Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.34 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC

Người thực hiện: Đặng Thu Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực(Mơn): Hóa Học

THANH HỐ NĂM 2021
MỤC LỤC


1.Mở đầu ………………………………………………
1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………
1.2.Mục đích nghiên cứu …………………………..
1.3.Đối tượng nghiên cứu ………………………….
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………
2. Nội dung ……………………………………………
2.1.Cơ sở lý luận…………………………………..
2.2.Thực trạng vấn đề ……………………………..
2.3.Giải pháp, biện pháp …………………………..
2.4.Hiệu quả của SKKN …………………………..
3. Kết luận, kiến nghị ………………………………..
3.1. Kết luận……………………………………….
3.2. Kiến nghị………………………………………


Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
2
2
2
2
2
3
15
16
16
16


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN
SKKN
THPT
HS
TN
SGK
PTN
dd
TW

: Sáng kiến kinh nghiệm.
: Trung học phổ thơng.

: Học sinh.
: Thí nghiệm.
: Sách giáo khoa.
: Phịng thí nghiệm.
: dung dịch.
: Trung ương.


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG TRONG DẠY HỌC MƠN HĨA HỌC
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài

Hội nghị TW 2 khoá VII đã khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng
đầu”. Một lần nữa, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng
định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế”. Ngày 27-1-2021, đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên
Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày tham luận tại Đại
hội XIII của Đảng với chủ đề: "Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025" [1]. Với riêng tôi, để góp cơng sức
nhỏ bé của mình trong cơng cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà thì phải
đổi mới ngay từ phương pháp dạy học mơn hố học do mình giảng dạy.
Mơn Hố học là mơn học khó đối với học sinh, nhiều kiến thức phải nhớ,
hiểu và vận dụng. Học sinh dễ rơi vào trạng thái thụ động trong việc tiếp thu
kiến thức, dẫn đến chán nản, kết quả học tập của học sinh về mơn hố học ở các
trường cịn thấp. Vì thế, ngồi số học sinh có năng khiếu về khoa học tự nhiên,
phần nhiều học sinh đã chọn ban học khoa học xã hội để ôn thì tốt nghiệp THPT
và xét tuyển Đại học, cao đẳng. Nhằm lơi cuốn học sinh có sự hứng thú trong
học tập mơn hóa học, biến mơn học khó thành dễ hiểu, thiết thực, gần gũi, giúp

học sinh làm chủ kiến thức của bản thân, tôi chọn đề tài “Một số phương pháp
gây hứng thú cho học sinh trung học phổ thơng trong dạy học mơn hóa học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của mơn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh,
nâng cao cho học sinh những trí thức, hiểu biết về thế giới, con người thơng qua
các bài học, giờ thực hành… của hóa học. Học hóa để hiểu, giải thích được các
vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa các
chất bằng các phương trình phản ứng hóa học…Đồng thời khởi nguồn, là cơ sở
phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con
người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch, nhiều hiện tượng mê
tín dị đoan làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người…
Hiện nay đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh khơng muốn học hóa
học, ngày càng lạnh nhạt với các giá trị thực tiễn của hóa học. Do đó tơi chọn đề
tài trên là nhằm giúp học sinh của mình hiểu được các hiện tượng tự nhiên, tránh
việc mê tín dị đoan, biết được lịch sử nghiên cứu tìm tịi sáng tạo đầy gian khổ,
khó khan và nguy hiểm nhưng cũng có nhiều yếu tố bất ngờ thú vị của các nhà
bác học, hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong các câu ca dao-tục ngữ
mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống hàng ngày chỉ
bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán , xa lạ lại có tác
dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong mơn học, nâng cao được

1


chất lượng học mơn hố học trong trường phổ thơng. Đó là mục đích thơi thúc
tơi tìm tịi, nghiên cứu sáng kiến trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các phương pháp dạy học tích cực trong trường phổ thơng .
- Các bài dạy trong chương trình sách giáo khoa THPT hiện hành.
- Các hiện tượng thiên nhiên, thực tế có liên quan đến bài học.

- Tình hình thực tiễn địa phương.
- Học sinh bậc THPT, đặc biệt học sinh trường THPT Triệu Sơn I.
- Tìm tịi các câu hỏi thực tiễn, các mẩu truyện nhỏ, các câu chuyện ngắn
có tính hài hước làm giải tỏa căng thẳng trong giờ học, các câu ca dao mang
hàm ý khoa học hóa học, các bài tập thực tiễn để học sinh có them kiến thức
cuộc sống…Hệ thống lại và trình bày từng vấn đề cụ thể, cách áp dụng vào từng
bài học cụ thể trong chương trình hố học phổ thơng lớp 10, 11, 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến
đề tài, nghiên cứu cấu trúc nội dung, bài dạy để tìm liên hệ phù hợp.
− Phương pháp thực tiễn: nghiên cứu thực trạng về việc dạy học mơn Hóa,
cách nêu vấn đề và giải quyết các vấn đề được đưa ra trong sách giáo khoa Hóa
học THPT.
− Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nghiên cứu các thí nghiệm liên
quan, ứng dụng thực tế nội dung trong chương trình sách giáo khoa Hóa học
THPT, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các ứng dụng khoa học trong đời sống
và trong sản xuất hóa học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hố học là mơn khoa học ứng dụng và thực hành nhưng lại có khối lý
thuyết rất trừu tượng, muốn thu hút học sinh có sự say mê, hào hứng trong việc
tiếp thu kiến thức thì giáo viên phải biết giúp học sinh biến kiến thức sách giáo
khoa thành kiến thức của mình. Học sinh biết được, hiểu được và vận dụng được
là mục tiêu mà giáo viên phải đạt được sau mỗi tiết dạy. Muốn làm được điều
này, giáo viên cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Soạn bài, nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp.
- Vận dụng các phương pháp đổi mới vào giảng dạy, đặc biệt là sử dụng
đồ dùng dạy học, thí nghiệm hố học để lơi cuốn học sinh vào học tập.
- Tìm hiểu về lịch sử của hoá học hiện đại, lịch sử phát minh ra các chất
có ứng dụng rất quan trọng hiện nay, nghiên cứu các hiện tượng thực tế có liên

quan đến bài học từ đó có kế hoạch vận dụng vào bài học ở thời điểm thích hợp.
Đây là vấn đề chính của đề tài mà tôi đã nghiến cứu và áp dụng trong nhiều năm
nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của các lớp được phân dạy đầu năm
2018- 2019 khi chưa thực hiện áp dụng đề tài này như sau:
2


Lớp
Học lực
Giỏi
Khá

Lớp đối chứng
10A6
10A7
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
%
lượng
%
1
2,4
1
2,6
8

19,0
9
23,1

Lớp thực nghiệm
10A8
Số
Tỉ lệ %
lượng
2
4,5
9
20,5

Trung bình

27

64,3

24

61,5

28

63,6

Yếu
Tổng


6
42

14,3
100

5
39

12,8
100

5
44

11,4
100

Kết quả trên cho thấy 3 lớp có mức học khởi đầu hầu như tương đương
nhau, và nhìn chung đạt ở mức độ trung bình trong việc học bộ mơn hóa học.
Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Học sinh chưa tìm thấy hứng thú trong q trình học mơn hố học.
- Học sinh thấy khó, chán nản và có ý thức ỉ lại.
- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của bộ mơn hố học, chưa thấy
được những ứng dụng thực tế hết sức quan trọng của bộ môn này.
Sở dĩ dẫn tới thực trạng trên một phần chủ yếu là do giáo viên chưa tạo
được những tiết học lơi cuốn học sinh, nên dẫn đến chất lượng thấp.
Vì vậy, tôi thấy rằng vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần
thiết cho giáo viên bậc trung học phổ thông.

