Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần tạo lập doanh nghiệp công nghệ 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 49 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
PHẦN TẠO LẬP DOANH NGHIỆP - CÔNG NGHỆ 10

LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ

0


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3
=====  =====

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
PHẦN TẠO LẬP DOANH NGHIỆP - CÔNG NGHỆ 10
LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ

Tên tác giả:

Nguyễn Thị Thảo

Môn:

Công nghệ

Năm học:



2020- 2021


MỤC LỤC
Trang

PHẦN I. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................1
3. Những đóng góp của đề tài ......................................................................2
4. Bố cục của đề tài .......................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................3
1.1. Cơ sở lí luận của HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực
tiễn cho học sinh trong dạy học .............................................................3
1.1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực
tiễn cho học sinh trong dạy học ....................................................3
1.1.3. Vai trò của HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học .................................................................................4
1.1.4. Ý nghĩa của tổ chức HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào
thực tiễn trong dạy học Công nghệ 10 ..........................................4
1.1.5. Một số hình thức tổ chức HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức
vào thực tiễn trong dạy học Công nghệ 10 ...................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài...................................................................... 5
Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN TẠO

LẬP DOANH NGHIỆP - CÔNG NGHỆ 10 ..................................................11
2.1. Thiết kế HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong
dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp - Công nghệ 10.........................11
2.1.1. Cơ sở chọn lựa HĐTN .................................................................11
2.1.2. Nguyên tắc thiết kế ......................................................................11
2.2. Thiết kế một số HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp ........................................14


2.3. Quy trình tổ chức HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực
tiễn trong dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp .................................31
Tiểu kết Chương 2 .......................................................................................32
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................33
3.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................33
3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ...................................................33
3.3. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................33
3.4. Phương pháp thực nghiệm ..................................................................34
3.5. Tiêu chí đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học cơng nghệ ......................................................................34
3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................37
3.6.1. Phân tích định lượng ....................................................................37
3.6.2. Phân tích định tính .......................................................................39
3.7. Phạm vi áp dụng của đề tài................................................................. 40
PHẦN III. KẾT LUẬN ....................................................................................41
PHỤ LỤC ..........................................................................................................42


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Từ viết tắt

Đọc là

1

CLB

Câu lạc bộ

2

ĐT

Đào tạo

3

GD

Giáo dục

4

GV

Giáo viên

5


HĐGD

Hoạt động giáo dục

6

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

7

HS

Học sinh

8

VDKT

Vận dụng kiến thức

9

NXB

Nhà xuất bản

10


PPDHSH

Phương pháp dạy học sinh học

11

TN

Thực nghiệm

12

THPT

Trung học phổ thông

13

KD

Kinh doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Bảng:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra giáo viên về việc tổ chức HĐTN trong dạy học
công nghệ 10.......................................................................................5
Bảng 1.2. Kết quả điều tra học sinh về việc tổ chức các HĐTN trong dạy

học Công nghệ 10.............................................................................. 8
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn
...........................................................................................................35
Bảng 3.2. Đánh giá việc rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn theo
từng tiêu chí ......................................................................................36
Bảng 3.3. Mức điểm tương ứng với từng tiêu chí ............................................37
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả các lần kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn .............................................................................37
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp mức độ và các tiêu chí của kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn .....................................................................38
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế HĐTN .................................................................12
Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức HĐTN .................................................................31
Hình:
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn các mức độ về kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn qua 3 lần TN ...............................................................38


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ xu thế phát triển của khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ hiện
nay, để nước ta có thể hội nhập sâu rộng được với bạn bè Quốc tế, ngành giáo
dục nước ta phải tăng cường đổi mới một cách tồn diện, trong đó u cầu phải
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, phát triển phẩm chất. Chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy và học.
Xuất phát từ thực trạng chương trình giáo dục ở các trường Trung học phổ
thông (THPT) hiện nay chủ yếu đi vào tiếp cận nội dung mà chưa tiếp cận năng
lực của người học, nghĩa là mới quan tâm đến việc rèn luyện học sinh học được
cái gì mà chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng để HS vận dụng được kiến
thức vào thực tiễn.
Xuất phát từ việc đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, cho
thấy chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta không chỉ tập trung đổi mới
hoạt động dạy - học các mơn học mà cịn cần chú ý đến hoạt động giáo dục trải
nghiệm cho học sinh, tất cả khơng ngồi mục tiêu đem lại nền Giáo dục và Đào
tạo toàn diện cho nước nhà.
Qua thực tiễn dạy học phần kiến thức tạo lập doanh nghiệp, với mong
muốn góp phần đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo hướng
phát triển phẩm chất, phát triển năng lực thực tiễn cho học sinh, giúp HS học đi
đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, chúng tôi quyết định chọn nghiên
cứu đề tài: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Tạo lập doanh
nghiệp - Công nghệ 10 THPT.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế các HĐTN phần Tạo lập doanh nghiệp.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực

