Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phát huy tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho học sinh lớp 12b8 trường THPT triệu sơn 2 qua góc nhìn về cuộc chiến chống lại đại dịch covid 19 ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 15 trang )

A.MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Yêu nước vốn dĩ là một truyền thống quý báu đã có từ rất lâu của dân tộc ta, tuy
nhiên, với thực tế ngày nay, khi đất nước ta được sống trong hồ bình, ấm no
khơng có chiến tranh, có vẻ như truyền thống ấy bị phai mờ dần, nhất là đối với
thế hệ trẻ, thế hệ được sinh ra và lớn lên hoàn tồn trong hồ bình.
Chính vì thế việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là rất cần thiết
nhất là ở môi trường học đường. Trách nhiệm của Ban Chấp hành Đồn trường vơ
cùng quan trọng, đó khơng chỉ là dạy chữ, dạy các em các làm bài tốn này, bài
văn kia mà đó cịn là làm sao để giáo dục các em biết yêu quê hương, yêu đất
nước, cũng để từ đó các em nhận thấy được trách nhiệm của một người công dân
đối với xã hội, đối với đất nước hơm nay. Vì vậy, tơi nghĩ rằng việc giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh là rất cần thiết.
Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam ta ln tự hào chảy trong mình dịng máu con
Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái
sâu sắc và bền chặt. Điều này đã được chứng minh suốt hàng ngàn năm qua, trong
các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, qua các biến động mạnh mẽ của lịch
sử. Giờ đây, tinh thần ấy lại một lần nữa được phát huy khi toàn dân cùng nhau
chung tay trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 lần đầu tiên bùng phát tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn ngủi, nó đã lan tới hơn 185 quốc gia trên tồn
thế giới, hiện nay nó đã khiến hơn 163 triệu người mắc bệnh và cướp đi sinh
mạng của hơn 3.38 triệu người khác. Nằm ngay sát Trung Quốc, Việt Nam cũng
là một trong số những đất nước chịu ảnh hưởng từ đại dịch nguy hiểm này với
4359 người mắc, trong đó có 2890 ca lây nhiễm trong nước,2668 ca khỏi bệnh, 37
ca tử vong.
Thế nhưng, với kinh nghiệm dày dặn và bản lĩnh kiên cường của mình, chúng ta
đã nhanh chóng khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ với cơng tác phịng, chống dịch
Covid-19 vơ cùng bài bản của mình. Con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại có
thể làm nên những điều lớn lao hết sức phi thường!
Đối với học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 nói chung và lớp 12B8 nói riêng các


em đã được giáo dục tình u nước, lịng tự hào dân tộc thông qua các môn học:
Lịch Sử, Ngữ Văn, GDCD, Địa Lí……và các em ln mang trong mình trái tim
nóng, ấm vè tình u và lịng tự hào đó. Đồng thời một lần nữa trong lòng các em
lại nồng nàn một tình yêu quê hương, đất nước và tự hào về dân tộc ta trong cuộc
chiến chống lại đại dịch Covid 19. Vì vậy tơi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
Phát huy tình u nước và lịng tự hào dân tộc cho học sinh lớp 12b8- trường
THPT Triệu sơn 2 qua góc nhìn về cuộc chiến chống lại đại dịch Covid 19 ở
Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm củng cố thêm tình u nước và lịng tự hào dân tộc Việt Nam trong lòng
các em.
Trang 1


