Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

HỆ THỐNG một số bài tập GIÚP học SINH học tốt CHƯƠNG III cấu TRÚC RẼ NHÁNH VÀ lặp môn TIN học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.9 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HỆ THỐNG MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
CHƯƠNG III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
MÔN TIN HỌC LỚP 11

Người thực hiện: Nguyễn Thúy Hà
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Tin học

THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: ………………………………………… 1
1.2. Mục đích nghiên cứu: …………………………………….. 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………. 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu: …………………………………. 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận: ………………………………………………. 2
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: …………………………. 2
2.3 Giải quyết vấn đề: …………………………………………….. 2-3
2.3.1 Các giải pháp thực hiện: …………………………………… 3
2.3.2 Nội dung thực hiện: ………………………………………... 3-16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: …………………………... 16


3. Kết luận, kiến nghị: …………………………………………….. 16-17
3.1. Kết luận: ………………………………………………............ 16
3.2. Kiến nghị: ………………………………………………........ 17


ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“HỆ THỐNG MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CHƯƠNG III:
CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP MÔN TIN HỌC LỚP 11”
1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hoá trên nhiều lĩnh
vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều
nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý
thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực
này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tớ chất thích hợp với ngành
khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên
thế giới.
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học
và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học
khác bắt đầu từ năm học 2006-2007.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 11, khi dạy Chương III “CẤU TRÚC
RẼ NHÁNH VÀ LẶP”, mục tiêu của chương là dạy cho học sinh hiểu khái niệm
rẽ nhánh và lặp trong lập trình, biết diễn đạt đúng các câu lệnh, soạn được
chương trình giải các bài toán đơn giản áp dụng các câu lệnh rẽ nhánh và lặp.
Bước đầu có khả năng phân tích bài toán đơn giản để chọn kiểu cấu trúc điều
khiển phù hợp tình h́ng, biết tạo câu lệnh ghép khi cần thiết. Nội dung của

chương này khơng phải là nội dung khó nhưng đóng vai trị rất quan trọng đó là
bước đầu hình thành khái niệm lập trình có cấu trúc, để làm nền tảng cho việc
học các nội dung tiếp theo của chương trình.
Từ lí do trên, tơi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “ HỆ THỐNG MỘT SỐ
BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CHƯƠNG III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
MÔN TIN HỌC LỚP 11 ’’. Với các bài tập được trình bày trong sáng kiến kinh

nghiệm của mình sẽ giúp cho học sinh học tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 11 trường THPT Lương Đắc Bằng.

1


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Khi xây dựng đề tài này tôi đã nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau:
Sách giáo khoa Tin học 11 viết bằng ngơn ngữ lập trình C++ , sách bài tập tin
học lớp 11, bài tập trắc nghiệm và một số đề kiểm tra Tin học 11, một số bài tập
cơ bản của các môn học khác.
Phương pháp ứng dụng thực tiễn.
- Phương pháp quan sát. - Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới)
- Phương pháp điều tra. – Phỏng vấn học sinh
- Phương pháp khảo nghiệm thăm lớp, dự giờ. Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận
- Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng: Nội dung chương trình là tích
cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng

CNTT vào dạy và học.
- Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006 Bộ trưởng giáo dục và đào tạo nhấn
mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ
nay đến năm 2010 của chính phủ về đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và
truyền thông giai đoạn 2004-2006.
- Chỉ thị 29/CT của trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
- Thông tư số 14/2002/TT- BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn
quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
“Chương III: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” Trong chương trình tin học lớp
11 nội dung của chương này khơng phải là nội dung khó nhưng đóng vai trị rất
quan trọng đó là bước đầu hình thành khái niệm lập trình có cấu trúc để làm nền
tảng cho việc học các nội dung tiếp theo của chương trình.
Chính vì vậy khi dạy chương này giáo viên cần đưa các dạng bài tập khác
nhau để các em khắc sâu được kiến thức.
2.3 Giải quyết vấn đề
2.3.1 Các giải pháp thực hiện.
Đề tài được hình thành dựa vào các câu hỏi khoa học sau:

