Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết rễ cây rẻ quạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HĨA

ĐỒN MINH TUẤN

“NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC MỘT SỐ DỊCH CHIẾT RỄ CÂY RẺ QUẠT”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC

Đà Nẵng – 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

“NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC MỘT SỐ DỊCH CHIẾT RỄ CÂY RẺ QUẠT”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HĨA HỌC
CHUN NGÀNH HĨA DƯỢC

Sinh viên thực hiện

: Đồn Minh Tuấn

Lớp


: 11CHD

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS.NGND Đào Hùng Cường

Đà Nẵng – 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Đồn Minh Tuấn
Lớp: 11CHD
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết
rễ cây Rẻ quạt”
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
- Nguyên liệu: rễ cây Rẻ quạt được thu hái tại Thừa Thiên Huế
- Dụng cụ, thiết bị: bộ chiết Soxhlet, bình tam giác, cốc thủy tinh, cân phân tích,
bếp cách thủy, tủ sấy, lò nung …
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng.
- Chiết mẫu bằng phương pháp soxhlet với các dung môi n-hexane, ethyl
acetate, dichloromethane, methanol.
- Nghiên cứu, khảo sát q trình chiết các thành phần có trong rễ củ nghệ đen

với các dung môi n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol.
4. Giáo viên hướng dẫn: GS.TS.NGND Đào Hùng Cường
5. Ngày giao đề tài: 30/06/2014
6. Ngày hoàn thành: 30/03/2015
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lê Tự Hải

GS.TS.NGND Đào Hùng Cường

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 27 tháng 05 năm 2015
Kết quả điểm đánh giá
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo NGND.GS.TS Đào Hùng Cường đã giao đề
tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành tốt
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn và các thầy cơ cơng tác
phịng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian nghiên cứu làm khóa luận.
Trong q trình làm khóa luận, do bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học
nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong Thầy, Cô bỏ qua và em mong nhận được
những ý kiến đóng góp, bổ sung của Thầy, Cơ để em thu nhận thêm nhiều kiến thức và
kinh nghiệm cho bản thân sau này.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống cũng như sự nghiệp giảng dạy của mình.

Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày….. tháng ….. năm 2015
Sinh Viên

Đoàn Minh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 3
5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. .................................................................... 4
7. Bố cục của khóa luận gồm 3 phần ............................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 5
1.1. Giới thiệu thực vật học họ Lay ơn (IRIDACEAE) ................................................... 5
1.2. Giới thiệt chi BELAMCANDA ................................................................................ 6
1.3. Tổng quan về Rẻ quạt ............................................................................................... 6
1.3.1. Giới thiệu chung về cây Rẻ quạt ............................................................................ 6
1.3.2. Hình thái thực vật của cây Rẻ quạt ........................................................................ 7
1.3.3. Đặc điểm bột dược liệu .......................................................................................... 7
1.3.4. Phân bố, thu hái và chế biến................................................................................... 9
1.3.5. Tác dụng dược lý - Công dụng............................................................................... 9
1.4. Thành phần hóa học có trong cây Rẻ quạt ................................................................ 9
1.4.1. Các hợp chất endion ............................................................................................... 9
1.4.2. Dẫn xuất của stilbene ............................................................................................. 9
1.4.3. Các flavonoit .......................................................................................................... 9
1.4.4. Các hợp chất phenolic .......................................................................................... 10