tiễn trong dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp.

1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn về HĐTN và VDKT vào thực tiễn.

- Điều tra thực trạng tình hình thiết kế và tổ chức HĐTN ở trường THPT.
- Đề xuất quy trình thiết kế HĐTN trong dạy học phần Tạo lập doanh

nghiệp để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Đề xuất quy trình tổ chức dạy học bằng HĐTN trong dạy học phần Tạo

lập doanh nghiệp để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến

thức vào thực tiễn.
- Thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT Tân kì 3, huyện Tân Kì, tỉnh

Nghệ An để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học.
3. Những đóng góp của đề tài
Hệ thống hố cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về việc thiết kế và tổ chức
các HĐTN rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học
Công nghệ.
Thiết kế và tổ chức các HĐTN rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cho HS trong dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp làm tư liệu tham
khảo giảng dạy cho GV môn Công nghệ 10 THPT.
4. Bố cục của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thiết kế và tổ chức HĐTN để rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp Công nghệ 10 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

2



PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận của HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh trong dạy học
1.1.1. Các khái niệm liên quan
Hoạt động
Trong quá trình con người tham gia, thực hiện hoạt động con người vừa tạo ra
sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói khác đi tâm lý, ý
thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành trong hoạt động.
Trải nghiệm
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia, “Trải nghiệm hay kinh nghiệm là
tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kỹ năng trong hoặc quan sát sự vật hoặc
sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện
đó”. Lịch sử của từ “trải nghiệm” gần nghĩa với từ “thử nghiệm”. Thực tiễn cho
thấy trải nghiệm đạt được thường thông qua thử nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm
“HĐTN là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận dụng
vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái qt hóa thành kiến thức
của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn”.
Kỹ năng
Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một
hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là năng lực hay khả năng của HS sử
dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào
thực tiễn.
1.1.2. Đặc điểm của HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh trong dạy học

HĐTN là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được
thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường; HS được chủ động tham gia vào tất cả
các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện
và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của
bản thân; các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa
chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh
giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và bạn bè.
3


1.1.3. Vai trò của HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong
dạy học
HĐTN góp phần phát triển những năng lực chung nhất của con người
như sau:
- Năng lực hiểu: Hiểu biết những tri thức về thế giới và các phương thức

hoạt động để thu được tri thức ấy.
- Năng lực làm: Kỹ năng - kỹ xảo để hiện thực hóa các phương thức hoạt

động ở bản thân.
- Năng lực cảm: Kinh nghiệm biểu cảm, thể hiện cảm xúc và giá trị.
- Năng lực phát triển (sáng tạo): là sự thống nhất của ba năng lực Hiểu,

Làm và Cảm ở cá nhân.
1.1.4. Ý nghĩa của tổ chức HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực
tiễn trong dạy học Công nghệ 10
Nội dung môn Công nghệ 10 trong trường phổ thông là những kiến thức
cơ bản về các nghề nghiệp, về mối quan hệ giữa kỹ thuật sản suất với năng suất
cây trồng vật nuôi, giữa sinh vật với môi trường, môi trường sống của con
người, những hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng cuộc