2


* Để học sinh có thể tự lực viết được các chương trình giải các bài toán đơn giản
áp dụng các câu lệnh rẽ nhánh và lặp thì phải làm cách nào?
* Việc giúp học sinh có thể dễ dàng nhận dạng được bài toán với phương pháp
đã được hướng dẫn của giáo viên thì người giáo viên cần phải làm gì?
Từ các câu hỏi trên, tơi thấy rằng để học sinh học tốt được “Chương III:
Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” thì cần phải đưa ra các dạng bài tập khác nhau để
các em thấy hứng thú học hơn.
2.3.2 Nội dung thực hiện

A . Nhắc lại một số kiến thức cơ bản
I/ Cấu trúc rẽ nhánh
1/ Câu lệnh if
a) Dạng thiếu
if (<điều kiện>)
<Câu lệnh hoặc khối lệnh > ;
b) Dạng đủ
if (<Điều kiện>)
<Câu lệnh 1 hoặc khối lệnh 1>;
else
<Câu lệnh 2 hoặc khới lệnh 2>;
Trong đó:


Điều kiện: Là mợt biểu thức quan hệ hoặc một biểu thức lôgic.

 Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của C++. Khối lệnh,
Khối lệnh 1, Khối lệnh 2 là một khối lệnh của C++.
Ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị
true) thì câu lệnh hoặc khới lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh hoặc
khới sẽ bị bỏ qua.
Ở dạng đủ: điều kiện cũng được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu
lệnh 1 hoặc khối lệnh 1 sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh 2 hoặc khới
lệnh 2 sẽ được thực hiện.
2/ Câu lệnh ghép
Câu lệnh ghép (còn được gọi là khới lệnh) là nhiều câu lệnh được trình
biên dịch xử lý như thể nó là một câu lệnh đơn lẻ. Khới lệnh của C++ có dạng:
{
<các câu lệnh>;
3



}
II/ Cấu trúc lặp
1. Cấu trúc lặp for
Cấu trúc chung:
for ([<biểu thức 1>] ; [<điều kiện>]; [<biểu thức 2>])
<Câu lệnh hoặc khới lệnh> ;
Trong đó:
- Biểu thức 1: là biểu thức khởi đầu (thường là biểu thức số học để gán giá trị
cho biến chạy), sẽ được thực thi một lần duy nhất khi vòng lặp bắt đầu.
- Điều kiện: là biểu thức cho giá trị logic (true hoặc false), nếu có giá trị bằng
true thì câu lệnh hoặc khới lệnh sẽ được thực thi, nếu khơng thì vịng lặp sẽ kết
thúc.
- Biểu thức 2: là biểu thức sẽ được thực thi sau mỗi lần lặp, tức là sau mỗi lần
câu lệnh hoặc khối lệnh được thực hiện. Sau khi biểu thức 2 được thực thi thì
điều kiện lại được kiểm tra và quá trình lặp tiếp tục.
Lưu ý:
Biểu thức 1, điều kiện, biểu thức 2 có thể có hoặc khơng nhưng bắt buộc phải
có 2 dấu ;, nếu khơng có điều kiện thì mặc định là điều kiện có giá trị true.
2. Cấu trúc lặp while
Cấu trúc chung:
while (<điều kiện>)
<câu lệnh hoặc khới lệnh>;
Trong đó:
- Điều kiện: là một biểu thức cho giá trị logic (true hoặc false), nếu điều kiện
cho giá trị true thì câu lệnh hoặc khới lệnh sẽ được thực hiện, nếu cho giá trị
false thì vịng lặp kết thúc.
- Câu lệnh hoặc khới lệnh: được thực thi nếu điều kiện cho giá trị là true, sau
mỗi lần thực thi thì điều kiện lại được kiểm tra và quá trình lặp tiếp tục.