2.3. Giải pháp, biện pháp thực hiện:
2.3.1. Phương pháp gây hứng thú học mơn hố học cho học sinh bằng
cách kể các câu chuyện vui về các nhà bác học, về sự tìm tịi, phát minh
mang đầy tính bất ngờ ra các định luật, các chất có ứng dụng quan trọng
trong thực tế trong q trình thí nghiệm và nghiên cứu khoa học phức tạp
và khó khăn của mình.
Điều này kích thích được sự ham muốn của học sinh được hiểu biết về thế
giới các nhà khoa học vĩ đại của nhân loại, giáo dục học sinh biết trân trọng
những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học vĩ đại của nhân loại, và dạy
cho học sinh biết rằng muốn thành cơng phải có sự chăm chỉ, kiên nhẫn và lịng
say mê.
Trong sách giáo khoa hố học trung học phổ thông, vấn đề này đã được đề
cập và đã được giới thiệu trong 1 số bài học ở phần tư liệu như: Sự phóng xạ,
Menđeleep và định luật tuần hồn, bảng tuần hồn các ngun tố hố học ( Hoá
học 10 nâng cao), tư liệu về tecpen, axetilen hay etilen, teflon, công thức cấu tạo
của benzen ( Hố học 11 nâng cao) … Vì vậy, tơi trích dẫn thêm 1 số phát minh
mang tính bất ngờ đã mang lại sự nghiệp vẻ vang và tiền tài cho các nhà bác
học mà tôi đã áp dụng vào bài giảng của mình.
Hầu hết các nhà khoa học phải cống hiến cả cuộc đời họ để phát minh ra một
công cụ, phương pháp đột phá, mang tính cách mạng cho những vấn đề mắc
phải trên thế giới trong hang thế kỷ. Thế nhưng cũng không hiếm những trường
3


hợp đơn thuần bằng một cách nào đó đã “ vơ tình” chạm tay vào vinh quang,
cho ra đời những phát minh vĩ đại mà đến nay vẫn còn được áp dụng rộng rãi.
Trong cuộc sống ln có những điều tình cờ xảy ra, và trong Hóa học cũng vậy.
Những sự tình cờ ấy đã trở nên có ích và điều đó dẫn đến những phát minh vĩ
đại của con người, và sau đây là một số ví dụ [8].
Ví dụ 1: Số phận trớ trêu ( dạy bài Cấu tạo nguyên tử - Hóa học lớp 10)

Nhà bác học người Anh nổi tiếng Giô-det Giôn Tôm-xơn cũng giống như đa
số các nhà bác học khác ở thế kỷ 19 tin tưởng mãnh liệt rằng nguyên tử là những
phần tử nhỏ bé của vật chất khơng thể có cấu tạo nào bên trong hết.
Một hôm, người trợ giáo của Tôm-xơn hỏi ơng: “ Ơng nghĩ gì về cấu tạo bên
trong nguyên tử…” . Anh bạn trẻ ạ! Tôi nghĩ rằng- nhà bác học tức giận ngắt câu
hỏi- Nếu anh biết tiếng Latinh thì anh khơng hỏi như thế. “ Ngun tử” dịch ra
từ tiếng Latinh có nghĩa là “ khơng thể chia cắt được”.
Nhưng chẳng bao lâu, vào năm 1903 chính Tơm-xơn đã đưa mơ hình đầu tiên
giải thích cấu tạo bên trong của ngun tử.
Ví dụ 2: Sự tìm ra iot- Hóa học lớp 10
Khi học về phương pháp điều chế I2 , giáo viên kể chuyện vui:
Những năm đầu thế kỷ XIX, nước Pháp dưới sự lãnh đạo của Napoleong
tham vọng bành trướng lãnh thổ bằng quân sự. Vậy nên họ đẩy mạnh sản xuất
kali nitrat ( KNO3) để sản xuất thuốc súng. Mà để có KNO3 thì phải có K2CO3.
Sản phẩm này duy nhất được điều chế từ tro của rong biển lúc bấy giờ.
Nhà thầu khoán Coirtois khi lấy phần nước muối thải tác dụng với axit
sunfuric đặc thì có hơi màu tím bay ra có mùi giống mùi clo, và những hơi này
kết tinh ngay thành những tinh thể đen óng ánh. Đó là iot.
Vậy tại sao Coirtois lại đổ axit sunfuric đặc vào nước thải? Nguyên nhân
thực sự nằm ở chú mèo của ông. Khi nghịch ngợm, chính chú mèo làm đổ axit
vào đống cặn tro rong biển. Và như thế iot được tìm ra.
Ví dụ 3: Bài benzen và đồng đẳng- Hố học lớp 11.
Giáo viên giới thiệu về lịch sử tìm ra cấu tạo vòng benzen cho học sinh biết:
Năm 1854, nhà hóa học Kekule đang ngồi ngủ gà ngủ gật trên xe buýt, bỗng
dung ông thấy những nguyên tử nhảy múa trước mắt ông một cách hỗn độn. Khi
tỉnh dậy, giấc mơ khiến ơng nảy ra sang kiến kì qi: Ơng tạo nên các mơ hình
mơ phỏng các liên kết của nguyên tử bằng những thanh nhỏ và quả bóng ( mơ
hình rỗng). Đó là sự ra đời của cấu trúc học học.
Năm 1863, Kekule tưởng chừng đang rất thuận lợi với nghiên cứu về các cấu
tạo hóa học của mình thì ơng gặp rắc rối với benzene vì nó khơng tương thích

