Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử ở trườngtrung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.74 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

Trường THPT Quảng Xương 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG TỰ HỌC VÀ GHI NHỚ KIẾN THỨC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG THPT

`

Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Tổ Sử - Địa
SKKN thuộc môn: Lịch sử

1


Tháng 5 năm 2021
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu .......................................................................................... Trang 1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................

1

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................

2

3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................



2

II. Nội dung ..................................................................................................... .... 4
1. Cơ sở lý luận...................................................................................................

2

1.1 Khái niệm.....................................................................................................

2

1.1.1. Khái niệm về kỹ năng ..............................................................................

2

1.1.2. Khái niệm về tự học................................................................................... 2
1.1.3. Khái niệm về kỹ năng tự học.................................................................... 2
1.1.4. Khái niệm về nhớ...................................................................................... 2
2. Thực trạng ................................................................................................... .. 3
2.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 3
2.2. Khó khăn ...................................................................................................... 3
3. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học...........................

3

3.1. Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng tự học của học sinh ..........................

3


3.2 Một số lưu ý khi học sinh tự học.................................................................. 4
3.3. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học .............................5
3.3.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập bằng cách lập niên biểu, sơ đồ hoá kiến thức.. 5
3.3.2. Hướng dẫn học sinh biết so sánh, liên hệ khi học lịch sử ......................7 3.4.
Hướng dẫn học sinh ghi nhớ Lịch sử .......................................................... 11
4. Hiệu quả của sáng kiến ................................................................................. 15
III. Kết luận.....................................................................................................

16

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình dạy học, việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của
học sinh là hai khâu của một q trình thống nhất. Hiệu quả của việc dạy học
khơng chỉ phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên mà còn phụ thuộc
vào phương pháp học của học sinh.
Thực tế trong việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thơng hiện nay, mặc dù
chúng ta đã có cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng học sinh vẫn còn
thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, khả năng ghi nhớ, suy luận yếu, kiến thức
đọng lại trong q trình học ở trường khơng được là bao. Có thể học sinh ngồi
nghe giáo viên giảng bài mà vẫn không tiến hành những hoạt động tư duy độc lập
cho việc lựa chọn những điều nghe được để ghi chép, có thể học sinh học SGK
song vẫn thụ động, chỉ biết thuộc lịng mà khơng biết cách đặt vấn đề để tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức trong sách. Vì thế học sinh không hiểu, không nhớ lâu
kiến thức đã học, khơng biết sử dụng nhận xét, phán đốn riêng hoặc thiếu tính
liên hệ thực tế .
Đặc biệt đối với học sinh cuối cấp, khi ôn tập các em phải đứng trước một

khối lượng kiến thức lớn của toàn bộ khố trình lại càng cảm thấy khó khăn hơn
trong việc ghi nhớ kiến thức cơ bản. Nhiều học sinh cho rằng học Lịch sử là sự tra
tấn về trí nhớ, các em luôn phải đầu tư nhiều thời gian nhưng rất khó có thể ghi
nhớ được các sự kiện lịch sử đã học. Một câu hỏi mà học sinh luôn đặt ra là: Làm
thế nào để học thuộc và nhớ lâu kiến thức Lịch sử ?
Từ thực tế đó có nghĩa là học sinh chưa biết cách học tập bộ môn Lịch sử. Như
vậy trách nhiệm của giáo viên dạy Lịch sử không chỉ là truyền thụ hết kiến thức
cho các em mà còn phải chỉ ra cho các em, nhất là học sinh cuối cấp phương pháp
học tập hiệu quả. Từ đó, các em có thể nắm vững kiến thức Lịch sử một cách
chính xác, vững chắc và có thể vận dụng một cách thành thạo kiến thức đã học.
Có như vậy mới giảm bớt được căng thẳng, gây hứng thú học tập bộ môn Lịch sử
ở học sinh .
Qua kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giảng dạy mơn Lịch sử và tìm hiểu
thực tế, tơi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh phát triển
kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử ở trườngTrung học phổ thông”.
Qua đề tài này, tơi muốn trình bày một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tập
bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, tạo cảm hứng học tập cho học sinh
và có biện pháp giúp đỡ học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức
lịch sử một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và vị trí của mơn
lịch sử trong xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
3


Nhằm góp một phần giúp các em học sinh có những kiến thức lịch sử nhất
định để trang bị cho những kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tinh, thi ĐHCĐ cho
học sinh ban C; Khắc phục tình trạng “ học vẹt” lịch sử. Mục đích chuyển từ quan
niệm “ giáo viên là trung tâm” sang quan niệm “ lấy học sinh làm trung tâm”.
Giúp các em hình thành và phát huy tư duy tự học, tự tìm hiểu và giải quyết
vân đề liên quan đến lịch sử, nhất là những vấn đề mà giáo viên cũng như học sinh

thường sa vào phân tích chính trị, nặng về giáo điều lý luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài trình bày những vấn đề về vai trị của giáo viên trong dạy học môn
lịch sử và những biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến
thức lịch sử. Người giáo viên phải xác định được đối tượng người học và tìm
hiểu cũng như nắm bắt, phân tích được tình hình thực trạng để từ đó có những
cách thức biện pháp trong đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú học tập tập
bộ môn; đề cập một số cách thức biện pháp bồi dưỡng phát triển kĩ năng tự học và
dễ dàng ghi nhớ kiến thức lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như: tìm hiểu, điều tra thực tế, thống kê, phân tích, đánh giá…
Qua các phương pháp nghiên cứu làm việc như đọc các tài liệu tham khảo,
tìm hiểu thực trạng việc học tập mơn lịch sử của học sinh cũng như trao đổi với
học sinh về thái độ tình cảm cũng như phương pháp học tập... tôi rút ra được nhiều
kết luận để viết đề tài và hoàn thành theo đúng kế hoạch.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về Kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn (Từ điển
tiếng Việt). Có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Các định nghĩa thường bắt
nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan niệm của mỗi cá nhân . Tuy nhiên hầu hết
chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng tri
thức khoa học vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một
hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng ln có chủ đích và định
hướng rõ ràng.
Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một
hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