- Giúp học sinh có những cái nhìn đúng đắn hơn nữa về quê hương, đất nước, để
các em có quyền tự hào về dân tộc Việt Nam, tuy nhỏ bé nhưng luôn vững vàng,
kiên định và rất anh hùng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ của đề tài này là cung cấp cho các em mơt số những hình ảnh, con số
về đại dịch Covid 19 ở nước ta qua các đợt bùng phát dịch từ cuối năm 2019 đến
nay.
Liên hệ được những nhiệm vụ , việc làm thiết thực của Nhà trường và bản thân
các em đã làm trong thời gian qua.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu, thực nghiệm tại lớp12B8 trường THPT Triệu Sơn 2
,huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Năm học 2020- 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong q trình thực hiện đề tài tơi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, đánh giá: Qua phiếu điều tra tôi đánh giá thái độ của học

sinh về một số hình thức kỷ luật, thăm dò khả năng kỷ luật, tự giác trong lớp.
- Phương pháp pháp vấn: Qua trò chuyện với học sinh để tìm hiểu thái độ, phản
ứng của học sinh đối với các hoạt động của lớp trước các hình thức quản lý lớp.
-Phương pháp tổng hợp:Tổng hợp kết quả sau khi kết thúc kỳ học hoặc năm
thông qua bảng số liệu cụ thể.
-Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
1.Thế nào là lòng yêu nước?
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết
khả năng của mình phục vụ cho lợi ích của tổ quốc 1.
- Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đạo đức cao quý
và thiêng liêng, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân
tộc. Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc
ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc
ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc dân tộc mình.
2. Mục tiêu giáo dục.
Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền
thống của các dân tộc trên thế giới khơng riêng gì Việt Nam. Song, tư tưởng ấy
được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức
độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tùy thuộc vào điều kiện
lịch sử đặc thù của từng dân tộc.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc khơng chỉ là một tình
cảm tự nhiên, mà nó cịn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử
đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân
tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù
Trang 2


xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần u nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư

tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh
kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù
chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:
“Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
Mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay là “đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”2.
Môi trường để củng cố tình u nước, lịng, tự hào dân tộc cho các em học sinh
đầu tiên là từ nhà trường , rồi đến gia đình và xã hội. Để cho học sinh có thể
chủ động với cuộc sống xã hội và trở thành một công dân Việt Nam tốt, sống có lí
tưởng và sống có ích cho xã hội thì việc cần thiết là nên cúng cố cho các em tình
u nước và lịng tự hào dân tộc là rất cần thiết.
II. Cơ sở thực tiễn.
Ngày nay, kinh tế phát triển mức sống của người dân được nâng cao, đời sống
vật chất, tinh thần được đáp ứng ngày càng đầy đủ. Xã hội nói chung, các bậc phụ
huynh nói riêng đã tích cực quan tâm đến việc học tập của con em mình. Họ
muốn con em mình được giáo dục, phát triển toàn diện cả về tri thức lẫn đạo đức,
văn hóa, thể chất, thẩm mỹ….với mong muốn trẻ sẽ có một tương lai sáng lạn
hơn.
Mặt khác do xã hội phát triển, nhiều vấn đề xã hội đã tác động đến nhận thức ,
cách cư xử của thể hệ trẻ, trong đó có lớp học sinh trung học phổ thơng.Nhiều em
có thái độ “thích là làm”, có thái độ thờ ơ với những việc xung quanh , nhiều em
sinh ra đã lãng quên mất rằng quê hương mình vì đâu mà có, đất nước mình vì
sao cịn tồn tại vững chắc cho đến bây giờ. “Khi sống theo thái độ này, người ta
dễ đánh mất nhân phẩm của mình để sống theo thú tính” 4.Thái độ “thích là làm”
vô kỷ luật ấy đã đem đến biết bao tại hại cho cá nhân cũng như cho xã hội bất cứ
nơi nào

Từ những thực trạng trên, tôi thật sự muốn có những thay đổi trong suy nghĩ và
hành động của các em. Tôi muốn giúp cho các em trước tiên là trở thành những
con người tốt, sống có đạo đức và biết sống vì nguồn cội của mình.
Lịch sử đã khẳng định vai trị, vị trí của thanh niên. Thanh niên là rường cột của
nước nhà, là tương lai của đất nước. Thanh niên Việt Nam từ thế hệ này đến thế
hệ khác, kế thừa truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước, ln phát huy
mạnh mẽ lịng yêu nước, khát vọng vươn lên, không quản ngại gian khổ, hi sinh
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò và sức mạnh
của thanh niên càng được phát huy, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của dân
tộc, bồi đắp thêm những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên Việt Nam. Trong quá