với cơng thức của ơng. Ơng lim dim ngủ gật và thật kì lạ, ơng mơ thấy một con
rắn tự cắn đi của mình. Và ơng tỉnh dậy với một sáng kiến tuyệt vời: benzen
có cấu trúc vịng!
Áp dụng: Giáo viên đưa thông tin trong phần nghiên cứu về cấu tạo vòng
benzen và giới thiệu cấu tạo hiện đại của vịng benzen.
Ví dụ 4: Sự tìm ra Photpho ( Bài Photpho – Hoá học lớp 11 )
Một nhà giả kim thuật người Đức, Hennig Brand đã tình cờ phát hiện ra “
Photpho” vào năm 1669 trong khi đang thực hiện thí nghiệm cơ cạn nước tiểu để
4


biến những thứ kim loại không quý thành vàng. Trong q trình thí nghiệm, ơng
đã dung hết 1.100 lít nước tiểu, dự trữ chúng trong nhiều ngày đến khi phát mùi
khó chịu, sau đó đun sơi ở nhiệt độ cao với hy vọng tạo ra các chất có thể biến
kim loại thường thành vàng như nhiều nhà bác học đã cũng làm trước đó.
Mặc dù Brand khơng thể hồn thành mục tiêu ban đầu của mình song cuối
cùng ơng cũng đã khiến giới khoa học phải bất ngờ vì đã khám phá ra chất cặn
màu lục có thể phát sáng rực rỡ trong bóng tối, thứ mà chúng ta vẫn gọi là
photpho- nguyên tố thứ 15 trong bảng tuần hoàn hóa học.
Ví dụ 5: Bài “Vật liệu polime- Hố học lớp 12”
Giáo viên kể các câu chuyện về phát minh ra các loại vật liệu polime có
ứng dụng rất quan trọng hiện nay trong các phần học cụ thể về chất dẻo, tơ, cao
su, keo dán:
Lịch sử về phát minh nhựa tổng hợp: trong phần poli (phenolfomanđêhit )
Năm 1907, nhà hóa học người Bỉ Leo Baekeland phát hiện ra Bakelite, loại
nhựa tổng hợp đầu tiên trên thế giới dùng để chế tạo đồ bếp, radio và điện thoại.
Điều đặc biệt, Baekeland vơ tình tìm ra Bakelite khi đang tìm cách chế tạo chất
thay thế cho sen lắc, loại vật liệu được sử dụng để cách ly các bộ phận bên trong
các thiết bị điện tử ban đầu. Năm 1910, Baekeland thành lập công ty để kinh
doanh loại nhựa này và kiếm được hàng triệu USD.

Lịch sử về phát minh tơ poli amit: Phát minh do ngủ quên
Một đêm Carothers- nhà hóa học Mỹ, sau nhiều ngày đêm làm việc căng
thẳng, định chợp mắt ít phút, nhưng ơng đã … ngủ liền tới sang. Tỉnh dậy, ông
hốt hoảng lo cho tất cả cơng sức thí nghiệm có lẽ đã tan thành mây khói? Ai
ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên, ơng thấy chiếc
đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng manh óng ánh
rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới- sợi nilon ngày nay.
- Lịch sử tìm ra cao su lưu hóa:
Ở châu Âu lần đầu tiên cao su được biết đến là năm 1496 do các đoàn
thám hiểm Tây Ban Nha đem về từ đảo Haiti.Và vào năm 1819, kĩ sư Anh
Mackintosh
Đã tình cờ tạo ra áo mưa và áo mưa, ủng cao su trở nên phổ biến. Nhưng vào
những ngày nắng ấm, chúng bị bính bết và bốc mùi khó chịu. Điều đó dẫn đến
sự phá sản xí nghiệp đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp cao su. Vậy nên
các tổ chức kinh doanh phát động phong trào tìm cách làm cao su bền chắc.
Một người buôn sắt vụn Goodyear đã làm rất nhiều lần nhưng vẫn khơng
tìm ra mặc dù vợ ông rất bực dọc và liên tục khuyên can chồng mình nhưng ơng
vẫn quyết tâm thử lần nữa. Ơng cắt một mẩu cao su làm thí nghiệm, vơ ý ơng
làm rơi lá cao su mỏng vào hỏa lị đang nóng, miếng cao su ở nhiệt độ bình
thường phải rắc bột lưu huỳnh để khỏi dính lại, nếu dưới mặt trời nó đã mềm ra
thì… Ơng nhặt lại miếng cao su trên và kinh ngạc, không những không hỏng mà
nó cịn chắc hơn, lại đàn hồi hơn. Phải chăng do bị đốt nóng mà khơng phủi sạch
lưu huỳnh? Ơng thử lại lần nữa, ông cắt miếng cao su, rắc bột lưu huỳnh lên và
5


bỏ vào hỏa lò, lật đi lật lại. Và một lần nữa, miếng cao su co giãn rất tốt. Cao su
lưu hóa được tìm ra, đã khởi đầu rực rỡ cho ngành công nghiệp cao su.
- Lịch sử về phát minh keo dán siêu dính, loại keo dán rất quan trọng trong công
nghiệp hiện đại.

Khi cần sử dụng keo dán siêu dính vào một việc nào đó, nhân loại nên cảm
ơn nhà hóa học người Mỹ Harry Coover. Điều thú vị là Coover tình cờ phát
minh ra keo siêu dính khi đang sử dụng chất hóa học “cyanoacrylate” để chế tạo
bộ ngắm cho súng nhựa. Mặc dù thí nghiệm chính thất bại, nhưng nhờ đó ơng
phát hiện một hợp chất siêu dính mà khơng cần nhiệt. Từ đó, Coover sáng chế ra
loại keo siêu dính được dùng phổ biến ngày nay. Sau khi nộp bằng sáng chế và
sản phẩm keo siêu dính bán rộng rãi ra thị trường, Coover trở nên giàu có.
- Lịch sử về phát minh chất chống dính teflon:
Nhà nghiên cứu người Mỹ, Tiến sĩ Roy J. Plunkett là người vơ tình khám phá
ra chất chống dính Teflon năm 1938. Tháng 4/1938, ông quyết định dùng
tetrafloetilen làm khí sinh hàn cho máy lạnh với tin tưởng tạo ra một chất làm
lạnh mới. Ơng mở van bình thép chứa khí nén tetrafloetilen và khơng thấy khí
thốt ra, khối lượng bình lại khơng đổi. Ơng bèn cưa đơi bình thép và nhận thấy
1 lớp polime bám chặt phía trong thành bình. Lớp polime ấy hơ nóng khơng
chảy, trơ với mọi hóa chất mà ơng thử. Đó chính là Teflon và ơng được nhận
bằng sáng chế năm 1941. Teflon cịn được làm lớp chống dính trên xoong chảo
từ năm 1955. Sao lại có ý tưởng này? Đó là vì vợ của nhà phát minh ra nó khơng
có tài nấu nướng và thường xuyên làm thức ăn cháy sém.
Từ năm 1955, ông quyết định áp dụng chất chống dính vào sản xuất các mặt
hàng và chỉ trong vài năm, công ty của Plunkett kiếm được hàng triệu USD.
Ví dụ 6: Phát minh ra thép không gỉ ( inox) ( Bài Hợp kim – Hóa học 12)
Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà khoa học Anh là Brearley được
giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến vũ khí, đặc biệt là vấn đề nòng sung bị mài
mòn rất nhanh. Năm 1913, ông đã thử pha crom vào thép, song chưa vừa ý vì lí
do nào đó, bèn quẳng mẫu thử lẫn vào đống sắt gỉ ngồi phịng thí nghiệm.
Rất lâu sau, tình cờ ơng nhận thấy mẫu thử ấy vẫn sang long lanh trong khi
đống thép gỉ hết cả. Ông đem mẫu này nghiên cứu tỉ mỉ, thấy thứ thép pha crom
này chẳng hề sợ mơi trường, khí hậu hay thời tiết nào, ngay cả khi ngâm vào
axit và kiềm. Năm 1913, Brearley đã được nhận bằng phát minh độc quyền của
nước Anh. Ơng đã tổ chức sản xuất thép khơng gỉ ( inox) ở quy mô lớn và thực