1.1.2. Khái niệm về Tự học:
Người ta cũng có nhiều quan niệm về tự học, có người cho rằng: Tự học là
học riêng một mình ? ...Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là
4


tự mình học tập hoặc hợp tác với bạn (nhóm) học, khơng có sự giảng dạy một
cách trực tiếp của giáo viên...tự bản thân tìm tịi, lao động bằng tri óc để nắm bắt,
hiểu một vấn đề, một sự vật hiện tượng...Vậy, Tự học là quá trình tự mình lao
động trí óc để chiếm lĩnh tri thức.
1.1.3. Khái niệm về Kỹ năng tự học:
Từ hai khái niệm trên, chúng ta thấy rằng Kỹ năng tự học là khả năng làm
chủ các hoạt động học tập của bản thân người học, như kỹ năng lập được kế
hoạch tự học - thời gian thời điểm học hợp lý, kỹ năng đọc sách, ghi chép bài,...
người học xác định được mục tiêu, phương pháp học tập một cách hợp lý và đạt
hiệu quả cao.
1.1.4. Khái niệm về Nhớ:
Nhớ là “ghi vào trong trí óc cho khỏi quên” [Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hố
thơng tin, 2001, tr. 524]. Có nhiều ngun nhân làm người ta nhớ: lặp đi lặp lại
nhiều lần, thấu hiểu vấn đề, có tình cảm, tình u, có ấn tượng mạnh...
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội người giáo viên cũng như
học sinh có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn thơng tin truyền hình báo chí, các tư
liệu lịch sử phong phú, đa dạng và các phương tiện bổ trợ cho công tác dạy và
học.
Trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông, được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo, đặc biệt là phía nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
người giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Đa số học sinh, phụ huynh học sinh cũng thấy được tầm quan trọng của việc

học tập để phục vụ cho tương lai, cho nên đa số học sinh cũng có ý thức cao trong
việc học tập và phụ huynh cũng lo lắng quan tâm đến việc học của con cái nhiều
hơn.
Đối với trường THPT, cơ sở vật chất khá đầy đủ, khang trang có hệ thống
đèn quạt, phịng máy tính, thư viện, thiết bị... Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động dạy - học của thầy và trị…
2.2. Khó khăn
Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, thì trong cơng tác giảng dạy tơi
cũng nhận thấy được nhiều khó khăn, ngun nhân dẫn đến chất lượng của bộ
môn lịch sử ngày càng sa sút.
Thứ nhất, trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ môn học lịch sử,
coi môn lịch sử là “môn phụ” cho nên học sinh chưa thật sự ý thức trong việc học
tập mơn học này.
Thứ hai, chương trình học và việc giảng dạy bộ mơn LS cịn nhiều vấn đề
tồn tại: chúng ta thấy rằng từ sau chương trình đổi mới sách giáo khoa “dung
5


lượng” kiến thức nhiều mà “thời lượng” thì q ít... dẫn đến phương pháp giảng
dạy thiên về đọc chép... mà ít chú ý đến rèn luyện phát triển khả năng tư duy độc
lập của học sinh.
Thứ ba, nhiều giáo viên bộ môn lịch chưa thập sự tâm huyết với nghề hoặc
năng lực chun mơn cịn hạn chế...
Thứ tư, học sinh học lịch sử chỉ là để đối phó trong thi cử, nên đa số học
sinh, học lịch sử theo phương pháp “thuộc lịng” “máy móc”...
3. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ
kiến thức lịch sử.
3.1. Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng tự học của học sinh
Trong xu thế phát triển của thời đại và công cuộc cải cách giáo dục của Bộ
Giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục hiện nay xác định học sinh là trung tâm, là

người chủ động tích cực và sáng tạo, người giáo viên chỉ đóng vai trị là người
điều khiển hướng dẫn học sinh học tập...
Cùng với những bất cập mà tôi đã trình bày ở phần thực trạng về chương
trình trình học lịch sử hiện nay (“dung lượng” kiến thức nhiều mà “thời lượng”
thì q ít)... Chính vì thế mà người giáo viên dạy học môn lịch sử không thể
truyền đạt cho học sinh một lượng kiến thức “khổng lồ” được... mà chỉ có một
trong hai cách:
- Một là, giáo viên đọc cho học sinh ghi chép toàn bộ kiến thức cho học
sinh - theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục ấn hành.
- Hai là, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn học sinh tự học - tự tìm
hiểu là chính; chỉ giảng giải phân tích một số nội dung trọng tâm.
Ta thấy rằng cách thứ nhất là đi ngược lại với xu thế phát triển của khoa học
giáo dục hiện đại và hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục, vậy cho nên người giáo
viên phải ln xác định học sinh là trung tâm cịn mình là người hướng dẫn học
sinh tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức.
Với việc xác định học sinh là trung tâm, giáo viên là người điều khiển,
hướng dẫn học sinh thì người giáo viên đóng vai trị hết sức quan trọng, đó là
người giáo viên phải nắm vững kiến thức của tồn bộ chương trình và phải lập
được kế hoạch giảng dạy khoa học mang tính bao quát và cụ thể.
3.2. Một số lưu ý khi học sinh tự học
Việc tự học của học sinh là rất quan trọng và đóng vai thành bại kết quả học
tập của học sinh. Tuy nhiên, khi mới áp dụng cách học này học sinh cịn gặp nhiều
khó khăn, bỡ ngỡ và nhiều khi cảm thấy không hiệu quả bằng cách học truyền
thống là thầy đọc, trò chép và về nhà chỉ việc học thuộc lịng những gì thầy cơ cho
ghi tại lớp. Cho nên, trong quá trình tự học, học sinh cần lưu ý một số vấn đề.
- Trước hết, học sinh cần nắm rõ thế nào là tự học; tự học là một chu trình 3
giai đoạn: Tự nghiên cứu, tìm tịi- Tự thể hiên- Tự kiểm tra và điều chỉnh. Chu
6



