Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi tôm hùm giống vùng biển ven bờ bán đảo sơn trà, thành phố đà nẵng và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN VĂN MỸ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI
TÔM HÙM GIỐNG VÙNG BIỂN VEN BỜ
BÁN ĐẢO SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LONG

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nguyên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào.

Tác giả

Phan Văn Mỹ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 4
3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu ............................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 6
1.1. SƠ LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TƠM HÙM .................. 6
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TƠM HÙM TRÊN THẾ GIỚI ........................ 7
1.2.1. Thành phần loài và sinh thái phân bố tôm hùm trên thế giới .............. 7
1.2.2. Sản lượng khai thác thương phẩm tôm hùm trên thế giới ................... 9
1.2.3. Nghiên cứu nguồn giống và nuôi trồng trên thế giới.........................10
1.2.4. Đánh giá thực trạng và quản lý nguồn lợi tơm hùm ..........................10
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TƠM HÙM TẠI VIỆT NAM.........................13
1.3.1. Thành phần loài và sinh thái phân bố của tôm hùm ..........................13
1.3.2. Sản lượng khai thác thương phẩm tại Việt Nam ...............................16
1.3.3. Nghiên cứu nguồn giống và ni trồng .............................................17
1.3.4. Tình hình nghiên cứu và quản lý nguồn lợi tôm hùm .......................22
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÙNG
NGHIÊN CỨU .....................................................................................................23
1.4.1. Vị trí địa lý .........................................................................................23
1.4.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn và môi trường biển .............................24


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .....................................................................................................................27

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................27
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................27
2.1.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .......................................................27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................28
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngồi thực địa ...........................................28
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ............................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................35
3.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI
TÔM HÙM GIỐNG .............................................................................................35
3.1.1. Cơ cấu các loại nghề khai thác ..........................................................35
3.1.2. Đặc điểm và phương thức khai thác của các loại nghề .....................37
3.2. THÀNH PHẦN LOÀI, KHU VỰC PHÂN BỐ, MÙA VỤ XUẤT HIỆN,
NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG CÁC LỒI TƠM HÙM GIỐNG..................42
3.2.1. Thành phần lồi .................................................................................42
3.2.2. Đặc điểm sinh thái phân bố ...............................................................46
3.2.3. Đặc trưng sinh thái khu vực phân bố .................................................49
3.2.4. Mùa vụ xuất hiện ...............................................................................52
3.2.5. Mùa vụ khai thác................................................................................52
3.2.6. Năng suất và sản lượng khai thác ......................................................53
3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỀ KHAI THÁC TƠM
HÙM GIỐNG ĐỐI VỚI NHĨM NGUỒN LỢI THỦY SẢN KHÁC DO KHAI
THÁC KHƠNG CHỦ ĐÍCH (BYCATCH) ........................................................62
3.3.1. Kết quả tham vấn ...............................................................................62
3.3.2. Kết quả khảo sát thực tế .....................................................................63
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN LỢI
TÔM HÙM GIỐNG .............................................................................................65


3.4.1. Đánh giá nguy cơ đe dọa nguồn lợi tôm hùm và môi trường sống
của chúng.....................................................................................................65

3.4.2. Quan điểm đề xuất .............................................................................68
3.4.3. Đề xuất các giải pháp .........................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................78
1. Kết luận ....................................................................................................78
2. Kiến nghị .................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................81
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO (Food and Agriculture Organization) : Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc
CV (Cheval –Vapeur)

: Sức ngựa

DO

: Nồng độ ơ xy hịa tan

%

: Phần trăm

%o

: Phần ngàn

Tôm bông


: Tôm Hùm bông

Tôm xanh

: Tôm Hùm xanh

Tôm tre

: Tôm Hùm tre


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
Bảng 1.1

Tổng hợp tình hình khai thác Tôm Hùm bông và Tôm
Hùm đá các tỉnh miền Trung từ năm 2005-2008

Trang

20

Bảng 2.1

Số lượng người tham vấn tại các địa phương theo nghề


28

Bảng 2.2

Thời gian khảo sát thực địa để xây dựng bản đồ phân bố

30

Bảng 2.3

Số lượng sổ nhật ký được bố trí theo từng loại nghề

31

Bảng 3.1

Cơ cấu nghề khai thác tôm hùm giống tại TP Đà Nẵng

35

Bảng 3.2

Tỷ lệ (%) số lượng từng nhóm tôm giống khai thác theo
loại nghề

36

Bảng 3.3


Khu vực phân bố chủ yếu của các lồi tơm hùm giống

47

Bảng 3.4

Đặc trưng nền đáy tại các vùng phân bố tôm hùm giống

49

Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

Kết quả các chỉ tiêu về môi trường khu vực tôm hùm
giống phân bố theo tháng
Mối quan hệ giữa các lồi tơm hùm với các yếu tố sinh
thái
Mùa vụ khai thác tôm hùm giống theo nghề tại Đà Nẵng
Năng suất khai thác trung bình ± s.e. (con/phương
tiện/ngày) hàng tháng các lồi tơm hùm giống theo nghề
Số ngày khai thác trung bình hàng tháng theo từng loại
nghề