sự trở thành “ người cha của thép không gỉ”.
- Một số sai lầm thường mắc phải và cách khắc phục:
Một số sai lầm thường mắc phải
Cách khắc phục
-Thời điểm đưa câu chuyện kể vào - Chọn thời điểm thích hợp như: bắt
chưa hợp lý.
đầu vào phần bài học hoặc cuối bài
học, hoặc khi vào mục điều chế …
- Giọng kể tẻ nhạt, không lôi cuốn, - Giọng kể sôi động pha hài hước, nhấn
khơng có tính thuyết phục.
mạnh ở các điểm quan trọng, tăng tính
thuyết phục cao.
-HS dễ nhầm tưởng thành công của -GV nhắc nhở: Lịch sử của những sáng
6


một số nhà bác học đến một cách bất
ngờ và dễ dàng, dẫn đến suy nghĩ
thành cơng của mình là do may mắn,
không cần cố gắng và say mê.

chế và phát minh mang đầy tính ngẫu
nhiên và may mắn! Nhưng để có sự
may mắn ấy thì các nhà phát minh cần
sự nỗ lực và kiên trì đến nhường nào!
Và các em HS thân mến, nếu các em
mơ ước thành công thì trong bất kì lĩnh
vực nào, đừng nên chỉ hy vọng vào vận
may của mình mà hãy thật sự nỗ lực và
trau dồi kĩ năng.

2.3.2. Phương pháp gây hứng thú học mơn hố học cho học sinh bằng
cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho
lời giới thiệu bài giảng mới.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi
mang tính khơi hài hay một vấn đề rất bình thường và hàng ngày học sinh vẫn
gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình tiếp thu bài
học. Điều này giáo dục học sinh quan tâm đến nhân sinh quan, thế giới quan và
biết tơn trọng, bảo vệ mơi trường sống
Ví dụ 1: Dạy bài Iot- Hoá học lớp 10
Mở đầu tiết học, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “ Các em có biết muối iot
chúng ta thường dùng hàng ngày có chứa thành phần nào ? Iot trong muối ăn ở
dạng nào?”
Khai thác từ các kiến thức thực tế của học sinh, giáo viên lồng vào bài giảng của
mình, học sinh thấy gần gũi và thích thú hơn.
Ví dụ 2: Dạy bài Ozon và hiđropeoxit- Hoá học lớp 10
- Mở đầu tiết học, giáo viên đặt câu hỏi: “ Gia đình chúng ta đã có sử dụng
máy khử độc ozon chưa? Em biết gì về loại máy này ? Trong tự nhiên chúng ta
biết đến ozon với vai trò gì? ” Từ đó tạo cơ sở để nghiên cứu tính chất, ứng
dụng của ozon .
- Phần hiđropeoxit, giáo viên nêu vấn đề: Các em có biết đến nước oxi già
dùng để rửa vết thương không? Khai thác từ kiến thức thực tế như vậy sẽ lôi
cuốn học sinh vào tìm hiểu bài học hơn.
Ví dụ 3: Dạy bài Photpho – Hố học lớp 11
- Giáo viên có thể vào bài bằng cách gây sự tò mò cho học sinh: “ Em biết gì
về hiện tượng “ ma trơi” ?”
- Phần này học sinh rất hay nhầm lẫn nguyên nhân gây hiện tượng ma trơi,
giáo viên khi dạy xong cần nhấn mạnh sự tạo thành P2H4 khi xác động thực vật
phân huỷ dưới lòng đất là chất gây hiện tượng tự cháy của ma trơi.
Ví dụ 4: Dạy bài “ Một số hợp chất quan trọng của canxi”
- Giáo viên vào bài: “ Các em nêu một số loại hợp chất trong tự nhiên chứa

Ca? Nước cứng là gì? Làm sao biết nước nhà mình có phải là nước cứng hay
không? ”
Từ kiến thức thực tế, học sinh nêu được các chất quan trọng và giáo viên
giúp học sinh triển khai nghiên cứu về bài học.

7


- GV hỏi: (sau phần dạy cách làm mềm nước cứng) thói quen từ xa xưa của
người dân là nếu thấy nước giếng có vị lạ thì bỏ một lượng nhỏ vôi tôi ( hoặc
vôi bột) xuống giếng. Cách làm này có ý nghĩa gì ?
HS trả lời: Người dân đã vận dụng phương pháp làm mềm tính cứng tạm thời
của nước
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2 CaCO3 ↓ + 2 H2O.
Ví dụ 5: Dạy phần ơn tập hợp chất hữu cơ- Hố học lớp 12
Giáo viên có thể gây sự chú ý của học sinh vào bài học bằng cách đặt câu hỏi:
Lượng hóa chất trong cơ thể của con người như thế nào?
Thông tin bổ sung rất hài hước :
- Các nhà khoa họa đã tính được rằng: lượng nước trong cơ thể mỗi người
chúng ta chỉ đủ giặt một chiếc áo sơ mi, còn lượng sắt chỉ đủ để làm một cái
đinh 5 phân, lượng đường chỉ đủ để làm nửa cái bánh ngọt nhỏ, vơi trong tồn
bộ xương của cơ thể đủ để xây một cái chuồng gà, còn lượng mỡ đủ nấu được 7
bánh xà phòng, phot pho đủ sản xuất 2200 đầu que diêm, lưu huỳnh đủ để giết
một con bọ chét, cộng cả lại kể cả các nguyên tố khác như: Mg, Cu, K…Theo
các nhà bác học tính ra thì với một người nặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng
giá chưa tới 3 đô la Mỹ.
- Tinh dầu hoa hồng nguyên chất được chiết xuất bằng phương pháp thông
thường là chưng cất lôi cuốn hơi nước: Trung bình khoảng 1 tấn cánh hoa hồng
chỉ chiết xuất được khoảng 0,1 lít tinh dầu hoa hồng 100% ngun chất. Vì vậy,
chi phí cho 1 lọ tinh dầu hoa hồng sẽ khá cao chứ khơng có mức giá vài chục