1.4.5. Các isoflavonoit ................................................................................................... 11
1.4.6. Các hợp chất iridal ............................................................................................... 12
1.5. Hoạt tính sinh học của cây Rẻ quạt ......................................................................... 13
1.5.1. Hoạt tính kháng viêm ........................................................................................... 13
1.5.2. Hoạt tính trong điều trị bệnh tiểu đường .............................................................. 14
1.5.3. Hoạt tính chống oxi hóa và chống đột biến ......................................................... 14
1.5.4. Hoạt tính chống ung thư tuyến tiền liệt ................................................................ 15
1.5.5. Hoạt tính chống ung thư vú .................................................................................. 15
1.5.6. Hoạt tính kháng nấm ............................................................................................ 15
1.5.7. Tác dụng estrogen ................................................................................................ 16
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 17
2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ ............................................................................... 17
2.1.1. Nguyên liệu .......................................................................................................... 17
2.1.2. Hóa chất ............................................................................................................... 17
2.1.3. Dụng cụ ................................................................................................................ 17
2.1.4. Các loại máy móc, thiết bị.................................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 18
2.2.1. Phương pháp chiết Soxhlet .................................................................................. 18
2.2.1.1. Cấu tạo bộ chiết Soxhlet ................................................................................... 19
2.2.1.2. Một số lưu ý khi chiết Soxhlet .......................................................................... 20
2.2.1.3. Ưu, nhược điểm của hệ thống ........................................................................... 20
2.2.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) ............................................. 21
2.2.2.1. Nguyên tắc của phép đo AAS ........................................................................... 21


2.2.2.2. Dụng cụ ............................................................................................................. 22
2.2.2.3. Ưu, nhược điểm của phép đo AAS ................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp sắc ký ghép khối phổ (GC-MS) ..................................................... 24

2.2.3.1. Phương pháp sắc ký khí .................................................................................... 24
2.2.3.2. Phương pháp khối phổ (MS) ............................................................................. 27
2.2.3.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) ......................................... 28
2.2.4. Phương pháp kết tinh lại ...................................................................................... 29
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................................... 30
2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................ 30
2.3.2. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý............................................................................ 32
2.3.2.1. Độ ẩm ............................................................................................................. 32
2.3.2.2. Hàm lượng tro ................................................................................................... 32
2.3.2.3. Xác định thành phần và hàm lượng các kim loại nặng ..................................... 33
2.3.3. Phương pháp chiết tách chất từ rễ cây Rẻ quạt với các dung môi n-hexane, ethyl
acetate, dichloromethane, methanol bằng phương pháp Soxhlet. .................................. 34
2.3.3.1. Khảo sát thời gian chiết tốt nhất đối với bột rễ cây Rẻ quạt ............................. 34
2.3.3.2. Xác định thành phần hóa học các dịch chiết rễ cây Rẻ quạt ............................. 35
2.3.4. Tinh chế chất rắn thu được từ 4 dịch chiết. .......................................................... 35
2.3.4.1. Đuổi dung môi dịch chiết, thu chất rắn kết tinh. ............................................... 35
2.3.4.2. Chọn dung môi kết tinh lại ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.4.3. Kết tinh lại chất rắn ........................................................................................... 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 37
3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý .................................................................. 37


3.1.1. Độ ẩm ................................................................................................................... 37
3.1.2. Xác định hàm lượng tro ....................................................................................... 37
3.1.3. Kết quả thành phần và hàm lượng kim loại nặng ................................................ 38
3.2. Phương pháp chiết tách các thành phần hóa học từ rễ cây Rẻ quạt với các dung môi
n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol bằng phương pháp Soxhlet. ........ 39
3.2.1. Khảo sát thời gian chiết tốt nhất đối với bột rễ cây Rẻ quạt ................................ 39
3.2.1.1. Dung môi n-hexane ........................................................................................... 39
3.2.1.2. Dung môi ethyl acetate...................................................................................... 40

3.2.1.3. Dung môi dichloromethane ............................................................................... 41
3.2.1.4. Dung môi methanol ........................................................................................... 41
3.2.1.5. Nhận xét chunng ............................................................................................... 42
3.2.2. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong các dịch chiết rễ cây Rẻ quạt .........
.................................................................................................................... 43
3.2.2.1. Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane ................................................ 43
3.2.2.2. Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate ........................................... 45
3.2.2.3. Thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane .................................... 47
3.2.2.4. Thành phần hóa học trong dịch chiết methanol ................................................ 49
3.2.2.5. Nhận xét chung ................................................................................................. 51
3.3. Tinh chế chất rắn ..................................................................................................... 56
3.3.1. Đuổi dung môi dịch chiết, thu chất rắn kết tinh ................................................... 56
3.3.2. Chọn dung môi kết tinh lại ................................................................................... 56
3.3.3. Kết tinh lại chất rắn, thu chất rắn tinh khiết. ........................................................ 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 59