Bảng 3.10 Sản lượng khai thác các lồi tơm hùm giống theo nghề

50
51

53
55
56
57


Bảng 3.11 Sản lượng khai thác từng lồi tơm hùm theo nghề

58

Bảng 3.12 Sản lượng khai thác tôm hùm bông các tháng theo nghề

59

Bảng 3.13

Sản lượng khai thác Tôm Hùm xanh các nghề theo
tháng

60

Bảng 3.14 Sản lượng khai thác tôm hùm tre các nghề theo tháng

60

Bảng 3.15

61

Bảng 3.16

Bảng 3.17

Sản lượng các lồi tơm hùm giống đánh bắt theo tháng
Kết quả tham vấn về tỷ lệ (%) các nhóm nguồn lợi khai
thác theo nghề
Tỷ lệ (%) các nhóm nguồn lợi khai thác của nghề bẫy
và nghề mành

62
64


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 3.1

Khu vực nghiên cứu vùng ven bờ bán đảo Sơn Trà, Đà
Nẵng

Sơ đồ các tuyến mặt cắt khảo sát nguồn lợi tôm hùm
giống ở bán đảo Sơn Trà

Phương tiện sử dụng lưới mành để khai thác tơm hùm
giống

Trang

27

30

38

Hình 3.2

Hình ảnh bẫy và đang thu

39

Hình 3.3

Khu vực đặt bẫy

39

Hình 3.4

Hình ảnh phương tiện khai thác bằng nghề te ruốc

40

Hình 3.5


Hình ảnh lặn tơm hùm giống

41

Hình 3.6

Tơm hùm bơng/ Tơm sao (P. ornatus)

43

Hình 3.7

Tơm xanh/Xanh chân ngắn (P. homarus)

44

Hình 3.8

Tơm tre/ Tề thiên (P. polyphagus)

45

Hình 3.9

Tơm sắt/Tơm đỏ (P. longipes)

45

Hình 3.10 Tơm xanh chân dài/Tơm ma (P. stimpsoni)


46

Hình 3.11

Sơ đồ phân bố các lồi tôm hùm giống ở bán đảo Sơn
Trà

48


Hình 3.12
Hình 3.13

Năng suất khai thác trung bình ± s.e. (con/phương
tiện/ngày) theo tháng của các nghề
Tỉ lệ (%) sản lượng khai thác tơm hùm giống theo
nghề

Hình 3.14 Tỷ lệ các lồi tơm hùm khai thác mùa vụ 2012-2013
Hình 3.15

Biến động số lượng tôm hùm giống khai thác theo
tháng

54
58
59
61



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng Biển Đơng và vịnh Thái Lan, có vùng đặc
quyền kinh tế gần 1 triệu km2, với hơn 3.260 km đường bờ, có nguồn lợi hải
sản đa dạng và phong phú, nhiều lồi giá trị kinh tế cao, trong đó có tơm hùm
[1], [16].
Tơm hùm là thực phẩm cao cấp, phổ biến được nhiều người trên thế giới
ưa chuộng, trong 100 gram thịt tơm hùm có chứa 98 calo, 21 gam protein, chỉ
có 0,6 gram chất béo và chứa axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch
(lượng chất béo trong thịt tôm hùm thấp hơn 10 lần so với thịt bị và 6 lần so
với thịt gà). Tơm hùm là nguồn lợi quan trọng, mang lại nguồn thu lớn trong
nghề cá của một số quốc gia, nguồn nguyên liệu quý cho y học và được dùng
làm đồ mỹ nghệ [15]. Theo tính tốn của FAO, năm 2011 Trung Quốc đã xuất
khẩu sản phẩm tôm hùm sang Canada với giá trị 30 triệu USD [30].
Nhu cầu tiêu thụ cao đã thúc đẩy nghề khai thác tôm hùm phát triển
mạnh, do khơng có quy định nào trong khai thác tơm hùm nên đến những năm
1970, đã bắt đầu xuất hiện tình trạng khai thác tơm hùm thương phẩm q
mức, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chuyển sang nuôi, trong đó có ni
lồng.
Nằm trong vùng biển khí hậu nhiệt đới, vùng biển Việt Nam được ghi
nhận có tơm hùm phân bố, tâp trung nhất ở khu vực Miền Trung thuộc 14 tỉnh
và thành phố, trong đó có thành phố Đà Nẵng [12]. Số lồi tơm hùm thống kê
được cho đến nay gồm 17 lồi, trong đó có 04 lồi thuộc giống Panulirus có
giá trị kinh tế cao là Tơm Hùm bông (Panulirus ornatus), Tôm Hùm đá
(xanh) (P. homarus), Tôm Hùm sỏi (P. stimpsoni), Tôm Hùm đỏ (P. longipes)
[1], [3], [27]. Trong số 04 lồi kể trên, có 03 lồi lớn nhanh, giá trị dinh