trình này thực chất là con đường phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết và
giải quyết vấn đề học tập.
- Thứ hai, học sinh cần xác định mục tiêu, nội dung học tập. Mục tiêu là cái
đích chúng ta muốn đạt được, từ đó chúng ta mới xác định được nội dung cần học
và xây dựng phương pháp học tập. Chỉ khi nào xác định được mục tiêu-mục đích
thì mới học hiệu quả.
- Thứ ba, học sinh cần xây dựng được kế hoạch học tập một cách khoa học
rõ ràng và cố gắng thực hiện đúng kế hoạch.
- Thứ tư, học sinh phải có phương pháp, cách học hiệu quả. Phương pháp
đúng đắn là chìa khóa đi tới thành công trong học tập.
Để học tốt bộ môn Lịch sử, theo tôi giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh biết
phối hợp các hoạt động chủ yếu sau:
- Hướng dẫn học sinh nghe giảng và ghi chép trên lớp .
- Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, các tài liệu liên quan
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Hướng dẫn học sinh trình bày cách suy luận, trình bày bài viết
Ở đây tơi xin trình bày một số cách hướng dẫn học sinh tự học ở nhà .
Vấn đề tự học của học sinh là vấn đề quan trọng vì đó là một khâu trong q
trình thống nhất của việc dạy - học, nhằm phát huy năng lực độc lập tư duy của
các em trên lớp cũng như ở nhà .
Việc tự học trong quá trình học tập của học sinh là việc giúp các em độc lập
hoàn thành những hoạt động được giao với sự giúp đỡ, hướng dẫn kiểm tra của
giáo viên.
Việc tự học ở nhà của học sinh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, song ở
đây tơi đi sâu vào một hình thức chủ yếu có sự tác động tích cực của giáo viên
đến quá trình tự học.
3.3. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học
3.3.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập bằng cách lập niên biểu, sơ đồ hố kiến
thức
Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử là một phương pháp trực quan

nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức
một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử, mối quan hệ giữa các
sự kiện lịch sử… giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng.
Hiện nay thực trạng nhiều học sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo
kiểu học thuộc lòng, học vẹt, quên kiến thức rất nhanh chóng, khơng đọng lại
được gì. Nhiều học sinh nhớ kiến thức một cách mơ hồ, đọc tủ một vấn đề nào đó
từ đầu đến cuối, nhưng yêu cầu trình bày một đoạn nhỏ trong vấn đề đó thì tỏ ra
lúng túng vì các em quen đọc vẹt, đọc liền mạch, mà không nhớ được bao quát
của vấn đề. Vì vậy, việc giúp các em nhớ được kiến thức nhanh và lâu là một việc
7


làm quan trọng.
Sơ đồ hóa kiến thức Lịch sử sẽ giúp học sinh hình dung bao quát được bài
học hoặc một vấn đề. Học sinh nhớ được kiến thức một cách nhanh chóng và lâu
bền hơn sẽ góp phần làm cho bài giảng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Khi ôn tập Lịch sử, giáo viên hướng dẫn học sinh nên học theo giai đoạn ,
nắm vững kiến thức cơ bản của từng giai đoạn, soạn đề cương về những vấn đề cơ
bản của từng giai đoạn. Cần hệ thống hoá các vấn đề trọng tâm, những câu hỏi
liên quan đến những vấn đề đó. Để hệ thống hố các sự kiện quan trọng theo thứ
tự thời gian đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự cơ bản của một nước hay
nhiều nước học sinh phải biết cách lập niên biểu cho dễ học, dễ nhớ. Có nhiều
loại niên biểu khác nhau, học sinh có thể sử dụng những loại niên biểu sau trong
q trình ơn tập.
Niên biểu tổng hợp là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời
gian dài. Loại niên biểu này giúp học sinh khơng những ghi nhớ những sự kiện
chính mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ giữa các sự kiện
quan trọng.
Ví dụ 1: Lập niên biểu các sự kiện quan trọng trong Lịch sử thế giới hiện đại
(1917- đến nay ), theo mẫu :

Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Ý nghĩa
Bảng thống kê hệ thống hố kiến thức là một biện pháp sư phạm có tác dụng
ghi nhớ có chọn lọc những kiến thức cơ bản theo một chủ đề nhất định. Qua đó,
khơi phục bức tranh chung về một sự kiện, một thời kì lịch sử, một quá trình hoạt
động của một nhân vật hay diễn biến của một phong trào .
Ví dụ 1 : Lập bảng kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần
Vương cuối thế kỉ XIX, theo mẫu :
TT Cuộc khởi nghĩa Lãnh đạo
Địa
bàn Kết quả
Nhận xét chung
tiêu biểu
hoạt động

Ví dụ 2: Lập niên biểu về những thành tích của nhân dân Việt Nam trong
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), theo mẫu :
Thời gian Thành tích về các mặt
Qn sự
Chính trị
Ngoại giao Kinh tế
Văn hố, giáo
dục
Ví dụ 3 : Lập bảng thống kê về các tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt
Nam từ 1930 đến 1945 theo các nội dung sau
TT Tên tổ chức Mặt trận
Thời gian hoạt Chủ trương Vai trò
8