3. Cấu trúc lặp do … while
Cấu trúc chung:
do
<câu lệnh hoặc khối lệnh>;
while (<điều kiện>);
Trong đó:
4


- Câu lệnh hoặc khối lệnh: được thực thi trước khi điều kiện được kiểm tra giá
trị.
- Điều kiện: là một biểu thức cho giá trị logic (true hoặc false), nếu điều kiện
cho giá trị true thì câu lệnh hoặc khối lệnh; sẽ tiếp tục được thực hiện, nếu cho
giá trị false thì vịng lặp kết thúc.
Lưu ý:
Chức năng của do – while hoàn toàn giổng vòng lặp
while chỉ trừ là <điều kiện> được kiểm tra sau khi lệnh hoặc
khối lệnh được thực hiện. Vì vậy lệnh và khối lệnh sẽ được thực
hiện ít nhất một lần ngay cả khi <điều kiện> không bao giơ
thõa mãn.
B. Các bài tập
Bài 1: Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm khi tham gia giao thông. Người sử
dụng đường bộ phải chấp hành những điều cấm mà biển báo đã báo. Biển báo
cấm là biển có dạng hình trịn (trừ biển sớ 122 "Dừng lại" có hình 8 cạnh đều
hình bát giác)
+/ Nếu gặp biển
Đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và
thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước
quy định.
+/ Nếu gặp biển

Đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào
theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định .
+/ Nếu gặp biển
Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới và môtô đi
qua trừ xe gắn máy và các xe ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.
+/ Nếu gặp biển

cấm người đi bộ qua lại.

Quy ước:

Biển

là số 1

Biển

là số 2

Biển

là số 3

Biển
là số 4
Hãy viết chương trình nhập vào sớ ngun n (0Nếu n=1 thì thơng báo là “DUONG CAM”.
5



Nếu n =2 thì thơng báo là “CAM ĐI NGUOC CHIEU”.
Nếu n =3 thì thơng báo là “CAM OTO VA MOTO”.
Nếu n =4 thì thơng báo là “CAM NGUOI DI BO”.
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{ short n;
cout << "Nhap n = ";
cin >> n;
if (n==1)
cout << "DUONG CAM";
if (n==2)
cout << "CAM DI NGUOC CHIEU";
if (n==3)
cout << "CAM OTO VA MOTO";
if (n==4)
cout << "CAM NGUOI DI BO" << endl;
return 0;
}
Bài 2: Viết chương trình thực hiện cơng việc sau:
Cho a mol Ca(OH)2 dư đựng trong bình từ từ phản ứng với b mol CO2. Sau
phản ứng trong bình có những chất nào?
Phân tích bài tốn
Phương trình phản ứng hóa học
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3  + H2O
Ca(OH)2 + CO2 +H2O  Ca(HCO3)2
Nếu a/b =1 thì trong bình có CaCO3

Nếu a/b>1 thì trong bình có CaCO

 3 và Ca(OH)2 dư
Nếu a/b< =1/2 thì trong bình có Ca(HCO3)2
Nếu 1/2 Chương trình tham khảo



#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{
float a,b;
cout << " Nhap a, b = "; cin >> a >> b;
if (a/b==1)
cout << "CaCO3";
if (a/b>1)
cout << "CaCO3 va Ca(OH)2";
if (a/b<=0.5)
6


cout << "Ca(HCO3)2";
if ((a/b>0.5)&&(a/b<1))
cout << "CaCO3 va Ca(HCO3)2" << endl;
return 0;
}
Bài 3: Viết chương trình tìm sớ lớn nhất trong ba sớ thực a, b, c.
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
#include <iomanip>