Trang 3


trình lãnh đạo đất nước, Đảng ln ghi nhận, đề cao vai trò của thanh niên, đặt
trọn niềm tin vào thế hệ trẻ.
Vì vậy, cơng tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chính trị tư tưởng, đạo đức, lối
sống văn hóa cho thanh thiếu niên có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc
xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin, bản lĩnh chính trị, qua đó xây dựng thế hệ
trẻ có hồi bão, lý tưởng, khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước
nhà theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể thấy ngày nay, thế hệ trẻ nắm bắt và sử dụng các hình thức cơng nghệ
hình ảnh trực tuyến một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Các phương tiện như
youtube, facebook, Zalo, Instagram… trở lên không thể thiếu được trong giới trẻ.
Chính vì vậy, cơng tác giáo dục, tun truyền truyền thông không thể xa rời hay
loại bỏ các phương tiện được giới trẻ yêu chuộng này. Các cấp bộ đoàn cần
hướng đến xây dựng các bộ công cụ tuyên truyền, các sản phẩm truyền thông trên
Internet, các ứng dụng mạng xã hội và các thiết bị di động thông minh có nội
dung tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng theo hướng trẻ trung, sinh động,
phù hợp với thị hiếu của giới trẻ.

III.Một số biện pháp thực hiện nhằm phát huy tình u nước và lịng tự hào
dân tộc cho các em.
1.Giáo dục qua những hình ảnh và con số liên quan đến đại dịch covid 19.
Hiện nay, đứng trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch covid 19, trước
sự lây lan nhanh của các biến chủng mới của virut, nhiều tỉnh, thành phố của
nước ta đang đối mặt với hàng loạt khó khăn và thử thách khơn lường, tuy nhiên
với tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau lúc khó khăn thì trên phạm vi cả
nước, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức đều đang cùng nhau chung sức , đồng
lòng chống lại đại dịch, từ đó để khơng có bất cứ người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Cụ thể như sau:
Dang tay đón hơn 7.000 người Việt ở các vùng tâm dịch trên khắp thế giới
được đón về nước
Đầu tháng 2, khi dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp tại tâm dịch Vũ
Hán (Trung Quốc), rất nhiều người Việt Nam đang học tập và làm việc tại đây đã
bị kẹt lại bởi lệnh phong tỏa của Trung Quốc. Với quyết tâm không bỏ lại ai nơi
đất khách quê người, chúng ta đã cử một đội bay sang tận tâm dịch để giải cứu
đồng bào an toàn trở về quê hương.
Đến cuối tháng 3, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại châu Âu và một số quốc
gia Đông Nam Á, hơn 7.000 người Việt từ khắp nơi trên thế giới đã quyết định
hồi hương tránh dịch. Chúng ta lại một lần nữa dang tay chào đón đồng bào trở về
quê nhà, huy động tất cả sức người sức của để đảm bảo nơi ăn chốn ở cũng như
an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người.

Trang 4


700 tiếp viên hàng không xin nghỉ hoặc làm việc không lương trong 2-3 tháng
Là đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với người lạ đến từ các nơi khác nhau,
tiếp viên hàng không đứng thứ 3 về nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Dịch bệnh lây
lan cũng khiến nhiều quốc gia phong tỏa, các đường bay quốc tế bị tạm dừng, các

đường bay nội địa cũng vắng khách. Chưa bao giờ ngành hàng không lại bị ảnh
hưởng nặng nề như thế này.
Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng 700 tiếp viên hàng không của Vietnam
Airlines vẫn đăng ký xin làm việc hoặc nghỉ không lương trong 2-3 tháng để
giảm bớt gánh nặng cho ngành. Họ vui vẻ và hài lòng với quyết định này, bởi lúc
này chung tay cùng cả nước chống dịch mới là điều quan trọng nhất.