sống. Việc tổ chức HĐTN trong học tập sẽ giúp hình thành các khái niệm, hiểu
được bản chất các qui luật và những mối liên hệ từ đơn giản đến phức tạp giúp
HS khắc sâu, nhớ lâu kiến thức và có thể vận dụng được trong thực tiễn cuộc
sống. Tổ chức HĐTN góp phần phát triển khả năng quan sát, tìm tịi suy nghĩ,
đặc biệt là khả năng tư duy cao cho học sinh.
Các HĐTN ln gắn liền với thực tiễn, chính vì thế nâng cao được tính
cộng đồng, tập thể cho HS. HS có điều kiện nghiên cứu khoa học, làm việc với tài
liệu, rèn luyện các kỹ năng đặc biệt là KNVD kiến thức vào thực tiễn. Ngồi ra,
cịn góp phần phát triển các năng lực cho HS như: NL tự học, NL giao tiếp, NL
hợp tác, NL công nghệ thơng tin và truyền thơng (ICT). Từ đó hình thành cho các
em tính tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, tính trung thực, tinh
thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục sự chủ quan, tự mãn, ỷ
lại; tạo tâm thế tích cực cho người học, cho HS quen với cách làm việc có tính hệ
thống, logic. Hình thành các phẩm chất như sống yêu thương thiên nhiên, yêu
thương con người, động - thực vật, có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, biết trân trọng giá trị các sản phẩm do chính bàn tay của người lao
động làm ra, biết giữ gìn giá trị các di sản văn hóa q hương, đất nước.
1.1.5. Một số hình thức tổ chức HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào
thực tiễn trong dạy học Công nghệ 10
HĐTN là một dạng hoạt động dạy học, ngoài hoạt động dạy học truyền
thống thì HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể liệt kê
một số hình thức tổ chức HĐTN như sau:
4


Hội thi / cuộc thi
Tổ chức trò chơi
Tham quan, dã ngoại
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Thực trạng của việc tổ chức HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào

thực tiễn trong dạy học Công nghệ ở trường THPT
Qua sử dụng phiếu thăm dò ý kiến về việc tổ chức HĐTN trong dạy học
sinh học của 66 giáo viên bộ mơn cơng nghệ và mơn sinh có tham gia giảng dạy
môn công nghệ 10 của tỉnh Nghệ An, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra giáo viên về việc tổ chức HĐTN
trong dạy học công nghệ 10
Kết quả
TT

Câu hỏi

Phương án trả lời

trả lời

Tỉ lệ
(%)

15

22,73

36

54,55

12

18,18


3

4,55

Theo thầy (cô), mức Rất cần thiết
độ cần thiết tổ chức
Cần thiết
dạy học HĐTN như
thế nào?
Không cần thiết

50

75,76

8

12,12

8

12,12

Theo thầy (cô)
Phát triển năng lực hiểu
HĐTN trong dạy học
Phát triển năng lực làm

4


6,06

4

6,06

HĐTN là hình thức tổ chức cho
HS tham gia các hoạt động tham
quan, dã ngoại.

1

Số GV

HĐTN là hình thức học tập mà
HS được trực tiếp trải nghiệm,
Theo quan điểm của tham gia các hoạt động thực tiễn.
cá nhân, thầy (cô) HĐTN là hình thức hoạt động
hiểu thế nào là
ngoại khóa ngồi giờ lên lớp,
HĐTN?
nhằm bổ sung hỗ các hoạt động
học tập trên lớp.
HĐTN là các hoạt động giáo dục
thực tiễn chứ không áp dụng được
vào giảng dạy bài mới trong sách
giáo khoa.

2


3

5


Phát triển năng lực cảm

4

6,06

Phát triển năng lực sáng tạo

8

12,12

46

69,70

Thầy (cơ) có thường Khơng tổ chức.
tổ chức các HĐTN
Có tổ chức một vài lần.
rèn luyện KNVD
kiến thức vào thực
tiễn cho HS trong
Thường xuyên tổ chức.
dạy học không?


28

42,42

35

53,03

3

4,55

Để phù hợp với yêu
cầu cần đạt được về
mặt kiến thức của
từng bài học và các
điều kiện về cơ sở
vật chất của nhà
trường, thầy (cơ)
thường tổ chức
HĐTN dưới hình
thức nào?

Hội thi/ cuộc thi.

22

33,33

Tham quan, dã ngoại.


18

27,27

Diễn đàn.

15

22,73

Hoạt động nhân đạo.

2

3,03

Hoạt động câu lạc bộ.

5

7,58

Hoạt động khác.

4

6,06

Người học được sử dụng tồn diện

về trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ
năng và các mối quan hệ xã hội.

