Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (sách giáo khoa lịch sử 12 cơ bản) nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.64 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

TRƯỜNG THPT HỒNG LỆ KHA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 (SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12- CƠ
BẢN) NHẰM TẠO SỰ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Lê Thị Kim Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
1.5 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm......................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................2
2.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề....................................................................................3
2.2.1. Thuận lợi.............................................................................................3
2.2.2. Khó khăn:............................................................................................4
2.3 Giải pháp giải quyết vấn đề......................................................................4
2.3.1. Phương pháp thực hiện.......................................................................4


2.3.2. Kế hoạch lồng ghép âm nhạc trong bài giảng....................................4
2.3.3. Các nguyên tắc sử dụng âm nhạc trong bài giảng..............................5
2.3.4. Giải pháp cụ thể thể hiện ...................................................................5
2.4 Đánh giá kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............................11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................13
3.1 Kết luận....................................................................................................13
3.2. Kiến nghị.................................................................................................13
Tài liệu tham khảo.............................................................................................17
Danh mục sáng kiến đã được xếp loại.............................................................18


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ
thơng phải đào tạo những con người phát triển tồn diện, phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà
trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần
đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có mơn Lịch sử. Những kiến thức
lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động
khơng chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Song, muốn phát
huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo
dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với bất cứ
nước nào, mơn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào
tạo năng lực của học sinh, đào tạo con người giữ được bản sắc
dân tộc,có tư duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt Nam, lịch
sử càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự tồn vong
của quốc gia - dân tộc. Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mở đầu
trong cuốn “Lịch sử nước ta”(1941):
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Tuy nhiên, theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam
trong những năm gần đây, chất lượng môn Lịch sử của học sinh
THPT ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn Lịch sử đang có nguy
cơ mất dần vị thế vốn có của nó. Là một giáo viên dạy bộ mơn
lịch sử hơn 10 năm nay, tôi luôn băn khoăn và trăn trở về vấn
đề này.
Dạy học là một hoạt động sáng tạo, khơng có phương
pháp, mơ hình nào là bất biến.Theo tơi, ngồi những phương
pháp truyền thơng như thuyết trình,phát vấn, hoạt động nhóm,
kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan... chúng ta có thể sử dụng
âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy mơn lịch sử.
Bởi vì, con đường gần nhất để đến với tâm hồn con người là âm
nhạc. Âm nhạc (các ca khúc tiền chiến, cách mạng) là những
bài ca đi cùng năm tháng rất có giá trị về mặt lịch sử, là mảng
âm nhạc hay nhưng hiện nay về góc độ lịch sử chưa được khai
thác nhiều, rất ít giáo viên mạnh dạn đưa vào tiết dạy bộ mơn.
Nhằm góp một phần giúp các em học sinh yêu thích và hiểu lịch
sử, việc sử dụng âm nhạc sẽ tạo cho giờ học được sự sinh động,
lôi cuốn, truyền cảm cao. Học sinh hiểu sử qua âm nhạc, âm
nhạc góp phần tạo ra sự rung cảm cho người học. Vì thế, mục
tiêu của giờ học lịch sử không chỉ cung cấp cho người học
những kiến thức lịch sử mà còn hướng đến sự hào hứng cho học
sinh tự đi tìm kiến thức ngồi sách giáo khoa. Sử dụng âm nhạc
1


trong dạy học sẽ là một hướng giải pháp có giá trị thực tiễn, bồi
đắp kiến thức, tâm hồn cho các em phát huy hiệu quả môn Lịch
sử trong nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong thực tế giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 12, tơi

thấy mảng kiến thức Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 vơ
cùng quan trọng nhưng lại rất khó nhớ, khó học, dễ gây cho học
sinh sự nhàm chán dẫn đến không nắm được kiến thức. Thiết
nghĩ, muốn học sinh nhớ và hiểu bài học cần phải tạo nên sự
hứng thú, say mê. Sử dụng âm nhạc là phương pháp hữu hiệu
nhất để làm được điều này. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn
Lịch sử ở trường phổ thông, tôi nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm
của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng
âm nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 19451954 (Sách giáo khoa Lịch sử 12- cơ bản) nhằm tạo sự
hứng thú cho học sinh” làm đề tài Sáng kiến kinh nghệm
của mình. Đề tài th ể hiện cách nh ận th ức c ủa tôi v ề v ấn đ ề đ ổi m ới
giáo dục, hi vọng sẽ đóng góp m ột ph ần nh ỏ vào vi ệc đào t ạo nh ững con
người mới năng động, tự l ực, sáng tạo, yêu t ổ qu ốc, yêu đ ồng bào, làm
việc hiệu quả như mục tiêu c ủa cơng cu ộc đ ổi m ới tồn di ện giáo d ục
đề ra.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với việc lựa chọn đề tài, bản thân tôi mong muốn sẽ nâng cao cơng
tác chun mơn của mình góp phần tạo nên những tiết học lịch sử thú v ị,
vừa đảm bảo kiến thức trọng tâm vừa tăng sự hứng thú của học sinh v ới
môn lịch sử. Mặt khác, tôi mạnh dạn ghi lại những kinh nghiệm c ủa mình
chia sẻ với đồng nghiệp trong tỉnh, hi vọng sẽ đem l ại m ột s ố g ợi ý nào đó
cho các thầy cơ trong giảng dạy bộ mơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng âm nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954
(Sách giáo khoa Lịch sử 12 - cơ bản) .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