using namespace std;
int main()
{
float a,b,c;
cout << "Nhap a, b, c = "; cin >> a >> b >> c;
float max=a;
if (max < b) max=b;
if (max < c) max=c;
cout << "So lon nhat trong 3 so la: ";
cout << fixed << setprecision(2) << max << endl;
return 0;
}
Bài 4: Viết chương trình: Nhập vào tháng của một năm. Cho biết tháng thuộc
quí mấy trong năm.
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{
short thang;
cout << " Nhap thang = "; cin >> thang;
if ((thang==1)||(thang==2)||(thang==3))
cout >> " Thang thuoc qui 1";
if ((thang==4)||(thang==5)||(thang==6))
cout >> " Thang thuoc qui 2";
if ((thang==7)||(thang==8)||(thang==9))
cout >> " Thang thuoc qui 3";
if ((thang==10)||(thang==11)||(thang==12))
cout >> " Thang thuoc qui 4" << endl;
return 0;

}
7


Bài 5: Viết chương trình giải và biện luận phương trình ax + b =0 với a, b là hai
sớ thực được nhập từ bàn phím.
 Chương trình tham khảo
#include<iostream>
using namespace std;
int main()
{
float a, b;
cout << "Nhap a:"; cin >> a;
cout << "Nhap b:"; cin >> b;
if (a == 0)
if (b == 0)
cout << "Phuong trinh co vo so nghiem" << endl;
else
cout << "Phuong trinh vo nghiem" << endl;
else
cout << "Phuong trinh co mot nghiem la x: " << -b / a << endl;
return 0;
}
Bài 6: Viết chương trình giải phương trình bậc hai ax 2 + bx + c =0 (a 0) với a,
b, c là ba số thực nhập vào từ bàn phím.
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
#include <iomanip>
#include <cmath>
using namespace std;

int main()
{
float a, b, c, delta, x1, x2;
cout << "Nhap a, b, c = "; cin >> a >> b >> c;
delta = b*b - 4*a*c;
if(delta > 0)
{
x1 = (-b+sqrt(delta))/(2*a);
x2 = (-b-sqrt(delta))/(2*a);
cout << "Nghiem thu nhat x1 = ";
8


cout << fixed << setprecision(2) << x1 << endl;
cout << "Nghiem thu hai x2 = ";
cout << fixed << setprecision(2) << x2 << endl;
}
else

if ( delta == 0)
{
cout << "Phuong trinh co nghiem kep: x1 = x2 = ";
cout << -b/(2*a) << endl;

}
else
cout << "Phuong trinh vo nghiem" << endl;
return 0;
}
Bài 7: Kể từ ngày 16/3/2015, biểu giá bán điện được áp dụng để tính tiền sử

dụng điện sinh hoạt được tính như sau:
GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN SINH HOẠT

GIÁ BÁN ĐIỆN CHƯA CÓ VAT
(Đồng/kWh)

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.484

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.533

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

1.786

Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300

2.242

Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400

2.503

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

2.587


Nhập vào số điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình. Em hãy lập chương
trình tính tiền điện phải nộp cho các hộ gia đình, dựa vào biểu giá điện ở bảng
trên. Tiền điện phải nộp của mỗi hộ gia đình = tiền điện + tiền điện *10% (tiền
điện *10% là thuế GTGT)

9


Ví dụ:

Hóa đơn tiền điện trên tính tiền điện cho một hộ. Số điện năng tiêu thụ
của hộ này là 244 kWh. Do đó tiền điện chia thành 4 mức, số tiền điện là
428.098 đồng. Số tiền điện phải nộp là 470.908 đồng.
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main()
{
unsigned short dntt;
unsigned int td;
cout << (" nhap so dien nang tieu thu : "); cin >> dntt;
if (dntt<=50) td=1484*dntt;
else
if (dntt<=100) td=1484*50+1533*(dntt-50);
else
if (dntt<=200) td=1484*50+1533*50+1786*(dntt-100);
else
if (dntt<=300)
td=1484*50+1533*50+1786*100+2242*(dntt-200);