3

4,55

3

4,55

5

7,58

55

83,33

0

0,00

0

0,00

giúp các em hình
thành và phát triển Cả 4 năng lực trên


4

5

6

Người học được tham gia tích cực
Thơng qua HĐTN, vào việc đặt câu hỏi, tìm tịi, giải
HS học được những quyết vấn đề.
gì?
Người học được tự trải nghiệm,
sáng tạo trong quá trình trải
nghiệm, tự chịu trách nhiệm với
những việc đã làm.
Cả 3 phương án trên.

HĐTN có phù hợp với nội dung
Để thiết kế được một của bài học đó khơng.
HĐTN thầy (cơ)
7
thường chú ý đến ĐTNST có gây hứng thú, cung
những vấn đề gì? cấp đầy đủ kiến thức cho HS
không.

6


8

HĐTN có phát triển được phẩm

chất và NL của HS hay không.

0

0,00

Cả 3 phương án trên.

66

100,00

Kết quả báo cáo của HS sau khi
kết thúc HĐTN.

8

12,12

45

68,18

7

10,61

Ý kiến khác...

6


9,09

HĐTN là cầu nối nhà trường, kiến
thức các môn học với thực tiễn
cuộc sống một cách có tổ chức.

0

0,00

0

0,00

Theo thầy (cơ)
HĐTN góp phần tích cực vào việc
HĐTN có những ưu hình thành và củng cố năng lực,
điểm gì?
phẩm chất nhân cách của HS.

0

0,00

HĐTN phát triển khả năng giao
tiếp, làm việc nhóm có hiệu quả,
ni dưỡng và phát triển đời sống
tình cảm.


0

0,00

Cả 4 phương án trên.

66

100,00

Kinh phí tổ chức lớn, cơ sở vật
chất hạn chế

30

45,45

Khơng bố trí được thời gian tổ chức

25

37,88

Năng lực của giáo viên có hạn

5

7,58

Học sinh khơng hứng thú tham gia

hoạt động

0

0,00

Ý kiến khác...

6

9,09

Làm thế nào để thầy
(cơ) có thể đánh giá Kiểm tra 15 phút sau khi kết thúc
được kết quả mà HĐTN.
HĐTN đã đem lại? Khả năng sáng tạo của HS.

Hình thức tổ chức HĐTN phong
phú, gây hứng thú cho HS.
9

10

Theo thầy (cơ)
HĐTN có những
nhược điểm gì?

Bảng 1.2. Kết quả điều tra học sinh về việc tổ chức các HĐTN
trong dạy học Công nghệ 10
TT


Câu hỏi

Phương án trả lời

Kết quả
7


Số HS

1

2

3

Hiện nay dạy bài mới, GV tổ
chức HĐTN ở mức độ nào?

Các hình thức tổ chức HĐTN
nào thường được sử dụng
trong dạy học?

Có những thuận lợi nào khi
được học dưới hình thức tổ
chức HĐTN?

Có những khó khăn nào thường
gặp phải khi học dưới hình thức

tổ chức HĐTN?
4
5

Theo em, mức độ cần thiết tổ
chức HĐTN trong dạy học như

trả lời

Tỉ lệ
(%)

Thường xuyên

18

7,50

Đôi khi

90

37,50

Không bao giờ

132

55,00


Diễn đàn

50

20,83

Tổ chức hội thi/
cuộc thi

85

35,42

Tham quan, dã ngoại

65

27,08

Hoạt động câu lạc bộ

25

10,42

Tổ chức trò chơi

12

5,00


Các hình thức khác

3

1,25

Phát hiện mình có
khả năng sáng tạo và
năng động.

42

17,50

Cảm thấy môn học
hấp dẫn, thú vị,
nhẹ nhàng.

86

35,83

52

21,67

Thấy được mối liên hệ
giữa kiến thức sách vở
và khiến thức thực

tiễn.

60

25,00

Mất nhiều thời gian

60

25,00

Có nhiều điểm khác
biệt so với cách học
truyền thống.

82

34,17

Ít tài liệu tham khảo.

98

40,83

Rất cần thiết.

138


57,50

Cần thiết.

72

30,00

Dễ nhớ, hiểu sâu
kiến thức.

8


thế nào?

Bình thường.

16

6,67

Khơng cần thiết.

14

5,83

15


6,25

12

5,00

Giáo dục sâu sắc về
tư tưởng, tình cảm cho
học sinh.

5

2,08

Cả 3 phương án trên.