- Sưu tầm những bài ca đi cùng năm tháng và có n ội dung liên quan
đến bài dạy.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
2


- Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm được mở rộng ra phạm vi một giai
đoạn lịch sử (1945-1954) chứ không cịn bó hẹp trong một bài như đề tài “ Sử
dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử bài 13 (Sách giáo khoa Lịch sử 12- cơ bản)
nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh” mà tôi đã từng thực hiện.
- Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm thể hiện các cách th ức khái qt
nhất (có ví dụ minh họa) để khai thác kiến thức dựa trên việc sử dụng âm
nhạc tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận, nghiên c ứu và
vận dụng kiến thức của giai đoạn lịch sử đó.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Đã có rất nhiều hội thảo, nhiều diễn đàn, nhiều bài viết,
nhiều ý kiến đưa ra về vệc đổi mới phương pháp dạy học nói
chung, mơn lịch sử nói riêng: “Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh
phù hợp với đặc điểm môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,
điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện, kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh". [1]
Theo các nhà nghiên cứu dạy học, phương pháp dạy học là
cách thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng
khách quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục
đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học
là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo

viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai
trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy
học”[2]. Vậy, khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều
cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu
của q trình dạy học và vai trị của giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học. Dạy học là q trình truyền thơng nhiều
chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và
giáo viên đóng vai trị hướng dẫn để q trình truyền thơng đạt
hiệu quả. Q trình dạy học lịch sử ở trường phổ thơng là một
q trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là q
trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở q khứ, và
mục tiêu của bộ mơn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá
khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để
vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Nói cách
khác đó cũng chính là q trình giúp học sinh nắm kiến thức và
hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó
1
2
3


vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống.[3] Vấn đề khó khăn
nhất của bộ mơn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những
hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử
yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh
động, tránh hiện tượng hiện đại hố lịch.
Âm nhạc có nhiều vai trị trong đời sống xã hội, có sức ảnh
hưởng lớn. Sơ-xta-coovits viết “Âm nhạc nâng con người lên,làm
cho con người cao quý, củng cố phẩm chất, niềm tin vào sức
mạnh bên trong của bản thân…” Âm nhạc là chứng nhân của

lịch sử, nhiều bài hát ra đời ghi lại các sự kiện lịch sử (không
gian, thời gian, nhân vật..), nhiều bài hát ra đời là vũ khí chiến
đấu chống kẻ thù xâm lược, là nguồn động viên, khích lệ tinh
thần cho bộ độ ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,chống
Mĩ. Trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 rất nhiều bài học
giáo viên có thể sử dụng âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ để
dạy học theo phương pháp mới phù hợp thời đại mới. Việc học
lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng. Đó là, người học
khơng thể tri giác trực tiếp, khơng thể “sờ” hay làm thí nghiệm
trong phịng thí nghiệm mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng
hóa, khái qt hóa để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá
khứ, thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật. Để làm được
điều đó, ngồi việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học (hiện vật,
văn tự cổ…) thì việc sử dụng âm nhạc cũng có tác dụng rất lớn
trong việc học lịch sử, đặc biệt trong việc tạo nên hứng thú cho
học sinh để tiếp nhận kiến thức dễ dàng nhất. [4]
2.2.Thực trạng vấn đề
2.2.1 Thuận lợi
Trường THPT Hồng Lệ Kha (nơi tơi cơng tác) nằm ở phía Bắc tỉnh
Thanh Hóa, gần quốc lộ 1A thuộc huyện Hà Trung. Đây là ngơi trường chính
quy có bề dày truyền thống dạy và học. Học sinh ở đây đa phần xuất thân từ
nơng thơn nên có ý thức rèn luyện, học tập và vươn lên trong cuộc sống.
Nhà trường cũng rất quan tâm đến chất lượng học tập, đặc biệt là đổi mới
phương pháp dạy học và luôn đề ra những biện pháp thích hợp để nâng cao hơn
nữa kết quả đã đạt được. Bên cạnh đó, nhà trường có một đội ngũ giáo viên giàu
kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, đã và đang thực hiện tốt vai trò của mình, nắm
bắt và theo dõi sát sao tình hình học tập và ý thức của học sinh.
2.2.2. Khó Khăn
Khó khăn lớn nhất đó là học sinh chưa có nhận thức đúng
đắn về môn học, không đầu tư thời gian để học tập hoặc học