động

lớn

Như vậy, hệ thống hố kiến thức có vai trị rất quan trọng trong ơn tập. Có thể
hệ thống hóa theo hình thức thống kê bằng niên biểu, bảng tổng hợp hoặc tiến
hành ôn tập theo từng chủ đề, như :
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam.
- Những thắng lợi lớn về quân sự trong kháng chiến chống Pháp…
Ngồi ra, khi học nên sơ đồ hố kiến thức một cách ngắn gọn cho dễ nhớ. Một
số bài có mối quan hệ giữa các sự kiện, các yếu tố nên sơ đồ hoá bằng cách sử
dụng sơ đồ hình cây, hình chuỗi (quan hệ nhân quả ), hình mạng (giữa các yếu tố
liên quan đến nhau) để dễ nhớ, dễ hiểu và tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện .
Ví dụ : Về hồn cảnh của việc kí Hiệp định Pari nên sơ đồ hố ngắn gọn:
Thất bại 12/1973 → ký Hiệp định Pari 1973
Đầy đủ : Thất bại nặng nề trong cuộc tập kích chiến lược bằng khơng qn vào
Hà Nội, Hải Phịng trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 buộc Mĩ phải kí Hiệp
định Pari 1973.
Trên cơ sơ các ý cơ bản đã chọn, lập dàn ý sơ đồ hóa kiến thức, học sinh tập
diễn đạt theo ngơn ngữ của mình. Khi mới học theo phương pháp này học sinh sẽ
gặp nhiều khó khăn như trình bày bài dịng,vấp váp và có khi thiếu chính xác, có
thể diễn đạt sai kiến thức. Tuy nhiên, khi đã tập học theo cách này nhiều, thuần
thục trở thành kỹ năng thì rất dễ học, dễ nhớ và nhớ lâu. Nhà giáo dục Geoffrey
Petty người Anh cho rằng: “Đọc vở ghi chép hay nghe những lời tóm tắt chưa đủ,
chính tập nhớ lại mới có tác dụng. Các kỹ năng trí tuệ và thể chất cũng được lưu
giữ tốt nhất bằng cách dùng đi dùng lại, chứ không phải bằng những phương pháp
thụ động”. Khi học tập bằng phương pháp này học sinh cũng cần tự tổ chức các
buổi học nhóm, chỉ cần hai học sinh truy bài cho nhau để kiểm tra nhau và tự điều

chỉnh.
Khi học bài học sinh không nên học nguyên văn trong sách giáo khoa , hoặc
nội dung bài học mà giáo viên chép ở lớp... Cách học như vậy mang tính “máy
móc” còn gọi là học “thuộc lòng”, dẫn đến nặng nề, khó hiểu và khó nhớ. Để nhớ
được kiến thức cơ bản, các em nên kết hợp sách giáo khoa, bài giảng của giáo
viên, tập vở... Trước hết, học sinh cần phải nhớ các phần, mục chính rồi sau tìm
xem mỗi phần, mục ... gồm mấy ý chính rồi diễn đạt bằng ngơn ngữ của mình để
học; Cách học này học sinh có thể Sơ đồ hóa đơn vị kiến thức theo dạng cành cây,
mơ hình, biểu đồ... Học sinh chỉ cần nhớ “ý” chứ khơng cần thiết nhớ “văn” (có
nghĩa học sinh khơng nhất thiết phải diễn đạt (nói và viết) giống hệt như sách giáo
khoa hoặc như lời giảng của thầy cô, miễn sao đúng là được).
3.3.2. Hướng dẫn học sinh biết so sánh, liên hệ khi học lịch sử
9


- Học cách so sánh những sự kiện lịch sử có tính chất tương tự cùng loại hay
khác loại với nhau giúp các em hiểu rõ bản chất, nội dung mỗi sự kiện và tránh
nhầm lẫn nội dung sự kiện.
Ví dụ 1: Tìm hiểu về đơn vị, nội dung kiến thức tương đồng hoặc tương
phản. ví dụ: đường lối cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (đầu
thế kỷ XX), học sinh cần lập bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau về xu
hướng cách mạng, như sau:
Xu
hướng
PHAN BỘI CHÂU
PHAN CHÂU TRINH
cách mạng
Giống nhau
- Xuất phát từ lòng yêu nước, muốn giành độc lập cho quê
hương đất nước;

- Dùng sách báo để tuyên truyền thức tỉnh đồng bào
=> Đó là xu hướng cách mạng tiến bộ theo khuynh hướng dân
chủ tư sản.
Khác nhau

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật sau
chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta thấy rằng hầu hết các nguyên nhân cơ bản là
giống nhau, chỉ có điều sách giáo khoa và các tài liệu thường không sắp xếp các
nguyên nhân một cách thuận tiện cho người học, khi học học sinh nên lập bảng và
trình bày 5 nguyên nhân của Mĩ và 6 nguyên nhân của Nhật bằng sắp xếp tương
đồng theo từng ý phù hợp. Cụ thể, học sinh lập bảng như sau:
Nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
Nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ
Nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật
Bản
1)
Áp dụng thành tựu KHKT...
1) Áp dụng thành tựu KHKT...
2) Lãnh thổ Mỹ rộng lớn... (Điều kiện tự 2) Con người được coi là vốn quý
nhiên )
nhất, là nhân tố quyết định hàng
đầu (Con người)
3)
Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm 3) Chi phí cho quốc phịng thấp...
giàu...
4) Các cơng ty Nhật năng động, có
tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm
4)
Các tổ hợp cơng ty Cơng nghiệp

lực và tính cạnh tranh cao
qn sự, các cơng ty độc quyền... có
sức cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả 5) Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu
trong và ngồi nước
quả của Nhà nước
5)
Các chính sách và biện pháp điều 6) Tận dụng các yếu tố bên
10


tiết của Nhà nước đóng vai trị quan
ngồi:nguồn viện trợ..
trọng
Từ bảng so sánh trên, học sinh có thể nhận thấy rằng nguyên nhân phát triển
kinh tế Mỹ và Nhật Bản sau năm 1945 cơ bản là giống từ 1,3,4,5 (6), chỉ có
nguyên nhân thứ 2 là có sự khác biệt: Mỹ (điều kiện tự nhiên thuận lợi); Nhật Bản
(Con người là vốn quý: kỷ luật lao động, năng động, sáng tạo, giàu nghị lực...)
Ví dụ 3: Khi học về các chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã thực hiện ở miền Nam
Việt Nam từ 1954-1973, học sinh cần biết so sánh và rút ra sự giống và khác nhau
giữa các chiến lược chiến tranh này
* Giống nhau : Về tính chất chiến tranh đều là cuộc chiến tranh xâm lược thực
dân mới của đế quốc Mĩ nhằm chống lại cách mạng và nhân dân ta .
* Khác nhau:
- Về lực lượng tham gia :
+ “Chiến tranh đặc biệt” lực lượng duy nhất là quân đội Sài Gòn
+ “Chiến tranh cục bộ” ba lực lượng tham gia: quân đội Sài Gòn, lực lượng quân
Mĩ và quân các nước đồng minh
+ “ Việt Nam hoá chiến tranh” chủ yếu là quân đội Sài Gịn có sự phối hợp với
hoả lực khơng qn Mĩ.
- Về vai trò của Mĩ trên chiến trường :