280 bác sĩ và y tá đã về hưu tại Hà Nội tình nguyện trở lại bệnh viện chống
dịch Covid-19
Trang 5


Ở cái tuổi nhẽ ra phải được nghỉ ngơi, quây quần bên con cháu, hàng loạt các y
bác sĩ đã về hưu lại tình nguyện quay lại bệnh viện, sẵn sàng đương đầu với
Covid-19. Dù đồng nghiệp ở các vùng dịch khác trên thế giới đã nhiễm bệnh,
chưa kể bản thân họ cũng nằm trong nhóm tuổi nhạy cảm dễ mắc nhất, họ cũng
chẳng hề nao núng.
Đối với những người này, còn khỏe mạnh là còn cống hiến. Chỉ cần đất nước
gọi, họ sẽ sẵn sàng trả lời.

Bác sĩ Đặng Minh Vụ vẫn hết mình vì đất nước ở tuổi 65. (Ảnh: Thúy Anh/Tuổi
trẻ)
Hàng trăm sinh viên Y khoa tình nguyện lên sân bay chặn dịch, trực đường
dây nóng tư vấn
Dù chỉ mới học năm 2, năm 3 còn non kinh nghiệm nhưng những sinh viên ĐH
Y tế Công cộng vẫn có cách để góp sức mình vào cuộc chiến chống Covid-19. Họ
tham gia hỗ trợ cơng tác kiểm sốt dịch của Bộ Y tế, mỗi ngày đều ngồi hàng giờ
gọi điện thoại liên lạc tới hành khánh của các chuyến bay có người nghi nhiễm,
thơng báo hướng dẫn tự cách ly.
Tại trường ĐH Y Hà Nội, 100 sinh viên năm cuối của khối Y học dự phịng cũng

tình nguyện lên sân bay chặn dịch. Gạt nỗi sợ lây nhiễm sang một bên, họ dốc hết
sức mình để hỗ trợ các cán bộ lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19, thống kê
báo cáo, điều tra dịch tễ…
Đối với họ, đây không chỉ là cơ hội để thực tập nâng cao nghiệp vụ, mà còn là
một cách thiết thức để giúp đỡ đất nước.

Trang 6


Các bạn sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng đang liên lạc với những người có
mặt trên các chuyến bay có bệnh nhân Covid-19. (Ảnh: FB Trường Đại học Y tế
Công cộng)
10.000 chiến sĩ “nhường nhà, nhường chiếu” cho người dân cách ly
Thời gian qua, hàng loạt các trường quân sự trên khắp cả nước đã được điều
động để làm nơi cách ly tập trung cho những người trở về từ vùng dịch. Để đảm
bảo an toàn cho người dân trong mùa dịch Covid-19, các chiến sĩ đã không ngần
ngại nhường chỗ ở của mình, thậm chí cịn phục vụ, chăm sóc và đảm bảo điều
kiện cách ly tốt nhất cho những người bị cách ly. Ban ngày, họ hướng dẫn thủ tục,
làm cầu nối giữa người bị cách ly và gia đình. Ban đêm, họ trở về chỗ ngủ tạm bợ
của mình nghỉ ngơi để có sức phục vụ nhân dân trong những ngày tiếp theo.
Đối với họ, chống dịch cũng quan trọng như chống giặc.

Người dân trong các khu vực cách ly đều được phát thực phẩm miễn phí
Trang 7


Cách ly là điều không ai muốn, nhưng là biện pháp thiết thực nhất nhằm hạn chế
lây lan trong mùa dịch Covid-19. Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt ổn định trong
14 ngày cách ly, người dân ở các khu vực này được phát miễn phí những thứ cần
thiết, từ thực phẩm, nước uống, thuốc, đồ sát khuẩn…

Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo của các cấp chính quyền, người dân đã bớt lo sợ và
hoang mang hơn trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19.