một cách đối phó. Về phía phụ huynh học sinh và xã hội thì một
3
4
4


số cho đây là mơn phụ nên rất ít quan tâm đến mơn học, thậm
chí có những phụ huynh khơng muốn cho con học mơn này. Bên
cạnh đó, số lượng học sinh đăng ký xét tuyểnđại học tổ hợp 3
môn Văn, Sử, Địa rất ít và kết quả thi đại học và cao đẳng của
bộ môn lịch sử rất thấp.
Hiện nay, trong một tiết học lượng kiến thức lịch sử khá
lớn, sách giáo khoa khá nặng về kiến thức khô khan với nhiều
sự kiện, ngày tháng năm, địa danh, nhân vật, sách chủ yếu là
kênh chữ, ít kênh hình…Mặc dù giáo viên bộ môn Lịch sử trường
tôi luôn cố gắng tiếp cận phương pháp mới, giảng dạy nhiệt
tình, hăng say trong công việc nhưng do lượng kiến thức nhiều
mà chỉ nằm trong khuôn khổ của một tiết học nên hầu hết các
giáo viên đều dạy nhồi nhét, chạy đua với thời gian, mang tính
áp đặt vì vậy học sinh cảm thấy tiết học nặng nề và chán ghét
môn học.
Thêm nữa, cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn,
trường chỉ có 27 phịng/ 29 lớp học (phải mượn thêm 2 phịng
của trường Tiểu học), nhà trường khơng có phịng chức năng và
phịng bộ mơn. Vì vậy, cũng khó khăn cho các tiết học lịch sử
bằng lồng ghép âm nhạc.
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Phương án thực hiện
Giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu các bài hát trước khi chuẩn bị dạy
lịch sử giai đoạn 1945-1954, chuẩn bị đĩa hát, cắt đoạn nhạc có n ội dung

hỗ trợ bài giảng.
Tổ chức hướng dẫn học sinh sưu tầm chọn lọc những bài hát có ý
nghĩa, phản ánh nội dung bài học. Dạy học Lịch sử cần chú ý đến vấn đề
bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học của học sinh. Bởi vì, bài giảng ở
trên lớp chỉ là bước mở đầu cho công việc tiếp tục tự học ở nhà để hiểu
vấn đề, hiểu thời đại,hiểu lịch sử dân tộc, bằng nhiều cách để thực hiện
mục đích, trong đó có cách: Tổ chức hướng dẫn học sinh sưu tầm chọn lọc
những bài hát nhạc tiền chiến,cách mạng với yêu cầu cụ thể (tên bài hát,
tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa bài hát).
Đến tiết dạy, phần liên quan, giáo viên sử dụng đoạn nhạc có giá tr ị

về
mặt lịch sử để học sinh học lịch sử qua các bài hát đã được chuẩn bị.
2.3.2. Các nguyên tắc sử dụng âm nhạc trong bài giảng

Thứ nhất, nội dung bài hát tiền chiến, cách mạng phải liên quan với
chương trình sách giáo khoa, hỗ trợ bài giảng.
Thứ hai, đảm bảo mối liên hệ lơgíc giữa bài giảng và âm nhạc.
5


Thứ ba, đảm bảo tính đa dạng, tồn diện, nội dung bài hát phải phù

hợp
trình độ nhận thức của học sinh, bài hát phải chính xác về n ội dung, m ục
đích
cuả tác giả, của người sử dụng.

2.3.3. Kế hoạch sử dụng âm nhạc trong bài giảng
giai đoạn 1945-1954

- Bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cơng hịa từ sau ngày
2.9.1945 đến trước ngày 19.12.1946”: Sử dụng bài hát “Đoàn
Vệ quốc quân” ( Phan Huỳnh Điểu).
- Bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946-1950): Sử dụng bài hát “Lá xanh” (Hoàng
Việt) và “Xếp bút nghiên” (Lưu Hữu Phước).
- Bài 19 “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1951-1953): Sử dụng bài hát “Hành quân
xa” (Đỗ Nhuận).
- Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
kết thúc”: Sử dụng bài hát “Bế Văn Đàn sống mãi” (Huy Du), “Tô
Vĩnh Diện” (Trịnh Hùng -Xuân Sách) và “Giải phóng Điện Biên”
(Đỗ Nhuận).
2.3.4. Giải pháp cụ thể
2.3.4.1. Thay vì kiểm tra bài cũ, để tạo nên khơng khí sơi nổi, hào
hứng, hấp dẫn của tiết học, giáo viên cho học sinh nghe một bài hát phù
hợp với nội dung bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài 19 “ Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1951-1953)” giáo viên mở bài hát “ Hành quân xa” (Đỗ
Nhuận):
“Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ
vai vác nặng ta đã đổ mồ hơi.
Mắt ta sáng chí căm thù
bảo vệ đồng q ta tiến bước
đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
Dù đơi chân qua những chặng đường có mỏi
vẫn bước dồn ta hãy hỏi vì đâu.
Mấy năm trước sống cơ cực
vì bọn giặc kia nó áp bức
đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.