+ “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ giữ vai trò là cố vấn chỉ huy
+ “Chiến tranh cục bộ” Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu, vừa là cố vấn chỉ huy quân sự
+ “Việt Nam hoá chiến tranh” Mĩ vừa là cố vấn chỉ huy, vừa phối hợp chiến đấu
với quân đội tay sai
- Về quy mô chiến tranh :
+ “ Chiến tranh đặc biệt” chỉ tiến hành ở miền Nam
+ “Chiến tranh cục bộ” không chỉ tiến hành ở miền Nam mà còn mở rộng chiến
tranh phá hoại miền Bắc.
+ “Việt Nam hố chiến tranh” mở rộng tồn Đơng Dương
Ví dụ 4: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Hội nghị và Hiệp định
Giơnevơ (1954) với Hội nghị và Hiệp định Pari (1973) về hoàn cảnh, nội dung, ý
nghĩa.
* Về hoàn cảnh :
- Giống nhau : Cả hai đều có thắng lợi về chính trị và qn sự trên chiến trường,
có trận thắng quyết định. Hội nghị Giơnevơ là thắng lợi Điện Biên Phủ (1954).
Hội nghị Pari là thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không (1972)
- Khác nhau :
+ Hội nghị Giơnevơ là hội nghị quốc tế và chịu sự chi phối của các nước lớn
11


+ Hội nghị Pari là hội nghị hai bên (Việt Nam và Hoa kì) được quyết định bởi hai
nước
* Về nội dung:
- Giống nhau :
+ Cả hai Hiệp định kẻ xâm lược đều phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của
Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Cả hai Hiệp định đều đi đến chấm dứt chiến tranh và lập lại hồ bình ở Việt
Nam
+ Cả hai Hiệp định đều đưa đến việc đế quốc xâm lược rút quân về nước

- Khác nhau :
+ Hiệp định Giơnevơ là Hiệp định về Đông Dương .
+ Hiệp định Pari là Hiệp định về Việt Nam
+ Thời gian rút quân: Hiệp định Giơnevơ Pháp rút quân về (rút khỏi miền Bắc sau
300 ngày và rút khỏi cả nước sau 2 năm ).Hiệp định Pari Mĩ rút quân sau hai
tháng nhưng trên thực tế trong 2 ngày.
+ Vùng tập kết quân đội hai bên : Hiệp định Giơnevơ quân đội hai bên tập kết hai
vùng hồn chỉnh thuộc hai miền (qn đội Pháp phía nam vĩ tuyến 17, quân đội
Việt Nam phía bắc vĩ tuyến 17).Hiệp định Pari quân đội hai bên giữ nguyên tại
chỗ theo hình thái “da báo”
* Ý nghĩa và tác động:
- Giống nhau:
+ Cả hai hiệp định đều là sự phản ánh, sự ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến
trường.
+ Cả 2 hiệp định đều đưa đến chấm dứt chiến tranh lập lại hồ bình ở Việt Nam
- Khác nhau :
+ Sau Hiệp định Giơnevơ, Pháp rút khỏi nước ta liền có Mĩ thay thế. Cịn Hiệp
định Pari so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
+ Hiệp định Giơnevơ phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến trường
(do có sự can thiệp của các nước lớn ) còn Hiệp định Pari phản ánh đầy đủ thắng
lợi của ta trên chiến trường .
Ví dụ 5 : So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ
(1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
* Giống nhau :
- Cả hai đều là thắng lợi lớn nhất trong một cuộc kháng chiến ( Chống Pháp hay
chống Mĩ ) là một trong những thắng lợi lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc.
Cả hai đều là thắng lợi quyết định kết thúc kết thúc một trận đánh, đều đánh
bại một tên đế quốc lớn mạnh (Pháp và Mĩ )
12



* Khác nhau :
- Chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định kết thúc chiến tranh xâm lược một cách
gián tiếp thơng qua Hiệp định hồ hỗn là Hiệp định Giơnevơ do đó tạo thắng lợi
chưa hồn tồn.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược một cách trực tiếp
khơng thơng qua Hiệp định hồ hỗn, do đó thắng lợi hồn tồn.
- So sánh bằng cách lập bảng các nội dung có tính chất giống nhau, qua đó
hiểu được bản chất đặc trưng của các sự kiện và rút ra được kết luận khái qt có
tính chất nguyên lí.
Ví dụ 1:
So sánh nội dung của bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng với Luận cương
chính trị 10-1930 theo các nội dung
Nội dung so sánh
Cương lĩnh chính trị
Luận cương chính trị
Tính chất cách mạng
Nhiệm vụ cách mạng
Lực lượng cách mạng
Vai trị lãnh đạo
Vị trí cách mạng
Ví dụ 2:
So sánh nội dung của Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 với Hội nghị
Trung ương 8(5/1941)
Nội dung
Hội nghị TƯ 6(11/1939)
Hội nghị TƯ 8(5/1941)
Nhiệm vụ cách mạng
Khẩu hiệu

Mặt trận
Hình thức ,phương pháp
Ví dụ 3 :
So sánh phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào cách mạng 19361939 theo bảng sau
Nội dung
1930-1931
1936-1939
Kẻ thù
Nhiệm vụ
Mặt trận
Hình thức, phương
pháp đấu tranh