108

45,00

Cung cấp, bồi dưỡng
kiến thức, gắn kiến
thức trong sách vở với
thức tiễn một cách
sâu sắc nhất.

6

Tổ chức HĐTN trong dạy học
có ý nghĩa gì?


Phát triển kỹ năng
quan sát, năng lực
diễn đạt ngơn ngữ,
năng lực nghiên cứu
khoa học.

Nhận xét:
- Đa số GV đã nhận thức đúng về KN, đặc điểm, vai trò cũng như sự cần

thiết phải tổ chức HĐTN để rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn.
- HS rất hứng thú, rất cần thiết kiểu học tập tổ chức HĐTN để rèn luyện

KNVD kiến thức vào thực tiễn.
- Tuy nhiên, việc thực tổ chức HĐTN để rèn luyện KNVD kiến thức vào

thực tiễn lại không tương ứng với nhận thức của GV: số lượng hoạt động ít,
hình thức chưa đa dạng. Ngun nhân do chưa mạnh dạn xây dựng chương
trình HĐTN, thiếu thời gian, thiếu kinh phí, khó khăn trong thiết kế, trong
quản lý HS...
Tiểu kết chương 1
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài cho thấy:
-Tổ chức HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS là
hình thức dạy học có tính đổi mới mạnh mẽ về mục tiêu, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học,… đang trở nên cấp thiết. Góp phần phát triển tư duy, tính
năng động, sáng tạo, tích cực, chủ động trong học tập nhằm nâng cao năng lực
thực tiễn cho HS.
- Đề tài “Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học
sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Tạo lập
9



doanh nghiệp - Công nghệ 10 THPT” được thực hiện là một hướng đi đúng,
góp phần giải quyết những khó khăn trong đổi mới dạy học Công nghệ 10 hiện
nay để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

10


CHƯƠNG 2:
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
PHẦN TẠO LẬP DOANH NGHIỆP - CÔNG NGHỆ 10
2.1. Thiết kế HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong
dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp - Công nghệ 10
2.1.1. Cơ sở chọn lựa HĐTN
Nội dung Công nghệ 10 phần Tạo lập doanh nghiệp khơng chỉ hình thành tri
thức mà cịn giúp HS phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng
công nghệ thông tin,...; giáo dục HS thơng qua các kiến thức thực tế, khuyến khích
HS tham gia các hoạt động của cộng đồng về việc bảo vệ các làng nghề hay bảo vệ
môi trường, tham gia giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc,...
Để truyền tải được hết nội dung kiến thức phần Tạo lập doanh nghiệp một cách
đầy đủ, sinh động đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác, năng lực tự học của
HS đòi hỏi cần phải có phương pháp gắn với một hình thức tổ dạy học chức hợp lí.
Hoạt động trải nghiệm là một dạng hoạt động giáo dục, được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn,
sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt
động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể,
lao động cơng ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham

gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,...Mỗi một hình thức hoạt động
trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng GD nhất định. Nhờ các hình thức tổ
chức đa dạng, phong phú mà việc GD HS được thực hiện một cách tự nhiên,
sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, khơng gị bó và khơ cứng, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong quá trình thiết kế, tổ
chức thực hiện và đánh giá HĐTN, cả GV lẫn HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng
tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các
hình thức tổ chức hoạt động.
Chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức tổ chức HĐTN một cách hợp lí sẽ
đem lại hiệu quả cao trong dạy học đặc biệt là trong dạy học bộ môn Công nghệ.
Để tổ chức dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp- Công nghệ 10, chúng tôi ưu tiên
lựa chọn các hình thức: hội thi, tham quan dã ngoại, tổ chức hội chợ là các hình
thức phù hợp với nội dung kiến thức cũng như điều kiện vật chất của các trường
THPT hiện nay.
2.1.2. Nguyên tắc thiết kế
- Phù hợp với nội dung và mục tiêu môn học, với lứa tuổi và cấp học.
- Gắn với các tình huống thực tễn đời sống.
11


Gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương.
Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn.
Chọn nội dung phù hợp với việc học trải nghiệm.
Không quá ôm đồm kiến thức.
Cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề rộng vận dụng.
Kiến thức đi dần từ thấp lên cao.
Học sinh phải được trải nghiệm ý nghĩa của bài học hướng đến phát
triển năng lực, phẩm chất và tính sáng tạo.
Quy trình thiết kế HĐTN
-


Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế HĐTN
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐTN

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Bước 4: Xác định nội dung của hoạt động

Bước 5: Lựa chọn phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động

Bước 6: Lập kế hoạch

Bước 7: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Bước 8: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chương trình hoạt động

12


* Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐTN

Giáo viên căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu chương trình giáo dục, đối
tượng thực hiện để khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành cho phù hợp, đồng thời
ngăn ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra.
* Bước 2: Đặt tên cho hoạt động

Đặt tên hoạt động là việc làm cần thiết vì tên hoạt động đã nói lên được
chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra

được sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh.
Việc đặt tên hoạt động cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho HS.
* Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
- Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề
- Mục tiêu của hoạt động hướng đến phát triển năng lực gì
- Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù

hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kỹ
năng, thái độ và định hướng giá trị.
- Tùy theo chủ đề của HĐTN, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi

lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.
* Bước 4: Xác định nội dung của hoạt động
- Mục tiêu có thể đạt được hay khơng phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ

và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động.
- Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các
điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để
xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội
dung hoạt động phải thực hiện.
* Bước 5: Lựa chọn phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động
- Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những

phương tiện (loa máy, máy chiếu, chng…) cần có để tiến hành hoạt động. Từ
đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng.
- Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực


hiện đan xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, cịn hình thức
khác là phụ trợ.
* Bước 6: Lập kế hoạch

13


- Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực

(nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian,… cần cho việc hồn
thành các mục tiêu.
- Lên kinh phí về tất cả các mặt phải được xác định, phải tìm ra phương

án đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất mà đạt được hiệu quả cao nhất trong
công việc.
* Bước 7: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Trong bước này, cần phải xác định:
- Mục tiêu
- Thời gian, địa điểm
- Thành phần
- Nội dung, hình thức, thể lệ
- Cơng tác chuẩn bị
- Chương trình hoạt động
* Bước 8: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chương trình hoạt động
- Rõ soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực

hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt
được.
- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội


dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.
- Cuối cùng, hồn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa

chương trình đó.
2.2. Thiết kế một số HĐTN rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp
Hội thi
Thiết kế HĐTN1: Hội thi “Khởi nghiệp”
Dựa vào quy trình, GV thiết kế một số chi tiết chính trên bản giấy và
thơng báo kế hoạch về từng lớp (thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung kiến
thức, tên và thể lệ hội thi, cơng tác chuẩn bị, kinh phí… trừ nội dung câu hỏi các
phần thi) như sau:
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố, mở rộng kiến thức chương Doanh nghiệp và lựa

chọn lĩnh vực kinh doanh.
- Kỹ năng: Quan sát, tư duy phân tích, thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh.

14


- Thái độ: u thích bộ mơn Cơng nghệ, nhiệt tình nghiêm túc tham gia

hội thi, vận dụng các kiến thức Kinh doanh vào trong thực tiễn cuộc sống.
II. Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: tháng 4 năm 2020
2. Địa điểm: Sân trường
III. Thành phần

- Giáo viên: Thầy (cô) trong BGH, tổ bộ mơn Sinh học và cơng nghệ 10,

đồn trường…
- Học sinh: Khối 10.
IV. Nội dung và hình thức
1.

Nội dung: Kiến thức Lựa chọn cơ hội kinh doanh.

Hình thức: Tổ chức dưới dạng Game show có 3 đội chơi, các đội
phải trải qua 5 phần thi.
2.

V. Công tác chuẩn bị
1.

Giáo viên:

- Hồn chỉnh bản thiết kế và chương trình
- Xin kinh phí tổ chức.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất
- Chọn và tập huấn người dẫn chương trình
2.

Học sinh:

- Ôn tập kiến thức đã học.
- Nghiên cứu thể lệ hội thi.
- Tập luyện dẫn chương trình, một số tiết mục văn nghệ.