2

dưỡng cao là Tôm Hùm bông và Tôm Hùm đá (xanh), Tôm Hùm sỏi được
ngư dân bắt con giống về nuôi thương phẩm[12], [18].
Trước năm 1975, nghề khai thác tôm hùm thương phẩm ở Việt Nam cịn
ở quy mơ nhỏ. Trong giai đoạn 1975 - 1980, sản lượng đánh bắt hàng năm có
thể đạt hàng chục đến hàng trăm tấn. Sang những năm 1980 đã có những cải
tiến trong khai thác tôm hùm thương phẩm và mặt hàng này đã hướng đến
xuất khẩu [15]. Tuy nhiên đến những năm 1990, do khai thác quá mức và
không hợp lý, sản lượng tơm hùm giảm đi rất nhanh và kích thước tơm khai
thác cũng nhỏ dần, khơng đủ kích cỡ xuất khẩu [15]. Để khắc phục tình trạng
này nhiều ngư dân đã thả tơm vào lồng ni cho đến khi đạt kích cỡ xuất khẩu
mới bán và kể từ đây nghề nuôi tôm hùm lồng bắt đầu phát triển rộng khắp
ven biển Miền Trung. Kéo theo đó là nghề khai thác tơm hùm giống phục vụ
ni thương phẩm phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào thu nhập chính của
cộng đồng dân cư ven biển.
Dưới sức ép nhu cầu của thị trường, trong khi việc sinh sản nhân tạo tôm
hùm hiện nay chưa được thực hiện theo quy trình kép kín, nguồn giống phục
vụ ni thương phẩm phụ thuộc hồn tồn vào tự nhiên nên số lượng tôm
hùm giống ngày càng bị khai thác triệt để. Nguy cơ đe dọa, ảnh hưởng đến
nguồn lợi tôm hùm cũng như môi trường sống của chúng và ảnh hưởng đến
các mắt xích trong chuỗi thức ăn trong môi trường biển là điều không thể
tránh khỏi, do đó việc nghiên cứu nhằm sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm
giống tự nhiên đang là những yêu cầu mang tính cấp thiết từ thực tiễn.
Ở Việt Nam, đã có một số cơng trình nghiên cứu về tơm hùm giống tự
nhiên, cơng trình nghiên cứu mang tính quy mơ rộng đó là đánh giá tình hình
khai thác tơm hùm giống ở các tỉnh ven biển Miền Trung từ Đà Nẵng đến
Bình Thuận trong giai đoạn 2005-2008 (Nguyen Van Long & Dao Tan Hoc,
2008) [21]. Các cơng trình khác nghiên cứu về tôm hùm giống như: Phạm Thị



3

Dự (1997) [5], Nguyễn Thị Bích Thúy và Nguyễn Bích Ngọc (2004) [27], Chi
cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bình Định (2008) [9], Viện
Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản III (2012) [2] và một số công trình khác đã
đánh giá hiện trạng khai thác tơm hùm giống tự nhiên ở các vùng biển Việt
Nam.
Vùng biển ven bờ Đà Nẵng có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là khu
vực biển quanh bán đảo Sơn Trà, có 104,6 ha rạn san hơ; 26,2 ha các thảm
rong biển và 10 ha thảm cỏ biển, đây là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú,
đa dạng trong đó có tơm hùm Panulirus spp [10]. Sản lượng khai thác tôm
hùm giống hàng năm ở vùng biển Đà Nẵng giai đoạn 2005-2008 ước đạt từ
78.820 - 184.624 con giống của lồi Tơm Hùm bơng và từ 877 - 102.510 con
của lồi Tơm Hùm xanh [21]. Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên cho
đến thời điểm hiện nay vùng biển Đà Nẵng chưa có cơng trình nghiên cứu nào
đánh giá tổng thể thực trạng tôm hùm giống tự nhiên, trong khi đó nhiều năm
qua nghề khai thác tơm hùm giống đã diễn ra ở vùng biển ven bờ bán đảo Sơn
Trà một cách tự phát, không theo quy hoạch, thiếu bền vững. Cơ quan quản lý
đã có nhiều nổ lực trong việc bảo vệ các hệ sinh thái như rạn san hô nhằm
phát triển du lịch theo định hướng của thành phố, nhưng đối với nguồn lợi
tơm hùm giống thì hiện nay vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu để quản lý
do thiếu các thông tin cụ thể.
Xuất phát từ tình hình thực tế và nhằm giải quyết những tồn tại nêu trên,
chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng nguồn lợi tôm hùm giống
vùng biển ven bờ bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các
giải pháp khai thác hợp lý” nhằm cung cấp cơ sở khoa học và đề xuất các
giải pháp quản lý phù hợp, góp phần bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi
quan trọng này ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng.



4

2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần quản lý bền vững nguồn lợi tôm hùm giống ở vùng biển ven
bờ Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Cung cấp các tư liệu về hiện trạng tôm hùm giống vùng biển ven bờ bán
đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Điều tra đặc điểm và cơ cấu ngành nghề khai thác nguồn lợi tôm
hùm giống.
3.2. Xác định thành phần loài, khu vực phân bố và mùa vụ xuất hiện,
năng suất và sản lượng khai thác của các lồi tơm hùm giống.
3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nghề khai thác tôm hùm giống đối
với các nhóm nguồn lợi thủy sản khác do khai thác khơng chủ đích (bycatch).
3.4. Đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn lợi tôm hùm giống.
4. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các lồi tơm hùm giống, trong đó tập
trung vào 03 lồi có giá trị kinh tế cao mà ngư dân khai thác phục vụ nuôi
lồng là Tôm Hùm bông (Panulirus ornatus), Tôm Hùm đá (P. homarus) và
Tôm Hùm tre (P. polyphagus)
2.1.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Khu vực vùng biển ven bờ bán
đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Thời gian thực hiện từ tháng 8 năm 2012
đến tháng 4 năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu ngoài thực địa.

- Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm.


5

- Xử lý số liệu và số hóa bản đồ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của việc khai thác lên
nguồn lợi tơm hùm ngồi tự nhiên, bổ sung dữ liệu khoa học về nghiên cứu
tôm hùm giống tự nhiên vẫn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm cơ sở vững chắc để các cơ quan quản lý địa phương định hướng
quy hoạch, bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi tơm hùm giống, góp phần
duy trì và phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TƠM HÙM

Tơm hùm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đời sống, mỗi giai
đoạn sống của chúng gắn liền với điều kiện sinh thái nhất định và tạo nên một
quần thể riêng biệt. Tôm hùm trải qua các giai đoạn chính sau [14]:
- Giai đoạn ấu trùng phyllosoma: Sống trôi nổi trên tầng mặt như những
sinh vật phù du ở vùng biển không quá xa bờ đến những vùng biển khơi. Hầu
như suốt thời kỳ này chúng luôn di chuyển, khả năng phát tán của chúng phụ
thuộc hồn tồn vào sóng, gió, dịng hải lưu [14].
- Giai đoạn hậu ấu trùng puerulus: Sau khi ấu trùng phyllosoma trải qua
12 đến 15 lần lột xác, chúng chuyển sang thời kỳ hậu ấu trùng puerulus và bắt
đầu sống định cư, sống đáy, chúng thích bám trên rong, vách đá hoặc các giá
thể hoặc chúng có thể bơi chủ động [12], [14]. Môi trường phân bố phụ thuộc
vào điều kiện sinh thái các vũng, vịnh, đầm ở những vùng ít sóng gió, thức ăn
phong phú. Kiểu định cư sống đáy theo không quan và thời gian của puerulus
phụ thuộc vào chu kỳ trăng khá rõ rệt. Số lượng ấu trùng định cư cao nhất vào
đầu tuần trăng non và cũng có khi thời gian định cư cịn kéo dài sang cả tuần
trăng tròn. Pearce & Phillip (1988) [23] đã xác định sự định cư cịn phụ thuộc
vào q trình thay đổi hàng năm của trái đất như hiện tượng El Nino, khi có
dịng chảy mạnh sẽ đẩy phần lớn ấu trùng thẳng vào vùng bờ, ngược lại dòng
chảy yếu sẽ làm cho mật độ ấu trùng giảm xuống rõ rệt.
- Giai đoạn tôm con: Sau khoảng 04 lần lột xác và biến thái ấu trùng
puerulus trở thành tôm hùm con (juvenile) có màu sắc và hình thái giống tơm
trưởng thành. Chúng sống định cư trong các vũng, vịnh, đầm phá ven biển.
Bắt đầu sống bầy đàn, chúng thường ở trong các khe, hốc đá hoặc bám chắc


7

vào những hõm, lổ nhỏ của ghềnh đá, rạn san hơ, hang đá vơi. Lợi dụng đặc
tính này người ta thường dùng bẫy để bắt chúng [12], [14].
- Giai đoạn trưởng thành: Chúng có xu hướng di chuyển ra ngồi khơi,

mỗi lồi chiếm cứ một vùng địa lý, nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của lồi, chúng thường ẩn mình cả ngày trong rạn
san hô hoặc hốc đá. Vào buổi tối chúng chỉ bị ra ngồi gần khu vực chúng ở
để kiếm mồi. Độ sâu phân bố hầu hết các loài từ khoảng 5 - 100m, cá biệt một
số loài sống ở độ sâu 180 - 500m [12].
Tùy vào giai đoạn phát triển và tùy vào từng loài mà chúng phân bố theo
độ sâu khác nhau. Ở giai đoạn trưởng thành tôm hùm bông thường phân bố ở
độ sâu từ 20m trở lên, ở giai đoạn ấu trùng và con non chúng thường phân bố
ở các bãi rạn, đá san hô ở độ sâu từ 2 - 10m nước - nơi có nhiều hang hốc, khe
rãnh ven biển. Tôm trưởng thành chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu là ở
tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn. Ban ngày trú ẩn trong các hang đá ít
hoạt động, ban đêm hoạt động tích cực tìm mồi, sống thích hợp ở các vùng
biển có độ mặn từ 30 - 36‰, nhiệt độ từ 25 – 32oC.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TƠM HÙM TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Thành phần loài và sinh thái phân bố tôm hùm trên thế giới
Ngay từ cuối thế kỷ 18 khi nghề khai thác tôm hùm bắt đầu phát triển đã
được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, nhưng phải đến
sau hội thảo Quốc tế lần thứ I về tôm hùm tại Mỹ, các công trình nghiên cứu
mới được tập hợp, biên soạn và xuất bản với sự đóng góp của trên 80 tác giả
khắp các châu lục. Từ đó, các kết quả mới được cơng bố hàng năm trên các
tạp chí khoa học như “Australia Journal of Marine and Freshwater
Reasearch”, “Naga”, “Canadian Journal of Fisheries and Aquatic Sciences”,
“Journal of Aquaculture in the Tropics”. Trong đó, tơm hùm gai (họ
Palinuridae) được quan tâm nhiều.