đến vài trăm nghìn 1 lọ 100ml như nhiều sản phẩm trên thị trường mà ta thường
thấy.
Giáo viên khích lệ HS tìm kiếm thơng tin thêm trên mạng internet:
2.3.3. Phương pháp gây hứng thú học mơn hố học cho học sinh bằng
cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các
phản ứng hóa học cụ thể trong bài học.
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và
thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học.
Ví dụ 1: Dạy bài : Flo- hố học lớp 10
Giáo viên nêu câu hỏi: Có thể đựng axit HF trong bình thuỷ tinh khơng? Muốn
khắc hình, khắc chữ lên thuỷ tinh người ta làm thế nào?
- Dung dịch HF tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn được thủy
tinh. Do thành phần của thủy tinh có SiO 2, cho dung dịch HF vào thì có phản
ứng:
SiO2 + 4HF � SiF4 � + 2H2O
(dễ bay hơi)
- Muốn khắc được thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào lớp sáp nóng chảy,
nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình, chữ, vạch… vật cần khắc nhờ lớp sáp
(nến) mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào, thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã
bị cạo đi lớp sáp.
SiO2 + 4HF � SiF4 �+ 2H2O
(dễ bay hơi)
8


- Nếu khơng có dung dịch HF thì có thể thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột
CaF2 (màu trắng). Nhúng thủy tinh vào lớp sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội,
dùng vật nhọn tạo hình, chữ, vạch… vật cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi
rắc bột CaF2 vào chỗ cần khắc, cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác
hoặc bìa cứng đặc lên trên khu vực khắc, sau một thời gian thủy tinh sẽ bị ăn

mòn ở những nơi cạo lớp sáp. Do:
CaF2 + H2SO4 � Ca(HSO4)2 + 2HF �
SiO2 + 4HF � SiF4 + 2H2O
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học để trả lời, vừa giúp học
sinh khắc sâu kiến thức bài học, khơi dậy niềm đam mê hoá học, là cơ sở cho
việc học nghề, hướng nghiệp tương lai.
Ví dụ 2: Dạy bài : Nitơ – Hố học lớp 11
- Giáo viên nêu câu hỏi : Hãy giải thích hiện tượng thiên nhiên trong câu ca dao
sau:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
- Yêu cầu học sinh giải thích được hiện tượng theo chuỗi phản ứng:
N2 + O2  NO ; NO + O2  NO2 ;
NO2 + O2 + H2O  HNO3.
HNO3 xuống đất kết hợp với các cation tạo thành các muối nitrat ( phân
đạm) làm cây tươi tốt mà nhân dân ta hay gọi là “đạm trời”.
Ví dụ 3: Dạy bài: Ankin – Hoá học lớp 11
Giáo viên hỏi: - Đất đèn thường được dùng để giấm trái cây? Vì sao?
- Vì sao ném đất đèn xuống ao có thể làm cá chết ?
Yêu cầu trả lời: Trong 2 trường hợp trên đều xảy ra phản ứng:
CaC2 + 2 H2O  Ca(OH)2 + C2H2
- Khí C2H2 có tác dụng kích thích trái cây mau chín, mặt khác phản ứng toả nhiệt
cũng góp phần giúp trái cây mau chín. Vì thế nhân dân hay dùng giấm trái cây.
- C2H2 tác dụng với H2O tạo ra andehit axetic CH3CHO, chất này làm tổn thương
đến hoạt động hô hấp của cá, vì vậy có thể làm cá chết.
Ví dụ 4: Dạy bài: Axit cacboxylic – Hoá học lớp 11
- Giáo viên nêu câu hỏi: Vì sao khi khơng may bị ong đốt, dùng vôi bôi vào chỗ
ong đốt sẽ đỡ đau? (Mẹo chữa bệnh dân gian)
- Yêu cầu học sinh biết được: Trong nọc ong có axit fomic HCOOH. Khi dùng
vơi bơi vào chỗ ong đốt thì sẽ thực hiện trung hồ axit theo phương trình:

2 HCOOH + Ca(OH)2  ( HCOO)2Ca + 2 H2O
Ví dụ 5: Dạy bài : Lipit- Hố học lớp 12
Giáo viên hỏi: Vì sao mỡ động vật lại dễ bị đông lại thành chất rắn, còn dầu
thực vật lại là chất lỏng ?
Yêu cầu trả lời: Mỡ động vật chứa nhiều gốc axit béo no, dầu thực vật chứa
nhiều gốc axit béo, không no.
2.3.4. Phương pháp gây hứng thú học mơn hố học cho học sinh bằng
cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường sau khi đã
kết thúc bài học.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã
học, tìm cách giải quyết những hiện tượng có khả năng gặp trong cuộc sống hay
9


những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có
hiện tượng đó, kích thích sự tị mị, muốn tìm hiểu về thế giới quan, nhân sinh
quan. Dạng câu hỏi này vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa phát huy tính
chủ động của học sinh trong việc biến kiến thức trong sách vở thành kiến thức
của chính mình.
Ví dụ 1: Phần “ ứng dụng của ozon” – Bài ozon- Hoá học lớp 10
Giáo viên bổ sung ý thức giáo dục mơi trường thơng qua tư liệu sau:
Ozon có khả năng cải tạo nước thải, có thể khử được các chất độc như phenol,
hợp chất xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnh… có
trong nước thải. Ozon có thể tác dụng với các ion kim loại như: sắt, thiếc, chì,
mangan… biến nước thải thành nước sạch vơ hại. Trên tầng cao khí quyển 10-30
km quanh trái đất, ozon tồn tại thành một tầng khí quyển riêng có khả năng hấp
thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia tử ngoại làm cho người và động vật
bị đột biến gen, gây bệnh nan y… Gần đây, do công nghiệp phát triển, các nhà
máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực… thải vào khí quyển một lượng bụi và
khí ơ nhiễm, thì ozon lại góp phần oxi hóa chất gây ơ nhiễm, cũng chính vì vậy