1. Kết luận ...................................................................................................................... 59
2. Kiến nghị .................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 61


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 3.1

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14

Tên
Trang
Các flavonoit có trong cây Rẻ quạt
10
Các hợp chất Phenolic trong cây Rẻ quạt
10
Các isoflavonoit có trong cây Rẻ quạt
11
Các hợp chất Phenolic trong cây Rẻ quạt
13
Các hợp chất Iridal trong cây Rẻ quạt
14
Kết quả khảo sát độ ẩm bột rễ cây Rẻ quạt
37
Kết quả khảo sát hàm lượng tro bột rễ cây Rẻ quạt
38

Thành phần và hàm lượng kim loại nặng trong rễ cây Rẻ quạt
38
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
39
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi n-hexane
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
40
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi ethyl acetate
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
41
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi dichloromethane
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
42
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi methanol
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n44
hexane rễ cây Rẻ quạt
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl
46
acetate rễ cây Rẻ quạt
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
48
dichloromethane rễ cây Rẻ quạt
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
50
methanol rễ cây Rẻ quạt
Hoạt tính của các cấu tử có trong 4 dịch chiết rễ cây Rẻ quạt
52
Khảo sát tính tan của chất rắn ở các dung mơi
57
Sự kết tinh của chất rắn đối với các dung môi

57


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Tên
Trang
Sơ đồ cấu tạo bộ chiết Soxhlet
19
Sơ đồ thiết bị đo quang phổ hấp thụ nguyên tử
23
Cấu tạo hệ thống sắc ký khí
26
Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm
31
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết n-hexane rễ
43
cây Rẻ quạt
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết ethyl acetate

45
rễ cây Rẻ quạt
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết
47
dichloromethane rễ cây Rẻ quạt
Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết methanol rễ
49
cây Rẻ quạt
Chất rắn kết tinh thu được từ 4 dung mơi
56
Q trình kết tinh lại chất rắn
58


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trị hết sức quan trọng
trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Ngày nay, những hợp chất tự nhiên có hoạt
tính sinh học được phân lập từ cây cỏ đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành công
nghiệp, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe con người. Người ta có thể sử dụng các hợp
chất thiên nhiên một cách trực tiếp để làm thuốc, hoặc sử dụng làm các mơ hình để
nghiên cứu tổng hợp các hoạt chất mới theo phương pháp phát triển thành thuốc.
Chúng còn được dùng như là nguồn nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp hoặc cung cấp
những chất đầu cho cơng nghệ bán tổng hợp nhằm tìm kiếm những chất mới, dược
phẩm mới có hoạt tính, tác dụng chữa bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn.
Mặc dù công nghệ tổng hợp hóa dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các
biệt dược khác nhau được sử dụng trong cơng tác phịng, chữa bệnh, nhờ đó giảm tỉ lệ
tử vong rất nhiều. Song, những đóng góp của thảo dược khơng vì thế mà mất đi chỗ

đứng trong y học.
Tuy nhiên, phần lớn các cây được sử dụng làm thuốc trong dân gian chưa được
nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về mặt hóa học cũng như hoạt tính sinh học mà chủ
yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian. Dó đó vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả của
nguồn tài nguyên này.
Trong thế giới thực vật muôn màu, nhiều loài cây cỏ đã được sử dụng như những
dược liệu quý. Trong đó có cây Rẻ quạt, đặc biệt phần rễ cây. Ở Việt Nam cũng như
Trung Quốc và Hàn Quốc, Rẻ quạt được sử dụng rộng rãi làm thuốc chữa các bệnh
viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh viêm họng, long đờm, viêm nướu lợi, viêm thanh
quản, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, đau sưng răng miệng... Ở các nước Đông
Nam Á, thân rễ của cây được dùng phổ biến để điều trị các bệnh đường hô hấp trên
như viêm thanh quản, viêm amidan, hen suyễn và còn được dùng làm thuốc lọc máu và