8

Tơm hùm thuộc nhóm Giáp xác mười chân (Decapoda), đến nay đã phát
hiện được 163 loài thuộc 4 họ, chúng phân bố ở vùng biển từ ôn đới đến nhiệt

đới của hơn 90 nước trên thế giới [22]. Trong đó họ Scyllaridae có 74 lồi, họ
Palinuridae có 49 lồi, họ Nephropidae có 38 lồi và họ Xynaxidae có 02 lồi.
Được đánh giá hơn cả và nghiên cứu nhiều nhất là họ Palinuridae.
Đến năm 1980, Phillips & Williams đã xác định được họ tơm hùm gai
(Palinuridae) gồm có 49 lồi được phân chia thành 8 giống, nhưng chỉ có 33
lồi thuộc 03 giống (Panulirus, Palinurus và Jasus) có ý nghĩa kinh tế quan
trọng trong công nghiệp khai thác tôm hùm của thế giới. Các giống loài
thường gặp trong họ này được chia thành 03 nhóm theo vùng sinh thái rõ rệt:
vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, nhưng hầu hết các giống lồi có thành
phần phong phú đều tập trung ở vùng biển nhiệt đới đến á nhiệt đới như: Úc,
Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia [25], [29].
Những loài thuộc giống Jasus thường phân bố ở những vùng biển nơng
ơn đới dưới 50m. Trong khi đó các lồi thuộc giống Panulirus phân bố chủ
yếu ở vùng biển nông nhiệt đới trong đó có Việt Nam, các lồi thuộc 06 giống
còn lại (Justitia, Palinurus, Linuparus, Palinustus, Puerulus, Projasus) sống
ở vùng biển có độ sâu 50 - 100m.
Ở Philippines đã ghi nhận được 07 loài thuộc giống Panulirus, ở Úc có
06 lồi và ở Indonesia cũng phát hiện có 06 lồi thuộc giống này. Trong khi
đó có đến 07 giống (Panulirus, Palinurus, Linuparus, Palinustus, Puerulus,
Projasus, Jasus) đã tìm thấy cùng phân bố ở vùng biển phía Đơng của miền
Nam Châu Phi, trong đó 05 lồi thuộc giống Panulirus cùng phân bố ở độ sâu
đến 28m.
Sự phân bố và phát tán của Tơm hùm gai bị chi phối bởi q trình sống
trôi nổi của thời kỳ ấu trùng phyllosoma, chúng sống trôi nổi trên tầng mặt
như những sinh vật phù du khác ở vùng biển xa nhờ sóng gió và hải triều, ở


9

giai đoạn giữa và cuối thời kỳ phyllosoma ấu trùng rất nhạy cảm với ánh sáng

nên hầu như không bắt gặp chúng di chuyển trên lớp nước bề mặt, chúng
hoàn tồn phụ thuộc vào dịng chảy của lớp nước cận bề mặt, do vậy ấu trùng
bị đẩy vào vùng ven biển.
1.2.2. Sản lượng khai thác thương phẩm tôm hùm trên thế giới
Tuy nghề khai thác tơm hùm đã có từ những năm 70 của thế kỷ thứ 18,
nhưng đối với tơm hùm gai thì ở những năm đầu của thế kỷ 20 quy mơ khai
thác vẫn cịn nhỏ và mang tính thủ cơng rõ rệt ở hầu hết các nước trên thế
giới. Chỉ có một vài nước đạt được sản lượng cao trong khai thác tôm hùm gai
là Úc, Niu Zi Lân, Caribê, Nam Phi và Mỹ với hơn 70% sản lượng khai thác
từ vùng vịnh Caribê. Song do nhu cầu tiêu thụ cao đã thúc đẩy nghề khai thác
tôm hùm mở rộng ra nhiều nước khác và qua thống kê có hơn 90 nước trên
thế giới tham gia khai thác và tiêu thụ tôm hùm, sản lượng đánh bắt hàng năm
trên 77 ngàn tấn. Ở một số nước tôm hùm gai đã trở thành nguồn lợi khai thác
chính mà khơng có bất cứ quy định nào trong khai thác. Thời gian này các
nước có nhu cầu tiêu thụ lớn như Nhật Bản và Mỹ đã nhập khẩu cả tôm hùm
ướp đông lẫn tôm hùm sống để phục vụ nhu cầu ăn uống và dịch vụ du lịch.
Cho đến những năm 1970, đã xuất hiện tình trạng khai thác tơm hùm quá mức
ở một số nước. Đến nay có nhiều nhà khoa học trên thế giới đã công bố
những công trình nghiên cứu về khai thác và quản lý nguồn lợi này, song các
biện pháp đạt được hiệu quả cao phải kể đến một số nước như Úc, Nam Phi,
Cuba, Namibia [15].
Tôm hùm trên thế giới được chia thành một số nhóm chính bao gồm:
tơm hùm Mỹ (American lobster), tơm hùm gai (Spiny lobster), tôm hùm Châu
Âu (European lobster), tôm hùm đá (Rock lobster) và các lồi tơm hùm cịn
lại được xếp vào một nhóm. Từ năm 1989 đến năm 2006, sản lượng khai thác
tôm hùm Mỹ luôn cao nhất, riêng năm 2006 chiếm đến 63% tổng sản lượng