Bọn xâm lăng kia nó gây nhiều đau khổ
kia đồng bào đang mắt đỏ chờ ta.
Với giai cấp chí căm thù
6


đợi lệnh truyền ra ta quyết chiến
đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.”
Thốt khỏi cách học khn mẫu với tâm lý nặng nề, đầu tiết học được
sống trong thế giới âm nhạc sẽ khiến học sinh phấn chấn, để tâm hơn vào bài
học.
2.3.4.2. Âm nhạc là một tác phẩm nghệ thuật xuất hiện ở một thời
điểm lịch sử nhất định và phản ánh hiện thực. Thay vì giáo viên trình bày
những mảng kiến thức khơ khan, nhàm chán, dễ gây buồn ngủ thì hãy cho
học sinh được tiếp cận với một tác phẩm âm nhạc phản ánh nội dung bài
học.
Ví dụ 1: Ở bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày
2.9.1945 đến trước ngày 19.12. 1946”, khi dạy mục “Kháng chiến chống thực
dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ” giáo viên mở bài “ Đoàn Vệ quốc quân”
(Phan Huỳnh Điểu):
“Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi
Toàn thắng vinh quang ghi ngày tr ở v ề
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết ch ớ lui
Cờ bay phất phới ngời màu Lạc H ồng
Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc H ồng
Cùng ...
Ra đi ra đi theo hồn sơng núi
Thù bao năm xưa có bao giờ ngi
Dưới cờ oai nghiêm

Ðồn qn Việt Nam có hay
Ngày xưa biết bao vị hùng anh
Quyết vì non sơng ra tay bao lần
Ngày nay đoàn quân ta gắng làm sao
Giành quyền tự do hạnh phúc cho dân
Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi
Dù có gian nguy nhưng lịng khơng nề
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui.”
Bằng cách này, giáo viên sẽ giúp học sinh dễ dàng th ấy được tinh
thần chiến đấu của nhân dân Nam Bộ cũng như cả n ước v ới nh ững đoàn
quân Nam tiến anh dũng đánh trả thực dân Pháp xâm lược ngay từ đầu ở
khắp mọi nơi, bằng nhiều hình thức.
Ví dụ 2: Đến bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946-1950)”, để giúp học sinh hiểu được tinh thần
7


chiến đấu quật cường và đầy niềm tin chiến thắng giáo viên mở bài “Xếp
bút nghiên” (Lưu Hữu Phước):
“Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu
Xếp bút nghiên coi thường công danh nh ư phù vân
Sơn hà xao xuyến tiến ta tiến
Một lịng u non sơng vì dân ta li ều thân
Thấy đoàn ta tiến tới n ước non chào m ợi
Thẹn thay đời nhàn cư, thẹn thay vui yêu đ ương
Lúc quê hương cần người
Giũ ngàn tơ vương, giã trường lên biên
Hồn Việt Nam hùng thiêng t ừ ngàn x ưa bừng chuy ển
Kêu ta lên đường cứu quốc gia.”

Và bài “Lá xanh” (Hồng Việt):
“ Lá cịn xanh như anh đang cịn trẻ
Lá trên cành như anh trong đồn qn
Gió rung cây cành lá tưng bừng đuà vui
Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân
Anh là lá trên cành ngại chi gió m ưa
Anh là trai phải ra chiến tr ận phen này
ĐK:
Đi đầu quân ! Đi trong mùa động viên
Đi đầu quân ! Đi trong mùa xuân m ới gió lá reo gió lá reo
Kìa bảng treo cùng trong làng
Đi đầu quân . Đi đầu quân
Tất cả cho tiền tuy ến mau lên đi
Hỡi các anh trai làng
Lá còn xanh nh ư bao anh còn tre
Sức oai hùng đang căng trong tồn thân
Ngó lên cây màu lá t ươi đầy tr ời xanh
Anh trai làng vấn vương gia đình làm chi
Ra tuyền tuyến thi tài cùng nhau giết Tây
Em chờ anh với bao chiến công lẫy l ừng
ĐK:
Đi đầu quân ! Đi trong mùa động viên
Đi đầu quân ! Đi trong mùa xuân mới gió lá reo gió lá reo
Kìa bảng treo cùng trong làng
Đi đầu quân. Đi đầu quân
8


Tất cả cho tiền tuyến mau lên đi
Hỡi các anh trai làng”