else
if (dntt<=400)
td=1484*50+1533*50+1786*100+2242*100+2503*(dntt-300);
else
td=1484*50+1533*50+1786*100+2242*100+2503*100+2587*(dntt400);
10


float tdpn=td+td*0.1;
cout << " Tien dien phai nop la: ";
cout << fixed << setprecision(0)<return 0;
}
Bài 8: Một người gửi tiết kiệm khơng kì hạn với sớ tiền A đồng với lãi suất
0.6% mỗi tháng. Hỏi sau bao nhiêu tháng, người đó rút hết tiền thì sẽ nhận được
sớ tiền ít nhất là B đồng? Biết rằng với việc gửi tiết kiệm khơng kì hạn thì lãi
khơng được cộng vào vớn.
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
#include <iomanip>
using namespace std;
int main()
{
float A, B, C;
unsigned int T;
cout << " nhap so tien gui vao A = "; cin >> A;
cout <<" nhap so tien co the khi duoc rut ve B =";
T=0; C=A;
while (A{


cin >> B;

T=T+1;
A=A+C*0.006;
}
cout << "sau " << T << " thang thi nguoi gui ";
cout << fixed << setprecision(2) << C << " dong ";
cout << "\n Se nhan duoc so tien it nhat la ";
cout << fixed << setprecision(2) << B << "dong" << endl;
return 0;
}
Bài 9: Hãy viết chương trình thực hiện liên tiếp việc nhập từ bàn phím số
nguyên N là một năm bất kỳ (N<2000).
11


- Nếu N=226 thì đưa ra màn hình dịng chữ “Nam sinh cua Ba Trieu”
- Nếu N=1385 thì đưa ra màn hình dịng chữ “Nam sinh cua vua Le Loi”
- Nếu N=1397 thì đưa ra màn hình dịng chữ “Thanh Nha Ho duoc xay
dung”
- Nếu N=1962 thì đưa ra màn hình dịng chữ “La nam di tích lich su
Lam Kinh duoc xep hang cap Quoc Gia”
- Nếu N khác các sớ 226, 1385, 1397, 1962 thì u cầu nhập lại.
Chương trình dừng lại khi nhập vào sớ 2000.
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{

short N;
cout << "Nhap so nam bat ky N = ";
cin >> N;
do
{
if (N==226) cout << "Nam sinh cua Ba Trieu" << endl;
else
if (N==1385) cout << "Nam sinh cua vua Le Loi" << endl;
else
if (N==1397) cout << " Thanh Nha Ho duoc xay dung" << endl;
else
if (N==1962)
cout <<"La nam di tich lich su Lam Kinh duoc xep hang cap Quoc Gia";
else
cout << " Yeu cau nhap lai" << endl;
cout << "Nhap so nam bat ky N = ";
cin >> N;
}
while (N != 2000);
return 0;
}
Bài 10: Viết chương trình tìm sớ ngun dương m lớn nhất sao cho:
1 + 2 + 3 + … + m < N với (N<1018)
12


 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
using namespace std;
int main()

{
long long n,m;
long long s=0;
m=0;
cout << "Nhap n = "; cin >> n;
while (s{
m++;
s+=m;
}
cout << "m lon nhat thoa man la: " << m-1 << endl;
return 0;
}
Bài 11: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên N (N<1018). Yêu cầu
đưa ra màn hình tổng các chữ sớ của N.
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{
long long n;
int t;
cout << "Nhap n = "; cin >> n;
int s=0;
while (n>0)
{
t=n%10;
s=s+t;
n=n/10;
}