10


khai thác trên toàn cầu. Năm 1982 đạt 40.000 tấn, sang năm 2006 sản lượng
lên đến 90.000 tấn (tăng hơn 2 lần). Tuy nhiên những năm gần đây sản lượng
khai thác Tơm Hùm gai và Tơm Hùm đá có xu hướng giảm nhẹ [15], [30],
[31].
1.2.3. Nghiên cứu nguồn giống và nuôi trồng trên thế giới
Trước sức ép tiêu thụ của thị trường tăng cao, trong khi đó sản lượng
khai thác tơm hùm ngày càng giảm, do đó nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu
chuyển sang ni, trong đó có ni lồng. Các lồi tơm hùm được phổ biến
ni hiện nay như: Homarus americaunus ở vùng biển Đông Bắc nước Mỹ;
Panurilus argus ở bang Florida (Mỹ); Panulirus japonicus ở Nhật Bản, Jasus
edwardsii ở New Zealand, một số loài thuộc giống Panulirus (P. ornatus, P.
longipes, P. homarus, P. stimpsoni) đang được nuôi ở Malaysia, Philippines
và Việt Nam.
Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất thành công giống tôm hùm
Mỹ, con giống đã đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm lồi tơm hùm này.
Tuy nhiên, sản lượng ni thương phẩm còn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với sản
lượng khai thác ngoài tự nhiên [7].
Đối với các loài thuộc họ tơm hùm gai, khó khăn nhất cho nghề ni
thương phẩm trên thế giới là nguồn giống còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự
nhiên do chưa sản xuất giống thành cơng theo quy trình khép kín.
1.2.4. Đánh giá thực trạng và quản lý nguồn lợi tơm hùm
Đến nay, có nhiều nhà khoa học và quản lý thủy sản trên thế giới đã
cơng bố những cơng trình nghiên cứu về bảo tồn và quản lý nguồn lợi này.
Thu thập và tổng hợp các tài liệu này, có thể thấy xu hướng nghiên cứu chung
bao gồm các lĩnh vực :
- Đánh giá thực trạng nguồn lợi


11


Những nghiên cứu về thực trạng nguồn lợi thường được các tác giả chú
trọng vào từng loài cụ thể ở mỗi vùng biển. Tại vùng biển Torres Strait,
Pitcher (1991, 1992) [17] đã tính được mức độ tập trung của lồi P. ornatus
trong khoảng 25.000 km2 với mật độ phân bố 2 - 100 con/ha, trữ lượng ước
tính khoảng 11 - 17 triệu con.
Phillips và CTV (1980) [25] tiến hành hơn 15 năm nghiên cứu đối với
loài P. argus và P. laevicauda ở vùng biển phía Đơng Bắc Brazil và đã thu
được những kết quả đánh giá khá toàn diện ở hai loài này. Các tác giả này đã
đưa ra một số chỉ tiêu về đặc điểm sinh học làm cơ sở cho việc dự báo nguồn
lợi đã được xác định gồm kích cỡ khai thác, tuổi trung bình, chiều dài trung
bình [19].
- Các biện pháp quản lý khai thác
+ Kiểm soát và nghiên cứu ngư cụ khai thác
Những nghiên cứu của Brown (1994) [17] về khai thác của loài P.
cygnus và P. ornatus ở vùng biển phía Tây nước Úc cho thấy khi nhà nước
khơng có bất cứ một biện pháp nào từ năm 1930 đến năm 1962 để kiểm sốt
số lượng ngư dân tham gia khai thác tơm hùm, kết quả là số lượng phương
tiện thuyền và bẫy khai thác tơm hùm đã tăng lên nhanh chóng, song sản
lượng lại giảm đi so với những năm 1950, chỉ đạt khoảng 7.000 - 8.000
tấn/năm. Đến năm 1965, số lượng phương tiện thuyền và bẫy được kiểm soát
chặt chẽ, kết quả là cho tới 20 năm sau đó, sản lượng tơm hùm khai thác ở
vùng biển này tăng lên tới 12.900 tấn/năm và cho tới năm 1990 sản lượng ổn
định ở khoảng 10.000 tấn/năm.
+ Cấm khai thác vào mùa sinh sản
Hầu như ở các nước có nghề khai thác tơm hùm đều áp dụng biện pháp
không khai thác vào mùa tôm ôm trứng.