2

trị đau lưng. Ngồi ra cây cịn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng
vú tắc tia sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu. [2]
Là một lồi cây mang đặc tính dược lý cao nên thành phần hóa học của Rẻ quạt
ln được các nhà khoa học quan tâm. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong cây
Rẻ quạt có các lớp chất iridal-tritecpenoid, flavonoid và isoflavonoid có trong rễ, các
phenol, benzoquinon và benzofuran có trong hạt. [2]
Hiện nay, ở Việt Nam có khá ít cơng trình nghiên cứu về thành phần hóa học, tính
chất của các hợp chất hóa học có trong rễ cây Rẻ quạt. Đây là những vấn đề cần được
quan tâm nhằm quy hoạch, khai thác, chế biến và ứng dụng các sản phẩm trong rễ cây
Rẻ quạt một cách hiệu quả, khoa học hơn.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa
học một số dịch chiết rễ cây Rẻ quạt ”
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học có trong rễ cây Rẻ quạt khô

trong các dung môi khác nhau;
- Xác định thành phần hóa học, cơng thức cấu tạo của các hợp chất có trong rễ
cây Rẻ quạt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Rễ cây Rẻ quạt thu hái tại phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu vật lý của nguyên liệu như độ ẩm, hàm lượng tro, thành
phần và hàm lượng kim loại nặng;
- Chiết tách các cấu tử hữu cơ trong rễ cây Rẻ quạt khô bằng các dung môi n-


3

hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol;
- Định danh, xác định thành phần của các cấu tử trong rễ cây Rẻ quạt bằng
phương pháp GC-MS;
- Tinh chế chất rắn thu được từ 4 dịch chiết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập thông tin tài liệu liên quan đến đề tài;
- Xử lí các thơng tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề cần thực hiện trong quá
trình thực nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu và xử lí mẫu;
- Phương pháp trọng lượng xác định các thông số vật lý của nguyên liệu;
- Phương pháp AAS xác định thành phần và hàm lượng các kim loại nặng;
- Phương pháp chiết nóng Soxhlet bằng các dung mơi n-hexane, ethyl acetate,
dichloromethane, methanol;

- Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) để định danh các cấu tử chính
có trong các dịch chiết;
- Phương pháp kết tinh lại.
5. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu thực nghiệm
- Xử lý mẫu, áp dụng các phương pháp trọng lượng, phân hủy mẫu phân tích để
khảo sát độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng.


4

- Chiết mẫu bằng phương pháp soxhlet với các dung môi n-hexane, ethyl
acetate, dichloromethane, methanol.
- Nghiên cứu, khảo sát quá trình chiết các thành phần có trong rễ cây Rẻ quạt
với các dung môi n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol.
- Khảo sát chọn dung môi kết tinh lại chất rắn thu được từ dịch chiết các dung
môi và tiến hành kết tinh lại.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thông tin khoa học về quy trình chiết tách và thành phần cấu tạo
một số hợp chất có trong rễ cây Rẻ quạt.
- Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về rễ
cây Rẻ quạt.
Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các tư liệu về quy trình chiết tách rễ cây Rẻ quạt với các dung mơi
khác nhau, từ đó có thể đề ra quy trình ứng dụng trong thực tế.
- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian cũng như các bài
thuốc cổ truyền về ứng dụng rễ cây Rẻ quạt.