Với nội dung của hai bài hát, giáo viên khơng cần phải giảng q nhiều,
học sinh vẫn hình dung ra được hình ảnh những chiến sĩ cảm tử quân “Quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh” trong cuộc chiến đấu ở các đơ thị phía bắc vĩ tuyến 16.
Cũng như vậy, học sinh hiểu được khí thế sục sơi, tràn đầy nhiệt huyết và là yếu
tố quan trọng để ta giành thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đơng 1947 và
chiến dịch Biên giới thu- đơng 1950.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 20 “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết
thúc (1953-1954) ở mục “Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954
và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954” giáo viên cho các em nghe bài “Hị
kéo pháo” (Hồng Vân):
Hị dơ ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo
Hị dơ ta nào kéo pháo ta vượt qua núi
Dốc núi cao đèo cao nhưng
lòng quyết tâm còn cao hơn núi
vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù
Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác qn thù.
Hị dơ ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo
Hị dơ ta nào kéo pháo ta vượt qua núi
Gà rừng gáy trên nương rồi dấn bước ta đi lên nào.
Kéo pháo ta sang (qua đèo) trước khi trời hửng sáng.
Sắp tới nơi cịn một đợt nữa thơi.
Vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ hơi.
Tới đích rồi đồng chí pháo binh ơi
vinh quang thay sức người lao động
Hị dơ ta pháo ta vượt đèo.
Lòng quyết tâm sắt gang nào bằng
Hị dơ ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo.
Dù lửa nóng trong bom đạn bốc cháy xung quanh ta rồi
Nắm chắc tay không buông rời quyết tâm bảo vệ pháo
Kéo pháo lên trận địa của chúng ta

tin chắc thắng ta tin tưởng ở trên.
Tới đích rồi đồng chí chúng ta ơi
mai đây nghe pháo gầm vang trời
cùng bộ binh đánh tan đồn thù
thề quyết tâm đánh tan đồn thù.
Và bài “Giải phóng Điện Biên” (Đỗ Nhuận):
9


Giải phóng Điện Biên Bộ đội ta
tiến quân trở về giữa mùa này hoa nở
miền Tây Bắc tưng bừng vui
bản mường xưa nương lúa mới trồng
Kìa đàn em bé giữa đồng n ắm tay xoè hoa
Dọc đường chiến thắng ta tiến về
đồn dân cơng tiền tuy ến
vẫy chào pháo binh vượt qua.
Súng đại bác quấn lá ngụy trang
từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang.
Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc
Đồng bào nao nức mong đón ta tr ở về
Giờ chiến thắng ta đã về
Vui mừng đón chúng ta tiến về
núi sông bừng lên đất nước ta sáng ng ời
cánh đồng Điện Biên cờ
chiến thắng tưng bừng trên trời.
Giải phóng miền Tây bộ đội ta đã mau tr ưởng thành
thắng trận Điện Biên Phủ càng tin quy ết tâm ở trên
Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu vượt rừng
qua suối đắp đường thắng lợi về đây

phương châm đánh chắc ta tiến lên l ực l ượng nh ư bão táp
Quân thù mấy cũng phải tan vang lừng tiếng súng
Khi mừng cơng thoả lịng ta dâng Bác bấy lâu ch ờ mong.
Xiết bao sướng vui nhìn đồng quê ph ơi ph ới
nông dân hăng hái khi chúng ta trở về
Ruộng đất chúng ta đã về
Vui mừng đón chúng ta tiến về
chiến sĩ Điện Biên thế giới đang đón mừng
chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây d ựng hồ bình...
Ngay trong lời bài hát đã có những chi tiết mà bài học lưu ý như phương
châm tác chiến là “đánh chắc ta tiến lên, lực lượng như bão táp, quân thù mấy
cũng phải tan”. Hay quá trình ta chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử gian lao nhưng
đầy quyết tâm “ kéo pháo ta vượt qua đèo, kéo pháo ta vượt qua núi”. Ngay sau
phần hò mở đầu bài là đoạn 1 với những câu hát nói lên lịng căm thù qn
giặc và ý chí quyết tâm đưa pháo lên trận địa trên các đỉnh núi cao c ủa b ộ
đội ta “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm
thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù. Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác
quân thù”. Sau phần hò giữa bài là đoạn 2, nội dung miêu tả công việc kéo,
10


bảo vệ pháo vất vả, khẩn trương vào ban đêm của bộ đội ta, để cho nh ững
chú voi thép vượt qua đèo núi vào trận địa trước khi trời hửng sáng “ Gà
rừng gáy trên nương rồi, dấn bước ta đi lên nào! Kéo pháo ta sang qua đèo
trước khi trời hửng sáng. (Hai ba nào!) Sắp tới nơi cịn một đợt nữa thơi, vai
ướt đẫm sương đêm, đẫm mồ hơi. Tới đích rồi đồng chí pháo binh ơi…. Dù
lửa nóng trong bom đạn, bốc cháy xung quanh ta rồi. N ắm ch ắc tay không
buông rời, quyết tâm bảo vệ pháo...” ca khúc “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ
Hoàng Vân được viết ở thể hành khúc, nhịp đi, tính chất âm nhạc trầm
hùng, khỏe khoắn.Với nhịp điệu dồn dập, phấn khởi của các ca khúc, giáo