Người dân phố Trúc Bạch (Hà Nội) được phát thực phẩm miễn phí. (Ảnh: Hồng
Hải)
Hơn 120 khách sạn chủ động xin làm nơi cách ly, sẵn sàng bao ăn ở cho
khách
Trong hoàn cảnh hàng ngàn đồng bào đổ về Việt Nam tránh dịch, công tác cách
ly phịng dịch càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhằm san sẻ gánh nặng
giúp Nhà nước, nhiều khách sạn từ Bắc vào Nam đã chủ động xin làm nơi cách ly
tập trung cho người dân trở về.
Tại Hạ Long (Quảng Ninh), chủ khách sạn Bảo Minh Radiant đã miễn phí ăn ở
cho tồn bộ 157 khách nước ngồi đến cách ly trong 14 ngày. Chủ khách sạn
Hanvet (Hà Tĩnh) cũng tự dừng việc kinh doanh và cho chính quyền địa phương
mượn chỗ cách ly.
Bất chấp những lời chửi rủa, bất chấp số tiền thiệt hại lên đến cả tỷ đồng, những
chủ khách sạn này vẫn tự nguyện góp sức mình vào cơng tác phịng dịch Covid19.

Trang 8


43 tỷ đồng đã được qun góp cho quỹ "Tồn dân ủng hộ phòng, chống dịch
Covid-19" sau 2 ngày kêu gọi
Nhằm huy động các nguồn lực từ phía xã hội, chung tay với Chính phủ hỗ trợ
đồng bào cả nước, góp phần đẩy lùi dịch Covid-19, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và Bộ TT&TT đã khởi xướng chương trình "Tồn dân ủng hộ
phịng, chống dịch Covid-19". Chỉ sau 2 ngày kêu gọi, chương trình đã nhận về
43 tỷ đồng với hơn 600.000 lượt nhắn tin qua tổng đài 1400, theo số liệu từ Cổng
thông tin nhân đạo quốc gia.
Con số đáng kinh ngạc này chính là tấm lịng của tồn thể người dân trên khắp

Việt Nam, với mong muốn góp một chút cơng sức nhỏ bé của mình vào cuộc
chiến chống Covid-19 của tồn dân tộc. Dù giá trị của mỗi tin nhắn không đáng là
bao, nhưng đó là nghĩa cử cao đẹp rất đáng trân quý và đề cao trong thời khắc khó
khăn này của đất nước.
Tính đến 12/05, số tiền qun góp này vẫn đang tiếp tục tăng nhanh, với hơn 51
tỷ đồng nhận được thông qua gần 800.000 tin nhắn của đồng bào trên cả nước.
Trong mùa dịch Covid-19 lần này, ai cũng có những khó khăn, những nỗi bận
tâm riêng. Dù vậy, tồn thể người dân Việt Nam vẫn sẵn lịng gạt tất cả sang một
bên, không phân biệt quốc tịch hay màu da, để cùng nhau hướng về Tổ quốc.
“Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” - bởi vì Việt Nam tôi quá tuyệt vời!
2. Cho các em so sánh giữa số ca mắc và chữa khỏi bệnh của nước ta so với
thế giới và nhiều nước khác để thấy được sự nổ lực và cố gắng của đất nước
chúng ta nói chung và đội ngũ y, bác sĩ nói riêng .
Tính đến ngày 17/ 05/ 2021 thì trên phạm vi cả nước có người mắc, trong đó có
4359 người mắc, trong đó có 2890 ca lây nhiễm trong nước,2668 ca khỏi bệnh, 37
ca tử vong ( chủ yếu do mắc thêm các bệnh nền và tập trung ở những người cao
tuổi). Trong khi đó trên tồn thế giới có tới hơn 163 triệu nười mắc và 3.38 triệu
người tử vong. Đặc biệt có nhiều nước có nền kinh tế phát triển, y học hiện đại
nhưng lại có số ca mắc và tử vong do đại dịch là rất lớn.
Trang 9