7. Bố cục của khóa luận gồm 3 phần
Khóa luận gồm 64 trang, trong đó có 19 bảng và 10 hình. Phần mở đầu 4 trang,
kết luận và kiến nghị 2 trang, tài liệu tham khảo 4 trang. Nội dung của khóa luận chia
làm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu 12 trang.
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 20 trang.
Chương 3: Kết quả và bàn luận 22 trang.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu thực vật học họ Lay ơn (IRIDACEAE)
Họ Iridaceae (họ La Đơn, họ Lưỡi Đòng, họ Diên Vĩ hay họ Lay Ơn) là một họ
thực vật nằm trong bộ Măng Tây (Asparagales) [5]. Đó là những cây thảo lưu niên, có
củ (trong số ít trường hợp là cây bụi với thân gỗ, có 3 loài thuộc chi Sisyrinchium là
những cây hằng năm). Tên họ Iridaceae được lấy từ tên chi Iris là chi quan trọng nhất
trong họ. Đó là chi lớn nhất và được biết đến nhiều nhất ở Châu Âu [11]. Tên chi Iris
được nhà thực vật học người Thụy Điển Carl Linnaeus đặt tên vào năm 1753, tên có
nguồn gốc xuất phát từ tên vị nữ thần Hy Lạp Iris [23].
Họ Iridaceae bao gồm khoảng hơn 2000 loài, thuộc khoảng 65 chi, phân bố rộng
khắp thế giới, là một trong những họ quan trọng nhất trong giới thực vật. Các chi như
Crocus và Iris là những thành phần nổi bật của hệ thực vật Á và Âu, ngồi ra chi Iris
cịn phân bố ở vùng Bắc Mỹ. Gladiolus và Morea là những chi lớn và là thành phần
chính của hệ thực vật vùng cận Shaharan và Nam Phi. Sisyrinchium với khoảng 140
loài là chi thuộc họ Iridaceae phân bố đa dạng nhất ở Châu Mỹ… [11].
Về đặc điểm thực vật của họ Iridaceae: hầu hết là những cây cỏ nhiều năm, có
thân rễ, thân củ hay thân hành. Lá hình dải hẹp, xếp thành hai dãy. Hoa lưỡng tính,
thường đều. Bao hoa gồm sáu phiến dạng cánh hoa hợp ở dưới gốc thành ống. Nhị 3,

xếp đối diện với các thùy của vịng bao hoa ngồi. Bầu hạ 3 ơ với giá noãn trụ ở giữa
quả nang [5].
Về ứng dụng của các cây thuộc họ Iridaceae: từ xa xưa, con người trên khắp thế
giới đã biết sử dụng các loài cây thuộc họ Iridaceae làm thức ăn, vật trang trí, gia vị và
đặc biệt là làm thuốc chữa bệnh. Có thể kể đến một số các bài thuốc dân gian như:
nước sắc của cây Iris missouriensis được sử dụng như thuốc gây nơn [23], phần thân rễ
của các lồi tương tự để làm dịu bớt cơn đau răng, đau tai; rễ cây Iris versicolor được


6

sử dụng cho các vết thương như một thuốc khử trùng, và nước sắc rễ khơ của các lồi
tương tự cũng có tác dụng giảm đau [21].
Lồi Sisyrinchium acre được sử dụng ở Hawai với nhiều cách khác nhau, lá được
sử dụng làm thuốc nhuộm cho màu xanh, lá cũng được sử dụng ngâm nước với muối,
đường và một số gia vị khác để làm sạch da và chữa các căn bệnh liên quan đến da
[13].
Iris ensata được sử dụng ở Ấn Độ như thuốc trừ giun sán và thuốc lợi tiểu, khi kết
hợp với các lồi khác thì chữa được bệnh hoa liễu [7].
Belamcanda chinensis có lịch sử từ rất lâu được người Trung Quốc sử dụng làm
thuốc rất hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra sốt và viêm
nhiễm; đầu nhụy hoa Nghệ tây được sử dụng như thuốc chống co thắt, thuốc kích thích
tình dục, thuốc mê, thuốc ngủ và thuốc giảm đau… [6].
1.2. Giới thiệt chi BELAMCANDA
Cây thảo sống lâu năm. Thân to, mọc đứng, lá hình kiếm. Hoa mọc đứng, 2-3 cái
thành nhóm trên cuống dài. Bao hoa trải ra, có 6 phiến mà 3 phiến ngồi rộng hơn và
xoắn lại sau khi hoa nở. Nhị 3. Đầu nhụy dạng cánh. Quả nang dạng quả lê. Có 2 lồi ở
Đơng Nam Á, ở nước ta có 1 lồi [1].
1.3. Tổng quan về Rẻ quạt
1.3.1. Giới thiệu chung về cây Rẻ quạt

Theo tác giả [4] Rẻ quạt còn được gọi là la cho (Lang-biang). Ngồi ra cịn được
gọi là xạ can, lưỡi đồng. [28]
Tên khoa học là Belamcanda sinensis (L) DC. (Pardanthus sinensis Ker, Ixia
sinensis Murr.) hay Belamcanda chinensis L
Rẻ quạt thuộc họ Lay ơn (Iridaceae).
Rẻ quạt thuộc chi Bellamcanda.