13


So sánh là cách học hiệu quả để ghi nhớ kiến thức, trong lịch sử có những
đơn vị nội dung kiến thức tương đồng hoặc tương phản... Học sinh có thể so sánh
về đơn vị nội dung kiến thức, về sự kiện, số liệu, các nhân vật lịch sử, so sánh về
thuật ngữ gần giống nhau nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau... so sánh theo cặp
phạm trù hoặc lập bảng... và điều đó giúp học sinh tránh tình trạng “râu ơng nọ
cắm cằm bà kia” trong trình bày, diễn đạt. Với cách học này, học sinh chúng ta
đưa các nội dung kiến thức lại gần với nhau từ đó nhận rõ hai nội dung đơn vị
kiến thức đó có điểm gì chung nhất và điểm khác biệt nào cần nhớ rõ, từ đó học
sinh có thể học một mà biết được hai và đạt hiệu quả cao hơn.
3.4. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ Lịch sử
Trong học tập lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát đối tượng nghiên
cứu như trong khoa học tự nhiên. Trong việc học tập lịch sử khơng thể tiến hành
các thí nghiệm để dựng lại hiện thực lịch sử quá khứ khách quan (trừ một vài
trường hợp đặc biệt). Nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp vì con người là một

bộ phận không thể tách rời đối tượng nghiên cứu xã hội lồi người. Chương trình
lịch sử cấu tạo các sự kiện quá khứ đến hiện tại, mà nhận thức phù hợp với trình
độ của học sinh lại phải từ gần đến xa. Do đặc điểm như vậy, quá trình học tập
lịch sử bắt đầu từ việc nắm các sự kiện. Mỗi một sự kiện lịch sử đều gắn với một
thời gian và không gian nhất định. Trong việc học tập lịch sử hiện nay, đa số học
sinh chúng ta đều không nhớ được các mốc thời gian diễn ra các sự kiện hoặc
nhầm lẫn giữa thời gian và sự kiện đã xảy ra. Để giúp học sinh khắc phục những
tồn tại trên và nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, trong q trình giảng dạy
tơi đã áp dụng các biện pháp sau:
3.4.1. Ghi nhớ theo lịch đại, đồng đại
Đặc trưng của lịch sử là phái tuân thủ yếu tố thời gian rất nghiêm ngặt, đòi hỏi
người học phải ghi nhớ chính xác nhiều sự kiện lịch sử.Việc ghi nhớ sự kiện, thời
gian trong Sử phần lớn là ghi nhớ máy móc. Khơng phải học sinh nào cũng biết
cách ghi nhớ sự kiện. Vì thế giáo viên phải hướng dẫn học sinh tạo cách nhớ cho
mình. Có các cách ghi nhớ sự kiện cơ bản giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh:
Lịch sử diễn ra theo hai chiều :
- Thời gian : Nguyên thuỷ - cổ đại - cận đại - hiện đại gọi là lịch đại
- Không gian : diễn ra ở các nơi trong cùng một thời kì Châu Á,Châu Âu, Châu
Mĩ…gọi là đồng đại
* Ghi nhớ theo lịch đại:
Là ghi nhớ theo trình tự thời gian từ trước đến nay.
Khi dạy Lịch sử, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thống kê những sự kiện
trong cùng 1 thời kì, 1 giai đoạn có ngày tháng giống nhau hay số cuối của năm
giống nhau…để ghi nhớ 1 cách máy móc 1 số sự kiện .
Ví dụ 1: Khi giảng về Các cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới - Lịch sử lớp 12.
Giáo viên có thể chỉ ra tính chất ngẫu nhiên của 3 sự kiện
14


27/9/1940 Khởi nghĩa Bắc Sơn

23/11/1940 Khởi nghĩa Nam Kì
13/1/1941 Binh biến Đơ Lương
3 sự kiện trên cách nhau 3 tháng
Ví dụ 2 : Khi dạy diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, có thể hướng dẫn học
sinh ghi nhớ máy móc như sau :
- Đợt 1 : 13→17/3/1954 (đợt mở đầu cách ngày 8/3 là 5 ngày, đánh 5 ngày kết
thúc ), ta đánh các đồn có địa danh : Độc Lập, Bản Kéo, Him Lam.
- Đợt 2 : 30/3→26/4 (cuối tháng 3 đến 26/4 ngày mở đầu hội nghị Giơnevơ )
Đánh các đồn có kí hiệu :A1,C1, D1, A2, D2…
- Đợt 3 : 1/5 →7/5 (đầu tháng 5 đến 7/5) đánh phân khu trung tâm
Ví dụ 3 : Khi dạy bài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975” về diến
biến của chiến dịch Tây Nguyên có các sự kiện :
- 10/3/1975 quân ta tiến công thị xã Buôn Ma Thuật
- 12/3 làm chủ thị xã
- 14/4 Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Plâyku, KonTum về chiếm giữ duyên hải Nam
trung bộ.
- 16/3 quân ta chặn đánh quân rút chạy
- 24/3 chiến dịch kết thúc
Như vậy các sự kiện trên đều cách nhau 2 ngày
* Ghi nhớ đồng đại : Cùng một thời gian có những sự kiện gì xảy ra. Có thể
lấy những sự kiện Lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện lịch sử dân tộc
và ngược lại.
Ví dụ 1 :
Năm 1789 là năm kết thúc cách mạng tư sản Bắc Mĩ
Năm 1789 là năm bùng nổ cách mạng tư sản Pháp
Năm 1789 là năm Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đại phá qn Thanh .
Ví dụ 2 :
Năm 1802 Napơlêơng lên ngơi hồng đế nước Pháp .
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngơi vua, lập ra nhà Nguyễn ở Việt Nam
Ví dụ 3:

Ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ ở Việt Nam
Ngày 27/7 là ngày đảo chính Tecmiđo trong cách mạng tư sản Pháp
3.4.2. Ghi nhớ thời gian theo cách so sánh khoảng cách giữa các sự kiện
trong những thời đại khác nhau .
Ví dụ 1 :
15


Khởi nghĩa Lam Sơn (1417-1427)- thời gian 10 năm
Nhà Lê tồn tại (1428-1528) - thời gian 100 năm
Ví dụ 2 :
Phong trào Tây Sơn (1771-1792) – 21 năm bằng thời gian 21 năm kháng
chiến chống Mĩ 1954-1975
3.4.3. Ghi nhớ theo cách đảo sự kiện
Ví dụ 1:
Nhà Trần kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ nhất năm 1258.
Kháng chiến chống Mông-Nguyên lần hai vào 1285 ( 2 số đuôi của năm
đảo nhau )
Ví dụ 2 :
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn trong lịch sử nước ta kéo dài 16271672 (2 số đuôi của năm đảo nhau )
Ví dụ 3:
Hiệp định Giơnevơ được kí kết ngày 21/7/1954
Hiệp định Pari được kí kết ngày 27/1/1973
Hai sự kiện đảo nhau về ngày tháng
3.4.3. Liên hệ các sự kiện lịch sử đang học với những mốc thời gian
đáng ghi nhớ và quen thuộc.
- Nội dung của các tiết học đều gắn liền với chủ điểm của từng tháng, mỗi
tháng đều có những sự kiện đáng ghi nhớ. Như vậy trong quá trình giảng dạy, GV
phải biết khai thác những lợi thế trên để vận dụng vào bài dạy, việc liên hệ những
sự kiện lịch sử đang dạy với vốn kiến thức về thời gian, sự kiện mà các em được

tiếp thu qua các tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp khơng những giúp các em nhớ
chính xác các sự kiện lịch sử mà còn tác động đến khả năng tư duy, nhận thức của
các em.
Ví dụ 1: tháng 1 và 2 với chủ điểm "Mừng Đảng mừng Xuân", có các mốc
thời gian đáng ghi nhớ như ngày 09/01 là ngày SVHS Việt Nam; Ngày 03/02 là
ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tương tự tháng 3 có các ngày giải
phóng thị xã Tam Kỳ 24/3, thành lập Đồn 26/3. Tháng tư có các ngày 22/4 ngày
sinh Lênin, 30/4 giải phóng Miền Nam...
Ví dụ 2: Khi dạy bài "Cơng xã Pari 1871" có các sự kiện như:
- Ngày 02/9/1870 trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, quân của Napôlêông
III bị thua trận tại XơĐăng. Học sinh dễ dàng nhớ sự kiện này nếu như GV biết
liên hệ ngày 2 tháng 9 với ngày Quốc Khánh của nước ta.
- Ngày 26/3/1871 nhân dân Pari tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã (học
sinh liên hệ đến ngày thành lập Đoàn TNCS HCM).

16


- Ngày 20/11/1873 quân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ I (liên hệ đến
ngày NGVN 20/11).
- Ngày 19/5/1883 tên chỉ huy Pháp Ri-vi-e bị quân Cờ đen giết chết tại Cầu
Giấy (liên hệ đến ngày sinh của Bác Hồ).
- Ngày 24/3/1926 ngày mất của Phan Châu Trinh (liên hệ đến ngày giải
phóng thị xã Tam Kỳ 24/3).....
Ngồi những sự kiện xảy ra cùng thời gian, giáo viên có thể vận dụng linh
hoạt những sự kiện có thời gian ngược lại với những mốc lịch sử ghi như đã nêu
trên.
Ví dụ 3 : Ngày 02/3/1946 tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần đầu tiên được tổ
chức trong cả nước (ngược lại ngày 01/6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi).
- Ngày 01/9/1858 thực dân Pháp nổ súng ở Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm

lược nước ta (ngược lại ngày 09/01 là ngày sinh viên học sinh Việt Nam).
Ngoài ra phải gắn liền các sự kiện, niên đại lịch sử với các sự kiện lớn trong
cuộc đời riêng của mỗi người .
Học lịch sử có rất nhiều số liệu và ngày tháng khó nhớ, nhưng chúng ta nếu
biết vận dụng tìm những điểm chung tương đối và đưa ra so sánh thì một số sự
kiện ghi nhớ rất đơn giản. Như vậy, trong q trình giảng dạy, nếu chú ý giáo viên
có thể rút ra tính chất quy luật ngẫu nhiên của bản thân các sự kiện trong bài, hoặc
liên hệ với các sự kiện đã có ở nơi khác để giúp học sinh có cách ghi nhớ máy
móc các sự kiện đã học.Từ đó hình thành cho các em thói quen so sánh, liên hệ
ghi nhớ bền và lâu hơn những sự kiện lịch sử đã học .
3.4.4 Sử dụng các tư liệu văn học có liên quan đến thời gian xảy ra các sự
kiện lịch sử.
Ví dụ: Ngày Giổ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch:
"Dù ai đi ngược về xuôi".
Nhớ ngày Giổ tổ mùng 10 tháng ba"
- Các ngày lễ hội trong tháng Giêng: "Mồng 7 hội Khám, Mồng 8 hội Dâu, Mồng
9 đâu đâu nhớ về Hội Gióng".
- Hội Đền Kiếp Bạc - Hải Hưng, kỷ niệm ngày mất Trần Hưng Đạo và Hội Phủ
giày (Nam Định) kỷ niệm ngày mất của Thánh Mẫu Liểu Hạnh: "Tháng 8 Giỗ
cha, tháng 3 Giổ mẹ".
- Những sự kiện trong Hội Chi Lăng - Xương Giang: "Đinh Mùi, tháng 9 Liểu
Thăng đam binh từ khâu ôn kéo lại. Năm ấy tháng 10, Mộc Thanh chi đường từ
Vân Nam kéo sang" ...
Ngày mười tám trận Chi Lăng, Liểu Thăng thất thế
Ngày hai mươi trận Mã Yên, Liểu Thăng cụt đầu
Ngày hai mươi lăm, Thượng Thư Lý Khánh kế cùng tự vẫn.
17