Cụ thể như sau:
Quốc Gia

Người Nhiễm

Tử Vong

Mỹ


30.576.962

555.945

Braxin

12.051.619

295.685

Ấn Độ

60.686.330

5.3200000

Nga

4.466.153

95.391

Anh

4.301.925

126.172

Pháp


4.298.395

92.621

Ý

3.400.877

105.328

Tây Ban Nha

3.228.803

73.543

Thổ Nhĩ Kỳ

3.035.338

30.178

Đức

2.678.262

75.418

Colombia


2.342.278

62.148

Argentina

2.252.172

54.671

Mexico

2.195.772

198.036

Ba Lan

2.073.129

49.365

Iran

1.808.422

61.877

Indonesia


1.465.928

39.711

3.Thông qua hành động thiết thực tại trường học.
- Phun thuốc khử khuẩn toàn bộ khu vực trường học
- Dọn dẹp về sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về phịng chống dịch
- Thực hiện 5k trong và ngồi trường học
- Thực hiện giãn cách xã hội theo đúng các quy định.
Một số hình ảnh của nhà trường trong cơng tác phòng chống dịch Covid 19

Trang 10


IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp, nhà trường.
Trang 11


Để kiểm tra tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã lập phiếu đánh giá
về các mức độ yêu nước và tự hào của bản thân của các em qua tiết sinh hoạt trên lớp
như sau:

Mức độ yêu nước
Rất yêu nước và rất tự hào về đất nước
Yêu nước và cảm thấy tự hào về đất nước
Bình thường
Bảng kết quả kiểm tra phiếu tự đánh giá của học sinh

Tổng số Mức 1- rất yêu nước và rất Mức 2- yêu nước Mức 3- Bình
học sinh tự hào về quê hương , đất và cảm thấy tự thường.
nước.
hào về đất nước.
SL
%
SL
%
SL
%
50
35
70
15
30
0
0
Tóm lại, trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng thì điều thứ nhất là: "Yêu
Tổ quốc, yêu đồng bào". Đối với thanh niên Bác yêu cầu: "Trước hết phải yêu Tổ
quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng
đắn". Tinh thần yêu nước, như Bác đã khẳng định, là vốn quý, là sức mạnh tuyệt
vời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của
lịch sử. Người viết: "Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền
thống q báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần
ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
Tinh thần yêu nước được hun đúc từ bao đời đã trở thành sức mạnh Việt Nam,
biểu tượng Việt Nam. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, vấn đề giáo dục tinh thần
yêu nước cho thanh niên là việc làm hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào
quá trình thức tỉnh một bộ phận khơng nhỏ thanh, thiếu niên đang sống một cuộc

sống thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin, thiếu lòng tự hào và kiêu hãnh dân tộc.
Cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid 19 ở nước ta nói riêng và trên tồn thế
giới nói chung vẫn đang tiếp diễn, chúng ta cịn phải đối mặt với mn vàn khó
khăn, thử thách. Hơn ai hết là thế hệ học sinh- thanh niên trẻ của đất nước, các em
học sinh lớp 12 phải biết chung sức, đồng lòng cùng nhân dân trên khắp mọi miền
tổ quốc vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch bằng các hành động thiết thực
nhất.
Yêu nước và tự hào dân tộc là những truyền thống q báu của dân tộc ta,có
u nước thì mới thấy tự hào về dân tộc, mà đã tự hào dân tộc là u nước – đó là
truyền thống khơng thể tách rời của mỗi con người Việt Nam.Dù cho đó là trong
thời chiến hay trong cả thời bình thì truyền thống q báu đó ln ln được nhắc
nhở và một lần nữa lại càng được phát huy hơn khi cả nước đang chung tay chống
lại đại dịch lần này.