7

1.3.2. Hình thái thực vật của cây Rẻ quạt
Theo [3] thì cây Rẻ quạt có đặc điểm:
Thân cỏ nhiều năm, mọc đứng, cao 0,5-1 m, đường kính 0,8-1 cm. Thân rễ màu
vàng nâu, dài 4-9 cm, đường kính 1-2 cm. Trên thân rễ có các vết tích lá dạng những
gân ngang, nhiều vết sẹo của rễ con và những rễ ngắn cịn sót lại; mùi thơm nhẹ, vị
đắng, hơi cay. Lá hình gươm, xếp thành 2 dãy, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu, dài
khoảng 30 cm, rộng 1,5-2 cm, có bẹ ơm lấy thân, tiền khai cưỡi, gân lá song song. Các
lá xếp trên một mặt phẳng và xòe ra như cái quạt. Cụm hoa là tán đơn mang 5-7 hoa,
nhiều tán hợp lại thành cụm hoa phức tạp ở ngọn thân, trục cụm hoa dài 20-40 cm,
tổng bao lá bắc khơ xác, lá bắc con dựa trục có hình dạng giống lá bắc nhưng kích
thước nhỏ hơn. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 3, cuống dài 2-3 cm. Bao hoa gồm 6 phiến
dạng cánh màu vàng cam có đốm đỏ, hợp ở gốc thành ống rất ngắn, 3 lá đài ở vịng
ngồi xoắn lại sau khi nở và to hơn 3 cánh hoa ở vòng trong. Lá đài tiền khai vặn
ngược chiều kim đồng hồ, cánh hoa vặn theo chiều ngược lại. Nhị 3, rời, đính ở đáy
ống bao hoa và xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi màu hồng, bao phấn 2 ô, thuôn dài,
màu cam, thẳng khi vẫn còn nằm trong nụ, uốn cong khi hoa nở; nứt dọc, hướng ngồi.
Hạt phấn hình bầu dục hai đầu nhọn, có rãnh dọc to và vân mạng lưới, kích thước 105115x55-65 μm. Lá nỗn 3, bầu dưới, hình trứng, 3 ơ, mỗi ơ nhiều nỗn, đính nỗn
trung trụ. Vịi nhụy màu đỏ to dần về phía đỉnh, đầu nhụy chẻ 3. Quả nang, hình trứng
ngược dài 2,5 cm, rộng 2 cm, ở đỉnh mang bao hoa đã khô và xoắn lại; hạt màu đen
bóng, hình cầu, đường kính 3 mm, có sọc ngang. Hình 1.1 mơ tả hình thái tự nhiên cây

Rẻ quạt.
1.3.3. Đặc điểm bột dược liệu
Bột thân rễ màu vàng, không mùi, vị đắng, hơi cay (hình 1.2). Thành phần gồm:
mảnh bần, tế bào hình chữ nhật, vách dày, màu nâu; mảnh mô mềm, tế bào trịn chứa
hạt tinh bột; hạt tinh bột nhỏ, hình trịn hay hình xoan, đường kính 5-17 µm, khơng rõ


8

vân, riêng lẻ hay thành đám gồm 4-7 hạt đơn; tinh thể calci oxalat hình kim rất lớn
nguyên hay bị đứt gãy, dài 130-160 μm, rộng 12-25 μm; mảnh mạch vạch; khối chất
nhựa màu đỏ nâu.