viên đã tái hiện cả một giai đoạn hào hùng “Chín năm làm m ột Đi ện
Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
2.3.4.3. Để khắc họa hình tượng những anh hùng bất khuất không
tiếc xương máu để bảo vệ Tổ quốc, giáo viên cho học sinh cảm thụ hình ảnh
bằng âm nhạc.
Ví dụ: Để khắc họa chân dung anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình
làm giá súng, giáo viên mở bài “ Bế Văn Đàn sống mãi” (Huy Du):
“Bế Văn Đàn ơi!
Mười năm qua anh vẫn còn (vẫn còn) s ống mãi.
Đất nước quê anh lá thắm rừng xanh,
Cam Mường Pồn quanh mồ anh sây đỏ.
Lúa chín vàng trên địa cũ Mường Thanh.
Đàn em thơ đang hát ca đời anh.
Đồi anh giữ ngày nào cùng đội ngũ.
Hoa ban chan bao nước mắt anh Pù.
Thân giá súng vẫn còn nguyên chỗ cũ.
Miền Nam đang xả đạn xuống đầu thù.
Anh đã đi giết giặc đến bay giờ.
Từ chiến thắng Điện Biên lẫy lừng th ế gi ới.
Anh bước vào trang sách các em th ơ.
Bế Văn Đàn một tâm hồ vĩ đại
Hai mươi tuổi đời sống mãi với quê h ương anh hùng
Bế Văn Đàn ơi ...
Với khúc anh hùng ca”.
Hay giới thiệu về anh hùng Tơ Vĩnh Diện lấy thân mình chèn
pháo, học sinh được nghe bài “Tô Vĩnh Diện” (Trịnh Hùng - Xuân Sách)
Đêm khuya rồi, sương lạnh lùng thấm qua vai áo người chiến sỹ kéo
pháo
qua đèo.
Hai ba! Hai ba. Càng về khuya tiếng càng bé, càng v ề khuya d ốc đèo

càng cao.
Rớm máu đôi tay buốt tận xương.
Pháo ơi, pháo nặng nề, pháo hãy cùng ta đêm nay sang qua đèo.
11


Dơ hị dơ, dơ hị dơ. Nghe chim hót “khó khăn khắc phục” trong đêm
trường…

mình.

Pháo ta đang lên dốc cao mà dây kéo pháo đứt tung.
Đứt dây rồi pháo lao xuống vực thẳm.
Bám chắc vào pháo lơi đồn người đi.
Chiến sỹ Tơ Vĩnh Diện lịng bừng bừng quyết hy sinh giữ lấy pháo c ủa

Lao thân vào chèn pháo.
Hai bánh xe đè lên người.
Pháo đứng lại đây rồi. Pháo ơi!
Dính máu người chiến sỹ.
Một dòng máu Lạc Hồng.
Gương anh hùng Tơ Vĩnh Diện phút lâm nguy anh đã qn mình lấy
thân mình chèn pháo
Âm nhạc là con đường ngắn nhất đến với trái tim. Để học sinh có thể nhớ
được về một nhân vật lịch sử thì cách tốt nhất là để các em cảm nhận một cách
nhẹ nhàng, tự nhiên nhất. Nếu không khắc họa bằng một cách đặc biệt thì các
nhân vật cũng sẽ dễ dàng bị quên lãng.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
Các giải pháp tác giả đã đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu lý

luận, tìm hiểu và phân tích thực trạng dạy và học mơn Lịch sử ở trường THPT
Hồng Lệ Kha. Do thời gian nghiên cứu có hạn và việc áp dụng vào thực tiễn
mới dừng lại ở một số lớp 12 nơi mình cơng tác nên việc kiểm chứng tính cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp thực hiện, chúng tôi tiến hành xin ý kiến
của các đối tượng sau: Giáo viên bộ môn (4 người); Học sinh (165 em). Sau khi
tiến hành khảo sát, phân tích và tổng hợp kết quả thu được như sau:
Những giải pháp sử dụng âm nhạc trong
dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1945-1954 (SGK 12- cơ bản)
Giải pháp 1: Phương án thực
hiện.

Giáo viên

Giải pháp 2: Các nguyên tắc
sử dụng âm nhạc trong bài
giảng.

Giáo viên

Tính khả thi của các giải pháp
Rất
cao

Khả
thi
cao

Khả
thi

thấp

Khôn
g khả
thi

Học sinh
Học sinh

Giải pháp 3: Kế hoạch sử
Giáo viên
dụng âm nhạc trong bài giảng. Học sinh
12


Giải pháp 4: Giải pháp cụ thể

Giáo viên
Học sinh

Sau một thời gian áp dụng SKKN của bản thân vào thực tế, tôi thấy:
- Việc lồng ghép âm nhạc vào dạy lịch sử đã đạt được mục tiêu: Không
lấy khả năng tái hiện kiến thức làm trung tâm mà chú trọng khả năng vận dụng
sáng tạo cách thức truyền tải kiến thức khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Từ
đó giúp học sinh hình thành các năng lực cần thiết như: năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực hợp
tác, giao tiếp…
- Khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp giảng dạy bộ môn
truyền thống, giúp cho những bài học lịch sử khơng cịn là áp lực, là căng thẳng.
Học sinh thấy các tiết lịch sử hấp dẫn hơn từ đó có hứng thú với mơn học.