12


Việc áp dụng biện pháp cấm khai thác theo mùa là biện pháp có tính
ngun tắc khơng chỉ sử dụng cho khai thác tơm hùm gai mà cịn áp dụng cho
các đối tượng khác. Hơn nữa việc cấm đánh bắt theo mùa trong khoảng thời
gian (3 - 5) tháng còn để giảm cường độ khai thác và bảo vệ sự ổn định sinh
thái cho quần thể tôm hùm đẻ trứng. Tất cả những vấn đề này được luật pháp
qui định rõ ràng và mọi ngư dân phải chấp hành theo luật định.
+ Thiết lập các vùng cư trú
Thiết lập vùng tôm hùm cư trú được bắt đầu từ năm 1935 ở vùng biển
Dry Tortugas (Florida – Mỹ). Sau đó trên cơ sở nghiên cứu khoa học của
nhiều tác giả đã khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tạo dựng một
vùng cư trú rộng lớn cho các loài tôm hùm kinh tế. Tuy nhiên theo các tác giả,
các vùng cư trú này cần có một chính sách, nội quy quản lý thích hợp của Nhà
nước, cùng với sự quan tâm thường xuyên của các nhà khoa học và quản lý
chuyên ngành thủy sản, để các khu vực này thực sự là nơi nghiên cứu, giải trí
và thu lợi nhuận.
- Nghiên cứu sự bổ sung nguồn lợi tôm hùm hàng năm
Để có cơ sở vững chắc dự báo nguồn lợi tôm hùm, các nhà khoa học
phải dựa vào chỉ số phong phú của quần thể puerulus định cư vào các vịnh
hàng năm. Những nghiên cứu này được bắt đầu từ những năm 1950 khi quản
lý khai thác và phục hồi nguồn lợi tôm hùm trở thành vấn đề cấp thiết ở nhiều
nước.
Theo Phillips (1994) [17], những chương trình nghiên cứu trên đã thu
được những kiến thức quí giá về sự biến động số lượng hàng năm của
puerulus, kết hợp với những nghiên cứu về sinh trưởng của chúng ở mỗi vịnh,
sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu thủy sản những hiểu biết sâu sắc hơn về
sự biến đổi khác nhau trong q trình bổ sung nguồn lợi tơm hùm ở các vùng
vịnh khác nhau.


13


1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TƠM HÙM TẠI VIỆT NAM
1.3.1. Thành phần lồi và sinh thái phân bố của tơm hùm
a. Ở Việt Nam
Cơng trình “Danh mục Tơm Biển Việt Nam” được công bố bởi Nguyễn
Văn Chung và Phạm Thị Dự (1995) [3] đã thu thập tư liệu và tổng hợp tồn
bộ hệ thống phân loại các lồi tơm hùm ở Việt Nam gồm 17 lồi, trong đó họ
Palinuridae có 07 loài thuộc giống Panulirus và 01 loài thuộc giống
Linuparus; họ Synaxidae có 01 lồi thuộc giống Palinurellus; họ Scyllaridae
có 01 loài thuộc giống Scyllarides, 02 loài thuộc giống Ibacus, 01 loài thuộc
giống Parribacus, 03 loài thuộc giống Scyllarus và 01 loài thuộc giống
Thenus. Đồng thời các tác giả cũng đã trình bày khá chi tiết vùng phân bố của
mỗi loại trên thế giới và Việt Nam.
Có 7 lồi tơm hùm thuộc giống Panulirus đó là: Tơm Hùm bơng (P.
ornatus), Tôm Hùm xanh hoặc Tôm Hùm đá (P. homarus), Tôm Hùm đỏ (P.
longipes), Tôm Hùm lông hoặc Tôm Hùm sỏi (P. stimpsoni), Tôm Hùm sen
(P. versicolor), Tôm Hùm ma (P. penicilatus) và Tôm Hùm tre hay Tôm Hùm
bùn (P. polyphagus), phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình
đến Bình Thuận, trong đó Tơm Hùm bơng là lồi có kích thước và giá trị kinh
tế lớn nhất [1].
Dựa vào phân tích đặc điểm hình thái, địa hình, trầm tích tầng mặt của
Trịnh Thế Hiếu (1994) [6], những dẫn liệu ban đầu về ngư trường khai thác
của Hồ Thu Cúc (1986) [4] và phân tích, định lượng các chỉ tiêu độ mặn,
nhiệt độ của Võ Văn Lành (1995) [8], chúng ta có thể phân chia vùng phân bố
của tôm hùm thành 03 vùng sinh thái như sau [14], [26]:
Vùng 1: Từ Quảng Bình đến mũi An Lương (Quảng Ngãi). Đây là vùng
rộng nhất, đáy biển có độ dốc thấp và ít bị phân cắt. Có khoảng gần 50.000ha
nền đáy rạn ghềnh và rạn ngầm trong vùng. Nhiệt độ và độ mặn trung bình đo