Hình 1.1: Hình thái thực vật cây Rẻ quạt

Hình 1.2: Bột rễ cây Rẻ quạt


9

1.3.4. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh trong
mùa mưa ẩm (ở miền Nam) và mùa xuân hè (ở các tỉnh phía Bắc). Cây trồng trên 1
năm tuổi mới có khả năng ra hoa quả. Xạ can có sức sống dai, tái sinh dinh dưỡng khỏe
từ các phần của thân rễ và từ hạt.
Thu hoạch vào đầu mùa xuân, khi cây mới nảy mầm hoặc cuối thu, khi lá khô
héo, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con và tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô. để
nguyên hay được cắt thành phiến mỏng đã phơi hay sấy khô.
1.3.5. Tác dụng dược lý - Cơng dụng
Trong thí nghiệm in vitro, cao cồn thân rễ có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn:

liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà, Bacillus subtilis và có tác dụng yếu đối với tụ cầu
vàng, Shigella dysenteriae, thanh nhiệt giải độc, hố đàm bình suyễn, trị họng sưng
đau, ho đờm, suyễn tức. Ngày dùng 3-6 g, dạng thuốc sắc hoặc bột; làm viên ngậm,
uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
1.4. Thành phần hóa học có trong cây Rẻ quạt
Thành phần hóa học của Rẻ quạt đã được khám phá qua nhiều cơng trình nghiên
cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Cho tới nay, đã có các chất sau được tìm ra:
1.4.1. Các hợp chất endion
Có 4 hợp chất Belamcandone A-D đã được phân lập từ cây Rẻ quạt.
1.4.2. Dẫn xuất của stilbene
Năm 2001, Wang và cộng sự đã phân lập được chất Isorhapontigenin từ thân rễ
của Rẻ quạt.
1.4.3. Các flavonoit
Theo tài liệu [16,14] Rẻ quạt cịn chứa các flavonoit được trình bày ở bàng 1.1


10

Bảng 1.1: Các flavonoit có trong cây Rẻ quạt
STT

Tên

1

2R,3R- dihydrokaempferol-7-methylether

2

Kanzakiflavove-2;


3

5,4’-dihydroxy-6,7-methyleneoxy-3’-methoxyflavone

1.4.4. Các hợp chất phenolic
Theo tài liệu [15, 17] các hợp chất phenolic được tìm thấy trong cây Rẻ quạt được
trình bày ở bảng 1.2
Bảng 1.2: Các hợp chất Phenolic trong cây Rẻ quạt
STT

Tên

1

Belalloside A

2

Belalloside B

3

Belamphenone

4

Resveratrol

5


Iriflophenone

6

Irilin D

7

Iristectorin A

8

Iristectorin B

9

Hispiduloside

10

Androsin


11

11

Jaceoside


12

Mangiferin

13

7-O-methylmangiferin

1.4.5. Các isoflavonoit
Theo nghiên cứu [13,14] các isoflavonoit có trong cây Rẻ quạt được trình bày ở
bảng 1.3.
Bảng 1.3: Các isoflavonoit có trong cây Rẻ quạt
STT

Tên

1

Noririsflorentin

2

6''-O-p-hydroxybenzoyliridin

3

6''-O-vanilloyliridin

4


5,6,7,3'-tetrahydroxy-4'-methoxyisoflavone

5

2,3-dihydroirigenin

6

5, 6, 7, 3′-terahydroxy-8, 4′, 5′-trimethoxyisoflavone

7

5, 6, 7, 4′-tetrahydroxy-8-methoxyisoflavone

8

Irilone

9

Genistein

11

Irigenin

12

Isoirigenin


13

Irisflorentin


12

14

Dichotomitin

15

Dimethyltectorigenin

16

Iridin

17

Tectoridin

18

5,7,4′-trihydroxy-6,3′,5′- trimethoxyisoflavone

19

3’,5’-dimethoxy-irisolone-4’-O-β-D-glucoside


20

6-methoxy-5,7,8,4’-tetrahydryoxyisoflavone

21

4’-methoxy-5,6-dihydroxyisoflavone-7-O-β-D-glucopiranoside

22

Swertigin

23

2’’- O-rhamnosylswertisin

24

Isovitexin

25

2’’-O-rhamnosylisovitexin

26

Sophoricoside

27


Prunetin

28

Genistin

29

Quercitrin

30

Daidzin

1.4.6. Các hợp chất iridal
Theo tài liệu [10, 12] các hợp chất iridal được tìm thấy trong cây Rẻ quạt được
trình bày ở bảng 1.5.