- Linh hoạt trong cách truyền giảng kiến thức cũng tạo điều kiện cho học
sinh khai thác vận dụng các kiến thức, kĩ năng liên mơn. Đồng thời, học sinh có
thể phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của mình.
- Học sinh được khám phá một phương pháp tiếp cận với kiến thức lịch sử
mới mẻ, hứng thú và chủ động, linh hoạt.
- Khơng khí học vui vẻ giúp cho cả giáo viên và học sinh có cảm hứng để
dạy và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Cụ thể, sau khi tiến hành giảng dạy lồng ghép âm nhạc ở giai đoạn 19451954 (SGK Lịch sử 12) đối với 2 lớp thực nghiệm là 12C5 và 12C8; không áp
dụng lồng ghép âm nhạc trong giai đoạn 1945-1954 đối với 2 lớp đối chứng là
12C3 và 12C4. Tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra nội dung trong bài
13 ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, kết quả thu được như sau:
Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

Thực
nghiệm

12C5

45

22

49%

12

27%

9

20%

2


4%

12C8

44

20

45%

10

23%

10

23%

4

9%

Đối chứng

12C3

37

7


19%

7

19%

16

43%

7

19%

12C4

38

5

13%

6

16%

16

42%


11

29%

Qua kết quả bài kiểm tra, ta thấy tỉ lệ đạt điểm trung bình và yếu ở nhóm
lớp thực nghiệm (trung bình là 20% - 23% và yếu là 4% - 9%) ít hơn ở nhóm
lớp đối chứng (trung bình là 42% - 43% và yếu là 19% - 29%), ngược lại tỉ lệ
học sinh đạt điểm khá, giỏi ở nhóm lớp đối chứng (khá là 16% - 19% và giỏi là
13% - 19%) ít hơn nhóm lớp thực nghiệm (khá là 20% - 23% và giỏi là 4% 9%).Từ đó kết luận được nhóm lớp thực nghiệm có kết quả học tập tốt hơn so
với nhóm lớp đối chứng. Điều này đã chứng tỏ khi tôi giảng dạy lồng ghép âm
nhạc vào tiết học, học sinh hứng thú học tập hơn, mức độ tiếp thu kiến thức tốt
13


hơn nên kết quả điểm kiểm tra đồng đều hơn so với nhóm lớp mà tơi khơng thực
hiện giáo án này.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, người giáo viên vận
dụng bất kì hình thức, phương pháp nào cũng đều nhằm hướng tới mục tiêu: Tạo
hứng thú cho học sinh từ đó phát huy được tính độc lập, tự chủ trong học tập,
nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề
thực tiễn của địa phương, của đất nước, hình thành và phát triển năng lực.
Đề tài “Sử dụng âm nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1945-954 (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12- cơ
bản) nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh”, đã góp phần phát
huy được năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm, năng lực
giao tiếp, ngôn ngữ của học sinh, đồng thời hình thành được các năng lực
chun biệt của mơn Lịch sử như tái hiện sự kiện, khai thác kênh hình, liên hệ,
so sánh, đối chiếu, xâu chuỗi các sự kiện...

Thực tiễn áp dụng đề tài cho thấy học sinh có hứng thú cao, khẳng định
việc làm chủ kiến thức, giáo viên chỉ còn là người hướng dẫn, tổ chức tiết học,
đánh giá kết quả học tập.
3.2. Kiến nghị
Môn Lịch sử là môn học vẫn được học sinh coi là môn phụ, vì vậy ít được
sự quan tâm của các nhà trường, các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Trong khi đó đây lại là mơn học có khả năng đáp ứng rất tốt mục tiêu đổi mới
giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Vì vậy kiến
nghị chung của tơi là các cấp quản lí giáo dục của tỉnh nhà quan tâm hơn đến
việc phát triển bộ mơn. Ví dụ: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên qua các đợt tập huấn
chun mơn, có những cơ chế khuyến khích giáo viên Lịch sử tự học nâng cao
trình độ…
Đối với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tơi, tơi thấy rất cần có sự
đồng thuận và tạo điều kiện của nhà trường :
Thứ nhất, bằng các nguồn đầu tư khác nhau, nhà trường hoàn thiện hơn về
mặt cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhất cho việc giảng dạy. Ví dụ: trang bị ở mỗi
lớp một tivi kết nối mạng, trang bị máy tính xách tay cho giáo viên...
Thứ hai, nhà trường cần cho phép giáo viên linh hoạt trong việc thực hiện
phân phối chương trình, cũng như sắp xếp trình tự nội dung bài học. Điều này
giúp giáo viên thuận tiện hơn trong việc áp dụng các hình thức tổ chức dạy học
với các phương pháp mới mang lại hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.
14