tầng ozon bị mỏng dần. Trong vịng 50 năm gần đây, lượng ozon bị mỏng đi 1%,
có một số nơi tầng ozon bị thủng và gây ra không it hiện tượng như bão, lũ lụt,
cháy rừng, bệnh nan y…
Ví dụ 2: Thử khí hiđro xianua HCN ( phần mở rộng bài hợp chất của cacbon)
- Các nhà hóa học đã làm thế nào để có thể nhận ra được HCN trong một
hỗn hợp khí?
- “ Ta chỉ cần ngửi hỗn hợp đó. Nếu chúng ta chết ngay lập tức, chứng tỏ
hỗn hợp chứa HCN”. Và đương nhiên không một ai dám thử ( vấn đề
mang tính hài hước)
Ví dụ 3:
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
Áp dụng trong bài dạy về ancol etylic- hoá học lớp 11.
Giáo viên cung cấp thơng tin để giải thích vấn đề:
Cồn là dung dịch ancol etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có
thể xuyên qua màng tế bào, tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế
bào bị chết (do protein là sơ sở sự sống của tế bào). Thực tế thấy rằng chỉ có cồn
75% là có khả năng sát trùng tốt nhất vì nếu > 75% thì nồng độ cồn q cao là
cho protein đơng tụ nhanh, protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng hình thành
một lớp vỏ cứng ngăn khơng cho cồn thấm vào nên vi khuẩn khơng bị chết. Nếu
cồn q lỗng <75% thì hiệu quả sát khuẩn kém.
Thơng tin này sẽ rất hữu ích đối với học sinh, các em hiểu được tại sao khi
rửa vết thương và khi tiêm phải dùng cồn sát khuẩn.
Ví dụ 4: Dạy bài: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên- Hố học lớp 11
Giáo viên hỏi: Vì sao hiện nay nước ta khơng dùng xăng pha chì nữa?
u cầu trả lời: ( nếu học sinh không trả lời đầy đủ, giáo viên bổ sung theo
thông tin sau)
Xăng pha chì là thêm tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi
sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành
xilanh nên thực tế có hịa tan thêm vào xăng đibrom etan thì chì oxit sẽ chuyển
thành PbBr4 dễ bay hơi thốt ra khỏi xilanh, ống xả, thải vào khơng khí làm ô

10


nhiễm mơi trường nghiêm trọng vì chì sẽ trong mơi trường khơng khí, tồn tại
trong thực vật, động vật khi tiếp xúc với khí thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe của con người. Ngoài ra, hơi Br 2 bay ra gây nguy hiểm đến đường hơ
hấp…Vì thế hiện nay nước ta khơng sử dụng xăng pha chì nữa.
Ví dụ 5: Dạy bài “Tinh bột”- Hoá học 12, giáo viên nêu câu hỏi khi kết thúc
phần tính chất vật lý của tinh bột.
Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng khơng tách rời nhau, trong
mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong
nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên
tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong
mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80% amilozơ chiếm khoảng 20% nên
cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo
nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi
nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính. Giáo viên yêu cầu học sinh liên
hệ thực tế.
Ví dụ 6: Dạy bài xenlulozơ- hố học 12, giáo viên nêu câu hỏi
Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?
Yêu cầu trả lời:
Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào
axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bơng sẽ tan hết.
Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hồ tan xenlulozơ ngay nên sẽ
xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.
Khi bị axit nitric loãng dây và quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngày,
nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng ngay,
nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo.
Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.

Hiện tượng tương tự xảy ra với axit H2SO4 đặc và lỗng.
Ví dụ 7: Dạy bài “Sắt”- Hoá học 12, giáo viên nêu câu hỏi:
* Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh ?
Đó là do ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nước tạo nên oxit sắt từ Fe 3O4 lấp
lánh màu lam. Lớp áo màu lam này là tấm màng bảo vệ sắt, làm cho sắt khơng
bị gỉ và khơng bị ăn mịn.
Ở các nhà máy, người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch
natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxit ở nhiệt độ từ 140 đến 150 0.
Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, sau
đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, rồi lại đem xử lý bằng nước xà
phịng, dầu nóng mấy phút. Người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế
phẩm qua tơi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn.
Ví dụ 8: Trong bài dạy “ Sơ lược về một số kim loại khác”- Hoá học 12
Gv đặt ra 2 câu hỏi khi kết thúc bài học:
- Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ? Hoặc giáo viên
hỏi tại sao nhân dân ta có cách đánh cảm bằng bạc ?
Do bạc tác dụng với khí CO2 và khí H2S có trong khơng khí tạo ra bạc
sunfua có màu đen.
11


4Ag + O2 + 2H2S  2Ag2S + 2H2O
- Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi thiu ?
Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có
tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỷ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ
diệt các vi khuẩn. Khơng có vi khuẩn phát triển nên thức ăn không bị ôi thiu.
- Mẩu chuyện vui: Chỉ đơn giản là tơi ứng dụng hóa học ( vàng tan trong nước
cường toan).
Năm 1943 Niels Bohr – nhà vật lý học người Đan Mạch, để thoát khỏi tay
bọn Đức quốc xã, ông phải rời khỏi Copenhangen. Nhưng trong tay ơng cịn có

2 huy chương Nobel bằng vàng của các bạn đồng nghiệp là James Franck ( Mỹ)
và Max Laue, ( Huy chương Nobel của Bohr đã được đưa ra khỏi Đan Mạch
trước đó).
Khơng muốn liều mang theo các huy chương này theo mình, nhà bác học
bèn hịa tan chúng trong nước cường toan ( hỗn hợp của HNO 3 và HCl đều đặc)
vào các chai “ khơng có gì đáng chú ý” và đặt chúng vào một xó trên sàn nhànơi có nhiều chai lọ bụi bặm bám đầy.
Sau chiến tranh, ơng trở lại PTN của mình, tìm các chai quý báu đó và
cùng các cộng sự tách vàng ra và làm lại hai tấm huy chương.
Đáp lại sự cảm kích của các chủ nhân của hai tấm huy chương, Niels Bohr
chỉ nói; “ Đơn giản là tơi ứng dụng hóa học mà thơi”.
2.3.5. Phương pháp gây hứng thú học mơn hố học cho học sinh bằng
cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua
các bài tập tính tốn.
Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh
hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài tốn hóa học
đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài tốn
u cầu gì và giải quyết như thế nào?
Giáo viên nên áp dụng điều này vào bước cuối củng cố bài học hoặc phần
củng cố mỗi phần trong bài học. Dạng bài tập này thường liên quan đến hiệu
suất phản ứng. giáo viên áp dụng 1 số ví dụ sau vào các bài học cụ thể có liên
quan.
Ví dụ 1: Tính khối lượng bột gạo ( chứa 80% tinh bột) cần dùng để điều chế 4,0
lít ancol etylic 500 ( khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ cm3).
- Bài làm:
Học sinh viết được 2 phương trình hố học, biểu diễn tóm tắt đựơc bài tốn bằng
sơ đồ phản ứng sau:
( C6H10O5 )  2 C2H5OH + 2 CO2
Áp dụng các cơng thức, tính được
0,8. 4,0. 50%
100

m=
. 162 .
= 3,52 kg
46. 2
80
- Sau khi giải ra kết quả, cho học sinh liên hệ thực tế, quy ra giá thị trường, tạo
khơng khí vui vẻ.
12