(Nguyễn Trãi)

- Kỷ niệm ngày mất của Lê Lai và Lê Lợi:
"Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi".
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954
"Nghe trưa nay tháng năm mùng bảy
Tưởng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông quân ta cờ đỏ sao vàng
Rợp trời đất Điện Biên tồn thắng"
(Tố Hữu)
- Ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19/5/1890
"Tháng năm, mười chín rồi đây
Ngày sinh nhật của Bác nắng đầy tiếng chim"
- Ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hịa 02/9/1945
"Hơm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đơ hoa vàng nắng Ba Đình".
- Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc Hội thống nhất trong cả nước
"Tháng tư, chủ nhật hai lăm
Là ngày bầu cử toàn dân đón mừng".
- Bác Hồ đến nước Nga lần đầu tiên vào năm 1923
"Tháng Giêng Mạc tư khoa tuyết trắng
Một người đi quên rét buốt xương
Anh tìm ai! Lê nin vĩ đại
Tinh hoa trái đất, chất kim cương"...
- Bác Hồ trở về tổ quốc (08/02/1941) sau 30 năm xa cách:
"Ôi sáng nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về, im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ"
- Cuộc tiến công nổi dậy Tết Mậu thân 1968
"Hoan hô xuân 68 anh hùng
Hãy gầm lên như sấm chớp bão bùng" ...

- Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn 25/8/1945 sau 29 ngày đêm, nhân dân
Sài Gòn lại cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp quay lại xâm lược:
"Một thành phố trẻ măng
Nhưng lịch sử rất lạ lùng
18


Từ thuở chảo đời suốt mất trăm năm
Chỉ sống tự do có 29 ngày ngắn ngủi".
Việc sử dụng các tư liệu văn học khơng những giúp học sinh nhớ chính xác
các sự kiện lịch sử mà cịn góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó
giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
Ngồi ra cịn nhiều cách ghi nhớ khác nữa như: chuyện kể, bài hát, bài thơ,
nhớ theo ngày sinh, số điện thoại, số nhà, tên gọi...
4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi nhận tấy rằng cách học
của học sinh trong môn học lịch sử là hết sức thụ động, thầy cô giảng dạy như thế
nào là về nhà học thuộc lịng “máy móc” như thế mà ít chịu nghiên cứu tìm tịi,
dẫn đến những kết quả không mong đợi, học sinh ngày càng ngán học môn lịch sử
và kết quả ngày càng thấp. Với tình hình như vậy, trong dạy học tơi đã vận dụng
nhiều phương pháp nhằm tạo hứng thú học tâp cho học sinh cũng như hướng dẫn
đổi mới phương pháp học tập cho học sinh. Qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi và rút
kinh nghiệm từ bản thân tôi thấy rằng việc tự giác học tập của học sinh là rất quan
trọng, đồng thời tự học cũng phải có phương pháp, khi tôi đưa những phương
pháp đã nêu trên hướng dẫn học sinh tự học thì học sinh rất hứng thú và kết quả
ngày càng đáng khích lệ.
III. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là nhằm bồi dưỡng và phát triển tư
duy sáng tạo, năng lực tự học cho học sinh. Muốn vậy giáo viên cần phối hợp một
cách nhuần nhuyễn hiệu quả các hình thức dạy học khác nhau nhằm tổ chức điều

khiển quá trình nhận thúc chú ý, tạo điều kiện tự học cho học sinh. Để phát huy
nội lực của người học, ngoài việc khêu gợi niềm say mê khám phá tri thức mới
người thầy cần trang bị cho học sinh phương pháp học tập thích hợp, kĩ năng tự
học đúng đắn .
Có thể nói rằng, việc phát triển kỹ năng tự học cho học sinh đóng vai trị tối
quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, ngọn đèn lớn soi sáng người đi
trong đêm tối, "thiếu phương pháp người có tài cũng khơng đạt kết quả, có
phương pháp đúng thì người bình thường cũng làm được việc phi thường"
Trong học tập hay bất kỳ một cơng việc gì đều phải ứng dụng các cách thức
phương pháp phù hợp mới dẫn bạn đi đến thành cơng và mình phải là người chủ
động tìm tịi nghiên cứu. Cho nên, học sinh phải ln phải tự trau dồi kiến thức,
tìm kiếm cho mình những phương pháp đúng và bồi dưỡng rèn luyện thuần thục
trở thành kỹ năng cơ bản “kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử”
Trên đây, tơi đã trình bày một số phương pháp hướng dẫn học sinh phát triển
kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức bộ môn Lịch sử. Thực tế giảng dạy ở truờng
phổ thông, những phương pháp trên cũng đã giúp học sinh hứng thú học Lịch sử,
tích cực tự chủ trong việc học tập và rèn luyện thói quen, nề nếp tự học. Thực tế
19


đó đã khẳng định rằng, để việc dạy học Lịch sử đạt kết quả cao phải có sự kết hợp
hài hoà giữa yếu tố ngoại lực - sự điều khiển của giáo viên với yếu tố nội lực - khả
năng nhu cầu, thái độ hứng thú của học sinh.
Đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, tơi mong đợi
được Hội đồng khoa học, các đồng nghiệp đánh giá và góp ý để đề tài này có tác
dụng thiết thực, góp phần lấy lại vị thế của môn Lịch sử trong bối cảnh hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2021

NHÀ TRƯỜNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng
sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

LÊ THỊ HỒNG

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử-NXB giáo dục
2.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông. NXB Giáo dục
7/2007.
3.Lịch sử Việt Nam đại cương, tập III, NXB Giáo dục năm 1998.
4.Sách giáo khoa lịch sử lớp 12- NXB giáo dục
5.Sách giáo viên-Lịch sử lớp 12- NXB giáo dục
6.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử (lớp 10,11,12)- NXB giáo dục 2007.

21



×