chùa Huế, tác giả Hà Xuân Liêm đã cho rằng:
“Quốc tự theo nghĩa thường nhất ở Huế là chùa do nhà vua lập ra” [22:195] .
Theo ông, ở Huế chỉ có ba chùa Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế là quốc tự
chính. Các chùa này có nét đặc thù là triều đình, nhà vua trực tiếp quản nhiệm.
Những lễ lượt như cầu quốc thái dân an, cầu thọ cho chính nhà vua hay các bà
Hồng Thái Hậu hoặc mở trai đàn cầu siêu cho tướng sĩ trận vong hoặc mở trai
đàn thường (tức là đám chay lớn) đều được tổ chức ở các chùa này, nhất là chùa
Thiên Mụ. Chùa lại có chức Tăng cang do nhà vua bổ nhậm tới, chức Trụ trì và
Tăng chúng do bộ Lễ đề bạt, lại có tuyển sái phu để làm cỏ, dọn dẹp, quét tước,
làm tạp dịch, giữ chùa.
Tập hợp ý kiến của hai tác giả trên, tác giả Đặng Vinh Dự trong bài:
“Chuyện quốc tự ở Huế” đã cho rằng: “quốc tự là ngôi chùa được chúa Nguyễn
và sau này là vua Nguyễn đứng ra trùng kiến hoặc xây dựng” [8:99].
21
Như vậy, cả ba phát biểu trên đều khẳng định quốc tự là loại chùa do các
vua nhà Nguyễn xây dựng hoặc đứng ra trùng tu, tơn tạo. Trong khóa luận này,
tôi cũng đồng ý với ba ý kiến trên, bởi quốc tự là một vấn đề rất mơ hồ, rất khó
để đưa ra một khái niệm chính xác và thống nhất.
2.2. Chính sách đối với cơ sở thờ tự
Nhận thấy được những mặt tích cực trong giáo lý nhà Phật nên các vua
Nguyễn đã tạo điều kiện để Phật giáo phát triển, chùa chiền mọc lên khắp nơi.
Đối với các ngơi quốc tự, triều đình đã quan tâm trùng tu, tôn tạo bằng cách cấp
tiền, vật liệu, dân công để làm, công tác xây dựng, sửa chữa đều do triều đình
giao cho bộ Cơng, bộ Hộ thực hiện chứ khơng phải Trụ trì hay sư tăng trong
chùa. Điển hình như việc trùng tu ngôi quốc tự Long Phước (Quảng Trị):
“Chùa Long Phước ở Quảng Trị thuộc tiền triều xây dựng thờ thánh tích
của Đức Thái Tổ vua Gia Dũ hoàng đế ta.
Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), trẫm từ Thuý Hoa tuần du ra Bắc, cung
chiếm dấu cũ, tưởng nhớ đức vua đắc sắc 3 phường thuộc địa phận ấy là An
Định Nha, An Hường và Phương Xuân trùng tu lại, sau đó lại sai phái viên đem
100 lượng bạc cùng cây gỗ vật liệu xây cất cho đến đồ thờ các thứ khơng thứ gì
khơng cho xuất của kho tiền cung cấp đầy đủ để làm.
Ngoài chùa Long Phước, các vua triều Nguyễn còn cho tu bổ các chùa Tam
Thai, Ứng Chân năm 1825, trùng kiến chùa Thánh Duyên (1826), năm 1826 xây
dựng chùa Giác Hoàng, năm 1842 xây dựng chùa Diệu Đế, năm 1861, Linh Hựu
Quán được tu bổ… Chùa Thiên Mụ cũng được nhà nước cấp kinh phí sửa chữa
hai lần dưới thời Minh Mạng vào các năm 1825 và năm 1831. Các ngôi quốc tự,
dưới sự quan tâm của triều đình được xây dựng khá quy mơ, kiến trúc đẹp, nơi
phong cảnh hữu tình, vì vậy, cho đến ngày nay các ngôi quốc tự trở thành những
danh lam nổi tiếng của đất nước.
Ngoài ra, triều đình cịn ban cấp cho các ngơi chùa này những vật dụng cần
thiết hàng ngày như nến sáp đủ hạng, hương vòng, giấy các loại, vàng bạc, trầm
hương, trà tàu, trầm hương, đèn lễ, đèn hương… các lễ vật cúng tế trong các
22