Trang 12


V. Kết luận và kiến nghị.
1.Kết luận.
Tinh thần yêu nước, ý thức về vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc
khơng phải là những điều gì đó q xa xơi, trừu tượng mà ngược lại đó là những
gì gần gũi, cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tình yêu Tổ quốc bắt
nguồn một cách tự nhiên, giản dị từ tình u làng xóm, q hương, với đồng bào.
Ngày nay, trong thời bình, người thanh niên yêu nước là người thanh niên biết đi
đầu gương mẫu trong mọi việc, như Bác Hồ đã nói: "Thanh niên phải có tinh thần
gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên vượt mọi
khó khăn gian khổ để tiến mãi khơng ngừng". Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào,
người thanh niên yêu nước cũng phải sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang
của dân tộc. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đất nước đang đứng trước
những thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức, vì vậy mà trách nhiệm của

Thanh niên càng lớn. Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm trong tay thế
hệ trẻ. Việt Nam của chúng ta có sánh vai được với cường quốc năm châu hay
không? Tất cả đang trông chờ vào ý chí, nghị lực, sự cống hiến của tuổi trẻ, tất cả
đang được quyết định bởi những việc làm, những hành động cụ thể của tuổi trẻ
hôm nay. Và chúng ta không thể quên lời căn dặn thiết tha của Bác Hồ: "Thanh
niên ta có vinh dự to thì càng có trách nhiệm lớn. Để làm trịn trách nhiệm, thanh
niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân".
Người thanh niên yêu nước là người thanh niên sống có ý chí, bản lĩnh cao, biết
vượt qua mọi khó khăn thử thách để luôn xung phong, gương mẫu trong mọi công
việc, mọi nhiệm vụ. Không những thế, người thanh niên yêu nước phải biết rèn
luyện, xây dựng cho mình những phẩm chất đạo đức cách mạng cao q, ln
biết sống hết mình vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Và có lẽ quan trọng hơn hết, người thanh niên yêu nước phải là con người uống
nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đạo lý này đã trở nên một lẽ sống quý
báu của dân tộc ta và đã được lưu giữ từ nghìn đời nay. Chúng ta có được cuộc
sống như hơm nay, được tạo mọi điều kiện để học tập, lao động và chiến đấu là
nhờ có Đảng vinh quang, có Bác kính u. Vì vậy, u nước là các bạn trẻ cũng
hãy giữ cho mình một “Trái tim nóng và Cái đầu lạnh” – biết làm chủ và giữ vững
tư tưởng, lập trường của mình trước các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch.
2.Kiến nghị , đề xuất.
- Đối với sở giáo dục và đào tạo: Tôi mong rằng sẽ có những hoạt động giáo dục
thiết thực để giúp các em học sinh có được cho mình những hướng đi, sự lựa chọn
đúng đắn, phù hợp cho tương lai của các em.
- Đối với Nhà trường: Tôi mong muốn nhà trường sẽ có nhiều hoạt động ngoại
khóa để nhằm củng cố tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho các em, từ
những hành động , việc làm nhỏ: “Tết vì người nghèo” Chương trình “ chung tay
vì đồng bào miền trung lũ lụt”…

Trang 13



- Với bản thân mình tơi cũng mong muốn học sinh của tôi cho dù chưa giỏi về
học tập nhưng lại có tình u q hương đất nước tha thiết , sẵn sàng cống hiến
sức trẻ để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh
nghiệm của tôi là do tơi tự làm , hồn
tồn khơng sao chép.
Triệu Sơn, tháng 05 năm 2021
Người làm đề tài.

Lê Thị Hà

Tài liệu tham khảo.
Trang 14


[1]. ( trích: Sách giáo khoa GDCD 10.)
[2]. (trích: điều 2- Luật giáo dục-năm 2005).
[3]. Theo lời của Sybil Stamton đã viết
[4. Phạm quốc Hưng, Trong dòng đời, tr 89
Báo: Sức khỏe và đời sống. Báo: Tri thức trẻ.
Ngoài ra bản thân tơi có tham khảo thêm một số trang báo điện tử, các trang mạng xã
hội,một số tài liệu khác.

Trang 15




×