- Cử người tham gia đội chơi.
VI. Thể lệ hội thi
- Phần 1. Văn nghệ chào mừng
- Phần 2. Chào hỏi (15 phút)

Thể lệ phần thi: Mỗi đội có 5 phút để chào hỏi, giới thiệu đội mình dưới
mọi hình thức như: hát vè, hài kịch, thiết kế bảng tên, nêu khẩu hiệu…
- Phần 3. Khởi động (20 phút)

Thể lệ phần thi: Ban tổ chức đưa ra 5 câu hỏi trắc nghiệm chung cho cả 3
đội chơi, mỗi câu có 4 phương án trả lời (A, B, C, D) trong đó có 1 đáp án đúng.
Các đội thảo luận thống nhất và ghi đáp án vào giấy (hoặc bảng con) của Ban tổ
15


chức đã chuẩn bị sẵn. Mỗi câu có 15 giây để các đội thảo luận và đưa ra phương
án trả lời. Nội dung liên quan đến kiến thức về kinh doanh, lựa chọn lĩnh vực
kinh doanh. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai không bị trừ điểm, điểm tối
đa cho phần thi này là 50 điểm.
Câu hỏi 1. Những rủi ro nào có thể xuất hiện trong kinh doanh?
A. Sản phẩm làm ra bị hư hại.
B. Khách đặt mà không lấy hàng.
C. Sản phẩm làm ra không bán hết mà đã hết hạn sử dụng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 2. Việc xác định lĩnh vực kinh doanh dựa trên cơ sở nào?
A. Thị trường có nhu cầu, huy động mọi nguồn lực.
B. Hạn chế thấp nhất những rủi ro.
C. Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 3. Các cơ hội kinh doanh được sắp xếp theo các tiêu chí nào?

A. Sở thích.
B. Các chỉ tiêu tài chính.
C. Mức độ rủi ro.
D. Cả 3 tiêu chí trên.
Câu hỏi 4. Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp gồm
A. Tìm kiếm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa
được thỏa mãn.
B. Xác định nguyên nhân nhu cầu chưa được thỏa mãn.
C. Tìm cách để thỏa mãn nhu cầu.
D. Đáp án A, B, C đều đúng.
Câu hỏi 5. Phân tích tài chính gồm những nội dung nào?
A. Vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn.
B. Lợi nhuận.
C. Rủi ro.
D. Cả A, B, c đều đúng.
- Phần 4. Đoán ý đồng đội (15 phút)
Thể lệ phần thi: Mỗi đội cử ra 2 người tham gia phần thi này. Một thành
viên trong đội bốc thăm gói “từ khóa” (mỗi gói có 5 “từ khóa”) do Ban tổ chức
chuẩn bị sẵn. Sau đó biểu diễn bằng cử chỉ, hành động, lời nói khơng có từ trùng
với từ trong “từ khóa” (trùng là phạm luật) sao cho bạn cịn lại của đội mình
hiểu, đốn và nói ra được “từ khóa”. Tất cả “từ khóa” đều nằm trong chương
16


trình Tạo lập doanh nghiệp. Mỗi đội chơi có 5 phút để thực hiện phần thi này.
Đoán đúng mỗi “từ khóa” được cộng thêm 5 điểm, sai khơng bị trừ điểm, điểm
tối đa cho phần thi này là 50 điểm.
Gói 1. Cây lúa, Tiền, xe khách, Làm vệc, Dịch vụ.
Gói 2. Nhà máy, lợi nhuận, Sản xuất, Người giàu, con cá.
Gói 3. Tủ kính, Du lịch, người nghèo, tiền vốn, hoa hồng.

- Phần 5. Tăng tốc (15 phút)