13

Bảng 1.4: Các hợp chất Iridal trong cây Rẻ quạt
STT

Tên

1

3-O-tetradecanoyl-16-O-acetyl iso- iridogermanal


2

3-O-decanoyl-16-O-acetylisoiridogermanal

3

Belachinal

4

Belamcandal

5

Anhydro belachinal

6

Epianhydrobelachinal

7

Isoanhydrobelachinal

8

16-O-acetylisoiridogermanal

9


Spiroiridal

10

Deacetylbelamcandal

11

Isobelamal A

12

Iso-iridogermanal

13

Iso-iridogermanal-monoacetate

1.5. Hoạt tính sinh học của Belamcanda chinensis (BCL)
1.5.1. Hoạt tính kháng viêm
Theo tài liệu [25] Tectorigenin và Tectoridin phân lập từ thân rễ của BCL ức chế
sản xuất prostaglandin E2 (PGE2 ) trong đại thực bào chuột. Như vậy hoạt tính kháng
viêm của 2 hợp chất trên đã được chứng minh. Không những vậy mối quan hệ giữa cấu
trúc và khả năng tác dụng hoạt tính của các isoflavonoit trong việc ức chế sản xuất
PGE2 cũng đã được nghiên cứu, qua đó nhận thấy tiềm năng ức chế sản xuất PGE2 của


14


các isoflavonoit theo trình tự sau: Irisolidone, Tectorigenin > Genistein, Tectoridin,
Glycitein > Daidzein. Kakkalide (Irisolidone 7-xylosylglucoside), Glycitin (Glycitein
7-glucoside), Daidzin (Daidzein 7 glucoside), Puerarin (Daizein 8-glucoside) và
Genistin (Genistein 7-glucoside) cho thấy khả năng ức chế không đáng kể .
Năm 2005, Kwang Seok Ahn cùng các cộng sự cũng tiến hành nghiên cứu tác
dụng kháng viêm của flavonoit phân lập từ thân rễ của BCL. Kết quả cho thấy irigenin
ức chế mạnh việc sản xuất PGE2 qua đó có thể coi Irigenin phân lập từ thân rễ của
B.chinensis như là một hợp chất chống viêm hàng đầu.
1.5.2. Hoạt tính trong điều trị bệnh tiểu đường
Năm 2012, Chongming Wu và các cộng sự đã cho công bố tiến hành thử nghiệm
in vitro và in vivo về tác dụng ức chế α-glucosidase của dung dịch chiết xuất từ lá của
BCL và của các isoflavonoit tinh khiết đã phân lập được từ dịch chiết (BIF). Kết quả
cho thấy rằng BCL ức chế sự tăng đường huyết ở chuột bình thường. Sáu trong số các
isoflavonoit (Swertisin, Genistein, Genistin, 2 "-O-rhamnosylswertisin, Mangiferin và
Daidzin) cho thấy hoạt động ức chế α-glucosidase mạnh mẽ trong ống nghiệm. Phân
tích bằng HPLC cho thấy rằng swertisin là isoflavonoid có nhiều nhất trong BCL,
chiếm khoảng 1,24% của BCL; 7,44% của BIF, và 11,24% tổng số isoflavonoid của
BCL. Tóm lại những kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng BCL có khả năng ức chế
đáng kể α-glucosidase và Swertisin có thể là thành phần có hoạt tính ức chế mạnh mẽ
α-glucosidase chủ yếu trong BCL [8].
1.5.3. Hoạt tính chống oxi hóa và chống đột biến
Năm 2001. Wang và cộng sự đã phân lập được chất Isorhapontigenin là dẫn xuất
của stilbene từ thân rễ của BCL có hoạt tính chống oxy hóa mạnh [24].
Năm 2004, Sang Hoon Jung và các cộng sự đã công bố nghiên cứu cho thấy
Tectorigenin và Tectoridin phân lập từ thân rễ BCL làm giảm tổn hại gan gây ra bởi
carbon tetrachloride (CCl4). Đồng thời cả hai hợp chất này cũng gia tăng mạnh mẽ


×