13


cout << "Tong cac chu so cua n la " << s << endl;
return 0;
}
Bài 12: Số hoàn hảo là sớ có tính chất tổng các ước của nó (trừ nó ra) bằng
chính nó, ví dụ 6 là sớ hoàn hảo vì 6 = 1+2+3, với 1, 2, 3 là ước của 6. Hãy viết
chương trình nhập vào sớ ngun N, đưa ra màn hình tất cả các sớ hoàn hảo
trong phạm vi từ 1 đến N (N<106).
 Chương trình tham khảo
#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{
int i,j,n;
cout << "Nhap n = "; cin >> n;
for (i=1;i<=n;i++)
{
int tu = 0;
for (j=1;j<=i/2;j++)
if (i%j==0) tu+=j;
if (tu==i) cout << tu << " ";
}
cout << endl;
return 0;
}
Bài 13: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên N (N<10 6). Yêu cầu
đưa ra màn hình các sớ ngun tớ khơng lớn hơn N.
 Chương trình tham khảo

#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{
int i,j,n;
bool kt;
cout << "nhap n = "; cin >> n;
14


for (i=1;i<=n;i++)
{
kt=true;
if (i==1) kt=false;
else
if ((i==2)||(i==3)) kt=true;
else
{
for(j=2;j<=i/2;j++)
if (i%j==0) {kt=false; break;}
}
if (kt) cout << i <<" ";
}
cout << endl;
return 0;
}
C. Bài tập tham khảo
Bài 1: Viết chương trình nhập tháng của một năm bất kì. Hãy cho biết tháng đó
có bao nhiêu ngày.
Bài 2: Viết chương trình giải bất phương trình ax + b > 0 với a, b là hai số thực

được nhập từ bàn phím.
Bài 3: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên N, hãy đưa ra ra màn
hình giá trị N!.
Bài 4: Nhập 3 sớ nguyên a, b, c bất kì từ bàn phím. Hãy kiểm tra xem ba sớ đó
có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay khơng? Nếu có thì đó là tam giác
nhọn, vng hay tù? Kết quả đưa ra màn hình, nếu là tam giác thì ghi sớ 1, tiếp
theo nếu là tam giác nhọn thì ghi sớ 1, vng thì ghi sớ 2, tù thì ghi sớ 3. Nếu
khơng phải tam giác thì ghi 1 sớ -1.
Bài 5: Hãy viết chương trình thực hiện liên tiếp việc nhập từ bàn phím sớ
ngun N (N<10000).
Nếu N=8848 thì đưa ra màn hình dịng chữ “Do cao cua dinh nui Everest”
Nếu N=8611 thì đưa ra màn hình dịng chữ “Do cao cua dinh nui K2”
Nếu N=8586 thì đưa ra màn hình dịng chữ
“Do cao cua dinh nui Kangchennjunga”
Nếu N=8516 thì đưa ra màn hình dịng chữ “Do cao cua dinh nui Lhotse”
15


Nếu N khác các sớ 8848, 8611, 8586, 8516 thì yêu cầu nhập lại. Chương
trình dừng lại khi nhập vào sớ 10000.
Bài 6: Viết chương trình nhập từ bàn phím số N ở dạng nhị phân (N không quá 10
chữ số). Yêu cầu chuyển đổi số N sang dạng thập phân, kết quả đưa ra màn hình.
Bài 7: Một sớ ngun dương có n chữ sớ được gọi là sớ Armstrong khi tổng các
lũy thừa bậc n của các chữ sớ của nó bằng chính nó. Hãy kiểm tra xem một sớ
ngun dương N nhập vào từ bàn phím có phải là sớ Armstrong hay khơng. Nếu
phải thì xuất 'YES', ngược lại là 'NO'.
Bài 8: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên n ở hệ thập phân. Yêu
cầu chuyển đổi số n sang dạng nhị phân, kết quả đưa ra màn hình.
Bài 9: Cho biết dân sớ một thành phố là 5000000 người. Biết rằng tỷ lệ tăng dân
số của thành phố này là 2% mỗi năm. Hãy tính dân số của thành phố này sau n