Ví dụ 2: Dạy ơn tập Cacbohiđrat – Hố học lớp 12
Giải bài toán sau:
Phản ứng tổng hợp C6H12O6 trong cây xanh để tạo ra tinh bột được xảy ra
như sau:
6CO2 + 6H2O � C6H12O6 + 6O2
Q = -2813KJ
2
a. Nếu mỗi ngày 1dm lá xanh hấp thụ được 94,8mg CO2 thì sẽ tạo ra bao nhiêu
gam C6H12O6?
b. Nếu mỗi phút 1cm2 trên bề mặt trái đất nhận được khoảng 2,1J năng lượng
mặt trời thì cần thời gian bao lâu để 10 lá xanh với diện tích trung bình mỗi lá
10cm2 tạo ra được 1,8g C6H12O6? Biết rằng năng lượng mặt trời chỉ sử dụng 10%
vào phản ứng trên.
Bài làm:
a. Theo phương trình:
6CO2 + 6H2O � C6H12O6 + 6O2
6.44g
180g
-3
94,8.10 g

x g
-3
=> x = 64,36.10 g
b. Tổng diện tích của 10 lá xanh là: 10.10 = 100cm2 = 1dm2
Tổng năng lượng mặt trời cung cấp mỗi phút cho 10 lá xanh:2,1 .
100=210 J
Trong đó chỉ có 210 . 10%=21 J tạo C6H12O6
Theo phương trình: 6CO2+ 6H2O � C6H12O6 + 6O2
Q
=
-2813KJ
Tạo 180g Glucozơ cần
2813KJ
1,8 g cần
y KJ
=> y =28,13 KJ = 28130J
=> Thời gian cần tạo 1,8g C6H12O6 = 28130/21 �1339,5 phút �22,3 giờ
- Sau đó, cho học sinh liên hệ thực tế.
Ví dụ 3: Dạy ơn tập Cacbohiđrat – Hố học lớp 12
Giải bài toán sau:
Bài 1. Một nhà máy đường mỗi ngày xử lí 30 tấn mía. Cứ một tạ mía cho 65
lít nước mía với nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103g/ml. Cô cạn
dung dịch đường này thành mật chứa 10% đường, từ đó chế ra đường thơ. Để
chuyển đường thơ thành đường kính người ta phải dùng vôi với liều lượng 2,0kg
vôi sống cho 100kg đường thô. Xác định lượng nước bay hơi trong mỗi ngày
sản xuất đường thô và lượng đá vôi chứa 80% CaCO 3 cần nung để có vơi xử lí
1,5 tấn đường thơ.
Bài làm:
Khối lượng nước mía: 1,103 . 65 . 300 = 21508,5kg.
Khối lượng đường: 21508,5 . 7,5/100 �1613,1 kg.

Khối lượng nước bay hơi: 21508,5 - 1613,1 . 100/10 �5377kg.
Khối lượng vôi cần dùng: 2.1500 / 100 = 30kg.
Khối lượng đá vôi cần dùng: 30 . 100 . 100 / (56 . 80) = 67kg.

13


Khi làm bài tập này, học sinh hiểu được quá trình sản xuất đường
saccarozơ từ mía trong cơng nghiệp như thế nào, vì sao phải tiêu hao nhiên liệu
và nguyên liệu, vì sao hiệu suất khơng bao giờ đạt 100%.
Bài 2. Để tráng 1 ruột phích, người ta phải dùng 32,4 gam Ag. Tính khối
lượng glucozơ phải dùng để thực hiện phản ứng tráng bạc cho 10 ruột phích
trên. Biết rằng hiệu suất phản ứng tráng bạc là 80%.
Bài làm:
Lượng Ag dùng để tráng 10 ruột phích là: 32,4 . 10 = 324 gam = 3 mol
Sơ đồ phản ứng hoá học: C6H12O6  2 Ag
Theo phản ứng, số mol glucozơ = 3/2 = 1,5 mol.
Khối lượng glucozơ cần dùng = 1,5. 180. 100/80 = 337,5 gam.
- Sai lầm thường mắc phải và cách khắc phục:
Sai lầm thường mắc phải
Cách khắc phục
-Bài toán liên quan đến hiệu suất hay - GV nên cho học sinh hiểu rõ và lập
làm HS lúng túng, dẫn đến nhầm lẫn hẳn cơng thức tính tốn chất tham gia,
cách tính lượng chất tham gia và lượng chất tạo thành. Cho học sinh hiểu được
chất tạo thành.
với h < 100% thì lượng chất tạo thành
thực tế < lượng tính theo phản ứng ( lý
thuyết); lượng chất tham gia cần dùng
thực tế > lượng chất tham gia phản
ứng.

2.3.6. Phương pháp gây hứng thú học mơn hố học cho học sinh bằng
cách tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh
đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình…sau khi đã học bài giảng.
Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã
học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay
những lúc gặp hiện tượng hay tình huống đó. Giúp học sinh phát huy khả năng
ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. Giáo dục học sinh ý thức quan tâm
bảo vệ môi trường
Nội dung này được thực hiện phong phú và hấp dẫn học sinh bởi tính chất
thực tiễn của nó. Một số thí nghiệm sau giáo viên có thể hướng dẫn và yêu cầu
học sinh hoặc thực hiện tại nhà, hoặc mang mẫu vật đến phịng thực hành bộ
mơn để tiến hành thí nghiệm:
- Thử tính chất của nước javen với quỳ tím, chất màu. ( Áp dụng khi học bài
“ Một số hợp chất chứa oxi của clo” – Hoá học lớp 10 )
- Thử tính chất của ozon ( Áp dụng khi học bài “ Ozon và hiđropeoxit” – Hoá
học lớp 10 ): Khuyến khích học sinh tìm hiểu về máy ozon khử độc hiện nay
đang được dùng rất phổ biến.
- Dùng quỳ tím, hoặc giấy đo pH để đo pH của nước sinh hoạt, ao nuôi cá, hồ
… nơi sinh sống để kiểm tra độ an toàn cho người, cây trồng, vật ni. Thực
hiện thí nghiệm này, học sinh sẽ thấy được mơn Hố học rất có ích và có ý nghĩa
thực tiễn. ( Áp dụng khi học bài “ pH của dung dịch” – Hoá học lớp 11 )
- Đối với học sinh vùng nơng thơn, có thể sử dụng kiến thức thực tế để học
bài “ Phân bón hố học”- Hố học lớp 11. Giáo viên khuyến khích học sinh kiểm
chứng bài học bằng mẫu vật tại gia đình hoặc địa phương nơi sinh sống.
14