14

ở độ sâu 10m là 23,5 - 27,00C và 29,5 - 31,0%o vào mùa hè, 18,0 - 21,50C và
33,9 - 34,0%o vào mùa đơng. Có 04 lồi Tơm Hùm bơng, Tôm Hùm sỏi, Tôm
Hùm đỏ và Tôm Hùm đá phân bố ở vùng biển này, trong đó lồi Tơm Hùm
sỏi là loài cận nhiệt đới chiếm ưu thế với 85% sản lượng khai thác và 03 lồi
cịn lại chỉ chiếm 15% [14], [26].
Vùng 2: Từ Mũi An Lương đến Mũi Sừng Trâu (Ninh Thuận). Đây là
vùng biển có thềm lục địa nhỏ nhất và địa hình đáy phức tạp hơn so với các
vùng biển khác. Có chỉ khoảng 30.000ha nền đáy rạn ghềnh và rạn ngầm.
Nhiệt độ và độ mặn trung bình là 26,5 - 28,00C và 33,0 - 34,4%o vào mùa hè,
23,5 - 25,20C và 33,0 - 34,5%o vào mùa đơng. Có 06 lồi phân bố ở vùng này,
trong đó có 05 lồi chiếm ưu thế gồm Tơm Hùm bông, Tôm Hùm đỏ, Tôm
Hùm đá, Tôm Hùm sen và Tôm Hùm ma và chiếm phần trăm thấp là Tôm
Hùm sỏi [14], [26].
Vùng 3: Từ Mũi Sừng Trâu đến núi Kỳ Vân (Vũng Tàu). Vùng này được
chia làm 02 vùng nhỏ đó là vùng biển sâu gần bờ và vùng ngồi khơi quanh
các đảo. Diện tích nền đáy rạn ghềnh và rạn ngầm gần 70.000ha. Mang tính
chất vùng nhiệt đới. Nhiệt độ và độ mặn trung bình là 26,5 - 29,00C và 33,0 34,0%o vào mùa hè, 25,5 - 27,00C và 33,0 - 34%o vào mùa đơng. Vùng này
lồi Tơm Hùm bơng chiếm khoảng 80%, những lồi khác chiếm tỷ lệ thấp
hơn gồm Tôm Hùm bùn, Tôm Hùm đỏ và Tôm Hùm đá [14], [26].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về mùa vụ xuất hiện của tôm hùm giống
cho thấy rằng Gió mùa đơng bắc (từ tháng 9 đến tháng 4) thường có tơm hùm
giống xuất hiện với mật độ cao. Sự xuất hiện của tơm hùm giống nhìn chung
phụ thuộc vào điều kiện sinh thái vùng ven bờ, vũng, vịnh. Theo nghiên cứu
của Nguyễn Thị Bích Thúy (2004) [27] thì những vùng thích hợp là nơi có
sóng gió yếu, nguồn thức ăn dồi dào, nơi tập trung nhiều vụn hữu cơ. Tơm
hùm con của lồi Tơm Hùm xanh (P. homarus) xuất hiện sớm nhất (khoảng



15

tháng 9), tiếp theo là lồi Tơm Hùm bơng (P. ornatus) xuất hiện từ cuối tháng
10 đến giữa tháng 3 năm sau và các loài khác (P. versicolor, P. stimpsoni và
P. longipes) xuất hiện muộn hơn.
b. Đặc điểm sinh cư và phân bố khu vực Bán đảo Sơn Trà
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thúy (1998) [15] và Võ
Văn Nha (2004) [11], đặc điểm một số thành phần nền đáy trong vùng có
phân bố tơm hùm giống như sau:
- Vùng san hơ chết: Vùng này có độ sâu từ 3-8m, tương đối bằng phẳng,
chủ yếu là nền san hô chết hoặc độ phủ san hô sống rất thấp khoảng 3-5%,
trên bề mặt thường được phủ rong, rêu. Các khối san hô chết tạo thành những
hang, hốc nhỏ và đây chính là nơi cư trú của một số lồi giáp xác nói chung,
đồng thời cũng là nơi trú ẩn tốt nhất của tôm hùm giống. Nền đáy dạng này
thường gặp ở đảo gần bờ, các mũi nhô ra biển. Dạng này ở khu vực bán đảo
Sơn Trà thường tập trung ở phía Tây.
- Vùng rạn đá: Thường gặp ở những vùng có núi đá ven biển, rạn đá
thường kéo dài từ bờ ra đến độ sâu 7-10m, trên nền đá thường có hang hốc tự
nhiên hoặc do các khối đá nhỏ tạo thành. Nền đáy dạng này vẫn có một số ít
tập đồn san hơ sống rải rác, độ phủ khơng đáng kể. Ngồi ra, cịn có rong rêu
phủ trên nền đá. Đây là vùng ngư dân thường lặn bắt tôm hùm giống cũng
như tôm hùm thương phẩm. Dạng này khu vực bán đảo Sơn Trà thường tập
trung ở phía Nam.
- Vùng rạn đá dốc: Nền đáy là những khối đá lớn lô nhô, tạo thành các
hang hốc lớn, nền đáy hẹp có độ dốc lớn, độ sâu thay đổi đột ngột. Đây là
vùng ngư dân thường lặn bắt tôm hùm thương phẩm. Dạng này thường tập
trung ở khu vực phía Bắc bán đảo Sơn Trà.
- Vùng đáy cát: Nền đáy hoàn toàn là cát, tập trung ở vùng có bãi biển
trải dài và bờ biển có địa hình bằng phẳng. Có 2 dạng nền đáy cát: Dạng nền



×