Về phía giáo viên, muốn làm tốt cơng tác giảng dạy nói chung, muốn dạy
học lịch sư bằng phương pháp lồng ghép âm nhạc vào tiết học nói riêng cần phải
có thái độ làm việc nghiêm túc, có sự tâm huyết với nghề nghiệp của mình, có
trách nhiệm với học sinh và với tồn xã hội. Những yếu tố đó sẽ giúp cho giáo
viên không chỉ thực hiện được mục tiêu giáo dục của mơn học mà cịn khiến

mơn Lịch sử trở thành mơn học u thích đối với học sinh.
Do hạn chế về thời gian và năng lực, mặt khác việc tiến hành đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mới chỉ được chỉ đạo thử nghiệm
bước đầu, nên đề tài khơng tránh được thiếu sót, hơn nữa đề tài mới chỉ tiến
hành thực nghiệm ở một số lớp, nên việc đánh giá tính khách quan chưa cao.
Vậy nên, bản thân rất mong được sự góp ý hồn thiện của đồng nghiêp, để tơi có
thể đạt được thành tích cao hơn nữa trong cơng tác giảng dạy của mình.
Xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Kim Anh

15


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thăm dò giáo viên bộ mơn về tính khả thi của các
giải pháp sử dụng âm nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 19451954 (Sách giáo khoa Lịch sử 12- cơ bản) nhằm tạo sự hứng thú cho học
sinh.
Họ và tên:.............................................Tuổi.........Nam (nữ)...........
Chức vụ:..........................................................................................
Trình độ chun mơn:.....................................................................
Đơn cơng tác:..................................................................................
Xin thầy (cơ) vui lịng cho biết tính khả thi của những giải pháp sử dụng

âm nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954(Sách giáo khoa
Lịch sử 12- cơ bản) nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh (Bằng cách đánh dấu X
vào ơ mà thầy (cơ) cho là thích hợp).
Những giải pháp sử dụng âm
Tính khả thi của các giải pháp
nhạc trong dạy học Lịch sử Việt
Rất cao
Khả thi
Khả thi
Nam giai đoạn 1945-1954
cao
thấp
(Sách giáo khoa Lịch sử 12- cơ
bản)

Không
khả thi

Giải pháp 1: Phương án thực
hiện.
Giải pháp 2: Các nguyên tắc sử
dụng âm nhạc trong bài giảng.
Giải pháp 3: Kế hoạch sử dụng
âm nhạc trong bài giảng.
Giải pháp 4: Giải pháp cụ thể

16


Phụ lục 2: Phiếu thăm dị học sinh về tính khả thi của các giải pháp

sử dụng âm nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954
(Sách giáo khoa Lịch sử 12- cơ bản) nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh.
Họ và tên:.............................................Tuổi.........Nam (nữ)...........
Học sinh lớp:...................................................................................
Trường:...........................................................................................
Em hãy vui lịng cho biết tính khả thi của những giải pháp sử dụng âm
nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 (Sách giáo khoa Lịch
sử 12- cơ bản) nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh (Bằng cách đánh dấu X vào ơ
mà em cho là thích hợp).
TT

Những giải pháp sử dụng âm
Tính khả thi của các giải pháp
nhạc trong dạy học Lịch sử Việt
Rất cao Khả thi Khả thi Khơng
Nam giai đoạn 1945-1954
cao
thấp
khả thi
(Sách góa khoa Lịch sử 12- cơ
bản)

1

Giải pháp 1: Phương án thực
hiện.

2

Giải pháp 2: Các nguyên tắc sử

dụng âm nhạc trong bài giảng.

3

Giải pháp 3: Kế hoạch sử dụng
âm nhạc trong bài giảng.

4

Giải pháp 4: Giải pháp cụ thể

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT- Tài liệu bồi dưỡng về giáo dục lịch sử trong chương
trình giáo dục phổ thông cấp THPT- Hà Nội, tháng 9 - 2019.
2. Trần Vĩnh Tường (2008), Tư liệu dạy học Lịch Sử 12, NXB Giáo dục.
3. Phan Ngọc Liên - Phạm Kỳ Tá (1976), Đồ dùng trực quan trong dạy
học Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Websites: ; ;

18


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SKKN CẤP TỈNH XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Lê Thị Kim Anh.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Lệ Kha.

T
T
1

2

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá Kết quả đánh
Năm học
xếp loại
giá xếp loại đánh giá xếp
loại
Một số giải pháp quản lý
Cấp tỉnh
C
2013 - 2014
tiết học của giáo viên bộ
mơn ở trường THPT
Hồng Lệ Kha
Sử dụng âm nhạc trong
dạy học lịch sử bài 13
(SGK Lịch sử 12-cơ bản)

Cấp tỉnh

C

2019 - 2020


19



×