- Kiểm chứng tính chất dầu mỡ động thực vật giống và khác nhau như thế
nào, phân biệt với loại dầu mỡ bơi trơn máy móc. Vấn đề này giáo viên giao cho
học sinh lấy mẫu vật và làm bài tập ở nhà ( Áp dụng khi học bài “ Lipit” – Hoá

học lớp 12).
- Giao cho học sinh sưu tầm và nghiên cứu tính chất các mẫu vật ( kim loại
và hợp kim, chất dẻo, tơ, cao su, keo dán khi học các bài cụ thể- Hoá học lớp 12)
Ngoài các cách làm như trên, trong các giờ học cụ thể, giáo viên phải khéo
léo sử dụng các phương pháp khác để lôi cuốn học sinh vào giờ học, biết cách
kết hợp với kiến thức các môn khoa học khác để học sinh thấy được tầm quan
trọng của bộ mơn hố học trong cuộc sống và trong việc học tập các mơn học
khác. Làm được điều đó học sinh sẽ u thích mơn học hơn và chất lượng học
tập sẽ tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Kết quả khảo sát sau khi thực hiện xong chuyên đề trong 3 năm học 20182019, 2019- 2020, 2020 – 2021 như sau:
Lớp
Điểm 0 - 2 Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 10
12A6
1
2
23
15
1
12A7
0
3
24
10
2
12A8
0
0
9
20

15
- Kết quả học tập mơn hóa học :
Tơi thực hiện ở 3 lớp A6, A7, A8 là 3 lớp học cơ bản, mức độ học bộ mơn
Hóa học gần như tương đương nhau, tỉ lệ % học lực khi kiểm tra chất lượng đầu
năm lớp 10 không chênh lệch nhau nhiều. Sau 3 năm thực hiện, năm học lớp 10,
lớp 11 và lớp 12, kết quả thu được như sau
Lớp
-

Học lực

Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
12C6
12C7
12C8
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ %
lượng
%
lượng
%
lượng
2
4,8
2
5,1
14

31,8
14
33,3 12
30,8
19
43,2

Từ
bảng
trên ta
thể rút
kết
luận
với lớp
thử

Giỏi
có Khá
ra
Trung
24
57,1 22
56,4
11
25,0
bình
Yếu
2
4,8
3

7,7
0
0
Tổng
42
100
39
100
44
100
nghiệm tỉ lệ học sinh giỏi, khá cao hơn so với lớp đối chứng, ta thấy với cách
dạy trên tỉ lệ học tập tốt của học sinh có chiều hướng tăng lên. Bên cạnh đó thái
độ học tập cũng tăng lên đáng kể rất nhiều học sinh yếu đã lên trung bình, số
lượng học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt , mức độ học tập chung của lớp thực
nghiệm đã tăng lên mức khá.
- Kết quả trên chứng tỏ tinh thần thái độ và chất lượng học tập của học sinh ở
lớp thử nghiệm đã có chuyển biến rất tích cực, chứng tỏ được tính hiệu quả của

15


đề tài.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài trên, tôi đã nhận thấy rằng giáo viên đứng
lớp có vai trị rất quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Theo
phương pháp dạy học đổi mới lấy học sinh làm trung tâm, “ thầy chủ đạo – trò
chủ động” trong việc lĩnh hội kiến thức, nhưng làm thế nào để việc lĩnh hội kiến
thức của học sinh trở nên dễ dàng, khắc sâu kiến thức cho học sinh thì khơng
phải giáo viên nào cũng làm được. Để thực sự đáp ứng được nhu cầu học tập của

học sinh, gây được hứng thú cho học sinh khi học tập bộ mơn hố học, thì người
thầy phải đảm bảo được các yếu tố sau:
- Luôn luôn phải không ngừng học tập, tự học và bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Soạn bài theo phương pháp đổi mới, chuẩn bị bài thật kỹ càng, nghiêm túc
trước khi lên lớp.
- Luôn phải tìm tịi qua thực tiễn, các phương tiện thơng tin đại chúng, các
tài liệu tham khảo… các hiện tượng thực tế liên quan đến các bài học cụ
thể, và giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để đưa vào bài giảng mới
tăng được hiệu quả của bài giảng, thực sự lôi cuốn học sinh vào bài học.
3.2. Đề xuất:
Đối với học sinh THPT, mơn hố học khơng phải là môn dễ học, tiếp thu
kiến thức mới, dùng kiến thức đã học tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, các
ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp, hố dược phẩm … địi hỏi học sinh phải có sự
đam mê, và giáo viên là người khơi gợi sự đam mê đó.
Để giúp giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy của mình, tơi xin được đề
xuất một số ý kiến sau:
- Nhà trường phải đảm bảo phịng học bộ mơn thực hành với dụng cụ, hố chất
đầy đủ.
- Giáo viên ln phải nhiệt tình, tận tâm với nghề.
- Học sinh phải chăm học, chịu khó.
- Nhà trường cần sắp xếp các giờ ngoại khố để tăng tính thực tế của học sinh,
tăng sự hiểu biết về môi trường xung quanh và các vấn đề xã hội khác.
Trong đề tài này, tôi chỉ chọn một số vấn đề nổi bật để đưa vào làm ví dụ
thực hiện. Trong q trình thực hiện và viết sáng kiến kinh nghiệm này, có thể
chưa được đầy đủ, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp,
của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp để đề tài này được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2021
Tơi xin cam kết đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

16


Đặng Thu Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tham luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ tại Đại hội
XIII của Đảng .
[2]. Bách khoa hoá học
[3]. GV Đặng Thu Huyền – Trường THPT Triệu Sơn 1, tỉnh Thanh Hóa.
“Phương pháp gây hứng thú học mơn hóa học cho học sinh trung học phổ thông
bằng những liên hệ thực tế có tính giáo dục”. SKKN năm học 2012- 2013.
[4]. Giải thích một số hiện tượng hố học thường gặp trong cuộc sống
Tác giả: Nguyễn Thiên Hương
[5]. Những mẩu chuyện vui về hóa học- SlideShare.
[6]. Sách giáo khoa, sách giáo viên Hoá học lớp 10, 11, 12.
[7]. Trang web: “ Hoá học phổ thơng”
[8]. Top 17 phát minh tình cờ về hóa học thú vị nhất. ( Toplist.vn)

17


18



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đặng Thu Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 1

T
TT
1

2

3

Tên đề tài SKKN

Phương pháp gây hứng thú
học mơn hóa học cho học sinh
trung học phổ thông bằng
những liên hệ thực tế có tính
giáo dục.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học mơn hóa học lớp 10
nâng cao - trung học phổ
thơng.
Phương pháp nhận dạng hình
vẽ thí nghiệm để làm bài trắc
nghiệm khách quan trong đề

thi trung học phổ thông quốc
gia mơn hóa học.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá Năm học
xếp loại
đánh giá
(A,
B, xếp loại
hoặc C)

Tỉnh

C

2012-2013

Tỉnh

C

2014- 2015


Tỉnh

C

2018- 2019

19



×