năm nữa (n là số nguyên nhập vào từ bàn phím).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với học sinh:
- Khơng khí lớp học sơi nổi, ở học sinh có tiến bộ rõ rệt về kết quả học tập. Các
em đã biết cách viết các chương trình có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh và lặp, các
em dần dần mạnh dạn, tự tin khơng cịn rụt rè khi đưa ra ý kiến, khi giáo viên
gọi lên bảng làm bài.
- Học sinh tích cực tham gia tốt các phong trào nhà trường, các phong trào của
nhà trường các em tham gia đều đạt giải, đặc biệt: Thi học sinh giỏi cấp trường
có 9/10 em đạt giải và có 5 em được chọn để bồi dưỡng đi thi học sinh giỏi cấp
Tỉnh.
Đối với bản thân, đồng nghiệp:
- Sáng kiến kinh nghiệm này là một tài liệu tham khảo bổ ích khi dạy Chương III:
Cấu trúc rẽ nhánh và lặp của Tin học 11. Dựa trên cơ sở đề tài giáo viên có thể
sáng tác các bài tập hoặc dạng bài tập theo chủ ý của mình.
3. Kết luận, kiến nghi
3.1. Kết luận
Trên đây là những giải pháp mà tôi đúc rút được trong śt quá trình
giảng dạy tại trường THPT Lương Đắc Bằng.
Chương III: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp là nội dung quan trọng trong
chương trình mơn tin lớp 11 nói riêng và bậc THPT nói chung. Đây khơng phải
là nội dung khó nhưng đóng vai trị quan trọng đới với học sinh đó là bước đầu

16


hình thành khái niệm lập trình có cấu trúc, để làm nền tảng cho việc học các nội
dung tiếp theo của chương trình.
Đề tài của tơi đã được kiểm nghiệm trong các năm giảng dạy lớp 11, được
học sinh đồng tình và đạt kết quả. Các em hứng thú học tập hơn đặc biệt đối với

các em ban khoa học xã hội sau khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy thì sớ
học sinh hiểu và có kĩ năng giải được cơ bản các bài tập nói trên.
Mặc dù cớ gắng tìm tịi, nghiên cứu song khơng tránh được thiếu sót, hạn
chế. Tơi rất mong được sự quan tâm của tất cả các đồng nghiệp bổ sung và góp ý
cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
3.2. Kiến nghi
 Đới với Sở GD&ĐT: Duy trì thường xun tổ chức hội thảo, chuyên đề về
phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, học tập của học sinh.
 Đối với nhà trường: Nên có nhiều sách tham khảo hơn nữa cho giáo viên.

XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 04 năm 2021

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thúy Hà

17


1.
2.
3.
4.
5.

6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tin học lớp 11
Sách bài tập tin học lớp 11
Bài tập trắc nghiệm và một số đề kiểm tra Tin học 11 (Hồ Sĩ Đàm – chủ biên)
Sách giáo khoa Vật lí lớp 10
Sách giáo khoa hóa học lớp 10
Quy chuẩn q́c gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 do Bộ GTVT
ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2021 quy định nhiều loại
biển cấm mà tài xế cần biết.
7. Lịch sử địa phương Thanh Hóa.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH XẾP LOẠI
Tên tác giả: Nguyễn Thúy Hà
Chức vụ: Tổ trưởng tổ Tin học
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng
TT
1
2
3

4

Tên đề tài SKKK

Phương pháp dạy một số bài
tập trong SGK Tin học 11
Chuyên đề bồi dưỡng kiểu
dữ liệu xâu
Phương pháp luyện tập bài
4: bài toán và thuật toán tin
học 10
Hệ thống một số bài tập
giúp học sinh học tốt
chương II: Chương trình
đơn giản mơn tin học lớp
11

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả đánh
giá xếp loại

Năm đánh
giá xếp loại

Tỉnh

C

2010

Tỉnh


B

2015

Tỉnh

B

2018

Tỉnh

B

2020

19


20



×