Thể lệ thi: Sau khi đọc xong câu hỏi, các đội sẽ rung chuông để giành
quyền trả lời. Đội rung chuông trước sẽ được quyền trả lời câu hỏi, nhưng nếu
không đưa ra được đáp án chính xác thì quyền trả lời sẽ dành cho các đội cịn
lại. Nếu các đội chơi khơng đưa ra được đáp án chính xác thì quyền trả lời sẽ
dành cho khán giả. Nếu chưa đọc xong câu hỏi mà rung chuông là phạm luật,
đội phạm luật sẽ bị mất quyền trả lời câu hỏi đó. Nội dung câu hỏi liên quan đến
phần Tạo lập doanh nghiệp.
Câu 1. Em hãy cho biết kinh doanh là gì? Có những lĩnh vực kinh doanh nào?
Câu 2. Thế nào là cơ hội kinh doanh? Cơ hội kinh doanh có phải do người
kinh doanh tạo ra hay khơng? Vì sao?
Câu 3. Ở địa phương em có những lĩnh vực kinh doanh nào? Theo em,
lĩnh vực kinh doanh nào là thuận lợi nhất? Vì sao?
Câu 4. Cơ Lan vì sức khỏe yếu, gia đình nghèo nên vốn kinh doanh rất ít
nhưng cơ thấy bản thân nấu ăn rất ngon, mặt khác gia đình cô ở sát trường C2 và
C3 nên cô quyết định bán đồ ăn sáng cho học sinh. Mỗi ngày thu nhập từ kinh
doanh đồ ăn sáng cũng giúp cô thu được lợi nhuận 200 nghìn đồng/ngày. Em
hãy nhận xét việc khởi nghiệp kinh doanh của cô Lan? Theo em, cô Lan lựa
chọn cơ hội kinh doanh có phù hợp hay khơng? Vì sao?
Câu 5. Hãy nêu phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?
Lấy ví dụ.
Cách tính điểm: Ban giám khảo đánh giá và cho điểm, một gói gồm 5 câu
hỏi, mỗi đáp án đúng được 10 điểm, đội trả lời đúng đầu tiên được 10 điểm. Nếu
đội đầu tiên trả lời sai thì quyền trả lời sẽ dành cho các đội còn lại và điểm của
câu trả lời đúng sẽ giảm đi một nửa là 5 điểm.
- Phần 6. Về đích (25 phút)

Thể lệ thi: Mỗi đội thi trình bày một ý tưởng kinh doanh theo qui định của
Ban tổ chức gồm lĩnh vực kinh doanh và xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Cách tính điểm: Ban giám khảo dựa vào tiêu chí đúng, có tính khả thi,
nhanh, thuyết trình phù hợp với xu hướng hoặc xây dựng kế hoạch kinh doanh
cụ thể, chi tiết,… để đánh giá và cho điểm, điểm tối đa cho phần thi này là 20
17


điểm.
VII. Chương trình hội thi
TT

Nội dung

Thời gian

Mở đầu hội thi: ổn định tổ chức, văn nghệ chào
1. mừng, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban
giám khảo và các đội chơi

7h00-7h30

2. Tiến hành thi: gồm 5 phần thi

7h30-9h00

Tổng kết hội thi:
- Tổng hợp điểm;
- Văn nghệ;
- Công bố giải và trao thưởng;
3. - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về hội thi;
- Tổng vệ sinh khu vực thi.


Ghi chú

9h00-9h30

VIII. Tổng kết và trao thưởng
Giải nhất: 300.000; Giải nhì: 200.000; Giải ba: 100.000

Thiết kế HĐTN 2: Tổ chức hội chợ
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố, mở rộng kiến thức chương tổ chức và quản lí doanh

nghiệp. Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
- Kỹ năng: quan sát, tư duy, phân tích, làm việc theo nhóm.
- Thái độ: u thích mơn học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

18


đời sống.
II. Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: năm 2020
2. Địa điểm: Sân trường.
III. Thành phần
- Giáo viên: Thầy (cô) trong BGH, tổ bộ môn Sinh học và công nghệ 10,

đồn trường…
- Học sinh: Khối 10.
IV. Nội dung và hình thức

1. Nội dung: Kiến thức Xây dựng kế hoạch kinh doanh
2. Hình thức: Tổ chức 10 gian hàng, mỗi gian có 3 lớp 10, 11, 12, các

gian hàng phải trang trí và tổ chức hoạt động kinh doanh của gian hàng mình.
V. Cơng tác chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Hồn chỉnh bản thiết kế và chương trình
- Xin kinh phí tổ chức
- Chuẩn bị cơ sở vật chất
- Chọn và tập huấn người dẫn chương trình
2. Học sinh:
- Ơn tập kiến thức đã học.
- Nghiên cứu thị trường.

- Cử người tham gia các khâu trong thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.
VI. Thể lệ hội chợ
- Phần 1: Bốc thăm vị trí gian hàng và lớp cùng kinh doanh.
- Phần 2: Xây dựng gian hàng

- Vốn ban đầu: nhà trường cấp mỗi gian hàng 1 000 000 đồng.
- Đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ.
- Phần 3: Bán hàng

- Đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm.
- Khơng được chèo kéo khách hàng.
- Phần 4: Tổng kết

- Hoàn vốn lại cho nhà trường, tiền lời lớp được sử dụng vào mục đích tết vì
19



×